1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ TẠI HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP

28 508 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 272 KB

Nội dung

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ TẠI HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆPĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ TẠI HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆPĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ TẠI HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆPĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ TẠI HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆPĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ TẠI HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP

Trang 1

HỌC VIỆN QUÂN Y

TĂNG XUÂN CHÂU

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA

BỜ TẠI HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH VÀ

HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP

Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế

Mã số: 62 72 01 64

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Trang 3

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Đào Xuân Vinh

2 PGS TS Hoàng Hải

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Khắc Hải

Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Trường Sơn

Phản biện 3: PGS.TS Lê Văn Bào

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường vào hồi: giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:

1 Thư viện Quốc Gia

2 Thư viện Học viện Quân y

3 ………

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam có lợi thế lớn về biển, đánh bắt hải sản là ngành nghề truyềnthống lâu đời Quan điểm của Đảng, Nhà nước phát triển nước ta mạnh, giàulên từ biển và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia [1], [16],[64], [66] Sức khỏe ngư dân bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trên biển như vi khíhậu khắc nghiệt, sóng, gió biển, bão biển thất thường, rung lắc, tiếng ồn lớn,không gian lao động, sinh hoạt chật hẹp, điều kiện sinh hoạt, dinh dưỡng, chămsóc sức khỏe (CSSK) trên biển dài ngày thiếu thốn [27], [37], [77], [102] Đánhbắt hải sản xa bờ là ngành nghề độc hại, nguy hiểm, bệnh, tai nạn thương tíchhay xảy ra [37], [41], [89],[99], [101] Hệ thống y tế cơ sở ven biển, hải đảo,thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe ngư dân cả ven bờ và trên biển cònnhiều bất cập [8], [13], [34], [56], [61] Xây dựng, áp dụng có hiệu quả các giảipháp bảo đảm sức khỏe ngư dân là một nhu cầu tất yếu, khách quan khôngnhững nâng cao chất lượng cuộc sống, mà còn giúp ngư dân an tâm bám biển,phát triển nghề nghiệp góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội vàbảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc [19], [51], [53]

Quảng Ninh là tỉnh trọng điểm biển đảo Huyện đảo Vân Đồn có cảng biển

và tập trung chủ yếu ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ của tỉnh, đến nay chưa cónghiên cứu nào về điều kiện lao động, đặc điểm bệnh tật và chăm sóc sức khỏecủa ngư dân cũng như giải pháp can thiệp

Đề tài được tiến hành với các mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng điều kiện lao động, đặc điểm sức khỏe, bệnh tật, chăm

sóc sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh năm 2013.

2 Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp nhằm cải thiện điều kiện chăm sóc bảo vệ sức khỏe của ngư dân đánh bắt xa bờ thuộc nghiệp đoàn nghề

cá Cái Rồng, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh năm 2014.

Trang 5

2 Những đóng góp mới của đề tài:

- Xác định được điều kiện lao động của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ ở

Vân Đồn chứa nhiều yếu tố bất lợi đến sức khỏe Trong khi đó, điều kiện chămsóc sức khỏe của ngư dân rất hạn chế: Bảo hộ lao động chưa đầy đủ và ít sửdụng; Ít được hướng dẫn an toàn lao động (9,1%); Có nhiều thói quen xấu đếnsức khỏe chiếm từ 76-97%; Thuốc, trang bị y tế trên tàu sờ sài

- Xác định được đặc điểm bệnh tật của đối tượng ngư dân với một số nhómbệnh chủ yếu: bệnh hệ cơ xương khớp 55%, bệnh răng miệng 46%, bệnh ngoài

da 24,3%, bệnh mắt 20%, bệnh tai mũi họng 17,3%, tăng huyết áp 15,7% Tỷ lệngư dân đã từng bị tai nạn thương tích là 54,3%, đa phần là vết thương phầnmềm 81,6%, nguyên nhân chủ yếu do trượt ngã và do dụng cụ lao động, vị tríhay xảy ra là boong tàu

- Xây dựng, triển khai thí điểm tại nghiệp đoàn nghề các Cái Rồng, huyện

Vân Đồn Mô hình Ban quản lý sức khỏe ngư dân gắn kết với 03 giải pháp kỹthuật chuyên môn Sau 6 tháng áp dụng thấy hiệu quả rõ ràng: So với trước canthiệp tỷ lệ ngư dân có kiến thức, thái độ, thực hành tự bảo vệ, chăm sóc sứckhỏe và hài lòng về các hoạt động chăm sóc sức khỏe trên tàu tăng lên, khácbiệt có ý nghĩa thông kê (p<0,05) Trên 93,3% tàu đã được trang bị tủ thuốc,các trang thiết bị cấp cứu, thuốc, dụng cụ y tế thiết yếu và cẩm nang y tế giúpngư dân tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trên biển

3 Bố cục của luận án: Luận án gồm 150 trang, gồm các phần và 4 chương:

Đặt vấn đề: 02 trang

Chương 1 Tổng quan: 36 trang

Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 28 trang

Chương 3 Kết quả nghiên cứu: 47 trang

Chương 4 Bàn luận: 34 trang

Kết luận: 02 trang

Kiến nghị: 01 trang

Trang 6

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN 1.1 MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VEN BIỂN, HẢI ĐẢO

Số người tham gia đánh bắt thủy hải sản ngày càng tăng từ 1,64 triệungười năm 2000 lên 1,96 triệu người năm 2007, tốc độ tăng trung bình 2,29%/năm [14] Nhóm tàu công suất > 90 CV tăng bình quân 13%/năm [69]

Nước ta có trên 20 loại nghề khác nhau, nhưng đối với nghề đánh bắt cá

xa bờ, thì bao gồm lưới kéo: 30,6%; lưới cản (lưới rê): 21,3%, nghề câu: 18,6%,nghề vây: 7,5% Đặc điểm các họ nghề đánh bắt hải sản xa bờ khác nhau vàphân bố khác nhau tùy theo vùng, miền ngư trường đánh bắt [24]

1.2 ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ

Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt, tiếng ồn, rung lắc, ánhsáng, hơi khí độc ở trên các tàu, thuyền lao động dài ngày trên biển thường khôngđạt TCVSCP [21], [25], [28], [31], [32], [37], [48], [105] Trên tàu chỉ có mộtgiới nam, không được thỏa mãn những nhu cầu tình cảm khác giới, cuộc sống sinhhoạt, lao động bó hẹp, lao động theo ca, nhịp thức lao động đơn điệu, thường thiếuphương tiện vui chơi giải trí, thiếu nước sạch, dinh dưỡng thực phẩm mất cân đối,thiếu rau tươi, nên điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm của ngư dânkhông đảm bảo, ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và tự chăm sóc sức khỏe cònthấp nhất là ở ngư dân [21], [37], [48], [71], [76], [101]

1.3 THỰC TRẠNG SỨC KHỎE BỆNH TẬT CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ QUA CÁC NGHIÊN CỨU

Matheson C và cs (2005) điều tra tai nạn, thương tích ở 164 ngư dân ởvùng Đông Bắc Scotland thấy 81% trường hợp bị chấn thương và 12% mắc cácbệnh mạn tính [99] Szymańska K và cs (2006) thấy các yếu tố có liên quanđến các vụ tự tử ở ngư dân là do ảnh hưởng của môi trường lao động nghề

Trang 7

nghiệp, trạng thái stress và yếu tố tâm lý của cá [113] Kaerlev L và cs (2008)thấy lao động trên biển gồm thuyền viên, ngư dân Đan Mạch bị ảnh hưởngnhiều đến thính lực, đặc biệt là nhân viên làm trong phòng máy [88].Sigvaldason K và cs (2010) thấy tần suất xảy ra các vụ tai nạn thương tích vớingư dân Iceland là 54/100.000 người/năm 87% các tai nạn xảy ra trên tàu, 51%khi tàu đang hành trình [111]

Sliskovic A và cs (2015) thấy mức độ hài lòng của thuyền viên Croatriavới công việc ở mức trung bình, lý do thuyền viên không hài lòng liên quan cơbản tới sự biệt ly xa cách nhà và gia đình, với địa vị xã hội, với điều kiện sống

và làm việc trên tàu [112] Lefkowitz R.Y và cs (2015) thấy các bệnh dạ dàyruột ở thuyền viên là phổ biến nhất [92]

Bùi Thị Thúy Hải, Bùi Thị Hà (2004) thấy toàn bộ ngư dân là nam giới,

sự hiểu biết CSSK hạn chế; 100% tàu không liên lạc trực tiếp với đất liền được;62,1% tàu sử dụng nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh; Không cótàu nào mang nhiệt kế, máy đo huyết áp; 50% tàu không mang thuốc [23]

Nguyễn Thị Yến (2007) thấy, ngư dân đánh bắt cá xa bờ ở Hải Phòngthường gặp các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng (58,1%), bệnh đường ruột(32,12%), bệnh hệ thần kinh (33,64%) Các bệnh tật đặc trưng ở ngư dân đánhbắt cá xa bờ đều có liên quan với tuổi nghề [71]

Phùng Thị Thanh Tú và cs (2010) thấy, ngư dân miền Trung chưa được

quản lý sức khỏe, công tác tuyên truyền CCSK ngư dân còn thiếu và rất yếu nênkiến thức về CSSK ngư dân rất hạn chế Trang bị bảo hộ lao động chuyên dụngkém, thiếu an toàn, tỷ lệ bị tai nạn thương tích chiếm rất cao (55,1%) [63].Nguyễn Văn Tâm và cs (2016) nghiên cứu thấy: tỷ lệ tai nạn thương tích củangư dân là 41,67%, của thuyền viên là 3,68%, cao nhất ở nhóm có tuổi nghề

≤10 năm, các nguyên nhân do ngư dân trượt ngã 28,26%, do dây tời quấn22,85% [52]

Trang 8

1.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM SỨC KHỎE NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ

Các nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm bảo đảm công tác CSSK chongư dân trên biển, nhất là cho ngư dân đánh bắt xa bờ còn hạn chế, các khiến nghịmới chỉ ở mức đề xuất thực hiện, ít duy trì và đánh giá xác định lại giá trị thựctiễn Giải pháp đã triển khai thuộc các nhóm: Chính sách; Tổ chức mạng lưới y tế;Huy động cộng đồng, Bảo đảm dinh dưỡng- an toàn thực phẩm (ATTP); Tuyêntruyền giáo dục sức khỏe (TTGDSK); Nâng cao năng lực trong cấp cứu, xử trí cáctình huống y tế biển; Cải thiện môi trường điều kiện lao động

Với điều kiện, thức trạng hiện tại, trong khi chưa thể xây dựng hoàn thiện

cả hệ thống đồng bộ CSSK ngư dân cả trên bờ và trên biển, cần đề xuất một mô

hình tổ chức quản lý sức khỏe ngư dân dựa trên huy động nguồn lực của chínhcộng đồng gắn kết với các giải pháp kỹ thuật: Tuyên truyền GDSK; tập huấnphòng và xử lý bệnh, tai nạn thường gặp, sơ cấp cứu ban đầu; và hỗ trợ trang bị,thuốc, sách cẩm nang y tế nhằm cải thiện việc tự bảo vệ CSSK bản thân ngưdân trong quá trình lao động đánh bắt xa bờ, dài ngày trên biển

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

* Người lao động trên tàu đánh bắt hải sản xa bờ tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh

Quảng Ninh Bao gồm:

- Ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ

- Chủ tàu đánh bắt hải sản xa bờ

- Tàu đánh bắt hải sản xa bờ

- Điều kiện lao động trên tàu đánh bắt hải sản xa bờ

* Cán bộ lãnh đạo liên quan công tác CSSK tại địa phương.

Trang 9

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh nơi có cảng biển lớn và tập trung nhiều ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ

-2.1.3 Thời gian nghiên cứu

- Chuẩn bị nguồn lực và điều tra thực trạng từ 11/2012 đến 8/2013

- Xây dựng, áp dụng giải pháp can thiệp từ tháng 9/2013 đến 8/2014

- Đánh giá hiệu quả can thiệp và hoàn thiện từ tháng 9 đến 12/2014

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

- Mô tả cắt ngang có phân tích - nghiên cứu định lượng

- Can thiệp cộng đồng một nhóm không đối chứng - kết hợp định lượng

và định tính

2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

* Tiêu chuẩn chọn mẫu:

- Chọn chủ tàu, tàu (>90CV), ngư dân đánh bắt xa bờ, cách chọn mẫu chủđích, ưu tiên tàu, chủ tàu, ngư dân dễ tiếp cận hợp tác và trực tiếp lao động đánhbắt hải sản xa bờ (không chọn nghề lặn do cấm)

* Cỡ mẫu trong nghiên cứu mô tả ngang:

- Khảo sát, bệnh tật, đặc điểm CSSK của ngư dân (gồm cả chủ tàu trêntàu đánh bắt hải sản xa bờ) theo công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ

- Khảo sát tiếng ồn, ánh sánh, rung xóc, hơi khí độc, nguồn nước sinhhoạt với cỡ mẫu 30 tàu khi nổ máy không tải bằng cách chọn mẫu có chủ đích

Trang 10

- Khảo sát vi khí hậu, tiếng ồn và rung xóc trên 4 tàu hành trình công suấtkhác nhau (trong số 30 tàu đã chọn) để làm đại diện nghiên cứu các tàu.

* Cỡ mẫu trong nghiên cứu can thiệp:

- Toàn bộ số ngư dân của 15 tàu của nghiệp đoàn nghề cá Cái Rồng, trungbình khoảng 7 người/tàu, tổng số 100 ngư dân (trong số 30 tàu đã chọn)

- Phỏng vấn sâu 07 cán bộ lãnh đạo liên quan công tác CSSK ngư dân tạiđịa phương

- Thảo luận nhóm lãnh đạo ở địa phương: 01 nhóm (07 người)

- Thảo luận nhóm chủ tàu: 01 nhóm (06 người)

- Thảo luận nhóm ngư dân: 02 nhóm, mỗi nhóm 06 người

2.3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU

2.3.1 Nội dung nghiên cứu

Giai đoạn 1- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, gồm các nội dung:

- Điều tra thực trạng bệnh, tai nạn thương tích, đặc điểm CSSK của ngưdân đánh bắt hải sản xa bờ

- Khảo sát thể lực, thính lực, thị lực, căng thẳng cảm xúc (stress) trước vàsau hành trình của 40 ngư dân trên tàu đánh bắt hải sản xa bờ

- Phỏng vấn 30 chủ tàu về tổ chức lao động, đặc điểm CSSK của ngư dântrên tàu trong khi đánh bắt hải sản xa bờ

- Khảo sát về tiếng ồn, ánh sánh, rung xóc, hơi khí độc, nguồn nước sinhhoạt của 30 tàu (đã phỏng vấn chủ tàu) chỉ nổ máy lúc đỗ nghỉ không tải

- Khảo sát vi khi khậu, tiếng ồn và rung xóc trên 4 tàu hành trình côngsuất khác nhau (trong số 30 tàu đã chọn) để làm đại diện nghiên cứu các tàu

Giai đoạn 2- Nghiên cứu can thiệp cồng đồng, gồm:

* Xây dựng 4 nhóm giải pháp can thiệp kết hợp đồng thời sau:

- Giải pháp 1: Thành lập Mô hình Ban quản lý sức khỏe ngư dân thí điểmtại Thị trấn Cái Rồng làm giải pháp trọng tâm, nhằm duy trì phát triển 3 giảipháp can thiệp 2, 3, 4 đồng bộ kèm theo

Trang 11

- Giải pháp 2: TTGDSK về ATLĐ, dinh dưỡng–ATTP, hành vi lành mạnhbảo vệ và CSSK ban đầu cho chủ tàu và ngư dân trên biển.

- Giải pháp 3: Tập huấn thực hành về ATLĐ, dinh dưỡng–ATTP, Hành vilành mạnh, bảo vệ và CSSK ban đầu cho chủ tàu và ngư dân trên biển

- Giải pháp 4: Xây dựng, Hỗ trợ trang thiết bị, thuốc, sách tư vấn y tế chochủ tàu, ngư dân tự bảo vệ CSSK ban đầu trên biển

* Đánh giá hiệu quả can thiệp:

- So sánh trước và sau can thiệp Kiến thức, thái độ , thực hành (KAP) củangười dân về các nội dung: y học biển, dinh dưỡng, ATTP, hành vi lành mạnh,

kĩ thuật cấp cứu cơ bản, năng lực y tế trên tàu, sự hài lòng của ngư dân

- Đánh giá chung tính hiệu quả, khả thi, tính bền vững và ý nghĩa thiếtthực của mô hình đã can thiệp thí điểm

- Sử dụng chỉ số hiệu quả để đánh giá Chỉ số này tính theo công thức:

|p2 - p1| CSHQ (%) = x 100

p1

- Trong đó: CSHQ: chỉ số hiệu quả ( %); p1: là tỷ lệ tại thời điểm bắt đầucan thiệp; p2: là tỷ lệ tại thời điểm sau can thiệp

2.3.2 Các kỹ thuật thu thập số liệu

- Phỏng vấn, khám sức khỏe cho ngư dân nhằm thu thập thông tin địnhlượng về điều kiện lao động, đặc điểm bệnh tật, đặc điểm CSSK của ngư dân,KAP của ngư dân về chăm sóc sức khỏe trước và sau can thiệp

- Đo môi trường với các yếu tố vi khí hậu, rung, xóc ồn, ánh sáng, chấtlượng nước trên tàu; thể lực, thính lực, thị lực ngư dân trước sau hành trìnhđược thực hiện theo đúng quỳ trình kỹ thuật thường quy quy định

- Thảo luận nhóm trọng tâm và phỏng vấn sâu lãnh đạo địa phương nhằmđánh giá tính hiệu quả, tính bền vững và khả năng duy trì và nhân rộng các giảipháp của mô hình chăm sóc sức khỏe ngư dân

CHƯƠNG 3

Trang 12

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯ DÂN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ HUYỆN VÂN ĐỒN

3.1.1 Điều kiện lao động của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ tại Vân Đồn

* Khảo sát môi trường lao động trên 30 tàu nổ máy không tải tại cảng và trên 4tàu hành trình thấy có nhiều chỉ tiêu không đạt TCVSCP:

- Nhiệt độ trên tàu trong khoảng 27- 330C, có 50,0% số tàu đo nhiệt độ ở vịtrí hầm máy vượt TCVSCP (TCVN 5508-1991, Mùa hè)

- Có 25% số tàu đo độ ẩm ở các vị trí trên tàu đều vượt TCVSCP

- Độ ồn: hầm tàu có 96,67% mẫu vượt TCVSCP

- Trong lúc chạy đều và tăng tốc ra khơi, ở tất cả 4 tàu đo, cường độ tiếng

ồn đều cao hơn TCVSCP (100% mẫu đo)

- Tại thời điểm tăng tốc, ở hầm máy có (50% tàu) có vận tốc rung đứng caohơn TCVSCP

* Khảo sát 30 chủ tàu và 300 ngư dân/chủ tàu trên tàu về tổ chức lao động thấy cónhiều hạn chế ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe ngư dân:

- Tuổi đời ngư dân biến thiên rộng từ 16 đến 70; trung bình tuổi đời là35,3  10,7năm, tuổi nghề là 13,8  9,8năm, số người trên tàu trung bình là 7người; chỉ có nam giới; công suất tàu từ 200 - 400CV

- Phân bố hai loại nghề chủ yếu là Chài chụp 69% và Lưới rê 24,7%

Trang 13

3.1.2 Đặc điểm bệnh tật, tai nạn thương tích của ngư dân đánh bắt hải sản

Bảng 3.15 Đặc điểm bệnh của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ (n = 300)

- Khám sức khỏe 300 ngư dân thấy có 8 nhóm bệnh, trong đó nhóm bệnh

cơ xương khớp chiếm tỷ lệ cao nhất

- Qua phỏng vấn 300 ngư dân về các triệu chứng cơ năng hiện tại thấy:chiếm tỷ lệ phổ biến là đau lưng 59,3%, mệt mỏi 55%, đau xương khớp 28,9%,mẩn ngứa 16,6%, viêm loét móng 14,6%, mất ngủ 11,6%

Trang 14

- Trong số 300 ngư dân nghiên cứu, có 163 ngư dân đã bị tai nạn thươngtích, chiếm tới 54,3%, chủ yếu bị vết thương phần mềm (81,6%), tử vong do tainạn thương tích trên tàu chiếm (0,6%) Nguyên nhân chủ yếu do dung cụ laođộng chiếm 33,1% và do trượt ngã trên boong tàu chiếm 27,6% Vị trí bị TNTTcao nhất là boong tàu chiếm 76,7% Tỷ lệ bị tai nạn thương tích giữa các nhómtuổi nghề gần tương tự nhau

3.1.3 Đặc điểm chăm sóc sức khỏe của ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ

- Tỷ lệ ngư dân thường xuyên sử dụng ủng, găng tay, áo cứu sinh mới đạt

từ 71% đến 88%; tỷ lệ ngư dân sử dụng quần áo, khẩu trang và kính bảo hộ rấtthấp (42,3%, 7,7%, 0,3%)

- Tỷ lệ ngư dân được hướng dẫn An toàn lao động (ATLĐ) chỉ có 27,3%,chủ yếu là từ chủ tàu, đồng nghiệp và người thân (18,3%)

- Số tàu có chủ tàu trang bị tủ thuốc, thuốc chỉ có 1/30 tàu nghiên cứu,trong tủ thuốc thiếu cả thiết bị y tế, chưa đủ số lượng và chủng loại thuốc

Bảng 3.26 Cách xử lý bệnh của ngư dân khi đánh bắt xa bờ (n=200)

4 Hỗ trợ tiền trang bị tàu tốt hơn 7 2,3

Ngày đăng: 29/11/2016, 10:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w