Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (LV thạc sĩ)Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lí luận về giới (LV thạc sĩ)
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN ĐẮC HẬU
TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
NHÌN TỪ LÍ LUẬN VỀ GIỚI (So sánh với một số sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu)
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN NHO THÌN
Thái Nguyên, 2016
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Trần Nho Thìn Các nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu trong công trình này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức nào
Tác giả luận văn
Nguyễn Đắc Hậu
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo - PGS.TS
Trần Nho Thìn - người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn thạc
sĩ Đồng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Văn – Xã hội, trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, các thầy cô giáo thuộc Viện Văn học
đã giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ
Xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Đắc Hậu
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 7
3.1 Đối tượng nghiên cứu 7
3.2 Mục tiêu nghiên cứu 7
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 8
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
4.2 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Phạm vi nghiên cứu 9
6 Cấu trúc của luận văn 9
7 Đóng góp của luận văn 9
NỘI DUNG 10
Chương 1 : VẤN ĐỀ GIỚI VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU THỜI KỲ SAU NĂM 1975 10
1.1 Vấn đề Giới 10
1.1.1 Khái niệm giới (Gender) 10
1.1.2 Văn hóa ứng xử giới trong xã hội Việt Nam 11
1.2 Sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kỳ sau năm 1975 18
1.2.1 Khái lược về vai trò người mở đường cho công cuộc đổi mới văn học dân tộc 18
1.2.2 Đổi mới về ý thức nghệ thuật 20
1.2.3 Đổi mới quan niệm về con người 22
1.2.4 Đổi mới trên phương diện nghệ thuật tự sự 23
1.2.5 Hình tượng vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 25
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
QUYỀN VÀ Ý THỨC NỮ QUYỀN CỦA TÁC GIẢ 27
2.1 Nhân vật người chồng – hiện thân của tư tưởng nam quyền 29
2.1.1 Vấn đề đối xử với thân thể phụ nữ 29
2.1.2 Câu chuyện đẻ nhiều con 39
2.2 Người vợ như là sản phẩm của tư tưởng nam quyền 44
2.2.1.Tư tưởng chấp nhận đòn roi, không đấu tranh 46
2.2.2 Tư tưởng chấp nhận sinh đẻ nhiều, dẫn đến cuộc sống nheo nhóc 56
2.2.3 Chấp nhận bất bình đẳng về phân công lao động gia đình 59
2.3 Thái độ của các nhân vật : Phùng, Đẩu, Phác, cô con gái 64
2.3.1 Thái độ của phóng viên Phùng và chánh án Đẩu 65
2.3.2 Thái độ của thằng Phác và đứa con gái 66
Chương 3: NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN 71
3.1 Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật 71
3.1.2 Người kể chuyện 71
3.1.3 Điểm nhìn trần thuật 76
3.2 Xây dựng chân dung nhân vật 79
3.2.1 Chân dung người chồng……… … 78
3.2.2 Chân dung người vợ………80
3.3 Ngôn ngữ nhân vật 83
3.3.1 Ngôn ngữ người chồng 84
3.3.2 Ngôn ngữ người vợ ……86
3.4 Không gian và thời gian nghệ thuật……… 88
3.4.1 Không gian nghệ thuật………88
3.4.2 Thời gian nghệ thuật……… 92
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Bàn về văn học, đại văn hào Nga M.Goki đã khẳng định “Văn học là nhân học” - tức văn học là con người Con người luôn là đối tượng phản ánh trung tâm của văn học, là mục đích hướng đến trong hành trình sáng tạo của mỗi nhà văn
Từ cuộc sống bước vào văn học, con người không chỉ mang đặc điểm giai cấp mà
còn có thuộc tính “giới” Trong đó, giới là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối
quan hệ xã hội giữa nam giới và nữ giới, do đó giới là một phương diện không thể thiếu của con người và sự tồn tại xã hội của con người Theo đó, bất cứ một sáng tác văn chương nào cũng đều ẩn chứa vấn đề về giới Bởi vậy, lí luận về giới cần được vận dụng làm cơ sở cho nghiên cứu và phê bình văn học
1.2 Trong thực tế sáng tác, không có một tác phẩm văn học nào ra đời từ một mảnh đất trống Một tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng được thai nghén, được hạ sinh trong một môi trường, một đời sống văn hoá nhất định mà ở
đó nhà văn đã được đằm mình, được hấp thụ các giá trị văn hoá để hình thành nên những tư tưởng thẩm mĩ tiến bộ cho thời đại mình Do vậy, khi nghiên cứu, cần đặt tác phẩm trong bối cảnh văn hoá, xã hội mà nó ra đời mới có thể lí giải thoả mãn những thông điệp nghệ thuật được nhà văn kí thác
1.3 Ở Việt Nam, truyền thống văn hóa ứng xử giới là nam quyền (trước đây
thường gọi là “phụ quyền”- nhưng khái niệm phụ quyền không bao quát hết) theo
đó, nam giới xác lập quyền lực đối với người phụ nữ trên tất cả mọi phương diện chính trị, đạo đức, thẩm mỹ Tư tưởng nam quyền tạo nên sự bất công trong cách nhìn nhận và đánh giá, ứng xử của nam giới đối với nữ giới Tư tưởng này không những chi phối hành vi ứng xử của nam giới mà của cả nữ giới, kể cả cách nhìn và ứng xử của chính người phụ nữ về bản thân mình Điều này thể hiện rõ nét trong các sáng tác văn học Việt Nam từ xưa đến nay, trong đó có những tác phẩm đang được tiếp nhận trong nhà trường phổ thông
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
1.4 Lí luận phương Tây cho rằng: Sáng tác bao giờ cũng là sự hồi đáp, đối
thoại với những vấn đề cuộc sống của thời đại Điều này không chỉ hiển nhiên đúng
với nền văn học phương Tây mà đúng cả với văn học tiến bộ nhân loại nói chung cũng như văn học Việt Nam nói riêng Tính chất hồi đáp, đối thoại giữa văn học và thời đại đã phản ánh ở những vấn đề nhức nhối trong đời sống Văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 đứng trước cuộc đổi thay vĩ đại của lịch sử dân tộc cũng đã kịp thời có bước chuyển mình nhanh chóng để cất lên tiếng nói của thời đại về những vấn đề trong cuộc sống Là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam, sự nghiệp văn chương lớn lao của Nguyễn Minh Châu đã phản ánh một cách trung thực quá trình vận động của văn xuôi Việt Nam nói riêng và cả nền văn học Việt Nam nói chung trước và sau năm 1975 Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng Nguyễn
Minh Châu xứng đáng là “người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi
Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho cho những cây bút trẻ sau này”
Nếu như trước năm 1975, ngòi bút của ông mang đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn thì giai đoạn sau năm 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu lại chuyển sang cảm hứng thế sự, đời tư, hướng đến con người cá nhân trong cuộc sống mưu sinh thường nhật, gắn với sự chuyển biến trong đổi mới ý thức nghệ thuật, đổi mới cách nhìn, sự khám phá và thể hiện về con người với tinh thần nhân văn cao đẹp, nhất là khi ta nhìn từ góc độ văn hóa giới.Với những đóng góp nói trên, nhiều truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đã được tuyển chọn đưa vào giảng dạy trong nhà trường
như Bến quê, Bức tranh và đặc biệt là Chiếc thuyền ngoài xa
1.5 Là tác phẩm có vị trí quan trọng trong văn nghiệp của Nguyễn Minh Châu, kết tinh những thành tựu và tư tưởng nghệ thuật của ông trong chặng đường
đổi mới, cũng là tác phẩm xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam nhưng Chiếc
thuyền ngoài xa cho đến nay vẫn tồn tại nhiều bất cập trong vấn đề tiếp nhận Bất
cập rõ nhất là việc lý giải hình tượng người đàn bà hàng chài bị chồng đánh đập mà vẫn cắn răng chịu đựng như là biểu hiện của đức tính đẹp của người phụ nữ, người
vợ Việt Nam, là hiện thân của vẻ đẹp khuất lấp Như luận văn chúng tôi sẽ chỉ rõ, đây là cách phân tích cũ, thậm chí vô tình phục vụ cho quyền lợi của những người
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
đàn ông, những người chồng bạo hành và xem thường quyền sống của những người phụ nữ, những người vợ, điều này dễ nhận thấy nếu chúng ta liên hệ đến Luật phòng, chống bạo lực gia đình” của Việt Nam 1
Bộ luật được thông qua muộn hơn
thời điểm ra đời Chiếc thuyền ngoài xa hai mươi mốt năm, đủ để thấy mẫn cảm
nhân đạo, nữ quyền của Nguyễn Minh Châu đi trước thời đại như thế nào
Tất nhiên, có thể khi sáng tác Chiếc thuyền ngoài xa, bản thân Nguyễn Minh
Châu chưa nghĩ đến sự cần thiết của một bộ luật phòng chống bạo lực gia đình Nhưng nghiên cứu văn bản trong trường hợp này là phân tích cái vô thức đã hướng dẫn nhà văn quan sát, miêu tả đối tượng, cái vô thức có nền tảng nhân bản, chống nam quyền, ủng hộ nữ quyền Một cách đọc cập nhật lý thuyết hiện đại theo chúng tôi, phải tính đến điều này
Nguyên nhân của tình trạng tiếp nhận và phê bình này là do lý luận về giới, những tri thức về thân phận phụ nữ trong xã hội nam quyền chưa được vận dụng để làm cơ sở nghiên cứu và phê bình tác phẩm Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn trong
bài viết Ứng dụng lý luận văn học hiện đại trong giảng dạy văn học đã chỉ ra sự bất cập, hạn chế của thực tế tiếp nhận tác phẩm văn học trong nhà trường: “Con người
như một đối tượng phản ánh trung tâm của văn học không chỉ là con người giai cấp
mà còn là con người có thuộc tính “giới” Nhưng sách giáo khoa của ta không thèm đoái hoài đến phê bình nữ quyền - một lí luận văn học chú ý đến giới, đến nữ tính trong văn học (…) Nếu người soạn sách giáo khoa biết đặt những tác phẩm có nhân vật người phụ nữ vào trong trường văn hóa của xã hội nam quyền truyền thống, hẳn sẽ chỉ ra được hướng tiếp cận thích đáng và nhân bản” [40] Có vị trí
quan trọng trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông, truyện ngắn “Chiếc
thuyền ngoài xa” cần được soi chiếu, lí giải ở nhiều hướng tiếp cận, trong đó tiếp
a) hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b) lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
đ) cưỡng ép quan hệ tình dục;
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
nhận từ lí luận về giới sẽ mang đến những phát hiện mới mà các cách nghiên cứu khác không có được
Với những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Truyện ngắn Chiếc
thuyền ngoài xa nhìn từ lý luận về Giới” để triển khai thành một luận văn tốt
nghiệp Lựa chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn đưa đến một cái nhìn đầy đặn, một sự lí giải mới về giá trị của văn phẩm Đồng thời muốn làm rõ những đóng góp, những cống hiến quan trọng mang tính chất bước ngoặt của Nguyễn Minh Châu đối với công cuộc hiện đại hoá nền văn học Việt Nam
Đây là một nghiên cứu trường hợp (case study), hy vọng qua một giọt nước
để thấy cả biển cả Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ liên hệ,
so sánh Chiếc thuyền ngoài xa với một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau
1975 có sự tương đồng để làm rõ vấn đề
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình khảo sát lịch sử tiếp nhận truyện ngăn Chiếc thuyền ngoài
xa, chúng tôi nhận thấy có nhiều bài viết, nghiên cứu về tác phẩm này như sau:
Năm 1987 trên Tạp chí Văn học số 3, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân có bài
Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu những năm 1980 đã nhận xét: “Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn thể hiện khá nhiều nghịch lý Vẻ đẹp toàn bích của cảnh chiếc thuyền trong sương sớm trên bức ảnh nghệ thuật trái ngược với đời sống thực trong chiếc thuyền ấy Nỗi đau khổ bị đánh đập, hành hạ của người đàn bà chài lưới trái ngược với việc chị ta không muốn ly dị anh chồng vũ phu Ý đồ cứu giúp tốt đẹp của người kể chuyện xưng “tôi” và người bạn chánh án phố huyện của anh trái ngược với sự từ chối của nạn nhân v.v…” [1] Như vậy, Lại Nguyên Ân là một
trong những người đầu tiên phát hiện ra sự nghịch lý trong tác phẩm giữa một bên
là vẻ đẹp thơ mộng với một bên là hiện thực khổ đau mà người đàn bà hàng chài phải chấp nhận
Cũng theo hướng đó, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong Bến quê - một
phong cách trần thuật có chiều sâu (Báo văn nghệ, số 8, ngày 21/2/1987) đã có cho
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
rằng: “Chiếc thuyền ngoài xa là truyện về “nghịch lí của đời thường" [17, tr.385],
là “những suy nghĩ da diết về chân lý nghệ thuật và đời sống” [17, tr.387]
Nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thạch trong bài Đổi mới quyết liệt Nguyễn Minh
Châu (Báo Văn nghệ số 49, 50 ngày 5/12/1987) đã nhận xét: “Trong cuộc sống của những người dân chài lam lũ đó, luôn tiềm ẩn những bi kịch không thể lường hết
Có thể nói, với Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn đã nói về những nghịch lý tồn tại
như một sự thật hiển nhiên trong đời sống con người Bằng thái độ cảm thông và sự hiểu biết sâu sắc về con người, ông đã cung cấp cho ta cái nhìn toàn diện về cái đẹp cuộc sống, hiểu cả bề mặt lẫn chiều sâu” [34] Nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thạch
ngoài việc đề cập đến việc “nghịch lý tồn tại như một hiển nhiên trong đời sống” còn chỉ ra được nhà văn đã cho ta “cái nhìn toàn diện về cái đẹp cuộc sống”
Năm 1989, N Nikulin trong công trình Nguyễn Minh Châu và sáng tác của
anh do Lại Nguyên Ân dịch, đăng trên Báo Văn nghệ, số 50 ngày 16/12/1989 đã
lưu ý đến trách nhiệm của người nghệ sỹ trước cuộc sống, trước con người:
“Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa xua tan làn khói lãng mạng phủ lên hình ảnh
đã trở nên quen thuộc về một ngư phủ dưới cánh buồm mờ ảo trong không gian xa rộng của biển cả Người chủ thuyền trở nên hung bạo vì cuộc sống trống rỗng và tẻ nhạt, luôn đánh đập người vợ Nhưng truyện còn có ý nghĩa rộng lớn hơn: nó dường như khơi gợi người ta nên nhìn kĩ vào những gì ẩn sau cái vẻ đẹp điền viên
bề ngoài để nhớ đến trách nhiệm của nghệ sĩ trước cuộc sống, trước con người”
[17, tr.476, 477]
Năm 1995, trong Hội thảo 5 năm ngày mất Nguyễn Minh Châu, nhà nghiên
cứu Đinh Trí Dũng trong bài “Nguyễn Minh Châu và sự trăn trở của một ngòi bút
đầy trách nhiệm” có nhận xét: “Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, thông qua câu chuyện đầy nghịch lí của cuộc đời, Nguyễn Minh Châu muốn nói đến một sự thực trong nghệ thuật ( ) đằng sau bức ảnh con thuyền mờ sương rất đẹp mà anh tình cờ chụp được là số phận đớn đau của một người phụ nữ ( ) Vì vậy người nghệ sĩ không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn cuộc sống của con người”.[15,
tr.311]
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
Nhà nghiên cứu Dương Thị Thanh Hiên trong bài “Truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu’’ trên Tạp chí nhà văn, số 7 – 2001 cho rằng: “Ở Chiếc thuyền ngoài xa thì nghịch lí đặt ra ở một vẻ đẹp điền viên tươi sáng lại chứa đựng bao cảnh đời ngang trái, xót xa Sự thật ẩn kỹ đằng sau màn sương lãng mạn khiến nhà nghệ sĩ duy mĩ phải sững sờ trước tình cảnh bất ngờ và bất nhẫn hiện hình của cái đẹp là
sự xấu xa, độc ác, là sự cam chịu, nhẫn nhục, cảnh khốn cùng” [15, tr.319]
Tác giả Trịnh Thu Tuyết trong bài:“Một số cốt truyện trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu” đã khẳng định :“Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa,
từ một xung đột đầy nghịch lí, Nguyễn Minh Châu đặt ra một vấn đề nhận thức cần suy nghĩ ( ) Hình ảnh người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, nhẫn nhục; người chồng độc ác, vũ phu đau đớn và bi kịch của cuộc đời họ như là một thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu bỗng hiện nên một màu sắc khủng khiếp ( ) Những con người u tối và đau khổ ấy vừa là nạn nhân của cuộc sống đói nghèo, lam lũ, nhưng trong một lúc nào đó, họ cũng có thể trở thành quỷ dữ đày đọa trước hết là những người thân khốn khổ của mình” [ 15, tr.325-326]
Năm 2002, cùng cách nhìn như N Nikulin, Nguyễn Trọng Hoàn trong công
trình Tiếp tục hành trình đọc Nguyễn Minh Châu: “Chiếc thuyền ngoài xa phê
phán cái nhìn lãng mạn một chiều về cuộc sống, đồng thời đặt ra trách nhiệm của người nghệ sĩ phải đào sâu, khám phá để tìm ra bản chất của hiện thực”
Năm 2008, nhóm tác giả Sách giáo viên Ngữ văn 12 Chương trình Chương trình nâng cao đã có hướng dẫn chi tiết về việc đọc - hiểu văn bản truyện ngắn
Chiếc thuyền ngoài xa: “Chiếc thuyền ngoài xa rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn giai đoạn sáng tác thứ hai.( ) Gánh nặng mưu sinh đè trĩu trên đôi vai cặp vợ chồng hàng chài, giam hãm họ trong cảnh tăm tối, đói khổ, bấp bênh Người chồng tha hóa dần dần, trở thành kẻ vũ phu, thô bạo Người vợ vì thương con nên phải nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi của người chồng (…) Đó không phải kiểu vẻ đẹp chói sáng, hào hùng mà là những hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp làm lũ của đời thường” [29, tr.63] Nhóm tác giả đã
định hướng việc đọc hiểu hình tượng người đàn bà hàng chài, nhân vật chính của
tác phẩm theo hướng ca ngợi vẻ đẹp khuất lấp “không phải kiểu vẻ đẹp chói sáng,
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
hào hùng mà là những hạt ngọc khuất lấp” Theo cách này, việc một phụ nữ bị
chồng đánh đập nhưng không phản kháng, đấu tranh mà vẫn hy sinh vì đàn con được xem là đẹp Lối phẩm bình này theo lối cũ đưa đến việc hiểu tác phẩm chưa thật sự khách quan
Năm 2010, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn trong bài viết: Nguyễn Minh Châu
và thi pháp “gói rào”trong Chiếc thuyền ngoài xa (3/2010) cho rằng: “Thói tàn nhẫn của người đàn ông cũng như sự chịu đựng vô lí của người đàn bà, thật oái oăm đã trở thành một phong tục lâu đời” [12, tr.367] Về hình tượng nhân vật
người đàn bà hàng chài, nhà nghiên cứu nhấn mạnh vào “đức hy sinh lớn lao của
tình mẫu tử” ở người đàn bà như một vẻ đẹp “phía sau” sự “nhẫn nhục”; “Thì ra, phía sau cái dáng chịu đòn đến trơ lì vô cảm kia của người vợ, là sự kiên cường, gan góc Phía sau bộ dạng, chịu xúc phạm đến nhẫn nhục, lì lợm, là đức hy sinh lớn lao của tình mẫu tử” [12, tr.367]
Như vậy, nhìn lại lịch sử tiếp nhận truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, chúng
tôi nhận hầu hết các nhà nghiên cứu đều tiếp cận truyện ngắn này từ cách tiếp nhận
cũ, chưa có ai tiếp cận văn phẩm này từ điểm nhìn văn hóa ứng xử giới là văn hóa nam quyền Tuy nhiên, trên cơ sở những bài viết đó, người viết sẽ học tập được nhiều điều hữu ích trong quá trình triển khai đề tài
3 Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài là Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lý luận về Giới, vì vậy chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa đặt
trong bối cảnh văn hoá truyền thống Như đã nói, khi triển khai đề tài, chúng tôi có
so sánh với một số truyện ngắn tiêu biểu khác có phản ánh văn hóa ứng xử giới của Nguyễn Minh Châu sau 1975
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện đề tài Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lý luận về
Giới, chúng tôi nhằm thực hiện 3 mục tiêu sau:
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- Làm rõ sự ảnh hưởng của xã hội nam quyền đã chi phối đến cách ứng xử,
nếp nghĩ, ngôn ngữ, hành động của các nhân vật trong truyện ngắn Chiếc thuyền
ngoài xa , không chỉ đối với nhân vật nam giới mà cả nhân vật nữ giới, để từ đó chỉ
ra sự cần thiết phải thay đổi tận gốc rễ văn hóa của xã hội nam quyền
- Bổ sung cách đọc từ góc nhìn văn hóa ứng xử giới để đọc và giảng dạy
truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
- Từ góc nhìn đó, thấy được những đóng góp riêng, độc đáo của Nguyễn Minh Châu trong sự nghiệp văn học tiến bộ, vì con người của mình
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu một số tác giả viết về giới trong xã hội nam quyền trong dòng chảy văn chương dân tộc làm tiền đề lý luận cho đề tài
- Tìm hiểu về đặc điểm của xã hội nam quyền và việc vận dụng lý thuyết giới vào nghiên cứu văn học hiện nay
- Tìm hiểu một số các bài viết nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu và các
nghiên cứu về truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa có so sánh với các sáng tác của
Nguyễn Minh Châu
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Triển khai đề tài theo hướng một nghiên cứu trường hợp (case study), chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận từ góc nhìn văn hoá học
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
của Nguyễn Minh Châu Cụ thể là Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lý
luận về Giới Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành
khảo cứu một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 để đối chiếu
Ngoài ra đề tài còn nghiên cứu các vấn đề về đặc điểm của xã hội nam quyền, về ứng xử giới trong xã hội Việt Nam nhằm phục vụ cho công tác nghiên
cứu truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
6 Cấu trúc của luận văn
Luận văn của chúng tôi ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung gồm có 3 chương:
- Chương 1: Vấn đề giới và sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975
- Chương 2: Tinh thần phê phán đối với văn hóa nam quyền và ý thức nữ
quyền của tác giả
- Chương 3: Nghệ thuật kể chuyện
7 Đóng góp của luận văn
- Về mặt lí luận: Luận văn khẳng định tính khả thi - hiệu quả của phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn chương từ góc nhìn văn hoá, lý luận về giới trong bối cảnh xã hội nam quyền
- Về thực tiễn: Đề tài đã góp phần giải quyết những tình huống trong tiếp nhận khi bổ sung cách đọc từ góc nhìn văn hóa ứng xử giới để đọc và giảng dạy
truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
NỘI DUNG Chương 1 VẤN ĐỀ GIỚI VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU THỜI KỲ SAU
NĂM 1975
Như trên đã nói, chúng tôi dành chương đầu tiên này để giới thuyết về về vấn
đề Giới và Sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 để làm cơ sở cho những phân tích và kiến giải ở những chương sau
1.1 Vấn đề Giới
Để tạo tiền đề nghiên cứu Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa từ lý luận về
giới, chúng tôi đi vào triển khai vấn đề về giới trong bối cảnh xã hội nam quyền ở
Việt Nam, đồng thời sơ lược diện mạo ứng xử giới trong văn học Việt Nam Đây là
cơ sở lý luận và thực tiễn tạo điểm tựa khoa học cho chúng tôi nghiên cứu đề tài
1.1.1 Khái niệm giới (Gender)
Trong nghiên cứu khoa học, giới là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ
biến ở nhiều lĩnh vực nghiên cứu Tùy theo hướng tiếp cận và mục đích ở mỗi ngành sẽ có cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này Ở đây, chúng tôi dùng
khái niệm giới tương đương với khái niệm gender trong tiếng Anh (Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia dịch: gender là giới tính xã hội) [32] (Trung văn dịch là: xã hội tính biệt - sự khác biệt của giới tính trên phương diện xã hội)
Trong thực tiễn, thuật ngữ giới (gender) thường bị sử dụng nhầm lẫn với giới
tính (sex) Giới tính (sex) chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học, gen và
các yếu tố di truyền khác (Trung văn dịch là tính) thì giới chỉ về sự kiến tạo xã hội
về văn hóa đối với sự khác biệt giữa nam và nữ, nói cách khác giới là khái niệm chỉ đặc trưng xã hội gán cho nam và nữ Gender xem xét giới tính trên phương diện xã
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
hội, do đó giới là sản phẩm mang tính xã hội - văn hóa Ở mỗi nền văn hóa, mỗi một
thời đại thì nam nữ lại có một cách ứng xử giới riêng, có một hệ giá trị riêng
Ở phương Tây, vào năm 1949 nữ nhà văn Pháp Simone de Beauvoir cho rằng
người phụ nữ và nam giới không phải bẩm sinh mà có, họ là sản phẩm của văn hóa
xã hội Trong cuốn Giới thứ hai (The second sex) bà đã đưa ra một luận điểm rất nổi tiếng : “Người ta không sinh ra đã là phụ nữ, người ta trở thành phụ nữ” Về
mặt bẩm sinh, con người chỉ là đàn ông hay đàn bà theo nghĩa giải phẫu sinh lý Chỉ trong quá trình sống, tương tác xã hội, tương tác đàn ông-đàn bà, do kết quả của văn hóa giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội mà dần dần hình thành người phụ
nữ hay người nam giới với tâm lý, hành vi, ngôn ngữ, ứng xử riêng
Văn hóa ứng xử giới thay đổi trong không gian và trong thời gian Chúng ta tưởng là về bản chất, người phụ nữ e lệ, rụt rè, nhưng hóa ra không phải thế Nếu sang các nước Tây Âu hay Mỹ, ta sẽ thấy ở đó, phụ nữ rất mạnh mẽ, tự tin, khác với phụ nữ Việt Nam
Ngày xưa, ca dao tục ngữ “kích động” tinh thần nam quyền ở người chồng
Làm trai rửa bát quét nhà, Đến khi vợ gọi bẩm bà con đây , phó mặc mọi việc nhà
cho vợ Nhưng ngày nay, có rất nhiều người chồng sẵn sàng chia xẻ việc nhà với
vợ trên tinh thần bình đẳng
1.1.2 Văn hóa ứng xử giới trong xã hội Việt Nam
Xã hội Việt Nam được các nhà nghiên cứu định danh là xã hội nam quyền, do
đó văn hóa ứng xử giới mang đặc điểm nam quyền (trước đây gọi là “phụ quyền” - nhưng khái niệm phụ quyền thiên về quyền lực của người cha, sự chuyên quyền của
người nam giới lãnh đạo gia đình)
Thuật ngữ nam quyền được hiểu là sự xác lập quyền lực thống trị tuyệt đối
của nam giới với người phụ nữ trên tất cả mọi phương diện: chính trị, đạo đức, thẩm
mỹ, kể cả thống trị thân thể phụ nữ theo nghĩa đen Quyền lực thống trị được thể hiện ở cả trên phương diện thể xác và tinh thần Về thân thể, nam quyền là sự thể hiện sức mạnh nam giới bằng sự áp chế người phụ nữ bằng bạo lực, bằng sự đánh đập,… Còn về tinh thần nam quyền thể thiện ở việc người đàn ông định ra những
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
chuẩn mực về văn hóa chính trị, đạo đức, thẩm mỹ… bắt buộc người phụ nữ phải tuân theo
Tư tưởng nam quyền tạo nên sự bất công trong cách nhìn nhận và đánh giá, ứng xử của nam giới đối với nữ giới và chi phối cả cách nhìn và ứng xử của chính người phụ nữ với bản thân mình Về căn bản, có thể khẳng định: văn hóa ứng xử giới ở Việt Nam là nam quyền
Tình trạng ứng xử giới theo quan điểm nam quyền như trên không chỉ có ở Việt Nam mà đó còn là tình trạng chung ở các quốc gia, dân tộc trên thế giới, nghĩa
là thế giới nói chung cũng đều có xu hướng nam quyền hóa Có điều là các dân tộc giải quyết ra sao với tình trạng nam quyền, khi nào ở một dân tộc, nam quyền bị chấm dứt hay bị lên án Ở Ấn Độ, nhiều tài liệu cho thấy, đàn ông hay tấn công tình dục đối với phụ nữ Ở các nước Tây Âu, gần đây có hiện tượng tấn công tình dục phụ nữ Đức, Pháp… bởi những đàn ông nhập cư đến từ Trung Đông, những quốc gia có văn hóa nam quyền rất mạnh Tập tính văn hóa ăn sâu vào tư duy, hành động không dễ gì thay đổi
Về bản chất nam quyền trong xã hội mẫu hệ như xã hội người Chăm, chúng
tôi khảo sát phóng sự ngắn Một ngày ở xứ Chàm của Tam Lang đăng trên Tri Tân
tạp chí, năm 1941 và nhận thấy dù xã hội Chăm theo mẫu hệ nhưng người đàn bà
Chăm vẫn phải đối mặt và chấp nhận cách ứng xử nam quyền từ phía những ông
chồng: “Người Chàm, nhất là đàn ông, không hay dậy sớm”, bởi “Tục Chàm trước
vẫn lấy nửa cuối ngày hôm trước làm ngày và nửa sáng ngày hôm sau làm đêm”;
“cứ đúng 12 giờ tí (12 giờ đêm), người trong xóm mới đi ngủ cho đến mãi giờ ngọ (12 giờ trưa) hôm sau, họ mới dậy làm việc hoặc ngồi suông” [19, tr.20] Nhưng
với người đàn bà Chăm đã bỏ tục này, vì nó không phù hợp với giờ giấc của người Việt quanh vùng họ chung sống Thay vì được ngủ đến 12 giờ trưa như chồng mình, những người đàn bà Chăm phải dậy từ sớm và làm tất cả công việc trong gia đình, tất bận từ sáng sớm đến sẩm tối:
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
“Trong gia - đình Chàm, chỉ có người đàn bà mới suốt ngày bận rộn Từ sáng đến tối họ làm hết công - việc khó nhọc như ra đồng cấy gặt, ra tỉnh mua bán,
và tiếp khách, dệt vải, se bông
Sẩm tối, khi công việc đã ngớt, người đàn bà Chàm, đầu đội chiếc bình lớn, lại ra song, lạch, vợi nước về dùng
Quần quật suốt ngày thế mà không bao giờ họ có một tiếng phàn - nàn về chồng con là những kẻ suốt ngày ăn xong lại nằm, nằm chán chạy nhông hoặc mơ màng ngồi hút thuốc” [19, tr.20]
Người đàn bà Chàm còn luôn nhường nhịn cho chồng, cho con mọi thứ: họ
ăn bốc, họ chỉ ăn cơm cháy hay cái đầu cá, đuôi cá ươn,
“Lúc ngồi quanh một mâm cơm, người đàn ông Chàm dùng đũa gắp thức ăn Còn người đàn bà Chàm ? chỉ dùng năm ngón để bốc ! Cách ăn bốc ấy lâu ngày trở thành bất di bất dịch cho đến bây giờ, dù trong nhà thừa đũa bát, người đàn - bà cũng không muốn dùng đũa bát gắp đỡ thức ăn
Sáng dậy, sau khi rửa mặt, việc làm thứ nhất của người đàn bà Chăm là săn -sóc đến bữa ăn sớm cho chồng, con
Họ nấu cơm ngô hay cơm gạo, đun nồi cá ươn mà họ gọi là “cá liệt”, đánh những cơm sườn cơm cháy và bẻ những đầu cá, đuôi cá ăn trước để ra làm việc ngoài đồng trong lúc chồng với con họ còn ngủ kỹ trên sàn đến lúc mặt trời đứng bóng” [19, tr.20]
Ngoài những tục ấy, người đàn ông chàm còn lười biếng tới mức “ngồi dơ đầu ra cho vợ bắt chấy hoặc gỡ hộ tóc”; “quẳng quần áo ra cho vợ vắt dậu” hay
“nhờ vợ gắp mẩu than hồng ở bếp lên để hút thuốc chớ họ không chịu cất công cầm thoi sắt đánh vào hòn đá lửa để ngay bên cạnh mình.”
Qua phóng sự, ta thấy ứng xử giới của đàn ông chăm với phụ nữ chăm thể hiện sự bất bình đẳng giới Những người đàn ông Chăm lười nhác đã dựa vào
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
những phong tục có lợi cho mình để được nhàn nhã bản thân, họ để mặc cho vợ
mình phải lao động cực nhọc và vất vả trên tinh thần “Đàn ông lo việc ngoài nhà,
đàn bà lo việc trong gia đình” mà xã hội Chăm vẫn duy trì Chính những lệ - tục
này khiến người phụ nữ Chăm còn khổ cực gấp nhiều lần người phụ nữ Việt
Trong xã hội người Việt truyền thống, tính chất nam quyền cũng dễ dàng nhận thấy cả về phương diện ứng xử thể chất và tinh thần của nam giới đối với nữ giới
Về thể chất, tình trạng “bạo lực gia đình” như cách nói ngày nay diễn ra phổ biến nhưng ca dao đã khuyên những người vợ ứng xử thế nào với đòn đánh của
chồng : Chồng giận thì vợ làm lành, Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì Rồi thì
Chồng giận thì vợ bớt lời, Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê, bởi vì nếu người
phụ nữ lên tiếng bảo vệ lẽ phải của mình, cự cãi có thể dẫn đến hệ quả bạo lực
Chồng giận thì vợ bớt lời/Chồng giận vợ giận thì dùi nó quăng Bởi vậy, ý nghĩ là
người vợ Việt Nam có vẻ đẹp khuất lấp vì giỏi chịu đòn roi của chồng là một ý nghĩ ngây thơ: văn hóa nam quyền đã hun đúc ở họ một hành vi ứng xử thiên về chịu đựng Nếu không chịu đựng nổi thì lấy cái chết làm lối thoát như Vũ Thị Thiết trong
truyện Người con gái Nam Xương chứ không thể đòi hỏi hay phản kháng Thiết chế
xã hội nam quyền ở Việt Nam truyền thống không cho phép họ phản kháng
Về phương diện tinh thần, người đàn ông trong xã hội Nho giáo Việt Nam đặt ra tiêu chí đạo đức “trinh tiết” cho phụ nữ Phan Khôi lên án mạnh mẽ quan
điểm đề cao trinh tiết đầy bất công trên tinh thần nam quyền và cho rằng: “Cái luật
nghiêm khắc ấy do lòng tham và thói ích kỷ của bọn đàn ông bày ra, rất không công bình (…) Ấy chuộng về trinh chuộng về tiết, thì chẳng những giam hãm đàn bà vào cảnh điu (điêu) đứng đắng cay và thấp hèn, mà lại còn sanh ra cái tệ khinh rẻ mạng người là như thế nữa” [39, tr.616, 617]
Tôi trung không thờ hai chủ, liệt nữ không lấy hai chồng - Nhà nho lớn tiếng dạy dỗ đàn bà con gái như vậy Điều bất công, phi lý là trong khi xăm soi đến nghiệt ngã trinh tiết của vợ, trong khi viết thơ cao giọng biểu dương các tấm gương
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
phụ nữ trinh liệt, những người phụ nữ lấy cái chết để bảo toàn danh tiết với người chồng, thì các ông chồng tự cho phép mình “đa thê” Điều phi lý là Nguyễn Công Trứ có đến 13 vợ và thường xuyên đi hát ả đào, “mắt đi mày lại” với các cô đào non
tơ nhưng lại lớn tiếng lên án nàng Kiều là “tà dâm” Đây là hiện tượng “tiêu chuẩn kép” rất dễ nhận ra trong xã hội nam quyền
Sống trong bầu không khí nam quyền đó nhiều thế kỷ, những người phụ nữ Việt Nam dần chịu ảnh hưởng lúc nào không hay Trong tư tưởng và tình cảm họ,
sự chấp nhận, nhẫn nhục, chịu đựng, câm lặng, cam chịu đã thành một khuôn hành
vi Và giới đàn ông nhận thấy đó là vẻ đẹp, vì đối với những người đàn ông, còn gì thú vị bằng những người vợ sống như nô lệ, như cái bóng, chấp nhận
Trên báo Nhân dân điện tử gần đây, dưới tiêu đề Để bình đẳng giới ngày
càng thực chất và có tính bền vững, tác giả Thiên Phương đã viết về tính chất khó
khăn của việc loại bỏ tâm lý bất bình đẳng giới không chỉ ở nam giới mà ngay cả ở
những người phụ nữ, những người vợ : “Có thể nói, một trong các yếu tố chủ yếu
đẩy tới tình trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam là gắn việc lo toan, chăm sóc gia đình cho phụ nữ Điều này không chỉ là quan niệm của nam giới và xã hội, mà trong nhiều trường hợp chính phụ nữ cũng coi đó là “thiên chức” của mình Vì có
xu hướng phụ nữ đặt gia đình lên trên hết, nên để giữ cho gia đình ổn định, nhiều phụ nữ ở Việt Nam sẵn sàng hy sinh sự bình đẳng của mình Phải chăng suy nghĩ này là điều tâm niệm chung của người phụ nữ cho nên không dễ loại bỏ?” [32]
Bài báo cũng nhận xét: “Và nhiều hệ quả khác của bất bình đẳng giới còn
thể hiện ở tình trạng phụ nữ thường là nạn nhân của bạo lực gia đình, bạo hành tình dục Họ cũng mất phần lớn hoặc thậm chí không có quyền chủ động với những biện pháp kế hoạch hóa gia đình dù được khuyến cáo”.[32]
Những biểu hiện khác nhau rất tinh vi của bất bình đẳng giới này đã được các nhà nghiên cứu xã hội học về giới quan tâm và tìm hướng giải quyết trong khi
đó, các nhà phê bình văn học, vốn lạc hậu hơn trong tiếp cận những thành tựu nghiên cứu xã hội học đó hoặc không thèm đếm xỉa đến những thành tựu đó, vẫn
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
giữ cái nhìn cũ, xem sự chịu đựng của người phụ nữ là biểu hiện của vẻ đẹp cần
biểu dương
Người phụ nữ trong xã hội nam quyền khi xuất hiện trong văn chương dù là với tư cách của người vợ, người mẹ hay người yêu đều bị mất tiếng nói Chính xã hội nam quyền đã thiết lập những rào cản về văn hóa, đạo đức, gây áp lực cho người phụ nữ khiến họ dù có mong muốn nhưng cũng không thể cất lên tiếng nói của mình được Áp lực từ quy định đạo đức Nho giáo này ảnh hưởng vào trong nếp nghĩ của nhiều thế hệ phụ nữ người Việt Thậm chí, thực tế còn cho thấy, dù chính trị thay đổi song văn hóa vẫn tồn tại với một sức sống dai dẳng trong xã hội Ví dụ quan điểm về vấn đề một người phụ nữ góa chồng có nên tái giá đi bước nữa được đặt ra tranh luận rất gay gắt, đặc biệt là ở các Nho gia như Phan Khôi và Tản Đà Trong khi, thì Tản Đà cho rằng việc thủ tiết của người đàn bà là một phong tục cao
cả có từ đời Khổng Tử, các đời nối tiếp nhau tạo thành đạo trinh tiết của đàn bà Á Đông Theo đó, ông nói không với chuyện tái giá của đàn bà Tuy nhiên, Tản Đà thừa nhận chuyện thủ tiết/không tái giá ở người đàn bà không có luật nào cấm, song
vì áp lực từ xã hội là sự khinh bỉ và rẻ rúng với người tái giá từ xa xưa đã truyền lại
và trở thành một đạo luật tự nhiên Do đó, vì bất kỳ lý do gì, người đàn bà bị chồng
bỏ hay chồng chết nếu cải giá thì tự đã vi phạm vào đạo tam tòng Vấn đề giải
phóng những phụ nữ góa đã được đặt ra trong các tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh và Đi bước nữa của Nguyễn Thế Phương Cả hai đều xoay quanh tinh thần
chống lại tinh thần thủ tiết, đòi hỏi những quyền lợi về hạnh phúc lứa đôi cho người
phụ nữ Trong đó Lạnh lùng, Nhất Linh khắc họa nhân vật Nhung luôn ám ảnh bởi
bức hoành phi có bốn chữ “Tiết hạnh khả phong” do vua ban cho bà cô tổ nhà
chồng do chống mất sớm mà ở vậy nuôi con thờ chồng; còn ở Đi bước nữa Nguyễn
Thế Phương thông qua hình ảnh cô Hoan đã dũng cảm vượt lên những ngăn cản của nhà chồng để đến với anh Cần Qua đây, tác giả còn muốn đặt ra một vấn đề lớn với thời đại: thời đại phải dũng cảm “đi bước nữa” để thay đổi, giải phóng số phận
người phụ nữ khỏi những định kiến cổ hủ còn tồn tại trong xã hội
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
Trong văn học thời kỳ trước năm 1975, vấn đề "nữ quyền" thực ra cũng đã được đề cập, nhưng theo một nghĩa khác Phụ nữ được ca ngợi bằng những hình tượng sử thi, mang vẻ đẹp lý tưởng, dám đương đầu với những thử thách trong chiến tranh, không thua nam giới Đó là những hình tượng như Mẹ Suốt trong thơ
Tố Hữu, chị Chiến trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, các cô gái thanh niên xung phong của Phạm Tiến Duật, chị em Mai và Dít trong Rừng xà nu
của Nguyễn Trung Thành, nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của
Lê Minh Khuê, v.v… Nhưng vấn đề bất bình đẳng giới, vấn đề số phận đời thường của phụ nữ trong xã hội nam quyền chưa hề được văn học cách mạng đề cập đến
Trở lại với sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước và sau năm 1975, chúng tôi thấy hình tượng người phụ nữ hiện lên cũng có hiện tượng mất giọng (thực ra cũng là câm lặng) như những người phụ nữ mà ta đã nhắc đến ở phần trên Với những sáng tác viết về chiến tranh, kỳ thực Nguyễn Minh Châu chưa có ý thức đi vào vấn đề bình quyền, về nỗi khổ của người phụ nữ mà chủ yếu vận động theo quỹ đạo chung của văn học đường thời: khuynh hướng lý tưởng hóa hình tượng
người phụ nữ Nhân vật Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng tiểu biểu cho khuynh
hướng này Đến văn học thời hậu chiến, hình tượng người đàn bà chài trong
truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa có hiện tượng mất tiếng nói như những người
phụ nữ trong xã hội nam quyền
Trong thực tế, vấn đề về giới và ứng xử giới luôn được các nhà nghiên cứu tìm hiểu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa và văn học Giới cũng có thể được nghiên cứu theo quan điểm văn hoá để chỉ ra cái nhìn về giới của nam và nữ đối với nhau, chỉ ra địa vị gia đình và xã hội của nam giới và nữ giới v.v… Trong nghiên cứu văn học, có thể ứng dụng phương pháp nghiên cứu giới đối với nhân vật văn học để tìm hiểu các kiểu hình tượng nam/nữ Ví dụ áp dụng quan điểm giới vào nghiên cứu hình tượng các nhân vật nữ - người chinh phụ, người cung nữ trong
Chinh Phụ Ngâm và Cung oán ngâm từ quan điểm giới, người ta có thể thấy những
quan niệm hà khắc của Nho giáo phong kiến như “Tam tòng”, “Tứ đức”, quan điểm
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
đề cao trinh tiết, quan điểm kỳ thị nữ sắc hay quan điểm coi thường đời sống bản năng… chính là nguồn gốc dẫn đến cảnh những người chinh phụ đã phải âm thầm chịu đựng, bị thiêu đốt bởi những khao khát trong đời sống bản năng khi chồng đi chinh chiến; những người cung nữ đã phải hy sinh cả thời thanh xuân của mình trong những khuê phòng, trong cấm cung
Cũng có thể thấy điều tương tự khi ta đưa lý thuyết giới vào soi chiếu cách
ứng xử của các nhân vật trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh
Châu Mỗi nhân vật có cách suy nghĩ và hành đông khác nhau nhưng điểm chung là đều chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng văn hóa nam quyền, họ chỉ khác nhau ở chỗ hoặc
là thừa nhận hoặc là phản đối sự bình đẳng giới mà thôi Theo đó, người chồng thì mặc nhiên cho mình có quyền đánh vợ, còn người vợ thì cúi đầu, lặng lẽ đón nhận, chịu đựng những trận bạo hành như là bổn phận, trách nhiệm của mình cần phải thực hiện Các nhân vật khác như phóng viên Phùng, chánh án Đẩu, thằng Phác thì phẫn nộ và phản kháng lại nếp nghĩ cổ hủ đó
Trước đây, khi tiếp cận các nhân vật nam/nữ, chúng ta thường bị bó hẹp hoặc nhìn theo quan điểm giai cấp, áp bức hay bị áp bức, hoặc theo quan điểm đạo đức, đáng khen hay đáng chê thì với điểm nhìn giới, chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn
về nhân vật Đây được xem là một phương pháp tiếp cận có nhiều ưu điểm trong lí thuyết tiếp nhận, nó giúp ta hiểu tác phẩm văn học một cách khách quan và nhân bản hơn
1.2 Sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kỳ sau năm 1975
1.2.1 Khái lược về vai trò người mở đường cho công cuộc đổi mới văn học dân tộc
Nhà văn Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) xuất thân trong một gia đình nông dân ở làng Thơi thuộc xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Được gia đình tạo điều kiện, năm 1944 Nguyễn Minh Châu học tập ở Huế Đến năm 1950, ông tham gia quan đội, theo học Trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn và chủ yếu hoạt động tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ ở Sư đoàn
320 Từ năm 1954 tham gia viết văn nhưng phải đến khi hai cuốn tiểu thuyết là Cửa
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
sông (1966), Dấu chân người lính (1972) và tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970) ra đời, Nguyễn Minh Châu mới khẳng định được dấu ấn phong cách và
chỗ đứng của mình trong lòng bạn đọc Ông tỏ ra am hiểu đời sống và tâm hồn người chiến sĩ, hiện thực khắc nghiệt và hào hùng của cuộc kháng chiến Sau thống nhất, đặc biệt từ những năm 1980 trở đi, nước ta bước vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, bầu không khí trở nên ngột ngạt với việc khắc phục hậu quả chiến tranh cũng như những vấn đề mới nảy sinh: sự suy thoái của đạo đức, nhân cách con người, các vấn đề của đời sống dân sinh, xã hội, Nhiều nhà văn trước sự thay đổi của hiện thực đã không thể tìm thấy cảm hứng sáng tác, bởi nguồn cảm hứng chủ đạo là sử thi và lãng mạn đã lùi vào quá vãng mà hiện thực thì bi đát, trong khi độc giả đang có xu hướng tìm đọc Nguyễn Du hay tìm đến với văn học
phương Tây qua các bản dịch Nhà văn Nguyên Ngọc trong bài Văn xuôi sau 1975,
thử thăm dò đôi nét về quy luật phát triển (Tạp chí văn học số 4, tháng 7&8-1991)
đã gọi đây là thời kỳ khủng khoảng “chân không văn học” - “chẳng có gì để nói” Hơn lúc nào hết, lúc này các văn nghệ sĩ cần xác định “đổi mới là lẽ sống còn của
văn nghệ” [2] Đổi mới một cách toàn diện để theo kịp sự phát triển của thực tại xã
hội và đáp ứng được thị hiếu của người đọc Trước tình hình đó, Nguyễn Minh Châu đã đi đầu trong khuynh hướng đổi mới văn học sau chiến tranh: nghĩ và viết
về đời tư, thế sự, về những vấn đề bức xúc đằng sau những chiến công, những vấn
đề xã hội, về số phận và nhân cách của con người trong tình trạng trì trệ của đất nước Thành tựu nghệ thuật nhà văn đạt được thời kỳ này gồm có bốn cuốn tiểu
thuyết: Miền cháy và Lửa từ những ngôi nhà cùng in năm (1977), Những người đi
từ trong rừng ra (1982) và Mảnh đất tình yêu (1987) và hàng loạt các truyện ngắn,
truyện vừa lần lượt được ra mắt, sau đó được tập hợp in trong 3 tập: Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), và Cỏ lau (1989) Ngoài ra
Nguyễn Minh Châu còn có nhiều bài viết về văn học, hoặc ghi chép, tản mạn về kinh nghiệm viết văn, chân dung văn học,… Về sau khi tác giả qua đời, phần nhiều
trong đó được in trong cuốn Trang giấy trước đèn (1994) Các sáng tác thời kỳ này
đã cho thấy sự chuyển biến trong tư tưởng và nghệ thuật của ông sau năm 1975 trong tiếp cận hiện thực mới Nguyễn Minh Châu đã thật sự để lại dấu ấn trên hành
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
trình đổi mới của văn học dân tộc Trong số các bài viết, có bài trở thành kim chỉ nam định hướng sáng tác cho lớp nhà văn đi sau
Với ý thức và trách nhiệm lao động nghệ thuật nghiêm túc của mình trong buổi trở dạ của văn học, Nguyễn Minh Châu đã giành được vị trí xứng đáng trong
nền văn học dân tộc, trở thành người: “người kế tục xuất sắc những bậc thầy của
nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho cho những cây bút trẻ sau này” (Nguyễn Khải) và là người: “người mở đường tinh anh và tài năng nhất” (Nguyên Ngọc) cho văn học Việt Nam thời kỳ sau năm 1975
Vai trò người mở đường của Nguyễn Minh Châu thể hiện ở sự đổi mới trên phương diện của sáng tác như đổi mới ý thức nghệ thuật, đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người - trong đó có quan niệm về người phụ nữ và đổi mới trong nghệ thuật tự sự
1.2.2 Đổi mới về ý thức nghệ thuật
Trong đổi mới văn học, đổi mới trong tư duy, ý thức nghệ thuật được xem là quan trọng trước hết Đó là sự đổi mới quan niệm về nhà văn, quan niệm về văn chương, về mối quan hệ của nhà văn với hiện thực, với công chúng và với chính mình
Về quan niệm về nhà văn, có sự thay đổi từ mô hình nhà văn - chiến sĩ, chiến đấu vì cộng đồng sang mô hình nhà văn - nghệ sĩ, gắn với cái tôi cá nhân Đây
là bước chuyển quan trọng để xác định tâm thế của người nghệ sỹ trước và sau năm
1975
Về đổi mới quan niệm về hiện thực: trước năm 1975 hiện thực theo kiểu chủ
nghĩa đề tài định trước, được nhìn nhận xuôi chiều Trong bài - Hãy đọc lời ai điếu
cho một giai đoạn văn nghệ minh họa (1987), Nguyễn Minh Châu đã sử dụng hình
ảnh “cái hành lang hẹp và thấp” để chỉ ra quan niệm về hiện thực của văn học thời
kháng chiến: “Thói quen của một người vốn quen đi trong một hành lang hẹp, vừa
hẹp vừa thấp (…) Những nhà văn tuy đều cảm thấy thiếu thốn và bức bối nhưng lại
tự dụ dỗ mình và khuyên nhủ lẫn nhau tự bạt chiều cao cho thấp đi khỏi chạm trần,
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
tự ép khuôn khổ chiều ngang lại để khỏi kềnh càng, để đi lại được thoải mái trong cái hành lang kia”.[5] Ở Nguyễn Minh Châu và các nhà văn cùng thời, hiện thực
đã được mở ra phong phú, đa chiều, mỗi người một quan niệm, một khuynh hướng thẩm mỹ Họ không còn bị động trong sự ràng buộc như trước mà đã chủ động lựa chọn đề tài, tiếp cận hiện thực đời sống: Ma Văn Kháng lại tìm đến và đề cao giá trị nguồn cội, Nguyễn Huy Thiệp thì nhấn mạnh vào bản thể tự nhiên của con người và Nguyễn Minh Châu lại đi tìm những hạt ngọc đạo đức trong công cuộc mưu sinh nhọc nhằn Đổi mới quan hệ của nhà văn với công chúng là một nhu cầu tất yếu sau
1975 Đây được xem là mối quan hệ sống còn của văn học, trong đó nhà văn vừa tạo ra công chúng vừa bị công chúng chi phối Nếu trước năm 1975, sứ mệnh của nhà văn chiến sỹ khiến họ thành người dẫn dắt, giảng giải, giáo dục công chúng đến với lý tưởng thì sau 1975 mọi thứ đã thay đổi, trước cuộc sống bộn bề, công chúng
có nhiều mối quan tâm hơn, đòi hỏi văn học phải tự điều chỉnh mình để đáp ứng được yêu cầu đa dạng của công chúng Quan hệ cũng tất yếu thay đổi từ độc thoại chuyển sang đối thoại giữa nhà văn và công chúng Trước hiện thực, nhà văn chỉ đưa ra những đề nghị, giải pháp của mình để độc giả đánh giá
Trong quan hệ với chính mình: Nếu trong văn học thời chiến, nhà văn phải chấp nhận hy sinh cái bản ngã cho cộng đồng, sống và viết thiếu bản lĩnh với một nỗi sợ cố hữu dẫn đến tự đánh mất mình thì lúc này, ý thức về cá tính sáng tạo đã trở thành một nhu cầu thường trực và nhà văn đã nhận thức về mình, về nghề nghiệp của mình, về bản chất văn chương của mình trên tinh thần của chủ nghĩa cá nhân văn hóa Người nghệ sỹ cần có cá tính sáng tạo và hơn cả là sự tự do sáng tạo Nhà văn phải có trách nhiệm cao với xã hội, thức tỉnh, cảnh báo những nguy cơ có thể con người phải đối mặt Để đảm nhận được sứ mệnh đó, trước hết nhà văn cần
phải có một tình yêu lớn với con người Ông từng thổ lộ: “Tôi không thể nào tưởng
tượng nổi nhà văn không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và tình yêu thương con người Tình yêu này của người nghệ sỹ vừa là một niềm hân hoan say
mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thương trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình Cần giữ cái tình yêu lớn ấy trong
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời” [20, tr.111]
Như vậy, đổi mới về ý thức nghệ thuật là một bước chuyển mình quan trọng của Nguyễn Minh Châu và những nhà văn lúc bấy giờ Cùng đi trong cái hành lang hẹp nhưng Nguyễn Minh Châu luôn day dứt một cách có ý thức để tìm ra cho mình một lối đi riêng Ý thức này được thể hiện rõ trong việc đổi mới quan niệm về con người
1.2.3 Đổi mới quan niệm về con người
Con người luôn là nhân vật trung tâm của đời sống văn học, mỗi thời đại sẽ
có cách đánh giá, nhìn nhận khác nhau về con người, thậm chí ngay trong hành trình sáng tác của một nhà văn, quan niệm về con người cũng có sự thay đổi Nhìn lại những sáng tác trước năm 1975 của Nguyễn Minh Châu ta thấy các nhân vật được xây dựng dưới ánh sáng của cảm hứng lãng mạn và màu sắc sử thi Yếu tố riêng mờ nhạt trước sự lấn át của phẩm chất chung mang tầm thời đại: Yêu - Căm -
Chiến - Lạc Đọc truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng, ta thấy Nguyệt và Lãm đều có
trong mình những phẩm chất trên Họ yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, có
lý tưởng sống cao đẹp, sẵn sàng hy sinh tất cả vì Tổ quốc và nhân dân Tất cả đều
được thi vị hóa như nhà văn Nikulin nhận xét: “ Nhà văn thời ấy đã khá triệt để
trong việc thi vị hóa nhân vật Đây vừa là chỗ mạnh của anh, lại vừa là chỗ yếu: niềm tin vào tính bất khả chiến thắng của cái đẹp tình thần, của cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ anh đã “tắm rửa sạch sẽ” các nhân vật của mình Họ giống như được bao bọc trong bầu không khí vô trùng” [17, tr.470]
Từ năm 1980, quan niệm về con người của Nguyễn Minh Châu đã có sự thay đổi theo chiều hướng tiến sâu hơn vào nắm bắt toàn diện bản chất con người - nhìn nhận con người toàn vẹn, đa chiều, trong đó con người đời tư thế sự song hành với con người xã hội - lịch sử, con người trong tính cá thể hóa và tính phổ quát nhân loại, trong các mối quan hệ xã hội mới, phức tạp hơn đã hiện ra với đầy đủ sắc diện tốt có, xấu có, khi cao cả, khi lại đớn hèn,… và có cả “rồng phượng lẫn rắn rết”
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
(Bức tranh) Chỉ khi nhìn nhận đúng con người, xem xét con người là một thực thể
phức tạp - bí ẩn, là một tiểu vũ trụ, không thể biết trước và không thể biết hết so với suy đoán thông lệ mới có thể khám phá hết về con người Vì vậy, khám phá cái thế giới bên trong đầy bí ẩn của con người luôn là phần khắc khoải nhất trong những
sáng tác của ông giai đoạn này, như ông từng quan niệm: “Văn học và đời sống là
hai vòng tròn đồng tâm - mà tâm điểm là con người” [18, tr.111] Với quan niệm
tiến bộ và biện chứng về con người như vậy nên sáng tác của Nguyễn Minh Châu là
nơi để ông đặt tình yêu và niềm tin vào con người, để không chỉ “cảm thông sâu
sắc với nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời” mà còn “giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống” [18, tr.111]
Đặc biệt, vấn đề người phụ nữ trong sáng tác sau năm 1975 của ông cũng nằm trong
sự đổi mới đó khi những người phụ nữ đều được soi chiếu bởi nguồn cảm hứng đời thường – vấn đề này sẽ được triển khai rõ hơn ở mục 1.2.5
Như vậy, với sự đổi mới qua niệm về con người ở thời hậu chiến, Nguyễn Minh Châu đã cho thấy một tình yêu thương, một nỗi quan hoài, khắc khoải thường trực về thân phận của con người, trước hết là của những người phụ nữ trong sáng
tác của mình
1.2.4 Đổi mới trên phương diện nghệ thuật tự sự
Về phương diện nghệ thuật tự sự, Nguyễn Minh Châu luôn có sự tìm tòi, khám khá và thể nghiệm cách viết mới Nếu hành trình đổi mới của nhà văn chỉ diễn ra trên phương diện ý thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng mà thiếu phương diện hình thức biểu đạt thì đồng nghĩa với việc khả năng biểu đạt của nhân vật bị thu hẹp lại và sức hấp dẫn với độc giả sẽ kém đi Đổi mới ở nghệ thuật tự sự có thể thể hiện ở nhiều mặt nhưng Nguyễn Minh Châu đặc biệt chú ý tới nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật trần thuật
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật truyền thống thường được thể hiện rất phong phú đa dạng ở nhiều phương diện như: ngoại hình, ngôn ngữ, tính cách, hành động, nội tâm, mối quan hệ giữa nhân vật với nhân vật khác và với môi trường xung quanh,… Tùy theo sở trường của mỗi nhà văn mà họ chủ trương đi vào khai thác
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
các phương diện khác nhau để tạo nên phong cách riêng Có nhà văn thiên về hành động, diễn biến tâm lý như Nam Cao, có tác giả lại thiên về cảm xúc với những diễn biến tinh tế trong tâm hồn nhân vật và không chú trọng đến hành động như Thạch Lam,… Còn với Nguyễn Minh Châu, ông sử dụng nhiều thủ pháp để khắc họa nhân vật nhưng thành công hơn cả là miêu tả tâm lý - sử dụng độc thoại nội tâm Trước đây trong văn học cách mạng, các nhân vật được khắc họa thường có tâm lý nhân vật đơn giản, thuận chiều bởi lý tưởng sống cao nhất của con người thời chiến tranh
là sẵn sàng hiến dâng cho Tổ quốc, vì lý tưởng cao đẹp đó con người ta sẵn sàng hy sinh những nhu cầu cá nhân Đó là kiểu nhân vật được định hình theo công thức và trở thành chuẩn thẩm mỹ để các nhà văn sáng tác, do đó những hình tượng người lính, hay cô thanh nhiên xung phong trong sáng tác văn học giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ đều tuân theo chuẩn mực chung này Đổi mới nghệ thuật xây dựng nhân vật với Nguyễn Minh Châu là từ bỏ kiểu xây dựng nhân vật cũ đó để đi vào khám phá “con người bên trong”, nhằm phát hiện ra “con người không trùng khít với bản thân mình ” cũng như phần phức tạp và bí ẩn bên trong con người Với cách xây dựng này thì các yếu tố, sự kiện bên ngoài chỉ có vai trò làm nền, dẫn dắt gợi cho người đọc có những đoán định, suy tư về nhân vật, còn thế giới bên trong nhân vật diễn ra nhiều xung đột với diễn biến phức tạp mà nếu cứ đơn giản nhìn vào đều “bất khả tri” khó đoán định hay nắm bắt được bản chất Và để tái hiện đời sống vô cùng phức tạp bên trong của nhân vật thì thủ pháp độc thoại nội tâm được sử dụng giúp nhà văn đi sâu vào thế giới bên trong nhân vật để tái hiện tâm tư của nhân vật
Nguyễn Minh Châu luôn trăn trở, tìm tòi trong trần thuật Lối trần thuật áp đặt một chiều theo kiểu dẫn dắt người đọc đến với lý tưởng của văn học thời chiến tranh đã trở nên lỗi thời, không theo kịp sự phát triển của hiện thực Cốt truyện theo lối định sẵn cũng bó buộc trước đây đã được nhà văn đặc biệt chú ý bằng cách tạo
ra biên độ rộng hơn cho cốt truyện, tạo các tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn Điểm nhìn trần thuật được thay đổi luân phiên ở các nhân vật để tạo điểm nhìn đa diện khi tiếp cận các vấn đề phức tạp trong hiện thực từ con người đến sự việc Giọng điệu cũng linh hoạt hơn để theo kịp diễn biến cốt truyện Đặc biệt, các biểu tượng được sử dụng nhiều hơn nhằm tăng chất triết lý cho tác phẩm Những biểu
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
hiện này được thể hiện cụ thể trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và sẽ được
chúng tôi phân tích cụ thể trong chương 3
1.2.5 Hình tượng vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
Trong lịch sử văn học nhân loại, hình tượng người phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng chưa bao giờ vơi cạn của văn chương, do đó tên tuổi các nhà văn lớn cũng gắn liền với các nhân vật nữ Ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng ấy, người phụ nữ đã bước vào văn học từ trong những sáng tác của văn học dân gian cũng như văn học hiện đại sau này Có thể kể đến một cô Tấm trong cổ tích thần kỳ giúp nhân dân ta thỏa mãn ước mơ ngoài đời thực, là người cung nữ, người chinh phụ khổ đau
cả đời câm lặng trong những khúc ngâm, là nàng Kiều chịu kiếp “Thanh lâu hai
lượt/Thanh y hai lần” nhưng vẫn ý thức sâu sắc về phẩm giá, là cô Từ trong truyện
ngắn Đời thừa của Nam Cao - phải nhiều phen chịu những trận đòn vô cớ vì người
chồng nghệ sĩ ôm giấc mông Nô ben văn chương dang dở hay là cô Mị bị nhà chồng cúng trình ma, bị chồng bạo hành mọi lúc cũng chỉ còn cam chịu và đợi ngày chết rũ xương bên nhà chồng trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài, v.v
Là một nhà văn có lòng trắc ẩn sâu xa, Nguyễn Minh Châu luôn quan tâm đến số phận, nỗi đau khổ của con người, nhất là những người phụ nữ thời kì sáng tác sau 1975
Những truyện ngắn của ông, nếu những sáng tác viết trong thời gian chiến
tranh, người phụ nữ (như cô Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng) được khắc họa
thật đẹp, thật lãng mạn, trong không gian nghệ thuật như vô trùng thì hầu hết những nhân vật nữ trong sáng tác trong giai đoạn sau 1975 lại hiện lên trong không gian sống trần trụi, với thân phận đa đoan, lam lũ, nhiều thiệt thòi Trong đó, bên cạnh việc viết về những người phụ nữ chịu nhiều di họa sau chiến tranh như vật Quỳ
trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, nhân vật Thai trong Cỏ lau, thì nhà văn đặc biệt còn dành nhiều trang viết về người đàn bà trong dòng truyện ngắn viết
về cảm hứng đời thường mang tinh thần đổi mới sau năm 1975 Với điểm nhìn từ văn hóa giới với những sáng tác viết về người phụ nữ trong đời thường có thể kể
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
đến những nhân vật nữ tiêu biểu như Liên trong Bến quê, Huệ trong Khách ở quê ra
và Phiên chợ Giát, Tề trong Chợ Tết và đặc biệt là người đàn bà hàng chài trong
Chiếc thuyền ngoài xa Tất cả những người phụ nữ này khi bước vào truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu đều chịu chung một cuộc sống nhọc nhằm, vất vả và khổ đau Việc hình tượng người phụ nữ cứ trở đi trở lại trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu cho thấy đó không chỉ là mối quan tâm đặc biệt của ông dành cho người phụ
nữ mà còn thể hiện tư tưởng nhân văn tiến bộ vì nữ quyền để đấu tranh trước sự áp bức bất công xã hội áp đặt lên người phụ nữ
Như vậy, sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đi theo khuynh hướng văn xuôi đời thường, những khắc khoải nhân sinh trong sáng tác của ông gắn với số phận người phụ nữ Mỗi nhân vật một cảnh ngộ khác nhau nhưng họ đều gặp nhau ở chỗ
có cuộc đời éo le, bất hạnh Nguyễn Minh Châu bằng nỗi day dứt của mình về họ đã luôn hào hứng và ưu ái khi viết về người phụ nữ với vai trò là người mẹ Khi đó, người đàn bà luôn được cảm nhận không chỉ bằng ý thức mà bằng cả bản năng, thiên chức làm mẹ và chính thiên chức làm mẹ của người phụ nữ đã làm bệ đỡ đưa
họ ra khỏi cuộc sống éo le, nhọc nhằn, đôi khi chứa đựng cả những nghịch lí
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một ví dụ tiêu biểu cho khuynh hướng này
Tiểu kết
Tóm lại, trong chương 1 luận văn đã đi vào giới thuyết về vấn đề giới và cách ứng xử giới từ xã hội phương Tây đến xã hội người Việt Có thể nói, nếu như
xã hội phương Tây tiến nhanh về xu hướng nữ quyền thì xã hội người Việt vẫn chịu
sự chi phối sâu sắc của tinh thần nam quyền Ngoài ra, chúng tôi cũng dành phần còn lại trong chương này để đi vào khái quát về vai trò người mở đường của Nguyễn Minh Châu thời kỳ sau năm 1975 với những đóng góp to lớn trên con đường đổi mới văn học dân tộc và hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của ông trong giai đoạn này Theo đó, chúng tôi muốn làm rõ bối cảnh xã hội mà người phụ
nữ phải đối mặt trong cuộc sống sau chiến tranh để thấy được nỗi khổ của người
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
đàn bà hàng chài, sự giống và khác biệt so với những người phụ nữ cùng thời trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
Chương 2 TINH THẦN PHÊ PHÁN ĐỐI VỚI VĂN HÓA NAM QUYỀN
VÀ Ý THỨC NỮ QUYỀN CỦA TÁC GIẢ
Như chúng tôi đã trình bày ở chương 1, xã hội Việt Nam thời phong kiến là
xã hội nam quyền - xã hội lấy các tiêu chí có lợi cho nam giới để áp đặt cho phụ nữ Trải qua sự biến thiên của lịch sử, cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đưa nền dân chủ thay thế cho nền quân chủ, vị thế của người dân cũng thay đổi căn bản Tiếp đến, chúng ta giành thắng lợi vẻ vang trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nước nhà thống nhất, xã hội có nhiều đổi thay trên tất cả mọi phương diện của cuộc sống như kinh tế, chính trị, văn hóa…Tuy nhiên, văn hóa nam quyền vốn đã ăn sâu vào tiềm thức ngàn đời của dân tộc lại không dễ gì đổi thay, càng không dễ gì xóa
bỏ Sự ảnh hưởng của nó còn khá sâu sắc đến đời sống xã hội nói chung và hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói riêng, trong đó có văn học
Văn hóa nam quyền bao đời nay đã tạo ra sự bất công, bất bình đẳng trong mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới Trong đó, đàn ông giữ vai trò thống ngự, sai khiến, áp đặt nữ giới ở tất cả mọi phương diện của đời sống Họ đứng cao hơn và trở thành “chủ sử hữu” đối với người vợ của mình Tư tưởng “Tam tòng”, “Tứ đức”
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
trở thành sức mạnh đầy công năng mà nam giới có được để trói buộc người phụ nữ vào những thứ gọi là “bổn phận”, “trách nhiệm” của người vợ, người mẹ Về phía mình, những người phụ nữ cũng tự nguyện cam chịu thân phận “nô lệ”, họ lấy sự cam chịu, nhẫn nhục, hi sinh làm thước đo cho phẩm giá của mình Họ sẵn sàng hi sinh quyền lợi, hạnh phúc, nhận về mình tất cả những đau đớn để làm bệ đỡ cho cái được gọi là “hạnh phúc” của chồng con Do vậy, nhìn từ lí luận giới, từ văn hóa ứng
xử giới trong xã hội nam quyền, mọi buồn vui, sướng khổ hay bất hạnh của người phụ nữ không thể không soi xét từ phía người đàn ông Bất cứ một tác phẩm văn chương nào đi vào thân phận con người đều ẩn chứa những vấn đề về giới Vấn đề nhân sinh muôn thưở nhưng chưa bao giờ cũ ấy được Nguyễn Minh Châu đặt ra trong một hoàn cảnh mới – đó là xã hội Việt Nam thời hậu chiến, một xã hội mà nền chuyên chế phong kiến đã lùi xa trong quá khứ, nhưng vẫn còn đó câu hỏi lớn
về thân phận con người, về số phận của người phụ nữ Sinh thời, Nguyễn Minh
châu từng tâm sự “Văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của ngày hôm
nay, bao giờ cũng đối thoại với những người đương thời về những câu hỏi cấp bách của đời sống” Câu trả lời ấy, sự lí giải những vấn đề nhức nhối của cuộc sống ấy đã
được nhà văn kí thác trọn vẹn vào các hình tượng nhân vật của mình
Trong chặng đường sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975, Chiếc
thuyền ngoài xa được đánh giá là truyện ngắn tiêu biểu, kết tinh tư tưởng và tài
năng của nhà văn, cũng là tác phẩm có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp cuối bậc học phổ thông trung học, có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách, tới đời sống tâm hồn của thế hệ trẻ Do vậy, luận văn sẽ lấy việc nghiên cứu tác phẩm này với hai nhân vật chính là cặp vợ chồng ngư dân ở ven biển miền Trung như là một trục chính, từ đó nhìn sang các tác phẩm khác cùng thời để soi chiếu, đối sánh nhằm làm nổi bật sự độc đáo của Nguyễn Minh Châu trong cách nhìn nhận, lí giải cuộc sống cũng như ý nghĩa sâu sắc của những thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới người đọc
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
2.1 Nhân vật người chồng – hiện thân của tư tưởng nam quyền
2.1.1 Vấn đề đối xử với thân thể phụ nữ
Theo nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn, khái niệm con người gồm hai phương diện “Thân” và “Tâm” Tâm là cảm xúc, tâm lý, tư tưởng, tình cảm…thuộc về đời sống bên trong – đời sống tâm hồn của con người Thân là thân thể, thân xác thuộc
về đời sống bên ngoài, gắn liền với những nhu cầu vật chất, với bản năng tính dục… là nền tảng vật chất cho sự tồn tại của con người Như vậy, tôn trọng và bảo
vệ con người là phải tôn trọng và bảo vệ những cái thuộc về cả hai phương diện Thân và Tâm ấy
Con người là đối tượng phản ánh của văn học, do đó, một tác phẩm văn học chân chính, mang chiều sâu nhân bản, nhân đạo bao giờ cũng là tác phẩm hoặc thể hiện cái nhìn xót thương, trân trọng, ngợi ca con người ở phương diện Thân và Tâm hoặc thể hiện thái độ bất bình, đấu tranh bảo vệ khi Thân và Tâm con người bị lăng
nhục, bị chà đạp Nhân loại đã từng yêu và xúc động trước Những người khốn khổ của V.Huy gô; kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du khi ngòi bút của những người
nghệ sĩ thật sự như đọng máu và nước mắt khi viết về nỗi đau thân xác và bi kịch tâm hồn của con người Và những tác phẩm như thế sẽ còn lay động trái tim độc
giả, vượt qua giới hạn của không gian và thời gian
Nếu nói Thân là nền tảng vật chất cho sự tồn tại của con người thì tôn trọng con người trước hết phải tôn trọng thân thể của nó, bất luận là nam giới hay nữ giới Không thể nói đến một chủ nghĩa nhân đạo nhưng lại khinh miệt thân xác con người, can thiệp vào quyền bất khả xâm phạm thân thể của con người Trong nền văn hóa chuyên chế phương Đông như Việt Nam trước đây, luật pháp thể hiện rõ thái độ chuyên chế, khinh miệt con người qua “ngũ hình”, trừng phạt tội phạm bằng
cách chà đạp, lăng nhục thân xác: “Luật hình xưa quy định đến chi tiết các mức đòn
khác nhau tùy theo tội nặng nhẹ Trong năm hình phạt (ngũ hình) thì hai hai hình phạt đầu tiên quy định đánh đòn bằng roi (xuy) và gậy (trượng), (…) Chẳng hạn Hoàng Việt luật lệ (còn được gọi là luật Gia Long) quy định mức phạt bằng roi có 5 bậc, từ 10 đến 50 roi, mức phạt bằng gậy cũng có 5 bậc, kẻ phạm tội nặng hơn 50
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
roi thì chuyển sang phạt bằng gậy, từ 60 đến 100 gậy,… ” [36, tr.408], “Xét cho cùng, hiện tượng này phản ánh tâm thức phổ biến coi thường, miệt thị thân xác Và không ai thấy như vậy là điều bất bình thường” [36, tr.409]; “Đối với người phương Đông xưa, chuyện đánh đòn tội nhân là “chuyện thường ngày ở huyện”, chẳng ai xúc động” [36, tr.410] Điều đáng nói, quan niệm coi thường thân xác con người
được xem là “chuyện thường ngày” trong xã hội chuyên chế không chỉ với tội
phạm nói riêng mà với cả con người nói chung – như một nét văn hóa phổ biến và
được chấp nhận Điều này được Nguyễn Du phản ánh trong Truyện Kiều (Thể hiện
ở các cảnh có sự đánh đập, bạo hành như: Bọn sai nha đánh Vương Quan, Vương ông; các cảnh Kiều bị Tú Bà, quan phủ, Hoạn Thư đánh đòn,…) Tuy nhiên,
Nguyễn Du viết trên tinh thần của một nhà nhân đạo, ông đã lên tiếng phản kháng,
tố cáo xã hội chuyên chế phong kiến khi lấy đòn roi giáng xuống thân thể của con người, trong đó có cô Kiều Như vậy, với Nguyễn Du trân trọng con người trước hết cần phải trân trọng thể xác của con người chứ không phải trên tinh thần nhân đạo chung chung
Xã hội chuyên chế trên đã đưa đến một thực tế là từ gia đình đến ngoài xã hội, thân thể con người đều không được coi trọng Vua chúa, quan lại thì tự cho mình cái quyền được chà đạp thân thể con người bằng các luật hình dã man; các đức ông chồng mang tư tưởng nam quyền, theo đó cũng tự cho mình quyền được đánh đập, bạo hành thân thể người vợ Đó là đặc điểm của xã hội chuyên chế, phong kiến mà nếp nghĩ, cách hành xử vẫn cứ dai dẳng tồn tại ngay cả khi chế độ phong kiến bị đánh đổ Những tưởng chỉ có cô Mị sống dưới chế độ phìa tạo ở những vùng núi xa xôi trước khi làn sóng cách mạng tràn đến mới bị bạo hành, đánh đập bởi A Sử, như là biểu hiện của áp bức giai cấp, của xung đột giửa kẻ giàu người nghèo, thống trị và bị trị Nhưng không, ngay trong thời hiện đại, ngay sau khi đất nước được thống nhất, không còn chuyện áp bức giai cấp, thống trị và bị trị, vậy mà chuyện người chồng bạo hành, đánh đập vợ vẫn cứ diễn ra
Ở Chiếc thuyền ngoài xa, vấn đề “thân thể” bị đàn áp, bạo hành nổi bật nên
chúng tôi sẽ đi sâu vào vấn đề này Theo chúng tôi, có lẽ nên nhìn hiện tượng người
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
chồng vũ phu đánh đập người vợ trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa từ góc nhìn
về xã hội chuyên chế phong kiến đối xử với thân xác con người Vì sự thống trị của người chồng đối với người vợ cùng loại hình, đặc trưng của xã hội chuyên chế thống trị, chà đạp con người Đọc lại đoạn văn miêu tả cảnh người chồng bạo hành
vợ của Nguyễn Minh Châu, chúng ta không khỏi xót xa cho kiếp phận đàn bà: “Lão
đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên
rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ Chúng mày chết đi cho ông nhờ!” [9, tr.256,
257]
Bạo lực chưa bao giờ là giải pháp tích cực cho bất cứ một mâu thuẫn, một
sự đối kháng nào trong xã hội, càng không phải là cách hành xử có thể tồn tại trong mối quan hệ gia đình Rạn nứt, đổ vỡ hạnh phúc cũng từ đấy mà ra Vậy mà trong tác phẩm, người chồng ngang nhiên đánh vợ một cách đầy thô bạo và tàn ác Chữ
“lính ngụy” nhà văn dùng phải chăng cũng góp phần tô đậm tính chất dã man của
hành động bạo hành, hơn nữa còn ám chỉ việc lão chồng đánh vợ như kẻ thù Thật xót xa thay khi mà những người thân yêu nhất trong một gia đình lại có thể đối xử với nhau như những kẻ ở hai đầu chiến tuyến Cũng thật đau đớn thay khi con người lại bị hành hạ, bị đối xử tàn ác không phải trên chiến trường mà trong chính không gian tổ ấm gia đình Liệu trong làng chài này, trong vùng biển miền Trung này và
xa hơn nữa, còn có bao nhiêu cảnh bạo hành, bao nhiêu người phụ nữ phải oằn mình gánh chịu những trận đòn roi vô lí và vô đạo từ chính người chồng của họ? Nguyên nhân của trận đòn roi trút xuống như lửa cháy kia thuộc về ai? Thói vũ phu độc ác, tàn nhẫn, ích kỉ như ăn sâu vào máu của người đàn ông hàng chài sinh ra từ đâu? Câu hỏi nhức nhối này đã được tác giả mượn lời các nhân vật để lí giải, cắt nghĩa và truy nguyên nguồn gốc của những tính cách thấp hèn kia
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
Về phía người đàn bà hàng chài, chúng ta thấy chị xuất hiện trong tác phẩm
là một người phụ nữ chịu thương, chịu khó, tảo tần tần sớm hôm cùng chồng mưu sinh trên biển Là một người vợ nhu thuận với chồng, một người mẹ âm thầm, lặng
lẽ hi sinh tất cả để chăm lo cho con cái Vậy chị không thể là người có lỗi, càng không đáng bị hứng chịu những đòn rôi vô lí kia từ phía người chồng (Ngay cả những người vợ mắc lỗi cũng không đáng bị đối xử tàn nhẫn như vậy) Do đó không thể có một lí do nào được coi là “chính đáng” cho những hành động thô bạo của lão đàn ông hàng chài Sự việc này bởi vậy đã gây ra nhiều phẫn nộ cho cả người trong và ngoài cuộc như thằng bé Phác, nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu (phản ứng của các nhân vật này sẽ được chúng tôi phân tích ở phần sau) Như vậy, nguồn cơn của những trận bạo hành kia chỉ có thể soi xét từ phía người chồng
Dưới cái nhìn và suy nghĩ đầy cảm thông, bao dung của người đàn bà hàng chài, tính cách độc ác của lão chồng chị là do hoàn cảnh đói nghèo tạo nên Chính
sự vất vả, cực nhọc cùng những áp lực của cuộc sống mưu sinh trên biển đã khiến
lão tha hóa Chồng chị trước đây “là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành
lắm” và không bao giờ đánh vợ Thực tế tiếp nhận cho thấy, nhiều xu hướng tiếp
nhận đã dựa vào lời tâm sự trên của người đàn bà hàng chài mà đưa ra những luận giải, cắt nghĩa về nguyên nhân của hành động bạo hành là do người chồng tự thấy mình khổ quá, do cuộc sống đói nghèo Sách giáo viên Ngữ văn 12 nâng cao cho
rằng: “Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng bạo lực trong gia đình hàng chài chính
là sự tăm tối và thói vũ phu của người đàn ông Nhưng nguyên nhân sâu xa là tình trạng đói nghèo, là đời sống bấp bênh kéo dài gây tâm lí bế tắc, u uất” [29, tr.66]
Cuốn Tư liệu ngữ văn phần văn học 12 cũng viết: “hành động vũ phu man rợ của
người đàn ông không phải xuất phát từ nguyên nhân là một tội lỗi nào đó của người đàn bà mà nguyên nhân là gánh nặng cuộc sống, gánh nặng gia đình” [35, tr.233]
Dẫu vô cùng trân trọng tấm lòng vị tha, nhân hậu và bao dung của người đàn
bà dành cho chồng mình song từ hướng nghiên cứu văn hóa giới, chúng tôi muốn
bổ sung thêm một cách nhìn nhận về lí do đánh vợ của người đàn ông Bởi có thể
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
thói vũ phu tàn nhẫn trên không phải là bản chất của nhân vật người chồng và ít nhiều do hoàn cảnh tạo nên nhưng cũng không thể lấy sự cảm thông của người vợ làm tấm chắn để cái xấu, cái ác ấy mặc nhiên tồn tại, mặc nhiên gây đau đớn, tổn thương cho những người xung quanh Nếu đổ lỗi cho công việc mưu sinh vất vả thì cái phần khó khăn, cực nhọc ấy đâu chỉ riêng mình lão đưa vai gánh chịu Trong tác phẩm, nhà văn hơn một lần miêu tả dáng vẻ người đàn bà đầy mệt mỏi, thậm chí như kiệt sức sau những đêm thức trắng kéo lưới Ai dám bảo trong cuộc mưu sinh chật vật kia, trong những áp lực và thúc bách của nhu cầu áo cơm, cả trong việc sinh nở và chăm sóc gần chục đứa con, người đàn bà chưa từng rơi vào tình trạng khổ đau, tuyệt vọng? Cực nhọc ngang nhau, khổ đau như nhau chỉ khác ở chỗ người đàn bà thì lặng lẽ hi sinh, gồng mình cam chịu, coi đó là bổn phận và trách nhiệm của bản thân chỉ mong cho gia đình yên ổn Còn người đàn ông lại đổ lỗi cho vợ con, coi gia đình là gánh nặng và là nguồn cơn tạo nên những khổ đau mà lão phải hứng chịu Nếu là người biết tôn trọng phụ nữ chân yếu tay mềm thì người chồng phải xúc động trước sự hy sinh, đồng cam cộng khổ của người vợ Đằng này lão lại đánh vợ như để trả thù, đánh để giải tỏa nỗi uất ức “vô lí” trong lòng Hơn nữa, trận bạo hành không thể tha thứ kia đâu chỉ xảy ra một lần trong đời người đàn bà hàng chài Nó diễn ra như cơm bữa, có tính chất thường xuyên, liên tục, thậm chí như
được “lập trình” một cách vô cảm, thiếu tính người: “Ba ngày một trận nhẹ, năm
ngày một trận nặng” Nghe thêm lời tâm sự của nhân vật người vợ: “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão …đưa tôi lên bờ mà đánh…” chúng ta càng thấy ở người đàn ông toát lên sự vô
tâm, lạnh lùng, tàn bạo, một cách chuyên chế thâm căn cố đế Rõ ràng người chồng không những không trân trọng người vợ của mình mà sự tôn trọng tối thiểu cần có giữa con người với con người dường như cũng không có nốt Lấy việc hành hạ vợ bằng đòn roi và những lời chửi rủa, lăng mạ vợ để tìm sự thanh thản trong lòng nhưng kết cục thì sao, bi kịch chồng chất bi kịch Không thể có một sự an nhiên, thanh thản trong lòng người chồng được đánh đổi bằng những giông bão, cào cứa trong tâm hồn và những vết thương trên thân thể của người vợ
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
Cái nhìn con người mang chiều sâu nhân bản phải là cái nhìn coi trọng con người ở cả hai phương diện: Thân và Tâm Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đã thể hiện sâu sắc cái nhìn ấy qua việc phê phán hành động bạo hành của người chồng lên cả thân xác và tâm hồn của người vợ Lão tự cho mình cái quyền làm chủ, quyền
sở hữu thân thể của người vợ Lão đánh vợ bất kể lúc nào lão thấy khổ - đồng nghĩa với bất cứ lúc nào lão muốn bởi kiếm sống bằng nghề chài lưới trên biển thì cực khổ là một điều tất yếu như cái tất yếu của phong ba, bão tố ở biển khơi vậy Sự bất bình đẳng, sự bất công trong mối quan hệ vợ chồng của gia đình hàng chài – giữa những năm 80 của thế kỉ XX này phải chăng đã tồn tại trong xã hội Việt Nam bao đời – một xã hội từng vận hành theo tư tưởng, văn hóa nam quyền và vẫn còn hiện diện nhức nhối trong các thời kì sau?
Ở đây, chữ dùng của Nguyễn Minh Châu thật sắc Từ “xách” vợ ra đánh cho
thấy người đàn ông coi vợ chỉ như một món đồ, một vật sở hữu Mỗi lần lão xách
vợ ra đánh để giải tỏa nỗi khổ đau được miêu tả nhẹ nhàng giống như người ta xách một món đồ chơi ra tiêu khiển để giải tỏa những mỏi mệt Lão tự cho mình cái quyền được xâm hại, chà đạp lên thân thể và làm tổn thương cả tinh thần của người
vợ Chi tiết này minh chứng rõ nét cho sự hiện diện của tư tưởng nam quyền như đã
ăn sâu vào máu thịt của nhân vật Hơn nữa, đánh vợ, đánh con xong, “lão lẳng lặng
bỏ đi…không hề quay mặt nhìn lại” Thản nhiên và vô cảm như chưa từng có
chuyện gì xảy ra Không một biểu hiện ân hận, không mặc cảm có lỗi thường thấy của những người bị hoàn cảnh xô đẩy (Trong sáng tác của Nam Cao, Chí phèo từng khóc lên đau đớn khi nhận ra mình đã từng làm hại biết bao người dân lương thiện, văn sĩ Hộ cũng tự sỉ vả mình là kẻ khốn nạn và xin vợ tha thứ trong nước mắt khi đối xử thô bạo với vợ con trong cơn say.) là vì lão cho rằng lão có quyền làm thế
Và khi tự cho mình cái quyền được hành hạ vợ, đương nhiên người chồng đó không bao giờ ý thức được mình có lỗi Vậy nên, cái giọng rên rỉ đau đớn nguyền rủa vợ cùng mỗi nhát quất không thể hiện tâm trạng đau đớn vì xót xa cho bi kịch gia đình như ai đó từng nói mà vì nỗi đau khổ của riêng hắn Do đó, sự tàn bạo, tàn nhẫn trong cách đối xử với người vợ của lão chồng hàng chài khiến Phùng - một người