1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dự đoán KT Thế giới 2009

2 131 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 35,5 KB

Nội dung

Xu hướng đi xuống trong năm mới Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng các nền kinh tế chính trên thế giới đang trên bờ suy thoái và ít có cơ hội phục hồi vào năm tới. Với nhận định này, OECD là tổ chức quốc tế mới đây nhất thừa nhận khủng hoảng toàn cầu đã thực sự lan rộng từ lĩnh vực tài chính sang kinh tế. OECD dự đoán, năm 2009, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ là 0,9%, trong khi đó Nhật Bản dưới 0,1% và các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dưới 0,5%, với tốc độ suy thoái mạnh nhất trong quý IV/2008 và quý I năm sau. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng cũng chậm lại ở các thị trường đang nổi như Braxin, Ấn Độ và Trung Quốc. Giám đốc bộ phận nghiên cứu chính sách kinh tế thuộc OECD, Jurgen Elmeskov, khẳng định rằng "tình trạng hỗn loạn" mà nền kinh tế thế giới đang phải gánh chịu do khủng hoảng tài chính đã tác động mạnh mẽ đến các nước giàu cũng như các nước nghèo, sau sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers hồi tháng 9/2008. Trong đó, những tác động xấu lớn nhất là tình trạng thất nghiệp, trao đổi thương mại quốc tế, giá cả bất động sản và kinh doanh ô tô đều giảm mạnh. Trong khi đó, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thừa nhận kinh tế thế giới sẽ tồi tệ hơn trong năm tới khi đưa ra dự đoán tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu năm 2009 thấp hơn so với dự kiến. Cụ thể, theo IMF, tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu trong năm 2009 sẽ là 2,2% thấp hơn so với dự đoán trước đó, 3%. Trong đó, IMF dự đoán rằng tốc độ phát triển của các nước phát triển sẽ là 0,3% trong năm tới, tức thấp hơn 0,5% so với dự báo một tháng trước. Đây cũng là mức dự báo thấp nhất về các nước phát triển kể từ Đại chiến thế giới lần thứ II. Tồi tệ nhất sẽ là Anh, giảm tới 1,3% so với báo cáo trước đó, tiếp đến là Đức giảm 0,8%, sau đó là Mỹ và Tây Ban Nha 0.7%. Tốc độ phát triển của các nền kinh tế mới nổi cũng giảm, với Trung Quốc giảm từ 9,3% còn 8,5%, Ấn Độ từ 6,9% còn 6,3% trong khi Nga giảm từ 5,5% còn 3,5%. Đầu tàu kinh tế toàn cầu gặp nhiều trở ngại Đáng lưu ý là việc đầu tàu kinh tế toàn cầu dự báo sẽ gặp nhiều trở ngại trong năm mới. Một khi đầu tàu gặp khó, cả đoàn tàu kinh tế thế giới sẽ không thể suôn sẻ. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cuối tuần qua đã phải giảm dự báo của họ về triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm 2009 xuống mức thấp và chuẩn bị cho khả năng tiếp tục cắt giảm lãi suất. Fed giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2008 xuống mức giữa 0 và 0,3% từ dự đoán là 1 và 1,6% hồi tháng 6. Sang năm 2009, Fed cho rằng tốc độ tăng trưởng có thể giảm 0,2%. Bên cạnh dự đoán ảm đạm về tăng trưởng, các quan chức Fed còn cho rằng tỷ lệ thất nghiệp tăng cao lên mức 6,3 đến 6,5% trong năm 2008 và ở mức 7,1 đến 7,6% năm 2009. Fed cũng đề cập đến một lo ngại mới đó là khả năng giảm phát tăng dần. Giảm phát được coi là một mối nguy đối với nền kinh tế vì việc giảm giá có thể khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp trì hoãn hoạt động mua bán để đợi giá giảm hơn, đẩy hoạt động kinh tế suy giảm. Như vậy, sau một năm 2008 đầy mỏi mệt, nhiều khả năng thế giới sẽ phải gồng mình chống đỡ rất nhiều trong năm 2009 sắp tới. • Nhật Vy (Theo Times, NewsWeeks, BusinessWeeks) IMF hạ dự đoán tăng trưởng kinh tế thế giới Cập nhật: 30/1/2009 14:11 Mức tăng trưởng của kinh tế thế giới một lần nữa lại vừa bị hạ thấp, trong dự báo mới nhất do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa công bố. Tiếp tục lo ngại về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, ngày 28/1, IMF đã hạ dự đoán triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm nay, từ 1,75% theo dự báo trước đó xuống còn 0,5%, mức thấp nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Trong thông báo được đưa ra ngay trước thềm Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos (Thụy Sỹ), IMF khẳng định kinh tế thế giới đang đối mặt với một đợt suy thoái nghiêm trọng. Ông Olivier Blanchard, Chuyên gia kinh tế trưởng IMF cho biết: "Chúng tôi dự đoán nền kinh tế toàn cầu hầu như sẽ không tăng trưởng trong năm 2009, với mức tăng trưởng chỉ khoảng 0,5%". Theo thể chế tài chính gồm 185 thành viên này, các nền kinh tế phát triển dự kiến đạt mức tăng trưởng 2,0%, mức thấp nhất kể từ thời hậu chiến. Kinh tế Mỹ, trung tâm của cuộc khủng hoảng tài chính, sẽ giảm 1,6% chứ không phải 0,9% như dự đoán trước đó. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ phục hồi nhanh hơn phần lớn các nền kinh tế phát triển khác. Trong khi đó, kinh tế Nhật Bản sẽ giảm 2,6% trong năm 2009 thay vì 0,2% và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sẽ chịu mức suy thoái trong năm thứ hai liên tiếp. Kinh tế khu vực sử dụng đồng euro sẽ giảm 2 % trong năm 2009 sau mức tăng 1% trong năm 2008. Theo IMF, các nước đang phát triển sẽ đạt mức tăng trưởng 3,3% trong năm nay, chỉ bằng một nửa so với năm ngoái. Trung Quốc, nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất thế giới được dự báo sẽ chỉ đạt mức tăng 6,7%. Nhấn mạnh "triển vọng không chắc chắn cao", IMF cho rằng quá trình phục hồi phụ thuộc phần lớn vào sức mạnh của các chính sách và hành động của chính phủ các nước. IMF hy vọng kinh tế thế giới sẽ phục hồi vào năm 2010 với mức tăng trưởng 3%. Lan Anh . thừa nhận kinh tế thế giới sẽ tồi tệ hơn trong năm tới khi đưa ra dự đoán tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu năm 2009 thấp hơn so với dự kiến. Cụ thể, theo. tăng trưởng kinh tế thế giới Cập nhật: 30/1 /2009 14:11 Mức tăng trưởng của kinh tế thế giới một lần nữa lại vừa bị hạ thấp, trong dự báo mới nhất do Quỹ

Ngày đăng: 22/07/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w