1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài báo cáo thực tế thư viện quốc gia việt nam

19 554 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 35,58 KB

Nội dung

Ngày 21 tháng 11 năm 1958, Thư viện được chính thức mang tên Thư viện Quốc gia theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Quốc gia Việt Nam được quy định t

Trang 1

Bài báo cáo thực tế thư viện quốc gia việt nam

Thư viện quốc gia Việt nam địa chỉ 31 Tràng Thi-Hoàn Kiếm – Hà Nội tên gọi chính thức thư viện quốc gia Việt Nam Năm national library of Viet Nam Đây là thư viện lớn nhất miền bắc và có lịch sử phát triển lâu dài 1917, Toàn quyền Đông ,Dương chấp nhận kế hoạch của P Boudet, đã ban hành nghị định ngày 29 tháng 11 năm 1917 thành lập Thư viện Trung ương cho Liên bang Đông Dương Kế hoạch này được chấp nhận với mục đích củng cố sự thống trị, truyền bá văn hoá Pháp và văn hóa phương Tây, cũng như đưa công tác phát triển văn thư lưu trữ, thư viện của Pháp vào nề nếp ở Đông Dương Đây chính là văn bản hành chính đầu tiên khi đó và là dấu mốc cho sự ra đời của Thư viện Quốc gia Việt Nam hôm nay Sau hai năm xây dựng, ngày 1 tháng 9 năm 1919 thư viện đã chính thức mở cửa

Những ngày đầu tiên, Thư viện có tên gọi là Thư viện Trung ương Đông Dương hay còn gọi là Thư viện Trung ương trực thuộc Nha Lưu trữ hay Thư viện Đông Dương

Đến năm 1935, theo nghị định ngày 28 tháng 2 năm 1935 Thư viện được đổi tên thành Thư viện Pierre Pasquier (một người Pháp có nhiều đóng góp cho Thư viện)[3]

Sau Cách mạng tháng Tám, theo nghị định ngày 20 tháng

10 năm 1945 Thư viện được đổi tên thành Quốc gia Thư viện (Thư viện toàn quốc)[3] Sau đó Nha Lưu trữ công văn và Thư viện

Trang 2

toàn quốc được sát nhập vào Nha Giám đốc Đại học vụ và được đổi tên thành Sở Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc

Năm 1947, Pháp chiếm lại Hà Nội, theo nghị định ngày 25 tháng 7 năm 1947 Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương tái thành lập, thư viện mang tên là Thư viện Trung ương ở Hà Nội Năm 1953, theo hiệp nghị Việt Pháp ngày 9 năm 7 tháng

1953, Thư viện Trung ương Hà Nội được sát nhập vào Viện Đại học Hà Nội và đổi tên là Tổng Thư viện Hà Nội

Ngày 10 tháng 10 năm 1954, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiếp quản Hà Nội, đồng thời tiếp quản Tổng Thư viện Trên văn bản thư viện mang tên Thư viện Trung ương Hà Nội Ngày 21 tháng 11 năm 1958, Thư viện được chính thức mang tên Thư viện Quốc gia theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa

Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Quốc gia Việt Nam được

quy định theo Pháp lệnh Thư viện (28/12/2000) như sau:

Điều 17:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước

- Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn qui định tại điều 13 và

14 của pháp lệnh này, Thư viện Quốc gia Việt Nam còn có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Trang 3

 Thu nhận lưu chiểu văn hóa phẩm được xuất bản ở Việt Nam theo luật Lưu chiểu; các luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ trong và ngoài nước, và của công dân nước ngoài bảo

vệ tại Việt Nam

Xây dựng, phổ biến, bảo quản lâu dài kho tàng xuất bản phẩm dân tộc

 Biên soạn, xuất bản Thư mục Quốc gia, Tổng Thư mục Việt Nam và các ấn phẩm thông tin khoa học

Tổ chức các dịch vụ đọc để đáp ứng nhu cầu đọc, học tập, nghiên cứu, giải trí của người dân

Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thông tin – thư viện

Tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện cả nước

Hợp tác với các thư viện trong nước và nước ngoài trên lĩnh vực thư viện

Căn cứ vào Quyết định số 888/QĐ-BVHTTDL, ngày 28/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TVQG (Quyết định này thay thế Quyết định số 2638/QĐ-BVHTTDL ngày 11 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TVQG)

Trang 4

Điều 1 Vị trí và chức năng

Thư viện Quốc gia Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng: thu thập, giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; bổ sung, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội, cung cấp thông tin phục vụ các đối tượng người sử dụng trong nước và nước ngoài

Thư viện Quốc gia Việt Nam là Thư viện Trung tâm của cả nước (sau đây gọi tắt là Thư viện) có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; trụ sở tại thành phố Hà Nội

Điều 2 Nhiệm vụ và quyền hạn

1 Trình Bộ trưởng quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn, hàng năm của Thư viện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt

2 Thu thập, xây dựng, bảo quản lâu dài kho tàng xuất bản phẩm lưu chiểu trong nước và bảo quản lâu dài vốn tài liệu quốc gia và tài liệu chọn lọc của nước ngoài dưới tất cả các định dạng truyền thống và điện tử theo quy định của pháp luật

3.Thu nhận lưu chiểu các xuất bản phẩm Việt Nam, luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam được bảo vệ ở trong nước và nước ngoài, của công dân nước ngoài được bảo vệ tại Việt Nam

4 Bổ sung, trao đổi, nhận biếu tặng tài liệu của các tổ chức,

cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật

Trang 5

5 Xử lý kỹ thuật tài liệu theo những chuẩn nghiệp vụ thống nhất theo quy định của pháp luật

6 Xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu của Việt Nam, cơ sở dữ liệu liên hợp tài liệu các thư viện Việt Nam Biên soạn, xuất bản thư mục quốc gia và phối hợp với thư viện trung tâm của các Bộ, ngành, hệ thống thư viện trong nước biên soạn xuất bản Tổng thư mục Việt Nam, Tạp chí Thư viện Việt Nam, tài liệu nghiệp vụ và các sản phẩm thông tin khác

7 Tổ chức phục vụ các đối tượng người đọc trong nước và nước ngoài sử dụng vốn tài liệu thư viện và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức; tổ chức thông tin, tuyên truyền, giới thiệu vốn tài liệu thư viện; tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, phổ biến phục vụ các nhiệm vụ chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, quốc phòng, đối ngoại của đất nước và nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí của cộng đồng theo sự phân công của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và quy định của pháp luật

8 Nghiên cứu khoa học về thư viện và các lĩnh vực có liên quan thư viện, ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động thư viện

9 Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện, hướng dẫn nghiệp vụ thư viện trên phạm vi cả nước theo sự phân công của Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch

Trang 6

10 Hợp tác quốc tế về lĩnh vực thư viện: tham gia các tổ chức quốc tế về thư viện, xây dựng và tiếp nhận các dự án tài trợ

về lĩnh vực thư viện theo quy định của pháp luật

11 Lưu trữ các tài liệu có nội dung quy định tại khoản 1 Điều

5 Pháp lệnh Thư viện và phục vụ người đọc theo quy định của pháp luật

12 Tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật

13 Thực hiện, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương theo nội quy làm việc của Thư viện; đảm bảo an toàn, an ninh, cảnh quan môi trường do Thư viện quản lý

14 Xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý tổ chức bộ máy, nhân sự; thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Thư viện, theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ

15 Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao và ngân sách được phân bổ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật

16 Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao

Điều 3 Cơ cấu tổ chức

1 Lãnh đạo Thư viện:

Trang 7

Giám đốc và các Phó Giám đốc.

2 Các phòng chức năng:

a Phòng Hành chính, Tổ chức;

b Phòng Lưu chiểu;

c Phòng Bổ sung, Trao đổi;

d Phòng Phân loại, Biên mục;

đ Phòng đọc Báo, Tạp chí;

e Phòng đọc Sách;

g Phòng Thông tin tư liệu;

h Phòng Nghiên cứu và hướng dẫn nghiệp vụ;

i Phòng Quan hệ quốc tế;

k Phòng Tin học;

l Phòng Bảo quản;

m Tạp chí Thư viện Việt Nam;

n Phòng Bảo vệ

Cơ sở vật chất

TVQG được trang trị một hệ thống trang thiết bị tương đối hiện đại và đồng bộ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu xã hội như: Các phòng phục vụ bạn đọc, phòng làm việc cán bộ, cảnh quan, kho tàng khang trang sạch, đẹp… hiện hạ tầng cơ sở đang được khai thác khá hiệu quả

Trang 8

Hệ thống kho tàng

Hệ thống các phòng đọc

Hệ thống phòng làm việc cán bộ

Hệ thống thiết bị bảo vệ, kiểm soát: Camera, cổng từ

Hệ thống máy móc phục vụ công tác bảo quản, phục chế tài liệu

Hệ thống máy móc phục vụ số hóa tài liệu

Hạ tầng Công nghệ Thông tin

Hệ thống trang thiết bị của TVQG đã không ngừng được đầu

tư, qua các dự án nâng cao năng lực hoạt động thư viện như: “Xây dựng hệ thống thông tin thư viện điện tử/thư viện số tại TVQG” (2001), “Nâng cao hệ thống thông tin thư viện điện tử/thư viện số tại TVQG và Thư viện 61 tỉnh thành phố” (2003); "Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin thư viện điện tử, thư viện

số tại TVQG và hệ thống Thư viện công cộng" (2005); "Mở rộng

và nâng cấp hệ thống thư viện điện tử/thư viện số tại TVQG và hệ thống TVCC" (2006); "Tăng cường năng lực tự động hóa tại Thư viện Quốc gia Việt Nam" (2007, 2009), "Tăng cường năng lực Thư viện số và Bảo quản số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam" (2012), bao gồm:

- Mạng LAN: TVQG có hạ tầng mạng LAN hoàn chỉnh, kết nối giữa các tòa nhà bằng hệ thống cáp quang, đường dây mạng đến tất cả các phòng/ban trong thư viện

Trang 9

- Hệ thống Internet: bao gồm 02 đường truyền:

01 dường truyền kênh riêng (Leased-line) với tốc độ cao, băng thông lớn phục vụ các dịch vụ trực tuyến của thư viện như: CSDL thư mục (OPAC), Các phần mềm Thư viện số (Dlib, Hán Nôm), Website, Mail (Zimbra)… và phục vụ truy cập Internet của cán bộ thư viện

01 đường FTTH băng thông 80Mbps dành riêng cho bạn đọc truy cập Internet và các CSDL trực tuyến do thư viện tự tạo lập hoặc mua quyền truy cập hằng năm

Wifi được cung cấp rộng rãi

- Hệ thống máy tính:

Hệ thống máy trạm: Tổng số hơn 250 máy trạm phục vụ xử

lý tài liệu, số hóa và phục vụ bạn đọc, riêng hệ thống máy trạm phục vụ cho công tác số hóa tài liệu với 10 máy, 40 máy phục vụ bạn đọc tại phòng đọc Đa phương tiện; 15 máy phục vụ bạn đọc đọc dữ liệu số hóa tập trung, 20 máy phục vụ công tác đào tạo bạn đọc, 32 máy phục vụ công tác tra cứu thông tin

Hệ thống máy chủ: với 14 máy chủ chức năng: Thư viện số (DLIB, Hán Nôm, Veridian Online, Veridian LAN, DocWORKs), Thư viện điện tử (ILIB), Máy chủ dữ liệu (Data Server), Website, Mail, DHCP, DNS, ISA, Firewall (Checkpoint)…, trong đó bao gồm Hệ thống lưu trữ / bảo quản với các máy chủ lưu trữ (Storage Server) dung lượng lớn 30Terabyte

Trang 10

- Trang thiết bị số hóa

Máy scan tự động DL3003 do hãng 4DigitalBooks - Thụy Sĩ sản xuất, hỗ trợ scan cả sách, báo-tạp chí từ khổ nhỏ nhất – đến khổ A1với tốc độ quét trung bình từ 1.100-1.300 trang / giờ, đây

là một trong những thế hệ máy hiện đại nhất trên thế giới

Máy scan Microfilm, Microfiche hiện đại do Hoa Kỳ sản xuất (ScanPro2000)

Ngoài ra TVQG còn có một hệ thống bao gồm nhiều loại máy scanner khác nhau, phục vụ từng mục đích công việc như: Giàn máy số hóa bằng máy ảnh độ phân giải cao, Máy scanner tích hợp in ấn khổ rất lớn A0, trên A0 do HP sản xuất; Máy scan dạng phẳng (flatbed) khổ lớn; Máy scan dạng phẳng (flatbed) khổ A3 (EPSON XL10000)…

- Hệ thống quản lý thư viện đang sử dụng sẵn có

Hệ quản trị Thư viện điện tử ILIB (phiên bản 4.0)

Hệ quản trị Thư viện điện tử DLIB

Hệ quản trị Thư viện số Veridian (DL Consulting -NewZealand)

Hệ thống xử lý dữ liệu số hóa docWORKs (hãng CCS-Đức)

Hệ quản trị Thư viện số Hán Nôm

Phần mềm quản lý thư viện dành cho thư viện tỉnh, thư viện huyện

Trang 11

I Vốn tài liệu

Vốn tài liệu thư viện hiện có hơn 2,5 triệu đơn vị tư liệu và

bộ sưu tập số gần 5 triệu trang tài liệu do TVQG tạo lập Trong vốn di sản văn hiến to lớn đó, có sự góp mặt của các bộ sưu tập tư liệu quý giá từ thế kỷ 17 đến nay, như:

5.280 bản Hán Nôm viết tay;

68.500 đơn vị tư liệu Đông Dương, trong đó có 1.700 tên báo-tạp chí;

21.300 luận án tiến sĩ của người Việt Nam bảo vệ trong nước và nước ngoài, của người nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam;

3.996 tư liệu thời kỳ kháng chiến từ 1946-1954;

680.000 đơn vị tư liệu tương đương gần 1.580.000 bản (bao gồm: sách, báo, tạp chí, các bản mô tả, tranh, nhạc, bản đồ và nhiều loại ấn phẩm đặc biệt khác) đây là bộ sưu tập các xuất bản phẩm Việt Nam, về Việt Nam được nộp lưu chiểu từ 1922 đến nay;

500.000 đơn vị tư liệu nước ngoài thông qua trao đổi, nhận biếu tặng từ các thư viện, các cơ quan thông tin, các tổ chức, cá nhân nước ngoài và ở Việt Nam;

10.000 tên báo, tạp chí trong nước và nước ngoài;

Trang 12

10.000 tên sách xuất bản ở Việt Nam trước năm 1954 do Chính phủ, Thư viện Quốc gia Pháp trao tặng dưới dạng microfilm, microfiche;

Các cơ sở dữ liệu (CSDL) số toàn văn do TVQG tạo lập có 4.995.000 trang tài liệu số, đó là CSDL: Luận án Tiến sĩ, Hán Nôm, Đông Dương, sách, báo, tạp chí xuất bản tại Việt Nam và bản đồ cổ về Hà Nội, Tủ sách Thăng Long Hà Nội;

Các cơ sở dữ liệu (CSDL) số toàn văn gồm có nguồn mua

và tài trợ: Pháp luật Việt Nam, ProQuest, Keesings, Wilson, thương mại Châu Âu (EBM), Springer Images, Luận án tiến sĩ, Sách điện tử IG Publishing, Nhà pháp luật Pháp, Sách tiếng Anh viết về Việt Nam, Tuồng cổ Việt Nam, CD, DVD ;

Ngoài ra còn nhiều ấn phẩm đặc biệt và vật mang tin khác như: tranh, ảnh , bản đồ, hàng ngàn tên sách của nước ngoài viết

về Việt Nam, của người Việt Nam viết và xuất bản ở nước ngoài

Các tư liêụ này đã - đang được lưu giữ và phổ biến rộng rãi tới công đồng bạn đọc trong nước và nước ngoài

Ngày 29/11/2012, Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQG) trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhất - phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng TVQG

Tham dự buổi lễ có GS.TS Nguyễn Thị Doan - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; Ông Phạm

Trang 13

Quang Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc Hội; Ông Đỗ Quý Doãn -Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, Ông Lê Doãn Hợp – Nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông; Ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Ông Huỳnh Vĩnh Ái - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đại sứ các nước tại Hà Nội; Đại diện Thư viện Quốc gia Đức, Singapo, Trung Quốc; Đại diện các thư viện trong hệ thống thư viện cả nước cùng toàn thể cán bộ, viên chức, bạn đọc thân thiết của TVQG

Là đơn vị văn hóa có tuổi đời ngót một thế kỷ, TVQG là niềm tự hào không chỉ của những người công tác trong ngành Thư viện mà còn là niềm tự hào của bạn đọc cả nước 95 năm qua, TVQG đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tri thức cho công chúng và bạn đọc trong nước và nước ngoài, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học và các lĩnh vực xã hội của đất nước, đóng góp to lớn cho việc thiết lập - phát triển sự nghiệp thư viện Việt Nam, mở rộng quan hệ hợp tác, kêu gọi tài trợ về nguồn lực thông tin thư viện với các quốc gia trên thế giới

Suốt chặng đường 95 năm xây dựng, phát triển, TVQG đã phát huy tốt giá trị kho tàng tri thức dân tộc và nhân loại trong công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, phổ biến sâu rộng tri thức

Ngày đăng: 01/11/2017, 20:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w