1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng nuôi cá nước ngọt

71 379 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Bài giảng “Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt” được biên soạn cho sinh viên ngành Nuôi trồng thủy sản, giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản về nuôi thương phẩm một số đối tượng c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHOA NÔNG – LÂM - NGƯ

-   -

BÀI GIẢNG

(Lưu hành nội bộ)

KỸ THUẬT NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT

(Dành cho hệ Đại học ngành Nuôi trồng thủy sản)

Người biên soạn: Trần Thị Yên

Quảng Bình, năm 2015

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1

I Vai trò của cá đối với đời sống con người 1

II Những thuận lợi và khó khăn của phát triển nghề nuôi cá nước ngọt ở nước ta 1

1 Thuận lợi 2

2 Khó khăn 3

III Thành tựu và phương hướng phát triển nghề nuôi cá nước ngọt đến năm 2015 ở Việt Nam 3

1 Những thành tựu về NTTS từ năm 1999 - 2005 3

2 Định hướng phát triển ngành NTTS Việt Nam đến năm 2010 - 2015 4

IV Những khái niệm về nuôi cá 5

CHƯƠNG II: CÁC YẾU TỐ SINH THÁI CỦA AO NUÔI CÁ 6

I Các tác nhân vật lý và hóa học trong mối liên hệ nuôi cá ao 6

1 Các tác nhân vật lý 6

2 Các tác nhân hóa học 9

II Chỉ tiêu về chất lượng nước trong Nuôi trồng thủy sản 9

CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT 13

1 Cá trắm cỏ ( Ctenopharyngodon idellus, Cuvier et Valenciennes) 13

2 Cá mè trắng Việt Nam (Hypophthalmichthys harmandi, Sauvage) và cá mè hoa (Aristichthys nobilish, Rich) 15

3 Cá chép (Cyprius carpio L.) 17

4 Cá trôi Ấn Độ 19

5 Cá rô phi (Tilapia) 20

CHƯƠNG III: NUÔI CÁ TĂNG SẢN TRONG AO NƯỚC TĨNH 23

A Cơ sở kỹ thuật trong nuôi cá ao nước tĩnh 23

I Yêu cầu kỹ thuật của ao nuôi cá 23

1 Ao nuôi cá 23

2 Các bước chuẩn bị ao nuôi 23

II Lựa chọn đối tượng cá nuôi trong ao nước tĩnh 23

1 Nguyên tắc chọn đối tượng nuôi 23

2 Một số đặc điểm các loài cá nuôi 24

Trang 3

III Cơ sở thức ăn của cá trong ao 24

1 Thức ăn 25

2 Phân bón 26

IV Xác định mật độ nuôi thích hợp 27

V Nuôi ghép 29

1 Định nghĩa và cơ sở khoa học của nuôi ghép 29

2 Các điều kiện của việc nuôi ghép 29

VI Thả giống và thu hoạch một cách hợp lý 30

1 Thả giống cùng một lần với mật độ dày 30

2 Thu tỉa - thả bù 30

3 Nuôi luân chuyền các nhóm cá 31

4 Thả và thu hoạch cá làm nhiều đợt 31

5 Kết hợp luân chuyền vừa thả giống vừa thu hoạch đối với nhiều cỡ cá khác nhau trong cùng một ao 32

VII Quản lý trong nuôi cá ao 32

1 Quản lý chất lượng môi trường ao nuôi 32

2 Quản lý hoạt động của cá 34

B Các quy trình kỹ thuật nuôi cá tăng sản trong ao nước tĩnh ở Việt Nam 35

I Quy trình nuôi cá năng suất 3 tấn/ha và 6 tấn/ha 35

(Nuôi cá tăng sản cá mè, trôi Việt, trắm, chép, rô phi và nhóm cá trôi Ấn Độ) 35

1 Điều kiện môi trường ao nuôi 35

2 Chuẩn bị ao nuôi 35

3 Thời vụ và mật độ thả cá 36

4 Quản lý chăm sóc 38

5 Thu hoạch 38

II Quy trình kỹ thuật nuôi ghép cá trong ao (năng suất 7 tấn/ha/10 tháng nuôi) 39

1 Điều kiện môi trường ao nuôi 39

2 Chuẩn bị ao nuôi 39

3 Thời vụ và mật độ thả cá 40

4 Quản lý chăm sóc 40

5 Thu tỉa, thả bù 41

6 Thu hoạch toàn bộ 41

7 Hệ số thức ăn 41

Trang 4

III Kỹ thuật nuôi cá trong hệ VAC 41

1 Hệ sinh thái VAC 41

2 Kỹ thuật nuôi cá trong hệ VAC 42

CHƯƠNG IV: KỸ THUẬT NUÔI CÁ NƯỚC CHẢY VÀ NUÔI CÁ KẾT HỢP TRONG RUỘNG CẤY LÚA 48

I NUÔI CÁ NƯỚC CHẢY 48

1 Khái quát về nuôi cá nước chảy :48

2 Những thành tựu nuôi cá nước chảy trong và ngoài nước :49

3 Các hình thức nuôi cá nước chảy :49

II KỸ THUẬT NUÔI CÁ KẾT HỢP TRONG RUỘNG CẤY LÚA 57

1 Mâu thuẫn giữa nước nông, phơi ruộng với cá 58

2 Mâu thuẫn giữa bón phân cho ruộng và cá 58

3 Mâu thuẫn giữa phun thuốc trừ sâu cho ruộng và cá 59

THỰC HÀNH 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Bài giảng “Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt” được biên soạn cho sinh viên ngành Nuôi trồng thủy sản, giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản về nuôi thương phẩm một số đối tượng cá nước ngọt phổ biến ở Việt Nam

Bài giảng đề cập đến các yếu tố sinh thái của ao nuôi cá, đặc điểm sinh học của một số loài cá phổ biến ở Việt nam, kỹ thuật nuôi cá trong ao nước tĩnh, nuôi cá ruộng lúa, nuôi cá lồng bè, nuôi cá trong hệ thống VAC, nuôi cá mặt nước lớn và kỹ thuật nuôi chuyên canh một số đối tượng có giá trị kinh tế cao

Do vậy, bài giảng Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt không những là tài liệu học tập chính đối với sinh viên ngành Nuôi trồng thủy sản, bài giảng còn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà nuôi trồng thủy sản

Trong quá trình biên soạn,mặc dầu rất cố gắng và tham khảo rất nhiều tài liệu của các tác giả đi trước, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót Do vậy, rất mong quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp và các em sinh viên đóng góp ý kiến cho cuốn bài giảng này ngày càng hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn

Tác giả

Trang 6

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 1

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

I Vai trò của cá đối với đời sống con người

Trong đời sống con người cá có nhiều ý nghĩa khác nhau:

Trước hết cá được coi là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đối với con người Bột cá, dầu cá là sản phẩm thủy sản được phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây Bột cá được chia thành nhiều loại Loại tốt, quý hiếm được cung cấp cho người bệnh, trẻ em; loại chế biến từ sản phẩm thừa của đồ hộp thì được làm bột cho thức ăn gia súc Sản phẩm phụ của quá trình chế biến bột cá là dầu cá, dầu cá có thể dùng để ăn hoặc dùng làm format nhân tạo

Thức ăn chín chế biến từ cá bao gồm: xúc xích cá, lạp sườn cá, ruốc cá, batê

cá, bánh cá, cá nướng đây là loại sản phẩm đang phát triển và đang trở thành bộ phận quan trọng trong công nghệ chế biến cá Nhật Bản được coi là nước sản xuất thức ăn chín từ cá nhiều nhất

Xét về mặt dinh dưỡng cá được coi là loại thực phẩm nhiều đạm, đủ các thành chất vô cơ, nguyên tố vi lượng, các axit amin, các vitamin như: vitamin A,

B, C, D, E So với loại thực phẩm có nguồn gốc động vật khác cá là một loại thực phẩm khá toàn diện, hàm lượng mỡ thấp nên dễ tiêu hóa

Ngoài ra, con người còn rút ra từ cá những nguyên liệu dùng trong công nghiệp, nông nghiệp và trong y học

Trong những năm gần đây, song song với nghề khai thác cá biển, nghề nuôi trồng thủy sản ở mỗi nước đã và đang phát triển nhanh chóng, đưa lại lợi ích cho mỗi quốc gia đó

II Những thuận lợi và khó khăn của phát triển nghề nuôi cá nước ngọt ở nước ta

1 Thuận lợi

1.1 Điều kiện khí hậu

Nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa Ở các tỉnh phía Bắc nhiệt độ dao động từ 10 - 380C, vào mùa đông có những ngày nhiệt độ có thể xuống 5 - 60C Mặc dù vậy ở các tỉnh phía Bắc nhiệt độ ít khi xuống < 150C (được coi là nhiệt độ không sinh học) Ở các tỉnh phía Nam, nhiệt độ dao động trong năm thấp từ 20 -

330C, thời gian chiếu sáng gần như quanh năm

Trang 7

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 2

Từ những đặc điểm nêu trên, cho thấy đặc điểm khí hậu nước ta cực kỳ thuận lợi cho các sinh vật làm thức ăn cho cá phát triển, cũng như cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản khác

1.2 Diện tích

Diện tích mặt nước có thể đưa vào NTTS của nước ta ước khoảng 1,7 triệu

ha (FAO) Trong đó, ao hồ nhỏ, kênh mương, vườn nhà là 120.000 ha; diện tích mặt nước hồ chứa 340.000 ha; diện tích ruộng trũng có khả năng đưa vào NTTS 580.000 ha; diện tích vùng triều 660.000 ha Tuy nhiên đến năm 2001, tổng diện tích mặt nước đưa vào sử dụng NTTS mới chỉ có 641.874 ha (chiếm 37,7% tiềm năng) Cá và tôm là hai loại sản phẩm chính trong NTTS với tổng sản lượng hàng năm 391.000 tấn cá, và 93.500 tấn tôm, năm 2000)

Năm 2005, diện tích nuôi tăng lên hơn 1.008.000ha và sản lượng thủy sản đứng thứ 4 trong số 40 nước có nghề NTTS phát triển

mè hoa, cá trắm cỏ, cá Rôhu, cá Mrigal, cá chép kính, cá lóc

Ngoài những loài cá nêu trên, chúng ta còn nhập thêm một số loài cá có giá trị kinh tế như cá rôphi, cá chép vàng, cá chép kính, cá trâu

Trên lĩnh vực giống chúng ta đã tiến hành lai kinh tế giữa cá chép Việt với chép Hunggary và chép vàng Indonexia tạo ra con lai có tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích ứng nhanh với các yếu tố môi trường

1.4 Điều kiện lao động

Lao động nuôi cá nước ngọt gắn chặt với lao động nông nghiệp ở nông thôn Lực lượng lao động còn rất dồi dào, mọi thành phần kinh tế đề có thể tham gia

Trang 8

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 3

Trong nông nghiệp lao động nghề cá đã thu hút một lực lượng khác đông đảo, bao gồm cả lao động phụ trong mọi gia đình đều có thể tham gia nuôi cá

Theo thống kê, có hơn 4 triệu người lao động tham gia trực tiếp các hoạt động trong NTTS và khoảng 1 triệu người sống trong vùng ngập nước và đầm phá ở 714 thôn, xã của 28 tỉnh thành Thêm vào đó có hơn 12 triệu nông hộ ở khu vực nông thôn cũng tham gia vào NTTS (FAO)

Cả nước có trên 2000 cán bộ đại học và trên đại học về NTTS, hàng ngàn cán bộ trung học và hàng ngàn cán bộ công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm cao

1.5 Điều kiện thị trường

Ngoài việc giải quyết nguồn thực phẩm tại chỗ cho nhiều gia đình tại vùng nông thôn, đến nay nghề nuôi cá nước ngọt ở nước ta đã có một số nơi chuyển sang hướng chuyên sản xuất hàng hóa, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại địa phương, cho đến tỉnh, thành phố và các khu công nghiệp lớn

Nhìn chung về phát triển nghề nuôi cá nước ngọt, trước mắt nhằm giải quyết nhu cầu thực phẩm tại chỗ cho người dân trong nước là chính, đồng thời trong giai đoạn tới cần nghiên cứu phát triển một số loài có giá trị phục vụ xuất khẩu để

mở rộng thị trường và đa dạng hóa các sản phẩm về cá nuôi

2 Khó khăn

Tuy nhiên còn có những khó khăn bất cập, phương thức nuôi đa phần là quảng canh cải tiến, một phần nhỏ nuôi bán thâm canh và thâm canh, năng suất nuôi trung bình còn thấp, chưa chủ động trong khâu con giống (cả về số lượng lẫn chất lượng), công nghệ, kỹ thuật nuôi còn hạn chế

Chủ yếu áp dụng các hình nuôi truyền thống nên năng suất chưa cao

Thức ăn chủ yếu là các thức ăn tự chế biến nên dễ mang mầm bệnh trong các ao nuôi

Thị trường tiêu thụ chưa ổn định

Giá thành thức ăn công nghiệp còn cao đối với người dân

III Thành tựu và phương hướng phát triển nghề nuôi cá nước ngọt đến năm 2015 ở Việt Nam

1 Những thành tựu về NTTS từ năm 1999 - 2005

Từ năm 1999 - 2005 tổng diện tích chuyển sang NTTS là 377,269 ha Trong

đó chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả là 346,69 ha

Trang 9

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 4

NTTS phát triển mạnh mẽ khắp các vùng trong toàn quốc kể cả các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh miền núi phía Bắc Việc chuyển đổi sang NTTS đã làm tổng diện tích NTTS của toàn quốc là 1.008.200 ha Trong đó, diện tích NTTS nước ngọt là 359.430 ha

Cùng với sự tăng về diện tích, sản lượng nuôi thủy sản cũng tăng lên hàng năm Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 493.600 tấn/năm 1999, đến năm 2005 đạt 1.400.000 tấn Trong đó sản lượng thủy sản nước ngọt là 900.000 tấn (gấp 3,1 lần so với năm 1999)

Tốc độ tăng trưởng về sản lượng nhanh hơn so với diện tích nuôi Điều này cho thấy kỹ thuật nuôi ngày càng tiến bộ, cho năng suất sản lượng cao hơn

Trong thành phần đàn cá nuôi, ngoài một số đối tượng nuôi truyền thống trong ao nước tĩnh, còn có một số đối tượng có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu, hoặc đối tượng nuôi mới có khẳ năng sản xuất đại trà và làm sản lượng

cá nuôi tăng lên rất nhanh Sản lượng cá tra, cá basa nuôi năm 1999 là 86.700 tấn, năm 2005 đạt 375.500 tấn Nuôi cá rô phi năm 2003 đạt 7.653 tấn, năm 2005 đạt 24.000 tấn Sản lượng tôm càng xanh năm 2005 đạt 6.400 tấn

Tình hình sản xuất giống thủy sản nước ngọt cũng tăng lên không ngừng Năm 2005, toàn quốc có 392 trại sản xuất giống nhân tạo cá nước ngọt và sản xuất được 17 tỷ cá bột và hơn 5 tỷ cá hương các loại Trong đó, giống cá tra là 3

tỷ, cá rô phi đơn tính 200 triệu, tôm càng xanh 120 triệu

Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng không ngừng Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước chỉ đạt khoảng 11 triệu USD, đến năm 2005 xuất khẩu đã đạt 2,6 tỷ USD (trong xuất nhập khẩu tôm chiếm khoảng 50%)

2 Định hướng phát triển ngành NTTS Việt Nam đến năm 2010 - 2015

Từ năm 1989 trở lại đây, NTTS luôn đạt mức tăng trưởng cả về diện tích nuôi, sản lượng và chất lượng sản phẩm

Để phát triển NTTS bền vững, góp phần thực hiện các chương trình ATTP

và xóa đói, giảm nghèo, cung cấp nguồn đạm động vật cho nhân dân trong nước, đồng thời tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu, thực hiện nghị định 243/1989/QĐ

- TTg ngày 18/12/1989 của thủ tướng chính phủ về chương trìnhh hành động thực hiện nghị quyết hội nghị TƯVI (lần 1) Bộ Thủy sản xấy dựng chương trình phát triển NTTS nước ngọt với các nội dung chính sau:

Trang 10

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 5

1 Cơ cấu sử dụng mặt nước đến năm 2010 (chỉ tiêu chung cho tòan ngành): tổng diện tích nuôi 1.400.000 ha, sản lượng tôm, cá nuôi đạt 1,15 triệu tấn; giá trị xuất khẩu đạt 2,7 - 3,0 tỷ USD (kể cả khai thác tự nhiên), thu hút 1 triệu người lao động

2 Đối với nuôi nước ngọt:

- Diện tích nuôi trong các ao hồ nhỏ từ 90.000 - 100.000 ha

- Năng suất bình quân đạt 3 - 4 tấn/ha

- Phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao (tôm càng xanh, cá basa, lươn, ếch, cá sấu )

- Sản lượng đến năm 2010 đạt từ 300.000 - 350.000 tấn (hiện nay đã vượt), trong đó phải bảo đảm từ 10 - 15% sản phẩm cho xuất khẩu

- Khai thác triệt để loại hình mặt nước lớn để tạo ra nguồn thực phẩm tại chỗ giải quyết việc làm cho nhân dân miền núi, trung du

- Phát triển nuôi từ 16.000 - 30.000 lồng cá trên hồ chứa và trên sông Năng suất nuôi cá lồng đạt từ 60 - 100kg/m3

- Phát triển NTTS trong các ruộng trũng (khoảng 290.000 ha)

- Giải quyết con giống nước ngọt các loại (cá bột phấn đấu đạt khoảng 8 tỷ con/năm, các đối tượng nuôi đặc sản khoảng 0,5 tỷ con/năm)

- Chủ động trong khâu sản xuất và sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi thủy sản

- Chủ động trong khâu phòng, ngừa dịch bệnh

IV Những khái niệm về nuôi cá

Hiện nay có nhiều loại hình nuôi cá mới và nuôi cá cho năng suất cao như:

- Nuôi cá ao (ao nuôi nước tĩnh, ao nước chảy, nuôi cá ao có quạt khí )

Trang 11

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 6

Tuy nhiên, dù nuôi ở bất kỳ hình thức nào, để có được năng suất cao người

kỹ thuật cũng phải nắm được 3 yêu cầu cơ bản: (i) đặc điểm môi trường nuôi; (ii) đặc điểm sinh học của đối tượng nuôi; (iii) biện pháp kỹ thuật phù hợp

CHƯƠNG II: CÁC YẾU TỐ SINH THÁI CỦA AO NUÔI CÁ

Sinh thái học ao nuôi cá là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa các loài cá nuôi, các cơ thể sống và môi trường bao quanh nó

Năng suất cá thu được có mối liên hệ trực tiếp với ao nuôi và các tác nhân môi trường khác gồm: các tác nhân vật lý, tác nhân hóa học và tác nhân sinh học Các tác nhân này có ảnh hưởng khác nhau đối với các loài sinh vật sống trong đó, khi thì chúng ảnh hưởng trực tiếp hoặc là khi chúng ảnh hưởng gián tiếp tùy theo mức độ và tùy theo các điều kiện cụ thể Do đó chúng ta không chỉ nghiên cứu mối liên hệ đơn thuần giữa một tác nhân nào đó với đối tượng nuôi mà phải đặt chúng trong mối liên hệ đa chiều với nhiều nhân tố khác thì mới thực sự giải quyết được vấn đề theo đúng quy luật của nó

I Các tác nhân vật lý và hóa học trong mối liên hệ nuôi cá ao

1 Các tác nhân vật lý

* Ánh sáng

Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng cung cấp cho quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh lượng oxy được sản sinh ra trong quá trình quang hợp của thực vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp oxy hòa tan cho nước Chính vì mật độ nuôi cao và hàm lượng oxy hòa tan thiếu vào lúc mặt trời mọc nên cá phải nổi đầu để lấy oxy từ không khí Nhưng hiện tượng này sẽ không tồn tại lâu, bởi vì khi mặt trời mọc, ánh sáng được chiếu vào nước nên làm cho thực vât quang hợp Kết quả hàm lượng oxy do quá trình quang hợp sinh ra bù (đủ) vào lượng oxy hòa tan đã mất do quá trình hô hấp của sinh vật và sự phân giải của các vật chất hữu cơ

Tuy nhiên, nếu ao quá sâu, ánh sáng không có khả năng chiếu tới thì thực vật

ở vùng đó sẽ không phát triển hoặc không tồn tại Như vậy hô hấp của cá sẽ khó khăn và sự phát triển của cá sẽ bị hạn chế

Trang 12

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 7

Trong một phạm vi nhất định, thực vật thủy sinh ở những ao nuôi có cường

độ chiếu sáng cao, thời gian chiếu sáng dài sẽ phát triển nhanh hơn nên thúc đẩy

sự phát triển mạnh của động vật phù du Các loài này lại là nguồn thức ăn thích hợp cho các loài cá ăn lọc đặc biệt là các loài cá mè trắng và cá mè hoa

* Nhiệt độ nước

Ở trong các thủy vực nguồn cung cấp nhiệt cho nước gồm có 3 nguồn cơ bản sau:

- Năng lượng của ánh sáng mặt trời

- Sự tỏa nhiệt của quả đất

- Sự phân hủy của các vật chất hữu cơ

Ở các thủy vực khác nhau thì tồn tại những chế độ nhiệt khác nhau:

- Đẳng nhiệt: là nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy hầu như không có sự chênh lệch đáng kể

- Thuận nhiệt: khi nhiệt độ tầng mặt cao hơn ở tầng đáy

- Nghịch nhiệt: nhiệt độ ở tầng đáy cao hơn ở tầng mặt

Hai trường hợp sau thường gặp ở trong ao nước tĩnh

- Vai trò của nhiệt trong ao nuôi cá: Nhiệt độ là tác nhân rất quan trọng đối

với đời sống của cá Cá là loại động vật biến nhiệt, thân nhiệt cá thay đổi theo nhiệt độ của môi trường nước Nên thông thường sự khác nhau giữa nhiệt độ cá

và môi trường không vượt quá 0,5 - 1,00C

Mỗi loài cá có một ngưỡng nhiệt độ cực thuận, ngưỡng nhiệt độ tối đa và ngưỡng nhiệt độ tối thiểu Tại ngưỡng nhiệt độ cực thuận thì cá sẽ bắt mồi tốt, sự đồng hóa thức ăn là cao nhất và tốc độ phát triển là nhanh nhất

- Ảnh hưởng của nhiệt độ tới các hoạt động sống của cá

+ Ảnh hưởng tới hô hấp: nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường ảnh hưởng mãnh liệt đến tần số hô hấp của cá Khi nhiệt độ tăng thì tần số hô hấp của

cá tăng và ngược lại

+ Ảnh hưởng tới tiêu hóa: trên cơ sở những kết quả thí nghiệm trong những năm gần đây cho thấy các giống cá như trắm cỏ, mè trắng, mè hoa phát triển nhanh nhất tại nhiệt độ 350C và tiếp đến lầ vùng nhiệt độ 30 - 380C Khi nhiệt độ

hạ xuống từ 20 - 100C sức ăn của cá giảm đi một cách đáng kể và tại nhiệt độ 6 -

Trang 13

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 8

70C thì cá ngừng ăn hoàn toàn Trong một phạm vi nhất định sự tiêu hóa của cá tăng theo tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng nhiệt độ của môi trường

+ Ảnh hưởng tới đặc điểm sinh sản: thời gian chín muồi sinh dục của cá cũng gắn bó một cách chặt chẽ với nhiệt độ của môi trường Trong một giới hạn nhất định khi nhiệt độ môi trường càng cao thì cá phát triển càng nhanh và thời gian chín muồi sinh dục càng sớm Tuổi thành thục sinh dục của các loài cá (như trắm, mè, chép ) sống ở các vĩ độ khác nhau thì cũng khác nhau Cá mè trắng ở phía Nam Trung Quốc thì tuổi thành thục sinh dục 2 - 3+ tuổi, cá mè hoa 3 - 4+

tuổi, trắm cỏ 4 - 5+ tuổi Trong khi đó ở phía Bắc Trung Quốc thì tuổi thành thục sinh dục của các loài cá nói trên thì thường chậm đi một năm, nguyên nhân do nhiệt độ vùng đó thấp hơn, ngược lại tuổi thành thục sinh dục của các loài cá nói trên ở Việt Nam thường sớm hơn 1 năm

- Sự biến thiên nhiệt độ trong ao nuôi cá: nhiệt độ nước trong ao tăng lên

hay hạ xuống tùy thuộc vào nhiệt độ không khí và cường độ chiếu sáng của ánh sáng mặt trời, sự phân bố ngày đêm cũng như sự thay đổi theo mùa vụ Theo số liệu điều tra tại một số lưu vực người ta thấy rằng: nhiệt độ tầng mặt thấp nhất vào lúc 6h sáng và cao nhất lúc 2h chiều Giữa ngày và đêm nhiệt độ chênh lệch khoảng 3,5 - 40C

Nhiệt độ ở các tầng nước khác nhau thì cũng khác nhau Khi đo nhiệt độ tại các tầng nước là 0,5m; 1m và 2m người ta thấy rằng sự chênh lệch của nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy là 3,50C Vào buổi tối sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tầng nước khác nhau là không lớn và chỉ khoảng 10C Vì vậy trong kỹ thuật nuôi

cá vào lúc 2h chiều thì nhiệt độ có sự chênh lệch lớn nhất thì việc sử dụng máy sục khí là điều hết sức cần thiết vì như vậy nó không những làm tăng oxy hòa tan trong nước mà còn làm giảm bớt sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tầng nước khác nhau trong ao nuôi

* Độ trong của nước

Độ trong của nước phụ thuộc vào thành phần và số lượng của chất cái Chất cái có thể bao gồm các chất vẩn vô cơ, mùn bã hữu cơ, sinh vật phù du

Nước có độ trong thấp (nước đục) có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân Nếu nước đục do các chất vẩn vô cơ gây ra thì khi đạt tới một giá trị giới hạn sẽ có ảnh

Trang 14

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 9

hưởng không tốt cho ao nuôi cá, chúng làm giảm khả năng quang hợp của các loài tảo, hoặc bám vào mang, da của các loài cá làm cho chúng khó thở

Nếu nước đục do sự phát triển của sinh vật phù du thì giá trị của độ trong là một chỉ số xác định năng suất Đối với các ao nuôi tôm độ trong thường 35 - 45cm, ao nuôi cá 20 - 30cm là thích hợp

Độ trong lớn hơn 40cm là nước nghèo dinh dưỡng

Độ trong nhỏ hơn 20cm dẫn đến nước nở hoa Sự nở hoa của nước trong ao nuôi có thể gây ra bởi 1 hoặc nhiều loài tảo nhưng tập trung chính vào 2 ngành tảo Lam và tảo Lục

2 Các tác nhân hóa học

* Nồng độ oxy hòa tan

- Vai trò của oxy hòa tan trong thủy vực: oxy hòa tan rất cần thiết cho quá

trình hô hấp của thủy sinh vật, là một trong những điều kiện tối cần thiết cho sự sống của cá Sự phát triển của cá phụ thuộc vào các hoạt động bắt mồi và tiêu hóa của chúng, mà những hoạt động này lại liên quan một cách chặt chẽ đến nồng độ oxy hòa tan

Trong cùng một loài cá thì nhu cầu sử dụng oxy cho từng đơn vị trọng lượng

cơ thể ở các giai đoạn phát triển khác nhau cũng khác nhau Ở giai đoạn cá nhỏ thì có nhu cầu sử dụng oxy lớn hơn giai đoạn cá trưởng thành

- Các yếu tố làm ảnh hưởng tới sự hòa tan oxy trong nước: hàm lượng oxy

hòa tan trong ao thường thay đổi rất lớn và có liên quan một cách chặt chẽ với các yếu tố nhiệt độ, áp suất không khí, gió và các hoạt động sống của các sinh vật sống trong nó Hàm lượng oxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào hai quá trình: + Quá trình cung cấp oxy cho nước: từ sự quang hợp của các loài thực vật thủy sinh, sự khuyếch tán trực tiếp của khí trời

+ Quá trình làm giảm hàm lượng của oxy trong nước: do sự hô hấp của cá,

sự hấp thụ bởi bùn đáy, hấp thụ bởi sự hô hấp của nước

- Sự biến động của oxy hòa tan trong thủy vực:

Trong nước tự nhiên phạm vi dao động của oxy hòa tan từ 0 - 14,3mg/l Sự biến động của oxy hòa tan thường tuân theo 3 quy luật:

+ Quy luật biến động theo ngày đêm

+ Quy luật biến động theo độ sâu

Trang 15

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 10

+ Quy luật biến động theo mùa

- Quan hệ của oxy đối với các loài thủy sinh vật: oxy là yếu tố quyết định

các quá trình hóa học và sinh học trong thủy vực Về mặt chất lượng nước oxy phong phú là một dấu hiệu của một vùng nước trong sạch, thuận lợi cho đời sống thủy sinh vật Cạnh đó khi oxy giảm thấp còn tạo điều kiện cho các độc tố ở trong

ao xuất hiện, như khí H2S, NO2

* Chỉ số pH

Chỉ số pH là các yếu tố rất quan trọng trong đánh giá chất lượng nước trong

ao nuôi Rất nhiều quá trình sinh học và hóa học xảy ra trong đó tùy thuộc vào chỉ

số pH Vì vậy, pH cũng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống thủy sinh vật Tác động của pH không quá cao hoặc quá thấp sẽ làm thay đổi tính thẩm thấu của màng tế bào và từ đó sẽ làm rối loạn quá trình trao đổi muối và nước giữa cơ thể thủy sinh vật và với môi trường bên ngoài Do đó, tất cả thủy sinh vật chỉ có thể chịu đựng được một ngưỡng pH nhất định

pH của nước luôn thay đổi trong ngày, chúng thường đạt giá trị cao nhất vào buổi trưa, chiều và thấp nhất vào nửa đêm đến sáng Do đó, khi kiểm tra pH của

ao nuôi cá, nên đo 2 lần vào lúc 6h và 14h Sự thay đổi pH giữa 2 lần đo không vượt quá 0,5 đơn vị là thích hợp cho sự phát triển của thủy sinh vật

* Cacbondioxyt (CO 2 )

- Vai trò của CO 2 : CO2 là nguyên liệu cơ sở cho quá trình quang hợp của thực vật nói chung và thực vật thủy sinh nói riêng Tuy nhiên, CO2 sẽ rất có hại cho cá khi nồng độ của nó quá cao Nhìn chung trong môi trường nước tự nhiên

sẽ không có trường hợp CO2 quá nhiều để có thể gây chết cho cá Trong quá trình vận chuyển cá bột và cá giống trong túi PE cá sẽ bị hôn mê và chết khi nồng độ

CO2 tự do vượt quá mức 200mg/l Thông thường hàm lượng CO2 trong ao nuôi cá không vượt quá mức 80mg/l Nồng độ này thích hợp cho việc kích thích sự hô hấp của động vật

Hàm lượng CO2 trong nước cũng là một chỉ số gián tiếp đánh giá sự ô nhiễm

ao hồ bởi các vật chất hữu cơ Nếu lượng CO2 trong nước quá cao sẽ không có lợi cho đời sông động vật thủy sinh (do áp suất riêng phần của CO2 trong nước lớn hơn áp suất riêng phần của CO2 trong máu cá (tôm) từ đó nó sẽ cản trở quá trình

Trang 16

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 11

bài tiết khí CO2 từ trong cơ thể ra môi trường dẫn đến sự kết tụ CO2 trong máu nên làm thay đổi mạnh các quá trình sinh lý của cơ thể như:

Làm giảm pH của máu từ đó ảnh hưởng đến các trạng thái protein của máu Làm giảm khả năng vận chuyển oxy của Hemoglobin

Làm tăng ngưỡng oxy của cá, tôm

- Nguồn cung cấp CO 2 trong thủy vực: từ quá trình hô hấp của thủy sinh vật,

từ sự phân hủy, lên men các vật chất hữu cơ, sự khuyếch tán trực tiếp từ không khí, sự chuyển đổi qua lại các muối cacbonat

- Các dạng tồn tại CO 2 trong thủy vực: CO2 hòa tan trong nước, acid cacbonic, dạng ion HCO3-, CO32-

- Sự biến động CO 2 trong thủy vực: quy luật biến động CO2 trong nước ngược chiều với biến động của oxy hòa tan

* Độ cứng toàn phần

Độ cứng toàn phần là tổng hàm lượng các muối của kim loại kiềm với các acid yếu hoặc mạnh có trong nước Như Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, CaCO3, MgCO3 Độ cứng chính là số lượng các muối Canxi và Magiê Nhìn chung trong thủy vực lượng muối Canxi nhiều gấp 4 - 5 lần muối Magiê

Canxi là nguồn nguyên liệu chính cho sự hình thành bộ xương của cá và cũng là một trong các nguyên tố cần thiết trong thành phần thức ăn của các sinh vật Trong khi đó Mg là nguyên tố chính cho sự hình thành của diệp lục tố của các loài thực vật thủy sinh khác nhau Các thủy vực mà ở đó có độ cứng cao thì sẽ tạo điều kiện tốt cho sự hình thành và phát triển bộ xương của cá, xây dựng nên

bộ máy tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của cá, kích thích sự phát triển và sinh sản của các thực vật phù du Độ cứng thích hợp cho việc nuôi các loài cá trong họ cá chép

từ 5 - 80H Độ cứng của nước trong ao nuôi đóng vai trò to lớn, liên quan với giá trị pH và ổn dịnh cân bằng của khí CO2 Chính các muối cacbonat và bicacbonat

đã giúp cho nồng độ CO2 được ổn định Người ta gọi cơ chêếđó là hệ cân bằng cacbonat trong nước tự nhiên

* Khí H 2 S

Khí H2S có ở nền đáy thủy vực là do sự phân hủy các hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh, hoặc quá trình phản sunphat hóa với sự tham gia của vi khuẩn yếm khí Trong bể ấp trứng cá sau khi hình thành cá bột thì chất cặn bã thải ra

Trang 17

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 12

nhiều dẫn đến tạo thành nhiều H2S và người ta gọi hiện tượng đó là hiện tượng

Để khắc phục H2S trong ao nuôi cá:

- Nạo vét bùn đáy sau mỗi vụ nuôi và dầm nén bờ, đáy ao thật kỹ

- Rải một lớp FeO trên nền đáy ao với liều lượng 1kg FeO/m2 để phòng ngừa

sự giải phóng H2S từ chất đáy

- Do khí H2S ít tan nên có thể loại bỏ chúng bằng cách tăng cường sục khí

- Có thể tiến hành oxy hóa H2S bằng thuốc tím

II Chỉ tiêu về chất lượng nước trong Nuôi trồng thủy sản

Tiêu chuẩn về thành phần và tính chất nước trong NTTS (Theo Nguyễn Đức Hội, 1996 Phương pháp thu và phân tích mẫu lý hóa học nước Viện NCNTTS I): Nhiệt độ nước: 20 - 300C Độ trong: 10 - 20 cm

Màu nước: xanh nõn chuối pH: 6,5 - 8,5

NH4+: 1,0 mg/l PO43-: 0,5 mg/l

Độ cứng: 5 - 100H (Theo độ Đức 10H = 18 mg CaCO3/l)

Fe tổng số (mg/l) , 0,3 H2S (mg/l) = không có

Trang 18

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 13

CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI

CÁ NƯỚC NGỌT

1 Cá trắm cỏ ( Ctenopharyngodon idellus, Cuvier et Valenciennes)

1.1 Đặc điểm hình thái cấu tạo phân bố và môi trường

Cá trắm cỏ có màu xanh trên lưng và màu trắng ở bụng, thân tròn lẵn, cân đối

Răng hầu 2 hàng: 5,2 - 5,8 Số lược mang ở cung mang thứ nhất 20 - 22 chiếc Số đốt sống 40 - 42 Chiều dài thân bằng 3,4 - 3,8 lần chiều cao; 3,5 - 4,2 lần chiều dài đầu

Phân biệt đực cái:

+ Con đực: đặc điểm sinh dục phụ đầu mùa sinh sản mới hình thành Vây ngực cứng, tia vây hẹp, có màu hơi hồng, có chiều dài phủ 9 vẩy

+ Con cái: vây ngực hơi mềm, tia vây rộng, màu hơi nhạt, có chiều dài phủ 8 vẩy

Tỉ lệ đực cái ở trong tự nhiên là 1:1

Cá trắm cỏ phân bố nhiều nơi trên thế giới, nhưng chủ yếu ở các lưu vực sông, hồ thuộc vùng Trung Á và đồng bằng Trung Quốc, hạ lưu sông Amua (Liên Xô) Sau này du nhập vào các nước ở: châu Mỹ, Đông Âu, Đông Nam Á

- Môi trường sống

Cá trắm cỏ có khả năng thích ứng rộng với điều kiện của môi trường, nó sống được ở vùng nước tĩnh và nước chảy Sinh trưởng và phát triển bình thường trong môi trường có nồng độ muối biến thiên từ 0 - 8%0 Thích nghi được với nhiệt độ 13 - 320C tối ưu nhất 22 - 280C (Nguyễn Khoa Diệu Thu, 1979) Độ pH thích ứng từ 5 - 9, pH thích hợp nhất 7 - 8, nhưng ở pH = 5 cá không thành thục hoặc thành thục kém Độ trong tốt nhất (đối với cá trưởng thành) từ 60 - 70 cm Ngưỡng oxy cao hơn cá mè (0,5 - 1mg O2/l), mức oxy hòa tan thấp hơn 3 mg/l thì gây căng thẳng, từ 3 - 7 mg/l ít có ảnh hưởng

Nhìn chung trong thủy vực cá thích sống tầng nước giữa và dưới, vùng ven

bờ, nơi có nhiều rong cỏ thủy sinh, bơi lội nhanh nhẹn

3.2 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng

- Đặc điểm dinh dưỡng

* Cơ quan tiêu hóa

Trang 19

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 14

Cá trắm cỏ có miệng tương đối ngắn, chiều dài miệng trung bình bằng 7,4% thân, mồm dưới và hàm dưới tương đối ngắn

Lược mang thưa, số lược mang trên cung mang thứ nhất 21 - 22 chiếc

Răng hầu 2 hàm rất sắc dạng lưỡi liềm, công thức răng hầu 4,2 - 4,5, có thể nghiền nát thực vật trên cạn và dưới nước

Ruột tương đối ngắn so với các loài ăn thực vật khác chỉ bằng 220 - 295% chiều dài thân (ở cá mè trắng ruột dài gấp 6 lần thân)

Ở cá trắm cỏ không có dạ dày quá trình tiêu hóa thức ăn do ruột đảm nhận Theo những tài liệu tham khảo được, cá trắm cỏ tuy ăn cỏ là chính nhưng hệ tiêu hóa ruột, gan, lá lách thiếu men xenluloza

* Tính ăn:

Cá trắm cỏ thuộc loại ăn tạp rất tham ăn và ăn rất nhiều Song thức ăn chủ yếu là thực vật (cây cỏ sống dưới nước và trên cạn) tuy nhiên cá trắm cỏ không phải ăn thực vật suốt đời mà tính ăn của nó có sự thay đổi

Cá trắm cỏ 3 ngày tuổi đầu tiên dinh dưỡng bằng noãn hoàng, chiều dài thân

6 - 7 mm

Khi cá đạt chiều dài trên 7 mm, ruột lúc này khoảng 4,5mm chiếm 61,5 % chiều dài thân, răng hầu chưa xuất hiện cá bắt đầu ăn động vật phù du cỡ nhỏ như: ấu trùng không đốt, luân trùng, ngoài ra còn ăn thức ăn nhân tạo như cám gạo, bột đậu nành

Khi cá đạt chiều dài 11 - 18mm, chiều dài ruột 9,4 - 17,3mm chiếm 82 - 95% chiều dài thân, răng hầu đã bắt đầu xuất hiện Thức ăn trong giai đoạn này gồm cá động vật phù du cỡ lớn: luân trùng, ấu trùng muỗi, giáp xác phù du trong điều kiện nhân tạo còn ăn thức ăn nhân công như cám gạo, bột đậu nành, bột cá Khi cá đạt chiều dài 20 - 30mm, ruột dài 110 - 130% thân, răng hầu tương đối phát triển, có răng cửa, cá bắt đầu ăn một ít mầm non thực vật, tỉ lệ luân trùng trong thức ăn giảm dần, nhưng các loài giáp xác vẫn chiếm thành phần chủ yếu Khi cá đạt chiều dài 30 - 100mm, có thể nghiền nát được thực vật thượng đẳng, cá chuyển sang ăn thực vật thủy sinh non, các lá non, mầm non thực vật (Chung Lân, 1956)

Trang 20

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 15

Khi cá đạt chiều dài 100 mm trở lên, ruột dài 220 - 295% thân, răng hầu phát triển hoàn chỉnh dạng lưỡi liềm (4,2 - 4,5), thức ăn chính là thực vật thượng đẳng trên ccạn và dưới nước như cá trưởng thành

Ngoài thức ăn về thực vật, cá trắm cỏ còn sử dụng được nhiều loại thức ăn khác như: bột ngũ cốc, các loại sản phẩm thải công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, phân động vật

- Đặc điểm sinh trưởng:

Cá trắm cỏ mới nở có chiều dài 6 mm, nuôi khoảng 20 ngày có chiều dài khoảng 2,5 cm, cá biệt có con dài 3 cm

Theo các nhà nghiên cứu cá nứơc ngọt, so với các loài cá nuôi khác (mè, chép ) cá trắm cỏ là loài lớn nhanh Trung bình 1 tuổi cá được 1 kg; 2 tuổi cá đạt

2 - 4 kg Những nơi nhiều thức ăn cá trắm cỏ 3 tuổi nặng 9 - 12 kg

Chung Lân (1965), khi nghiên cứu về sinh trưởng của cá trắm cỏ đã phân chia quá trình sinh trưởng của cá trắm cỏ làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn cá hương: tốc độ sinh trưởng về chiều dài nhanh hơn tốc độ sinh trưởng về khối lượng

- Giai đoạn cá giống: trong giai đoạn này sự tăng trưởng về khối lượng nhanh hơn sự tăng trưởng về chiều dài

- Giai đoạn trước và sau khi thành thục sinh dục: mức tăng trọng của cá cao nhất khi cá đạt 3 tuổi, cũng là khi tuyến sinh dục thành thục lần đầu tiên, sau đó mức tăng trọng giảm xuống nhanh, gần như ngừng lại

2 Cá mè trắng Việt Nam (Hypophthalmichthys harmandi, Sauvage) và cá

mè hoa (Aristichthys nobilish, Rich):

2.1 Phân bố

Cá mè là loài cá đặc trưng của khu hệ cá đồng bằng Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Trường Giang, sông Châu Giang, sông Tây Giang và sông Hắc Long Giang

Cá mè Trung Quốc được nhập vào Việt Nam năm 1964, đã cho sinh sản nhân tạo thành công và được nuôi rất phổ biến ở nhiều loại hình mặt nước ở nước

ta

Cá mè Trung Quốc cũng được di nhập vào nuôi ở nhiều nước châu á, châu

Âu, châu Phi

Trang 21

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 16

Trong thủy vực tự nhiên cá phân bố chủ yếu ở tầng mặt và tầng giữa, hoạt động nhanh nhẹn, hay nhảy cao khỏi mặt nước khi có động Cá thích sống trong môi trường nước thoáng, rộng, nơi sâu, hàm lượg oxy cao, nhiệt độ thích hợp cho

cá là 22 – 25 oC, pH dao động từ 7 - 8

2.2 Đặc điểm sinh trưởng

Cá lớn nhanh Sau khi trứng nở thành cá con, sau 3 ngày tuổi, cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài, lúc này cá có chiều dài 7 - 8mm

Khi ương cá bột ở ao đất, tăng trọng bình quân 0,01 -0,02 g/ngày Từ cá hương ương thành cá giống, cá tăng trọng bình quân 4,19 g/ngày

Thời kỳ nuôi cá thương phẩm, ở miền Bắc Việt Nam sau 1 năm đạt 0,5 -0,7

kg, 2 năm: 1,5 - 1,8kg, 3 năm: 4,6kg, trong trường hợp cá biệt có con nặng tới 9 –

Sau 6 - 8 ngày cá dài 18 –23 mm, cá ăn tảo nhiều hơn, cá dài 30mm trở lên

ăn thức ăn như cá trưởng thành (Chung Lân, 1965)

Khi trưởng thành cá mè trắng ăn thực vật phù du là chính còn cá mè hoa ăn động vật phù du là chính

Trong ao nuôi, ngoài các loại thức ăn kể trên (thức ăn được sản xuất bởi bón phân vô cơ, hữu cơ, ) cá cũng được cho ăn thêm thức ăn khác như: cám mịn, bột hay sửa đậu nành

2.4 Đặc điểm sinh sản

Cá mè hiện đang nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thành thục sinh dục sau

2 năm, trong điều kiện nuôi tốt có con sau 1 năm đã thành thục

Cá đực thường thành thục sớm hơn cá cái cả về tuổi và thời gian trong năm

Trang 22

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 17

Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cá đẻ tập trung vào mùa mưa, với nhiệt độ nước 26 – 29 oC, ở các tháng mùa khô (tháng 11 - 1) tuyến sinh dục của cá nhỏ, kém phát triển, phần lớn cá ở giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển tuyến sinh dục Sức sinh sản của cá cái phụ thuộc vào cở và tuổi của cá Ở miền Bắc Việt Nam, sức sinh sản vào khoảng 75.000 - 100.000 trứng/kg cá cái (Cấn Văn Lung, 1970), trong khi đó ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sức sinh sản là 86.000 trứng/kg

cá cái và bình quân một cá có thể tham gia sinh sản 4 – 5 lần/mùa sinh sản

Trứng cá thuộc nhóm trứng bán trôi nổi, trứng lơ lửng trong nước nhờ dòng nước chảy Thời gian trứng nở phụ thuộc vào nhiệt độ nước Nhiệt độ càng cao (trong ngưỡng thích hợp) thì thời gian nở của trứng càng ngắn lại

3 Cá chép (Cyprius carpio L.)

3.1 Đặc điểm sinh thái học và sinh học cá Chép

Cá chép (Cyprinus carpio Linaeus) phân bố rộng, xuất hiện ở khắp các nước

trên thế giới

Cá Chép sống chủ yếu trong nước ngọt, cũng sống được ở nước lợ có nồng

độ muối thấp

Cá cũng có thể sống được ở độ cao 1500 m so với mặt nước biển

Có nhiều dạng hình cá chép và màu sắc khác nhau

Hiện nay ở nước ta, bên cạnh cá Chép nhập nội từ Trung Quốc, đã nhập thêm nhiều dòng cá chép chất lượng cao ở Châu Âu, đặc biệt là các dòng cá đã được lai tạo và chọn lọc từ Hungary, góp phần làm phong phú thêm các giống loài cá thả nuôi trong các lọai hình thủy vực

Việt nam đã phát hiện nhiều dạng cá chép: cá chép bạc, cá chép kính, cá chép trần, cá chép hồng, cá chép lưng gù

3.2 Sự thích nghi của cá chép với điều kiện môi trường

Cá chép thuộc loài rộng nhiệt

Sống được ở lớp nước bên dưới lớp nước đóng băng vào mùa đông ở Châu

Âu đến nhiệt độ cao vào mùa hè ở vùng nhiệt đới

Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp cho cá chép từ 20 - 28°C

Nhiệt độ dưới 12°C cá chậm lớn, ăn ít và dưới 5°C cá ngừng bắt mồi

Độ pH thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển là 7 - 8, nhưng cá cũng có thể sống được trong điều kiện pH từ 6 - 8,5

Trang 23

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 18

Cá cũng sống được ở ao nước tĩnh có hàm lượng oxy thấp, hay sông nơi có nước chảy thường xuyên

3.3 Sự sinh trưởng, phát triển và tính ăn của cá Chép

Cá sau khi nở 3 - 4 ngày, cá dài 6 - 7,2 mm

Bóng hơi chứa đầy khí, cá phân bố ở lớp nước mặt là chính

Cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài Động vật phù du như luân trùng (Rotifera), giáp xác râu ngành (Cladocera), cá cũng ăn được các lọai thức ăn khác như: bột

đậu nành, bột huyết, lòng đỏ trứng nghiền nát, mịn

Sau khi nở 4 - 6 ngày, cá dài 7,2 - 7,5 mm, ăn sinh vật phù là chính

Sau khi nở 8 - 10 ngày, cá dài 9,6 - 10,5mm, cá phân bố ở tầng đáy nhiều, cá

ăn thức ăn lắng ở đáy, sinh vật phù du, ấu trùng côn trùng

Sau khi nở 15 - 20 ngày, cá dài 14,3 - 19 mm, cấu tạo cơ thể cá bắt đầu hoàn chỉnh, cá bắt đầu có vẩy và râu, thức ăn chủ yếu là động vật đáy cở nhỏ

Sau khi nở 20 - 28 ngày, cá dài 19 - 28mm, vây đầy đủ, sống ở đáy, ăn sinh vật đáy, mùn bã hữu cơ và một số sinh vật phù du

Khi trưởng thành cá chép ăn chủ yếu sinh vật đáy như nhuyễn thể, giun, ấu trùng côn trùng, mùn bã hữu cơ, mầm non thực vật Cá cũng ăn được nhiều loại thức ăn do người cung cấp như: bột ngũ cốc các loại, bột cá, bột tôm, rau, bèo, phân động vật, đồ thừa nhà bếp, phụ phẩm lò mổ

Cá chép nuôi trong ao có thể đạt trọng lượng như sau

Cá chép nuôi ở nước ta thành thục sinh dục sau 1 năm

Cá đẻ tự nhiên trong môi trường nếu đủ các điều kiện sau

+ Có cá đực và cá cái thành thục

+ Có cây cỏ thủy sinh hay giá thể làm tổ

+ Có điều kiện môi trường nước thích hợp

Trang 24

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 19

Cá chép đẻ nhiều lần trong năm Mùa sinh sản tập trung vào các tháng đầu năm và giữa mùa mưa với nhiệt độ từ 25 - 29°C

Trong sinh sản nhân tạo cá chép sinh sản được quanh năm

Trứng cá chép là lọai trứng dính, cần giá thể trong nước

Sức sinh sản dao động từ 120.000 - 140.000 trứng/kg cá cái

Số lượng trứng phụ thuộc vào giá thể trong nước

4 Cá trôi Ấn Độ:

Cá Rohu (Labeo rohita )

Cá có đầu vừa phải, thân tròn và dài, vẩy vừa phải, đường bên chạy dài từ giữa vi đuôi đến đầu Cá có một cặp râu ngắn, nhỏ ở hàng trên, giấu theo đường rãnh bên Thân

có màu hơi xanh, dọc theo sau, trở thành bạc hai bên, và xuống dưới bụng, các vây màu xám hay đen, mắt màu đỏ sáng

Chiều dài tổng / chiều dài đầu: 4.5 - 5.0

Chiều dài tổng / chiều cao thân: 4.2 - 4.7

Cá Mrigal (Cirrhinus mrigal )

Cá có đầu nhỏ, thân tròn dài, vẩy vừa phải,

đường bên chạy dài từ giữa vi đuôi lên đầu Có một

cặp râu nhỏ, thân màu sáng bạc, vi có màu xám

sáng Trong mùa sinh sản, các vi bụng và vi hậu

môn, vi đuôi có màu đỏ ở mút

Chiều dài tổng / chiều dài đầu: 3.7 - 4.3

Chiều dài tổng / chiều cao thân: 3.6 - 3.8

Cả 3 lòai Catla, Rohu và Mrigal có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng các tên khoa học là Catla catla, Labeo rohita và sau cùng là Cirrhinus mrigal là những tên gọi chính của các lòai cá Trôi Ấn Độ

Tính ăn

Khi còn nhỏ, cá ăn chủ yếu là sinh vật nhỏ lơ lửng trong nước, khi trưởng thành cá ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhưng chủ yếu là mùn bã hữu cơ lắng đọng đáy ao

Hình 1: cá Rohu

Hình 2: cá Mrigal

Trang 25

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 20

Sinh trưởng

Cá Trôi Ấn độ có thể nuôi nhiều loại hình thủy vưc khác nhau, do vậy cá có sức lớn khác nhau Nếu nuôi trong các ao lớn, cá có thể đạt 0,5 - 0,7 kg/con/năm Nuôi trong các mô hình cấy lúa kết hợp nuôi cá có thể đạt 0,4 - 0,6 kg/con Nuôi trong các mương vườn thiếu ánh sáng cá cũng có thể đạt 0,2 - 0,4 kg/con/năm

Nhìn chung cá trôi Ân Độ lớn nhanh trong 3 năm đầu, sau đó tốc độ giảm dần

Khả năng thích ứng với điều kiện môi trường

Cá trôi Ấn độ có khả năng thích ứng tương đối tốt với điều kiện môi trường

Cá có thể sống ở nhiệt độ nước tờ 11- 42 oC, nồng độ muối thấp như 4 - 5 %o,

pH 5,5 cá cũng có thể phát triển nhưng chậm Những ao, mương nuôi có mực nước thấp 0,3 - 0,5 m và thiếu ánh sáng mặt trời

5 Cá rô phi (Tilapia)

5.1 Đặc điểm phân loại cá rô phi

Về mặt phân loại cá rô phi thuộc bộ cá vược (Perciformes), họ Cichlidae Cá

rô phi đã được đổi tên gọi nhiều lần

Cho đến 1968 tất cả những loài rô phi có một chấm đen ở cuối vây lưng

(chấm tilapia) đều được xếp chung vào một giống Tilapia và đến năm1973, Trewavas đề nghị tách thành hai giống mới Giống Tilapia bao gồm nhóm cá rô

phi ăn thực vật bậc cao, đẻ ở đáy, lược mang thưa và giống thứ hai bao gồm

những loài rô phi ăn tảo, ấp trứng và con trong miệng được goị là Sarotherodon

Đại diện cho giống này là rô phi vằn và rô phi đen Tuy nhiên dựa theo cơ sở di

Trang 26

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 21

truyền và tập tính sinh sản thì hiện nay có 3 giống rô phi đó là giống Tilapia, giống Sarotherodon và giống Oreochromis

Hiện nay ở nước ta đang nuôi hai loài rô phi là loài Oreochomis

mossambicus (rô phi đen) Loài Oreochomis niloticus và một dạng đột biến của Oreochomis niloticus là rô phi đỏ (hoặc rô phi hồng) Có thể phân biệt chúng theo

một số đặc điểm chính sau đây

Loài O.mossambicus: Toàn thân phủ vẩy Vẩy ở phần lưng có màu xám tro

đậm hoặc xanh đen nhạt, phần bụng có màu trắng xám hoặc màu xám ngà Trên thân có từ 6-8 vạch sắc tố màu xanh đen xen lẫn chấm sắc tố màu tím chạy từ lưng tới bụng Những vạch sắc tố ở các vây không rõ ràng Tuy hiên do công tác quản lý giống không tốt nên hiện nay không còn rô phi đen thuần chủng

Loài O.niloticus: Toàn thân phủ vẩy, vẩy ở phần lưng có màu sáng vàng

nhạt hoặc xám nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc màu vàng nhạt Trên thân

có từ 6-8 vạch sắc tố chạy từ lưng tới bụng Các vạch sắc tố ở các vây như vây đuôi, vây lưng rõ ràng

Rô phi đỏ hay còn gọi là cá Điêu hồng là một dạng đột biến của loài

O.niloticus : Vẩy trên thân có màu vàng đậm, hoặc vàng nhạt hoặc màu đỏ hồng,

cũng có thể gặp những cá thể có màu vàng , màu hồng xen lẫn những đám vẩy màu đen nhạt

Cá rô phi là lòai cá dễ nuôi, cá có khả năng thích ứng tốt với sự thay đổi của điều kiện môi trường, DO giãm và pH thấp, cá cũng có khả năng tồn tại và phát triển,

Trong điều kiện của vùng ĐBSCL, cá rô phi được ứng dụng nuôi trong nhiều mô hình nuôi khác nhau như mô hình nuôi chuyên canh, lúa – cá, mô hình nuôi heo – cá hay gà – cá, vịt – cá kết hợp hoặc mô hình VAC, VAC-B Cá tăng trọng tốt, là đối tượng góp phần cải thiện năng suất và thu nhập cho nông hộ qua

các mô hình sản xuất

5.2 Đặc điểm dinh dưỡng

Tất cả các loài rô phi đều có tính ăn tạp, tuy nhiên thức ăn ưa thích của rô phi là những sinh vật thuỷ sinh lơ lửng trong nước Ngoài ra rô phi còn có khả năng sữ dụng trực tiếp những loại thức ăn do con người cung cấp như cám, tấm,

Trang 27

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 22

các loại rong bèo (bèo tấm, bèo hoa dâu) Đây là đặc điểm rất thuận lợi cho nghề nuôi cá

5.3 Đặc điểm sinh trưởng

Sau một tháng tuổi cá con có thể đạt trọng lượng 2 - 3g/con và sau khoảng

2 tháng tuổi có thể đạt 10-12g/con Cá cái sẽ lớn chậm hơn sau khi tham gia sinh sản trong khi đó cá đực vẫn lớn bình thường vì vậy trong đàn cá rô phi thì cá đực bao giờ cũng có kích thước lớn hơn cá cái Sau khoảng 5 - 6 tháng nuôi cá rô phi vằn đực có thể đạt 200-250g/con và cá cái có thể đạt 150-200g/con Trong hệ thống ao nuôi thâm canh, sau 1 chu kỳ nuôi 6 tháng, trọng lượng cá có thể đạt bình quân 300 – 600 gram/con Đối với cá nuôi ở bè, sau chu kỳ nuôi 6 – 8 tháng, trọng lượng cá có thể đạt bình quân từ 250 gram – 550 gram/con Trường hợp cá vượt đàn, trọng lượng cá có thể tăng đến 700 gram/con

5.4.Đặc điểm sinh sản

Sau khoảng 4-5 tháng tuổi cá rô phi vằn (O.niloticus) đã tham gia đẻ trứng

còn cá rô phi đen chỉ cần khoảng 3 tháng tuổi là đã tham gia sinh sản Hầu hết các loài rô phi đều đẻ nhiều lần trong năm Khoảng cách giữa hai lần đẻ trứng khoảng 20-30 ngày Số trứng trong một lần đẻ phụ thuộc vào kích cỡ cá cái, cá càng lớn

số trứng đẻ ra trong một lần càng nhiều và ngược lại Trung bình một cá cái có trọng lượng 200-250g đẻ được 1000 – 2500 trứng

Trang 28

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 23

CHƯƠNG III: NUÔI CÁ TĂNG SẢN TRONG AO NƯỚC TĨNH

A Cơ sở kỹ thuật trong nuôi cá ao nước tĩnh

I Yêu cầu kỹ thuật của ao nuôi cá

1 Ao nuôi cá

Ao nuôi cá nước tĩnh nên có diện tích từ 100 mét vuông trở lên, độ sâu tốt nhất từ 1 đến 1,5 mét nước và có một lớp bùn dày từ 15 đến 25cm Mặt ao phải thoáng, bờ ao không bị rò rỉ và cao hơn mực nước từ 0,4 đến 0,5 mét, có cống cấp nước và tháo nước thuận tiện, gần nguồn nước sạch, có đăng cống chắc chắn để giữ nước và phòng cá đi

Ðối với các hộ chưa có ao, muốn đào ao nuôi cá thì trước khi đào ao phải chọn vị trí thật tốt, đảm bảo chất đất không bị chua, gần nguồn nước sạch, không

có mạch nước ngầm độc hại gây chết cá Ao nên đào hình chữ nhật (chiều dài gấp rưỡi hoặc gấp đôi chiều rộng), diện tích từ 100 đến 1000 mét vuông Ao nên gần nhà để dễ chăm sóc và quản lý, gần đường giao thông để dễ vận chuyển cá giống

và bán cá khi thu hoạch

2 Các bước chuẩn bị ao nuôi

- Tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cỏ, tu sửa bờ, đăng cống, vét bùn nếu lượng bùn quá nhiều

Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải đều từ 7 đến 10 kg vôi bột cho 100 mét vuông đáy ao

- Sau tẩy vôi 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao từ 20 - 30 kg phân chuồng và 50 kg lá xanh cho 100 mét vuông (loại lá cây thân mềm để làm phân xanh) Lá xanh được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao, vùi vào bùn hoặc bó thành các

bó nhỏ từ 5 đến 7 kg dìm ở góc ao

- Lấy nước vào ao ngập từ 0,3 - 0,4 mét, ngâm 5 đến 7 ngày, vớt hết bã xác phân xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1 mét Cần phải lọc nước vào ao bằng đăng hoặc lưới đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập

II Lựa chọn đối tượng cá nuôi trong ao nước tĩnh

1 Nguyên tắc chọn đối tượng nuôi

Những loài cá được chọn nuôi ghép trong ao nước tĩnh là những loài cá có tính

ăn khác nhau (cá ăn thức ăn tự nhiên trong ao thường được làm giàu thêm thông qua

Trang 29

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 24

việc bón phân) và ăn các loại rau, lá non, bèo tấm, bèo dâu, các loại bột ngô, bột cám

* Cá mè trắng

Cá sống ở tầng mặt và tầng giữa, cá ăn thực vật phù du là chính Nuôi cá mè nên bón phân vào ao là để thực vật phù du phát triển Cá mè trắng còn ăn các loại bột mịn như : cám gạo, cám ngô, bột mỳ, bột sắn, bột đậu tương Cá mè trắng thường nuôi ghép với các loài cá khác trong ao Nuôi từ 10 đến 12 tháng có thể đạt trọng lượng từ 0,5 - 1 kg mỗi con

Cá sống ở tầng giữa, tầng đáy, là loài cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu

cơ, các loại phân trâu, bò, lợn, gà Cá cũng ăn các loại bèo tấm, bèo dâu và tinh bột các loại Cá nuôi sau 1 năm đạt 0,3 - 0,5 kg/con Cá rô phi thường bị chết rét ở nhiệt

độ dưới 12 độ, nên ao nuôi có cá rô phi cần giữ mức nước trên 1 mét trong các tháng mùa đông

* Cá mè vinh

Cá ăn tạp nhưng ngả về các loại rau, bèo, cỏ non Cá nuôi sau 1 năm đạt trọng lượng từ 0,2 - 0,5 kg mỗi con

* Nhóm cá trôi ấn độ (cá Rôhu, cá Mrigan)

Cá sống ở tầng giữa, ăn mùn bã hữu cơ là chính Cá có thể ăn cả bèo tấm, bèo dâu, rau muống non và các loại tinh bột (cám gạo, cám ngô, bột sắn ), cá nuôi sau 10 đến 12 tháng có thể đạt trọng lượng từ 0,5 đến 1 kg mỗi con

III Cơ sở thức ăn của cá trong ao

Trang 30

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 25

1 Thức ăn

Một trong những cơ sở vật chất ban đầu của nghề nuôi cá nước tĩnh là giải quyết thức ăn và phân bón Đây là một trong những yếu tố quyết định năng suất và sản lượng cá nuôi trong ao Việc giải quyết thức ăn và phân bón hiện nay ở các cơ sản xuất nghề cá rất đa dạng, nó phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể của từng cơ sở Trong nuôi cá ao nước tĩnh có những loại thức ăn chính sau:

1.1 Thức ăn tự nhiên

* Thức ăn thực vật: được đề cập đến như tất cả các loại thực vật xanh (nhưng

không chứa các chất độc đối với cá) Chúng bao gồm rất nhiều loại khác nhau của thực vật nước và thực vật trên cạn (cái mà có thể được sử dụng bởi cá) Một số loài thực vật được cá sử dụng chính trong ao như: cơ trên cạn (cỏ voi, lá sắn, chuối, ), cỏ nước (rong mái chèo; rong đuôi chồn; đuôi chó; bèo lục bình; bèo Nhật Bản, bèo hoa dâu, bèo tấm, ), và các loài thực vật bậc thấp sống trôi nổi trong nước (tảo lục, tảo lam, tảo khuê )

Trong số các loài thực vật bậc cao ở nước, người nuôi cá Trung Quốc chú trọng rất nhiều đến 2 loài thực vật thủy sinh là bèo lục bình, và bèo Nhật Bản do cá năng suất rất lớn và là loại thức ăn rất tốt trong nuôi cá

Ngoài ra các loại thức ăn xanh đã nêu, ở Trung Quốc người ta còn dùng cả rơm

để làm thức ăn cho cá Rơm được dùng làm thức ăn nuôi cá được ủ ngay trong góc

ao, cứ 1 lớp rơm + 1 lớp vôi Độ sâu của lớp rơm bằng độ cao của cột nước trong ao Đối tượng cá nuôi gồm cá chép, mè, trắm Vôi có tác dụng phân hủy màng xenlulose của rơm Việc ủ rơm từ 10 - 15 ngày thì thả cá vào nuôi Sau đó cá tự động rúc vào các chỗ ủ rơm để lấy thức ăn Ngoài ra người ta còn trồng thêm cỏ xung quanh để nuôi cá trắm cỏ Hiện nay nước ta cũng sử dụng các loại thức ăn xanh này

* Động vật thủy sinh: động vật phù du và ấu trùng muỗi đóng vai trò rất quan

trọng trong thành phần chuỗi thức ăn tự nhiên trong ao, nhưng sự xuất hiện của chúng có liên quan mật thiết với tỷ lệ và mật độ loài cá thả nuôi

1.2 Thức ăn bổ sung

* Phụ phẩm trong nông- công nghiệp chế biến: bao gồm các loại thức ăn tinh

như khô dầu lạc, cám gạo, bắp, bột mì, nhộng tằm, hàm lượng rượu bia Trong số các loại thức ăn đó nhộng tằm tươi có chứa thành phần dinh dưỡng rất phù hợp cho nhu cầu phát triển của cá (17,1% protein, 9,2% lipid )

Trang 31

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 26

* Thức ăn tổng hợp: việc sử dụng thức ăn tổng hợp trong nuôi cá không chỉ mở

rộng nguồn cung cấp thức ăn mà còn nhằm thỏa mãn những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau của từng loại cá nuôi Gần đây người ta bắt đầu sử dụng và nghiên cứu nhiều loại thức ăn viên tổng hợp cho nuôi cá Thức ăn viên tổng hợp được sản xuất với giá thành thấp, chất lượng cao và nguồn cung cấp dinh dưỡng ổn định cho người sản xuất

2 Phân bón

* Vai trò của phân bón trong ao nuôi cá:

- Là nguồn thức ăn trực tiếp cho cá nuôi

- Nguồn thức ăn gián tiếp

(khác với trồng trọt phân bón là nguồn cung cấp các ion thông qua quá trình phân giải mà qua đó cây trồng mới có thể hấp thụ được Trong nghề cá phân bón vừa

là thức ăn vừa có ý nghĩa phân bón)

* Thành phần: gồm 2 loại, phân vô cơ và phân hữu cơ

- Phân vô cơ: là một loại của phân bón có khả năng tác động nhanh, do chứa các muối dinh dưỡng đơn Chúng bao gồm: phân đạm, phân lân, phân kali Chúng có đặc điểm, số lượng ít nhưng giá trị dinh dưỡng cao, vận chuyển dễ dàng, khó tính hệ số thức ăn, ít làm biến đổ nhiệt độ và các yếu tố môi trường khác

Việc bón phân vô cơ sẽ làm tăng rất nhanh số lượng TVPD và ĐVPD làm thức

ăn cho cá Vì vậy, khi bón phân vô cơ chỉ thực hiện khi nước trong, nghèo dinh dưỡng Mặt khác, phân vô cơ dẽ bị phân hủy bởi các keo đất, sinh vật khó có khả năng hấp thụ Vì vậy, khi bón phân cần phải hòa loãng hoặc phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết để làm tăng hiệu quả sử dụng của phân

- Phân hữu cơ: bao gồm các vật chất hữu cơ khác nhau như: phân xanh, phân thải của các loại thực vật nuôi và chất thải sinh hoạt Qua một quá trình phân giải chúng sẽ giải phóng ra các muối dinh dưỡng cần thiết như: N, P, K, Ca và chúng có tác dụng lâu bền trong ao nuôi

+ Phân xanh: phụ phẩm của các loại rau xanh như sắn, khoai lang, lá chuối, cây

cỏ lào sau khi bị thối rửa sẽ là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt trong ao nuôi cá Khối lượng của các loại phân này khi bón vào ao cao nhất vào khoảng 5000kg/ha

Trang 32

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 27

+ Phân động vật: bao gồm phân bò, phân gà, vịt, cừu, lợn Cách tốt nhất sử dụng loại phân này là hòa loãng chúng với nước tạo thành dạng lỏng sau đó đưa vào

ao Cũng có thể bỏ chúng vào những bao xác rắn và treo lơ lửng trong nước Theo phương pháp này các muối dinh dưỡng trong phân sẽ giải phóng dần dần ra ngoài ao Trường hợp những phương pháp trên không thể thực hiện thì có thể đưa phân thành một đống ở góc ao, tuy nhiên số lượng không được quá nhiều vì sự phân hủy của phân sẽ đoìi hỏi một lượng lớn oxy trong nước ao

Cách tốt nhất là trộn phân chuồng với phân xanh và ủ cho đến khi hoai mục rồi mới đưa vào ao

Về mặt sinh học, các nhân tố hạn chế mật độ thả cá chủ yếu là hàm lượng oxy hòa tan, thức ăn và không gian cho các hoạt động sống của cá

Ở những ao nuôi mà các điều kiện môi trường không tốt, không thông thoáng, tù đọng thì mật độ thả cá không thể cao

Khi nói về mật độ thả cá chúng ta cần phải quan tâm đến cả hai mặt, số lượng và khối lượng cơ thể cá có trong một đơn vị diện tích Do các tập tính sử dụng thức ăn

và tập tính sống của các loài nuôi cá khác nhau nên chúng ta duy trì một mật độ nuôi quá mức thì hậu quả sẽ ảnh hưởng có hại tới sự sinh trưởng của một số loài cá nhất định nào đó Mật độ nuôi thả quá cao sẽ kìm hãm sự phát triển của cá

Vì thế, sẽ rất quan trọng để nhận biết các mối quan hệ giữa mật độ nuôi thả và

tỷ lệ phát triển của chúng nhằm làm tăng năng suất, sản lượng cá nuôi

Bảng 1: Số liệu tham khảo về mật độ thả cá ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối

Loài cá thả Mật độ tối

thiểu khi thả giống (kg/ha)

Sau 2 - 3 tháng nuôi

Sau 6 - 7 tháng nuôi

Mật độ tối

đa vào giai đoạn cuối (kg/ha)

Trang 33

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 28

(Nguồn: Pond fisheries in China)

Khi tổng trọng lượng cơ thể cá trong ao vượt quá mật độ quy định thì tốc độ phát triển của cá sẽ chậm lại Vì thế cá sẽ gầy đi khi mật độ vượt quá mức quy định Mật độ quy định của cá trắm cỏ và cá trôi là những loài mà thức ăn được cung cấp trực tiếp bởi con người thì có thể điều chỉnh tùy theo khả năng cung cấp thức ăn cho chúng Nếu cá trắm cỏ được nuôi ở những nơi có dòng nước chảy, thêm vào đó nguồn thức ăn có thể chủ động cung cấp đầy đủ thì mật độ thả cá giống có thể tăng lên nhiều lần

Theo bảng trên đơn vị tính mật độ cá nuôi trong ao là khối lượng nhưng trong thực tế sản xuất thì người ta quan tâm đến vế số lượng Mật độ cá thả được xác định trên những kinh nghiệm thực tiễn và trên năng suất dự kiến

- Dựa vào kinh nghiệm thực tiễn:

+ Căn cứ vào điều kiện môi trường ao nuôi: diện tích, độ sâu, mặt thoáng, nguồn nước

+ Căn cứ vào yêu cầu năng suất và sản lượng cần đạt

+ Căn cứ vào khả năng giải quyết con giống Bao gồm chất lượng và số lượng + Căn cứ vào đối tượng nuôi chính, nuôi phụ

+ Căn cứ vào trình độ tổ chức, quản lý sản xuất và khả năng đánh bắt, thu tỉa

- Công thức tính mật độ cá thả dựa trên năng suất dự kiến:

A =

T G W

Q S

* ) (

*

Trong đó: A là mật độ cá thả

S: là diện tích ao nuôi Q: năng suất dự kiến thu hoạch W: khối lượng của một cá thể trung bình khi thu hoạch (kg/con)

Trang 34

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 29

G: khối lượng trung bình của một con cá khi thả giống (kg/con) T: tỷ lệ sống của cá sau khi nuôi

V Nuôi ghép

1 Định nghĩa và cơ sở khoa học của nuôi ghép

- Định nghĩa: nuôi ghép là hình nuôi nhiều loài cá khác nhau trong cùng một ao (mà thông thường từ 3 đến 4 loài trở lên)

- Cơ sở khoa học của việc nuôi ghép: do các loài cá khác nhau có tập tính sống khác nhau, ăn những loại thức ăn khác nhau nên việc nuôi ghép có khả năng sử dụng một cách có hiệu quả nhất tiềm năng sản xuất của thủy vực và như vậy sẽ làm tăng năng lực sản xuất trên một đơn vị diện tích của thủy vực

Trong nuôi ghép chúng ta cần phải quan tâm nhiều đến tỷ lệ hợp lý về khoảng không gian hoạt động các loài cá khác nhau ở các tầng nước khác nhau (như cá sống

ở tầng mặt, cá sống tầng giữa và cá sống ở tầng đáy) Việc nuôi ghép như vậy sẽ tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, khoảng không gian của các ao và hiệu ứng tác động qua lại lẫn nhau của các lòai cá các loài khác nhau sẽ được tận dụng một cách triệt để nhất Do đó tránh được những ảnh hưởng theo chiều hướng có hại

Thực tế người dân thường nuôi ghép cá trắm cỏ với cá mè hoa, mè trắng, cá trôi

và cá chép với nhau thì thấy hiệu quả kinh tế đem lại khá cao

2 Các điều kiện của việc nuôi ghép

Trong kỹ thuật nuôi ghép cá ao thì phải xác định được 1 -2, hoặc 3 loài cá nuôi như những đối tượng nuôi chính Bên cạnh đó những đối tượng nuôi khác được coi

là đối tượng nuôi phụ Hiện nay, ở một sô nơi người ta có thể nuôi từ 7 - 8 loài cá khác nhau trong cùng một ao, vì thế trong những loài đó chỉ có một sô loài là đối tượng nuôi chính, những loài còn lại là đối tượng thứ hai Số lượng cá giống của mỗi loài như thế nào tùy thuộc vào các điều kiện sau:

* Giống loài cá phải chủ động và thích nghi tốt với điều kiện môi trường tự nhiên tại khu vực đó

Ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung nước ta những loài cá được đưa vào nuôi chính trong ao là cá mè hoa, cá mè trắng, cá trôi, cá trắm cỏ, cá chép, cá rô phi Ngoài những loài đó ra thì những loài khác được coi như là loài phụ

Ở các tỉnh phía Nam các loài như cá tra, cá basa, cá điêu hồng, cá mè vinh, cá bống tượng, cá sặc rằn là những đối tượng nuôi chính trong ao

Trang 35

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt 30

* Nguồn cung cấp thức ăn phải chủ động và đầy đủ Khả năng cung cấp thức ăn tại chỗ là điều cần quan tâm trước tiên cho việc chọn đối tượng nuôi Cá trắm cỏ, cá

mè vinh nên được nuôi ở những nơi có đồng cỏ, hoặc nơi cỏ mọc nhiều Cá mè trắng,

mè hoa, rô phi, cá trôi được nuôi ở những nơi có chăn nuôi gia súc, gia cầm để đảm bảo lượng phân bón cung cấp đầy đủ

* Điều kiện ao nuôi: độ phì của ao có ảnh hưởng rất lớn đến hợp phần sinh vật phù du Cá mè trắng, mè hoa có thể nuôi như những đối tượng chính ở các ao mà nơi

đó có đầy đủ chất dinh dưỡng và nguồn thức ăn tự nhiên phong phú Trong khi đó cá trắm cỏ lại nên nuôi ở những nơi có nguồn nước trong sạch Đối với những ao có nguồn nước thải sinh hoạt đổ vào (nguồn nước thải này không được chứa các chất độc) thì đối tượng nuôi thích hợp nhất lại là cá rô phi và cá trôi

VI Thả giống và thu hoạch một cách hợp lý

Trong cách nuôi cá truyền thống trước đây đến mùa nuôi người ta thường thả cá giống đồng loạt vào ao nuôi cùng một lúc và đến cuối chu kỳ nuôi thì thu hoạch một lần Theo phương thức này năng suất nuôi thường đạt thấp, bởi vì hiệu quả sử dụng diện tích sử dụng mặt nước trong giai đoạn cá còn nhỏ không cao, nhưng vào giai đoạn cuối của chu kỳ nuôi thì mật độ lại quá dày, đã gây hiện tượng nổi đầu và cá dễ

bị nhiễm bệnh Phương thức thu tỉa và thả bù là một hình thức cải tiến mới của kỹ thuật nuôi cá trong ao nước ngọt nói riêng và nuôi các loài thủy sản nói chung Qua phương thức này nó không chỉ duy trì được mật độ cực thuận trong suốt quá trình nuôi mà còn đảm bảo được nguồn cung cấp cá giống cỡ lớn, và có thể khai thác cá khi có thị trường tiêu thụ thích hợp Có một số phương pháp thực hiện:

1 Thả giống cùng một lần với mật độ dày

Phương thức nuôi này là thả cá giống trong cùng một lần với mật độ cao và khi

cá đã phát triển đến mật độ nhất định thì những con lớn sẽ được thu hoạch và đưa đi tiêu thụ Lượng cá còn lại sẽ được tiếp tục nuôi đến kích cỡ thương phẩm Bằng cách

đó mật độ cá nuôi trong ao không vượt quá mức yêu cầu và có thể duy trì trong suốt toàn bộ quá trình nuôi, vì vậy diện tích mặt nước sử dụng một cách có hiệu quả nhất

2 Thu tỉa - thả bù

Sự luân phiên đánh bắt và thả cá giống được thực hiện dựa trên thành phần của loài cá nuôi Kích cỡ cá giống thả vào và kích cỡ cá thu hoạch phù hợp với thị trường, cũng như tùy thuộc vào số lượng và chất lượng thức ăn mà ta cung cấp

Ngày đăng: 03/11/2017, 16:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Báu, 1985. Nghiên cứu cơ sở khoa học nuôi ghép cá ao. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học, Viện NCNTTS I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở khoa học nuôi ghép cá ao
2. Phạm Văn Khánh - Lý Thị Thanh Loan, 2006. Kỹ thuật nuôi một số loài cá kinh tế nước ngọt và phòng trị bệnh cho cá, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi một số loài cá kinh tế nước ngọt và phòng trị bệnh cho cá
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
3. Nguyễn Duy Khoát, 2005. Hỏi đáp về nuôi cá nước ngọt, NXB Lao động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về nuôi cá nước ngọt
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
4. Phạm Tân Tiến - Đỗ Đoàn Hiệp, 2006. Nuôi cá nước ngọt, Q1 - Những điều cần biết khi nuôi cá nước tĩnh, NXB Lao động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi cá nước ngọt, Q1 - Những điều cần biết khi nuôi cá nước tĩnh
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
5. Phạm Nhật Thành - Đỗ Đoàn Hiệp, 2006. Nuôi cá nước ngọt, Q2 - Kỹ thuật nuôi cá lồng, NXB Lao động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi cá nước ngọt, Q2 - Kỹ thuật nuôi cá lồng
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
6. Nguyễn Hữu Thọ - Đỗ Đoàn Hiệp, 2006. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, NXB Lao động - Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
7. Trạm nghiên cứu thủy sản Đình Bảng, 1976. Đặc điểm sinh học và biện pháp gây nuôi cá nước ngọt, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm sinh học và biện pháp gây nuôi cá nước ngọt
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
8. Phạm Văn Trang, 1999. VAC gia đình (In lần thứ 3), NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: VAC gia đình (In lần thứ 3)
Nhà XB: NXB Nông nghiệp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w