1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng (LV thạc sĩ)

134 148 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng (LV thạc sĩ)Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng (LV thạc sĩ)Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng (LV thạc sĩ)Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng (LV thạc sĩ)Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng (LV thạc sĩ)Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng (LV thạc sĩ)Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng (LV thạc sĩ)Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng (LV thạc sĩ)Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng (LV thạc sĩ)Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng (LV thạc sĩ)Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng (LV thạc sĩ)Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng (LV thạc sĩ)Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng (LV thạc sĩ)Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng (LV thạc sĩ)

Trang 1

x ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÀN LOAN PHƯỢNG

TỪ NGỮ CHỈ BỆNH TẬT VÀ THUỐC THANG

CỔ TRUYỀN TRONG TIẾNG NÙNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thái Nguyên - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÀN LOAN PHƯỢNG

TỪ NGỮ CHỈ BỆNH TẬT VÀ THUỐC THANG

CỔ TRUYỀN TRONG TIẾNG NÙNG

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TẠ VĂN THÔNG

Thái Nguyên - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu đã được đăng tải trên các sách, truyện, báo, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Tác giả luận văn

Ngàn Loan Phượng

Trang 4

Sau cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp và các học viên Cao học Ngôn ngữ K21 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và viết luận văn

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2015

Tác giả

Ngàn Loan Phượng

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các bảng iv

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

5 Phương pháp nghiên cứu 12

6 Đóng góp của luận văn 13

7 Cấu trúc luận văn 13

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 14

1.1 Một số khái niệm chung về ngôn ngữ học và văn hóa học 14

1.1.1 Ngữ pháp 14

1.1.1.1 Từ và ngữ 14

1.1.1.2 Danh từ và danh ngữ 19

1.1.1.3 Động từ và động ngữ 20

1.1.1.4 Tính từ và tính ngữ 22

1.1.2 Ngữ nghĩa 23

1.1.2.1 Khái niệm về “nghĩa” 23

1.1.2.2 Khái niệm "trường nghĩa" 31

1.1.3 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 33

1.1.3.1 “Văn hóa” là gì? 33

1.1.3.2 Ngôn ngữ và văn hóa 36

1.1.4 Bệnh tật và thuốc thang cổ truyền 38

Trang 6

1.1.4.1 Bệnh tật 38

1.1.4.2 Thuốc thang 39

1.2 Người Nùng và thuốc thang cổ truyền của người Nùng ở Việt Nam 42

1.2.1 Người Nùng và tiếng Nùng 42

1.2.1.1 Khái quát về người Nùng ở Việt Nam 42

1.2.1.2 Một số đặc điểm khái quát của tiếng Nùng 44

1.2.2 Thuốc thang cổ truyền của người Nùng 47

1.2.3 Thuốc thang cổ truyền hiện nay ở địa phương nghiên cứu 49

1.3 TIỂU KẾT 50

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ BỆNH TẬT VÀ THUỐC THANG CỔ TRUYỀN TRONG TIẾNG NÙNG 51

2.1 Khái quát về kết quả khảo sát 51

2.2 Các từ ngữ có hình thức đơn âm tiết 52

2.3 Các từ ngữ có hình thức đa âm tiết 53

2.3.1 Các từ ngữ hai âm tiết 53

2.3.2 Các từ ngữ ba âm tiết 55

2.3.3 Các từ ngữ bốn âm tiết 58

2.3.4 Các từ ngữ năm âm tiết 62

2.4 Tiểu kết 65

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ BỆNH TẬT VÀ THUỐC THANG CỔ TRUYỀN 66

3.1 Khái quát về sự phân loại 66

3.2 Sự phân loại và một số đặc điểm của từ ngữ chỉ bệnh tật 66

3.2.1 Từ ngữ chỉ các bệnh ngoại thương 68

3.2.1.1 Từ ngữ chỉ các bệnh ngũ quan 68

3.2.1.2 Từ ngữ chỉ các bệnh phần mềm 69

3.2.2 Từ ngữ chỉ các bệnh nội thương 69

3.2.2.1 Từ ngữ chỉ các bệnh lục phủ 69

Trang 7

3.2.2.2 Từ ngữ chỉ các bệnh ngũ tạng 70

3.2.2.3 Từ ngữ chỉ các bệnh thần kinh 71

3.2.2.4 Từ ngữ chỉ các bệnh xương khớp 72

3.3 Sự phân loại và một số đặc điểm của từ ngữ chỉ thuốc thang cổ truyền 73

3.3.1 Từ ngữ chỉ thuốc chữa bệnh 73

3.3.1.1 Từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh xương khớp 73

3.3.1.2 Từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh ngũ quan, ngoài da, giải nhiệt 74

3.3.1.3 Từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh lục phủ 75

3.3.1.4 Từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh ngũ tạng 76

3.3.1.5 Từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh tâm thần, thần kinh 77

3.3.1.6 Từ ngữ chỉ thuốc chữa các bệnh sinh sản 78

3.3.1.7 Từ ngữ chỉ thuốc chữa c rắn cắn, ong đốt… 79

3.3.2 Từ ngữ chỉ thuốc bổ 79

3.3.2.1 Từ ngữ chỉ thuốc bổ cho trẻ em và người già 79

3.3.2.2 Từ ngữ chỉ thuốc bổ cho người ốm và sau khi ốm 80

3.3.2.3 Từ ngữ chỉ thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh 81

3.3.2.4 Từ ngữ chỉ thuốc bổ tăng cường sức khỏe, nhan sắc 82

3.4 Tiểu kết 85

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 95

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng

xét về hình thức 51

Bảng 2.2: Các từ đơn âm tiết chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng 52

Bảng 2.3: Các từ ngữ hai âm tiết 53

Bảng 2.4: Các từ ngữ ba âm tiết 55

Bảng 2.5: Các từ ngữ bốn âm tiết 59

Bảng 2.6: Các từ ngữ năm âm tiết 63

Bảng 3.1 Từ ngữ chỉ bệnh tật trong tiếng Nùng xét về ngữ nghĩa 66

Bảng 3.2: Từ ngữ chỉ thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng xét về ngữ nghĩa 83

Bảng 3.3: Các từ ngữ chỉ vị thuốc trong tiếng Nùng xuất hiện với tần suất cao 84

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Trong nghiên cứu từ vựng - ngữ nghĩa của một ngôn ngữ, việc tìm

hiểu các từ ngữ được liên kết với nhau nhờ có một hoặc một số thành tố nghĩa chung đã được xem là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa đặc biệt Một mặt, nó giúp hiểu rõ những đặc trưng và quan hệ mang tính hệ thống về cơ cấu nghĩa,

về sự phát triển nghĩa của các từ ngữ trong từ vựng và cách định danh sự vật hiện tượng của ngôn ngữ đang xét Mặt khác nó giúp hiểu được phần nào quan

hệ giữa hiện thực và lối tri nhận, cách liên tưởng của cộng đồng người nói, qua việc định danh hay sự ghi nhận bằng phương tiện ngôn ngữ, đối với các sự vật

hiện tượng của hiện thực này

1.2 Dân tộc Nùng là một dân tộc có số dân đông (Theo Tổng điều tra dân

số và nhà ở năm 2009, có 968 800 người, đứng thứ 7 ở Việt Nam) Người

Nùng có một nền văn hóa đặc sắc và có ngôn ngữ riêng của họ Tuy nhiên cho đến nay, việc nghiên cứu các mặt của ngôn ngữ dân tộc Nùng chưa được quan tâm thực sự, trong đó có các từ ngữ thuộc trường “bệnh tật và thuốc thang cổ truyền” của người Nùng Nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa này có thể góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn về tiếng Nùng, từ đó giúp có những hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa cổ truyền của dân tộc Nùng

1.3 Bản thân tác giả của luận văn này là người Nùng, có lòng thiết tha văn

hóa Nùng đồng thời có sự yêu thích với tiếng Nùng và thuốc thang cổ truyền dân tộc, trong gia đình có người làm thuốc Chính vì vậy, tác giả mong muốn qua luận văn này có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào việc lưu giữ tiếng

mẹ đẻ của mình - ngôn ngữ dân tộc Nùng và vốn kinh nghiệm về thuốc thang

cổ truyền của cha ông đang có nguy cơ bị mai một dần, ở quê hương mình Chính vì những lí do trên mà đề tài “Các từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền trong tiếng Nùng” được chọn làm hướng nghiên cứu của luận văn này

Trang 10

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

2.1 Những nghiên cứu về trường từ vựng - ngữ nghĩa

Có thể nói, việc tìm hiểu về các đặc điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa của một ngôn ngữ được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm Ngoài các công trình của các học giả nước ngoài, ở Việt Nam có không ít công trình nghiên cứu về trường từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt Có thể kể đến những chuyên khảo được

sử dụng như giáo trình được giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng của các tác giả: Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Mai Ngọc Chừ, Diệp Quang Ban, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến Tong các công trình này, các tác giả đã tập trung tìm hiểu từ vựng – ngữ nghĩa của tiếng Việt, căn cứ vào lí thuyết về trường từ vựng – ngữ nghĩa ở những mức độ khác nhau

Có thể kể đến một số công trình sau:

- Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo Dục, H

- Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H

- Mai Ngọc Chừ (2003), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H

- Nguyễn Thiện Giáp (2003), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H

- Nguyễn Thiện Giáp (2010), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H

Trong nghiên cứu các trường từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, không thể không kể đến các công trình có thể xem là tiêu biểu của các tác giả Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Thiện Giáp:

- Cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt (Đỗ Hữu Châu, Nxb Giáo dục, Hà

Nội, 1999) gồm 312 trang, được chia năm phần riêng có liên kết chặt chẽ với nhau theo trục “từ vựng - ngữ nghĩa” Phần Mở đầu, Phần thứ nhất và Phần thứ hai nghiên cứu các đơn vị từ vựng như những chỉnh thể hình thức (phần I) và ý nghĩa (phần II) - cũng là sự nghiên cứu các đơn vị tách biệt của từ vựng; Phần thứ ba và thứ tư nghiên cứu toàn bộ từ vựng như hệ thống của những đơn vị tách biệt trên; Và Phần thứ năm có tính chất là phần ứng dụng và thử nghiệm Trong cuốn giáo trình này, Đỗ Hữu Châu đã dành ra cả chương IX thuộc Phần thứ ba – hệ thống từ vựng hệ thống ý nghĩa để nói về các trường nghĩa

Trang 11

Trong chương IX tác giả đã nêu khái niệm “trường nghĩa” và cách phân loại các trường nghĩa căn cứ vào hai quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ học mà F.de Saussure đã chỉ ra là quan hệ hình tuyến (quan hệ ngang) và quan hệ trực tuyến (quan hệ dọc), theo đó chia trường nghĩa thành hai loại: trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến) Trong trường nghĩa dọc có hai trường nghĩa nhỏ là trường biểu vật và trường biểu niệm Phối hợp trường nghĩa ngang và trường nghĩa dọc, ta có trường nghĩa liên tưởng

- Cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học (Nguyễn Thiện Giáp - chủ biên, Đoàn

Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2010) cũng dành sự chú ý cho trường từ vựng - ngữ nghĩa Cụ thể: Trong Chương Bốn: Từ vựng, Mục B: Ý nghĩa của từ và ngữ, VII – Trường nghĩa (trang 108-112), tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã trình bày một số cách hiểu về trường nghĩa như sau:

Lí thuyết trường nghĩa ra đời vào mấy chục năm gần đây Mục đích cơ bản của lí thuyết này là khảo sát từ vựng một cách hệ thống Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm trường nghĩa, nhưng có thể quy vào hai khuynh hướng chủ yếu:

a, Khuynh hướng thứ nhất quan niệm trường nghĩa là toàn bộ các khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện Đại diện cho khuynh hướng này là L.Weisgerber và J.Trier Hai ông chịu ảnh hưởng nhiều của học thuyết về “hình thái bên trong của ngôn ngữ” của H.Humbold mà theo quan niệm của tác giả này, là cái phản ánh “tinh thần” của một dân tộc nào đó Đây là một quan điểm

có những hạn chế nhất định khi nhìn nhận mối quan hệ giữa trường khái niệm

và trường từ vựng, tức là bình diện nội dung và bình diện biểu hiện

b, Khuynh hướng thứ hai cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên cơ

sở các tiêu chí ngôn ngữ học Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa Những trường nghĩa được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ có thể được phân biệt thành những kiểu khác nhau:

Trang 12

Đặc biệt, một số tác giả cũng coi là trường nghĩa cả những kết cấu ngữ nghĩa của các từ đa nghĩa Giữa các nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa thường có một yếu tố ngữ nghĩa chung, tạo nên cái gọi là trục ngữ nghĩa Toàn

bộ các nghĩa khác nhau của một từ tạo ra một trường nghĩa nhỏ nhất

Ngoài ra phải kể đến một số công trình tiêu biểu như:

- Năm 1973, Đỗ Hữu Châu có công trình Trường từ vựng và hiện tượng

đồng nghĩa, trái nghĩa

- Năm 1975, Đỗ Hữu Châu tiếp tục trình bày cụ thể về trường và việc nghiên cứu từ vựng

Các công trình nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu đã cung cấp một hệ thống lý thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa Trường từ vựng ngữ nghĩa được chia làm bốn loại căn cứ vào các loại ý nghĩa của từ bao gồm: trường nghĩa biểu vật; trường nghĩa biểu niệm; trường nghĩa tuyến tính; trường nghĩa liên tưởng

Các nhà nghiên cứu đã áp dụng lý thuyết này để nghiên cứu tiếng Việt Đặc biệt, trường nghĩa liên tưởng được áp dụng nhiều khi nghiên cứu tác phẩm văn học Ví dụ một số công trình tiêu biểu như:

Trang 13

- Năm 1988, Nguyễn Đức Tồn có luận án PTS Trường từ vựng bộ phận cơ

thể người

- Năm 1996, Nguyễn Thúy Khanh có luận án PTS Đặc điểm trường từ

vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật

- Năm 1999, Đinh Thị Oanh bảo vệ luận văn Thạc sĩ Cấu trúc ngữ nghĩa

của vị từ thuộc trường “thực vật”

- Năm 2002, Nguyễn Đức Tồn xuất bản công trình Tìm hiểu đặc trưng văn

hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt Ở chương thứ 8 đã chỉ ra

đặc điểm ngữ nghĩa của trường gọi thực vật

- Năm 2007, tác giả Đỗ Thị Kim Liên có bài báo Trường ngữ nghĩa biểu

hiện quan niệm về nữ giới trong tục ngữ Việt (Đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ và

đời sống, số 6 (140) - 2007)

- Năm 2007, Phan Thị Thúy Hằng bảo vệ luận văn Thạc sĩ Trường từ

vựng tên gọi các loại cây trong ca dao của người Việt

- Năm 2008, Lê Thị Thanh Nga bảo vệ luận văn Thạc sĩ Đặc điểm lớp từ

ngữ thuộc trường nghĩa chỉ vật dụng - biểu tượng tình yêu trong ca dao tình yêu lứa đôi

- Năm 2009, TS Hoàng Anh, Nguyễn Thị Yến có bài báo Trường nghĩa

ẩm thực trong các bài báo viết về bóng đá (Đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời

sống, số 7 (165) - 2009)

- Năm 2010, Trần Thị Mai có bài báo Trường từ vựng chỉ không gian

trong tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận (Đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời

sống, số 1+2 (171+172) - 2010)

Qua những tài liệu trên, ta thấy lý thuyết “trường” được vận dụng vào nghiên cứu với vai trò là cơ sở để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác

Trang 14

nhau: chỉ ra các đặc điểm của tiếng Việt; đặc trưng văn hóa của người bản ngữ được phản ánh qua ngôn ngữ; đặc trưng ngôn ngữ tác phẩm văn học…

2.2 Những nghiên cứu về dân tộc Nùng và tiếng Nùng ở Việt Nam

2.2.1 Những nghiên cứu về dân tộc Nùng

Qua tìm hiểu ban đầu, có khá nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc Nùng ở Việt Nam, xin kể đến một số công trình tiêu biểu:

- Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân

tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H

- Nông Minh Châu (1973), Dân ca đám cưới Tày – Nùng, Nxb Việt Bắc

- Vi Hồng (1979), Sli, lượn, dân ca trữ tình Tày, Nùng, NXB Văn Hóa

- Lã Văn Lô, Hà Văn Thư (1984), Văn hóa Tày – Nùng, NXB Văn hóa

- Hoàng Nam (1992), Dân tộc Nùng ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc

- Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược,

Vương Toàn (1993), Văn hóa truyền thống Tày – Nùng, NXB Văn hóa dân tộc

- Lê Sĩ Giáo (2006), Dân tộc học đại cương, NXB Giáo dục

Qua các tài liệu trên ta có thể thấy, các nhà nghiên cứu đã rất chú ý đến những vấn đề về dân tộc Nùng như nguồn gốc tộc người, các khía cạnh văn hóa Những nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu thêm phần nào về dân tộc Nùng và quan hệ của dân tộc này với các dân tộc anh em khác trong quốc gia

đa dân tộc Việt Nam

2.2.2 Những nghiên cứu về tiếng Nùng

Tiếng Nùng đã được xác định thuộc nhóm Tày – Thái trung tâm, dòng Tày – Thái, họ Tai – Ka Đai

Đây là ngôn ngữ của một dân tộc có số dân đông ở Việt Nam, là phương tiện giao tiếp chung của nhiều cộng đồng người dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Chính vì thế, ngôn ngữ này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Có thể kể tới một số công trình tiêu biểu về tiếng Tày - Nùng đã được công bố như:

Trang 15

- Nguyễn Hàm Dương (1970), “Chức năng xã hội của tiếng Tày - Nùng”,

Tạp chí Ngôn ngữ, số 1

- Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Hoàng Chí (1971), Ngữ pháp tiếng Tày -

Nùng, Nxb Khoa học xã hội, H

- Nguyễn Minh Thuyết, Lương Bèn, Nguyễn Văn Chiến (1971), “Góp ý

về việc cải tiến chữ Tày - Nùng”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2

- Viện Ngôn ngữ học (1972), Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở

Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H

- Cung Văn Lược (1992), Chữ Nôm Tày qua so sánh với chữ Hán và chữ

Việt Nôm, Đề tài PTS Khoa học Ngữ văn, H

- Viện Ngôn ngữ học (1993), Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt

Nam, Nxb Khoa học xã hội, H

- Hoàng Văn Ma, Mông Kí Slay (1994), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân

tộc ở Việt Nam, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Ngôn

ngữ học, H

- Hoàng Văn Ma, Mông Kí Slay, Hoàng Văn Sán (2002), Sách học tiếng

Tày – Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc, H

- Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo (2005), Từ điển Tày - Nùng - Việt, Nxb Từ

Trang 16

Tày - Nùng, mối quan hệ giữa tiếng Tày, tiếng Nùng với nhau và với tiếng Việt,

hệ thống chữ viết, các quy tắc chính tả và ngữ pháp Tày - Nùng; vấn đề ngữ âm,

từ vựng, ngữ pháp, tình hình sử dụng ngôn ngữ… Đặc biệt, để góp phần bảo tồn

và phát triển tiếng Nùng Đã có những bộ sách giáo khoa dạy - học tiếng Nùng,

các cuốn Từ điển Tày - Nùng - Việt, Từ điển Việt - Tày - Nùng , cũng đã được

biên soạn nhằm đáp ứng nguyện vọng, mong muốn duy trì và phát triển ngôn ngữ văn hoá của đồng bào Nùng

Trong quá trình chuẩn bị thực hiện đề tài, tác giả luận văn này đã có cơ hội được tiếp cận với những công trình trên ở các mức độ khác nhau Trên cơ

sở đó, đã ít nhiều kế thừa được những giá trị khoa học, những phương pháp nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu đi trước (từ các phương diện khác nhau) để hoàn thành nhiệm vụ khoa học của đề tài

2.3 Những nghiên cứu về bệnh tật và thuốc thang cổ truyền của dân tộc Nùng ở Việt Nam

2.3.1 Những nghiên cứu về bệnh tật ở người Nùng

Nhìn chung mỗi một dân tộc, một vùng miền có những cách khám bệnh và chữa bệnh không giống nhau, phụ thuộc vào trình độ hiểu biết, thói quen và điều kiện sinh sống khác nhau Qua tìm hiểu có thể thấy: Cách chữa bệnh của người Nùng thường không quá phức tạp, cách “bắt” bệnh của họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian về thực trạng của bệnh, thể trạng, tuổi tác và giới tính của bệnh nhân, để “bốc” các loại thuốc khác nhau

Cho đến nay, những nghiên cứu về bệnh tật của người Nùng vẫn chưa thấy được ghi chép trong một tài liệu chính thức nào, chỉ được cảnh báo và lưu truyền lại cho các thế hệ sau bằng phương thức truyền miệng

2.3.2 Những nghiên cứu về các thuốc thang cổ truyền nói chung và thuốc thang cổ truyền của người Nùng

2.3.2.1 Từ xưa đến nay, nghề thuốc được coi là một trong những nghề cao

quý, đáng trân trọng Không tự nhiên mà các người làm nghề thuốc, người chữa bệnh được gọi với các tên rất thiêng liêng là thầy thuốc, lương y, bà mế nghề

Trang 17

thuốc được coi là nghề đem lại sự hồi sinh, thậm chí tái sinh và cứu sống con người chính vì thế mà có rất nhiều công trình nghiên cứu về bệnh tật và phương thuốc

Có thể nói, Y học đã sớm đi vào đời sống nhân dân tự xa xưa từ những bài thuốc dân gian truyền miệng cho đến các công trình đồ sộ của Tuệ Tĩnh thiền

sư như: “Nam dược thần hiệu”, “Hồng nghĩa giác tư y thư” hay “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” của Lê Hữu Trác đến “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi và nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng khác đã cho thấy, thuốc thang là một thuật ngữ không hề xa lạ với bất cứ một ai, từ tầng lớp bình dân đến thượng lưu… có bệnh ắt phải tìm đến thầy đến thuốc Đi đầu trong lĩnh vực này phải kể đến tác giả Đỗ Tất Lợi với công trình “Những cây thuốc và vị

thuốc Việt Nam” Với công trình này, ông được giới chuyên môn đánh giá cao, coi là công trình khoa học lớn về cây thuốc ở Việt Nam và Đông Nam Á

Ngoài ra, theo tìm hiểu của chúng tôi, có số lượng lớn, đồ sộ các công trình nghiên cứu về thuốc của nhiều tác giả như:

- Bùi Chí Hiếu (1981), 150 cây thuốc Nam thường dùng, Nxb Y học

- Phan Đây (1989), Tính năng bào chế và tác dụng của thuốc nam theo y

học dân tộc, Tài liệu hướng dẫn y học dân tộc cơ sở của Hội Y học dân tộc tỉnh

Khánh Hòa

- Viện Y học cổ truyền Việt Nam (1993), Phương pháp bào chế và sử

dụng thuốc đông dược, Nxb Y học

- Lê Nguyên Khanh, Nguyễn Thiện Khuyến (1994), Những phương thuốc

kinh nghiệm bí truyền của các ông lang bà mế miền núi, Nxb VHDT

- Trần Văn Quảng (1995), Đông dược học thiết yếu, Nxb Mũi Cà Mau

- Hoàng Duy Tân, Trần Văn Nhủ (1995), Từ điển phương thang đông y ,

Nxb Đồng Nai

- Lương Thừa Ân (2001), Thuốc quý ở quanh ta, Nxb Phụ nữ

- Ngô Văn Khiêm (2002), Đông y – Kinh nghiệm gia truyền, Nxb Y học

- Viện dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,

Nxb Khoa học và kĩ thuật

Trang 18

- Võ Văn Chi (2011), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học

- Nguyễn Văn Hưởng (2012), Toa thuốc đông y cổ truyền Việt Nam, Nxb

Tổng hợp TPHCM

- Tuệ Tâm (2013), Mẹo vặt Đông y – cây thuốc nam thông dụng và trị

bệnh những phương thuốc hay trong dân gian, Nxb Đồng Nai

để truyền cho đời sau

Có thể khi sưu tập về các thuốc thang cổ truyền, các nhà nghiên cứu đã không thể bỏ qua vốn kinh nghiệm quý báu của đồng bào các dân tộc thiểu số trên vùng rừng núi rất nhiều cây cỏ, trong đó có người Nùng

2.3.2.2 Người Nùng sống hòa mình với thiên nhiên, coi thiên nhiên là một

phần cuộc sống, gắn bó với đời sống vật chất cũng như tâm linh của họ Xuất phát từ lối sống và tâm lí đó, nên thuốc thang của người Nùng có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên Đây có lẽ cần xem như những phát hiện, tìm hiểu và đóng góp đáng ghi nhận của người Nùng đối với chính cuộc sống của họ nói riêng và sức khỏe cộng đồng nói chung

Qua tìm hiểu ban đầu, đa số những phương thuốc thông dụng và quý hiếm của người Nùng thường được chia theo từng loại bệnh Ví dụ như thuốc chữa đau bụng, thuốc chữa đau đầu, thuốc chữa gãy xương, thuốc bổ thận… Thuốc của người Nùng thường chia ra làm hai loại chính là thuốc chữa bệnh và thuốc bổ Trong các cuốn “Từ điển Việt - Tày – Nùng”, “Từ điển Tày – Nùng -

Việt” đã có một số mục từ về bệnh tật và các loại cây thuốc Tuy nhiên, các

cuốn sách này chỉ sưu tập được một số rất nhỏ các từ ngữ chỉ thuốc thang cổ truyền của người Nùng

Trang 19

Theo các tài liệu hiện có, ngoài quyển “Danh mục các cây & bài thuốc bản địa” của Hội Đông Y xã Tràng Phái và Bình Phúc huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, thì cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu về thuốc thang cổ truyền nào của người Nùng

Như vậy, cho đến nay, những tìm hiểu về bệnh tật và thuốc thang cổ truyền của người Nùng vẫn chưa được ghi chép có hệ thống, chỉ được lưu truyền lại cho thế hệ sau (phần lớn theo gia đình, dòng tộc) chủ yếu bằng phương thức truyền miệng

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích

Qua việc tìm hiểu từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền, luận văn

sẽ chỉ ra một số đặc điểm của tiếng Nùng về mặt từ vựng ngữ nghĩa cùng một

số nét văn hóa cổ truyền của người Nùng, chủ yếu từ phương diện y dược Qua

đó, công trình này hi vọng góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn về tiếng Nùng và văn hóa Nùng

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang

cổ truyền của người Nùng ở xã Tràng Phái, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

Xã Tràng Phái là một xã trọng điểm về kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn Xã có tổng diện tích đất tự nhiên 4.090,91ha,

Trang 20

với số dân 3.288 khẩu, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số trong đó phần lớn là dân tộc Nùng Xã có 746 hộ gia đình, sinh sống tại 8 thôn bản Địa hình của xã chủ yếu đồi núi, ruộng bậc thang, diện tích đất nông nghiệp nhỏ lẻ Từ bao đời nay, việc vào rừng, lên nương kiếm sống đã trở thành thói quen sinh hoạt của đồng bào nơi đây Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước, xã Tràng Phái đang dần thay da đổi thịt nhưng nguồn thu chủ yếu vẫn là dựa vào nông nghiệp Đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn khó khăn Công tác tuyên truyền về giáo dục, sức khỏe đã đến tận thôn bản, nhưng nhận thức của người dân nơi đây còn ít nhiều hạn chế Nhiều khi dân bản lựa chọn cách tự chăm sóc sức khỏe tại nhà hơn là đến trạm y tế Điều này đem lại những lợi ích thực tế: Vì tự chăm sóc sức khỏe của mình bằng cây

lá có sẵn quanh nhà và trong rừng núi mà người dân nơi đây có nhiều phương thuốc hay, vị thuốc quý không phải nơi đâu cũng có được

Chính vì những lí do trên, chúng tôi lựa đã chọn xã Tràng Phái, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn làm địa bàn của đối tượng nghiên cứu cho đề tài “Từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền của người Nùng”

4.2 Phạm vi

Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở một số nội dung sau:

- Tên của các bệnh tật và triệu chứng lâm bệnh

- Tên của các vị thuốc trong từng phương thuốc (không tìm hiểu về các công dụng, đặc tính dược, cách chế biến, cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng, cách bảo quản, cách phòng chống, những kiêng kị và nghi lễ khi dùng thuốc)

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để hoàn thành luận văn này, một số phương pháp được sử dụng như sau:

- Ngôn ngữ học điền dã: để thu thập tư liệu ở địa phương về các từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền của người Nùng

- Thống kê – phân loại: để tìm ra các quy luật xuất hiện của các từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang cổ truyền của người Nùng

Trang 21

- Miêu tả: để phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu, qua các thao tác phân tích và tổng hợp

Ngoài ra, luận văn sẽ tham khảo cách xem xét đối tượng từ góc nhìn Văn hóa học: hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế xã hội, tâm lí của người Nùng…

6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

- Góp phần bảo tồn và phát triển tiếng Nùng

- Góp phần bảo tồn vốn văn hóa của người Nùng, đặc biệt các phương thuốc giá trị của người Nùng đang có nguy cơ thất lạc và hư truyền

- Hướng tới biên soạn một cuốn bách khoa thư về sức khỏe cộng đồng và thuốc thang cổ truyền của dân tộc Nùng

7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn

dự kiến khoảng 110 trang, gồm các chương mục chính sau:

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ BỆNH

TẬT VÀ THUỐC THANG CỔ TRUYỀN TRONG TIẾNG NÙNG

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ BỆNH

TẬT VÀ THUỐC THANG CỔ TRUYỀN TRONG TIẾNG NÙNG

Trang 22

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÔN NGỮ HỌC VÀ VĂN HÓA HỌC

1.1.1 Ngữ pháp

1.1.1.1 Từ và ngữ

Từ và các phương thức cấu tạo từ:

Trong các đơn vị ngôn ngữ, từ là một trong số những đơn vị cơ bản nhất dùng để gọi tên các sự vật và thuộc tính của chúng, các hiện tượng, các quan hệ của thực tiễn, là một tổng thể các dấu hiệu ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp đặc trưng cho từng ngôn ngữ Từ ở vị trí trung tâm của hệ thống ngôn ngữ, là cơ sở

để con người tiến hành hoạt động nhận thức và tạo ra các đơn vị ngôn ngữ khác(cụm từ, câu, đoạn văn, văn bản) phục vụ cho nhu cầu giao tiếp Với vai trò quan trọng ấy nên từ đã, đang và có thể sẽ vẫn là đối tượng lâu dài, trung

tâm của Ngôn ngữ học

Các dấu hiệu đặc trưng của từ là: tính hoàn chỉnh, tính có thể phân chia thành các bộ phận và khả năng tái hiện lại dễ dàng trong lời nói Từ có thể phân chia thành các cấu trúc: cấu trúc ngữ âm của từ (là toàn bộ các hiện tượng âm thanh tạo nên vỏ âm thanh của từ); cấu trúc hình thái của từ (là toàn bộ các hình

vị tạo nên từ); cấu trúc ngữ nghĩa của từ (là toàn bộ các nghĩa khác nhau của từ)

Cho đến nay, trong Ngôn ngữ học, có không ít công trình đề cập đến định nghĩa từ, đã có tới trên 300 định nghĩa về từ Tuy nhiên đây vẫn là đề tài còn nhiều tranh luận Với mỗi mục đích nghiên cứu khác nhau, mỗi nhà nghiên cứu lại nhấn mạnh tới một phương diện của từ Có thể nêu ra một vài định nghĩa tiêu biểu về từ như sau:

Tác giả Hoàng Phê đưa ra quan điểm trong cuốn Từ điển tiếng Việt như sau: “Từ là đơn vị ngôn ngữ mà bắt đầu từ nó ngôn ngữ mới thực hiện chức

Trang 23

năng giao tiếp và chức năng tư duy Từ là một đơn vị hai mặt: mặt hình thức

và mặt ý nghĩa Mặt hình thức theo chúng tôi, là một hợp thể của một số thành phần: thành phần ngữ âm (còn gọi là ngoại biểu), thành phần cấu tạo (còn gọi

là cấu trúc của từ) và thành phần ngữ pháp” [44, tr.334-335]

Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến đưa ra

định nghĩa như sau: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền

vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu” [18, tr.141]

Hoặc là những ý kiến về từ trong tiếng Việt:

Theo Đỗ Hữu Châu thì: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố

định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [12, tr.16]

Nguyễn Thiện Giáp lại quan niệm: “Từ tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất

có ý nghĩa dùng để tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền” [23, tr.69]

Có thể nhận thấy ít nhiều có sự khác nhau trong các định nghĩa từ của các

nhà ngôn ngữ học Người thì nhấn mạnh vào hình thức ngữ âm “nó có hình

thức của một âm tiết, một khối viết liền”, người lại chú ý đến “chức năng gọi tên”, có người lại tập trung vào mối quan hệ thống nhất giữa “hình thức, ý nghĩa, ngữ pháp” của từ

Điều này cũng còn do trên thực tế trong các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập âm tiết tính như tiếng Tày, tiếng Nùng, tiếng Dao, tiếng Hán, tiếng Việt… , khó có sự phân biệt rạch ròi giữa từ và ngữ, đặc biệt giữa đơn vị được gọi là “từ ghép” và “cụm từ”

Rõ ràng thật khó có thể đưa ra một định nghĩa về từ khiến cho tất cả mọi người đều thoả mãn Qua những ý kiến của các nhà ngôn ngữ học đi trước, có thể thấy từ là một thực thể, tồn tại trong mỗi hệ thống ngôn ngữ với những đặc

Trang 24

điểm hình thức, cấu trúc nội tại và có thể có cách biểu thị nội dung (ý nghĩa)

khác nhau, được người bản ngữ tri giác (hiện thực về mặt tâm lí)

Qua các định nghĩa, có thể nhận thấy từ có những đặc điểm cơ bản giúp phân biệt nó với các đơn vị khác trong hệ thống ngôn ngữ như sau:

- Là một khối thống nhất, hoàn chỉnh của hình thức và nội dung hay nói cách khác, từ bao gồm hai mặt: âm thanh và ý nghĩa Tính hoàn chỉnh và thống nhất giữa hai mặt này giúp cho từ có khả năng hoạt động độc lập để tạo câu theo những quy tắc kết hợp nhất định

- Mang tính sẵn có, tồn tại độc lập: Chúng có thể tách ra khỏi câu mà vẫn

có ý nghĩa như vậy, chúng có thể được dùng để đặt câu khác

- Về mặt nội dung (mặt được biểu thị), từ là đơn vị có ý nghĩa biểu thị các

sự vật, hiện tượng…nhất định

- Có cấu trúc cố định - bắt buộc: Từ không thể chia nhỏ ra nữa mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa cũ Hay nói cách khác, từ là đơn vị có cấu trúc nội tại tương đối vững chắc, ổn định, có nghĩa mà không thể phân tách thành đơn vị nhỏ hơn

- Là đơn vị nhỏ nhất trực tiếp tạo câu, tạo lời nói

Trong luận văn này, xin chấp nhận quan niệm về từ được nhiều nhà nghiên cứu về các ngôn ngữ phương Đông xác định, là:

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, được sử dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo nên câu

Cách hiểu về từ như trên sẽ là cơ sở để tiến hành khảo sát, thống kê và phân loại những ngữ liệu về từ và ngữ có liên quan đến bệnh tật và các phương thuốc dân gian trong tiếng Nùng

Các phương thức cấu tạo từ:

Theo quan niệm phổ biến hiện nay, có ba phương thức:

+ Từ hoá hình vị là phương thức tác động vào bản thân một hình vị, làm

cho nó có những đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà không thêm bớt gì cả vào hình thức của nó Hay nói cách khác, dùng một hình

vị tạo thành một từ thực chất là cấp cho hình vị cái tư cách đầy đủ của một từ

Trang 25

+ Ghép là phương thức tác động vào 2 hoặc hơn 2 hình vị có nghĩa, kết

hợp chúng với nhau để sản sinh ra một từ mới (mang đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa như một từ)

Biểu đồ của phương thức ghép là:

Hình vị: A, B - Ghép - từ A+B hoặc B+A

+ Láy là phương thức tác động vào một hình vị cơ sở làm xuất hiện một

hình vị láy giống nó toàn bộ hay bộ phận về âm thanh Các hình vị cơ sở và hình vị láy tạo thành một từ (mang đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ)

Ví dụ: Phương thức láy tác động vào hình vị kheo (xanh) cho ta hình vị láy kheo (xanh) Hình vị láy và hình vị cơ sở làm thành từ kheo kheo (xanh xanh) Tác động vào hình vị: nọi (ít) cho ta hình vị láy: nòi Từ đó, ta có các từ

nòi nọi (in ít)

Biểu đồ của phương thức này là:

Hình vị A – láy - từ AA hoặc AA’ hoặc A’A

Theo Nguyễn Tài Cẩn [9] khi kết hợp thành tố với thành tố để tạo thành một tổ hợp tự do, có thể kết hợp theo ba mối quan hệ chính sau đây: kết hợp theo quan hệ đẳng lập; kết hợp theo quan hệ tường thuật; kết hợp theo quan hệ chính phụ Với ba loại quan hệ khác nhau đó, chúng ta sẽ có 3 loại tổ hợp tự do khác nhau: loại tổ hợp gồm nhiều trung tâm nối liền với nhau bằng quan hệ

đẳng lập gọi là liên hợp, loại tổ hợp gồm 2 trung tâm nối liền với nhau bằng quan hệ tường thuật gọi là mệnh đề và loại tổ hợp gồm một trung tâm nối liền với các thành tố phụ bằng quan hệ chính phụ gọi là đoản ngữ (hoặc ngữ)

Ngữ:

Ngoài đơn vị “từ”, một đơn vị nữa cũng cùng chức năng nhưng khác cấu

tạo với “từ” là “ngữ” (hay còn được gọi là cụm từ, từ tổ) Khi nói đến “ngữ” cần chú ý mấy điểm để phân biệt với “từ” như sau: Ngữ là sự kết hợp hai hoặc

nhiều thực từ (không hoặc có cùng với các hư từ có quan hệ với chúng gắn bó

về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái niệm thống nhất, và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tượng của thực tại khách quan

Trang 26

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học của Nguyễn Như Ý:

“Ngữ là sự kết hợp hai hoặc nhiều thực từ (không hoặc có cùng với các hư từ

có quan hệ với chúng gắn bó về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái niệm thống nhất, và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tượng của thực tại khách quan” [58, tr.176]

Về cấu tạo, ngữ là một kết cấu cú pháp được tạo thành bởi hai hoặc nhiều

thực từ trên cơ sở quan hệ đẳng lập, quan hệ tường thuật và quan hệ chính phụ Trong một số ngữ có từ đóng vai trò chủ yếu về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính gọi là các thành tố phụ Thành tố chính của ngữ có thể là danh từ (tạo nên ngữ danh từ), động từ

(tạo nên ngữ động từ), tính từ (tạo nên ngữ tính từ)

Về chức năng và đặc điểm: Cũng giống như từ, ngữ cũng là phương tiện định danh, biểu thị sự vật, hiện tượng quá trình, phẩm chất Ý nghĩa ngữ pháp của ngữ được tạo nên bằng quan hệ nảy sinh giữa các thực từ kết hợp lại trên

cơ sở của một kiểu liên hệ nào đó giữa chúng

Về phân loại, ngữ thường được chia thành hai kiểu: ngữ tự do (cụm từ tự do) và ngữ không tự do (ngữ/cụm từ cố định)

+ Ngữ tự do/ Cụm từ tự do: gồm những thực từ có tính độc lập Mối liên hệ

cú pháp của các yếu tố trong ngữ tự do là mối liên hệ linh loạt và có sức sản sinh + Ngữ không tự do/ Ngữ cố định/ cụm từ cố định: Tính độc lập về mặt từ vựng của một hoặc cả hai thành tố bị yếu đi hoặc bị mất và ý nghĩa từ vựng của ngữ trở nên giống như ý nghĩa của một từ riêng biệt

Tóm lại, có thể thấy: về bản chất từ và ngữ đều có nghĩa, có chức năng định danh, cố định, trực tiếp tham gia tạo câu… nhưng ngữ khác từ về mặt cấu tạo và phân loại

Các từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang trong tiếng Nùng thường chỉ sự vật, động tác và tính chất (tương ứng với danh từ và danh ngữ, động từ và động ngữ, tính từ và tính ngữ)

Trang 27

- Danh từ tượng thể: chỉ các khái niệm chỉ vật tưởng tượng

- Danh từ tập thể: chỉ tập hợp các vật thường là đồng nhất được hình dung thành một khối

Danh từ riêng là những tên riêng để gọi từng sự vật, đối tượng duy nhất,

cá biệt như tên người, tên địa danh…

Như vậy, danh từ chính là kết quả của quá trình định danh (cách gọi tên) các sự vật, hiện tượng thuộc các phạm trù khác nhau Mỗi dân tộc với điểm nhìn khác nhau thì cách gọi tên (định danh) cũng khác nhau và đó chính là nét đặc trưng văn hoá riêng biệt của mỗi nước Và qua cách gọi tên các sự vật, hiện tượng ít nhiều cũng thể hiện được quan niệm, cách nhìn, thói quen và tình cảm của mình trong đó Đó chính là một trong những biểu hiện cụ thể của mối quan

hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá

Khi dùng danh từ để giữ một chức vụ này hay một chức vụ khác trong câu, thường người ta còn hay đặt thêm một số thành tố phụ bên cạnh nó để tạo thành đoản ngữ Loại đoản ngữ chính phụ gồm các yếu tố sắp đặt sẵn theo quan

hệ có danh từ làm trung tâm như thế gọi là “danh ngữ”

Danh ngữ là đoản ngữ (hay ngữ) có danh từ làm trung tâm

Về cấu tạo, danh ngữ bao gồm hai phần chính:

- Bộ phận trung tâm (do danh từ đảm nhiệm) chiếm vị trí nằm giữa lòng đoản ngữ

Trang 28

- Các thành tố phụ (định tố) chia làm hai bộ phận: phần đầu của đoản ngữ (trước trung tâm) và phần sau của đoản ngữ (sau trung tâm)

Trong danh ngữ, không có loại định tố nào có trật tự tự do cả, khi thì ở trước khi thì ở sau

Về dạng, danh ngữ có hai dạng: dạng đầy đủ và dạng không đầy đủ

+ Dạng đầy đủ: phần đầu - phần trung tâm - phần cuối

+ Dạng không đầy đủ: có 3 dạng:

Dạng chỉ có phần đầu và phần trung tâm: phần đầu - phần trung tâm – Dạng chỉ có phần trung tâm và phần cuối: phần trung tâm - phần cuối

Dạng chỉ có phần đầu và phần cuối: phần đầu - phần cuối

Sau đây là một số chú thích cho sơ đồ danh ngữ:

- Phần trung tâm là trung tâm ghép bao gồm hai thành tố T1, T2 Trong

đó, T1 là trung tâm ngữ pháp, là các danh từ đơn vị; T2 là trung tâm ngữ nghĩa,

- Phần cuối có nhiều vị trí hơn Phần đầu của phần cuối là từ hư và phần

cuối của phần cuối danh ngữ phần lớn là từ thực thậm chí có thể phát triển thành cụm từ độc lập, cụm chính phụ hoặc cụm chủ - vị Vị trí các thành tố tỏ

Trang 29

Căn cứ vào các đặc trưng hoạt động của động từ, có thể chia động từ thành hai loại lớn là động từ độc lập và động từ không độc lập

Trong nhóm động từ độc lập lại chia thành các tiểu loại

Động từ không độc lập gồm những động từ có ý nghĩa tình thái, không

có khả năng hoạt động độc lập, thường phải đi kèm với các động từ độc lập

Động ngữ là đoản ngữ (hay ngữ) có động từ làm trung tâm

Đoản ngữ có động từ làm trung tâm (hay động ngữ) là tổ hợp tự do, không có quan hệ từ đứng đầu, không có quan hệ chính phụ giữa các thành tố chính với thành tố phụ và thành tố chính là động từ

Cấu tạo chung của động ngữ gồm hai phần chính:

- Phần trung tâm: có thể do một động từ hoặc tổ hợp gồm nhiều động từ

- Các thành tố phụ chia làm hai bộ phận: phần đầu của đoản ngữ (trước trung tâm) và phần sau đoản ngữ (sau trung tâm)

Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động, sự khẳng định hoặc phủ định hành động

Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động

Trang 30

1.1.1.4 Tính từ và tính ngữ

Tính từ là lớp từ có ý nghĩa ngữ pháp khái quát biểu thị tính chất (hay đặc trưng về tính chất) của sự vật, của đặc trưng động hay của đặc trưng tĩnh Căn cứ vào ý nghĩa và khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ của tính từ, có thể phân loại tính từ thành các nhóm sau:

- Tính từ có mức độ

- Tính từ không có mức độ

Cụm tính từ (hay tính ngữ) là tổ hợp từ tự đo, không có quan hệ từ đứng đầu, có quan hệ chính phụ giữa các thành tố chính với thành tố phụ, và thành tố chính là tính từ

Cấu tạo chung của cụm tính từ gồm ba phần: phần trung tâm, phần phụ trước và phần phụ sau

Các thành tố phụ của tính ngữ gồm hai loại: thành tố phụ là phụ từ và thành tố phụ là thực từ Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất, khẳng định hay phủ định, Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm

vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất

Phần lớn, những thành tố phụ là phụ từ xuất hiện ở động ngữ đồng thời

cũng có thể làm thành tố phụ trong tính ngữ Cụ thể như (ví dụ tiếng Nùng): đạ (đã), đang (đang), sẹ (sẽ), nám (vừa) với tư cách thành tố phụ trước, rồi với

Trang 31

1.1.2 Ngữ nghĩa

1.1.2.1 Khái niệm “nghĩa”

Khi nói về từ, chúng ta đã xác nhận đặc tính quan trọng nhất của chúng

là “có nghĩa” Vậy nghĩa (hay ý nghĩa) là gì?

Trong hai mặt của các đơn vị ngôn ngữ (biểu hiện và được biểu hiện, hình thức và nội dung), nghĩa thuộc mặt thứ hai

Hiện nay, có không ít định nghĩa về nghĩa (đặc biệt về nghĩa của từ) Sở

dĩ như vậy, vì khái niệm “nghĩa” rất trừu tượng (so với từ và các đơn vị ngôn ngữ khác) Về mặt lí thuyết, căn cứ để hiểu nghĩa, là: các đơn vị đang xét (từ và hình vị) được sử dụng trong sự quy chiếu về một sự vật hiện tượng nào đó, với yêu cầu người nói và người nghe đều phải cùng nghĩ về sự vật hiện tượng ấy, khi nhắc đến đơn vị đang xét Nhờ sự quy chiếu như vậy, sự sử dụng các đơn vị này trong cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn nó mới không gây nên sự lẫn lộn

Nghĩa các đơn vị đang xét mang tính quy ước, là nhờ người nói và người nghe (bản ngữ) ước định với nhau: âm thanh này thì biểu thị sự vật hiện tượng này, âm thanh kia thì biểu thị sự vật hiện tượng kia v.v Như vậy, mặt vật chất

và ý nghĩa có liên hệ mật thiết, quy định ràng buộc và là điều kiện tồn tại của nhau Đồng thời, cũng như các đơn vị ngôn ngữ, nghĩa của các đơn vị này (từ

và hình vị) cũng chỉ tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ Tách ra khỏi hệ thống, chúng không tồn tại nữa

Khi nói về nghĩa của từ, người ta phân biệt các thành phần như: nghĩa

biểu vật (là liên hệ giữa “hình thức âm thanh” với sự vật hiện tượng cụ thể mà

nó chỉ ra); nghĩa biểu niệm (là liên hệ giữa “hình thức âm thanh” với ý niệm –

cái biểu niệm, bao gồm các thuộc tính sự vật hiện tượng được phản ánh vào ý

thức con người) Ngoài ra, người ta còn phân biệt nghĩa cấu trúc – là mối liên

hệ giữa các đơn vị khác nhau trong hệ thống, nghĩa ngữ dụng – là mối liên hệ

giữa các đơn vị đang xét với tình cảm, thái độ của người sử dụng

Trang 32

Khi đi vào phân tích nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ đang nói ở trên, người ta đề xuất nhiều cách, trong đó thường được sử dụng hơn cả là làm cho

cái đơn vị này bộc lộ ý nghĩa của mình qua ngữ cảnh Ngữ cảnh được hiểu là

chuỗi các đơn vị ngôn ngữ kết hợp với đơn vị đang xét hoặc bao xung quanh

nó, làm cho nó được cụ thể hoá hơn và được xác định về nghĩa Ngữ cảnh, có thể là tối thiểu (đơn giản nhất) và tối đa (mở rộng đến mức có thể)

Đối với từ, không thể tách rời nó khỏi hoạt động ngôn ngữ, trong đó nó

có vai trò tái hiện tự do tạo thành câu Như vậy, chỉ trong sự hành chức, nghĩa mới được hiện thực hoá và xác định Hơn thế nữa, trong thực tế hoạt động của ngôn ngữ, nghĩa của đơn vị ngôn ngữ có thể bị giảm thiểu hoặc gia tăng so với các yếu tố cấu thành nó (các nét nghĩa), đồng thời người nói cũng có thể tạo nên hàng loạt các quan hệ về nghĩa khác trong hệ thống ngôn ngữ của mình: đồng âm, đồng nghĩa và trái nghĩa

Trong các tài liệu ngôn ngữ học, người ta thường chỉ nói đến ý nghĩa của

từ Điều đó là do từ là đơn vị cần chú ý hơn, là đơn vị trực tiếp cấu thành nên lời nói, và là sự kiện tâm lí - ngôn ngữ học tương đối hiển nhiên, thường trực đối với người bản ngữ Hơn nữa, từ là đơn vị gắn liền với sự tường giải nghĩa

và được đưa vào từ điển dưới dạng các “mục từ”

Có hai loại nghĩa chính được phân biệt như sau:

Nghĩa từ vựng: Là mối liên hệ giữa “hình thức âm thanh” với các hình

ảnh của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan hoặc các thuộc tính của các sự vật hiện tượng này (nghĩa biểu vật và biểu niệm) Đây là kết quả của sự nhận thức của con người được phản ánh vào ngôn ngữ, có liên quan đến phạm trù “khái niệm” trong triết học, trong đó chủ yếu là cách con người mô hình hoá thế giới khách quan qua phương tiện ngôn ngữ

Nghĩa ngữ pháp: là ý nghĩa chung của nhiều dạng thức thuộc đơn vị

đang xét (từ, hình vị) có tính chất đồng loạt và tính khái quát trong một hệ thống ngôn ngữ

Trang 33

Sự phân biệt hai loại ý nghĩa kể trên được ghi nhận qua ý kiến của các nhà ngôn ngữ học như sau:

“Ý nghĩa ngữ pháp luôn luôn phải được diễn đạt bằng những hình thức chung có tính đồng loạt Những hình thức này có thể thuộc về các phương thức khác nhau (các phương thức ngữ pháp, các hình thức ngữ pháp) nhưng là những hình thức cảm tính (lĩnh hội được bằng giác quan) và là chung cho mọi trường hợp có tồn tại và cần biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp đó Trong khi đó, hình thức biểu hiện của ý nghĩa từ vựng, không có tính chất chung, hay nói cách khác,

ý nghĩa từ vựng không được biểu đạt bằng những hình thức chung” [10, tr.74]

Điều có thể rút ra được qua những phân tích ở trên là khi xem xét cấu tạo

từ của một ngôn ngữ, là phải chỉ ra mối quan hệ của các thành tố bên trong từ

và không thể không đặc biệt chú ý đến ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa khái quát được diễn đạt bằng những hình thức đồng loạt

Khi nghiên cứu vấn đề nghĩa của từ, người ta thấy khá nhiều nhân tố liên quan tới việc hình thành nghĩa của từ như: hình thức ngữ âm của từ, sự vật hiện tượng được gọi tên, khái niệm được từ biểu thị, những yếu tố hệ thống ngôn ngữ chi phối, liên quan tới nghĩa của từ, tình cảm, thái độ, ý thức, tư tưởng, cách cảm nghĩ của người sử dụng ngôn ngữ, văn cảnh mà từ xuất hiện Trong các nhân tố nói trên, những nhân tố được coi là quan trọng nhất liên quan tới việc hình thành nghĩa của từ là sự vật, hiện tượng được từ gọi tên; khái niệm được từ biểu thị và những yếu tố thuộc hệ thống ngôn ngữ

Qua trình hình thành nghĩa của từ được hình dung như sau: Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan phản ánh vào tư duy con người thành khái niệm (về sự vật, hiện tượng) Các khái niệm ấy đi vào hệ thống ngôn ngữ được ngôn ngữ hoá, trở thành nghĩa của từ

Theo Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt: “Nghĩa của

từ (cũng như các đơn vị ngôn ngữ khác) là quan hệ của từ với cái gì đó nằm

Trang 34

ngoài bản thân nó Hiểu nghĩa của một đơn vị nào đó là hiểu đơn vị ấy có quan

hệ với cái gì, tức là nó biểu thị cái gì” [25, tr.78]

Sau khái niệm “nghĩa của từ”, thường có những sự phân biệt: nghĩa đen,

nghĩa bóng, nghĩa biểu cảm, nghĩa biểu hiện, nghĩa cấu trúc, nghĩa chính, nghĩa phụ, nghĩa chuyển tiếp, nghĩa gốc, nghĩa gợi cảm, nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, Cũng trong ngôn ngữ học đại cương, F.De Saussure đã quan niệm về tín hiệu và gián tiếp nói về nghĩa: Tín hiệu ngôn ngữ kết liền thành một không phải

một sự vật với một tên gọi, mà là một khái niệm với một hình ảnh âm thanh

Hình ảnh này không phải là cái âm vật chất, một vật thuần túy vật lí mà là dấu vết tâm lí của cái âm đó, là cái biểu tượng mà các giác quan của ta cung cấp cho ta về cái âm đó, nó thuộc cảm quan, và nếu đôi khi ta gọi nó là vật chất thì chỉ với ý nghĩa đó và để đối lập với thành phần kia của sự liên hệ, tức là với

khái niệm thường trừu tượng hơn Vậy, tín hiệu ngôn ngữ là một thực thể tâm

lý có hai mặt, hai yếu tố này gắn bó khăng khít với nhau và đã có cái này là có

cái kia Không những thế, F.de Saussure còn dùng từ tín hiệu để chỉ cái tổng thể và thay khái niệm bằng cái được biểu hiện, thay hình ảnh âm thanh bằng

cái được biểu hiện

Theo Lê Quang Thiêm, trong ngôn ngữ học đại cương, F.de Sassure đã coi

nghĩa là cái khái niệm, là cái được biểu hiện Trong quan niệm của ông, cái biểu hiện là hình ảnh âm thanh “là cái biểu tượng mà giác quan của ta cung cấp

cho ta về giác quan đó” Nhưng so với nó (cái biểu hiện) thì cái được biểu hiện,

khái niệm thường trừu tượng hơn Đây là một phát hiện mang tính bước tiến

lớn trong nhận thức về nghĩa của tín hiệu – từ Nó đưa ngôn ngữ học vào vị trí trung tâm của khoa học ký hiệu học và cho nghĩa là cái trừu tượng [52]

Tuy nhiên, quan niệm của Sassure còn hạn chế vì chưa trả lời được câu hỏi “Khái niệm là gì và nó được hình thành như thế nào?” và chưa đề cập đến hai nhân tố quan trọng khác là hiện thực và chủ thể ngôn ngữ Vì thế, sau F.de Saussure, đã có nhiều tác giả như Ogden, Rchards, G.tern, S.Ullmann, Lyons

đã có thêm những kiến giải về nghĩa một cách khá thuyết phục Chẳng hạn:

Trang 35

- So với sơ đồ nghĩa của F.de.Saussure, Ogden và Richards đã gọi cái biểu

hiện là cái biểu trưng Hai ông bổ sung thêm nhân tố tư duy con người và hiện

thực (sự vật) trong quy định nghĩa

- So với Ogden và Richards, G.Stern đã thay cái biểu trưng bằng tín hiệu

ngôn ngữ là từ hình thức và giải thích thêm cái quy chiếu hoặc tư duy là nghĩa,

đồng thời thay quan hệ chính xác bằng quan hệ biểu hiện và thay quan hệ chính xác bằng quan hệ biểu hiện và thay quan hệ dành cho bằng quan hệ lĩnh hội chủ quan cái được quy chiếu, thay quan hệ thay thế đại diện thành quan hệ biểu thị hoặc gọi tên cái được quy chiếu

- So với G.Tern, S.Ullmannn đã chỉ rõ: “Nghĩa là nội dung mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa tên gọi và nội dung liên hội” Như vậy, đến S.Ullmann, nghĩa không chỉ là thực thể tâm lý, tinh thần nữa mà có vai trò của quan hệ, không chỉ bản thân mà cả chức năng

- Theo Lê Quang Thiêm, so với S.Ullmann, Lyons không coi cái quy chiếu là nghĩa nữa Ông phân biệt quy chiếu và biểu thị Nghĩa là nội dung khái niệm, là nội dung liên hội và nghĩa biểu thị Như vậy, với nhân tố tư duy con người và hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, Lyons cho rằng có hai loại nghĩa là: Nghĩa biểu thị và nghĩa hệ thống

Quan niệm về nghĩa (ý nghĩa) của từ:

Theo tác giả Lê Quang Thiêm: “Nói đến hình thức, biểu thức, từ, ngữ, câu, lời, văn bản, diễn ngôn…là nói đến những hiện tượng, đơn vị, thực thể của ngôn ngữ trong ngôn ngữ học Nghĩa của những đơn vị thực thể đó là nghĩa của ngôn ngữ, thuộc ngôn ngữ Thuật ngữ gọi thứ nghĩa này là ngữ nghĩa Nhưng

có sự khác nhau giữ nghĩa trong ngôn ngữ, nghĩa của ngôn ngữ với nghĩa của các tồn tại khác” [52, tr.5]

Qua phần biện giải trên, có thể hình dung từ (một đơn vị quan trọng số một của ngôn ngữ) có hai mặt: mặt hình thức vật chất âm thanh và mặt nội dung ý nghĩa Hai mặt này gắn bó với nhau như hai mặt của một tờ giấy, nếu

Trang 36

không có mặt này thì cũng không có mặt kia Vậy nghĩa của từ tồn tại trong từ, nói rộng ra là trong hệ thống ngôn ngữ Nó là cái phần nửa làm cho ngôn ngữ nói chung và từ nói riêng, trở thành những thực thể vật chất - tinh thần

Nghĩa của từ không tồn tại trong ý thức, trong bộ óc của con người Trong

ý thức, trong tư duy của con người chỉ có những hoạt động nhận thức, hoạt

động tư duy mà thôi Điều này ngụ ý rằng: Trong ý thức, trong bộ óc trí tuệ

của con người chỉ tồn tại sự hiểu biết về nghĩa của từ chứ không phải là nghĩa

của từ Từ những điều trên đây, suy tiếp ra rằng những lời trình bày, giải thích trong từ điển, cái mà ta vẫn quen gọi là của từ trong từ điển, thực chất là những lời trình bày tương đối đồng hình với sự hiểu biết của ta về nghĩa của từ mà thôi Như vậy, từ nhiều quan niệm khác nhau, xin chia sẻ một cách hiểu mang

tính tổng quát về ý nghĩa của từ như sau: Nghĩa của từ là nội dung tinh thần mà

từ biểu hiện, nó được hình thành do sự kết hợp và tác động của nhiều nhân tố Trong số đó có những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ và những nhân tố nằm trong ngôn ngữ Nhân tố ngoài ngôn ngữ như: sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, tư duy và người sử dụng Nhân tố trong ngôn ngữ như: chức năng tín hiệu học, hệ thống (cấu trúc) của ngôn ngữ

Từ có liên hệ với nhiều nhân tố, nhiều hiện tượng Bởi thế nghĩa của từ cũng không phải chỉ có một thành phần, một kiểu loại Tùy theo các chức năng

mà từ chuyên đảm nhiệm, trong ý nghĩa của từ có những thành phần ý nghĩa sau đây:

- Ý nghĩa từ vựng, gồm:

+ Ý nghĩa biểu vật (denotative meaning) ứng với chức năng biểu vật: Là

liên hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện tượng, thuộc tính, hành động, ) mà nó chỉ

ra Bản thân sự vật, hiện tượng, thuộc tính, hành động, đó, người ta gọi là

biểu vật hay cái biểu vật (denotat) Biểu vật có thể hiện thực hoặc phi hiện

thực, hữu hình hay vô hình, có bản chất vật chất hoặc phi vật chất

Trang 37

+ Ý nghĩa biểu niệm (significative meaning) ứng với chức năng biểu niệm:

là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định Giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định Tập hợp này ứng với một số ý nghĩa biểu vật của từ Chính vì ý nghĩa biểu niệm của từ là một tập hợp có tổ chức, có quan hệ, cho nên còn có thể gọi nó là cấu trúc biểu niệm

+ Ý nghĩa biểu thái/Ý nghĩa ngữ dụng (pragmatical meaning) ứng với chức năng biểu thái: còn được gọi là nghĩa biểu thái, nghĩa hàm chỉ (connotative

meaning), là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của người nói

Thuộc phạm vi ý nghĩa biểu thái của từ bao gồm những nhân tố đánh giá, nhân

tố cảm xúc, nhân tố thái độ …mà từ gợi ra cho người nói và người nghe Ở đây, chúng ta chỉ bàn tới ý nghĩa biểu thái trong hệ thống ngôn ngữ, nghĩa là những

ý nghĩa biểu thái khi nó đứng riêng rẽ, tách khỏi văn bản

- Ý nghĩa ngữ pháp/ Nghĩa cấu trúc (structural meaning): ứng với chức

năng ngữ pháp (quan hệ, kết hợp, khái quát hóa) Ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa chung cho hàng loạt đơn vị ngôn ngữ và được thể hiện bằng những phương tiện ngữ pháp nhất định Có thể nói, ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa vật thể, còn ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa siêu vật thể hay phi vật thể, được thể hiện ra bằng những hình thức nhất định

Quan hệ giữa từ này với từ khác thể hiện trên hai trục: trục đối vị (paradigmatical

axis) và trục ngữ đoạn (syntagmatical axis) Quan hệ trên trục đối vị cho ta xác

định được giá trị của từ, khu biệt từ này với từ khác, còn quan hệ trên trục ngữ

đoạn cho ta xác định được ngữ trị (valence) – khả năng kết hợp của từ

Ở trên, đã được trình bày là từng thành phần ý nghĩa trong từ, theo quan niệm phổ biến hiện nay Tuy nhiên, vì từ là một thể thống nhất, cho nên mỗi thành phần ý nghĩa chỉ là sự tách bạch những phương diện khác nhau của cái thể thống nhất đó Sự hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa của từ phải là sự hiểu biết

Trang 38

thấu đáo từng mặt một nhưng cũng phải là sự hiểu biết tổng quát về những mối liên hệ quy định lẫn nhau giữa chúng

Tác giả Đỗ Hữu Châu đã khẳng định vai trò của ý nghĩa như sau: “Ý nghĩa

là cái quyết định, là lý do tồn tại của ngôn ngữ Không một đối tượng nghiên cứu nào của ngôn ngữ học mà không liên hệ với ý nghĩa…Ý nghĩa là tờ “chứng chỉ” cho các sự kiện ngôn ngữ Thế nhưng, tờ “chứng chỉ” ấy lại trừu tượng và khá mơ hồ Vì thế, để có thể tiến hành được sự nghiên cứu ý nghĩa, phải biết tách nó ra từng mặt đối lập để tìm hiểu Chẳng hạn, tách ý nghĩa trong hệ thống với ý nghĩa trong lời nói; tách cấu trúc cốt lõi của ý nghĩa của từ với những thành phần tạo nên “da thịt”, sức sống của từ do xã hội và cá nhân mang lại Cái cấu trúc cốt lõi đó là các cấu trúc biểu niệm Cấu trúc này vừa là cái chung cho nhiều từ, là một tổ chức những nét nghĩa chung, ở những mức độ khái quát và cụ thể khác nhau, vừa là cái riêng cho từng từ, do sự có mặt của các nét nghĩa hạn chế biểu vật trong cái cấu trúc chung đó Cấu trúc biểu niệm của từ là cái riêng, tính hệ thống về ngữ nghĩa là cái chung Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết Tuy tách ra từng mặt đối lập để nghiên cứu, nhưng chúng ta cũng phải chú ý đến những tác động qua lại, sự chuyển hóa giữa các mặt đó” [10, tr.234]

Chúng ta trở lại với câu hỏi: Nghĩa là gì? Câu trả lời được tìm thấy trong

quan niệm đã được nhiều nhà ngôn ngữ học đồng tình như sau:

Hiện thực được phản ánh vào trong nhận thức, tạo nên một mối liên hệ thường trực, liên tục với một hình thức âm thanh nhất định, nhờ đó sự phản ánh này được hiện thực hoá bằng ngôn ngữ Mối liên hệ này được hiểu là “nghĩa”

Có thể xem đây chính là quan niệm đa diện, là cơ sở giúp đi vào tìm hiểu

và biện giải về cấu trúc và ý nghĩa của các từ ngữ chỉ bệnh tật và thuốc thang

cổ truyền của người Nùng

Trang 39

1.1.2.2 Khái niệm "trường nghĩa"

Trong hệ thống ngôn ngữ, giữa các đơn vị từ vựng luôn tồn tại những mối quan hệ qua lại nhất định Một trong những mối quan hệ giữa các đơn vị từ vựng mà các nhà ngôn ngữ học đặc biệt quan tâm là mối quan hệ về nghĩa Với việc thừa nhận sự tồn tại của đơn vị từ vựng trong hệ thống ngôn ngữ và tập trung làm rõ mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các đơn vị từ vựng, một thứ lí thuyết mới đã ra đời - lí thuyết trường nghĩa

Lí thuyết trường nghĩa xuất hiện trong nghiên cứu ngôn ngữ học vào những năm 20 - 30 của thế kỉ XX, được khởi xướng bởi các nhà ngôn ngữ học Đức và Thuỵ Sĩ Nhắc đến lí thuyết về trường nghĩa người ta nhớ ngay đến các tên tuổi như: J.Trier, L.Weisgerber, Meyer Lúc đầu, lí thuyết “trường” này có tham vọng quá lớn, chia hết các từ vào các trường, vạch ranh giới triệt để giữa các trường Về sau, lí thuyết này được vận dụng một cách “khiêm tốn” hơn, không phân trường toàn bộ vốn từ mà chỉ nghiên cứu một vài trường nhỏ (trường

từ vựng hay nhóm từ vựng ngữ nghĩa) Ngày nay, lí thuyết trường nghĩa là một trong những lí thuyết ngữ nghĩa đã và đang được vận dụng một cách rộng rãi để nghiên cứu từ vựng ngữ nghĩa của rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới

Ở Việt Nam, lí thuyết trường nghĩa được du nhập muộn hơn - vào những năm 70 và gắn liền với tên tuổi của nhà ngôn ngữ học Đỗ Hữu Châu Với công

trình “Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt” (Nxb Giáo dục, 1981), lần đầu tiên ở

Việt Nam lí thuyết về trường nghĩa đã được trình bày đầy đủ, hệ thống Sau này, lí thuyết trường nghĩa đã được các nhà Việt ngữ ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu từ vựng tiếng Việt Tại sao lí thuyết trường nghĩa lại có sức lan toả mạnh mẽ như vậy?

Ưu điểm của lí thuyết trường nghĩa là ở chỗ nó chẳng những giúp miêu tả

từ vựng của các ngôn ngữ một cách hệ thống mà còn cho phép dễ dàng so sánh các ngôn ngữ, các nhóm từ với nhau, tìm ra những đặc điểm riêng phổ quát

cũng như những nét đặc thù của từng ngôn ngữ, từng nhóm từ

Trang 40

F.de Saussure trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” đã chỉ ra hai

dạng quan hệ cơ bản của ngôn ngữ, là quan hệ ngang (quan hệ tuyến tính, quan

hệ hình tuyến ) và quan hệ dọc (quan hệ hệ hình) Tương ứng với hai dạng quan hệ đó có thể có hai loại trường nghĩa là:

Trường nghĩa ngang (trường tuyến tính)

Trường nghĩa dọc (trường trực tuyến)

Ở trường nghĩa dọc, lại được phân chia thành: trường biểu vật, trường biểu

niệm và trường liên tưởng

Theo Đỗ Hữu Châu, giữa các từ có không ít sự đồng nhất về hình thức và

về ý nghĩa Căn cứ vào những cái chung giữa các từ, chúng ta sẽ tiến hành sự phân lập toàn bộ từ vựng của tiếng Việt thành những hệ thống nhỏ hơn và phát hiện ra những quan hệ giữa các từ trong từ vựng

Do quá phức tạp, những liên hệ ngữ nghĩa trong từ vựng không hiện ra một cách trực tiếp giữa các từ lựa chọn một cách ngẫu nhiên Tuy nhiên, những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt được các từ (các ý nghĩa của từ) vào những hệ thống con thích hợp Nói cách khác, tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa Với các trường nghĩa, chúng ta có thể phân định một cách tổng quát những quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng thành những quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường nghĩa và những quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường F.de.Saussure đã chỉ ra hai dạng quan hệ ngang (quan hệ hình tuyến, quan hệ ngữ đoạn) và quan hệ dọc (hay quan trực tuyến, quan hệ hệ hình) Theo hai dạng quan hệ có thể có hai loại trường nghĩa: Trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến) [10, tr.171]

Ngày đăng: 01/11/2017, 13:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Anh, Nguyễn Thị Yến (2009), Trường nghĩa ẩm thực trong các bài báo viết về bóng đá, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường nghĩa ẩm thực trong các bài báo viết về bóng đá
Tác giả: Hoàng Anh, Nguyễn Thị Yến
Năm: 2009
2. Lương Thừa Ân (2001), Thuốc quý ở quanh ta, Nxb Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuốc quý ở quanh ta
Tác giả: Lương Thừa Ân
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2001
3. Nguyễn Nhã Bản (2004), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb Nghệ An, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Nhã Bản
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2004
4. Diệp Quang Ban (1980), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập 1-2, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập 1-2
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1980
5. Lương Bèn, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Chiến (1971), Góp ý về việc cải tiến chữ Tày - Nùng, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp ý về việc cải tiến chữ Tày - Nùng
Tác giả: Lương Bèn, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Chiến
Năm: 1971
6. Lương Bèn - Chủ biên (2009), Slon phuối Tày, Nxb Đại học Thái Nguyên, TN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Slon phuối Tày
Tác giả: Lương Bèn - Chủ biên
Nhà XB: Nxb Đại học Thái Nguyên
Năm: 2009
7. Lương Bèn - Chủ biên (2011), Từ điển Tày - Việt, Nxb Đại học Thái Nguyên, TN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tày - Việt
Tác giả: Lương Bèn - Chủ biên
Nhà XB: Nxb Đại học Thái Nguyên
Năm: 2011
8. Viết Đẳng Bế (1992), Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam, Nxb Viện dân tộc học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam
Tác giả: Viết Đẳng Bế
Nhà XB: Nxb Viện dân tộc học
Năm: 1992
9. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1996
10. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1981
11. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
12. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
13. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2006), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
14. Nông Minh Châu (1973), Dân ca đám cưới Tày – Nùng, Nxb Việt Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân ca đám cưới Tày – Nùng
Tác giả: Nông Minh Châu
Nhà XB: Nxb Việt Bắc
Năm: 1973
15. Võ Văn Chi (2011), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển cây thuốc Việt Nam
Tác giả: Võ Văn Chi
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2011
16. Nguyễn Văn Chiến (2004), Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt, Nxb KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2004
17. Mai Ngọc Chừ (CB, 2007), Nhập môn Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn Ngôn ngữ học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
18. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2001), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
20. Nguyễn Hàm Dương (1970), Chức năng xã hội của tiếng Tày - Nùng, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chức năng xã hội của tiếng Tày - Nùng
Tác giả: Nguyễn Hàm Dương
Năm: 1970
21. Phan Đây (1989), Tính năng bào chế và tác dụng của thuốc nam theo y học dân tộc, Tài liệu hướng dẫn y học dân tộc cơ sở của Hội Y học dân tộc tỉnh Khánh Hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính năng bào chế và tác dụng của thuốc nam theo y học dân tộc
Tác giả: Phan Đây
Năm: 1989

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w