NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG CỦA NỀN KT THẾ GIỚI & QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HOÁ Trả lời: * ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI Nền kinh tế thế giới là một thể thống nhất bao gồm các nền kinh tế khu vực và quốc gia rất đa dạng, phát triển không đều, chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Từ sau Đại chiến thế giới II đến nay, nền kinh tế thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển phức tạp. Với sự hình thành hai cực phát triển đối lập nhau, nền kinh tế thế giới cũng phát triển theo hai hướng khác nhau Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Hệ thống kinh tế Xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở công hữu hoá tư liệu sản xuất, vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu. Giữa các nước Xã hội chủ nghĩa đã có các mối liên hệ kinh tế và thương mại nhất định, hình thành một tổ chức liên kết kinh tế lớn (Hội đồng tương trợ kinh tế). Hệ thống kinh tế Tư bản chủ nghĩa hoạt động trên nền tảng sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, vận hành theo cơ chế thị trường, bao gồm các nước Tư bản đã phát triển công nghiệp (trên 20 quốc gia) và các nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa (trên 160 quốc gia). Do sự tan rã của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 và sự kết thúc của cuộc chiến tranh lạnh, nền chính trị của thế giới đã chuyển từ hai cực sang đa cực, nền kinh tế thế giới với những đặc điểm, tính chất và con đường phát triển khác nhau. Nền kinh tế thế giới vì vậy chứa đựng nhiều mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa các nước giầu có và các nước nghèo khó, mâu thuẫn giữa các nước phương Tây phát triển và các nước phương Đông chậm phát triển, mâu thuẫn giữa Liên hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ, Nhật Bản, mâu thuẫn trong nội bộ từng khối Tuy nhiên, đó là những mâu thuẫn tất yếu trong quá trình phát triển, là các mặt đối lập của tổng thể kinh tế thế giới, nền kinh tế của các quốc gia này ngày càng liên quan và phụ thuộc lẫn nhau, biểu hiện sự thống nhất trong đa dạng. Theo trình độ phát triển của lý luận sản xuất và phân công lao động xã hội, có thể phân các nước trên thế giới thành các nhóm như sau: Nhóm 1: Các nước đã phát triển công nghiệp. Nhóm này bao gồm hai nhóm nhỏ: + Các nước đã phát triển công nghiệp vào hàng đầu thế giới: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Ý, Canađa thường được gọi là nhóm G7, chiếm gần 70% GNP của toàn thế giới và 75% tổng sản phẩm công nghiệp của toàn thế giới. Nước đứng thứ 7 trong nhóm là Canađa cũng chiếm 2,5% GNP và trên dưới 3% tổng sản phẩm công nghiệp của thế giới. Bẩy nước này đều nằm trong 10 quốc gia có quy mô GNP lớn nhất thế giới (từ 500 tỷ $ trở lên) và bình quân GNP theo đầu người cũng thuộc loại cao trên thế giới (từ gần 15 ngàn USD trở lên). Các nước này đều có công nghiệp chế biến hiện đại, phát triển mạnh chiếm xấp xỉ 70% giá trị tổng sản phẩm công nghiệp trở lên, có tốc độ đô thị hoá cao với dân số thành thị chiếm tỷ trọng áp đảo (70% dân số cả nước). Bẩy nước này kết hợp với nhau, chi phối nhiều hoạt động kinh tế, thương mại, chính trị, quân sự trên thế giới. Cũng xếp vào nhóm này có thể kể thêm Liên Xô trước đây nay là Liên bang Nga G7+1 + Các nước đã phát triển công nghiệp khác bao gồm phần lớn các nước Tây Bắc Âu và Đông Âu (hơn 20 nước), cùng với Australia, NiuDilân và Thổ Nhĩ Kỳ. Các nước này đều có công nghiệp khá phát triển, trong đó công nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn nông nghiệp (70- 80% giá trị tổng sản lượng công nông nghiệp của mỗi nước). Phần của mỗi nước trong GNP của toàn thế giới không quá 1,5% và trong giá trị tổng sản phẩm công nghiệp của toàn thế giới không quá 2%. Các nước này phần lớn nằm trong số 40 quốc gia có quy mô GNP dẫn đầu thế giới và bình quân GNP theo đầu người ở mỗi nước đều nằm ở mức trên trung bình của toàn thế giới. Đầu thập niên 90 Liên hiệp quốc đã xếp một số nước công nghiệp mới (NIC) vào nhóm này. Nhóm 2: Các nước đang phát triển. Khái niệm này bắt đầu thịnh hành vào những năm 1960-1970. Nhiều nước chưa có những bước tiến đáng kể trên con đường phát triển cũng được xếp vào nhóm nước này. Đó là các quốc gia có mặt ở mọi châu lục (chủ yếu là ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ la tinh), hầu hết các nước này trước chiến tranh thế giới II còn là thuộc địa, giành được độc lập dân tộc từ sau năm 1945 và những năm 1960. Các nước này chiếm 70% dân số thế giới, song chỉ chiếm 10% GNP của thế giới vào những năm giữa thập kỷ 80. Các nước này đều là các nước công nông nghiệp hay nông nghiệp lạc hậu đang chuyển lên máy móc hiện đại theo hướng công nghiệp hoá. Các nước đang phát triển chiếm 55% sản lượng lương thực trên thế giới. Hàng xuất khẩu chủ yếu là nông, lâm, hải sản, khoáng sản và một số mặt hàng thủ công truyền thống. Trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng như văn hoá, giáo dục, y tế còn thấp, dân số tăng nhanh, lao động dư thừa ngày càng nhiều, các luồng di cư từ nông thông ra thành thị và ra nước ngoài ngày càng mạnh, mức sống kém (khẩu phần dưới 2500 calo/người/ngày). Bình quân GNP trên đầu người đạt dưới mức trung bình của thế giới, nhiều nước chỉ đạt tới 400USD/người, nợ nước ngoài ngày càng tăng và đang là gánh nặng của một số quốc gia. Trong thập niên 80, do hoàn cảnh địa lý, lịch sử, chính trị, xã hội và các quan hệ quốc tế thay đổi, nhóm các nước đang phát triển có xu hướng phân hoá và hình thành ba nhóm nhỏ sau: + Các nước công nghiệp mới (NIC) bao gồm các nước mới hoàn thành công nghiệp hoá trong thập kỷ 80 trong số các nước đang phát triển. Bình quân GNP theo đầu người của nhóm nước này đã vượt 2000USD/người vào giữa thập kỷ 80. Ở Châu Á có 4 nước gọi là NIC (Singapore, HồngKông, Đài Loan, Hàn Quốc), Châu Mỹ la tinh (Braxin, Achentina, Mêhicô). Sang thập niên 90 phần lớn các nước NIC đã được Liên hiệp quốc xếp vào nhóm các nước đã phát triển công nghiệp. + Nhóm các nước đang phát triển có trình độ trung bình, chiếm đa số các nước thuộc nhóm 2. Tiềm lực kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên. Đã thực hiện công nghiệp hoá song do nhiều nguyên nhân khác nhau, qui mô và tốc độ công nghiệp hoá còn hạn chế. Một số nước có GNP lớn, có nước đạt mức bình quân GNP theo đầu người vào loại cao trên thế giới, đặc biệt là các nước xuất khẩu dầu mỏ. Các nước khác nằm rải rác ở Bắc Phi, Nam Phi, Trung Nam Mỹ, Đông Nam Á và hai nước khổng lồ về dân số của thế giới (Trung Quốc và Ấn Độ) đều có GNP bình quân theo đầu người dưới mức trung bình thế giới. + Các nước chậm phát triển nhất (LDC) bao gồm các nước còn lại, các nước có trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp nhất thế giới. 1985 Liên hiệp quốc đã ghi nhận có từ 33 đến 36 nước thuộc nhóm này. Bình quân GNP đầu người hàng năm không vượt quá 330USD, số người biết chữ ở tuổi trưởng thành không quá 80%, công nghiệp chế biến chiếm 10% GNP, thuộc nhóm nước này có 42 nước với tổng số dân 340 triệu người. Châu Phi 27 nước, Châu Á 11 nước, Châu Úc 3 nước, Châu Mỹ la tinh 1 nước. Các nước này không chỉ nghèo trên cơ sở hiện có mà còn nghèo cả tiềm năng phát triển gây cản trở cho việc thu hút nguồn đầu tư nước ngoài và ngaỳ càng phụ thuộc vào sự trợ giúp từ bên ngoài. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại hình thành từ giữa thế kỷv XX đến nay là động lực chính thúc đẩy các cuộc điều chỉnh cơ cấu kinh tế trên phạm vi toàn thế giới. Hiện nay nó đã và đang không ngừng gia tăng tốc độ, chiều rộng, chiều sâu và mang sắc thái mới, sắc thái cách mạng thông tin trên thế giới lại đang xuất hiện các cuộc điều chỉnh mới về cơ cấu thúc đẩy nhanh chóng năng suất lao động và tiến bộ xã hội. Cùng với sự kết thúc của chiến tranh lạnh và sự đối đầu hai cực Xô - Mỹ, tăng cường và củng cố xu hướng hoà dịu, hình thành thế giới đa cực, cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đang đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế. Quá trình đó được thể hiện ở hai mặt chủ yếu sau: - Đẩy nhanh hơn sự phân công lao động giữa các khu vực trên thế giới và giữa các quốc gia trong từng khu vực. - Tăng cường xu hướng hợp tác và nhất thể hoá kinh tế thế giới, đặc biệt là trong phạm vi từng khu vực. Đến nay trên thế giới đã có đến hàng trăm hình thức tổ chức liên chính phủ và hàng nghìn hình thức tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại, khoa học và công nghiệp, văn hoá và xã hội. Trong đó có những hình thức tổ chức kinh tế và thương mại quốc tế và các tổ chức liên kết kinh tế và thương mại đặc thù theo khu vực. Quá trình tự do hoá kinh tế, thương mại, đầu tư, thông tin đang tạo ra môi trường thuận lợi thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá toàn bộ hoạt đoọng phát triển nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng. Ví dụ: Tổ chức thương mại quan trọng (WTO) được thành lập do kết quả của Hội nghị hiệp định chung về thuế quan và thương mại. WTO ra đời ngày 1/1/1995. Sự ra đời của nó đã và đang góp phần to lớn vào quá trình thiết lập một hệ thống mậu dịch thế giới cởi mở, tự do, bình đẳng và có hiệu quả hơn. Chính vì vậy tổ chức này được nhiều nước tham gia. Hiện nay có 130 nước thành viên chính thức và 34 nước quan sát viên (chủ yếu là các nước đang phát triển) WTO chiếm 98% tổng giá trị thương mại toàn cầu, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định các nguyên tắc, quy tắc và các định chế chung trong thương mại quốc tế. Việt nam là một trong 28 nước đang trong quá trình đàm phán xin gia nhập WTO. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) được hình thành năm 1961, tập hợp xung quanh Mỹ các các quốc gia Tư bản giầu mạnh nhất OECD là nguồn đầu tư to lớn sang các nước đang phát triển và giữa vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế thương mại thế giới, chiếm 80% kim ngạch xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới hiện nay và chiếm 75% GNP của toàn thế giới. Ngoài ra còn có các tổ chức khác như tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC, Liên hiệp Châu Âu (EU-15), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Toàn cầu hoá và khu vực là những quá trình khách quan không đảo nghịch. Chúng tạo ra những cơ hội lớn chưa từng có trong lịch sử, nhưng đồng thời cũng là những thách thức lớn đối với sự phát triển của từng quốc gia, từng khu vực với tư cách là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế thế giới thống nhất lựa chọn chiến lược phát triển quốc gia trong những điều kiện mới nhất thiết phải tính đến quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế. . NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG CỦA NỀN KT THẾ GIỚI & QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HOÁ Trả lời: * ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI Nền kinh tế thế giới là một. GNP của toàn thế giới không quá 1,5% và trong giá trị tổng sản phẩm công nghiệp của toàn thế giới không quá 2%. Các nước này phần lớn nằm trong số 40 quốc gia có quy mô GNP dẫn đầu thế giới và. công nghiệp vào hàng đầu thế giới: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Ý, Canađa thường được gọi là nhóm G7, chiếm gần 70% GNP của toàn thế giới và 75% tổng sản phẩm công nghiệp của toàn thế giới. Nước