bao quan thuc pham ngay tet

2 142 0
bao quan thuc pham ngay tet

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

bao quan thuc pham ngay tet tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực...

Cách chọn và bảo quản thực phẩm dịp tết Ngày Tết, gia đình nào cũng dự trữ nhiều thức ăn nên việc bảo đảm vệ sinh, an toàn cho thực phẩm là điều cần thiết. Thế nên việc tuân thủ một số quy tắc lựa chọn và bảo quản thực phẩm không chỉ hữu ích cho sức khoẻ gia đình trong dịp Tết, mà còn tạo nên một thói quen tốt trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm hàng ngày. Cách chọn thực phẩm tươi ngon Thịt tươi có màu đỏ tươi, không mùi hôi. Nguồn: Images. Thịt tươi Nên chọn thịt đã qua kiểm dịch có màu đỏ tươi, mỡ trắng hồng, da trắng sạch, không có mùi hôi, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. Thịt tươi ngon phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính, nếu có xương thì thịt dính chặt vào xương. Hải sản Cá: Cá tươi có miệng ngậm kín. Thân cá rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn của ngón tay trên thịt cá. Mắt cá trong, vảy cá óng ánh, bám chặt thân cá, không có mùi hôi thối khó chịu. Mang cá có màu đỏ hồng, không bị nhớt và mùi hôi. Trôn cá thụt sâu vào bên trong, có màu trắng nhạt và bụng cá lép. Mực: Thân tròn, mình dài, nên chọn con có thịt màu trắng sáng, da ánh hồng, đầu vẫn bám chặt vào thân, túi mực chưa bị vỡ. Mực không tươi sẽ có da màu hơi xanh ngà, thịt nhão, đầu và thân rời nhau, mùi rất tanh. Tôm: Tôm ngon luôn có hình dáng đều, thân cứng, no tròn và săn chắc. Nên chọn loại đều con, ánh xanh, mình trong, đầu còn dính chặt vào thân, thịt chắc, dính vào vỏ. Gia cầm Đối với thịt gia cầm chỉ nên mua thịt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thịt gia cầm ngon phải có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi, mắt sáng. Da kín, lành lặn, không có vết bầm, mốc meo hoặc vết lạ. Thịt gia cầm hỏng có màu vàng thẫm, vàng tím hoặc vàng tối sẫm, mắt vẩn đục, nhắm nghiền. Gà: Chọn con khỏe mạnh, mào đỏ tươi, chân thẳng, nhẵn, không đóng vẩy, ức đầy, hậu môn không ướt. Không mua gà có mào tím tái, mắt lờ đờ, chân lạnh, ủ rũ, chảy nước dãi, nổi nhiều vết sần, hậu môn to. Nếu mua gà làm sẵn, nên chọn gà có màu sắc tự nhiên, da không có vết bầm, mùi vị bình thường không tanh và có mùi hôi. Nên chọn con có màu vàng nhạt. Gà có màu vàng đậm thường do người bán ngâm vào nước có pha bột sắt, rất độc. Không nên chọn những con gà đen sạm vì đó là gà đã chết trước khi làm. Vịt: Chọn mua con trưởng thành và béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông (điểm mút của hai cánh vừa đủ đan chéo vào nhau). Không chọn vịt non vì ăn không ngon, lại mất nhiều công nhổ lông tơ. Vịt non có mỏ to và mềm, vịt già mỏ nhỏ và cứng., vịt đã đẻ nhiều lứa thì bụng dưới xệ xuống. Khác với gà nếu ăn thịt vịt thì nên chọn vịt đực, vì vịt đực ăn ngon hơn vịt cái. Rau, quả Không mua rau đã héo úa, dập nát hay có CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM TẾT ĐƯỢC DÀI NGÀY Trong ngày Tết bạn thường dự trữ nhiều loại thức ăn tủ lạnh khiến chúng thường xuyên tải Việc bảo quản giữ hương vị cho ăn khiến nhiều bà, mẹ bận tâm Bạn áp dụng cách sau để giúp giữ hương vị cho ăn để dài ngày nhé! Các loại mứt Với loại mứt trái khô thường chứa nhiều đường nên dễ bị chảy nước làm ngon, dễ bị mốc Do muốn bảo quản mứt lâu bạn cần để vào lọ đậy kín vào, ăn đến đâu lấy đến Ngồi bạn khơng nên dồn đồ ăn chưa hết vào lọ nguyên mứt để ngồi vào khơng khí dễ bị ẩm Bạn không nên cất thực phẩm vào tủ lạnh bỏ ngồi dễ hút ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển tốt Bánh chưng Bánh chưng sau luộc xong bạn nên vớt rửa nước lạnh hết nhựa vào để Sau bạn xếp bánh thành nhiều lớp Bạn dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho nước, mịn (để cho rền bánh) phẳng vài Hồn tất cơng đoạn ép bánh, bánh treo lên chỗ khô nhà để bảo quản để bánh nơi thống mát, khơng bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc ôi thiu Lạp xưởng Lạp xưởng ăn nhiều người u thích dịp Tết Để giữ lạp xưởng lâu bạn lấy hộp lớn, đặt vào cốc rượu trắng xếp lạp xưởng xung quanh Hương rượu tỏa ngăn ruồi, muỗi, kiến hiệu Nhờ lạp xưởng sau Tết thơm ngon Dưa hành, củ kiệu Khi cắt gốc hành, củ kiệu nhớ không cắt vào phần củ Sau rửa để củ thật nước, không dễ bị hỏng Đun sôi thật kỹ nước ngâm Lượng muối vừa đủ, không q nhạt để lâu khơng váng bề mặt Có thể mang vại dưa hành phơi nắng, dưa giòn bảo quản lâu Giò chả Giò chả ăn ngày Tết Để bảo quản cần bỏ hết lớp vỏ gói bên ngồi, tránh để thức ăn đổ mồ Bạn nên đậy rổ có nhiều lỗ thống nhỏ, tránh gió Tốt nên dùng giò chả vòng ngày, chưa ăn kịp nên luộc lại Măng khô Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi khoảng 30 phút, để lửa nhỏ, đun tiếp lát vớt ra, cắt bỏ chỗ già, rửa Dùng nước gạo nước đun sôi để nguội ngâm dùng dần Cứ 2-3 ngày thay nước lần Tuy nhiên để đảm bảo an tồn, nên ngầm một, ăn 2-3 ngày, hết lại nấu tiếp để dùng Thực phẩm tươi sống Thịt, cá tươi sống mua cần bảo quản ngăn đá để giữ lâu ngày Cần làm trước cho thực phẩm vào hộp, bịch nilơng, sau buộc kín cất vào ngăn đá Khi cần chế biến ăn lấy rã đông sử dụng Sau rã đông, thức ăn cần nấu hết Thực phẩm tươi sống cần làm trước bảo quản Rau, củ, Khi mua loại rau, củ, quả, nên chọn sản phẩm tươi, có màu sắc tự nhiên, khơng dập nát, héo úa hay có mùi lạ Rau, củ, sau mua về, bạn nhặt bỏ phần bị héo úa, rửa sạch, để nước cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản Chúng ta bọc lại giấy báo túi nilon để giữ cho thực phẩm không bị nước tươi lâu Đối với loại rau, củ, bắp cải, cải thảo, cà chua, cà rốt, khoai tây… sau mua về, bạn để nơi thống mát bảo quản khơng thiết phải cho vào tủ lạnh Đối với cách này, bạn không cần phải rửa trước mà chế biến cần rửa 10 Thực phẩm nấu chín Các loại thực phẩm sau nấu chín, muốn bảo quản phải để nguội cho vào tủ lạnh Nguyên nhân cho thức ăn nóng vào tủ lạnh làm thức ăn bị biến chất, ngưng đọng nước, gây hại đến thực phẩm khác tác động không tốt cho sức khỏe ăn Các bạn nên cho vào hộp kín đậy nắp lại để tránh bị ảnh hưởng từ thực phẩm sống 11 Cách rã đông nhanh Nếu cần phải rã đông gấp, bạn đưa thực phẩm vào lò vi sóng Cách tốt điện trường cao tần gây nên nội ma sát thân thực phẩm, khiến thực phẩm nóng lên, tan đơng khơng làm vỡ tế bào Nếu khơng có lò vi sóng dùng nước lạnh pha thêm tí muối để rã đông cho nhanh Bảo quản thực phẩm ngày Tết Vào những ngày Tết, các bà nội trợ thường mua thức ăn dự trữ. Vì thế, việc chọn lựa, bảo quản các loại thực phẩm luôn phải được quan tâm. Xin giới thiệu một số mẹo nhỏ sau: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm trong dịp tết,vì điều này có thể gây ngộ độc thực phẩm. Cách chọn mua thực phẩm ngày tết - Với bánh, mứt, kẹo bạn có thể mua nhiều vì để được lâu. Các thực phẩm chế biến sẵn như bánh chưng, bánh tét, giò chả nên mua ở những cửa hàng quen lâu năm, hàng mới làm và cần được bảo quản trong tủ lạnh. - Với thực phẩm tươi sống, như thịt bò, thịt lợn nên chọn thịt đã được kiểm dịch, thịt tươi mới màu hồng, mỡ trắng hồng, da trắng sạch, mùi còn tươi, ấn thịt vào chắc và đàn hồi, nếu có xương thì thịt dính chặt vào xương. - Tôm, cá là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và rất tốt nếu còn tươi, nhưng khi bị ươn sẽ khó lưu trữ. Cá tươi có màu hồng, mang cá đỏ hồng, ấn thịt chắc và đàn hồi, bụng không bể. Tôm tươi đầu còn dính chặt vào thân, thịt chắc, dính vào vỏ. Khi chưa sử dụng, những loại thực phẩm này cần bảo quản đông lạnh ngay. - Đối với thịt gia cầm không nên mua gà, vịt sống và tự giết mổ tại nhà hay ở chợ. Chỉ mua thịt, trứng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi, không lây nhiễm vi sinh vật sang các món ăn khác. (ảnh minh họa) - Với rau, trái cây, khi mua nên chọn rau còn cuống lá, không nên mua các loại rau còn rễ, bám đất vì nguồn vi sinh từ đất dễ gây hư hỏng rau, củ. Khi chọn mua thực phẩm bạn cần kiểm tra kĩ chất lượng, thời gian sử dụng tránh mua phải hàng ôi thiu hay hết hạn. Cách bảo quản thực phẩm Việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi, không lây nhiễm vi sinh vật sang các món ăn khác. Khi để nhiều thức ăn trong tủ lạnh, cần chỉnh lại nhiệt độ (tăng độ lạnh), nếu không đủ độ lạnh thức ăn sẽ mau hỏng. Thực phẩm tươi sống: - Thịt, cá tươi sống khi mua về cần được bảo quản ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày. Cần làm sạch trước khi cho những thực phẩm này vào hộp, bịch nilông, sau đó buộc kín và cất vào ngăn đá. Khi cần chế biến món ăn nào thì lấy ra rã đông và sử dụng. Sau khi rã đông, thức ăn cần nấu hết. - Bạn muốn bảo quản rau được lâu trong ngày tết thì sau khi bỏ lá sâu, lá giập, cắt bỏ phần rễ thì rửa sạch rau cho vào túi, buộc kín rồi xếp vào ngăn tủ mát. - Với trái cây bạn cũng nên rửa sạch, để ráo, sau đó cho vào túi buộc kín rồi cất vào tủ lạnh. Củ, quả chỉ gọt vỏ trước khi chế biến hoặc trước khi ăn. Nếu mua các loại đã được bảo quản trong tủ lạnh thì về nhà 10 cách bảo quản thực phẩm ngày hè Rất nhiều loại thực phẩm khi nhìn và ngửi thì thấy có vẻ “ổn” nhưng kì thực mức độ vi khuẩn trong nó có thể gây ngộ độc thực phẩm: khó chịu, buồn nôn và tiêu chảy Vào mùa hè, thực phẩm lưu trữ và bảo quản không đúng cách sẽ nhanh chóng bị các vi khuẩn phát triển gây ôi thiu. Nhiệt độ ấm hơn cho phép các vi khuẩn như E. coli, salmonella Pasteurella, và Listeria để nhân nhanh chóng. Nếu ăn phải thực phẩm ôi thiu này có thể dẫn đến tiêu chảy nguy hiểm và ngộ độc thực phẩm. Vi khuẩn phát triển nhanh trong thực phẩm lưu trữ không đúng có thể dẫn đến tiêu chảy nguy hiểm và ngộ độc thực phẩm. Rất nhiều loại thực phẩm khi nhìn và ngửi thì thấy có vẻ “ổn” nhưng kì thực mức độ vi khuẩn trong nó có thể gây ngộ độc thực phẩm: nhẹ thì chỉ là khó chịu, buồn nôn và tiêu chảy, nặng hơn thì phải đi cấp cứu và kéo theo những hệ lụy khác. Vấn đề an toàn thực phẩm trong mùa hè được đặt lên hàng đầu. Bạn nên tham khảo những thủ thuật dưới đây của mục Sức khỏe để có thể lưu trữ an toàn thực phẩm tươi ngon hơn. 1. Quy tắc “hai giờ”: Không để thức ăn ở bên ngoài quá hai giờ. Tốt hơn ngay khi mua về, bạn nên cho thức ăn vào tủ lạnh. Những loại thực phẩm như thịt gia cầm, thịt, trứng, hải sản chế biến, thức ăn thừa… càng cần cho tủ lạnh càng sớm càng tốt. 2. Quy tắc “một giờ”: Nếu trong thời tiết thực sự rất nóng (trên 32 độ C) thì quy tắc “hai giờ” cần được rút xuống còn một giờ. Khi nhiệt độ bên ngoài trên In thực sự nóng thời tiết thực hiện các quy tắc một giờ. 3. Lưu trữ đồ dự trữ: Thức ăn dự trữ chỉ nên để trong tủ lạnh 3-5 ngày. Nếu không có ý định ăn ăn trong khoảng 3-5 ngày, bạn nên cho đồ ăn đó vào ngăn đá để bảo quản được lâu hơn. 4. Không chờ thức ăn nóng nguội đi rồi mới cho tủ lạnh: Thức ăn nóng có thể cho thẳng vào ngăn lạnh hoặc ngăn đá. Chúng có thể được làm mát nhanh chóng do nhiệt độ đá lạnh tạo ra. 5. Cho đồ ăn vào những hộp nhỏ: Việc phân chia thức ăn thành từng túi hoặc hộp nhỏ sẽ làm cho thức ăn được làm mát nhanh hơn khi cho vào trong tủ lạnh, hạn chế sự phát triển vi khuẩn trong thức ăn. 6. Không chứa quá nhiều trong tủ lạnh: Một tủ lạnh quá đầy đồ ăn sẽ khiến các khối không khí khó lưu thông, làm chậm quá trình làm mát. 7. Điều chỉnh nhiệt độ: Hãy chắc chắn rằng nhiệt độ của tủ lạnh được đặt tại hoặc dưới 4 độ C, tủ đông lạnh nên giữ ở-18 C. 8. Quy tắc 3-5 ngày: Gói đồ ăn đã mở thì chỉ có thể được lưu trữ an toàn trong tủ lạnh từ 3-5 ngày. Chưa mở, nó sẽ tiếp tục lưu trữ được trong hai tuần. Ba đến năm ngày là một thời gian lưu trữ an toàn cho trứng, thịt gà thịt, cá ngừ hoặc sa lát mì ống. 9. Quy tắc “một ngày: Không giữ cá - nấu chín hoặc chưa nấu - trong hơn 48 giờ. Xúc xích và thịt chưa nấu chín cũng cần được chế biến sau khi một hoặc hai ngày. Tốt nhất khi mua đồ về bạn nên chế biến ngay hoặc nếu không thì cho luôn vào ngăn đông lạnh. 10. Thực phẩm có dấu hiệu nghi ngờ cần bỏ đi: Bất cứ loại thực phẩm có nhìn hoặc ngửi thấy mùi đáng ngờ, hoặc được lưu trữ trong tủ lạnh quá lâu thì tốt nhất bạn nên bỏ đi. Đừng vì tiếc rẻ Bảo quản thực phẩm ngày nóng Thời tiết bắt đầu oi bức, không khí mùa hè đang về ngột ngạt. Những mẹo sau giúp các bà nội trợ bảo quản thực phẩm ngày đúng cách, thời tiết nóng mà đồ ăn vẫn tươi ngon. Nguyên tắc hai giờ: Bạn không nên bỏ thực phẩm ra khỏi tủ lạnh trước quá 2 giờ khi nấu. Vì để thực phẩm từ tủ lạnh ra bên ngoài môi trường bình thường quá lâu sẽ khiến chúng rất dễ nhiễm khuẩn, có thể là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Cất trữ đồ ăn thừa an toàn: Nên ăn thực phẩm còn thừa sau mỗi bữa ăn trong vòng 3 đến 5 ngày. Với thực phẩm còn thừa, cần bảo quản trong hộp có nắp đậy để ngăn ngừa vi khuẩn xâm hại. Trường hợp không sử dụng đến lượng thực phẩm thừa đó với khoảng thời gian nói trên thì hãy bảo quản chúng trong ngăn đá. Rã đông đúng cách: Với thực phẩm cần được rã đông trước khi sử dụng nên chuyển từ ngăn đá xuống ngăn mát tủ lạnh. Phơi nắng thực phẩm hoặc ngâm nước để rã đông tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm sau khi rã đông cần chế biến. Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh: Hãy chắc chắn rằng ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ trung bình dưới 4oC, ngăn đá nên ở -18oC. Bảo quản riêng thực phẩm: Với thực phẩm khác loại (rau - thịt hay sống - chín) khi bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thường cũng như trong tủ lạnh, cần bảo quản riêng rẽ trong hộp đựng hoặc túi chuyên dụng. Lưu ý khi mua thực phẩm đông lạnh: Sau khi lựa chọn rau xanh, trái cây, thịt, cá ở siêu thị đã được bảo quản lạnh cần nhanh chóng mang chúng về nhà, và bảo quản trong tủ lạnh gia đình càng sớm càng tốt. Với các loại rau không bảo quản đông lạnh, muốn dùng dần, tốt nhất sau khi mua về không nên rửa nước. Hãy để khô và nhặt sạch rễ, bỏ lá sâu, úa, giập. Không tích trữ quá lâu và quá nhiều thực phẩm: Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thời gian tối đa khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh: Thịt, cá: Ngăn đá, tối đa là 10 - 20 ngày. Rau tươi: Ngăn mát, trong vòng 2 - 3 ngày. Trứng: Ngăn mát, khoảng 1 tháng. Hãy vứt bỏ thực phẩm nếu thấy nghi ngờ: Với thực phẩm có mùi lạ, màu lạ, tốt nhất nên vứt bỏ chúng thay vì cố gắng tận dụng. Cách lựa chọn bảo quản thức ăn ngày Tết Khi mua đồ hộp cần xem hạn dùng, nơi sản xuất, nắp hộp không bị phồng, hộp không bị méo mó. Nếu là thực phẩm đóng gói thì xem kỹ mối hàn, bao gói không bị rách hay hở. Các món thịt lợn kho trứng vịt, măng hầm chân giò, khổ qua dồn thịt, bắp cải cuốn thịt… nên nấu đủ ăn trong 2-3 bữa. Nếu hâm đi hâm lại quá 2 lần, các thức ăn này vừa mất dinh dưỡng, vừa tạo ra các chất có hại. Các món ăn liền không cần chế biến (giò chả, nem chua, thịt hộp, patê, xúc xích…) rất thuận tiện, ăn ngon nhưng không nên lạm dụng vì thường có nhiều muối, hóa chất, phụ gia… Các loại bánh mang hương vị Tết như bánh chưng, bánh tét rất tiện lợi, đầy đủ chất nhưng chỉ nên gói đủ ăn trong 3-5 ngày để bánh không bị mốc, chua…

Ngày đăng: 09/11/2017, 13:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan