Quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (tt)Quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (tt)Quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (tt)Quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (tt)Quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (tt)Quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (tt)Quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (tt)Quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (tt)Quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (tt)Quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (tt)Quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (tt)Quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (tt)Quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (tt)Quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (tt)Quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (tt)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG ANH TOÀN
QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Minh Ngọc
Phản biện 1: TS Dương Đình Giám
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Trọng Xuân
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội vào lúc: 14 giờ, ngày 14 tháng 10 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Củng cố, duy trì đầy đủ số lượng và chất lượng lao động cần thiết để tổ chức đạt được mục tiêu đề ra Tìm kiếm và phát triển những hình thức, phương pháp tốt nhất để người lao động có thể góp sức lực cho việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, đồng thời tạo cơ hội cho người lao động phát triển bản thân Hoạt động của tổ chức không thể đem lại hiệu quả nếu quản lý nhân lực không tốt, quản trị nhân lực là bộ phận cấu thành không thể thiếu của quản trị kinh doanh đây là nguyên nhân thành bại trong kinh doanh Ngày nay, do
sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên tất cả các tổ chức muốn tồn tại và phát triển phải cải tổ tổ chức của mình theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, năng động trong đó con người là yếu tố quyết định Bởi vậy, việc giao đúng người, đúng việc, đúng cương vị đang
là vấn đề đáng được quan tâm trong các tổ chức hiện nay
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là một bệnh viện ngoại khoa đầu nghành, là một trong những trung tâm phẫu thuật lớn nhất Việt Nam, gắn với tên tuổi nhà phẫu thuật nổi tiếng Tôn Thất Tùng Hiện nay, Bệnh viện có quy mô hơn 1.500 giường bệnh gồm: 52 phòng mổ trang thiết bị y tế hiện đại, 1 viện và 8 trung tâm, 26 khoa lâm sàng,
10 khoa cận lâm sàng và 10 phòng chức năng Đến nay, bệnh viện đã
có những thành tích đáng kể trong lĩnh vực phẫu thuật như: Thần kinh sọ não, tim mạch, tiết niệu, chấn thương, cột sống, tiêu hóa, gan mật, chẩn đoán hình ảnh, gây mê hồi sức, nhi, phẫu thuật bằng Robot, nội soi, vi phẫu, ghép tạng đều ngang tầm khu vực và thế giới Trải qua hơn 110 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước như: Danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Huân chương
Trang 42
Hồ Chí Minh và Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới Đóng góp vào thành công trên là đội ngũ y tá, bác sỹ có trình độ với gần 2.000 cán bộ, bác sĩ, điều dưỡng đạt trình độ cao, giàu kinh nghiệm, sáng về y đức; trong đó có gần 70 Giáo sư – Phó Giáo sư và Tiến sĩ;
152 Thạc sĩ – Bác sĩ nội trú; đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa – đa khoa và hơn 400 cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng đặc Bên cạnh những mặt thuận lợi, thì khó khăn thách thức đặt ra đối với các Bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay là nâng cao chất lượng y tế để đáp ứng với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, yêu cầu khám chữa bệnh kĩ thuật cao đội ngũ y bác sỹ cần phải có sự chuyên nghiệp trong công tác khám chữa bệnh Đặc biệt, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cũng cần chuẩn bị nguồn lực cho cơ
sở 2 đang được xây dựng tại Phủ Lý Hà Nam sắp được đưa vào hoạt động Thực tế đó đòi hỏi cần phải có nghiên cứu giúp cho Lãnh đạo bệnh viện có sự lựa chọn, sắp xếp con người có năng lực, phẩm chất phù hợp với các vị trí của mình góp phần nâng cao chất lượng công việc và hiệu quả hoạt động của Bệnh viện Vì vậy tôi lựa chọn đề tài
nghiên cứu: “Quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức”
- Một số nghiên cứu của chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản
lý về nguồn lực nói chung quản lý nguồn nhân lực riêng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích chung
Trang 5Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực ở Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, góp phần đạt được mục tiêu phát triển chung của Bệnh viện
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản
lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý nguồn nhân lực ở Bệnh viện HN Việt Đức
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Bệnh viện Hữu
Nghị Việt Đức
+ Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công
tác quản lý nhân lực ở Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn 2011 -
2016, và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhân lực ở Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đến năm 2025
5 Phương pháp lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu với đối tượng và phạm
vi như trên, tác giả sử dụng các phương pháp:
Trang 64
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tiến hành nghiên cứu các
văn bản, tài liệu, thu thập và phân tích các tài liệu khoa học có liên quan
để xây dựng cơ sở lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp so sánh đối chiếu với kinh nghiệm quản lý nhân lực của một số Bệnh Viện;
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp t các báo cáo, nghiên cứu có sẵn về những chủ đề có liên quan;
+ Phương pháp thống kê t các số liệu khác nhau liên quan đến chủ đề nghiên cứu;
- Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu thống kê bằng phần
mềm Microsoft Excel
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nguồn nhân lực tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức” là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan
trọng, giúp cho ban lãnh đạo của Bệnh viện có cách nhìn toàn diện và khách quan về thực trạng công tác quản lý NNL, thấy được các mặt mạnh cũng như những vấn đề tồn tại cùng với nguyên nhân Những giải pháp có tính định hướng và gợi mở các biện pháp nhằm phát huy cao nhất hiệu quảquản lý NNL là những thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược phát triển của Bệnh viện Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài thể hiện qua các nội dung sau đây:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý NNL ở các cơ sở y tế
- Bằng các số liệu chứng minh, luận văn phân tích và làm sáng
tỏ hiện trạng quản lý NNL tại Bệnh viện; t đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, rút ra nguyên nhân của tồn tại và đề xuất
Trang 7các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý NNL tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho những năm tới
7 Cơ cấu của luận văn :
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn nhân lực
Chương 2: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN
NHÂN LỰC 1.1.Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực: NNL là nguồn cung cấp
sức lao động cho xã hội, là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, giữ vai trò quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, một
tổ chức.Nguồn nhân lực là tài nguyên quan trọng và quý giá nhất để đánh giá tiềm lực phát triển của mỗi quốc gia, mỗi vùng, ngành, địa phương, mỗi doanh nghiệp Nguồn nhân lực là nguồn lực phong phú
nhất và đa dạng nhất so với các loại tài nguyên khác
1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực
- Số lượng nguồn nhân lực
- Chất lượng nguồn nhân lực
- Đặc thù của nguồn nhân lực y tế
Trang 86
1.2 Cơ sở lý luận về quản lýnguồn nhân lực trong các cơ
sở y tế
1.2.1 Khái niệm về quản lý nguồn nhân lực
Khái niệm quản lý NNL trong các cơ sở y tế đó là xây dựng các triết lý, các chính sách và triển khai các hoạt động chức năng về thu hút, tuyển dụng nhân lực, đào tạo, bố trí công việc, đánh giá kết quả hoạt động, thực hiện các chính sách đãi ngộ, phát triển các khả năng của nhân lực, tạo môi trường làm việc thuận lợi nhằm đạt hiệu quả cho
cả tổ chức lẫn nhân viên y tế
1.2.2 Mục tiêu của quản lý nguồn nhân lực: Quản lý nguồn
nhân lực nghiên cứu các vấn đề về quản lý con người trong các tổ chức ở tầm vi mô có hai mục tiêu cơ bản: Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của
tổ chức; Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên được phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành, tận tâm
với doanh nghiệp
1.2.3 Vai trò của quản lý nguồn nhân lực y tế
- Về mặt kinh tế
- Về mặt xã hội
- Đối với các Bệnh viện
1.2.4 Nội dung Quản lý nguồn nhân lực y tế
1.2.4.1 Hoạch định nguồn nhân lực y tế
1.2.4.2 Phân tích công việc
1.2.4.3 Tuyển dụng nguồn nhân lực
1.2.4.4 Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên
1.2.4.5 Trả công lao động
Trang 91.2.4.6 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nguồn nhân lực y tế
1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài: Quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư; Chính sách vĩ mô và sự hỗ trợ của
nhà nước và các tổ chức quốc tế trong đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực cho Bệnh Viện; Sự phát triển của hệ thống cung cấp dịch vụ phát triển; Đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề; Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y tế; Thị trường lao động
1.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong: Chính sách,
chiến lược/kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; Tăng trưởng, sự đổi
mới, công nghệ mới của Bệnh Viện; Khả năng lãnh đạo và phương
thức quản lý NNL; Khả năng tài chính; Cơ sở thông tin quản lý nguồn nhân lực Văn hóa tổ chức; Quản lý NNL phụ thuộc vào triết lý và văn
Một là, Xây dựng bảng mô tả công việc rõ dàng: trong đó nói
rõ công việc phải làm, công cụ phục vụ công việc, trách nhiệm và quyền hạn, cấp báo cáo công việc,
Hai là, Xây dựng tiêu trí đánh giá nhân sự hợp lý: cần xây dựng khoa học và phù hợp cho t ng bộ phận, vị trí Kết quả đánh giá nhân sự là điều kiện để xét khen thưởng và tăng lương
Ba là, Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả Bốn là, Có chính sách linh hoạt trong việc tuyển dụng và giữ chân người tài giỏi, quan tâm đến những quyền lợi về vật chất và
Trang 108
tinh thần của người lao động
Năm là, Cần quan tâm, phát huy những tiềm năng hiện có và tăng cường năng lực cho đội ngũ lao động chất lượng cao T đó hình thành đội ngũ các nhà khoa học giỏi, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nghiên cứu, giáo dục, đào tạo tại chỗ
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BỆNH
VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC 2.1 Tổng quan về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được thành lập năm 1906, lúc
đó với tên gọi là Nhà thương Bảo hộ, theo quá trình thời gian, bệnh viện mang các tên gọi khác nhau qua t ng giai đoạn lịch sử của đất
nước: Bệnh viện Yersin (1943), Bệnh viện Phủ Doãn (1954), Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cộng hoà Dân chủ Đức (1958 – 1990)
và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (t năm 1991 đến nay)
Tính đến 30/6/2016, Bệnh viện có 1529 giường bệnh, 1956 công chức, viên chức, hợp đồng lao động và cán bộ nhà trường (chưa kể gần 400 nhân viên bảo vệ, nhân viên vệ sinh môi trường được bệnh viện ký hợp đồng với các công ty bên ngoài thường xuyên làm việc tại bệnh viện) Trong đó có 06 Giáo sư-Tiến sĩ, 29 Phó Giáo sư-Tiến sĩ; 40 Tiến sĩ, 08 Bác sĩ CKII, 84 Thạc sĩ, 122 Bác sĩ nội trú, 06 Bác
sĩ CKI, 44 Bác sĩ đa khoa, gần 600 cán bộ khác có trình độ t cao đẳng trở lên
Năm 2015, Bệnh viện được xếp hạng Bệnh viện đặc biệt theo Quyết định số 1446/QĐ-BNV ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ Với vinh dự này, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện
Trang 11chuyên khoa hạng đặc biệt đầu tiên của cả nước Cũng trong năm này, bệnh viện được Bộ Y tế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Quyết định số 1424/QĐ-BYT ngày 17/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Bệnh viện hữu nghị Việt Đức có 1 viện và 10 trung tâm trực thuộc, 18 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng và 11 phòng chức năng Hệ thống của bệnh viện có trên 50 phòng mổ, trong đó có hệ thống mổ nội soi ngang tầm thế giới, quy mô 1.500 giường
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý
Hiện nay cơ cấu tổ chức của bệnh viện bao gồm 3 khối chính: Khối hành chính, hậu cần: gồm 01 Ban Giám đốc bệnh viện, 01 Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, 11 khoa/phòng chức năng Khối lâm sàng: gồm 01 Viện Chấn thương chỉnh hình, 07 Trung tâm
và 20 khoa/phòng lâm sàng Khối cận lâm sàng: gồm 08 khoa, 01 Trung tâm Truyền máu và 01 Nhà thuốc
2.2 Tình hình hoạt động (khám chữa bệnh)
Trong giai đoạn 2011-2016, số giường bệnh thực tế tăng liên tục t 955 số giường bệnh năm 2011 lên 1529 số giường bệnh năm 2016
Số lần khám bệnh tăng liên tục năm 2011 khám 179465 lượt năm
2016 con số này đã tăng gần gấp đôi lên 314610 lượt, tổng số người được khám t năm 2011 đến năm 2016 là 1.308.440 lượt (Hình 2.2) Tương ứng với sự tăng lên về số lượng người được khám chữa bệnh Giai đoạn 2011-2016 số lượng người được điều trị cũng tăng Tổng số người được điều trị giai đoạn 2011-2016 là 584925 người
Số lượng ngày điều trị nội trú của Bệnh viện tăng đều qua các năm nếu năm 2011 tổng số ngày điều trị nội trú là 352793 ngày đến năm 2016 tổng số ngày điều trị nội trú đã tăng lên 476158 ngày
Trang 1210
2.3 Thực trạng nguồn nhân lực của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2.3.1 Thực trạng số lượng nguồn nhân lực
Suốt 111 năm thành lập, đội ngũ cán bộ nhân viên bệnh viện
đã ngày càng phát triểnvững mạnh với chuyên môn tay nghề vững chắc, chuyên sâu Số lượng nhân sự của Bệnh viện trong giai đoạn 2011- 2016 liên lục, tăng tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn này khá cao đạt gần 6% đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người dân Đến cuối năm 2016 tổngnhân sự là 1956 cán bộ nhân viên, tăng nhiều so với các năm 2011(năm 2011 bệnh viện có 1470 nhân viên)
2.3.2 Thực trạng hình thức sử dụng nguồn nhân lực
Hiện nay, Bệnh viện song song tồn tại hai hình thức sử dụng nhân sự một là nhân sự được biên chế và hai là nhân sự hợp đồng Nhân sự biên chế là những nhân sựđã qua thời gian làm dài, đạt đủ chuyên môn làm việc của Bệnh viện được Ban giámđốc bệnh viện thông qua dựa trên ý kiến phê duyệt của bộ phận đánh giá nhân
sự Giai đoạn v a qua, số lượng nhân sự biên chế của Bệnh viện có
xu hướng giảm xuống, ngược lại nhân sự hợp đồng có xu hướng tăng lên (năm 2011 nhân sự hợp đồng chỉ có 284 người chiếm khoảng 20% trong tổng số nhân sự, đến cuối năm 2016 số nhân sự hợp đồng là 752 chiếm đến 40,2%) góp phần cơ cấu lại đội ngũ cán
bộ, nhân viên; đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế cán bộ, viên chức theo hướng tập trung, thống nhất trong Bệnh viện
2.3.3 Thực trạng trình độ chuyên môn nguồn nhân lực
Trong tổng số 1956 cán bộ hiện nay, Bệnh viện có 726 cán bộ
có trình độ t Đại học trở lên chiếm hơn 37%, số cán bộ có trình độ
Trang 13trung cấp, cao đẳng chủ yếu là trình độ trung học (720 người; chiếm 31,81%), cao đẳng (273 người; chiếm 13,96%)
2.3.4 Thực trạng nguồn nhân lực theo giới tính, độ tuổi
Tại Bệnh viện, số lao động nữ thường cao gấp 1,5 lần số lao động nam tập trung chủ yếu ở lực lượng y tá và điều dưỡng Lực lượng lao động nam chủ yếu là các bác sỹ
Về độ tuổi, tại bệnh viện số lao động t 20 đến 35 tuổi có
487 người chiếm 25%; Số lao động t 36 đến 50 tuổi có 1124 người chiếm 57%; lao động trên 50 tuổi có 349 người chiếm 18%
Cơ cấu này khá hợp lý, đảm bảo luôn có lực lượng kế cận số lao động chuẩn bị nghỉ hưu đồng thời tạo điều kiện cho số lao động trẻ học tập trực tiếp các kinh nghiệm t lao động có kinh nghiệm cao hơn
2.3.5 Cơ cấu lao động tại các đơn vị của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: Tổng số đơn vị cấu thành nguồn lực Bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức gồm 53 đơn vị, trong đó đơn vị có số lượng lao động nhiều nhất là: Khoa GMHS có 262 người, chiếm 13,4%; Khoa khám bệnh 138 người, chiếm 7,1%; Hồi sức có 100 người
chiếm 5,1%
2.4 Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2.4.1 Hoạch định nguồn nhân lực
Để thực hiện kế hoạch hóa NNL, Bệnh viện Việt Đức đã tiến hành phát triển đội ngũ lãnh đạo trên cơ sở nguồn cán bộ quy hoạch kế nhiệm: Triển khai công tác đánh giá và quy hoạch cán bộ kế nhiệm các cấp, rà soát, bổ sung danh sách cán bộ quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lâu dài, ổn định và chủ động bổ sung, tăng cường đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp khi cần thiết, bổ nhiệm người có tài năng phù hợp vào các vị trí