SKKN SINH6

5 486 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
SKKN SINH6

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Tân Hòa 1 I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1.Thuận lợi: -Được sự giúp đở tận tình của các cấp chính quyền, Ban Giám Hiệu nhà trường và đồng nghiệp. -Đa số học sinh đều chăm chỉ học tập, đoàn kết phấn đấu tốt, thiết bị dạy học đầy đủ cho bộ môn. -Trường có được cán bộ thiết bị, thư viện, phòng bộ môn, phòng thực hành, nên rất tiện cho việc dạy của giáo viên. 2.Khó khăn: -Phần lớn học sinh đều là con nông dân nghèo, nhà xa trường nên việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trời mưa. -Trường nằm tọa lạc ngay chợ nên trước cổng và xung quanh đều có buôn bán, ảnh hưởng không nhỏ đến học tập của các em. -Trường không có vườn sinh học do đất hẹp, nên rất khó khi dạy tham quan thiên nhiên. -Một số băng đĩa thực hành không có hoặc có bị hỏng, ảnh hưởng rất nhiều khi dạy thực hành. -Phòng thực hành nhỏ, không có nước, một số bộ đồ mổ bị hư, rỉ sét, nên khi dạy thực hành tính chính xác khoa học không cao. II.ĐẶT VẤN ĐỀ: -Đối với mỗi giáo viên, chúng ta ai cũng đều mong muốn truyền đạt kiến thức của mình đến từng học sinh, rất mong học sinh của mình hiểu và nắm được từng bài học mà chúng ta truyền thụ. Nhưng thực tế qua nhiều năm nay có không ích học sinh rất sợ học bài nhất là môn sinh học, lịch sử, địa lí… nói chung là những môn học các em cho là môn phụ không cần phải học bài, từ đó chất lượng các môn này đều thấp. -Đây là vấn đề làm cho giáo viên phải trăn trở nhiều, phải làm thế nào giúp các em biết cách học, nâng cao chất lượng tập cho các em. -Sinh Học 6 lại là một môn khoa học tự nhiên, gần gủi với các em. Mặc dù đây là chương trình đổi mới, nội dung sách giáo khoa viết ngắn gọn theo cách truyền thụ nội dung là chính. Các hoạt động trên lớp chủ yếu là tranh vẽ, mô hình, nhằm chứng minh cho bài giảng, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh. Vì vậy đối với bộ môn Sinh Học 6 , để các em hiểu và học tốt môn này. Tôi cho các em sưu tầm mẫu ở mỗi bài học, tập cho các em ép mẫu thực vật như: “Rễ thân, lá, hoa …”. III.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1.Lý luận biện pháp giải quyết vấn đề: Đối với các em đây là sự mới lạ ngỡ ngàng, vì ở Tiểu Học các em chưa làm quen với phương pháp ép mẫu thực vật, để đạt được vấn đề vừa nêu trên, tôi sẽ hướng dẫn các em như sau: -Về bài các loại rễ: tôi cho ở mỗi nhóm sưu tầm rễ cây đậu, rễ cây lúa, cắt ngang phần gốc của thân, rữa sạch mang đến lớp. Kinh nghiệm giảng dạy môn: Sinh Học 6 GV: Bạch Hồng Tài Trường THCS Tân Hòa 1 RỄ CHÙM RỄ CỌC -Về lá: cho các nhóm mang đến lớp đoạn thân mồng tơi có lá, hoa hồng, các loại gân lá, kiểu xếp lá trên thân và cành (Như hình 19.3, 19.5 SGK Sinh Học 6). THÂN MỒNG TƠI HOA HỒNG GÂN HÌNH CUNG GÂN HÌNH MẠNG LÁ MỌC ĐỐI LÁ MỌC CÁCH Kinh nghiệm giảng dạy môn: Sinh Học 6 GV: Bạch Hồng Tài GÂN HÌNH SONG SONG Trường THCS Tân Hòa 1 HOA 5 CÁNH HOA 3 CÁNH *Lưu ý: “Các em chỉ được thu hái những mẫu cho phép với số lượng ít” -Ở cách ép mẫu cây, tôi cho các em lấy mẫu vật nào thì ép ngay mẫu vật đó vào cặp ép cây. Kinh nghiệm giảng dạy môn: Sinh Học 6 GV: Bạch Hồng Tài CÂY DƯƠNG XỈ CẶP ÉP CÂY Trường THCS Tân Hòa 1 (Nếu không có cặp ép cây thì đặt ngay ngắn mẫu cây lên nữa tờ giấy đã gấp đôi, gấp tờ giấy lại rồi đặt vào hai tấm ván phẵng dùng dây vải buộc chặt lại), nén cặp dưới vật nặng rồi đem phơi nắng. Hằng ngày thay giấy báo, một đến hai ngày khồng nén cặp dưới vật nặng nữa. Sau khi mẫu cây khô lấy ra đặt lên tờ bìa trắng, dùng kim chỉ khâu dính chặt vào tờ bìa, rồi dán nhãn vào một gốc. Mẫu nhãn như sau: Tên cây Địa điểm lấy mẫu Môi trường Ngày lấy mẫu Người lấy mẫu -Các em cũng có thể làm theo cách: Sau khi thu hái mẫu, xếp vào cặp ép cây mang về nhà, dùng bàn là, là cho đến khi khô rồi gắn vào tờ bìa, (Lưu ý: Không để bàn là quá nóng, phải làm nhiều lần để cây khô dần). 2.Thử nghiệm trong thực tế và kết quả thử nghiệm -Trong năm học 2003 – 2004 tôi được Ban Giám Hiệu nhà trường phân công giảng dạy 03 lớp: 6A7, 6A8, 6A9. -Năm học: 2004 – 2005, 04 lớp: 6A6, 6A7, 6A8, 6A9. -Năm học: 2005 – 2006, 06 lớp: 6A1, 6A2, 6A3, 6A4, 6A5, 6A6. -Năm học: 2006 – 2007, 08 lớp: 6A1, 6A2, 6A3, 6A4, 6A5, 6A6, 6A7, 6A8. -Năm học: 2007 – 2008, 08 lớp: 6A1, 6A2, 6A3, 6A4, 6A5, 6A6, 6A7, 6A8. Tôi đã thực hiện các biện pháp nêu trên ở các lớp. Kết quả thống kê như sau: Năm học Lớp Sỉ số Giỏi Khá Trung bình Yếu TS TL TS TL TS TL TS TL 2003 - 2004 6A7 đến 6A9 127 14 11% 32 25.2% 66 52% 15 11.8% 2004 - 2005 6A6 đến 6A9 162 30 18.5% 53 32.7% 69 42.6% 10 6.2% 2005 - 2006 6A1 đến 6A6 234 40 17.1% 62 26.5% 114 48.7% 18 7.7% 2006 - 2007 6A1 đến 6A8 312 52 16.6% 76 24.4% 154 49.4% 30 9.6% 2007 - 2008 6A1 đến 6A8 298 60 20,1% 84 28,2% 135 45,3% 19 6,4% Kinh nghiệm giảng dạy môn: Sinh Học 6 GV: Bạch Hồng Tài Trường THCS Tân Hòa 1 Được kết quả như vậy là nhờ trong quá trình sưu tầm hay ép mẫu, kích thích được sự tìm tòi, học hỏi, yêu thích bộ môn hơn. Tạo được sự hứng thú học tập ở các em, nâng cao được sự tư duy khả năng làm việc độc lập ở các em, từ đó các em say mê và yêu thích bộ môn sinh học hơn. Bên cạnh đó còn có nhược điểm: +Tốn thời gian và công sức để phơi ép mẫu. +Mất nhiều thời gian để sưu tầm mẫu. IV.KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua phân tích vấn đề vừa nêu trên, tôi nhận thấy cách hướng dẫn học sinh ép mẫu thực vật nó rất thiết thực cho môn Sinh Học 6, đồng thời học sinh nắm vững được nội dung của chương trình học, nhớ lâu được kiến thức và thường tích cực chủ động trong học tập. Mặc khác còn rèn luyện được cho các em khả năng làm thực hành môn Sinh Học. Đây là bài học kinh nghiệm rất bổ ích cho việc giảng dạy môn Sinh Học 6. V.Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: Với kinh nghiệm tích lũy được, tôi đề nghị tổ trưởng chuyên môn của trường góp ý kiến để phương pháp giảng dạy môn Sinh Học 6 được hoàn chỉnh hơn nữa, đồng thời được ứng dụng rộng rãi trong toàn trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường. Tân hòa, Ngày 10 tháng 09 năm 2008 Duyệt của BGH Tổ trưởng Người viết Bạch Hồng Tài Kinh nghiệm giảng dạy môn: Sinh Học 6 GV: Bạch Hồng Tài

Ngày đăng: 22/07/2013, 01:25

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan