Văn bản : ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi.. Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ
Trang 1PHÒNG GD-ĐT Q.NINH KIỀU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG NĂM HỌC : 2007-2008
Thời gian làm bài : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề )
Điểm bằng số Điểm bằng chữ Họ tên và chữ ký Số phách
Giám khảo 1: :
………
Giám khảo 2:
………
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 đ)
Đọc kỹ bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái đầu mỗi đáp án đúng.
Văn bản : ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi !
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ, cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em vẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẫy bạc, đuôi vàng lóe rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 2Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Huy Cận)
1/ Chủ thể trữ tình của bài thơ trên là ai?
A Tác giả C Người dân chài
B Đoàn thuyền D Tác giả và người lao động
2/ Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là phương thức nào?
3/ Tác giả sử dụng bút pháp nhgệ thuật chủ yếu nào để sáng tạo các hình ảnh thơ ?
A Bút pháp ước lệ C Bút pháp lãng mạn
C Bút pháp hiện thực D Vừa ước lệ, vừa hiện thực
4/ Nhận xét nào sau đây đúng nhất về chủ đề của bài thơ ?
A Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về cảnh biển đêm
B Bài thơ là bức tranh tráng lệ và hào hùng về d0oàn thuyền đánh cá
C Bài thơ là khúc tráng ca ngợi ca thiên nhiên đất nước
D Bài thơ là khúc tráng ca ngợi ca thiên nhiên đất nước, ngợi ca lao động và người lao động
5/ Từ “ đoàn thuyền ” trong hai câu thơ :
- Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
- Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
A Phương thức ẩn dụ C Phương thức nhân hóa
B Phương thức hoán dụ D Vừa ẩn dụ, vừa nhân hóa
6/ Câu thơ “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long” sử dụng phép tu từ gì ?
A So sánh C Ẩn dụ
7/ Câu thơ : “Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”
Thuộc kiểu câu gì ?
A Câu nghi vấn C Câu cảm thán
B Câu cầu khiến D Câu trần thuật
8/ Các từ nào sau đây không liên quan đến biển cả ?
9/ Nguyễn Du đã dùng bút pháp nghệ thuật nào là chính để tả hai chị em Thuý Kiều?
A Bút pháp tả thực C Bút pháp ước lệ
B Bút pháp tự sự D Bút pháp lãng mạn
10/ Câu thơ “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”, Nguyễn Du miêu tả nét đẹp nào của
Thuý Kiều ?
A Vẻ đẹp của đôi mắt, mái tóc C Vẻ đẹp của hình dáng, nét mặt
B Vẻ đẹp của nước da, đôi mắt D Vẻ đẹp của đôi mắt và đôi lông mày
11/ Nội dung chính của bài thơ “Bếp lửa” là gì ?
A Miêu tả vẻ đẹp về hình ảnh bếp lửa trong ký ức tuổi thơ của tác giả
Trang 3B Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với bà
C Nói về tình cảm của người bà đối với cháu
D Nói về nỗi nhớ thương của người con đi xa dành cho cha mẹ ở quê nhà
12/ Câu nào là độc thoại nội tâm của nhân vật ông Hai trong truyện “Làng” ?
A Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu, nó khủng bố, ông ạ
B Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông cứ trào ra
C Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ?
D Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ?
II/ PHẦN TỰ LUẬN : ( 7 điểm)
1 Người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và người lính trong “Bài thơ về
tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật có điểm gì chung ?(2đ)
2 Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài
thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ
và trò chuyện đó.(5đ)
Bài làm:
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………