...GT Dang ky va thong ke dat dai.pdf

4 128 3
...GT Dang ky va thong ke dat dai.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phần II: Thống kê đất đai Chương 6: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Trang 111 CHƯƠNG 6 BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 6.1 - Khái niệm Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (bản đồ HTSDĐ) là tài liệu phản ánh thực tế sử dụng đất ở thời điểm kiểm kê quỹ đất của các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh (gọi tắt là đơn vị hành chính các cấp), các vùng kinh tế và toàn quốc phải được lập trên cơ sở bản đồ nền thống nhất trong cả nước. 6.2 - Mục đích, yêu cầu 6.2.1 Mục đích - Thống kê, kiểm kê toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng theo định kỳ hàng năm và 5 năm được thể hiện đúng vị trí, đúng diện tích và đúng loại đất - Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tác quản lý đất đai. - Làm tài liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt. - Làm tài liệu cơ bản, thống nhất để các ngành khác sử dụng các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của ngành mình, đặc biệt những ngành sử dụng nhiều đất như nông nghiệp, lâm nghiệp,… 6.2.2 Yêu cầu - Thể hiện được hiện trạng sử dụng đất đến ngày 01/01 hàng năm - Đạt được độ chính xác cao ; - Xây dựng cho tất cả các cấp hành chính theo hệ thống từ dưới lên trên (xã, huyện, tỉnh, cả nước), trong đó bản đồ HTSDĐ cấp xã, phường, thị trấn là tài liệu cơ bản để tổng hợp xây dựng bản đồ HTSDĐ cấp huyện, tỉnh, bản đồ HTSDĐ cấp tỉnh, các tài liệu ảnh viễn thám và bản đồ HTSDĐ các năm trước là tài liệu để tổng hợp xây dựng bản đồ HTSDĐ cả nước ; - Đáp ứng toàn bộ và hiệu quả các yêu cầu cấp bách của công tác kiểm kê đất đai và quy hoạch sử dụng đất. Phần II: Thống kê đất đai Chương 6: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Trang 112 6.3 - Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất 6.3.1 Bản đồ nền và tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất a - Bản đồ nền (nội dung cơ sở địa lý) Bản đồ nền dùng để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp là tài liệu đo vẽ trực tiếp mặt đất (toàn đạc, bàn đạc, hoặc các tài liệu bản đồ xây dựng bằng phương pháp gián tiếp (ảnh hàng không, ảnh viễn thám,…) Tài liệu dùng làm bản đồ nền phải đáp ứng yêu cầu chung về thể hiện các yếu tố địa lý : - Lưới km (lưới kinh vĩ độ) ; - Ranh giới hành chính 364 ; - Địa hình ; - Thủy hệ ; - Giao thông ; - Các điểm địa vật quan trọng, các công trình kinh tế văn hóa, xã hội. b - Tỷ lệ bản đồ Một số căn cứ để xác định tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất : - Mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ; - Quy mô diện tích tự nhiên, hình dạng của khu vực thành lập bản đồ ; - Mức độ phức tạp và khả năng khai thác sử dụng đất ; - Phù hợp với bản đồ quy hoạch phân bố sử dụng đất cùng cấp ; - Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để thể hiện đầy đủ nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất ; - Không cồng kềnh, tiện lợi cho xây dựng và dễ dàng khi sử dụng . Với những căn cứ trên, tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất được quy định cho các cấp như sau : (1) Cấp xã, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Diện tích dưới 150 ha : tỷ lệ 1/1.000 - Diện tích trên 150 ha đến 300 ha : tỷ lệ 1/2.000 - Diện tích trên 300 ha đến 2.000 ha : tỷ lệ 1/5.000 - Diện tích trên 2.000: tỷ lệ 1/10.000 (2) Cấp huyện - Diện tích dưới 2.000 ha : tỷ lệ 1/5.000 - Diện tích trên 2.000 ha đến 10.000 ha : tỷ lệ 1/10.000 Phần II: Thống kê đất đai Chương 6: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Trang 113 - Diện tích trên 10.000: tỷ lệ 1/25.000 (3) Cấp tỉnh - Diện tích dưới 130.000 ha : tỷ lệ 1/25.000 - Diện tích trên 130.000 ha đến 500.000 ha : tỷ lệ 1/50.000 - Diện tích trên 500.000: tỷ lệ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TS Thái Thị Quỳnh Như ThS Vũ Lệ Hà GIÁO TRÌNH ĐĂNG KÝ VÀ THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI (DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI) Hà Nội – 2013 LỜI MỞ ĐẦU Đăng ký thống kê đất đai nội dung quan trọng quản lý nhà nước đất đai Hoàn thiện hệ thống đăng ký đất đai giúp Nhà nước thực công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà tài sản khác gắn liền với đất, kịp thời chỉnh lý biến động trình sử dụng đất, thiết lập nên hồ sơ địa đầy đủ, hồn thiện Thơng qua Nhà nước nắm toàn quỹ đất đai, làm tảng cho việc quản lý sử dụng đất, đồng thời người sử dụng đất sở hữu nhà ở, cơng trình tài sản gắn liền với đất thức xác nhận mối quan hệ pháp lý với nhà nước, bảo hộ quyền lơi hợp pháp đáng, yên tâm đầu tư để đất đai đưa vào sử dụng cách ổn định, hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả, đảm bảo phảt triển bền vững Bên cạnh cơng tác thống kê kiểm kê đất đai nhằm đánh giá thực trạng sử dụng đất q trình biến động đất đai, qua nắm tình hình thực quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xét duyệt việc thực đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận chứng nhận quyền sử dụng đất Đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệu công tác quản lý, sử dụng đất, làm sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn Nhằm đáp ứng kịp thời việc nghiên cứu, giảng dạy học tập sinh viên, học sinh người quan tâm đến lĩnh vực đăng ký thống kê đất đai, Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội tổ chức biên soạn giáo trình Đăng ký thống kê đất đai dùng cho sinh viện hệ Đại học ngành Quản lý đất đai Giáo trình bao gồm hai phần với chương gồm: Phần 1: Thống kê kiểm kê đất đai Chương 1: Một số vấn đề thống kê Chương 2: Thống kê, kiểm kê đất đai Phần 2: Đăng ký đất đai, nhà tài sản gắn liền với đất Chương 3: Tổng quan đăng ký đất đai, nhà tài sản gắn liền với đất Chương 4: Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa Chương 5: Đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa Tham gia biên soạn giáo trình “Đăng ký thống kê đất đai” gồm: TS Thái Thị Quỳnh Như – Chủ biên Ths Vũ Lệ Hà Chúng xin trân trọng cám ơn Hội đồng khoa học Trường Đại học Tài nguyên Mơi trường Hà Nội, phòng ban đặc biệt tập thể giáo viên Khoa Quản lý đất đai đồng nghiệp; xin trân trọng cám ơn TS Phạm Thị Phin, TS Nguyễn Thị Hải Yến đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện q trình hồn thiện sách Do thời gian trình độ có hạn chế, sách khơng tránh khỏi thiếu sót, chúng tơi mong nhận ý kiến đóng góp bạn đọc để hồn thiện giáo trình Phần II: Thống kê đất đai Chương 5: Thống kê đất đai Trang 87 CHƯƠNG 5 THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI 5.1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI 5.1.1 Vai trò và đặc điểm của đất đai a. Vai trò của đất đai Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Trong quá trình lao động con người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho con người, vì vậy đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời vừa là sản phẩm lao động của con người. Đất đai giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Sự khẳng định vai trò của đất đai như trên là hoàn toàn có cơ sở. Đất đai là điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất của các ngành kinh tế quốc doanh và hoạt động của con người. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động - thực vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Bởi vậy việc sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể đất đai có vị trí khác nhau. Trong công nghiệp và các ngành khác ngoài nông nghiệp, trừ công nghiệp khai khoáng, đất đai nói chung làm nền móng, làm địa điểm, làm cơ sở để tiến hành các thao tác. Trái lại, trong nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt đất đai có vị trí đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. b. Đặc điểm của đất đai - Diện tích đất đai có hạn. Sự giới hạn đó là do toàn bộ diện tích bề mặt của trái đất cũng như diện tích đất đai của mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ bị giới hạn. Sự giới hạn đó còn thể hiện ở chổ nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành kinh tế quốc dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng. Do diện tích đất đai có hạn nên người ta không thể tùy ý muốn của mình tăng diện tích đất đai lên bao nhiêu cũng được. Đặc điểm này đặc ra yêu cầu quản lý đất đai phải chặt chẽ, quản lý về số lượng, chất lượng đất, cơ cấu Phần II: Thống kê đất đai Chương 5: Thống kê đất đai Trang 88 đất đai theo mục đích sử dụng cũng như cơ cấu sử dụng đất đai theo các thành phần kinh tế, và xu hướng biến động của chúng để có kế hoạch phân bố và sử dụng đất đai có cơ sở khoa học. Đối với nước ta diện tích bình quân đầu người vào loại thấp so với các quốc gia trên thế giới. Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả và bền vững lại càng đặc biệt quan trọng. - Đất đai được sử dụng cho các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Việc mở rộng các khu công nghiệp, các khu chế xuất, việc mở rộng các dô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nông lâm ngư nghiệp, đều phải sử dụng đất đai. Để đảm bảo cân đối trong việc phân bổ đất đai cho các ngành, các lĩnh vực, tránh sự chồng chéo và lãng phí, cần coi trọng công tác quy hoạch và kế hoạch hóa sử dụng đất đai và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong công tác quy hoạch và kế hoạch hóa đất đai. - Đất đai có vị trí cố định, tính chất cơ học, vật lý, hóa học và sinh học trong đất cũng không đồng nhất. Đất đai được phân bổ trên một diện rộng và cố định ở từng nơi nhất định. Do vị trí cố định và gắn liền với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, nước, cây trồng, ) và các điều kiện kinh tế như kết cấu hạ tầng, kinh tế, công nghiệp trên các vùng và các khu vực nên tính chất của đất có khác nhau. Vì vậy việc sử dụng đất đai vào các quá trình sản xuất của mỗi ngành kinh tế cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng tính chất của đất cho phù hợp. Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng đất đai phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh Phần II: Thống kê đất đai Chương 4: Sơ lược về nguyên lý thống kê Trang 82 PHẦN II THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI Chương 4 SƠ LƯỢC VỀ NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ 4.1 - KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ 4.1.1 Khái niệm Thống kê là một môn khoa học xã hội nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng (tự nhiên, kinh tế - xã hội) số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm nhất định Tại sao phải nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất ? - Lượng và chất là 02 mặt của một sự vật không thể tách rời nhau. Chất giúp ta phân biệt hiện tượng này với hiện tượng khác, chất bộc lộ những khía cạnh sâu kín của hiện tượng. Nhưng chất không tồn tại độc lập mà được biểu hiện qua lượng. Sở dĩ cần phải xử lý mặt lượng mới tìm hiểu được mặt chất là vì chất thường bị che khuất bởi các yếu tố ngẫu nhiên. - Nghiên cứu số lớn : để triệt tiêu các yếu tố ngẫu nhiên, những hiện tượng cá biệt, rời rạc thường mang tính ngẫu nhiên. 4.1.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của thống kê là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể 4.1.3 Nhiệm vụ của thống kê - Phục vụ cho việc lập kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân - Phục vụ cho việc theo dõi và xây dựng các chủ trương chính sách của Đảng - Tổng kết những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước Phần II: Thống kê đất đai Chương 4: Sơ lược về nguyên lý thống kê Trang 83 4.2 - ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 4.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của điều tra thống kê Thống kê nghiên cứu hiện tượng số lớn. Việc thu thập thông tin thường được tiến hành trên nhiều cá thể của tổng thể. Nó chỉ đem lại kết quả hữu ích nếu được tổ chức và thực hiện một cách khoa học và có kế hoạch thống nhất. Ví dụ : - Để tiến hành công tác tổng kiểm kê đất đai trên toàn quốc chúng ta phải tiến hành thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ,…trên địa bàn từng xã, huyện, tỉnh do đó công tác chuẩn bị và tiến hành công tác này rất công phu. - Điều tra dân số trên quy mô toàn quốc, chúng ta phải tiến hành thu thập tài liệu về từng người dân như : họ tên, tuổi, giới tính trình độ văn hóa, dân tộc, tôn giáo,… Như vậy, điều tra thống kê là tổ chức, tiến hành việc thu thập tài liệu về các hiện tượng, quá trình kinh tế xã hội một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất. Nhiệm vụ của điều tra thống kê là cung cấp tài liệu về các cá thể của tổng thể. Tài liệu điều tra thống kê phải đảm bảo các yêu cầu : chính xác, kịp thời và đầy đủ - Yêu cầu chính xác có ý nghĩa là tài liệu thống kê phải phản ánh trung thực thực tế. Đây là yêu cầu cơ bản nhất của điều tra thống kê. Do đó, đối với từng tổng thể cụ thể người ta áp dụng phương pháp quan sát, loại điều tra thống kê thích hợp và những người điều tra phải có kiến thức chuyên môn, có trách nhiệm. - Yêu cầu kịp thời có nghĩa là điều tra thống kê phải cung cấp tài liệu đúng lúc cho người sử dụng, nhất là đối với những nhà quản lý. - Yêu cầu đầy đủ có nghĩa là điều tra thống kê phải thu thập đúng nội dung và số lượng cá thể đã được quy định trong văn kiện điều tra. 4.2.2 Phân loại điều tra thống kê Tùy theo tính phức tạp của hiện tượng kinh tế - xã hội, mục đích nghiên cứu thống kê và khả năng thu thập tài liệu mà người ta áp dụng loại hình điều tra thống kê thích hợp. Phần II: Thống kê đất đai Chương 4: Sơ lược về nguyên lý thống kê Trang 84 a - Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên Tùy theo yêu cầu phản ánh tình hình các cá thể của tổng thể một cách liên tục hay không liên tục, người ta áp dụng điều tra thường xuyên hay không thường xuyên. - Điều tra thường xuyên : tiến hành thu thập tài liệu của các cá thể của tổng thể một cách liên tục, theo sát với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng nghiên Phần I - Đăng ký đất đai Chương 3: Đăng ký biến động đất đai Trang 57 Chương 3 ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI, HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH 3.1 - CÁC HÌNH THỨC BIẾN ĐỘNG PHẢI LÀM THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG Trong quá trình sử dụng đất, do nhu cầu đời sống nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội phát sinh rất nhiều hình thức thay đổi liên qua đến quyền sử dụng đất phải làm thủ tục đăng ký biến động. Căn cứ tính chất, mức độ thay đổi có thể phân làm các loại sau: - Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. - Chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất. - Thay đổi hình thể thửa đất. - Mất đất do thiên tai gây nên - Chia tách quyền sử dụng đất của hộ gia đình, thay đổi tên chủ hộ - Có thay đổi về những hạn chế về quyền của người sử dụng đất - Chuyển đổi từ hình thức thuê đất sang hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất 3.2 - ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 3.2.1 Chuyển đổi quyền sử dụng đất (Điều 147 - NĐ 181) a. Trường hợp chuyển đổi theo chủ trương chung về “dồn điền đổi thửa” thì thực hiện theo quy định sau: - Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp tự thoả thuận với nhau bằng văn bản về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; nộp văn bản thoả thuận kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có); - Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp chung cho toàn xã, phường, thị trấn (bao gồm cả tiến độ thời gian thực hiện chuyển đổi) và gửi phương án đến Phòng Tài nguyên và Môi trường; - Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra phương án và chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địa chính; Phần I - Đăng ký đất đai Chương 3: Đăng ký biến động đất đai Trang 58 - Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường; - Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định; - Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm xem xét, ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các thửa đất chuyển đổi và gửi cho Phòng Tài nguyên và Môi trường. b. Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa hai hộ gia đình, cá nhân được thực hiện như sau: - Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp nộp một (01) bộ hồ sơ gồm hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có). - Trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; - Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích sao hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận. 3.2.2 Chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Điều 148 - NĐ 181) Bên nhận chuyển nhượng nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có: - Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có). Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện như sau: - Trong thời hạn không quá bốn (04) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm Phần I: Đăng ký đất đai Chương 2: Đăng ký đất đai ban đầu, cấp GCNQSDĐ Trang 16 Chương 2 ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI BAN ĐẦU, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 2.1 - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 2.1.1 Yêu cầu chung của công tác đăng ký đất đai Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý về sử dụng đất giữa Nhà nước và người sử dụng, đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản: - Đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý : đăng ký đúng đối tượng, diện tích trong hạn mức được giao, đúng mục đích, thời hạn sử dụng, đúng quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Thực hiện đầy đủ thủ tục, đúng thẩm quyền quy định. Thiết lập đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường với chất lượng cao nhất về các loại thông tin : diện tích, hình thể, kích thước từng thửa đất, hạng đất. - Thực hiện triệt để, kịp thời : mọi đối tượng sử dụng đất hay có nhu cầu biến động dưới mọi hình thức đều phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không để sót bất kỳ trường hợp sử dụng đất nào mà không đăng ký, đảm bảo cho Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai trên tòan bộ lãnh thổ. Trong mọi trường hợp việc đăng ký đất đều phải được thực hiện ngay sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất hoặc cho phép biến động đất đai, đảm bảo cho hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất, các quyền của người sử dụng đất luôn được bảo vệ và thực hiện đúng pháp luật. 2.1.2 Đối tượng kê khai đăng ký đất đai a - Người sử dụng đất phải thực hiện kê khai đăng ký - Nguyên tắc chung: + Là người sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất hoặc đang sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất; + Là người sử dụng đất có quan hệ trực tiếp với Nhà nước trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. - Người sử dụng đất chịu trách nhiệm ĐK (theo Điều 9 và 107/LĐĐ) gồm có: + Các tổ chức trong nước; + Hộ gia đình, cá nhân trong nước; Phần I: Đăng ký đất đai Chương 2: Đăng ký đất đai ban đầu, cấp GCNQSDĐ Trang 17 + Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất (đối với đất NN và công trình tín ngưỡng); + Cơ sở tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động; + Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; + Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với QSDĐ đất ở; + Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức và cá nhân nước ngoài đầu tư vào VN (ĐK theo tổ chức kinh tế là pháp nhân VN). - Những điểm lưu ý: + Đơn vị quốc phòng, an ninh (theo khoản 3 Điều 83/NĐ181):  Đơn vị trực thuộc Bộ (nơi đóng quân, căn cứ quân sự, công trình phòng thủ QG, trận địa, công trình đặc biệt, nhà công vụ, đất khác mà Chính phủ giao nhiệm vụ riêng cho Bộ QP, Công an);  Các đơn vị trực tiếp sử dụng (ga, cảng; công trình CN, khoa học và công nghệ; kho tàng; trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi huỷ vũ khí; nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng; trại giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý);  Trụ sở cơ quan quân sự tỉnh, huyện; công an tỉnh, huyện, xã; đồn biên phòng. + Uỷ ban nhân dân cấp xã (theo khoản 2 Điều 2/NĐ181) thực hiện đăng ký đối với:  Đất nông nghiệp vào mục đích công ích;  Đất xây dựng trụ sở UBND;  Đất giao cho UBND cấp xã xây dựng công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác của địa phương. + Không thực hiện đăng ký trong các trường hợp sau:  Người thuê đất nông nghiệp dành cho công ích xã, đất nhận khoán của các tổ chức, thuê hoặc mượn đất của người khác để sử dụng;  Tổ chức, cộng đồng dân cư được giao đất để quản lý quy định tại Điều 3/NĐ181: Tổ chức được giao quản lý công trình công cộng: GT, thuỷ lợi, tượng đài, bia tưởng niệm, Tổ chức KT được giao quản lý đất để thực hiện DA theo hình thức (BT), Tổ chức phát triển quỹ đất được giao quản lý đất; Phần I: Đăng ký

Ngày đăng: 04/11/2017, 22:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan