Tại Việt Nam, mặc dù đã có những xu hướng tự động hóa quá trình điều khiển các thiết bị nhận dạng sử dụng công nghệ RFID, xong cho tới thời điểm này, việcthiết kế và làm chủ công nghệ th
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận án là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Tác giả
Vũ Mạnh Cường
Trang 44
LỜI CẢM ƠN
Thời gian một học kỳ để làm luận văn không phải là một quãng thời gian dài đối với một học viên Tuy nhiên, thời gian đó cũng đủ cho mỗi học viên học hỏi được rất nhiều điều Ngoài những cố gắng của bản thân để hoàn thiện luận văn này, Em còn nhận được sự giúp đỡ tận tình từ Thầy giáo hướng dẫn, gia đình và ban lãnh đạo các bệnh viện nơi Em đến thực tế
Em xin gửi những kết quả của luận văn này thay cho lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Phạm Mạnh Thắng - Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Cơ điện
tử, Phó chủ nhiệm Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội Về những kiến thức Em đã được học hỏi và truyền đạt từ Thầy, không chỉ những kiến thức về Kỹ thuật Cơ điện tử mà ẩn sau đó Em còn học hỏi được từ Thầy tính trách nhiệm và phương pháp làm việc nhiệt tình, hiệu quả
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Trịnh Hoàng Hà - Giám đốc Bệnh viện ĐHQG Hà Nội, tới ThS Dương Hải Thuận - Phòng khám đa khoa, Bệnh viện ĐHQG Hà Nội, đã nhiệt tình hướng dẫn, cũng như cung cấp cho Em những mẫu tài liệu quy chuẩn của ngành Y tế như: hồ sơ bệnh án, phiếu xét nghiệm, đơn thuốc
Và cuối cùng, Em luôn ghi nhớ công ơn của cha mẹ, những người đã sinh thành ra Em, vất vả lao động để Em có được điều kiện học tập, trưởng thành
Em hi vọng kết quả của luận văn này sẽ được áp dụng vào thực tế tại các bệnh viện, phòng khám Đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển chung của
xã hội
Em xin chân thành cám ơn!
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC HÌNH VẼ 8
DANH MỤC BẢNG BIỂU 10
MỞ ĐẦU 11
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 13
1.1 Công nghệ RFID là gì? 13
1.2 Cấu trúc cơ bản của một hệ thống RFID 13
1.2.1 Thẻ RFID (Tags) 13
1.2.2 Đầu đọc thẻ (Reader) 15
1.2.3 RFID Server 16
1.3 Ưu nhược điểm của hệ thống dùng RFID 16
1.3.1 Ưu điểm 16
1.3.2 Nhược điểm 17
1.4 Ứng dụng và xu hướng phát triển của công nghệ RFID 17
1.4.1 Ứng dụng 17
1.4.2 Xu hướng phát triển 19
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ ĐẦU ĐỌC THẺ RFID TẦN SỐ 125kHz 20
2.1 Thiết kế bo mạch điện tử của đầu đọc thẻ 20
2.2 Thiết kế Antena 125kHz cho đầu đọc thẻ RFID 30
2.2.1 Cấu trúc chung của hệ Antenna 31
2.2.2 Tính toán thiết kế Antenna 125kHz cho đầu đọc RFID 31
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN TRUNG TÂM ĐỂ THU NHẬN DỮ LIỆU TỪ ĐẦU ĐỌC THẺ RFID TẦN SỐ 125kHz 37
3.1 Thiết kế phần cứng bộ điều khiển trung tâm để thu nhận dữ liệu từ đầu đọc thẻ RFID tần số 125kHz 37
3.1.1 Thiết kế khối điều khiển trung tâm sử dụng vi điều khiển PIC16F887: 37
3.1.2 Thiết kế khối hiển thị sử dụng màn hình LCD 16x02 44
Trang 66
3.1.3 Thiết kế khối giao tiếp máy tính sử dụng chuẩn RS-232 44
3.1.4 Sơ đồ mạch khối điều khiển trung tâm (MCU) 48
3.2 Xây dựng phần mềm trên máy tính PC quản lý CSDL bệnh nhân 51 3.2.1 Phân tích thiết kế 51
3.3.2 Xử lý các yêu cầu và viết chương trình 54
CHƯƠNG IV: THỬ NGHIỆM VÀ ỨNG DỤNG 72
4.1 Chức năng tổng thể của hệ thống 72
4.2 Thử nghiệm hệ thống tại Phòng thí nghiệm 72
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH QUÁ TẢI Ở CÁC BỆNH VIỆN 77
PHỤ LỤC 2: MÃ CODE PHẦN MỀM NHÚNG 79
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CMOS: Complementary Metal-Oxide-Semiconductor
COM: Component Object Model
DCE: Data Communication Equipment
DTE: Data Terminal Equipment
EIA: Electronics Industry Associations
HF: High Frequency
IC: Integrated Circuit
LCD: Liquid Crystal Display
LED: Light Emitting Diode
Trang 8Hình 2.3: Mạch ứng dụng EM5095 chế độ đọc – ghi 23
Hình 2.6: Sơ đồ nguyên lý đầu đọc thẻ RFID 27 Hình 2.7: Mạch layout đầu đọc thẻ RFID 28 Hình 2.8: Bo mạch đầu đọc thẻ RFID khi đã lắp ráp linh kiện 28 Hình 2.8: Bo mạch đầu đọc thẻ RFID khi đã lắp ráp linh kiện 29 Hình 2.10: Giao tiếp giữa thẻ và đầu đọc RFID ghép cảm ứng 30 Hình 2.11: Cách kết nối EM4095 ở chế độ chỉ đọc 31 Hình 2.12: Một số hình ảnh Antenna đã thiết kế 34 Hình 3.1 : Sơ đồ cấu trúc đầu đọc thẻ RFID 35
Hình 3.4 : Sơ đồ logic các nguồn ngắt của PIC16F887 40 Hình 3.5: Sơ đồ kết nối LCD với vi điều khiển 42 Hình 3.6: Ví dụ tín hiệu truyền của ký tự „A‟ 44
Hình 3.8: Kết nối đơn giản trong truyền thông nối tiếp 45 Hình 3.9: Kết nối trong truyền thông nối tiếp dùng tín hiệu bắt tay 46
Trang 9Hình 3.10: Sơ đồ nguyên lý bộ điều khiển trung tâm 47 Hình 3.11: Mạch Layout bộ điều khiển trung tâm 48 Hình 3.12 : Bộ điều khiển trung tâm sau khi đã lắp ráp bo mạch 49 Hình 3.13: Giao diện công cụ lập trình C#.NET 2015 51 Hình 3.14: Tạo quan hệ trong các bảng dữ liệu 51
Hình 3.24: Liên hệ giữa dữ liệu gốc và chương trình 59
Hình 3.26: Chức năng lựa chọn cổng COM 64 Hình 3.27: Giao diện mô phỏng truyền dữ liệu qua cổng COM ảo 65 Hình 3.28: Vùng hiển thị thông tin Mã thẻ gửi lên từ đầu đọc 65
Hình 3.30: Xử lý Mã thẻ gửi đến có trong Cơ sở dữ liệu 67 Hình 3.31: Cửa sổ cảnh báo lựa chọn xử lý mã thẻ mới 68
Hình 4.1: Một số hình ảnh thử nghiệm tại phòng thí nghiệm 72 Hình PL1.1: Bệnh nhân quá đông chờ thực hiện thủ tục tại bệnh viện 77 Hình PL1.2: Bệnh nhân chen nhau làm thủ tục khám bệnh 77
Trang 1010
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Chức năng các chân IC EM 4095 21 Bảng 2.2 Chức năng các Pins của VĐK PIC16F886 27
Bảng 3.1: Chức năng các chân của PORT A 38 Bảng 3.2: Chức năng các chân của PORTB 39 Bảng 3.3: Chức năng các chân của PORT C 39 Bảng 3.4: Chức năng các chân của PORT D 40 Bảng 3.5: Chức năng các chân của PORT E 40 Bảng 3.6: Các nguồn ngắt trong vi điều khiển PIC16F887 41 Bảng 3.7: Đặc tính kỹ thuật của chuẩn RS-232 45
Trang 11MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI - kỷ nguyên của khoa học công nghệ phát triển Con người đã tạo ra được rất nhiều các công cụ phục vụ cho đời sống của mình Tuy nhiên, thực tế cho thấy, môi trường sống của chúng ta đang
bị suy thoái nghiêm trọng Sức khỏe của con người luôn bị đe dọa bởi dịch bệnh,
ô nhiễm Số bệnh nhân nhập viện ngày càng tăng.Ở Việt Nam, các bệnh viện thường xảy ra tình trạng quá tải bệnh nhân, mỗi lần đi khám bệnh và điều trị, bệnh nhân phải chuẩn bị một khoảng thời gian khá dài(Phụ lục 1: Một số hình ảnh về tình trạng quá tải tại bệnh viện hiện nay – trang 76)
Theo đề tài nghiên cứu “Đánh giá tình hình quá tải của một số bệnh viện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp khắc phục” của
TS Khương Anh Tuấn và cộng sự tại Khoa nghiên cứu Quản lý hệ thống cung ứng dịch vụ y tế, thuộc Viện chiến lược và Chính sách Y tế, đã nêu rõ:“Ngoài những nguyên nhân như: tình trạng vượt tuyến, tâm lý bệnh nhân, uy tín của các bệnh viện Một nguyên nhân quan trọng được đề cập đó là: Thủ tục hành chính quá rườm rà và chưa áp dụng nhiều công nghệ vào trong quản lý, khám-xét nghiệm và điều trị”
Đối với các nước phát triển, việc nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến (RFID - Radio Frequency Identification)để ứng dụng trong các bệnh viện nhằm tối ưu hóa trong việc khám chữa bệnh và cấp phát thuốc khá phổ biến Tại Việt Nam, mặc dù đã có những
xu hướng tự động hóa quá trình điều khiển các thiết bị nhận dạng sử dụng công nghệ RFID, xong cho tới thời điểm này, việcthiết kế và làm chủ công nghệ thiết
kế đầu đọc thẻ RFID, đặc biệt ứng dụng trong lĩnh vực y học vẫn là lĩnh vực mới
và cần thiết phải triển khai
Với những luận cứ trên, tác giả đã lựa chọn thực hiện đề tài này với mục đích thiết kế, chế tạo đầu đọc thẻ công nghệ RFID tần số 125kHz và ứng dụng trong lĩnh vực y dượcnhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và cấp phát thuốc Việc ứng dụng công nghệ RFID trong y học sẽ giảm được rất nhiều thời gian và chi phí quản lý Ngoài ra, sản phẩm của đề tài này có tính mở, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau trong xã hội
Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện với mục đích thiết kế đầu đọc thẻ công nghệ RFID tần số 125kHz và ứng dụng trong y dượcvới mong muốn giải quyết nhu
Trang 1212
cầu cấp thiết hiện nay tại các bệnh viện là việc có được một hệ thống quản lý bệnh nhân thông minh, trợ giúp cho việc khám, theo dõi và điều trị một cách nhanh chóng, thuận tiện
Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn để thực hiện đề tài của luận văn
là thống kê, phân tích, thiết kế hệ thống; thực nghiệm và đánh giá kết quả với mục tiêu là thiết kế đầu đọc thẻ công nghệ RFID tần số 125kHz có thể áp dụng trong thực tế
Cấu trúc luận văn
Luận văn được trình bày với nội dung gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thiết kế đầu đọc thẻ công nghệ RFID tần số 125KHz
Chương 3: Thiết kế bộ điều khiển trung tâm để thu nhận dữ liệu từ đầu đọc thẻ
Chương 4: Thử nghiệm và ứng dụng
Trang 13CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Công nghệ RFID là gì?
RFID (Radio Frequency Identification) là phương pháp nhận dạng tự động dựa trên giao tiếp không tiếp xúc giữa đầu đọc và thẻ chíp Thẻ RFID có kích thước nhỏ gọn và có thể gắn vào sản phẩm, tích hợp vào thẻ sinh viên, thẻ nhân viên Thẻ có chứa chíp và antenna cho phép giao tiếp với đầu đọc (Reader) thông qua sóng vô tuyến (Radio Frequency)
1.2 Cấu trúc cơ bản của một hệ thống RFID
Hình 1.1: Mô hình một hệ thống RFID đơn giản
Cấu trúc cơ bản của một hệ thống RFID bao gồm:
+ Thẻ chíp (Tag) được gắn vào vật cần nhận dạng (hàng hoá, sách vở, thư tín…)
+ Đầu đọc (Reader) là một thiết bị điện tử tích hợp với các chức năng giao tiếp và xử lý thông tin nhận được từ thẻ và gửi về Server
+ Server là một máy tính cá nhân hoặc máy chủ lớn để lưu trữ Cơ sở dữ liệu cũng như quản lý hệ thống nhờ các phần mềm
1.2.1 Thẻ RFID (Tags)
Thẻ RFID phải được thiết kế sao cho nó có chức năng như một bộ thu phát (transponder), vừa thu tín hiệu vô tuyến từ đầu đọc, vừa tự động phát đi tín hiệu trả lời
Trang 14Để thu đƣợc năng lƣợng này, thẻ phải có một khoảng cách gần nhất định
so với đầu đọc Điều này phụ thuộc vào độ lớn hay nhỏ của tần số RF
Hình 1.2: Hoạt động của Hệ thống RFID sử dụng Thẻ thụ động
1.2.1.2 Thẻ bán thụ động (Semi – Passive Tags)
Loại thẻ này có thêm một pin nhỏ để cung cấp nguồn ổn định cho chip trên thẻ
Tuy nhiên trong khi giao tiếp với đầu đọc nó vẫn cần lấy nguồn nuôi từ tín hiệu sóng vô tuyến của đầu đọc gửi đến
1.2.1.3 Thẻ tích cực (Active Tags)
Trang 15Ngược lại với thẻ thụ động, thẻ tích cực được trang bị sẵn nguồn nuôi bên trong dùng để cung cấp năng lượng ổn định cho các IC, mạch thu phát
Do vậy, chúng có thể tương tác với Reader ở khoảng cách xa hơn, trong các môi trường mà sóng vô tuyến bị thay đổi ( như nước, gỗ, thép…)
Hình 1.3: Thẻ tích cực
1.2.2 Đầu đọc thẻ (Reader)
Đầu đọc thẻ RFID là một thiết bị điện tử tích hợp Nó gồm các module như: Module giao tiếp vô tuyến sử dụng Antenna, Module mã hoá và giải mã, Module xử lý tín hiệu từ thẻ, Module truyền thông ( Hỗ trợ kết nối RS232, USB, LAN…)
Các antenna có thể gắn trong đầu đọc hoặc gắn rời Chúng có nhiệm vụ thu và phát tín hiệu sóng radio giao tiếp với thẻ
Các tần số quy định trong công nghệ RFID
Hệ thống RFID hoạt động tốt hay xấu phụ thuộc vào dải tần số tương ứng với cấu tạo của chúng (Tần số hoạt động) Tần số hoạt động sẽ ảnh hưởng tới khoảng đọc, tốc độ trao đổi dữ liệu,…Vì hệ thống RFID cùng tồn tại và hoạt động với các hệ thống thông tin khác như: Hệ thống di động, truyền hình, thông tin vệ tinh nên tần số của nó bị giới hạn
400kHz 3MHz 30MHz 300MHz 1GHz 10GHz
125KHz 13.56MHz 800-960Mhz 2.45GHz 5.8GHz
Hình 1.4: Dải tần hoạt động của hệ thống RFID LFHFUHFMicroware
Trang 1616
Các tần số từ 30kHz – 400kHz được coi là dải tần thấp (LF) Hệ thống LF RFID hoạt động chủ yếu ở tần số 125kHz hoặc 134.2kHz Các hệ thống này thường sử dụng các loại thẻ thụ động, có tốc độ truyền dữ liệu thấp và thích hợp cho các ứng dụng mà môi trường hoạt động có các đối tượng cần nhận dạng là kim loại
Đối với dải tần số từ 3MHz- 30MHz gọi là dải tần số cao (HF) Các hệ thống HF RFID cũng hoạt động tốt trong các môi trường kim loại, chất lỏng và cũng dùng thẻ thụ động
Băng siêu cao tần (UHF) có dải tần số từ 300MHz tới 1GHz Các hệ thống UHF RFID sử dụng cả thẻ thụ động và thẻ tích cực, tốc độ truyền dữ liệu cao Tuy nhiên dải tần này chưa được chấp nhận rộng rãi trên thế giới
Băng tần viba (MWF) có dải tần số trên 1GHz Hệ thống MWF RFID hoạt động tại một trong các tần số 2.45GHz hoặc 5.8GHz, trong đó 2.45GHz là tần số được sử dụng phổ biến nhất Hệ thống sử dụng dải tần này có thể dùng cả thẻ tích cực và thụ động Chúng có tốc độ giao tiếp nhanh nhất trong tất cả các
hệ thống trên
1.2.3 RFID Server
Máy chủ quản lý hệ thống RFID giao tiếp với đầu đọc thông qua cổng COM, USB, hay LAN/Wireless Chúng có chức năng xử lý và lưu trữ dữ liệu gửi lên từ đầu đọc, gửi lệnh phản hồi tới bộ Vi xử lý của đầu đọc
RFID Sever đơn giản có thể là một máy tính cá nhân lưu trữ thông tin và giao tiếp, quản lý hệ thống RFID thông qua một phần mềm chuyên dụng được lập trình phù hợp với từng ứng dụng cụ thể
1.3 Ưu nhược điểm của hệ thống dùng RFID
1.3.1 Ưu điểm
Hệ thống RFID có khả năng xử lý đồng thời nhiều đối tượng cùng một lúc Trong khi các hệ thống nhận dạng tự động khác xử lý đơn hoặc xử lý theo chuỗi
Không phải sắp xếp: Lưu dấu, kiểm soát các đối tượng mà không cần phải sắp xếp Điều này tiết kiệm thời gian xử lý dữ liệu hệ thống RFID rất nhiều
Kiểm kê với tốc độ cao mà không cần tiếp xúc: Nhiều đối tượng có thể được quét tại cùng một thời điểm, có thể lên đến 40 thẻ trong 1-2 giây Kết quả
là thời gian để đếm các đối tượng đã giảm thực sự
Trang 17Khả năng đọc ghi dữ liệu nhiều lần: Một số loại thẻ cho phép ghi và ghi lại nhiều lần Trong trường hợp tái sử dụng thẻ RFID đây là cơ hội để tiết kiệm chi phí
Thẻ RFID hoạt động đáng tốt trong môi trường không thuận lợi (ví dụ nóng, ẩm, bụi, bẩn, môi trường ăn mòn hay có sự va chạm…)
Triển khai hệ thống RFID sẽ tăng năng suất lao động, tự động hóa nhiều quá trình sản xuất, tăng sự thỏa mãn khách hàng và tăng lợi nhuận
- Tốn ít nhân lực quản lý và vận hành hệ thống
- Thích ứng cho nhiều môi trường khác nhau
- Khả năng lưu trữ lớn, độ chính xác cao
- Tuổi thọ của hệ thống cũng dài hơn, đối với thẻ thụ động thì không cần nguồn nuôi
- Các đầu đọc có thể đọc chồng lấn lên nhau
- Tính bảo mật thông tin trên thẻ chưa cao
1.4 Ứng dụng và xu hướng phát triển của công nghệ RFID
1.4.1 Ứng dụng
Các ứng dụng tương ứng với các tần số của công nghệ RFID
► LF: 125 kHz - 134,2 kHz: low frequencies, ứng dụng nhiều cho hệ thống quản lý nhân sự, chấm công, cửa bảo mật, bãi giữ xe, y học…
► HF: 13.56 MHz: high frequencies, ứng dụng nhiều cho quản lý nguồn gốc hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, cửa bảo mật, bãi giữ xe…Đây là ứng dụng tuyệt vời nhất của công nghệ RFID trên cơ sở kết hợp với Internet + GPRS + Cloud cho phép chúng ta theo dõi được món hàng được vận chuyển đãđi đến đâu trong suốt lộ trình vận chuyển Đặc biệt với những hàng hóa quan trọng, vận chuyển
Trang 18► SHF: 2.45 GHz: super high frequencies, ứng dụng nhiều trong các hệ thống kiểm soát như thu phí đường bộ tự động, kiểm soát lưu thông hàng hải, kiểm soát hàng hóa, kiểm kê kho hàng… Công nghệ RFID cho vấn đề kiểm tra kho hàng và hàng tồn kho, đặc biệt rất hữu ích cho những kho hàng với loại hàng nặng, cồng kềnh… Việc ứng dụng công nghệ RFID cho các kho hàng loại này, cuối mỗi ngày bạn chỉ cần bật thiết bị quét RFID lên nó sẽ giúp bạn thu thập dữ liệu tất cả các hàng hóa có dán nhãn RFID Việc còn lại thật đơn giản, bạn chỉ cần đổ dữ liệu vào máy tính và phần mềm kiểm kho sẽ giúp bạn tất cả Việc này giúp giảm rất nhiều chi phí quản lý kho hàng, kiểm kê kho hàng… tránh được nhiều thất thoát
Hình 1.5: Ứng dụng công nghệ RFID trong các lĩnh vực
+ Một trong những ứng dụng quan trọng, thiết thực đó là trong Y học
Trang 19Hình 1.6: Ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý bệnh nhân
1.4.2 Xu hướng phát triển
Về lâu dài các chuyên gia đều đánh giá công nghệ RFID là công nghệ của tương lai, thay thế cho công nghệ mã vạch bởi tính năng vượt trội như an toàn, chính xác, lưu trữ được lượng thông tin lớn, ít bị nhiễu ngoại cảnh… và tin tưởng công nghệ RFID sẽ phổ biến như việc sử dụng các máy tính cá nhân trong kinh doanh ngày nay
Tuy nhiên vì giá thành còn cao và các tiêu chuẩn chưa được thống nhất nên sự phát triển theo chiều rộng của công nghệ này còn chậm nhưng có thể thấy, quyết định ứng dụng RFID trong các công ty chỉ còn phụ thuộc vào vấn đề thời gian Và, dù thế nào đi nữa, RFID vẫn là một khoản đầu tư về thời gian và tiền bạc rất mới mẻ cũng như là một công nghệ hết sức tiềm năng
Trên thế giới hiện nay, Mỹ và Trung Quốc là hai nước ứng dụng công nghệ này nhiều nhất.Ở Việt Nam, RFID chưa được biết đến nhiều, song cũng đã
có những công ty kinh doanh trong lĩnh vực này như Trung tâm ứng dụng RFID Minh Đức; Công ty TNHH Thương mại &Đầu tư phát triển công nghệ - TECHPRO; các đơn vị nghiên cứu ứng dụng như Viện hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội Việc ứng dụng công nghệ RFID vào Y học là một hướng
đi rất mới, hứa hẹn nhiều thành công trong tương lai
Trang 2020
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ ĐẦU ĐỌC THẺ RFID TẦN SỐ 125kHz
Trong hệ thống quản lý hồ sơ bệnh nhân, đầu đọc thẻ có vai trò rất quan trọng và có thể tưởng tượng là một phần bộ não của hệ thống Từ nhu cầu làm chủ về công nghệ, Em đã xác định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của luận văn, cần thiết kế phần cứng của đầu đọc thẻ (bao gồm bo mạch điện tử, Antena)
từ mức độ các linh kiện điện tử, chủ động xây dựng phần mềm nhúng điều khiển cho bo mạch để có thể nhân rộng số phiên bản đầu đọc cho quy mô là các bệnh viện Thiết kế phần cứng của đầu đọc thẻ bao gồm hai phần: Thiết kế bo mạch điện tử của đầu đọc thẻ và thiết kế Antena Hai nội dung này sẽ được trình bày dưới đây:
2.1 Thiết kế bo mạch điện tử của đầu đọc thẻ
Chíp EM4095 hãng EM MicroElectronic (Thụy Sỹ)là một IC có chứa mạch thu-phát tích hợp được thiết kế để sử dụng trong các trạm RFID cơ sở (thường là đầu đọc thẻ) với các chức năng cụ thể như sau:
- Điều chế biên độ tín hiệu cho việc thu phát
- Tách sóng từ tín hiệu do antenna thẻ điều chế gửi lên
- Giao tiếp với vi điều khiển
Hình 2.1: Sơ đồ chân của EM4095
Trang 214 DVDD Cấp nguồn(+) cho bộ điều khiển antenna PWR
5 DVSS Cấp nguồn(-) cho bộ điều khiển antenna GND
8 DEMOD_IN Cảm biến thế ra trên antenna Analog
9 CDEC_OUT Kết nối tụ 1 chiều lối ra Analog
10 CDEC_IN Kết nối tụ 1 chiều lối vào Analog
11 AGND Tín hiệu tương tự nối đất Analog
13 DEMOD_OUT Đầu ra số của tín hiệu AM Output
Trang 22 Khối Analog
Chip thực hiện hai chức năng: truyền và nhận tín hiệu Truyền tín hiệu bao gồm dẫn hướng antenna và điều biên tín hiệu RF Bộ điều khiển antenna sẽ cung cấp một dòng cho antenna với mục đích sinh từ trường
Bộ thu tín hiệu thực hiện các chức năng tách sóng AM nhận được từ thẻ
Trang 23 Antenna Drivers
Bộ điều khiển antenna cung cấp cho đầu đọc một năng lượng thích hợp Chúng phân tán dòng ở chế độ cộng hưởng Dòng này phụ thuộc vào cấu tạo của mạch cộng hưởng Dòng cực đại cho phép khi thiết kế không vượt quá 250mA
Phase Locked Loop (PLL)
Vòng khoá pha (PLL) bao gồm bộ lọc, bộ điều chỉnh thế, và bộ so sánh pha Bằng cách sử dụng một bộ chia dung kháng nội, chân DEMOD_IN sẽ lấy thông tin về mức thế cao của tín hiệu trên antenna
Pha của tín hiệu sẽ được so sánh với tín hiệu từ bộ điều khiển antenna phát ra Vì thế PLL có thể khoá sóng mang tới tần số cộng hưởng của antenna Tần số cộng hưởng này phụ thuộc vào từng loại antenna, trong khoảng từ 100 – 150KHz Khi tần số cộng hưởng nằm trong vùng trên, nó sẽ được duy trì bởi PLL
Bộ thu (Reception)
Việc tách tín hiệu đầu vào cho bộ thu dựa trên thế của antenna Chân DEMOD_IN cũng được sử dụng như là đầu vào cho bộ thu Mức tín hiệu trên chân DEMOD_IN phải nhỏ hơn VDD-0.5V và lớn hơn VSS+0.5V Mức tín hiệu đầu vào được điều chỉnh nhờ việc sử dụng một bộ chia điện dung nội Thêm vào
đó dung kháng của bộ chia phải được bù lại nhờ một tụ cộng hưởng nhỏ Nguyên lý tách sóng AM dựa trên kĩ thuật “ Tách sóng AM đồng bộ”
Hoạt động của bộ thu bao gồm việc trích và giữ mẫu, cắt bỏ khoảng thừa, lọc dải thông và so sánh Thế một chiều của tín hiệu trên chân DEMOD_IN được kéo về đất bởi điện trở nội Tín hiệu AM được trích mẫu, mẫu này sẽ được đồng bộ bởi một đồng hồ xung Một vài thành phần sẽ bị loại bỏ bởi tụ CDEC
Bộ lọc sẽ tiến hành loại bỏ tín hiệu sóng mang, các tần số nhiễu tần số cao và thấp Tín hiệu nhận được đã qua khuếch đại và lọc sẽ được đồng bộ nhờ bộ so sánh.Việc cuối cùng đó là gửi tín hiệu này ra chân DEMOD_OUT để truyền về
vi xử lý Sau đây là nguyên lý một số mạch ứng dụng cụ thể của IC EM 4095:
Trang 24 PIC-16F886 là vi xử lý RISC chất lƣợng cao, do đó tất cả các lệnh (trừ lệnh rẽ nhánh) trong số 35 lệnh đƣợc thực hiện chỉ trong 1 chu kỳ nhịp đồng hồ
Có bộ biến đổi A/D 10 bit, 14/16 kênh
Có Timer-0 là bộ đếm 8 bit khả trình, Timer-1 là bộ đếm 16 bit, Timer-3 là bộ đếm 8 bit
Trang 25 Có mô-đun điều chế PWM 10 bit với 1, 2 hoặc 4 kênh lối ra khả trình, tần số cực đại là 20 kHz
Có mô-đun giao tiếp nối tiếp UART hỗ trợ các chuẩn RS-232, RS-485
và LIN 2.0
Vi điều khiển có 28 chân, sơđồ như trên hình dưới đây:
Hình2.4: Vi điều khiển PIC 16F886
Trang 2626
Hình 2.5: Sơ đồ khối PIC16F886
Trang 27Bảng 1.2 Chức năng các Pins của VĐK PIC16F886
Trang 29Hình 2.7: Mạch layout đầu đọc thẻ RFID
Trang 3030
Hình 2.8: Bo mạch đầu đọc thẻ RFID khi đã lắp ráp linh kiện
2.2 Thiết kế Antena 125kHz cho đầu đọc thẻ RFID
Các hệ thống vô tuyến sử dụng Antenna với mục đích truyền tải thông tin, năng lượng…Việc truyền năng lượng điện từ trong không gian có thể được thực hiện theo hai cách:
Thứ nhất, dùng các hệ truyền dẫn: Nghĩa là dùng các hệ dẫn sóng điện từ nhưđường dây song hành, đường truyền đồng trục, ống dẫn sóng kim loại… Sóng điện từ lan truyền trong các hệ thống này thuộc loại sóng ràng buộc
Thứ hai, bức xạ sóng ra không gian: có nghĩa là sóng được truyền đi dưới dạng sóng điện từ tự do
Thiết bị dùng để bức xạ hoặc thu nhận sóng điện từ trong không gian gọi
là antenna
Antenna sử dụng cho các mục đích khác nhau thì có cấu tạo và chức năng khác nhau Ví dụ, antenna sử dụng trong phát thanh-truyền hình thì bức xạ sóng trên diện rộng, đa hướng Antenna sử dụng cho mục đích truyền thông vệ tinh-mặt đất thì bức xạ sóng có hướng tập trung, năng lượng cao…
Trang 312.2.1 Cấu trúc chung của hệ Antenna
Một hệ truyền thông không dây đơn giản thường bao gồm các khối cơ bản:
Máy phát - Antenna phát – Antenna thu – Máy thu
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các ứng dụng cao đòi hỏi antenna không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ bức xạ hay thu nhận sóng điện từ mà nó còn tham gia vào quá trình gia công tín hiệu Trong trường hợp tổng quát antenna cần được hiểu là một tổ hợp bao gồm nhiều hệ thống
Hình 2.9: Cấu trúc chung của một hệ thống Antenna
2.2.2 Tính toán thiết kế Antenna 125kHz cho đầu đọc RFID
2.2.2.1 Antena trong hệ thống RFID
Trong các hệ thống RFID trường gần và trường xa, do đặc tính trường điện từ tại mỗi khu vực là khác nhau nên cơ chế ghép năng lượng giữa đầu đọc
và thẻ cũng khác nhau
Trường gần
Trường điện từ tại khu gần có tính chất thụ động và gần như tĩnh Điện trường sẽ bị thay thế bởi từ trường, và trường nào sẽ tồn tại được quyết định bởi loại antenna được sử dụng
Điện trường sẽ tồn tại khi antenna lưỡng cực được sử dụng; trái lại, với antenna vòng dây nhỏ thì sẽ chỉ có từ trường tồn tại Sự ghép ứng giữa antenna thẻ và antenna đầu đọc có thể nhận được qua giao thoa với từ trường hoặc điện trường Trong các hệ thống RFID trường gần thì hệ thống ghép cảm ứng được dùng rộng rãi hơn cả so với hệ thống ghép dung ứng Vậy thế nào là ghép cảm ứng?
Trang 3232
Ghép cảm ứng
Trong một hệ thống RFID ghép cảm ứng, cuộn dây antenna đầu đọc sẽ tạo ra một từ trường mạnh cảm ứng vào cuộn antenna của thẻ Khi một phần năng lượng trường được thẻ hấp thụ, sẽ tạo ra một điện áp Ui trên antenna thẻ Điện áp này được chỉnh lưu và làm nguồn nuôi cho chíp nhớ của thẻ Một tụ Cr được mắc song song với antenna của đầu đọc, điện dung được chọn sao cho nó cùng với điện cảm của antenna hình thành nên một mạch cộng hưởng song song với tần số tương ứng với tần số phát đi của đầu đọc
Hình 2.10: Giao tiếp giữa thẻ và đầu đọc RFID ghép cảm ứng
2.2.2.2 Các tính toán thiết kế Antenna sử dụng chip EM4095
Antenna của đầu đọc thẻ có thể được thiết kế ở nhiều dạng (như antenna vòng dây, antenna khung dây, antenna zíc zắc, antenna vi dải
Trong luận văn đã chọn loại antenna dạng khung chữ nhật nhiều vòng dây Với các lý do sau:
- Phù hợp cho dải sóng LF từ 125- 134.2 KHz
- Dễ thiết kế, tính toán
- Dễ dàng lắp đặt, độ bền cao
Một số tính toán dựa trên lý thuyết điện từ
- Giả sử, chọn cảm kháng của khung dây làm antenna và hệ số của antenna lần lượt là:
LA= 725µH
QA= 40
- Hệ thống hoạt động ở tần số : f=125Khz
Trang 33Khi đó, điện trở của antenna đƣợc tính bằng:
A
A ANT
125 14
3
)2(
10 125 14 3 2 (
1
6 2
ANT
SS DD
peak ANT
R R
R
V V
Trang 3434
RES
peak ANT peak
ANT
C f
I V
2
) ( )
hay
mA
32023.14
0514
.3
.32
9.314
6 3
Ta thấy rằng dòng cực đại trên antenna là 314.9mA lớn hơn mức qui định
là 250mA Do vậy, cần mắc thêm trở nối tiếp (RSER) với mạch cộng hưởng của antenna, ta có thể làm giảm dòng này xuống mức cần thiết
Giá trị điện trở này có thể được tính bằng công thức (1.3)
Theo nhà sản xuất chíp cung cấp, giá trị RSER=33, thì:
10 9
908 1
) ( 0276
H H
B C
N C
Trang 35X: Là chiều rộng của khung (cm) Y: Chiều dài của khung (cm) B: Bề rộng mặt cắt (cm) H: Chiều cao của khung (cm)
Ta có bảng tính toán sau:
Bảng 2.3: Tính toán thông số Antenna
Nhƣ vậy, khi đã có các thông số Antenna ta hoàn toàn tính đƣợc các giá trị của điện trở RSER, CRES, IANT, VANT… cho mạch dựa vào các công thức (1.1),(1.2),(1.3),(1.4)
Một số hình ảnh Antenna đã thiết kế:
Trang 3636
Hình 2.12: Một số hình ảnh Antenna đã thiết kế
Trang 37CHƯƠNG III: THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN TRUNG TÂM ĐỂ THU NHẬN DỮ LIỆU TỪ ĐẦU ĐỌC THẺ RFID TẦN SỐ 125kHz
3.1 Thiết kế phần cứng bộ điều khiển trung tâm để thu nhận dữ liệu từ đầu đọc thẻ RFID tần số 125kHz
Bộ điều khiển trung tâm (MCU) thu nhận dữ liệu từ đầu đọc thẻ RFID tần
số 125kHz bao gồm các phần:
Khối điều khiển
Khối hiển thị
Khối giao tiếp máy tính
Sơ đồ mạch khối điều khiển trung tâm (MCU)
Bộ điều khiển trung tâm (MCU) có thể được thiết kế như sơ đồ:
Hình 3.1 : Sơđồ cấu trúc đầu đọc thẻ RFID
Trong phạm vi đề tài sẽ nghiên cứu, thiết kế khối điều khiển trung tâm sử dụng vi điều khiển PIC16F887A
3.1.1 Thiết kế khối điều khiển trung tâm sử dụng vi điều khiển PIC16F887:
Vi điều khiển PIC16F887 là một chip thuộc dòng 16F87XA do hãng Microchip(Mỹ) sản xuất Với các thông số cơ bản như sau:
+ Cấu tạo dạng DIP 40 chân chia thành 5 cổng vào/ra A,B,C,D,E, và các chân chức năng khác
+ Bộ nhớ chương trình: 14.3 Kbytes với 8192 chỉ lệnh đơn
MASTER CONTROL UNIT (MCU)
LCD
DISPLAY
EM 4095 MODULE
LED DISPLAY
COMPUTER
Trang 3838
+ 256 bytes EEPROM, 368 bytes bộ nhớ dữ liệu
+ 10 bit ADC với 8 kênh đầu vào
Hình 3.2: Vi điều khiển PIC16F887
3.1.1.1 Sơ đồ và chức năng các cổng vào/ra (I/O PORT)
Hình 3.3: Sơ đồ chân PIC16F887
a PORT A và thanh ghi TRISA
PORT A là cổng hai chiều (vào/ra), với độ rộng 6 bít (RA0RA5) Tương ứng với thanh ghi TRISA
PORT A sẽ là đầu vào (Input) nếu set TRISA ở mức logic 1 (0xFF), ngược lại sẽ là đầu ra (Output) nếu set TRISA ở mức logic 0 (0x00)
Trang 39Chân RA4 tích hợp với đầu vào bộ đếm Timer0 Các chân khác đều là chân tích hợp và cho phép nhận cả tín hiệu tương tự
Bảng 3.1: Chức năng các chân của PORT A
RA0/AN0 Bit 0 Đầu vào/ra số hoặc đầu vào tín hiệu
RA3/AN3/VREF+ Bit 3 Đầu vào/ra số, đầu vào tín hiệu
tương tự hoặc VREF+
RA4/T0CKI/C1OUT Bit 4
Đầu vào/ra số, đầu vào xung nội cho Timer0, hoặc đầu ra 1 cho bộ so sánh
RA5/AN4/SS/C2OUT Bit 5 Đầu vào/ra số, đầu vào tín hiệu
tương tự, Đầu ra 2 cho bộ so sánh
b PORT B và thanh ghi TRISB
PORT B là cổng hai chiều với độ rộng 8 bít Tương ứng với thanh ghi TRISB
Việc set chế độ vào/ra cũng giống như PORT A Các chân của PORT B
có chế độ “pull-up”, cho phép kéo điện thế lên một mức nhỏ nào đó Chỉ cần 1 bit để điều khiển bật chế độ này và chúng tự động tắt khi PORT B là đầu ra
Chân RB0/INT là một ngắt ngoài, được cấu hình sử dụng bit INTEDG
Nó sẽ bị tắt khi bit này bị xóa
Khi có tín hiệu ngắt tại chân RB0, cờ ngắt INTIF sẽ được set Ta có thể bật/tắt chức năng của ngắt ngoài RB0 bằng cách set hoặc xóa cờ ngắt INTIE
Các chân RB4 RB7, ngoài là các chân vào/ra tín hiệu số, còn có chức năng ngắt trạng thái Các ngắt này được điều khiển bởi cờ ngắt RBIF
Bảng 3.2: Chức năng các chân của PORTB
Trang 4040
RB0/INT Bit 0 Đầu vào/ra số hoặc đầu vào cho ngắt
ngoài
RB3/PGM Bit 3 Đầu vào/ra số, chân lập trình cho
chế độ LVP
RB4 Bit 4 Đầu vào/ra số , ngắt trạng thái
RB5 Bit 5 Đầu vào/ra số , ngắt trạng thái
RB6/PGC Bit 6 Đầu vào/ra số, ngắt trạng thái, xung
lập trình RB7/PGD Bit 7 Đầu vào/ra số, ngắt trạng thái, dữ
liệu lập trình
c PORT C và thanh ghi TRISC
Port C là một cổng hai chiều 8 bit Tương ứng với thanh ghi TRISC Nếu
ta set TRISC=0, thì PORTC sẽ là đầu ra (Output), ngược lại nếu set TRISC=1, thì nó là đầu vào (Input) PORT C được tích hợp cho nhiều chức năng sử dụng như giao tiếp I2C, RS-232…
Bảng 3.3: Chức năng các chân của PORTC
RC0/T1OSO/T1CKI Bit 0 Đầu vào/ra số, đầu ra bộ dao động
định thời Timer1, đầu vào xung cho Timer1
RC1/T1OSI/CCP2 Bit 1 Đầu vào/ra số, đầu vào cho bộ dao
động định thời Timer1, Đầu ra bộ so sánh 2, đầu ra PWM2
RC2/CCP1 Bit 2 Đầu vào/ra số, đầu ra bộ so sánh 1,
đầu ra PWM1
RC3/SCK/SCL Bit 3 Đầu vào/ra số, hỗ trợ giao tiếp SPI,
I2C
RC4/SDI/SDA Bit 4 SPI data hoặc dữ liệu vào/ra trong
chế độ giao tiếp I2C