Biết được vì sao Lê nin có thể trở thành một người nổi tiếng với những nỗ lực của bản thân đưa nước Nga khỏi con đường chia cắt. Các quan niệm của Lênin có ảnh hưởng như thế nào đến thực trạng nước Nga lúc bấy giờ và nó có lợi ích gì đối với nền giáo dục của Nga?
Trang 1LÊ NIN.
I.CUỘC ĐỜI
Lenin sinh tại Simbirsk, Nga (hiện là Ulyanovsk), là con trai của vợ
chồng Ilya Nikolaevich Ulyanov (1831–1886), một quan chức dân sự Nga làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và Maria Alexandrovna Ulyanova (1835–1916), một người theo chủ nghĩa tự do Lenin
là người có dòng máu lai từ thời tổ tiên Là người Nga nhưng ông có dòng máu của người Kalmyk qua ông nội, của người Đức Volga qua bà ngoại (là một người theo thuyết Luther), và của người Do Thái qua ông ngoại (người đã cải theo đạo Thiên chúa giáo) Lenin được rửa tội trong Nhà thờ chính thống Nga
Vladimir Ilyich Lenin (22 tháng 4 năm 1870 - 21 tháng 1 năm 1924) là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818-1883) và Friedrick Engels.Lenin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và thành lập nhà nước Xô Viết
Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ, Moskva
II.SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC.
Giữa thế kỷ XIX, học thuyết Mác - Lênin, học thuyết mang tính khoa học và cách mạng triệt để nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại ra đời đã vạch ra
Trang 2những quy luật khách quan trong sự vận động, phát triển của xã hội và sự hình thành nhân cách con người, mở ra nhiều khả năng thực tế cho việc cải biến xã hội, cải biến thế giới Học thuyết Mác - Lênin với ba bộ phận hợp thành: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị học Mác - Lênin và Chủ nghĩa cộng sản khoa học đã đưa ra những luận giải về hàng loạt các vấn đề của tự nhiên, xã hội và nhận thức của con người Song trùng với những kiến giải hết sức khoa học- thực tiễn ấy, C.Mác- Ph.Ăngghen cũng luôn quan tâm tới vấn
đề giáo dục và đào tạo, chỉ rõ vai trò của giáo dục và đào tạo đối với việc phát triển kinh tế- xã hội và sự phát triển nhân cách của con người
Lênin đã kế thừa, vận dụng và phát triển những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về giáo dục và đào tạo trong thực tiễn cách mạng nước Nga, trong bối cảnh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga vào những thập niên đầu của thế kỷ XX Tại Đại hội Toàn Nga về công tác giáo dục lần thứ nhất diễn ra vào ngày 28/8/1918, Lênin đã khẳng định vai trò to lớn của công tác giáo dục, coi đó là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.Lênin nói:“ Sự nghiệp của nhà trường chúng ta cũng là đấu tranh đánh đổ giai cấp tư sản; chúng ta tuyên bố công khai rằng: nói nhà trường đứng ngoài cuộc sống, ngoài chính trị, là nối dối và lừa bịp”; “ Những người lao động khao khát có tri thức, vì tri thức cần cho họ để chiến thắng Chín phần mười quần chúng lao động đã hiểu rõ rằng tri thức là một vũ khí trong cuộc đấu tranh tự giải phóng của họ, rằng sở dĩ họ thất bại là do thiếu học thức; rằng giờ đây việc làm cho mọi người có thể thực
sự được học hành, là do bản thân họ quyết định Sự nghiệp của chúng ta sẽ thắng vì bản thân quần chúng đã bắt tay xây dựng một nước Nga mới, xã hội chủ nghĩa.”
Một trong những điều kiện cơ bản, tiên quyết để nâng cao năng suất lao động
là phải nâng cao trình độ học vấn và văn hóa cho quần chúng nhân dân lao động Điều này, chỉ có thể thực hiện được và thực hiện đạt hiệu quả tối ưu nhất là thông qua giáo dục và bằng giáo dục Nhận thức một cách sâu sắc tầm quan trọng của công tác giáo dục trong sự nghiệp chấn hưng đất nước nên trong Dự thảo cương lĩnh của Đảng Cộng sản Nga tháng 2/1919 ở nội dung nói về nền giáo dục quốc dân, Lênin viết: “Trong lĩnh vực giáo dục quốc dân, Đảng Cộng sản Nga tự đặt cho mình nhiệm vụ phải hoàn thành sự nghiệp cách mạng tháng Mười 1917 đã bắt đầu nhằm biến nhà trường từ một công
cụ thống trị giai cấp của giai cấp tư sản thành một công cụ để đập tan nền thống trị đó, cũng như để hoàn toàn xoá bỏ sự phân chia xã hội thành giai cấp Nhà trường phải trở thành một công cụ của chuyên chính vô sản, nghĩa là nhà trường không những phải truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản nói chung, mà còn phải là một công cụ truyền bá ảnh hưởng về tư tưởng, về tổ
Trang 3chức và giáo dục của giai cấp vô sản vào những tầng lớp nửa vô sản và không phải vô sản trong quần chúng lao động, nhằm hoàn toàn đập tan sự kháng cự của bọn bóc lột và thực hiện chế độ cộng sản, Kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục với lao động sản xuất.”
Lênin cho rằng, khi cách mạng mới thành công, bước đầu củng cố chính quyền thì nhiệm vụ của công tác giáo dục là tuyên truyền và giáo dục về tư tưởng, chính trị là chủ yếu Khi cách mạng bước sang giai đoạn hoà bình, xây dựng đất nước thì nhiệm vụ của công tác giáo dục cũng phải có sự thay đổi theo cho phù hợp Sự thay đổi đó thể hiện ở chỗ: công tác giáo dục và đào tạo phải luôn gắn liền, bám sát với thực tiễn cuộc sống, giáo dục và đào tạo phải trở thành đòn bẩy, thành công cụ, thành nguồn nội lực bên trong của quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Tư tưởng giáo dục tổng hợp là tư tưởng giáo dục có ý nghĩa hết sức to lớn đối với thời kỳ CNH, HĐH ở Nga Cuối năm 1920, khi nhận xét bản “Đề cương báo cáo về giáo dục” của Crúpxcaia, V.I.Lênin viết: Bất cứ trong hoàn cảnh nào, chúng ta phải mau chóng từng bước chuyển sang giáo dục kỹ thuật tổng hợp để mang lại cho học sinh một tầm nhìn kỹ thuật tổng hợp và các tri thức
cơ bản ban đầu của giáo dục kỹ thuật tổng hợp, cụ thể là các bài giảng về điện, điện khí hoá, về nông học, về hoá học Kết hợp với tham quan nhà máy, nhất là nhà máy điện, nông trường, bảo tàng kỹ thuật Tư tưởng này thực hiện trong thực tế, xuất phát từ nguyên lý giáo dục kết hợp với lao động sản xuất
do C.Mác và Ph.Ăngghen tổng kết thời kỳ đầu cách mạng công nghiệp V.I.Lênin và các nhà giáo dục Nga đã đưa lên thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở nước Nga, chỉ đạo việc tổ chức nhà trường và tiến hành hoạt động giáo dục, giảng dạy Từ đó, tất cả các trường phổ thông đều mang tính chất giáo dục lao động và giáo dục kỹ thuật tổng hợp
Bên cạnh những quan điểm về giáo dục và đào tạo nêu trên, V.I.Lênin còn đưa
ra khẩu hiệu nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi!”, đã trở thành khẩu hiệu, thành câu châm ngôn của hàng triệu, triệu các thế hệ không chỉ của nền giáo dục ở Nga, mà còn là khẩu hiệu của nền giáo dục ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam