1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Trao đổi kinh nghiệm tìm hiểu giải nghĩa từ Hán - Việt

12 1,4K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 88,5 KB

Nội dung

Từ nhận thức này, mà bản thân tôi luôn trăn trở về vấn đề tìm giải pháp tối u đểcó thể giúp cho bản thân có đợc một vài kiến thức khả dĩ để có thể hiểu và sử dụng tốt nguồn từ ngữ Hán -

Trang 1

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

********

Bản cam kết

I Tác giả:

- Họ và tên: Nguyễn Hữu Tự

- Sinh ngày: 03/10/1970

- Đơn vị công tác: Trờng THCS Đồng Minh

- Điện thoại: 090.4302.569

II Sản phẩm:

Tên sản phẩm:

“ Trao đổi thêm về cách tìm hiểu, giải nghĩa từ Hán – Việt và cách dạy đối với các bài

Từ Hán Việt trong chơng trình Ngữ Văn 7, tập 1”

III Cam kết

Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhịêm trớc lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo sở GD&ĐT

về tính trung thực của bản cam kết này

Đồng Minh , ngày 20 tháng 12 năm 2008

Nguyễn Hữu Tự

Phần I

đặt vấn đề Tiếng Việt là một bộ môn có tính đặc thù trong nhà trờng phổ thông Nó vừa là

đối tợng của một bộ môn khoa học: ngôn ngữ học; lại vừa là công cụ giao tiếp trong nhà trờng, với t cách là tiếng mẹ đẻ

Do sự quyết định của các yếu tố lịch sử, văn hóa trong quá khứ mà Tiếng Việt chịu ảnh hởng rất nặng từ ngôn ngữ Hán Trong lợng từ vay mợn của Tiếng Việt, thì ngôn ngữ Hán chiếm tỷ lệ lớn Theo các nhà ngôn ngữ học, thì trong từ vựng Tiếng Việt, từ Hán

- Việt chiếm tới trên 60% Nh vậy có nghĩa rằng: nếu trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Giáo dục có dung lợng 30.000.000 từ, thì trong đó, từ Hán - Việt chiếm tới xấp xỉ 20.000.000 từ

Với lý do đó, việc dạy học môn Ngữ văn, nói chung và phân môn Tiếng Việt, nói riêng, thì việc dạy và học về kiến thức và kỹ năng sử dụng từ ngữ Hán - Việt là cực kỳ quan trọng

Trang 2

Từ nhận thức này, mà bản thân tôi luôn trăn trở về vấn đề tìm giải pháp tối u để

có thể giúp cho bản thân có đợc một vài kiến thức khả dĩ để có thể hiểu và sử dụng tốt nguồn từ ngữ Hán - Việt có trong Tiếng Việt, từ đó mà giúp cho công tác giảng dạy phân môn Tiếng Việt của bản thân có kết quả tốt hơn Và cũng là có chút ý kiến để cùng trao

đổi với đồng nghiệp về phơng pháp dạy học Tiếng Việt, nói chung, và về cách dạy học

Từ Hán Việt, nói riêng

Qua bài viết nhỏ này, bản thân tôi muốn đề cập tới vấn đề về cách hiểu và giải nghĩa từ ngữ Hán Việt Đồng thời, qua đó đề xuất một vài ý kiến về phơng pháp giảng dạy kiến thức từ ngữ Hán Việt trong chơng trình Ngữ Văn ở bậc học THCS

Hiện nay, tôi không trực tiếp đứng lớp, mà tham gia làm công tác quản lý trong nhà trờng THCS, song trong những năm học trớc đây, trong thời kỳ bắt đầu tiến hành thay SGK mới, bản thân cũng đã tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn ở Trờng THCS Đồng Minh ( năm học 2002 - 2003, 2003 - 2004, HKI năm học 2004 - 2005 ) Trong thời gian đó, tôi cũng đã quan tâm tới vấn đề này và cũng đã thử áp dụng những quan điểm cá nhân vào quá trình dạy học Và dù hiện tại không dạy Ngữ Văn 7, song bản thân vẫn suy ngẫm về các giải pháp giúp HS có thể tiếp thu và vận dụng tốt hơn kiến thức về Từ Hán Việt Trớc đây, tôi cũng đã chọn viết đề tài này, song có nhiều khiếm khuyết, nay tôi tiếp tục nghiên cứu, sửa chữa và bổ sung cho đề tài này đợc hoàn thiện hơn Xin mạo muội đợc đa ra để trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp Rất mong đợc sự góp ý và phê bình

Phần II Nội dung

I cơ sở lý luận:

Trong môn Ngữ văn, phân môn Tiếng Việt có một vai trò đặc biệt quan trọng Có thể coi, Tiếng Việt không chỉ là công cụ giao tiếp trong cuộc sống, mà trong nhà tr ờng,

nó cũng là một thứ công cụ, thứ công cụ t duy và giao tiếp, để giúp học sinh tiếp cận

đối với các phân môn Văn học và Tập làm văn ( cả đối với các bộ môn khác ) Nói một cách khác, chất lợng dạy học phân môn Tiếng Việt có tính quyết định đến chất lợng hai phân môn : Văn học và Tập làm văn, nói riêng và bộ môn Ngữ văn, nói chung

Trớc đây, trong chơng trình giáo dục phổ thông, " Tiếng Việt" đợc xếp với t cách là một bộ môn riêng biệt, tách biệt với các bộ môn Văn học ( trớc nữa là : Trích giảng Văn học ) và Tập làm văn Việc tách biệt ba bộ môn này bị chi phối bởi quan điểm của các nhà Tu th ( soạn sách) về tính độc lập của ba bộ môn trên với những t cách khu biệt về chuyên ngành khoa học Theo đó, Tiếng Việt là đối tợng của chuyên ngành Ngôn ngữ học đợc khu biệt với Văn Học và Tập làm văn Từ chỗ đó, kiến thức của bộ môn Tiếng Việt trong nhà trờng phổ thông chủ yếu đợc giảng dạy là tri thức ngôn ngữ học Tức là coi trọng việc cung cấp các kiến thức cơ bản về khái niệm, cấu tạo ngôn ngữ trong hai phân môn : Từ ngữ và Ngữ pháp Song không phải tất cả những quan điểm đúng

đắn thì có nghĩa là không có nhợc điểm Nhợc điểm lớn nhất của quan điểm này là coi Tiếng Việt nh một chuyên ngành khoa học thực sự để đa ra mổ xẻ, nghiên cứu với hàng loạt các nguyên lý, quy tắc, khái niệm cứng nhắc mà quên rằng Tiếng Việt có điểm khác biệt rất cơ bản so với các bộ môn khoa học khác là Tiếng Việt giống nh một thực thể " sống ", luôn luôn vận động tạo sinh trong cuộc sống giao tiếp của con ngời Dù rằng, về mặt ngôn ngữ nó có những quy tắc nhất định, song trong thực tế, Tiếng Việt - với t cách

là " lời ăn, tiếng nói" nó có thể phá vỡ bất kỳ một quy tắc nào ràng buộc nó

Nói nh vậy có nghĩa là: Dạy học môn Tiếng Việt vừa phải dạy học về tri thức ngôn ngữ học, vừa dạy học các kỹ năng cần thiết về hoạt động ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp

Hiện nay, chơng trình SGK mới đã đặc biệt coi trọng khả năng rèn luyện các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh Đồng thời, tạo một môi trờng thuận lợi cho các hoạt động ngôn ngữ bằng cách vận dụng quan điểm dạy học hiện đại theo hớng tích

Trang 3

hợp Đó là: tích hợp ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn vào trong một bộ môn: Ngữ Văn

Đặt trong bối cảnh đó, rõ ràng việc dạy và học Tiếng Việt đang đợc hết sức coi trọng vì vai trò của nó đối với bộ môn Ngữ văn

Xét đến mục tiêu của phân môn Tiếng Việt, thì có lẽ hàng đầu vẫn là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, giúp cho học sinh có đợc những kỹ năng thuần thục trong việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp ( nói - đọc - viết )

Bởi lý do đã nêu ở trên về dung lợng từ ngữ Hán Việt có trong từ vựng Tiếng Việt, thì việc dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản về từ ngữ Hán Việt và những kỹ năng cần thiết để giúp các em có thể hiểu đúng sử dụng thành thạo vốn từ ngữ Hán Việt

là nhiệm vụ không thể coi nhẹ

Theo nhà ngôn ngữ học Đào Duy Anh ( trong Hán Việt từ điển – tái bản

1943 ): một ngời Việt trởng thành, có mối quan hệ giao tiếp bình thờng, có vốn từ ngữ

đủ để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, thì anh ta có trong bộ nhớ của mình và có thể sử dụng đợc một vốn từ ngữ đạt tới khoảng 4 vạn từ ( trong đó từ gốc chiếm 1/3,

và từ sinh ngữ - hay từ ngữ tạo sinh - chiếm 2/3 ) Và đơng nhiên, ngời đó có vốn từ ngữ Hán Việt là khoảng trên 2 vạn từ ( theo tỷ lệ 60% ) Nh vậy, một ngời Việt bình thờng,

dù không qua một trờng lớp đào tạo về Hán Ngữ, song với vốn từ ngữ Hán Việt nh vậy, ngời đó vẫn có thể đợc coi là một nhà Hán học Và thông thờng, với vốn từ ngữ ấy thiết nghĩ đã có thể nói là đủ dùng

Nhng vấn đề cần đợc thống nhất về quan điểm ở đây là: Ngời Việt dùng từ ngữ gốc Hán theo cách của ngời Việt đặt trong mối tơng quan với Tiếng Việt và đã đợc Việt hóa trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, chứ không phải dùng từ ngữ gốc Hán theo lối

sử dụng của ngời Trung quốc

Và nhiệm vụ đợc đặt ra đối với ngời giáo viên dạy môn Ngữ văn là: phải giúp học sinh tự ý thức đợc về vốn kiến thức ngôn ngữ của mình và giúp cho học sinh có thể sử dụng tốt vốn liếng ấy vào trong học tập và giao tiếp theo tập quán của Ngời Việt ta một cách có khoa học

II thực trạng của vấn đề nghiên cứu:

Hiện nay, trong nhà trờng phổ thông, chất lợng dạy học đang là một vấn đề nhức nhối đối với những ngời làm công tác giáo dục, nói riêng, và đối toàn xã hội, nói chung

Đứng trớc hoàn cảnh đó, ngành giáo dục nớc nhà đang nỗ lực tìm những biện pháp khả

dĩ để giải quyết tận gốc vấn đề này, nhằm từng bớc nâng cao chất lợng giáo dục

Đặt trong bối cảnh chung, chất lợng dạy học bộ môn Ngữ văn cũng đang xuống cấp một cách đáng báo động Những hiện tợng nh một học sinh lớp 8, đợc xếp loại HS Tiên tiến mà đọc không thông, viết không thạo; hay những sinh viên tốt nghiệp đại học

mà không viết nổi một bản tự thuật hay một đơn xin việc làm Tuy chỉ là những hiện tợng cá biệt, song cũng không khỏi khiến chúng ta phải suy nghĩ về chất lợng dạy học môn Ngữ văn Thực tế cho thấy, ở các nhà trờng phổ thông, số lợng học sinh có lực học yếu

đối với môn Ngữ văn chiếm một tỷ lệ không nhỏ

Đối với khả năng hiểu và kỹ năng sử dụng từ ngữ Hán Việt trong một bộ phận giáo viên và học sinh cũng ở trong tình trạng nh vậy

Ví dụ về mặt phơng pháp dạy học: không ít giáo viên dạy Tiếng Việt nói chung,

và Từ Hán Việt, nói riêng, chỉ chú ý cung cấp cho học sinh về mặt tri thức ngôn ngữ học

Có nghĩa là, cho học sinh biết một cách khái quát về khái niệm từ Hán Việt ( đặt trong quan niệm về từ vay mợn ), cho học sinh nắm đợc một số kiến thức về cấu trúc từ Hán Việt, giới thiệu cho học sinh một lợng nhỏ từ ngữ Hán Việt thờng dùng Mà không quan tâm tới việc rèn kỹ năng sử dụng từ Hán Việt theo quan điểm hoạt động ngôn ngữ Từ

đó, nhiều học sinh không có khả năng hiểu và vận dụng kiến thức về từ ngữ Hán Việt trong giao tiếp

Trang 4

Ví dụ về mặt kiến thức từ ngữ Hán Việt: Trong một tiết dạy Từ Hán Việt, khi cho học sinh lấy ví dụ về từ ngữ Hán Việt có cấu trúc đẳng lập, một học sinh lấy ví dụ là : " cao thấp " Thì đ/c giáo viên nọ phê là : Em tìm sai Từ " cao thấp " không phải là từ Hán Việt mà là từ thuần Việt Hoặc, khi giao cho học sinh tìm từ Hán Việt, một học sinh lấy ví

dụ là từ: " linh tinh " Giáo viên cũng phê là: Đó không phải là từ Hán Việt ( cha kể, đ/

c giáo viên ấy còn phê bình em học sinh nọ là thiếu nghiêm túc trong giờ học vì không những không chịu suy nghĩ làm bài, mà còn nói năng, phát biểu " linh tinh ", bày trò cời ) Hoặc khi chữa bài tập : Xác định các yếu tố Hán Việt trong một số câu văn ngữ liệu, giáo viên đã cho rằng các yếu tố : " ông " ( trong " ông bà ","cô " ( trong " cô cậu ), "

ác " ( trong " kẻ ác " ) không phải là yếu tố Hán Việt

Đối với việc xác định từ láy cũng vậy, đã có giáo viên cho rằng các từ nh: đáo

để, bồi hồi, cơng cờng, tởng tợng, đơn độc là từ láy ( thuần Việt ) vì có những dấu hiệu hài thanh mà không hề biết đó hoàn toàn là những từ ghép Hán Việt

Khả năng hiểu, xác định và sử dụng từ ngữ Hán Việt ở học sinh còn tệ hơn nhiều

Đặt trong mặt bằng chung về trình độ hiểu và sử dụng từ ngữ Hán Việt của đại đa

số học sinh THCS hiện nay, việc dạy và học phân môn Tiếng Việt và đặc biệt là kiến thức về từ ngữ Hán Việt là gặp rất nhiều khó khăn Và vì thế mà tiến độ nâng cao chất l -ợng giảng dạy môn học này còn rất chậm chạp

Cũng còn một khó khăn khác từ phía cấu trúc chơng trình SGK Đó là số lợng bài học, tiết học về từ ngữ Hán Việt đợc biên soạn và bố trí trong chơng trình SGK Ngữ Văn bậc THCS là rất hạn chế Trong chơng trình Ngữ Văn của bốn năm học, từ lớp 6 đến lớp 9, chỉ có 02 tiết học về Từ Hán Việt và đợc bố trí học ở chơng trình Ngữ Văn 7 , tập I Thiết nghĩ, với số lợng bài học ít ỏi này, học sinh THCS thật khó có đợc một lợng kiến thức vừa đủ để hiểu và sử dụng tốt lợng từ ngữ Hán Việt đồ sộ trong vốn từ vựng Tiếng Việt

III một số biện pháp giúp cho học sinh nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng từ ngữ Hán Việt trong nhà tr-ờng THCS.

1 Tìm hiểu ngữ nghĩa từ hán việt:

1.1.âm tiết hán việt:

Về mặt khái niệm, âm tiết Hán Việt cũng giống nh âm tiết thuần Việt, là một đơn

vị âm thanh ngôn ngữ có nghĩa, tức là một tiếng có nghĩa Trong một chuỗi âm thanh ngôn ngữ, thì " một đốt của chuỗi âm thanh " chính là một âm tiết ở đây tôi dùng thuật ngữ âm tiết Hán Việt đợc hiểu tơng đơng với thuật ngữ yếu tố Hán Việt nh trong SGK Ngữ Văn

7, tập I Việc dùng thuật ngữ âm tiết là để tiện cho việc phân biệt trong cấu tạo từ thuần Việt và từ Hán Việt ở trong bài viết này

Có ngời cho rằng: bất kỳ một âm tiết nào có thể hoạt động làm thành từ đơn tiết

đều đợc xem là từ thuần Việt Nói khác đi, theo cảm nhận ban đầu chủ quan, khi thấy nói, viết một từ đơn âm tiết thì ngay lập tức cho rằng từ đó là từ thuần Việt Và nh vậy,

sự phân biệt giữa từ thuần Việt với các từ ngoại lai ( trong đó có từ Hán Việt ) chỉ bắt

đầu căn cứ vào cấu tạo từ ngữ từ song tiết trở lên mà thôi

Điều này không phải là hoàn toàn vô lý Xét ở phạm vi từ ngữ Hán Việt, chỉ một

bộ phận rất nhỏ các âm tiết ( yếu tố ) Hán Việt có thể đứng độc lập để tạo thành từ Ví

dụ nh các âm tiết: hoa, quả, bút bảng, học, tập ( mà SGK Ngữ văn 7 đã lấy ví dụ ), tình,

lý, thông, vạn, triệu, đầu, não, tủy, thân, ông, cô, cậu, thởng, phạt, từ, ngữ, luật, lệ v.v Số lợng âm tiết ( yếu tố ) Hán Việt có thể độc lập tạo thành một từ không nhiều Số còn lại, chiếm phần lớn, không đợc dùng độc lập nh một từ mà dùng để kết hợp tạo thành từ ghép Hán Việt

Vậy lý do nào đã khiến cho các âm tiết đã lấy ví dụ ở trên có thể độc lập tạo thành một từ ? Theo tôi nghĩ: đó là vì các yếu tố Hán Việt này không có từ thuần Việt thay thế Hay là vì trong từ vựng Tiếng Việt không có các từ chỉ các khái niệm trên Và vì

Trang 5

thế, các yếu tố Hán Việt có thể dùng độc lập nh một từ đã đợc Việt hóa đến mức đợc dùng nh từ thuần Việt ( mức độ Việt hóa cao ) Nếu ta xem Tam thiên tự, sách dạy chữ Hán cho trẻ con thủa xa, ta sẽ thấy có nhiều câu giải nghĩa tiếng Hán bằng chính tiếng

đó, kiểu nh: Thánh là thánh, hiền là hiền

Nếu xét ta sẽ thấy, phần lớn các âm tiết Hán Việt, trừ các trờng hợp đặc biệt nói trên, sẽ có ba đặc điểm nổi bật sau ( trong SGK Ngữ Văn 7, tập I chỉ đa ra hai đặc

điểm, là không đợc dùng độc lập nh từ và kết hợp vớ yếu tố khác để tạo thành từ ghép ) :

* Đặc điểm thứ nhất: Thờng thì âm tiết Hán Việt không thể làm từ độc lập

Ví dụ : âm tiết thiên là trời và âm tiết thảo là cỏ Ta có thể nói: " Tôi nhìn trời", chứ không ai lại nói : " Tôi nhìn thiên ", hay có thể nói: " Bò gặm cỏ " chứ không thể nói :

" Bò gặm thảo "

Chỉ trừ trờng hợp kiểu câu đặc biệt, kiểu thành ngữ: " Của thiên , trả địa", " Vào sinh, ra tử " Với kiểu cấu trúc này, có thể từ hóa mọi đơn vị ngôn ngữ

* Đặc điểm thứ hai: Với một âm tiết Hán Việt có thể kết hợp với một loạt các âm tiết khác có quan hệ ngữ nghĩa với nó để tạo ra nhiều từ, từ song tiết trở lên ( từ ghép )

Ví dụ : Với thiên là trời, ta sẽ có: thiên mệnh, thiên th, thiên định, thiên sứ, thiên

đờng, thiên bẩm, thiên t Với thảo là cỏ , ta sẽ có: phơng thảo, thảo mộc, thảo dợc, thảo nguyên, thảo l, thảo dã

* Đặc điểm thứ ba: Một âm tiết Hán Việt có thể kết hợp với một âm tiết thuần Việt để tạo thành một từ độc lập Theo nhận thức chủ quan của tôi, đây có lẽ là một

đặc điểm rất đặc biệt của Tiếng Việt: Sự kết hợp đồng nhất giữa ngôn ngữ bản địa ( Tiếng Việt ) với ngôn ngữ ngoại lai ( Hán ngữ ) để tự làm giàu có và phong phú cho mình Và hiện tợng này lại khá phổ biến trong Tiếng Việt Có thể lấy đợc rất nhiều ví dụ cho hiện tợng này, nh: ẩn náu, ban khen, bái lạy, cáo lui, cầu xin, chiếu rọi, dụ dỗ, động chạm, cổ xa, khiếp sợ, ngu độn, kiêng kỵ, thanh vắng, hung dữ, tài giỏi, chuối tiêu, chăn chiên, công việc, làng xã, hồ ao, đầu đuôi, thuyền bè, thơ văn, lo liệu, sao chép, nịnh

bợ, chiếm đóng, tranh giành, thì giờ, trí óc, xác thịt.v.v và v.v

Khi xem xét các từ ghép này, ta có thể nhận thấy rằng hầu hết sự kết hợp giữa yếu tố thuần Việt với yếu tố Hán Việt để tạo thành từ là các yếu tố có tính chất đồng nghĩa Ví dụ: âm tiết bái ( gốc Hán ) có nghĩa là lạy, cầu có nghĩa là xin, chiếu có nghĩa là soi rọi, dụ có nghĩa là dỗ, cổ có nghĩa là xa Và vì thế đối với loại từ ghép này, học sinh không biết sẽ phải xếp nó vào loại từ ghép thuần Việt hay từ ghép Hán Việt ?

Cho đến hiện tại, tôi cha đợc đọc một tài liệu hớng dẫn về chuyên môn hoặc nghe thấy ngời nào có chức trách chỉ đạo về chuyên môn giảng dạy môn Ngữ Văn, hoặc một cuộc sinh hoạt chuyên môn chuyên đề nào của Sở GD, Phòng GD hay cụm trờng

về môn Ngữ Văn đề cập tới vấn đề này Và thờng thờng, khi dạy về Từ Hán Việt, giáo viên cũng không thấy đa hiện tợng này ra để dạy cho học sinh Đơn giản, chỉ vì trong SGK không có nói tới

Theo tôi, khi dạy bài Từ Hán Việt ( Ngữ văn 7, tập I ), giáo viên không thể bỏ qua hiện tợng này, cho dù SGK không đề cập tới Nếu không, học sinh sẽ lúng túng, mơ hồ

và ngỡ ngàng khi các em bắt gặp trờng hợp từ ngữ khá phổ biến trong tiếng Việt này

Đối với việc ra đề kiểm tra ( từ 15' trở lên ) đối với giáo viên và ra đề KSCL, đề Thi của các bộ phận chuyên môn ở các cấp quản lý giáo dục cũng phải hết sức chú ý

đến hiện tợng này Nếu không sẽ làm khó dễ cho học sinh, và không đánh giá đợc đúng chất lợng dạy học của giáo viên và học sinh

1.2 ngữ nghĩa của trật tự kết hợp tạo từ:

Theo SGK Ngữ văn 7, tập I, căn cứ vào trật tự cấu thành của các yếu tố Hán Việt trong việc tạo từ, thì ngời ta chia từ ghép Hán Việt thành hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ

Trang 6

1.2.1.Từ ghép đẳng lập:

- Từ ghép đẳng lập là ghép theo trật tự ngang Các yếu tố Hán Việt có vai trò ngang hàng trong việc tạo ra nghĩa mới Ví dụ nh: sơn hà, xâm phạm, giang san

Khi xem xét loại từ ghép Hán Việt này, tôi nhận thấy có một đặc điểm quan trọng

có thể dùng làm cách thức để nhận biết, hiểu nghĩa và kiểm chứng xem từ đó có đúng là

từ ghép Hán Việt đẳng lập hay không Và tôi cũng truyền đạt cho học sinh “ thủ thuật “ này Đó là, hầu hết các từ ghép Hán Việt đẳng lập là sự kết hợp giữa các yếu tố cùng loại

Có 3 cách kết hợp:

( 1 ) ( yếu tố ) Danh + ( yếu tố ) danh = Từ ghép

Ví dụ: Sơn hà = sơn ( núi ) + hà ( sông )

Giang san = giang ( sông ) + san ( núi ) Quốc gia = quốc ( nớc ) + gia ( nhà )

( 2 ) ( yếu tố ) Động + ( yếu tố ) động = từ ghép

Ví dụ: tiến thoái = tiến ( di chuyển lên phía trớc ) + thoái ( lui lại phía sau )

Xâm phạm = xâm ( lấn sâu vào trong ) + phạm ( chiếm lấy cái không thuộc

sở hữu của mình )

Tung hoành = tung ( hoạt động theo chiều dọc trong không gian ) + hoành ( hoạt động theo chiều ngang trong không gian )

( 3 ) ( yếu tố ) Tính + ( yếu tố ) tính = từ ghép

Ví dụ: Uyên thâm = uyên ( sâu ) + thâm ( sâu )

Vinh nhục = vinh ( vẻ vang ) + nhục ( nhuốc nhơ )

Mỹ lệ = mỹ ( đẹp ) + lệ ( đẹp )

Đối với loại từ này, nghĩa của từ là sự cộng hởng của nghĩa các yếu tố tham gia tạo nên từ Và nghĩa của từ rộng hơn, bao quát hơn so với nghĩa của các yếu tố Nh vậy

để hiểu nghĩa của từ ghép đẳng lập cần kết hợp ngữ nghĩa của các yếu tố tạo nên nó 1.2.2 Từ ghép chính phụ:

- Từ ghép chính phụ là từ ghép bởi các yếu tố trong đó có yếu tố giữ vai trò chính và

có yếu tố giứ vai trò trong việc tạo nên nghĩa mới Có hai dạng chính phụ : yếu tố chính

đứng trớc, yếu tố phụ đứng sau và yếu tố phụ đứng trớc, yếu tố chính đứng sau Tôi xin gọi là các kiểu trật tự xuôi và trật tự ngợc Kiểu trật tự xuôi là kiểu ghép giống nh từ ghép thuần Việt ( chính trớc, phụ sau ) Còn kiểu trật tự ngợc là kiểu ngợc lại với từ ghép chính phụ thuần Việt ( phụ trớc, chính sau )

* Trong từ ghép Hán Việt chính phụ, kiểu trật tự ngợc chiếm số lợng từ nhiều hơn

so với kiểu trật tự xuôi

Kiểu trật tự ngợc thờng là danh từ Ví dụ : giáo s ( thầy giáo ), văn sĩ ( nhà văn ), tân xuân ( xuân mới ), tiền bối ( lớp ngời trớc )

Để có cách hiểu, cách xác định và cách tạo từ dễ dàng đối với kiểu từ này, tôi hớng dẫn cho học ssinh nhận thấy đợc một vài kiểu kết hợp phổ biến, nh sau:

- Kết hợp danh + danh: giáo s, văn sĩ, hải lu

- Kết hợp yếu tố chỉ vị trí, thời gian + danh hoặc danh + yếu tố chỉ vị trí, thời gian : hậu hoạ, tiền đồn, tiền bối, viễn phơng, viễn khách, sơn cớc

- Kết hợp tính + danh: mỹ nhân, tân xuân, hủ nho, cố hơng, yếu nhân, yếu điểm Kiểu trật tự ngợc còn có thể là động từ, nếu là sự kết hợp giữa tính + động hoặc yếu tố chỉ vị trí, thời gian + động Ví dụ: đại ngôn, đột biến, tiện dụng, tốc hành, viễn vọng, tái lập, trùng phùng, tiên đoán

Đây không chỉ là cách hiểu, cách nhận biết, cách thử để xác định từ ghép Hán Việt theo quan hệ đẳng lập hoặc quan hệ chính phụ, mà còn cách để dễ dàng tạo từ ghép Hán Việt có quan hệ đẳng lập và chính phụ Biết đợc một số “ cách thức ” trên, khi gặp các dạng bài tập xác định kiểu từ ghép Hán Việt hoặc tìm các từ ghép Hán Việt, học sinh có thể vận dụng để hoàn thành bài tập khá tốt, ít mắc phải sai sót

Trang 7

1.2.3 Cách tìm hiểu khác:

- Còn một cách tìm hiểu nghĩa của từ Hán Việt nữa cũng căn cứ vào mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố mà tôi xin tạm gọi là cách đối chiếu giữa các từ có chung một âm tiết trong những hoàn cảnh sử dụng cụ thể Cách này tuy cha thật khoa học và cũng đòi hỏi học sinh phải có chút ít hiểu biết về ngôn ngữ, song đôi khi cũng có ích cho việc tìm hiểu ngữ nghĩa của từ Hán Việt khi ta còn có sự mơ hồ Cách này thực hiện bằng cách

đối chiếu ngữ nghĩa các từ có chung một yếu tố nào đó trong cấu tạo của nó Thậm chí , nếu cha rõ thì có thể đặt câu với các từ đó trong những tình huống, ngữ cảnh khác nhau

Từ việc đối chiếu này, chúng ta có thể xác định đợc rõ ràng hơn về nghĩa của một yếu

tố, hoặc của một từ mà ta cha hiểu đợc một cách chắc chắn Cách này cũng có thể dùng trong việc xác định các yếu tố Hán Việt đồng âm khác nghĩa

Ví dụ: Khi học sinh cha hiểu rõ nghĩa của yếu tố hơng trong từ cố hơng, tôi hớng dẫn các em tìm hàng loạt các từ có chứa yếu tố hơng, học sinh có thể dễ dàng tìm đợc các từ nh: quê hơng, đồng hơng, tha hơng Từ đó, bằng vốn hiểu biết trong việc nói, viết, nghe hàng ngày từng đã động chạm đến các từ nói trên, học sinh có thể hiểu đ ợc yếu tố hơng có nghĩa là chỉ quê quán, nơi mình đã sinh ra ( hơng có nghĩa là làng, khi

đ-ợc Việt hoá thì mang nghĩa là chỉ quê – nói chung )

Cũng với từ này, muốn tìm hiểu nghĩa của yếu tố cố; tơng tự, học sinh có thể tìm

ra các từ hoặc cụm từ nh: cố nhân, cố tri, thâm căn cố đế, cố đô Từ việc so sánh, đối chiếu nghĩa của các từ có chứa yếu tố cố nói trên, học sinh có thể phát hiện ra nghĩa của yếu tố cố là cũ, xa

Đối với hiện tợng đồng âm khác nghĩa cũng vậy Ví dụ: yếu tố cố trong cố hơng

và yếu tố cố trong cố thủ Dới sự giúp sức, cố vấn của giáo viên, học sinh có thể tìm ra các từ: cố nhân, cố đô, cố hơng, cố thủ, củng cố, cố cùng, ngoan cố, kiên cố Sau đó các em đối chiếu, chọn lựa và sắp xếp các từ có những điểm tơng đồng về ý nghĩa thành ra các nhóm khác nhau, tuy có thể có sai sót nhng không hoàn toàn nhầm lẫn Nhóm ( 1 ): cố hơng, cố nhân, cố tri Nhóm ( 2 ): cố thủ, ngoan cố, củng cố Nếu cha đủ cơ

sở để kết luận, giáo viên có thể hớng dẫn học sinh đặt câu hoặc tìm những câu văn, câu thơ có dùng các từ nói trên Ví dụ nh: “ở nơi xa, anh luôn luôn nhớ về cố hơng” ;

“Quân giặc vẫn ngoan cố chống cự” Từ việc phân biệt ngữ nghĩa trong các hoàn cảnh

sử dụng, các em có thể kết luận: yếu tố cố trong cố hơng và yếu tố cố trong cố thủ không phải là một, mà đây là hai yếu tố đồng âm khác nghĩa

2 các biện pháp khác:

2.1 Vấn đề sử dụng các dạng bài tập rèn luyện về tri thức ngôn ngữ học:

Thông thờng, nhiều giáo viên khi dạy bài Từ Hán Việt ở chơng trình Ngữ Văn 7, tập I chỉ sử dụng các bài tập có sẵn trong SGK; hoặc nếu có thêm thì cho học sinh làm một số bài tập trắc nghiệm dạng nhận biết, so sánh, đặt câu Đơng nhiên, việc sử dụng các bài tập nh vậy là đúng mục đích và tốt, song theo tôi là cha đủ Bởi nhiều lý do, nh: vốn số tiết dạy về từ Hán Việt là quá ít, lợng kiến thức về Tiếng Việt của học sinh THCS cũng có nhiều hạn chế, hiểu biết của các em về từ Hán Việt cũng còn rất nông cạn, tính chất phức tạp của các quy tắc ngôn ngữ Tiếng Việt – trong đó có từ ngữ Hán Việt

Với những vấn đề về ngữ nghĩa và các quy tắc quan hệ kết hợp các yếu tố trong việc tạo sinh từ Hán Việt mà tôi đã bàn ở trên, khi dạy về Từ Hán Việt, theo tôi nên tập trung vào việc hớng dẫn cho học sinh làm các dạng bài tập có tính chất vừa cung cấp tri thức ngôn ngữ, vừa rèn luyện kỹ năng tạo sinh từ ngữ Dạng bài tập này có u điểm là cung cấp cho học sinh một lợng từ vựng nhất định, đồng thời giúp các em từ vốn từ vựng

đó có thể tạo ra từ ngữ mới thông qua các yếu tố đã biết Nh vậy, kiến thức về từ Hán Việt của học sinh có thể sẽ phong phú hơn

Với mục đích này, ta có thể tạo dới nhiều hình thức bài tập khác nhau, nhiều dạng bài tập khác nhau, cả ở kiểu bài tập trắc nghiệm khách quan lẫn bài tập tự luận

( Xem phần Phụ lục )

Trang 8

2.2 bàn thêm về Vấn đề vận dụng phơng pháp dạy học:

Ngữ văn ( ở đây xin hiểu là có sự có mặt của phân môn Tiếng Việt ) là một môn học đặc thù có những điểm rất khác so với các môn học khác Xét với t cách là dạy tiếng, thì dạy tiếng Việt tức là dạy tiếng mẹ đẻ Từ khía cạnh này, ta thống nhất rằng tất cả các học sinh khi đến trờng đều đã khá thông thạo tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày Nhng đó là sự thông thạo đợc hình thành từ sự bắt chớc một cách vô thức và đơng nhiên là có rất nhiều khiếm khuyết trong kỹ năng sử dụng Việc dạy tiếng Việt trong nhà trờng chính là sự điều chỉnh, chuyển đổi cả về chất cũng nh về lợng trong khả năng hiểu biết tri thức ngôn ngữ học và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh trên cơ sở cái hiểu biết vốn có của học sinh về tiếng mẹ đẻ

Điểm mấu chốt về phơng pháp dạy học Tiếng Việt là phải dạy Tiếng Việt theo quan điểm là dạy hoạt động ngôn ngữ bằng tiếng Việt Tức là, không chỉ dạy cho học sinh nắm đợc các tri thức về ngôn ngữ, mà điều cần đặc biệt coi trọng là dạy cho học sinh các kỹ năng tạo lập, tạo sinh ngôn ngữ ; kỹ năng diễn đạt t tởng, quan điểm, cách

đánh giá bằng ngôn ngữ; kỹ năng tiếp nhận, lĩnh hội thông tin qua ngôn ngữ

Có thể có nhiều nguyên tắc đợc đặt ra trong dạy học Tiếng Việt, song theo tôi, chí ít cũng nên chú ý đến một số nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc dạy Tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

- Nguyên tắc tận dụng những hiểu biết và kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ của học sinh

- Nguyên tắc tích hợp trong dạy tiếng Việt

Từ cơ sở lý luận này, khi dạy tiếng Việt, nói chung, và dạy bài Từ Hán Việt, nói riêng, tôi chú ý đến việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh ở cả hai quá trình : quá trình tạo sinh từ ngữ, lời nói, câu – bài viết và quá trình tiếp nhận lĩnh hội thông tin qua từ ngữ, lời nói, câu – bài viết Trớc bất cứ một hiện tợng ngôn ngữ nào, tôi cũng hớng cho học sinh cố gắng tận dụng kinh nghiệm và vốn hiểu biết của mình vào việc tìm hiểu, nắm bắt kiến thức và kỹ năng Cách dạy theo hớng tích hợp cũng cần đợc tập trung sử dụng cả ở tích hợp trong ( nội hàm ) và tích hợp ngoài ( ngoại hàm ) Với

số lợng tiết dạy về Từ Hán Việt ít ỏi, nếu muốn nâng cao kiến thức cho học sinh về từ Hán Việt thì nguyên tắc dạy học theo hớng tích hợp chính là giải pháp rất quan trọng Với cách dạy học này, ta có thể giúp học sinh bồi bổ thêm rất nhiều kiến thức và kỹ năng về Từ Hán Việt

IV Kết quả thực hiện:

Khi tham gia giảng dạy môn Ngữ văn 7, năm học 2003 – 2004, và học kỳ I năm học 2004 – 2005, tôi đã thử nghiệm dạy kiến thức về Từ Hán Việt theo quan điểm cá nhân mà tập trung vào hớng dẫn cho học sinh các cách tìm hiểu, phân tích ý nghĩa và các

kỹ năng sử dụng từ ngữ Hán Việt mà tôi đã trình bày ở trên Với 2 lớp 7, có trình độ học sinh tơng đơng , trong đó một lớp tôi hớng dẫn học sinh các biện pháp nói trên và một lớp tôi chỉ tiến hành giảng dạy những điều đã trình bày trong SGK Kết quả thu đợc qua các bài kiểm tra viết từ 15’ trở lên về Từ Hán Việt hoặc số điểm đạt đợc về kiến thức và

kỹ năng sử dụng từ ngữ Hán Việt trong tổng điểm của các bài kiểm tra tổng hợp của môn Ngữ Văn nh sau:

Bảng tổng hợp kết quả điểm kiểm tra tiếng Việt

học kỳ I, năm học 04 - 05 ( Tổng hợp lại theo Sổ Gọi tên và Ghi điểm )

Trang 9

lớp điểm kém( < 2 ) điểm yếu( < 5 ) điểm trên tb khá - giỏiđiểm 7B

( lớp không thử

7C

( lớp thử

Bảng tổng hợp chất lợng môn ngữ Văn học kỳ I, năm học 04 - 05

lớp điểm Tb môn xếploại yếu ( < 5,0 ) điểm TB môn xếploại đạt điểm TB môn xếploại khá - giỏi

( các số liệu trên tính bằng các số xấp xỉ )

Bên cạnh đó, khi chấm các bài kiểm tra phân môn Văn học, Tập làm văn, tôi nhận thấy học sinh ở lớp 7C có mức độ sai sót trong việc sử dụng từ Hán Việt ở tần suất thấp hơn so với học sinh ở lớp 7B Thiết nghĩ, việc áp dụng các biện pháp trên khi dạy

từ ngữ Hán Việt, nói riêng và dạy Tiếng Việt, nói chung, trong công tác giảng dạy của tôi

ít nhiều là có tác dụng

Phần III Kết luận Trong tình hình chất lợng giáo dục hiện nay, tất cả những ai làm công tác giảng dạy trong các nhà trờng phổ thông đều cố gắng tự tìm tòi cho mình những giải pháp hữu ích , những đổi mới về PPDH, trớc hết là giúp bản thân có thể hoàn thành đợc nhiệm vụ giảng dạy đợc nhà trờng giao cho, sau nữa là góp phần vào nhiệm vụ chung của ngành nhằm cải thiện tình hình chất lợng dạy học Với nhận thức nh vậy, bản thân tôi cũng cố gắng suy nghĩ, tìm tòi và thử nghiệm một số biện pháp, cách thức dạy học kiến thức về

từ ngữ Hán Việt qua bài Từ Hán Việt trong chơng trình Ngữ Văn 7 Kinh nghiệm mà tôi trình bày trong bài viết nhỏ này có thể tóm tắt lại ở một số ý cơ bản sau:

- Một số biện pháp giúp tìm hiểu, phân tích về cấu trúc và ngữ nghĩa của yếu tố Hán Việt và từ Hán Việt Với việc vận dụng các biện pháp mà tôi đã nêu ở trên có thể

sẽ giúp ích ít nhiều cho học sinh có đợc kỹ năng nắm bắt và vận dụng những kiến thức

về cấu trúc và các mối quan hệ ngữ nghĩa trong từ ngữ Hán Việt Từ đó, phần nào giúp học sinh có thể dễ dàng hơn trong việc hiểu nghĩa của từ Hán Việt, việc nhận biết, xác

định và tạo lập các kiểu từ ghép Hán Việt

- Thông qua các kỹ năng trên, học sinh có thể vận dụng những hiểu biết về từ Hán Việt trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

- Bên cạnh đó, tôi cũng đề xuất thêm một số biện pháp khác, một vài quan điểm

về PPDH đã đợc tập huấn, bồi dỡng và vận dụng, song cha đủ điều kiện để kiểm chứng

ở thực tế giảng dạy của bản thân, với hy vọng đợc các bạn đồng nghiệp trao đổi, bàn bạc thêm

* Một vài khuyến nghị:

Trang 10

- Đối với giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn: Cần tăng cờng công tác tự học, tự bồi dỡng về trình độ chuyên môn, nói chung, và trình độ về Tiếng Việt, từ ngữ Hán Việt, nói riêng Mỗi giáo viên cần bồi bổ cho mình một vốn từ vựng vừa đủ, không chỉ để giao tiếp, mà còn để giảng dạy bộ môn, trong đó chú ý trau dồi vốn từ ngữ Hán Việt

- Đối với các cấp quản lý, chỉ đạo về công tác chuyên môn: Cần coi trong việc

tổ chức các cuộc SHCM chuyên đề về Tiếng Việt và PPDH phân môn Tiếng Việt Coi việc nâng cao chất lợng, trình độ của giáo viên và học sinh về Tiếng Việt là gốc rễ để

từ đó nâng cao chất lợng của bộ môn Ngữ Văn trong các nhà trờng

- Đối với các nhà trờng S Phạm: Cần có kế hoạch nâng cao chất lợng đào tạo Chú ý tăng cờng đào tạo, bồi dỡng trình độ Hán - Nôm cho giáo sinh Ngữ Văn

- Đối với Bộ giáo dục và đào tạo, Ban biên soạn SGK Ngữ Văn: Nên xem xét lại

về cấu trúc chơng trình bộ môn Ngữ Văn, nên chăng tăng số lợng các Bài học về Từ Hán Việt ở các khối lớp, không chỉ với số lợng 02 tiết ở Ngữ Văn 7 nh hiện nay

Đồng Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2008

Ngời viết

Nguyễn Hữu Tự

Phần IV Các tài liệu tham khảo

1 Hán Việt từ điển - Đào Duy Anh, NXB KHXH&NV, Viện Hán Nôm ( tái bản 1995 )

2 Hán Việt từ điển - Thiều Chửu, NXB Thanh niên, Nhà sách Minh Trí phát hành ( tái bản

2001 )

3 Lý thuyết hoạt động ngôn ngữ và dạy Tiếng Việt ở THCS – Lý Toàn Thắng, NXB GD, 1998

4, SGK Ngữ Văn 7, tập I – Nguyễn Khắc Phi ( chủ biên ), NXB GD, 2003

Ngày đăng: 21/07/2013, 01:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng hợp kết quả điểm kiểm tra tiếng Việt  học kỳ I, năm học 04 - 05 - Trao đổi kinh nghiệm tìm hiểu giải nghĩa từ Hán - Việt
Bảng t ổng hợp kết quả điểm kiểm tra tiếng Việt học kỳ I, năm học 04 - 05 (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w