1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tips hay bảo quản thức ăn ngày Tết cho con

2 321 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 9,87 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Sắp đến Tết rồi, các mẹ hẳn đang rất đau đầu vì không biết phải dự trữ thức ăn như thế nào cho con mà vẫn giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng. Hôm nay mình xin chia sẻ 1 số kinh nghiệm của mình về cách trữ và bảo quản thức ăn cho trẻ. Những qui tắc này mình vẫn làm hàng ngày để cho bé Kem - con gái nhỏ của mình đang ăn dặm kiểu Nhật.  1. Trữ thức ăn tươi sống (thịt, cá...) - Các mẹ sơ chế, rửa sạch, để ráo nước. (Có thể dùng giấy chuyên dùng cho nhà bếp để thấm khô). Cắt thịt, cá thành những miếng nhỏ hơn đủ cho 1 bữa ăn của bé, cho vào túi Ziplock rồi cất ngăn đá dùng dần. Khi cần nấu các mẹ chỉ cần dùng kéo cắt ra đúng số lượng miếng mình cần.  (Các mẹ lưu ý là cần chừa khoảng cách giữa các miếng thịt, cá để tránh bị dính cục vào nhau khi cấp đông)   2. Trữ thức ăn đã qua chế biến - Các mẹ mua những khay đá có nắp, hoặc có thể cho vào khay đá bình thường rồi dũng màng bọc thực phẩm bọc kín lại để lưu trữ thực phẩm. Cách này dùng cho những loại thực phẩm đã nấu chín, rau củ, trái cây... - Trong các cách chế biến thì hấp là phương pháp tối ưu nhất vì nó giữ lại hầu như trọn vẹn các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Khi chế biến các mẹ rửa sạch, cắt nhỏ rồi hấp chín . Có thể xay hoặc nghiền nhuyễn. Để nguội. Dùng 1 cái muỗng sạch để múc thức ăn cho vào từng ô của khay trữ, đậy nắp, dán nhãn Tên món ăn, ngày chế biến bên ngoài để tránh nhầm lẫn (nếu cần).   3. Cách xả đông - Cách tốt nhất là sử dụng chức năng rã đông trong lò vi sóng. Nếu không thì các mẹ có thể rã đông bằng cách để xuống ngăn mát tủ lạnh trong khoảng thời gian từ 4-6h để thức ăn rã đông từ từ. Tuyệt đối không nên rã đông ngay ở nhiệt độ phòng hay ngâm nước để rã đông thực phẩm. Thực phẩm đã rã đông các mẹ sử dụng hết, không được cấp đông trở lại.   4. Hạn sử dụng - Thức ăn đã đông lạnh là thức ăn ở 'trạng thái ngủ', hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Nếu bảo quản đúng cách và ổn định về nhiệt độ, thức ăn có thể được lưu trữ trong 3 tháng mà không hề mất chất. 5. Bảo quản trứng - Sau khi mua trứng về, các mẹ dùng khăn ướt lau qua rồi cho vào hộp, cất ở ngăn mát tủ lạnh (không phải là ở cánh cửa tủ lạnh như các nhà sản xuất vẫn thường thiết kế đâu nhé! Vì ở cánh cửa do thường xuyên mở ra mở vào nên nhiệt độ không ổn định, trứng sẽ nhanh hư) để dựng quả trứng lên, đầu to quả trứng hướng lên trên, như vậy để được khá lâu. Trứng gia cầm không nên để cùng với gừng, hành tây, như vậy trứng sẽ hỏng rất nhanh. Các mẹ lưu ý là nên thường xuyên vệ sinh tủ lạnh để tránh vi khuẩn sinh sôi. Nhiệt độ tủ lạnh cần được duy trì ổn định, tránh mở ra mở vào nhiều lần .

Sắp đến Tết rồi, các mẹ hẳn đang rất đau đầu vì không biết phải dự trữ thức ăn như thế nào cho con mà vẫn giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng. Hôm nay mình xin chia sẻ 1 số kinh nghiệm của mình về cách trữ và bảo quản thức ăn cho trẻ. Những qui tắc này mình vẫn làm hàng ngày để cho bé Kem - con gái nhỏ của mình đang ăn dặm kiểu Nhật. 1. Trữ thức ăn tươi sống (thịt, cá...) - Các mẹ sơ chế, rửa sạch, để ráo nước. (Có thể dùng giấy chuyên dùng cho nhà bếp để thấm khô). Cắt thịt, cá thành những miếng nhỏ hơn đủ cho 1 bữa ăn của bé, cho vào túi Ziplock rồi cất ngăn đá dùng dần. Khi cần nấu các mẹ chỉ cần dùng kéo cắt ra đúng số lượng miếng mình cần. (Các mẹ lưu ý là cần chừa khoảng cách giữa các miếng thịt, cá để tránh bị dính cục vào nhau khi cấp đông) 2. Trữ thức ăn đã qua chế biến - Các mẹ mua những khay đá có nắp, hoặc có thể cho vào khay đá bình thường rồi dũng màng bọc thực phẩm bọc kín lại để lưu trữ thực phẩm. Cách này dùng cho những loại thực phẩm đã nấu chín, rau củ, trái cây... - Trong các cách chế biến thì hấp là phương pháp tối ưu nhất vì nó giữ lại hầu như trọn vẹn các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Khi chế biến các mẹ rửa sạch, cắt nhỏ rồi hấp chín . Có thể xay hoặc nghiền nhuyễn. Để nguội. Dùng 1 cái muỗng sạch để múc thức ăn cho vào từng ô của khay trữ, đậy nắp, dán nhãn Tên món ăn, ngày chế biến bên ngoài để tránh nhầm lẫn (nếu cần). 3. Cách xả đông - Cách tốt nhất là sử dụng chức năng rã đông trong lò vi sóng. Nếu không thì các mẹ có thể rã đông bằng cách để xuống ngăn mát tủ lạnh trong khoảng thời gian từ 4-6h để thức ăn rã đông từ từ. Tuyệt đối không nên rã đông ngay ở nhiệt độ phòng hay ngâm nước để rã đông thực phẩm. Thực phẩm đã rã đông các mẹ sử dụng hết, không được cấp đông trở lại. 4. Hạn sử dụng - Thức ăn đã đông lạnh là thức ăn ở 'trạng thái ngủ', hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Nếu bảo quản đúng cách và ổn định về nhiệt độ, thức ăn có thể được lưu trữ trong 3 tháng mà không hề mất chất. 5. Bảo quản trứng - Sau khi mua trứng về, các mẹ dùng khăn ướt lau qua rồi cho vào hộp, cất ở ngăn mát tủ lạnh (không phải là ở cánh cửa tủ lạnh như các nhà sản xuất vẫn thường thiết kế đâu nhé! Vì ở cánh cửa do thường xuyên mở ra mở vào nên nhiệt độ không ổn định, trứng sẽ nhanh hư) để dựng quả trứng lên, đầu to quả trứng hướng lên trên, như vậy để được khá lâu. Trứng gia cầm không nên để cùng với gừng, hành tây, như vậy trứng sẽ hỏng rất nhanh. Các mẹ lưu ý là nên thường xuyên vệ sinh tủ lạnh để tránh vi khuẩn sinh sôi. Nhiệt độ tủ lạnh cần được duy trì ổn định, tránh mở ra mở vào nhiều lần .

Ngày đăng: 20/10/2015, 05:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w