Với mục tiêu đi sâu vào chuyên ngành nước, trở thành một kỹ sư Thủy Lợi, do đó, để tổng hợp những kiến thức đã được học tập trong 5 năm học tập tại trường Đại Học Thủy Lợi em được bộ môn
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đời sốngcủa người dân ngày càng nâng cao Nhu cầu sử dụng nước sạch trong đời sống sinhhoạt cũng như trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ là tăng khôngngừng Do việc cung cấp nước máy không đủ cho nhân dân nên gây ra nhiều khókhăn trong sinh hoạt, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, làm cho năng suấtlao động giảm sút đáng kể Các số liệu thống kê về tình trạng bệnh tật, nhữngtrường hợp tử vong tại các bệnh viện do dùng nước có chất lượng không đảm bảonhư là một lời cảnh báo Do đó việc xây dựng, mở rộng hệ thống cấp nước sạchđang là một yêu cầu cấp thiết
Với mục tiêu đi sâu vào chuyên ngành nước, trở thành một kỹ sư Thủy Lợi, do
đó, để tổng hợp những kiến thức đã được học tập trong 5 năm học tập tại trường Đại
Học Thủy Lợi em được bộ môn Cấp Thoát Nước giao cho đề tài tốt nghiệp: “Thiết
kế hệ thống cấp nước thị trấn Chờ – tỉnh Bắc Ninh”
Căn cứ vào những tài liệu thu thập được, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ cụ thểcủa đề tài được giao em xin được trình bày nội dung tính toán cụ thể đồ án tốtnghiệp ở các phần sau
Vì thời gian thực hành cũng như kinh nghiệm thực tế có hạn nên không tránhkhỏi thiếu sót trong khi làm đề tài, vì vậy em kính mong các thầy cô đóng góp bổxung ý kiến để đề tài của em đạt kết quả tốt hơn
Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn ThS Nguyễn Thế Anh
và các thầy cô trong bộ môn đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo em trong quá trình học tập tại trường!
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 01 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Lành
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
CHƯƠNG 1 :KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRẤN CHỜ 6
1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 7
1.1.1.Vị trí địa lý 7
1.1.2.Đặc điểm địa hình và diện tích 8
1.1.3 Đặc điểm khí hậu 9
1.1.4.Đặc điểm thuỷ văn 9
1.1.5.Điều kiện địa chất 9
1.2.ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 10
1.2.1.Điều kiện tự nhiên 10
1.2.2 Tình hình dân số 10
1.2.3.Tình hình phát triển kinh tế xã hội .11
1.3.HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT .12
1.3.1.Điều kiện sử dụng đất đai và giao thông .12
1.3.2.Hiện trạng hệ thống cấp nước .13
1.3.3.Hiện trạng hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường .13
1.4.QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN NĂM 2030 14
1.4.1 Định hướng phát triển không gian 14
1.4.2 Phân khu chức năng 14
1.4.3 Quy hoạch sử dụng đất 16
1.4.4.Quy hoạch xây dựng mạng lưới các công trình hạ tầng xã hội .16
1.4.5.Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 18
1.5 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ .24
CHƯƠNG 2 : TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG SUẤT TRẠM CẤP NƯỚC 25
2.1 XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI NHU CẦU DÙNG NƯỚC ĐẾN GIAI ĐOẠN
NĂM 2030 25
2.1.1 Nước dùng cho sinh hoạt .25
2.1.2 Nước dùng cho khu công nghiệp .25
2.1.3 Nước dùng phục vụ công cộng (tưới cây, rửa đường, ) 26
2.1.4 Nước cấp cho công nghiệp dịch vụ trong thành phố .26
2.1.5 Nước thất thoát .26
Trang 32.1.6 Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước 26
2.1.7 Lượng nước dự phòng .26
2.1.8 Nhu cầu dùng nước cho chữa cháy .27
2.2 XÁC ĐỊNH QUY MÔ CÔNG SUẤT TRẠM CẤP NƯỚC .27
2.2.1 Lựa chọn các hệ số tính toán .27
2.2.2 Công suất trạm cấp nước .28
2.3 XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG TÍNH TOÁN CHO CÁC CÔNG TRÌNH TRONG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC .29
2.4 XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA TRẠM BƠM CẤP I, TRẠM BƠM CẤP II 29
2.4.1 Công suất làm việc của CTT-TB1 và Trạm xử lý 29
2.4.2 Chế độ làm việc của trạm bơm cấp 2 29
2.4.3 DUNG TÍCH ĐIỀU HÒA CỦA BỂ CHỨA 29
3.1 TỔNG QUAN 31
3.2 NGUỒN NƯỚC MẶT 31
3.3 NGUỒN NƯỚC NGẦM 32
3.3.1 Nghiên cứu chất lượng nước ngầm trên địa bàn Thị trấn .32
3.2 CHẤT LƯỢNG NƯỚC .33
3.4 LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC CẤP 34
3.5 LỰA CHỌN VỊ TRÍ ĐẶT TRẠM XỬ LÝ 35
3.5.1 Vị trí công trình thu .35
3.5.2 Vị trí trạm xử lý .35
CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 37
4.1 XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC DÙNG NƯỚC .37
4.2 VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC .37
4.3 TÍNH TOÁN THỦY LỰC, THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 38
4.3.1.Xác định chiều dài tính toán của các đoạn ống .38
4.3.2.Xác định lưu lượng dọc đường của các đoạn ống .38
4.3.3.Xác định lưu lượng tập trung .39
4.3.4.Tính toán thủy lực mạng lưới .41
4.4 TÍNH TOÁN HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN NƯỚC TỪ TRẠM BƠM CẤP II ĐẾN MẠNG LƯỚI 41
4.4.1 Đối với giờ dùng nước lớn nhất 41
4.4.2 Đối với giờ dùng nước lớn nhất có cháy 43
Trang 4CHƯƠNG 5 :TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC 44
5.1 NGHIÊN CỨU SỐ LIỆU VÀ LỰA CHỌN DÂY CHUYỀN XỬ LÝ 44
5.1.1 Số liệu chất lượng nước nguồn 44
5.1.2 Kiểm tra các chỉ tiêu và độ ổn định của nguồn nước cấp: 45
5.1.3 Đề xuất - lựa chọn dây truyền công nghệ xử lý nước: 50
5.2 TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ TRONG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP .54
5.2.1 Tính toán thiết bị pha chế vôi: 54
5.2.2 Tính toán công trình làm thoáng nước ngầm: 56
5.2.3 Tính toán công trình bể trộn: 59
5.2.4 Tính toán bể lắng ngang tiếp xúc : 63
5.2.5 Bể lọc Aquazua-V 68
5.2.6 Khử trùng nước 83
5.2.7 Các công trình tuần hoàn nước rửa lọc 85
5.2.8 Xử lý nước thải rửa lọc và bùn thải của bể lắng 88
5.3 QUY HOẠCH MẶT BẰNG VÀ BỐ TRÍ CAO ĐỘ CHO CÁC CÔNG TRÌNH TRONG TRẠM XỬ LÝ 90
5.3.1 Bố trí mặt bằng trạm xử lý 90
5.3.2 Bố trí cao trình trạm xử lý 90
CHƯƠNG 6 :TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THU VÀ TRẠM BƠM CẤP I 94
6.1 THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THU .94
6.1.1 Các số liệu cần dùng để thiết kế: 94
6.1.2 Thiết kế công trình thu nước ngầm (giếng khoan): 94
6.1.3 Tính toán ống lọc: 95
6.1.4 Tính toán giếng khi làm việc riêng lẻ: 97
6.1.5 Tính toán khi giếng làm việc đồng thời: 99
6.2 THIẾT KẾ TRẠM BƠM CẤP I .101
6.2.1 Tính đường kính ống dẫn: 102
6.2.2 Tính áp lực toàn phần của máy bơm: 102
6.2.3 Chọn máy bơm: 103
6.2.4 Tính toán nhà máy bơm cấp I: 104
CHƯƠNG VII : THIẾT KẾ TRẠM BƠM CẤP II 106
Trang 57.1 XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA MÁY BƠM, XÁC ĐỊNH SỐ MÁY
BƠM 106
7.1.1 Chế độ làm việc của trạm bơm cấp I 106
7.1.2 Chế độ làm việc của trạm bơm cấp II 106
7.1.3 Tính toán bơm biến tần 106
7.2 BƠM SINH HOẠT 108
7.2.1 Lưu lượng và cột áp của bơm 108
7.2.2 Tính ống hút 110
7.2.3 Tính ống đẩy 111
7.2.4 Xây dựng đường đặc tính tổng hợp của đường ống và máy bơm Xác định điểm làm việc của hệ thống 112
7.2.5 Tính toán cốt trục máy bơm 114
7.3 BƠM RỬA LỌC VÀ BƠM CHỮA CHÁY 116
7.3.1 Bơm rửa lọc 116
7.3.2 Bơm chữa cháy: 118
7.4 THIẾT BỊ MỒI BƠM 119
7.5 TÍNH TOÁN CÁC KÍCH THƯỚC CƠ BẢN CỦA TRẠM BƠM CẤP II 120 7.5.1 Chiều cao nhà máy 120
7.5.2 Chiều dài nhà máy 121
7.5.3 Chiều rộng nhà máy 122
Trang 6CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRẤN CHỜ
Nằm ở trung tâm huyện Yên Phong, có tỉnh lộ 286 và Quốc lộ 18 (mới) điqua, thị trấn Chờ đang nỗ lực khai thác tiềm năng, thế mạnh nhằm thúc đẩy pháttriển kinh tế theo hướng CNH, HĐH
Theo lộ trình đến 2030, thị trấn Chờ (Yên Phong) sẽ phát triển lên thành thị
xã Nắm bắt chủ trương trên, cùng với hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đang có,chính quyền và nhân dân địa phương đã tiến hành quy hoạch xây dựng mới nhiều
dự án để xứng tầm thị xã trong tương lai
Với xuất phát điểm là trung tâm của huyện, qua nhiều năm đầu tư xây dựng,thị trấn Chờ đã sẵn có một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh.Hơn nữa khu đô thị mới rộng 36,5 ha đang được triển khai xây dựng sẽ là trung tâmhành chính của huyện với đầy đủ các tiêu chí của đô thị hiện đại Tại đây, nhiềucông trình của các đơn vị như: Phòng Giáo dục, Chi nhánh điện, Công an, Toà án,Thi hành án… đã hoàn thành và đi vào sử dụng, tạo một khí thế mới cho cả khuvực Đây cũng là tiền đề thuận lợi, vững chắc cho những bước phát triển tiếp theocủa địa phương Theo thống kê, đến nay thị trấn đã bê tông hoá được hơn 26 kmđường giao thông, đạt 100% chỉ tiêu Hệ thống cơ sở y tế- giáo dục được đầu tư xâydựng kiên cố Trường Mầm non, Tiểu học, THCS đều được cải tạo và xây mới đểphấn đấu đạt chuẩn Quốc gia Hiện nay, trường THCS đang được đầu tư 7 tỷ đồng
để xây thêm phòng học mới, dự kiến trong năm học tiếp theo sẽ tiếp tục gói thầu 2với 30 phòng học Trong khi đó trường Tiểu học số 1 với diện tích 15 nghìn m2cũng được triển khai xây dựng tại khu đô thị mới Thị trấn còn tiếp tục quy hoạchtrường Tiểu học số 2 có diện tích 8000m2 tại thôn Nghiêm Xá, kinh phí đầu tư 20
tỷ đồng Ngoài những nhà văn hóa thôn thì khu tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹcũng đang khẩn trương tiến hành khảo sát địa điểm quy hoạch Trên lĩnh vực kinh
tế, địa phương đã đề ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu: tăng tỷ trọng CN-TTCN, dịchvụ- thương mại nên sự đầu tư chủ yếu tập trung theo hướng này Bên cạnh các KCNcủa tỉnh đang hình thành kề sát thị trấn như: Yên Phong II, có diện tích 350 ha, giaiđoạn I lấy vào đất thị trấn 80 ha; cụm CN rời do công ty Kinh Bắc làm chủ đầu tư,thị trấn đóng góp 200/450 ha 100 ha làm đô thị), địa phương cũng quy hoạch pháttriển cụm CN sạch do Công ty Việt Hà đầu tư Giai đoạn đầu, dự án này có diện tích
85 ha, nhưng do nhu cầu phát triển và những định hướng lâu dài, chủ đầu tư xin mở
Trang 7rộng lên 200 ha, hướng mở liên quan đến cả các xã lân cận như Tam Giang, ĐôngTiến đã khẳng định vai trò trung tâm của thị trấn Chờ trong vấn đề tạo ra động lựcphát triển kinh tế của cả vùng Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của người dân, đồngthời nhằm giải quyết tình trạng chợ lấn đường gây mất mỹ quan đô thị, địa phương
đã mời được nhà đầu tư triển khai xây dựng chợ trung tâm Vị trí được xác định trênnền chợ cũ, quy mô 3 tầng rộng 5000m2 với gần 400 ki ốt Ngoài ra, thị trấn còntiếp tục quy hoạch mở rộng 15ha đấu nối vào khu đô thị mới và 20 ha để tạo vốn từquỹ đất… Trong khi liên tiếp quy hoạch và mở rộng các dự án, chính quyền địaphương vẫn giữ quan điểm chỉ đạo: “Phải bảo đảm về giao thông, thuỷ lợi đượcthông suốt và có quỹ đất dành cho người dân không còn ruộng phát triển dịch vụ”lên hàng đầu Quan điểm này khẳng định tầm nhìn xa của chính quyền địa phươngtrong công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng Khi cuộc sống của người dân đượcđảm bảo ổn định, vấn đề giải phóng mặt bằng sẽ trở nên thuận lợi, góp phần đẩynhanh tiến độ các dự án
Tiến trình phát triển lên thị xã của thị trấn Chờ không còn xa, các dự án dù đang được quy hoạch hay đã triển khai thì vấn đề mấu chốt vẫn là phải đẩy nhanh được tiến độ để đáp ứng nhu cầu của nhân dân cũng như hoàn thiện hệ thống cơ sở
hạ tầng đồng bộ cho tương lai
1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.
1.1.1.Vị trí địa lý
Yên Phong là một huyện nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, được bao bọc bởisông Cầu, sông Cà Lồ và sông Ngũ Huyện Khê
- Phía Bắc giáp huyện Hiệp Hoà, huyện Việt Yên của tỉnh Bắc Giang
- Phía Đông giáp thị xã Bắc Ninh và huyện Tiên Du
- Phía Nam giáp huyện Từ Sơn
- Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn và Đông Anh của thị trấn Hà Nội
Huyện lỵ của huyện Yên Phong là Thị trấn Chờ, cách thị xã Bắc Ninh 13km,cách đô thị Từ Sơn 8km, cách Hà Nội khoảng 35km Thị trấn Chờ có hệ thống giaothông thuận tiện, nằm trên trục QL 18 Nội Bài-Quảng Ninh và nằm trên giao lộ củahai tuyến đường 295 và 286 Các tuyến đường qua Thị trấn có: đường 286 từ BắcNinh Sóc Sơn, Đông Anh và đi Thái Nguyên, đường 295 nối Hiệp Hoà - Từ Sơn đi
Hà Nội, đường 271 nối với Từ Sơn Giao thông đường thuỷ có phà Đông Xuyêncách thị trấn Chờ 3km, là bến sông có lưu lượng hàng hoá, buôn bán sầm uất Trong
Trang 8tương lai sẽ có dự án cầu Đông Xuyên góp phần tăng cường các mối giao lưu ngoạitỉnh
Yên Phong là huyện có truyền thống cách mạng, có hệ thống di tích lịch sửvăn hoá đa dạng, nhiều lễ hội truyền thống phong phú, đặc sắc có khả năng khaithác du lịch trong nước và quốc tế Nhiều ngành nghề truyền thống đã và đang đượckhôi phục và có đà phát triển mạnh mẽ Ví dụ như: giấy Phong Khê, đúc nhôm VănMôn, rượu Đại Lâm, dâu tằm Dũng Liệt, Tam Giang, thép Đa Hội
Ngày 09 tháng 01 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số5/1998/NĐ-CP về việc thành lập Thị trấn Chờ Hiện nay Thị trấn đang là đô thị loại
V, là huyện lỵ huyện Yên Phong, là trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá - xãhội của toàn huyện Tuy nhiên trong tương lai, quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh BắcNinh, thị trấn Chờ được xác định có quy mô đô thị loại IV, là một trong ba đô thị vệtinh quan trọng của thành phố trung tâm Bắc Ninh
1.1.2.Đặc điểm địa hình và diện tích
1.1.2.1 Đặc điểm địa hình
Tỉnh Bắc Ninh nói chung có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc đều từ Tâysang Đông và từ Bắc xuống Nam, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ vềsông Đuống và sông Bắc Ninh
Địa hình khu vực dự án là nơi có địa hình tương đối cao nhưng không đều,xen kẽ nhiều ao, vùng trũng, nằm trên khu vực giao lộ của hai tuyến đường 295 và
286, phía Nam đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, có địa hình bằng phẳng, cao độtrung bình +5,00 đến +6,00
Khu vực các thôn Ngân Cầu, Nghiêm Xá, Phú Mẫn, Trung Bạn và Trác Bút
có địa hình bằng phẳng, mật độ xây dựng cao, ít đất trống Nhìn chung khu vực đôthị có điều kiện địa hình thuận lợi cho xây dựng, địa hình tương đối bằng phẳng, độchênh không lớn, hàng năm không bị ngập lụt
1.1.2.2 Đặc điểm diện tích
Theo tài liệu địa chính thu thập được cho thấy: Diện tích tự nhiên của Thịtrấn Chờ là 845 ha
Trong đó :
- Đất nông nghiệp : 3.699,54 ha
- Đất lâm nghiệp : 4.102,80 ha
- Đất chuyên dùng : 1.224,45 ha
- Đất ở : 306,71 ha
Trang 9- Đất chưa sử dụng : 7.861,22 ha.
1.1.3 Đặc điểm khí hậu.
Nhiệt độ:
- Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối năm: 7 0 C
- Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối năm: 37.3 0 C
- Số giờ nắng bình quân trong ngày: 4,5 h
Lượng mưa:
- Mưa thường tập trung vào tháng 7, tháng 8 hàng năm
Gió:
Độ ẩm:
tháng 2,3
năm
1.1.4.Đặc điểm thuỷ văn.
Cách thị trấn Chờ khoảng 4km có sông Cầu chảy qua, đây là con sông lớnchạy qua địa giới hành chính hai huyện Yên Phong và Hiệp Hoà
Sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Tam đảo chảy qua Chợ Đồn - Bắc Kạn,Thái Nguyên, chảy qua Bắc Ninh và đổ vào sông Bắc Ninh tại Phả Lại Sông Cầudài 288 km, lòng sông rộng 70-150 m và sâu trung bình trong mùa cạn 2-7 m, lưulượng sông Cầu biến động lớn Qmax = 3490m3/s, Qmin = 4.3m3/s Phía thượnglưu sông Cầu chảy qua thị trấn Thái Nguyên Do nước thải của nhà máy giấy HoàngVăn Thụ và khu gang thép Thái Nguyên và của nhiều cơ sở sản xuất khác và khudân cư phía thượng nguồn nên nước bị ô nhiễm nặng, vì vậy không thể lấy nướcsông Cầu làm nguồn cung cấp nước sinh hoạt được
Hồ ao trong khu vực phố huyện ít, một vài hồ nhỏ dần dần bị san lấp, ngoài
ra còn có các hồ, thùng đấu cạnh các thôn và xen kẽ trong đất ruộng điều hoà bằng
hệ thống thuỷ nông
1.1.5.Điều kiện địa chất.
1.1.5.1.Địa chất công trình.
Trang 10Kết quả khảo sát địa chất khu vực dự án sẽ được trình bày trong khuôn khổcủa một báo cáo khác trình Chủ đầu tư Các tông tin tóm tắt cơ bản địa chất khu vực
dự án được trình bày như sau:
Cấu tạo địa chất chủ yếu là đất sét pha có cường độ chịu nén khá, nói chungkhu vực trung tâm thị trấn Chờ có điều kiện địa chất thuận lợi cho việc xây dựngcông trình xử lý và các tuyến ống cấp nước
Các thành tạo của hệ tầng này có mặt hầu hết khắp vùng nghiên cứu songchúng không lộ ra mà bị phủ bởi các trầm tích hệ Thứ Tư
Thành phần đất đá là các trầm tích lục nguyên bao gồm chủ yếu là bột kếtmàu tím gụ, xem kẹp là các lớp đá sét kết, cát kết và các mạch thạch anh tái kết sinh
bề dày trung bình của hệ tầng 600m
Các thành tạo hệ Thứ Tư có mặt khắp trong vùng được lộ ra ngay trong bềmặt
Thành phần đất đá bao gồm sét, sét cát, cát sạn và cát chứa mùn thực vậtnguồn gốc sông bề dày trung bình của hệ tầng 16 – 17 m
1.1.5.2.Địa chất thuỷ văn.
Qua kết quả khoan thăm dò nguồn nước ngầm tại khu vực dự án của Công ty
cổ phần Công nghệ địa vật lý thực hiện tháng 6/2012 cho thấy, nguồn nước ngầmkhu vực Thị trấn khá phong phú Trữ lượng và chất lượng hoàn toàn đủ khả năngcung cấp cho hệ thống cấp nước cảu Thị trấn Chờ
1.2.ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI.
1.2.1.Điều kiện tự nhiên
Hiện nay, Thị trấn Chờ là trung tâm của huyện và đang trên đường chuyểnđổi nhanh về kinh tế-xã hội Theo các cán bộ của thị trấn, có khoảng 40% số hộ cónền kinh tế phi nông nghiệp Nguồn thu nhập chính của dân cư thị trấn là từ thươngmại và dịch vụ trong đó chủ yếu là buôn bán đường dài và dịch vụ vận tải Ngoài racác nguồn thu nhập khác như nông nghiệp, sản xuất nhỏ, mộc và xây dựng chiếm
tỉ trọng nhỏ Theo số liệu thu thập từ người dân, mức thu nhập bình quân đầu ngườicủa thị trấn Chờ đạt 5.000.000 đồng/năm
1.2.2 Tình hình dân số
Hiện tại dân số của toàn bộ thị trấn là 39.400 người, nghành nghề chủ yếu làkinh doanh, thợ mộc, thợ nề, chăn nuôi, trồng hoa cây cảnh Khu phố huyện có
Trang 11khoảng 300 hộ là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan huyện, phần lớn có cácnghề phụ như kinh doanh dịch vụ, cơ khí, sửa chữa, vận tải
Tỷ lệ tăng dân số bình quân của khu vực thị trấn trong những năm vừa qua là2,4% Với tốc độ đô thị hoá nhanh như hiện nay, dự báo tỷ lệ tăng dân số trong 5đến 10 năm tới vẫn ở mức cao
Lao động: 7.030người
Trong đó lao động phi nông nghiệp: 4.770 chiếm 67%
Mật độ dân số: 1.563 người/Km2
Số hộ gia đình: 2.885 hộ
Bảng dự báo tăng tỷ lệ tăng dân số thị trấn Chờ (theo quy hoạch)
1.2.3.Tình hình phát triển kinh tế xã hội.
Nhìn chung các hoạt động kinh tế của dân cư trong thị trấn hiện nay vẫn làkinh doanh buôn bán nhỏ, sản xuất lương thực, chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ
Những năm gần đây và trong tương lai huyện Yên Phong nói chung và thịtrấn Chờ nói riêng chủ trương phát triển và mở rộng các ngành nghề khác như côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch và thực tế các chuyển dịch cơ cấukinh tế này đang bắt đầu khởi sắc với nhiều tín hiệu đáng mừng Đời sống củangười dân địa phương đã có những thay đổi rõ rệt Sức tiêu thụ và nhu cầu hưởngthụ chất lượng cuộc sống của người dân biến chuyển từng ngày
Trong khu vực đô thị, chưa hình thành các cơ sở tiểu thủ công nghiệp rõ rệt,mặc dù Yên Phong có rất nhiều ngành nghề truyền thống, có đóng góp đáng kểtrong phát triển kinh tế của các địa phương trong huyện
Công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp như thuốc lá, thức ăn gia súccũng chưa hình thành để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương
Các công trình dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như trạm giống câytrồng, trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y đã được xây dựng với quy mô đất đai rộng
Nằm phía Bắc của đường cao tốc,tỉnh Bắc Ninh đã quy hoạch khu CN tậptrung Yên Phong quy mô 600 ha và tương lai sẽ là trọng điểm quan trọng nhất vềcông nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc sông Đuống của tỉnh Bắc Ninh Đây
Trang 12là thuận lợi vô cùng to lớn để đô thị Chờ và toàn huyện Yên Phong phát triển mạnhmẽ.
Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế bình quân thị trấn khoảng11,5% Bình quân lương thực đầu người tăng từ 405 kg năm 1997 lên 500 kg năm
2002 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực với tỷ trọng các ngành nhưsau: Nông nghiệp : 47%, Công nghiệp-Xây dựng: 21,3%, Dịch vụ: 31,1%
Ngoài ra, huyện Yên Phong đang tập trung tạo điều kiện phát triển các cụmcông nghiệp làng nghề và đa nghề, tiến hành mở rộng thị trường, khuyến khích hoạtđộng kinh doanh có hiệu quả
1.3.HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT.
1.3.1.Điều kiện sử dụng đất đai và giao thông.
Đất đai:
Theo số liệu của UBND Thị trấn cung cấp, diện tích đất tự nhiên của Thị trấn
là 845 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 507 ha (chiếm 60% tổng diện tích).Biến động về đất đai chủ yếu do tăng đất giao thông, thuỷ lợi Diện tích đất các cơquan hành chính, văn hoá giảm
Giao thông:
Hệ thống giao thông trong Thị trấn khá phong phú, đa dạng và thuận tiện vớinhiều loại hình:
Trên địa phận Yên Phong có các đường giao thông quan trọng đi qua :
Đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long nối vào QL 18 đi Quảng Ninh
Đường 286 từ Bắc Ninh Sóc Sơn, Đông Anh và đi Thái Nguyên
Đường 295 nối Hiệp Hoà - Từ Sơn đi Hà Nội
Đường 271 nối với Từ Sơn
Giao thông đường thuỷ có phà Đông Xuyên cách thị trấn Chờ 3km, là bếnsông có lưu lượng hàng hoá, buôn bán sầm uất Trong tương lai sẽ có dự án cầuĐông Xuyên góp phần tăng cường các mối giao lưu ngoại tỉnh
Đô thị Chờ còn nằm trong tầm ảnh hưởng của vành đai số 4 và vành đai số 5của Thủ đô Hà Nội trong một số nghiên cứu gần đây về quy hoạch vùng Thủ đôtrong tương lai
Cùng với sự hình thành tuyến cao tốc Nội Bài - Hạ Long và các dự án quantrọng như cầu Đông Xuyên đi Bắc Giang trên TL 295, dự án khu công nghiệp 600
ha Bắc đường 18, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ cũng như các thị tứ trên địa bànhuyện, đô thị Chờ đang có các điều kiện phát triển tương đối rõ nét và thuận lợi
Trang 13Như vậy: Hệ thống giao thông của Thị trấn Chờ rất thuận lợi cho phát triển kinh tế,thương mại, du lịch của cả vùng.
1.3.2.Hiện trạng hệ thống cấp nước.
Việc cấp nước sạch cho nhân dân từ lâu luôn là điều trăn trở của cơ quanĐảng, chính quyền tại thị trấn Chờ Tuy nhiên trước đây huyện Yên Phongcòn nghèo, nguồn kinh phí cấp cho xây dựng còn hạn hẹp Do đó các hệthống cơ sở hạ tầng nói chung và cấp nước nói riêng hầu như chưa được xâydựng
Hiện nay thị trấn Chờ chưa có hệ thống cung cấp nước sạch, chưa có một dự
án hay công trình xử lý nước sạch nào được xây dựng từ trước cho đến nay.Nhân dân trong thị trấn chủ yếu dùng nước giếng khoan, giếng khơi, nướcmưa và ao hồ để phục vụ sinh hoạt Dân ở khu vực ngoại thị chủ yếu dùngnước mưa hoặc các nguồn nước mặt chưa qua xử lý
Nhu cầu được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đang rất cấpbách đối với các đối tượng dùng nước sinh hoạt, nước công nghiệp; tiểu thủcông nghiệp, dịch vụ cho các bệnh viện, trường học, các dịch vụ công cộngnhư tưới cây xanh, rửa đường v.v
1.3.3.Hiện trạng hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường.
a Hệ thống thoát nước
Khu vực dự án chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, mới chỉ có một sốmương đất hoặc một số đoạn có mương bê tông dọc các trục giao thông Vì thếchưa đảm bảo cho việc thoát nước của Thị trấn Việc thoát nước thải và nước mưahoàn toàn là tự nhiên, tự chảy ra sông và các ao, hồ nhỏ xung quanh Hiện nay chưa
có cơ quan phụ trách việc thoát nước bẩn
Cùng với quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện,thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước cũng sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộnhằm cải thiện môi trường, tạo cảnh quan, tạo ra môi trường tốt nhất cho phát triểnkinh tế
Loại công trình vệ sinh chủ yếu ở Thị trấn và khu vực lân cận là hố xí tựhoại Còn lại là các công trình không hợp vệ sinh
Việc thoát nước tự nhiên cộng với các công trình vệ sinh không đảm bảo đãgóp phần vào việc gây ô nhiễm nguồn nước ngầm
Trang 14b.Thu gom và xử lý chất thải rắn.
Hiện nay chưa có cơ quan đứng ra phụ trách việc thu gom và xử lý rác thải.Rác thải hoàn toàn được xả ra vườn, ra những bãi đất trống… hoàn toàn do ngườidân tự đổ Điều này cũng thực tế đối với nhũng đô thị loại V như Thị trấn Chờ
1.4.QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN NĂM 2030
1.4.1 Định hướng phát triển không gian
+ Không gian đô thị khu vực nghiên cứu được phát triển ra hai phía Đông vàTây khu trung tâm hiện trạng, trong đó chủ yếu tập trung phát triển đô thị mới sangphía Tây và cải tạo, nâng cấp đô thị cũ cùng với xen kẽ xây dựng mới ở khu vựcphía Đông
+ Hình thành mới trục không gian chủ đạo trung tâm đô thị rộng 38m kéo dài
từ giao cắt của trục đường 295 với trục trung tâm khu đô thị và dịch vụ tổng hợpphía Đông Trục quy hoạch này kết hợp với trục đường trung tâm cũ và đường 295tạo thành trung tâm hành chính văn hoá, thể dục thể thao với phần lớn các côngtrình công cộng cấp đô thị, các công trình quan trọng của huyện
+ Kết thúc trục đường trung tâm 38m này tổ chức khu vực đất cây xanh,TDTT với công trình nhà thi đấu đa năng và sân vận động trung tâm
+ Trục quy hoạch Đông - Tây theo hướng tỉnh lộ 286 là hành lang thươngmại có tính chất đối ngoại và liên vùng, tập trung tại ngã tư Chờ và phát triển theohướng đi Bắc Ninh
+ Nút giao thông khác cốt với đường cao tốc thiết kế đoạn tránh đường TL
295 đi qua đô thị Tổ chức phân luồng, giảm tải cho nút giao thông ngã 5 chân cầuvượt Đề nghị điều chỉnh lại Quy hoạch chi tiết khu CN 60ha đã phê duyệt để đápứng thiết kế phân luồng tuyến
1.4.2 Phân khu chức năng
+ Khu trung tâm hành chính của huyện mới bố trí nằm phía Bắc trục đường38m đến ngã tư bệnh viện, kết hợp các khu đất văn phòng cho thuê, văn phòng đạidiện Khu hành chính cũ cải tạo, sử dụng làm khu liên cơ quan của huyện và đô thị
+ Khu trung tâm Cây xanh - TDTT bố trí cuối trục đường trung tâm với côngtrình nhà thi đấu đa năng và sân vận động trung tâm
+ Khu Văn hoá Giáo dục (trường PTCS, trường năng khiếu) nằm phía Namtrục trung tâm và một phần tại khu công cộng khác trong đô thị
Trang 15+ Khu thương mại lấy chợ Chờ và ngã tư khu vực nghĩa trang liệt sĩ HàmSơn cũ làm trung tâm Cải tạo, giải phóng mặt bằng, nâng cấp chợ Chờ cũ trở thànhtrung tâm thương mại huyện Yên Phong Chuyển chợ Chờ mới ra khu thương mạitổng hợp phía Đông giáp bến xe của đô thị, phục vụ phát triển dân cư dọc đường TL
286 Đầu tư xây dựng các chợ nhỏ trong các khu vực công cộng rải rác trong đô thị
+ Khu vực đất ở : Khu dân cư đô thị mới phát triển chủ yếu theo hướng Tây,xung quang các khu trung tâm công cộng Tập trung phát triển đô thị theo dạng cáclập dự án nhà ở với đầy đủ hạ tầng xã hội kèm theo Khu đất giãn dân, dân cư dịch
vụ công nghiệp tổ chức phía Nam khu đô thị và dịch vụ công cộng phía Đông đãđược phép chuyển đổi từ khu đất dự án công nghiệp cũ, giáp đường 286
Giành phần đất liền kề hành lang cách ly đường cao tốc để phát triển đô thịtheo dự án đầu tư, có thể tổ chức linh hoạt, cân đối từng bước các nhu cầu để quyếtđịnh loại hình phát triển Ơ đây có thể là các dự án nhà ở phục vụ các đối tượng cónhu cầu cao, các dự án văn phòng, trụ sở các cơ sở công nghiệp Tại đây ưu tiêncác dự án xây dựng nhà chung cư, nhà liền kề, nhà biệt thự để tạo ra bộ mặt đô thịhiện đại, phong phú trên tuyến cao tốc
Các khu vực làng xóm cũ nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đầu tư hợp lý
hạ tầng xã hội tạo thành các khu ở đô thị ổn định, đồng nhất, không xen cấy thêmcác công trình mới có quy mô lớn
+ Khu vực sản xuất nhỏ rải rác trong đô thị tổ chức tập trung lên phía thônTrác Bút Hạn chế tối đa tình trạng tổ chức sản xuất phân tán trong đô thị
+ Khu vực đất cây xanh, vườn hoa, công viên đô thị tận dụng tối đa các mặtnước hiện còn trong đô thị, cải tạo dể phát huy hiệu quả phục vụ Tổ chức hệ thốngcây xanh nối tiếp và liền mạch theo các tuyến giao thông chính của đô thị
+ Đất nghĩa trang đô thị không tổ chức trong ranh giới đô thị mà đề xuấtnghiên cứu tìm địa điểm chung cho khu vực các xã và thị tứ lân cận Hướng bố trínghĩa trang đề xuất phía Nam đô thị theo đường 271 đi Văn Môn trong bán kính2,5~3,5 km
+ Đất cho các hoạt động nông nghiệp theo truyền thống của nhân dân thịtrấn cũ nằm phía Bắc tại thôn Trác Bút và phía Tây Nam thôn Trung Bạn Địnhhướng phát triển là thay đổi một số thành phần cây trồng, vật nuôi Tập trungnghiên cứu một số loại hoa, cây cảnh tạo thành vùng chuyên canh rộng lớn
Trang 161.4.3 Quy hoạch sử dụng đất
Tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu: 844,83 ha
Bảng 1: Bảng cân bằng đất đai (kể cả đất dân dụng và ngoài dân dụng)
(ha)
Tỷ lệ (%)
Đất ngoài khu dân dụng
- Khu vực ngoại thị, nhà ở chủ yếu cải tạo các và nâng cao chất lượng từngbước Định hướng cơ bản giữ các không gian thấp tầng hiện có (từ 1,5 ~ 2,5 tầng)
- Triệt để triển khai xây dựng theo thiết kế quy hoạch để tạo lối sống đô thị
và thuận lợi trong công tác xây dựng và quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật
+ Nhà ở theo kiến trúc truyền thống, phù hợp với cơ cấu nghề nghiệp và dầndần với kiến trúc hiện đại
+ Mạng lưới công trình phục vụ
• Chợ : Chợ Chờ hiện trạng có cơ sở hạ tầng còn yếu kém, lượng hàng hoátiêu dùng lưu thông qua chợ còn hạn chế ít hàng cao cấp Quy hoạch điều chỉnh đề
Trang 17xuất chuyển đổi khu đất chợ hiện trạng, kết hợp giải phóng mặt bằng để xây dựngtrung tâm thương mại huyện Khu chợ Chờ mới đề xuất chuyển về phía Đông đôthị, giáp khu dân cư dịch vụ 57ha và bến xe mới xây dựng Hệ thống các chợ nhỏđược bố trí trong các khu trung tâm công cộng cấp khu ở nhằm phục vụ tối đa nhucầu thường xuyên Bán kính phục vụ của các chợ nhỏ trong khoảng 1235m
• Y tế: Bệnh viện đa khoa huyện hiện trạng đáp ứng đủ nhu cầu khám chữabệnh, chỉ cần đầu tư nâng cấp tại chỗ có thể đáp ứng các nhu cầu khi dân số tănglên Các cơ sở y tế cấp khu ở được tổ chức trong các trung tâm công cộng cấp khu
ở, đầu tư trang thiết bị phục vụ nhu cầu thường xuyên của cư dân đô thị
• Văn hoá - thể thao: Nhà văn hoá huyện giữ nguyên ở vị trí cũ, tăng cườngcác hoạt động để nhà văn hoá phát huy hết hiệu quả Các công trình điểm sinh hoạtvăn hoá tại các khu dân cư được tổ chức với quy mô 2000 dân/ điểm sinh hoạt Cơ
sở vật chất đầu tư trang bị đủ cho các hoạt động tai khu dân cư
Đề xuất xây dựng khu Văn hoá - TDTT mới hiện đại và đồng bộ ở cuối trụcđường trung tâm, kết thúc là nhà thi đấu đa năng và sân vận động Khu vực này kếthợp không gian cây xanh cạnh khu hành chính tạo thành tổ hợp không gian mởphục vụ nhu cầu giao tiếp, gặp gở, nghỉ ngơi, thư giãn của cư dân đô thị
Cần nhanh chóng tìm nguồn vốn đầu tư để xây dựng sân vận động và nhà thiđấu đa năng Đây là cụm công trình có tác dụng đặc biệt quan trọng trong việc nângcao thể chất cho thanh thiếu niên và dân cư toàn đô thị, đồng thời làm lành mạnh lốisống, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội
Sân vận động và nhà thi đấu đa năng còn là nơi diễn ra các hoạt động vănhoá thể thao của toàn huyện, cho mọi lứa tuổi Khu đất dự kiến cho sân vận động tạikhu vực trung tâm đô thị theo quy hoạch cũ không đảm bảo quỹ đất xây dựng đượcchuyển thành sân tập thể thao cho khu vực dân cư tại trung tâm
• Giáo dục: Các trường học hiện có giữ nguyên vị trí cũ, từng bước đầu tưnâng cấp để đáp ứng chất lượng phòng học Mở rộng diện tích đất cho trườngTHCS để phù hợp với sự phát triển trong tương lai
Dự kiến xây dựng thêm một trường học ở phía Tây Nam đô thị gần thônNghiêm Xá và xây dựng một cơ sở đặt tại khu đô thị mới phát triển phía Tây Cáctrường hiện có gần khu vực trung tâm được đầu tư nâng cấp để phục vụ được họcsinh phía Đông của đô thị
• Cây xanh : Quy hoạch các khu cây xanh gồm hai cấp là cây xanh đô thị vàcây xanh khu ở Tận dụng tối đa các mặt nước sẵn có trong đô thị tạo không giantrống đa dạng Khu cây xanh đô thị kết hợp tổ chức khu vui chơi, giải trí và tạo điềukiện cho nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên thư giãn, sinh hoạt công cộng
Trang 18Các khu cây xanh trong khu ở chủ yếu phục vụ đối tượng cao tuổi và trẻ nhỏlàm nơi nghỉ ngơi thư giãn an toàn và yên tĩnh Các khu cây xanh cách ly song vẫn
có tác dụng phục vụ nhu cầu trong đô thị Các vườn hoa, thảm cỏ quy mô nhỏ tổchức rải rác trong các khu ở Hình thành hệ thống cây xanh trên các tuyến phố đểnối liền các mảng cây xanh lớn trong đô thị
• Thương mại - dịch vụ công cộng:
+ Công trình phục vụ cấp 1 : Phục vụ cho nhu cầu hàng ngày được bố trítheo các cửa hàng phục vụ nhỏ, phân tán tại các khu dân cư
+ Công trình phục vụ cấp 2 : Bố trí hợp lý theo chức năng ở các vị trí thuậnlợi cho phục vụ và kinh doanh
1.4.5.Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
a Quy hoạch giao thông.
• Giao thông đối ngoại:
- Đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long nối với đường 18 là tuyến đường giaothông quan trọng trong chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chạyqua khu vực đô thị ở phía Bắc Đây là điều kiện thuận lợi cho giao thông đối ngoạicủa đô thị, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương
- Nút giao thông khác cốt nối đường cao tốc vào đô thị đang được tiến hànhgiải phóng mặt bằng cần điều chỉnh để phân tách luồng giao thông đối ngoại đi quakhông vào đô thị tách khỏi tuyến đi vào trung tâm từ hướng Bắc (từ Bắc Giang sangtheo đường Đông Xuyên)
- Đường tỉnh lộ 286 (Bắc Ninh - Đông Anh) nối đô thị với hai trung tâm lớn
là thị xã Bắc Ninh và đô thị Đông Anh (Hà Nội), đoạn qua đô thị dài 1,3km được
mở rộng thành đường phố chính đô thị với mặt cắt 33m (9 - 15 - 9)
- Đường tỉnh lộ 295 nối liền trung tâm huyện lỵ Yên Phong với đô thị TừSơn và đi khu du lịch Phật Tích cũng như nối lên trung tâm huyện lỵ Hiệp Hoà (BắcGiang) Đoạn đi qua đô thị dài 1,2km cũng sẽ được nâng cấp, điều chỉnh đáp ứng cảhai tính chất là đường phố chính đô thị và một phần có tính chất đối ngoại Dự kiến
mở rộng mặt cắt 20,5m (5 - 10,5 - 5)
- Ngoài ra còn hai tuyến huyện lộ từ đô thị đi Tam Giang và Văn Môn Đây
là hai tuyến trở thành các đường chính đô thị ngang qua khu trung tâm, với mặt cắt
dự kiến 25,5m (7,5 - 10,5 - 7,5)
- Bến xe đối ngoại dự kiến đặt ở phía Đông trên tuyến tỉnh lộ 286 đi BắcNinh có diện tích chiếm đất khoảng 0,6 ha đảm bảo vận chuyển hành khách và hàng
Trang 19hoá đi các tuyến quan trọng trong và ngoài tỉnh Đồng thời, bến xe còn đáp ứng nhucầu của các khu cơ sở CN khi lượng hàng hoá và sản phẩm ra vào lớn với luồngtuyến đi Bắc Ninh và ra QL 1A.
Tóm lại đô thị Chờ nằm tại điểm đầu mối giao cắt giữa các tuyến đườnggiao thông quan trọng trong khu vực, cùng với việc cải tạo nâng cấp các tuyếnđường sẽ tạo ra mạng lưới giao thông đối ngoại phát triển đáp ứng được nhu cầuvận chuyển hàng hoá và hành khách
• Giao thông đối nội:
- Mạng lưới đường phố chính đô thị ngoài các đường giao thông đối ngoại(đoạn đi trong đô thị) tạo nên thì đều được hình thành từ mạng lưới ô cờ tại khu đôthị mới phía Tây Đường chính đô thị có mặt cắt 20,5m (5 - 10,5 - 5) và 15,5m (4 -7,5 - 4) được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị loại IV để đáp ứng lâu dài và ổnđịnh khi đô thị còn phát triển mở rộng Các tuyến này được mở rộng cả lòng đường
và vỉa hè thuận lợi cho việc bố cục không gian tạo bộ mặt cảnh quan đô thị đẹp vàđảm bảo việc giao thông đi lại thuận tiện
- Trong các khu vực làng xóm cũ, các tuyến giao thông đô thị cố gắng tậndụng các tuyến đường hiện trạng, hạn chế phá dỡ nhà ở đã có Tuy nhiên, một sốtuyến chính cần đề xuất nắn tuyến, phát triển theo mạng ô cờ để tạo sự lưu thông êmthuận tối đa
- Mạng lưới đường nội bộ có mặt cắt 15,5m và 11,5m được tổ chức trong cáckhu ở chi tiết, đảm bảo liên hệ tốt với các khu vực khác nhau trong đô thị Các bếnbãi giao thông tĩnh được xây dựng hoàn chỉnh trong các khu nhà ở đạt tiêu chuẩnquy phạm Ngoài ra các bãi đỗ xe còn có thể kết hợp với các diện tích cây xanhtrong các nhóm nhà ở
- Tổng chiều dài mạng lưới đường đô thị là 27.35km đạt chỉ tiêu6,15km/km2
b, Quy hoạch hệ thống thoát nước
- Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước bên ngoài công trình: TCVN 7957-2008
- Hệ thống thoát nước thiết kế cho khu vực là hệ thống cống chung giữanước mưa và nước thải sinh hoạt Nước thải của công trình sau khi được xử lý đảmbảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường cho phép trong từng công trình, được thoát vào
hệ thống thoát nước chung
Trang 20- Hướng thoát nước trong tiểu khu từ trung tâm ra hệ thống cống thoát nước
đô thị bố trí xung quanh dọc theo các đường quy hoạch
- Cống thoát nước làm bằng cống bê tông cốt thép chịu lực
- Tại các nhóm nhà ở bố trí hệ thống cống hộp thu nước mưa và nước thảichảy vào cống thoát nước chung
- Trên hệ thống thoát nước bố trí giếng thu, giếng thăm với khoảng cách 35 –40m/cái
+ Thoát nước mưa:
- Trên cơ sở quy hoạch chiều cao, thiết kế hệ thống thoát nước mưa bao gồmcác tuyến cống thoát nước mưa khu vực sử dụng cống tròn bê tông cốt thép dẫnnước tự chảy từ các khu nhà ra phía ngoài và đổ vào các cống thoát nước mưa
1.4.5.3.Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
a.Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
Tiêu chuẩn thoát nước bẩn: Lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước.
+ Nước bẩn sinh hoạt: 150 l/người/ngày đêm
+ Nước bẩn công cộng: 10 % Qsh
+ Rác thải công nghiệp: 0,9 kg/người.ng
- Sử dụng hệ thống cống thoát nước chung, giếng thu nước trên đường xây theokiểu hàm ếch (có van thuỷ lực) Các ngõ xóm xây dựng mương nắp đan Sau năm
2010 xây dựng hệ thống cống bao tách nước thải đưa đến khu xử lý, chỉ cho nướcmưa xả vào hệ thống thoát nước mưa riêng
- Xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung cho khu đô thị Chờ nằm ở phíaTây-Nam xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn Diện tích chiếm đất khoảng 2 ha.Nước bẩn sau khi thu gom về trạm xử lý nước bẩn tập trung và được xử lý đến loại
B theo TCVN 5945-1995
- Khối lượng rác thải sinh hoạt cần vận chuyển xử lý khoảng 27 tấn/ngày.Rác thải được vận chuyển đến khu xử lý chung của khu vực, không xây dựng khu
xử lý riêng cho đô thị
- Nghĩa địa tập trung của đô thị nghiên cứu theo dự án riêng, định hướng đặtkhu tập trung phục vụ đô thị và các thị tứ xung quanh ở phía đường đi xã Văn Môn.Bán kính đến đô thị trong kghoảng 2,5 ~ 3,5 km Không sử dụng các nghĩa địa hiện
có khác mà chuyển thành các khu cây xanh
1.4.5.4 Quy hoạch hệ thống cấp nước
Trang 21+ Căn cứ Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước bên ngoài công trình: 33/2006
TCVN-+ Trong quá trình đô thị hoá, việc xây dựng hệ thống cấp nước có vai trò rấtquan trọng Nó không chỉ cung cấp nguồn nước sạch bảo đảm vệ sinh mà còn gópphần tạo nếp sống đô thị thúc đẩy tốc độ đô thị hoá Việc quy hoạch xây dựng hệthống cấp nước sạch cho đô thị Chờ sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu dùngnước đô thị và một số khu vực lân cận
1.4.5.5 Quy hoạch hệ thống cấp điện
Điện năng là nguồn năng lượng quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Quy hoạch xây dựng phát triển thị trấn Chờ cầnthiết phải có một hệ thống cấp điện hoàn chỉnh đảm bảo cung cấp đủ điện năng vàchất lượng điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt
+ Nguyên tắc thiết kế mạng lưới cấp điện:
Theo quyết định của Tổng công ty điện lực Việt nam, cả nước sẽ sử dụngmột cấp điện áp 22 KV Do vậy, mạng lưới cấp điện cho đô thị Chờ là 22 KV
Để cung cấp điện liên tục, an toàn cho các hộ tiêu thụ kết cấu lưới 22KVđược tính toán theo nguyên tắc:
+ Các đường dây 22 KV tại khu vực đô thị được thiết kế mạch vòng, vậnhành hở tại các điểm đã được định trước nguồn cấp cho mạng này được lấy từ trạmbiến thế 35/22 KV
+ Để đảm bảo đủ dự phòng phát triển và dự phòng cấp điện cho vùng lâncận khi có sự cố, các đường trục cung cấp chỉ thiết kế với hệ số mang tải từ 60-70%khả năng tải tối đa Trên mỗi tuyến 22 KV bình thường chỉ đấu nối 7-9 MVA
+ Trong khu vực đô thị tuyến 22 KV được thiết kế đi ngầm theo các tuyếnđường qui hoạch chôn dưới viả hè hoặc được đặt trong các tuyến tuynen kỹ thuật
+ Chỉ tiêu cấp điện:
Chỉ tiêu tính toán và nhu cầu cấp điện sinh hoạt được lấy theo trong bảng5.14.1 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn thiết kế 20TCN-27-91 và đượcđiều chỉnh theo nhu cầu thực tế
Trang 22+ Nhu cầu dùng điện:
Tổng công suất điện yêu cầu : 41347,64KW 41.348KW
Xác định tổng công suất cần lắp đặt cho đô thị là : 41.348KVA
hộ tiêu thụ sẽ được xác định trong đồ án Qui hoạch chi tiết
Các trạm biến thế chuyên dụng và công cộng hiện có 35/10/0,4KV sẽ dầnđược thay thế bằng các máy 22/0,4 KV Các trạm công cộng sẽ được chuyển dần từtrạm cột sang trạm xây hoặc trạm kiot với bán kính phục vụ 250 300m Trạm xây
có diện tích chiếm đất 50m2 được bố trí tại các khu vực cây xanh hoặc khu vực bảođảm thuận lợi cho việc lắp đặt sửa chữa cũng như vận hành an toàn Số lượng cáctrạm biến thế được xác định trên cơ sở bảng tiêu chuẩn ở trên theo từng đơn vị khuđất ở, hoặc khu đất công cộng
Để đảm bảo cho tuyến 22 KV làm việc tốt, công suất mỗi tuyến chỉ cung cấp
7 - 9 MVA, kể cả công suất của trạm cũ và trạm dự kiến tăng công suất trạm xâydựng mới Mỗi trạm biến áp lắp đặt ít nhất 2 máy phù hợp theo các giai đoạn pháttriển nhằm sử dụng tối đa công suất của máy
Trang 23Các trạm 22/0,4 KV có công suất 250 KVA 600 KVA Trạm biến thế hạthế từ 22/0,4 KV được ký hiệu bắt đầu từ số 1 với công suất biểu kiến của máy, vídụ: T1-2x560KVA ; T2-400 T1, T2, là số thứ tự trạm 1, trạm 2 , chữ số560KVA hoặc 400KVA là dung lượng của trạm tương ứng.
Ký hiệu lộ C1C2 10 XLPE150mm2 Lộ C1C2 là lộ ra với điện áp 22KV
từ trạm biến áp 35/22KV ( 10XLPE150mm2 là 102 cáp có lõi nhôm cách điệnXLPE tiết diện 150mm2)
+ Hệ thống lộ cáp 22KV:
Lưới điện 22KV được bố trí đi ngầm cáp nhôm trần tiết diện 3A70 đến3A150, một số tuyến được cải tạo từ các tuyến hiện trạng bằng cách thay dây mới
và tăng tiết diện để truyền tải được công suất lớn hơn
+ Mạng lưới hạ áp chiếu sáng, sinh hoạt :
Lưới hạ áp đang sử dụng cấp điện áp 380/220V dây dẫn dùng nhiều chủngloại đa số là dây trần tiết diện nhỏ các nhánh dây thường kéo dài Mạng lưới chiếusáng đường tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm và trục đường chính Dự kiếncác tuyến chính sẽ được chiếu sáng bằng đèn cao áp thuỷ ngân, đèn sodium gắn trêncột, dây cáp đặt ngầm dưới đất
Lưới điện hạ áp từ các trạm biến áp 22/0,4KV về hộ tiêu thụ điện được cảitạo hoặc xây mới hoàn chỉnh theo từng khu vực Mạng lưới 0,4 KV của đô thị bố trí
đi ngầm và dùng dây bọc nhựa cách điện PVC
Từng bước thay thế các dây trần bằng dây nhôm bọc nhằm sử dụng an toànlưới điện và chống thổn thất về điện năng cũng như kinh tế
Đoạn dẫn vào nhà đối với các hộ dùng điện sinh hoạt chỉ cần dùng dây dẫn 1pha, có thể khai thác sử dụng nguồn vốn địa phương kết hợp với nguồn kinh phíđóng góp của dân
1.5 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp Côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chiến lược phát triển Đô thị Quốc gia đến năm
2030, nhằm cụ thể hoá định hướng phát triển cấp nước các đô thị đến 2030 củaChính phủ và “Điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu vực Thị trấn Chờ đến 2030”,xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu và tính chất của một đô thị đã
và đang được triển khai thực hiện, trong đó cấp nước là một trong những yêu cầu ưutiên hàng đầu
Hiện nay Thị trấn là một đô thị loại V, trong quy hoạch hệ thống đô thị tỉnhBắc Ninh, thị trấn Chờ đã được xác định có quy mô là đô thị loại IV Để tương
Trang 24xứng với vị trí chiến lược của mình, Thị trấn cần được đầu tư xây dựng đồng bộ vàhoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là cấp nước, thoát nước,… Là mộttrung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả huyện nhưng hiện nay tại Thị trấn Chờchưa có hệ thống cung cấp nước sạch hợp vệ sinh cho người dân và các dịch vụ.Điều này phần nào đã kìm hãm sự phát triển chung của cả huyện.
Dân số hiện nay của Thị trấn là hơn 13.000 người, tuy nhiên chưa có mộtcông trình xử lý nước sạch hợp vệ sinh nào được đầu tư xây dựng tại Thị trấn.Người dân trong Thị trấn phải dùng nước không qua xử lý từ giếng khoan, nướcmưa cho sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của mình Nước không được xử lý đã gây rakhá nhiều các bệnh truyền nhiễm liên quan, cuộc sống người dân trở nên vất vả hơnkhi không có nước sạch để sinh hoạt Với một đô thị loại V, cuộc sống người dânngày cang được nâng cao, việc mong muốn có được sự đầu tư một hệ thống cungcấp nước sạch cho Thị trấn là điều mà không chỉ chính quyền địa phương mà tất cảngười dân trong Thị trấn đều mong mỏi và ủng hộ Rõ ràng việc sử dụng nước sạchkhông hợp vệ sinh đã gây ra khá nhiều phiền phức, ảnh hưởng đáng kể đến sứckhoẻ cũng như kinh tế của mỗi hộ gia đình trong Thị trấn Mặt khác, một trongnhững điều kiện ưu tiên phát triển hàng đầu trong việc xây dựng hệ thống hạ tầng
kỹ thuật là đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Đây là sự đầu tư mang tính dân sinhcao, có ý nghĩa xã hội quan trọng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả Thị trấn Dovậy để tương xứng với một đô thị loại IV trong tương lai, Thị trấn Chờ cần đượcđầu tư xây dựng một hệ thống cung cấp nước sạch đồng bộ tập trung
CHƯƠNG 2 TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG SUẤT TRẠM CẤP NƯỚC
2.1 XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI NHU CẦU DÙNG NƯỚC ĐẾN GIAI ĐOẠN NĂM 2030.
2.1.1 Nước dùng cho sinh hoạt.
Tính toán nhu cầu dùng nước cho thánh phố theo TCXD 33 – 2006
Bảng 2 1: Dân số thành phố và tiêu chuẩn dùng nước.
Tỷ lệ dân số đượccấp nước(%)
Tiêu chuẩndùng nước(l/ng/ngđ)
Trong đồ án ta tính đến giai đoạn 2030:
Trang 25Nước dùng cho sinh hoạt:
Qsh - Lưu lượng ngày dùng cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của dân cư
qi - Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt của nôị thị năm 2030 là 150 (l/người.ngđ)
Ni - Số dân tính toán nội thị năm 2030 là N = 60.788 (người)
fi – Tỷ lệ dân được cấp nước f = 100%
Bảng 2 2: Lưu lượng nước dùng cho ăn uống sinh hoạt của dân cưKhu
vực Giai đoạn
Số dân(người)
Số dân đượccấp nước(%)
Tiêu chuẩn dùngnước(l/ng/ngđ)
Qsh (m3/ngđ)
2.1.2 Nước dùng cho khu công nghiệp.
Lưu lượng nước cấp cho khu công nghiệp được tính theo công thức:
Qcn = Fcn *qcn (m3/ngđ)
Trong đó:
Qcn: Lưu lượng nước cấp cho khu công nghiệp, (m3/ngđ)
Fcn: Diện tích khu công nghiệp theo quy hoach 2030, ha
Qcn:Tiêu chuẩn dùng nước khu công nghiệp,45(m3/ha.ngđ) theo TCXD33/2006
Bảng 2 3: Lưu lượng nước cấp cho khu công nghiệp
Khu công
nghiệp Giai đoạn
Diện tích(ha)
Tiêu chuẩn dùngnước (m3/ngđ.ha)
Lượng nước tiêu
thụ
Qcn (m3/ngđ)
2.1.3 Nước dùng phục vụ công cộng (tưới cây, rửa đường, )
Lưu lượng nước phục vụ công cộng ( tưới cây, rửa đường, …) tính theo
Qrđ = 10% *lượng nước sinh hoạt ( theo bảng 3.1 TCXD 33- 2006)
Qrđ = 10%*QSh = 0,1* 9118 = 912 (m3/ngđ)
Qrđ: là lượng nước dùng phục vụ tưới cây, rửa đường (m3/ngđ)
2.1.4 Nước cấp cho công nghiệp dịch vụ trong thành phố.
Lượng nước phục vụ cho công nghiệp dịch vụ được tính theo :
Trang 26Qdv = 10% *lượng nước sinh hoạt ( theo bảng 3.1 TCXD 33- 2006)
Qtt : lượng nước thất thoát, (m3/ngđ)
2.1.6 Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước.
Lượng nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước tính theo bảng 3.1 TCXD 33-2006 với công suất và quy mô trạm xử lý nước là trung bình vậy ta chọn
2.1.8 Nhu cầu dùng nước cho chữa cháy.
Hệ thống cấp nước phải tính đến trường hợp có cháy nên khi tính toán mạnglưới đường ống phân phối có tính đến khả năng làm việc của mạng lưới khi có cháyxảy ra trong giờ dùng nước lớn nhất Lượng nước dùng để dập tắt các đám cháykhông đưa vào mạng lưới thường xuyên mà chỉ đưa vào khi có cháy xảy ra TheoTCVN 2622-1995,số đám cháy có thể xảy ra đồng thời trong cùng một thời điểm cóthể xác định như sau:
Khu công nghiệp: Trong các khu công nghiệp, lưu lượng chữa cháy bên ngoài lấy
từ trụ nước chữa cháy, tính với nhà cần lượng nước chữa cháy nhiều nhất và tínhcho một đám cháy được quy định trong bảng I, II, phụ lục II
+ Cả 2 khu công nghiệp có S < 150 ha nên coi mỗi khu có 1 đám cháy xảy ra đồngthời
+ Coi xí nghiệp có bậc chịu lửa III, hạng sản xuất D, E Ta có lưu lượng dập tắtđám cháy là: qccxn= 10 (l/s)
Trang 27Khu dân cư: Dân số tính toán là: N= 60.700 (người)
- Nhà xây dựng từ 3 4 tầng không phụ thuộc bậc chịu lửa, tra bảng ta thấy có 2đám cháy đồng thời với lưu lượng của mỗi đám: qccdc=15 (l/s)
Do khu dân cư và khu công nghiệp có chung hệ thống cấp nước nên ta chọn số đámcháy đồng thời trong thành phố là 2 đám cháy với lưu lượng của mỗi đám cháy là:
qcc = 10/2 + 15 (l/s) = 20 (l/s)
Tổng lượng để dập tắt các đám cháy xảy ra đồng thời là : 20*2 = 40 (l/s)
Lưu lượng này không tính vào công suất trạm xử lý
2.2 XÁC ĐỊNH QUY MÔ CÔNG SUẤT TRẠM CẤP NƯỚC.
2.2.1 Lựa chọn các hệ số tính toán.
2.2.1.1 Hệ số dùng nước không điều hoà ngày K ngày
Kngày là hệ số thay đổi nhu cầu dùng nước ngày, ảnh hưởng bởi cách tổ chức đờisống xã hội, chế độ làm việc của các cơ sở sản xuất, mức độ tiện nghi, biểu thị sựdùng nước không đều giữa các ngày trong năm Kngày max là hệ số dùng nước khôngđiều hòa ngày max, Kngày min là hệ số dùng nước không điều hòa ngày min Thị trấnChờ là đô thị loại IV ta chọn:
Kngày max = 1,36 Kngày min = 0,8
Trang 282.2.1.2 Hệ số dùng nước không điều hoà giờ
Kgiờ là hệ số thay đổi nhu cầu dùng nước giữa các giờ trong ngày Kgiờmax là hệ
số dùng nước không điều hoà giờ dùng nước lớn nhất, là tỷ số giữa lưu lượng nướcdùng giờ dùng nước lớn nhất Qmaxh so với lưu lượng giờ trung bình h
Kgiờ max = max * bmax Kgiờ min = min * bmin
α: Hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình, chế độ làm việc của các cơ sở sảnxuất và các điều kiện địa phương.Ta chọn như sau:
b: Hệ số kể đến số dân trong khu dân cư lấy theo bảng 3.2 ( TCXD 33 – 2006 ) vớidân số 60.700 ta nội suy ra được như sau :
bmax = 1,13 bmin = 0,64
Vậy Kgiờ max = max * bmax = 1,4*1,13 = 1,582
Kgiờ min = min * bmin = 0,5*0,64 = 0,32
2.2.2 Công suất trạm cấp nước.
Theo tiêu chuẩn TCXD 33-2006, lưu lượng ngày tính toán (trung bình trong năm) cho hệ thống cấp nước tập trung được xác định theo công thức
QngàyTB= Qsh + D
D – Lượng nước tưới cây, rửa đường, dịch vụ đô thị, khu công nghiệp, thất thoát nước cho bản thân nhà máy xử lý nước và lượng nước dự phòng được tính theo bảng 3.1
Công suất trạm cấp nước: Q tr = 22.100( m3/ ngđ)
2.3 XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG TÍNH TOÁN CHO CÁC CÔNG TRÌNH TRONG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
Trang 29QTBIImax = Qmạng max = Qhmax =
QTBIImax = Qmạng max = Qhmax= 1,582 (16253 1137) 1,36
24
= 1355,1(m3/giờ)
QTBIImin = Qmạng min = Qhmin =
QTBIImin = Qmạng min = Qhmin= 0,32 (16253 1137) 1,36
2.4.1 Công suất làm việc của CTT-TB1 và Trạm xử lý
Thiết kế trạm xử lý nước với công suất 22.100 m3/ngđ để cung cấp nước chothị trấn Chờ
Ứng với trạm xử lý nước công suất 22.100 m3/ngđ ta cần thiết kế 1 côngtrình thu nước và trạm bơm 1 cấp nước thô cho trạm
2.4.2 Chế độ làm việc của trạm bơm cấp 2
Trạm bơm cấp 2 sử dụng máy bơm biến tần để điều chỉnh chế độ hoạt độngcủa máy bơm Vì vậy trạm bơm cấp II làm việc bám sát chế độ tiêu thụ nước củathành phố
Thiết kế trạm bơm cấp 2 có công suất 22.100 m3/ngđ
2.4.3 DUNG TÍCH ĐIỀU HÒA CỦA BỂ CHỨA
2.4.3.1 Chức năng của bể chứa
- Chứa lượng nước dự phòng cấp cho các hộ tiêu thụ khi hệ thống cấp nước
có sự cố
- Chứa lượng nước điều hoà giữa trạm bơm nuớc thô lưu lượng điều hoàtrong ngày và trạm bơm nuớc sạch, và chứa lượng nước điều hoà giữa trạm bơmnước sạch theo bậc bơm nhất định và lượng nước tiêu thụ thực tế thay đổi trong giờtrong ngày
- Chứa lượng nước cứu hoả
- Chứa lượng nước dùng cho bản thân trạm xử lý, ngoài ra bể chứa phải códung tích tối thiểu để đảm bảo đủ thời gian tiếp xúc với clo khi sát trùng trong nước
Trang 302.4.3.2 Tính toán thể tích của bể chứa
Wtbc = Wđh+ Wcc + Wd+ Wđh : Thể tích điều hoà của bể chứa
Wđh= Kw*Q ngàymax= 16,7% 22086 = 3688 (m3)
1 max
max
max max
1 ) 1
gio gio
K
=
1,582 1,582 1
1 (1,582 1)
n: Số đám cháy xảy ra đồng thời n = 2
T: thời gian cháy T = 3 (giờ)
qcc: Lưu lượng chứa cháy tính toán cho một đám cháy ( l/s)
+ Wd – lượng nước cần để rửa lọc và cấp cho sinh hoạt của trạm xử lý, lấy Wd lưu lượng nước dung cho trạm xử lý trong
Wd = 1136 (m3)Vậy thể tích bể chứa là:
Wtbc= 3688 + 432 + 1136 = 5256 (m3)Chọn dung tích bể chứa là 5380 (m3)
Thiết kế 2 bể chứa, kích thước 1 bể B*L*H = 26*34*3 = 5280 (m3)
CHƯƠNG 3 LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC VÀ VỊ TRÍ TRẠM XỬ LÝ
3.1 TỔNG QUAN
Trang 31Huyện Yên Phong nói chung là một huyện đồng bằng điển hình của vùngđồng bằng Bắc Bộ, có hệ thống sông ngòi, ao hồ trên địa bàn huyện Có thể nóihuyện có lượng nguồn nước khá dồi dào như nước ngầm, nước mặt (sông, hồ…)Tuy nhiên để tìm ra nguồn nước thích hợp cho hệ thống cấp nước thị trấn Chờ cầnphải khảo sát, đánh giá, phân tích và đưa ra kiến nghị phù hợp với điều kiện cũngnhư đặc thù của địa phương.
Việc nghiên cứu phương án sử dụng nguồn nước có ý nghĩa hết sức quantrọng đối với việc xử lý nước sạch Đây là bước nghiên cứu ban đầu, có ảnh hưởngrất lớn và mang tích chất quyết định đến sự hình thành của một hệ thống cấp nước
và giá thành xây dựng hệ thống cấp nước đó Trên thực tế hiện nay có hai nguồnnước có thể làm nguồn cung cấp để xử lý nước sạch là : nước ngầm và nước mặt.Sau đây sẽ nghiên cứu cụ thể hai nguồn nước trên
3.2 NGUỒN NƯỚC MẶT
Sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê là các con sông bao bọc huyệnYên Phong, tạo ra một nguồn nước mặt rất lớn và rồi rào Tuy nhiên, chỉ có sôngCầu là con sông gần với Thị trấn Chờ nhất, cách Thị trấn khoảng 4km
Sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Tam đảo chảy qua Chợ Đồn - Bắc Kạn,Thái Nguyên, chảy qua Bắc Ninh và đổ vào sông Bắc Ninh tại Phả Lại Sông Cầudài 288 km, lòng sông rộng 70-150 m và sâu trung bình trong mùa cạn 2-7 m, lưulượng sông Cầu biến động lớn Qmax = 3490m3/s, Qmin = 4,3m3/s Phía thượnglưu sông Cầu chảy qua thành phố Thái Nguyên Do nước thải của nhà máy giấyHoàng Văn Thụ và khu gang thép Thái Nguyên và của nhiều cơ sở sản xuất khác vàkhu dân cư phía thượng nguồn nên nước bị ô nhiễm nặng, vì vậy không thể lấynước sông Cầu làm nguồn cung cấp nước sinh hoạt được
Bên cạnh đó, việc sử dụng nước mặt làm nguồn cung cấp nước cho dự án sẽ
có nhiều rủi ro lớn vì chất lượng nước mặt không ổn định, luôn thay đổi theo mùa,đặc biệt vào mùa lũ hàm lượng cặn lơ lửng rất lớn Công nghệ xử lý đòi hỏi phứctạp hơn rất nhiều, mặt khác chi phí đầu tư xây dựng ban đầu và chi phí cho công tácvận hàng hàng năm tương đối lớn, có nhiều bất cập hơn so với xử lý nước ngầm Do
đó phương án nghiên cứu nguồn nước mặt cho dự án không mang tính khả thi cao
Hồ ao trong khu vực Thị trấn rất ít, một vài hồ nhỏ đã bị san lấp, ngoài racòn có các hồ, thùng đấu cạnh các thôn và xen kẽ trong đất ruộng điều hoà bằng hệ
Trang 32thống thuỷ nông Do đó nguồn nước này cũng không thể nghiên cứu làm nguồn cấpnước thô cho hệ thống cấp nước của Thị trấn Chờ.
3.3 NGUỒN NƯỚC NGẦM
3.3.1 Nghiên cứu chất lượng nước ngầm trên địa bàn Thị trấn.
Kết quả khoan thăm dò nguồn nước ngầm tại khu vực dự án của Công ty cổphần Công nghệ địa vật lý thực hiện tháng 6/2006 được trình bày dưới đây (báo cáonày đã được trình Chủ đầu tư phê duyệt và làm tài liệu pháp lý cho việc nghiên cứu
và khai thác nguồn nước ngầm):
(a) Nước ngầm mạch nông:
Đây là nguồn nước hiện tại nhân dân khu vực thị trấn đang sử dụng cho sinhhoạt hàng ngày, nhìn chung nếu khai thác với lưu lượng nhỏ thì nguồn nước này đủtiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt Tuy nhiên cần phải xử lý cục bộ bằng các thiết
bị xử lý nước công suất nhỏ hoặc đun sôi trước khi dùng Hạn chế của nguồn nướcnày là rất dễ bị ô nhiễm nếu không có hệ thống thoát nước hoặc việc bảo vệ vệ sinhnguồn nước không chặt chẽ, mặt khác do lưu lượng khai thác nhỏ nên không đảmbảo lưu lượng cấp nước cho đô thị Vì vậy nguồn nước này cũng không thể sử dụnglàm nguồn cấp nước đô thị được
(b) Nước ngầm mạch trung bình:
Đây là nguồn nước có triển vọng khả quan nhất trong số các nguồn nướckhác
Chi tiết về khảo sát địa chất, thủy văn qua 2 lỗ khoan thăm dò (LK1 và LK2)
do Công ty cổ phần Công nghệ địa vật lý thực hiện tháng 6/2006 thể hiện dưới đây:
Trên nguyên tắc ”Dạng tồn tại của nước dưới đất” các tầng chứa nước đượcphân chia phù hợp với hai dạng tồn tại của nước trong các thể địa chất là nước lỗhổng và nước khe nứt, tuỳ theo mức độ chứa nước phân ra 3 cấp
- Giầu nước có lưu lượng > 5 l/s
- Trung bình có lưu lượng 0,5 – 5 l/s
- Hiếm nước có lưu lượng < 0,5 l/s
Dựa vào thành phần thạch học mức độ chứa nước vùng nghiên cứu có thểchia ra phân vị địa chất thuỷ văn sau:
Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích hệ Thứ Tư (Q)
Tầng chứa nước này có diện phân bố rộng, thành phần đất đá gồm sét, sétcát, cát sạn, sét chứa mùn thực vật chiều dầy tầng 28– 30 m
Trang 33Đất đá có khả năng chứa nước là lớp cát hạt thô chứa sỏi, ở lỗ khoan 1 (LK1)gặp từ 7 – 30 m, còn lỗ khoan 2 (LK 2) thì không gặp (Theo báo cáo khoan thăm dònước ngầm và thí nghiệm của Công ty Cổ phần công nghệ địa vật lý lập tháng 06năm 2006).
Mô tả địa tầng khu vực khoan giếng:
+ Tầng đất canh tác có cao trình: +5,0 +0 m (dầy 5 m)
+ Tầng đất sét màu nâu có cao trình: +0 -2 m (dầy 2 m)
+ Tầng cát pha lẫn cát mịn có cao trình: -2 -5,5 m (m1 = 3,5 m)
+ Tầng cát hạt trung có cao trình: -5,5 -12,5m (m2 = 7,0m)
+ Tầng cát hạt thô có cao trình: -12,5-22,5m (m3=10m)
+ Tầng cát thô pha sỏi có cao trình: -22,5 -28,0 m (m4 = 5,5 m)
Phân cấp trữ lượng khai thác:
Căn cứ vào mức độ nghiên cứu điều kiện địa chất thuỷ văn của vùng, kết quảhút nước thí nghiệm ở LK1, LK2 Trữ lượng nước ngầm được phân cấp như sau:Trữ lượng cấp B: là 3900 (m3/ngđ)
Chất lượng nước tại các lỗ khoan thể hiện trong bảng sau:
Bảng V.1 – Chất lượng nước ngầm tại các lỗ khoan
Trang 34STT Các chỉ tiêu phân tích Đơn vị
Theo như bảng phân tích chất lượng nước cho thấy, chất lượng nước ngầmtại các lỗ khoan rất tốt, các vị trí đều có chất lượng đảm bảo đủ điều kiện làm nguồncung cấp nước thô cho hệ thống cấp nước Thị trấn Chờ theo tiêu chuẩn TCXD233:1999 (tiêu chuẩn chất lượng nguồn nước thô) Tất nhiên, việc xử lý nước thôtrước khi đưa ra mạng lưới phân phối là cần thiết và bắt buộc để thoả mãn các chỉtiêu trong tiêu chuẩn 1329/2002/BYT
3.4 LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC CẤP
Qua các phân tích về chất lượng, trữ lượng nước của hai nguồn nước trên
cho thấy:
Nguồn nước thô cho hệ thống cấp nước thị trấn Chờ không thể khai thác từ nguồn nước mặt được, trữ lượng nguồn nước mặt rất lớn, tuy nhiên chất lượng nướckhông tốt, thay đổi và dao động theo mùa rất lớn mặt khác chi phí đầu tư xây dựng ban đầu sẽ tốn kém và lớn hơn nhiều so với khai thác nguồn nước ngầm Chiều dài tuyến ống nước thô khá lớn
Nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn, chất lượng nước rất tốt, ổn định theo mùa và có thể khai thác được ngay trong khu vực của thị trấn nên chi phí đầu tư banđầu sẽ được giảm đáng kể
Từ những phân tích trên, ta sẽ lựa chọn nguồn nước ngầm để xử lý và cấp nước cho thị trấn Chờ
3.5 LỰA CHỌN VỊ TRÍ ĐẶT TRẠM XỬ LÝ
3.5.1 Vị trí công trình thu.
Trang 35Theo mục 5.1 của TCVN 33-2006 chọn vị trí, kiểu và sơ đồ công trình thunước ngầm phải căn cứ vào tài liệu địa chất, địa chất thủy văn, công suất của côngtrình, loại trang thiết bị, điều kiện thi công và bảo vệ môi trường của khu vực:
+ Đặc điểm của tầng chứa nước và điều kiện bổ cập nguồn nước
+ Điều kiện đảm bảo vệ sinh và tổ chức vùng bảo vệ môi trường, bảo vệnguồn nước không bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất vàkhông bị nước có độ khoáng hóa cao hoặc có chất độc hại thấm vào
+ Khu đất không bị xói lở, trượt hoặc các loại biến dạng khác gây phá hoạicông trinh
+ Có sẵn hoặc có thể làm được đường thi công, đường phục vụ cho việc quản
lý công trình và đường ống dẫn nước
+ Giếng khoan phải cách xa các công trình kiến trúc tối thiểu 25m
3.5.2 Vị trí trạm xử lý.
Trạm xử lý là trung tâm điều khiển để đảm bảo số lượng và chất lượng cấpnước của hệ thống Vì thế việc chọn vị trí trạm xử lý rất quan trọng, chọn được vị trítrạm xử lý hợp lý giúp công tác vận hành đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, công việcquản lý bảo dưỡng được dễ dàng Trạm xử lý nước có thể được đặt ở gần công trìnhthu nước hoặc ở gần đối tượng dùng nước Để chọn được vị trí đặt trạm xử lý nướcphải có sự so sánh theo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và cần phải đảm bảo các yêucầu:
+ Vị trí đặt khu xử lý nước phải phù hợp với quy hoạch chung của thành phố.Phải đảm bảo việc liên hệ dễ dàng cho công tác quản lý chung của thành phố
+ Có khả năng phát triển trong tương lai, để xây dựng thêm các công trìnhkhi nhà máy tăng công suất
+ Khu đất xây dựng nhà máy phải nằm ở vị trí cao ráo, không ngập lụt haylún sụt Đảm bảo sự làm việc bền vững của các công trình trong trạm xử lý nước
+ Khu đất đặt trạm xử lý nước cần có điều kiện địa chất tốt, tránh gia cố nềnmóng để giảm giá thành xây dựng công trình và tính bền vững của công trình
+ Đặt gần nơi cung cấp điện để giảm giá thành xây dựng hệ thống cấp điện,
và chi phí về quản lý điện giảm
+ Có đường giao thông thuận tiện, đảm bảo chuyên chở nguyên vật liệu, thiết
bị, máy móc dễ dàng, phục vụ tốt cho công tác thi công xây dựng và quản lý nhàmáy Chiếm ít đất trồng trọt
Trang 36+ Ở đầu hướng gió chính để tránh bụi và hơi độc từ các hoạt động của thànhphố ảnh hưởng đến.
Trong thực tế ít có địa điểm nào thỏa mãn được tất cả các yêu cầu trên Đốivới từng trường hợp cụ thể, cần phải phân tích, đánh giá, lựa chọn cho phù hợp cácyêu cầu cơ bản, trên cơ sở ưu tiên đặt trạm xử lý nước ở gần đối tượng dùng nước
Trên cơ sở phân tích các yêu cầu về vị trí đặt công trình thu, vị trí đặt trạm
xử lý nước và dựa vào điều kiện thực tế và bản đồ quy hoạch của thị trấn Chờ ta đặttrạm xử lý tại khu vực phía Bắc thị trấn, gần khu vực khai thác nước ngầm Vị tríđặt trạm xử lý có diện tích rộng, tách biệt với khu dân cư
Trang 37CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
4.1 XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC DÙNG NƯỚC.
Theo quy hoạch 2030 , nhà máy nước dự tính cung cấp nước cho khu vực thịtrấn Chờ với diện tích khoảng 845 ha.với dân số dự kiến là 60.700 người, mật độdân số được cấp nước là 100% Công suất nhà máy nước được tính toán đảm bảocho nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất của thị trấn
4.2 VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC.
Mạng lưới cấp nước là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thốngcấp nước Mạng lưới cấp nước bao gồm: Các đường ống chính, các ống nối và cácống phân phối Mạng lưới cấp nước có nhiệm vụ vận chuyển và phân phối nướctrực tiếp đến các nơi tiêu dùng Sự làm việc trong mạng lưới cấp có liên quan đếncác công trình của hệ thống cấp nước như: bể chứa, trạm bơm cấp 1 Khi thiết kếmạng lưới cấp nước, phải đảm bảo các yêu cầu về lưu lượng, áp lực và thời gian cấpnước cho mọi đối tượng dùng nước trong đô thị
Căn cứ vào mặt bằng quy hoạch thị trấn đến năm 2030, mạng lưới cấp nướchiện tại của thị trấn Chờ, ta xác định được:
+ Vị trí các khu dân cư
+ Vị trí các khu công nghiệp
+ Mạng lưới đường giao thông phân bố trong đô thị
+ Sự phân bố cao độ mặt đất tự nhiên
Khi đã xác định rõ các yếu tố trên ta tiến hành công việc vạch tuyến mạng lướicấp nước Công việc vạch tuyến mạng lưới cấp nước phải đảm bảo được các yêucầu sau:
+ Mạng lưới cấp nước phải bao trùm tới tất cả các điểm dùng nước trong phạm
vi khu vực thiết kế
+ Đảm bảo cung cấp nước liên tục tới mọi đối tượng dùng nước trong phạm vithiết kế
+ Chi phí xây dựng và quản lý rẻ nhất
+ Kết hợp chặt chẽ giữa giai đoạn cấp nước thiết kế và định hướng phát triểncấp nước trong tương lai, phù hợp với kế hoạch xây dựng chung của toàn thị trấntheo từng thời kỳ, giai đoạn phát triển
Trang 38Trên thực tế do ảnh hưởng của những điều kiện cụ thể khác nhau nên khivạch tuyến mạng lưới khó thể đồng thời bảm đảm tất cả các nguyên tắc nêu trên Vìvậy tùy vào điều kiện cụ thể ta cố gắng đảm những nguyên tắc cơ bản có ý nhgiaxkinh tế kỹ thuật lớn Dựa vào bản đồ quy hoạch chung của thị trấn Chờ ta cóphương án cấp nước đã được thể hiện trên bản vẽ
4.3 TÍNH TOÁN THỦY LỰC, THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
Ta tính toán với 2 trường hợp chính:
+ Tính toán mạng lưới trong giờ dùng nước lớn nhất
+ Kiểm tra mạng lưới đảm bảo cấp nước chữa cháy đủ để dập tắt đám cháy tronggiờ dùng nước lớn nhất
4.3.1.Xác định chiều dài tính toán của các đoạn ống.
Mỗi đoạn ống làm nhiệm vụ phân phối nước theo yêu cầu của các đối tượng dùng nước khác nhau, đòi hỏi khả năng phục vụ khác nhau Để kể đến khả năng phục vụ của các đoạn ống với các khu vực khác nhau có tiêu chuẩn dùng nước khác nhau, người ta đưa ra công thức để tính chiều dài tính toán của các đoạn ống:
ltt = lthực*m (m)
m: hệ số kể sự phục vụ khác nhau của các đoạn ống đối với từng khu vực có tiêu chuẩn dùng nước khác nhau (m=0÷1)
+ Khi đoạn ống phục vụ một phía lấy m = 0,5
+ Khi đoạn ống phục vụ hai phía lấy m = 1
+ Khi đoạn ống vận chuyển lấy m = 0
lthực: chiều dài thực của đoạn ống tính toán
ltt: chiều dài tính toán của đoạn ống
Từ sơ đồ tính toán mạng lưới cấp nước ta có được chiều dài của mỗi đoạn
ống và tổng chiều dài mạng lưới qua phụ lục 1
4.3.2.Xác định lưu lượng dọc đường của các đoạn ống.
Để đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho các đối tượng dùng nước khi thiết kếmạng lưới cấp nước ta phải tính toán cho giờ dùng nước lớn nhất của ngày dùng nước lớn nhất
max h
Q = 1355,1 (m3/giờ) = 376,42(l/s)( lấy tại mục2.3)Lưu lượng đơn vị dọc đường tính theo công thức:
Trang 39Trong đó:
Ltt : Tổng chiều dài tính toán của các đường ống trong khu dân cư (m)
Ltt = 17476 (m)
Qdd : Tổng lưu lượng dọc đường (l/s)
Tổng lưu lượng dọc đường được xác định theo công thức :
Qdd = Qml - Qttr
Trong đó:
Qttr : Tổng lưu lượng của các điểm lấy nước tập trung :
Qttr = Khmax*[(Kngàymax*Qcn)/24 ]
Lưu lượng dọc đường của mỗi đoạn ống phụ thuộc vào chiều dài của nó và được
tính theo công thức sau :
tt: Chiều dài tính toàn đoạn từ i – k (m)
qdvdd : lưu lượng đơn vị dọc đường của đoạn ống (l/s) , qdvdd = 0,02026 (l/s)
Kết quả tính toán được thể hiện qua phụ lục 2
4.3.3.Xác định lưu lượng tập trung.
Sau khi tính được lưu lượng dọc đường của các đoạn ống ta tính lưu lượng tại các nút phân đôi lưu lượng dọc đường của mỗi đoạn về hai nút rồi cộng các giá trị tại các nút Công thức tính:
Trang 40dd: Tổng lưu lượng dọc đường của các đoạn ống quy tụ tại nút thứ i (l/s)
Lưu lượng tập trung được phân về các nút tính như sau:
Qi
ttr = Khmax Kngàymax Qi
cn)/24 ] = Khmax Kngàymax Fi
Lưulượng(m3/h)
Lưu lượng(l/
s)
Điểm lấynước
Kết quả lưu lượng tại các nút của đoạn ống tại phụ lục 3
Kiểm tra lại việc tính toán lưu lượng nút :
Lưu lượng nước cấp vào:
Trường hợp có cháy xảy ra trong giờ dùng nước lớn nhất
Khi có cháy xảy ra thì trạm bơm cấp II làm nhiệm vụ cấp toàn bộ lưu lượngcho sinh hoạt, sản xuất và lưu lượng của các điểm chữa cháy
Theo tính toán trong chương 2 thì có 2 đám cháy xảy ra đồng thời trên thị trấn Chờ Lưu lượng để dập tắt 2 đám cháy này coi như là các điểm lấy nước tập trung, vị trí đặt các lưu lượng này ta bố trí ở vị trí bất lợi nhất Chọn vị trí lấy nước cho các đám cháy tại các nút:
Nút 32, 33 : qcc = 20 (l/s), mỗi nút 10 (l/s) là đám cháy ở điểm bất lợi nhất.Nút 23, 24: qcc = 20 (l/s), mỗi nút 10 (l/s) là đám cháy gần khu công nghiệp