1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN LL NN và PL

7 221 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 69,5 KB

Nội dung

- Lý luận về nhà nước và pháp luật là môn học cơ sở, cung cấp những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật nhằm hình thành tư duy và phương pháp nhận thức khoa học đúng đắn về tất cả

Trang 1

CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN MÔN: LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

1 Mục tiêu chung của học phần.

- Lý luận về nhà nước và pháp luật là môn học cơ sở, cung cấp những kiến thức

cơ bản về nhà nước và pháp luật nhằm hình thành tư duy và phương pháp nhận thức khoa học đúng đắn về tất cả những vấn đề của nhà nước và pháp luật Học môn học

này, sinh viên sẽ tiếp thu được những kiến thức cơ bản về: Nguồn gốc, bản chất, chức năng, hình thức, kiểu, vai trò của nhà nước và pháp luật; bộ máy nhà nước; mối quan

hệ giữa nhà nước, pháp luật với các hiện tượng xã hội khác; quá trình vận động và phát triển của nhà nước và pháp luật; quy phạm pháp luật; quan hệ pháp luật; thực hiện pháp luật; ý thức pháp luật; vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; pháp chế, nhà nước pháp quyền;

- Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có được:

+ Tư duy khoa học và phương pháp nhận thức khoa học về những vấn đề nhà nước và pháp luật và vận dụng những kiến thức đã học để phân tích và giải thích hiện tượng nhà nước và pháp luật trong thực tế.

+ Khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào nghiên cứu các khoa học pháp lí khác, nhất là các môn khoa học pháp lí chuyên ngành luật trong chương trình đào tạo đại học luật;

+ Khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn nhà nước và pháp luật;

- Bên cạnh đó, giúp sinh viên:

+ Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kĩ năng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá các vấn đề của lí luận nhà nước pháp luật ;

+ Phát triển kĩ năng lập luận, thuyết trình trước công chúng.

2 Chuẩn đầu ra học phần

Đề hoàn thành học phần, người học phải đạt được:

- Nắm được những vấn đề cơ bản về Nhà nước và có sự liên hệ đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền

Trang 2

- Nắm được những vấn đề cơ bản về Pháp luật và có sự liên hệ đối với pháp luật nước CHXHCN Việt Nam;

3 Các yêu cầu đánh giá

Yêu cầu đánh giá người học của học phần

“Lý luận về nhà nước và pháp luật”:

Để đạt được chuẩn đầu ra học phần, người học cần:

Chương II: Nguồn gốc,

bản chất và chức năng

nhà nước

Nắm được những vấn đề lý luận về nguồn gốc, khái niệm, bản chất, chức năng của nhà nước

Cụ thể:

- Nắm được, phân tích, biện giải, nêu được ý kiến cá nhân về các học thuyết về nguồn gốc nhà nước Trong đó lưu ý tới sự hình thành của những nhà nước điển hình trong lịch sử

- Phân tích được các đặc điểm, chức năng, bản chất của nhà nước

- Từ những lý luận chung đó, làm nổi bật vai trò, vị trí của nhà nước trong hệ thống chính trị

Chương III: Kiểu nhà

nước

- Phân tích được quy luật thay thế các kiểu nhà nước trong lịch sử Sử dụng quy luật này để biên giải sự thay thế các kiểu nhà nước trên thực tế

- Nêu, phân tích, so sánh được các dấu hiệu của từng kiểu nhà nước trong lịch sử: Nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước XHCN

Chương IV: Hình thức

nhà nước

- Nắm được nội dung cơ bản của các bộ phận cấu thành hình thức nhà nước: Hình thức chính thể, hính thức cấu trúc, chế độ chính trị

- Phân tích, biện giải, so sánh được sự khác nhau giữa các hình thức chính thể của các nhà nước Đặc biệt cần phân tích rõ những biến thể của các hình thức chính thể đó trên thực tiễn hiện nay

- Phân tích, so sánh giữa các hình thức cấu trúc của các nhà nước hiện nay Bên cạnh đó làm rõ một

số hình thức cấu trúc điển hình

- Phân tích các chế độ chính trị mà các nhà nước trên thế giới hiện nay

Trang 3

Chương V: Bộ máy nhà

nước

- Phân tích được các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước của các nhà nước: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa

- Nêu, phân tích, so sánh các mô hình tổ chức bộ máy nhà nước chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản,

xã hội chủ nghĩa

- Nêu ý kiến cá nhân, biện giải ý kiến đó về các

mô hình tổ chức bộ máy nhà nước trong lịch sử

Chương VI: Nhà nước

pháp quyền

Nêu, phân tích có liên hệ thức tế về các đặc trưng của nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hiện nay

Chương VII: Nhà nước

Việt Nam XHCN

- Nêu, phân tích được các vấn đề cơ bản về nhà nước Việt Nam XHCN hiện nay: bản chất, chức năng, hình thức

- Nêu, phân tích, ý nghĩa trên thực tế của các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam XHCN hiện nay

- Trình bày mô hình tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam XHCN hiện nay theo Hiến pháp năm

2013

- Nắm được các chức năng cơ bản, vị trí pháp lý,

cơ chế thành lập, quyền hạn và nhiệm vụ của từng

cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam XHCN hiện nay

- Nêu ý kiến cá nhân, biện giải được ý kiến đó về

tổ chức bộ máy nhà nước hiện nay

- Vận dụng lý luận chung về nhà nước pháp quyền, nêu, phân tích, đề ra các định hướng về phương hướng, nhiệm vụ và những nội dung chủ yếu về xây dựng nhà nước pháp quyền của Việt Nam XHCN hiện nay

Chương VIII: Nguồn gốc,

bản chất và chức năng

Nắm được những vấn đề lý luận về nguồn gốc, khái niệm, bản chất, chức năng của pháp luật Cụ thể:

- Nêu, phân tích và so sánh các quan điểm về nguồn gốc của pháp luật Nêu ý kiến cá nhân về các quan điểm đó Đồng thời phân tích, biện giải và liên

hệ thực tế về con đường hình thành pháp luật

- Nắm được và phân tích được các thuộc tính

Trang 4

của pháp luật (đặc điểm) So sánh pháp luật với các quy phạm xã

hội khác Những thuộc tính của pháp luật được thể hiện trên thực tế hiện nay như thế nào

- Phân tích được các chức năng, bản chất của pháp luật Biện giải vì sao pháp luật cần phải có chức năng và bản chất như vậy

- Từ những lý luận chung đó, làm nổi bật vai trò,

vị trí của pháp luật trong mối liên hệ với nhà nước, đạo đức, văn hoá truyền thống, kinh tế, các vấn đề

xã hội Liên hệ với thực tế hiện nay

Chương IX: Kiểu và hình

thức pháp luật

- Nêu, phân tích, so sánh được các dấu hiệu cơ bản về các kiểu pháp luật trong lịch sử: pháp luật chiếm hữu nô lệ, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản, pháp luật xã hội chủ nghĩa

- Làm rõ lý luận về hình thức (bên trong và bên ngoài) pháp luật So sánh các quan điểm hình thức bên trong, bên ngoài của pháp luật giữa Việt Nam

và một số nước trên thế giới

Chương X: Quy phạm

pháp luật và văn bản quy

phạm pháp luật

- Phân tích được khái niệm, đặc điểm của quy phạm pháp luật nói chung Từ đó, phân tích có so sánh và nêu ý kiến cá nhân về sự khác biệt giữa quy phạm pháp luật và các quy phạm xã hội khác (đạo đức, tập quán, kinh thánh, nội quy, điều lệ…)

- Nắm được lý luận về các bộ phận cấu thành một quy phạm pháp luật Phân tích được các bộ phận cấu thành đó, và xác định được các bộ phận đó trong các quy phạm pháp luật cụ thể

- Nắm được cách trình bày trên thực tế của một quy phạm pháp luật trong một văn bản luật Liên hệ thực tế

- Nêu khái quát được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quan niệm ở Việt Nam hiện nay So sánh với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của một số quốc gia trên thế giới

- Phân tích các đặc điểm của một quan hệ pháp luật Làm rõ sự khác biệt giữa một quan hệ pháp luật và một quan hệ xã hội

- Làm rõ các vấn đề lý luận về các thành phần của một quan hệ pháp luật: Chủ thể (cá nhân, pháp nhân, chủ thể đặc biệt); nội dung quan hệ pháp luật

Trang 5

Chương XI: Quan hệ pháp

luật

(quyền và nghĩa vụ của chủ thể); Khách thể quan hệ pháp luật

- So sánh sự kiện pháp lý với một sự kiện thông thường; so sánh giữa các loại sự kiện pháp lý với nhau và làm rõ được vai trò của sự kiện pháp lý đới với quan hệ pháp luật nói chung và đối với một quan hệ pháp luật cụ thể Nêu các tình huống thực

tế để chứng minh

Chương XII: Thực hiện

pháp luật và giải thích

pháp luật

- Phân tích được 04 hình thức thực hiện pháp luật Làm rõ sự khác biệt giữa các hình thức thực hiện pháp luật đó Phân tích được hậu quả pháp lý khi không/thực hiện các hình thức thực hiện pháp luật này Liên hệ thực tế ở Việt Nam hiện nay

- Phân tích được những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật Liên hệ với thực tế ở Việt Nam hiện nay

- Nắm được và liên hệ thực tế các hình thức giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Chương XIII: Vi phạm

pháp luật và trách nhiệm

pháp lý

- Phân tích được các dấu hiệu của một vi phạm pháp luật nói chung

- Phân tích được các yếu tố cấu thành một vi phạm pháp luật nói chung

- Phân tích được mối liên hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiêm pháp lý Từ đó làm rõ những vấn đề lý luận về truy cứu trách nhiệm hình sự Liên

hệ thực tế ở Việt Nam hiện nay

Chương XIV: Ý thức pháp

luật

- Phân tích được cấu trúc của ý thức pháp luật

- Phân tích và liên hệ thực tế về mối quan hệ tác động qua lại giữa ý thức pháp luật và pháp luật Làm rõ cái nào là quan trọng hơn, là tiền đề cho cái nào?

- Phân tích các bộ phận cấu thành của giáo dục pháp luật Nêu ý kiến cá nhân về giáo dục pháp luật hiện nay cho sinh viên

Chương XV: Pháp chế

- Phân tích được các vấn đề lý luận cơ bản về pháp chế như: Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản, đảm bảo pháp chế trong nhà nước pháp quyền

- Liên hệ vấn đề bảo đảm pháp chế trong nhà nước Việt Nam XHCN hiện nay

Trang 6

4 Phương án đánh giá người học.

Chuẩn đầu ra Hình thức đánh giá

Hình thức kiểm tra, thi

Thời điểm

- Chương II: Nguồn gốc,

khái niệm, bản chất, chức năng nhà

nước

- Chương III: Kiểu nhà nước

- Chương IV: Hình thức nhà

nước

- Chương V: Bộ máy nhà

nước

- Chương VI: Nhà nước

pháp quyền

- Chương VII: Nhà nước

CHXHCN Việt Nam

01 bài kiểm tra

Kiểm tra viết luận trên lớp

Sau 30 tiết giảng

- Chương VIII: Nguồn gốc,

khái niệm, bản chất, chức năng của

pháp luật

- Chương IX: Kiểu và hình

thức pháp luật

- Chương X: Quy phạm pháp

luật

- Chương XI: Quan hệ pháp

luật

- Chương XII: Thực hiện

pháp luật và giải thích pháp luật

- Chương XIII: Vi phạm

pháp luật và trách nhiệm pháp lý

- Chương XIV: Ý thức pháp

luật

01 bài kiểm tra

Kiểm tra viết luận trên lớp

Sau 54 tiết giảng

Từ Chương II đến Chương

XIV thúc học phần 01 bài thi kết Thi viết luận Kết thúc học kỳ

Trang 7

5 Xây dựng ngân hàng câu hỏi, tình huống phục vụ đánh giá.

Hiện nay Khoa Luật đã xây dựng hệ thống câu hỏi, tình huống để đáp ứng yêu cầu ra đề thi theo phương thức chọn đề trên máy Trong thời gian tới Khoa luật

sẽ hoàn thiện hệ thống câu hỏi trên và sẽ xây dựng một hệ thống đồng bộ các câu hỏi được sử dụng để kiểm tra giữa kỳ

Ngày đăng: 04/11/2017, 22:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w