1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

DSpace at VNU: Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở cho Việt Nam

9 255 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 484,68 KB

Nội dung

DSpace at VNU: Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở cho Việt Nam tài liệu, g...

Trang 1

56

Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm

nước Anh và một số gợi mở cho Việt Nam

Phan Thị Thanh Thủy *

Khoa Luật, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Nhận ngày 06 tháng 5 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 5 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 18 tháng 6 năm 2015

Tóm tắt: Doanh nghiệp xã hội được chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong Luật Doanh nghiệp

2014 Để thành lập, doanh nghiệp xã hôi phải lựa chọn một trong các hình thức pháp lý như công

ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân Các quy

định này đang bộc lộ tính bất hợp lý, cần phải bổ sung sửa đổi Bài báo tập trung vào giới thiệu và

phân tích các hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội tại Anh và so sánh với hình thức pháp lý

của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam; từ đó rút ra các nhận định mang tính gợi mở để góp phần

hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

Từ khóa: Doanh nghiệp xã hội, hình thức pháp lý, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,

công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, Anh, Việt Nam

1 Đặt vấn đề

Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật kinh

doanh Việt Nam, doanh nghiệp xã hội (DNXH)

được chính thức ghi nhận như một mô hình

kinh doanh mới trong Luật Doanh nghiệp 2014

(LDN 2014) Theo quy định của luật này, để

thành lập DNXH, nhà đầu tư (các doanh nhân

xã hội) phải lựa chọn một trong các hình thức

pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn

(TNHH), công ty cổ phần (CP), công ty hợp

danh (HD) hoặc doanh nghiệp tư nhân để đăng

ký thành lập như các doanh nghiệp thông

thường ở Việt Nam Quy định này đang đặt ra

_

ĐT.: 84- 983807028

Email: thuyptt@vnu.edu.vn

nhiều vấn đề cần được quan tâm, giải quyết về tính phù hợp của những hình thức pháp lý nói trên với hướng phát triển của DNXH nước ta;

và pháp luật cần có những quy định gì để giúp các doanh nhân xã hội chọn được mô hình pháp

lý phù hợp với hướng đi của doanh nghiệp, hoàn cảnh thực tế, để kinh doanh có hiệu quả và đóng góp được nhiều hơn cho xã hội

Trong khuôn khổ bài viết này tác giả muốn

đi sâu vào giới thiệu và phân tích về các hình thức pháp lý của DNXH tại vương quốc Anh và

so sánh với các quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam, từ đó đưa ra những phân tích, nhận định gợi mở cho việc bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các quy định của pháp luật về DNXH Việt Nam

Trang 2

2 Quan niệm về doanh nghiệp xã hội và

các hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã

hội ở Anh

2.1 Quan niệm về doanh nghiệp xã hội của

nước Anh

Là quốc gia nơi DNXH có lịch sử phát triển

lâu đời, nước Anh cũng là nơi DNXH đang đạt

được nhiều thành tựu nhất trong các lĩnh vực

hoạt động vì lợi ích cộng đồng.[1] Thành công

này một phần dựa trên quan niệm thông thoáng

về DNXH và chiến lược phát triển sáng tạo của

Chính phủ Anh Trong Chiến lược phát triển

DNXH năm 2002, Chính phủ Anh định nghĩa:

“DNXH là một mô hình kinh doanh được thành

lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử

dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó

hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi

nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”[2] Định

nghĩa này rất toàn diện, phản ánh được những

đặc điểm cơ bản nhất của của DNXH và quan

điểm của Chính Phủ Anh đối với loại doanh

nghiệp này: (i) kinh doanh được coi là phương

tiện và giải pháp để DNXH đạt được mục tiêu

xã hội của mình, (ii) mục tiêu xã hội phải là sứ

mệnh đầu tiên và cơ bản của việc thành lập

DNXH và (iii) trong DNXH, lợi nhuận phải

được tái phân phối lại cho tổ chức hoặc cộng

đồng, không phải cho cá nhân là nhà đầu tư

Định nghĩa của chính phủ Anh cũng rất phù

hợp với quan niệm của Tổ chức OECD:

“DNXH là những tổ chức hoạt động dưới nhiều

hình thức pháp lý khác nhau vận dụng tinh thần

doanh nhân nhằm theo đuổi cùng lúc cả hai

mục tiêu xã hội và kinh tế DNXH thường cung

cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các

nhóm yếu thế ở cả thành thị và nông thôn

Ngoài ra, DNXH còn cung cấp các dịch vụ

cộng đồng, trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa,

môi trường”[3]

2.2 Các hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội ở Anh

Hình thức pháp lý (legal form), còn gọi là

mô hình pháp lý (legal model), là cách thức tổ

chức các loại hình doanh nghiệp nhất định theo quy định của pháp luật Hình thức pháp lý của doanh nghiệp có ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc bên trong, chế độ quản trị và giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp Bởi lẽ đó, lựa chọn một hình thức tổ chức cho phù hợp với mục đích và chiến lược kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư khi bước chân vào thị trường

Pháp luật Anh quan niệm rất rõ ràng rằng

thuật ngữ “doanh nghiệp xã hội” chỉ là tên gọi

của một mô hình kinh doanh, thể hiện mục tiêu

xã hội của doanh nghiệp và để phân biệt với doanh nghiệp thương mại truyền thống [2], để đưa mô hình này vào hoạt động trên thức tế, các doanh nhân phải tự lựa chọn một hình thức pháp lý phù hợp nhất cho DNXH của mình Từ thế kỷ XVIII đến nay, rất nhiều mô hình DNXH

đã được trải nghiệm tại nước Anh như: nhà ở xã hội, nhóm tự lực, dạy nghề và tạo việc làm, thương mại công bằng, hay như các hoạt động tạo thu nhập cho các tổ chức từ thiện, tài chính

vi mô, và cung cấp dịch vụ công qua các hợp đồng với chính quyền [4] Hình thức tổ chức

và địa vị pháp lý của DNXH ở Anh cũng rất đa dạng và phong phú, có thể chia thành 4 nhóm

cơ bản dựa trên tính chất và mức độ liên kết giữa các nhà đầu tư như sau:

2.2.1 Nhóm doanh nghiệp xã hội không phải là công ty

Nhóm DNXH không phải là công ty

(unincoporated form) được coi là hình thức đơn

giản nhất mà DNXH có thể được thiết lập ở Anh Theo đó DNXH có thể do một thương

nhân đơn lẻ (sole trader) hoặc hội hợp danh của các thương nhân đơn lẻ (partnership) thành lập

Trang 3

nên Trường hợp này DNXH không được coi là

công ty, không có sự tồn tại độc lập về mặt

pháp lý với thương nhân hoặc các thương nhân

thành lập nó; bởi vậy không phải đăng ký kinh

doanh

Mặc dù hoạt động kinh doanh hướng tới

mục tiêu xã hội nhưng lợi nhuận của DNXH do

các thương nhân đơn lẻ làm chủ sẽ bị đánh thuế

thu nhập cá nhân, có xem xét giảm trừ Thông

thường các DNXH này được xem xét như là

hình thức người chủ DNXH trực tiếp lao động

(shelf-employed) và được yêu cầu tự đánh giá,

để tính toán thuế thu nhập và các khoản đóng

góp cho bảo hiểm nhà nước đối với bất kỳ lợi

nhuận nào thu được từ công việc kinh doanh

2.2.2 Nhóm doanh nghiệp xã hội được

thành lập dưới hình thức công ty

Nhóm doanh nghiệp xã hội được thành lập

dưới hình thức công ty (incorporated forms) là

nhóm phổ biến nhất ở Anh hiện này Bản thân

nhóm này cũng thể hiện dưới rất nhiều hình

thức pháp lý và tên gọi khác nhau

i) Nhóm công ty hữu hạn

Nhóm công ty hữu hạn (limited company) là

nhóm phổ biến nhất của DNXH, được tổ chức

dưới hình thức công ty CP hoặc công ty TNHH

Dưới sự điều chỉnh của Luật Công ty 2006

(Company Act 2006)[5], các công ty hữu hạn bị

ràng buộc bởi các quy định ngặt nghèo hơn đối

với nhóm DNXH không phải là công ty như

yêu cầu cao hơn về trác nhiệm giải trình và sự

minh bạch đối với các cổ đông và với xã hội

Nói cách khác đó là những cái giá phải trả cho

những lợi ích có được từ “trách nhiệm hữu

hạn” Để thành lập một công ty hữu hạn nói

chung, doanh nhân phải thực hiện đăng ký kinh

doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh

(Companies House) thuộc Bộ Kinh doanh, Đổi

mới và Kỹ năng thuộc chính phủ hoàng gia

Anh,[6] và đăng ký với Cục thuế và Hải quan

hoàng gia (HMRC) để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp[7]

Để thành lập DNXH dưới hình thức công ty hữu hạn các thành viên sáng lập của công ty phải thiết lập các điều khoản chỉ rõ mục tiêu hoạt động vì xã hội của công ty trong tài liệu đăng ký kinh doanh Pháp luật của Anh cũng rất linh hoạt khi cho phép các công ty chuyển đổi hình thức pháp lý, mục tiêu hoạt động, miễn là các thành viên của công ty đồng ý và sự chuyển đổi đó phải được ghi nhận trong điều lệ Theo quy định của pháp luật, một DNXH là công ty hữu hạn có thể là một nhánh kinh doanh của một cơ sở từ thiện

ii) Công ty vì lợi ích cộng đồng

Công ty vì lợi ích cộng đồng (Community

Interest Company - CIC): là một loại hình công

ty được thiết kế đặc biệt cho DNXH và được Chính phủ Anh giới thiệu ra công chúng năm

2005 bằng Bộ quy định về Công ty vì lợi ích

cộng đồng 2005 (The Community Interest

Company Regulations 2005 - CIC Regs) Tuy

nhiên các DNXH không bắt buộc phải lựa chọn

mô hình pháp lý của CIC để tạo dựng doanh nghiệp của mình

Theo CIC Regs 2005, các CIC là các doanh

nghiệp cộng đồng (community enterprise) phải

được tổ chức dưới hình thức công ty hữu hạn,

có thể là công ty TNHH hoặc công ty CP quy định trong Luật Công ty 1985, và cam kết dành lợi nhuận và tài sản của mình để phục vụ lợi ích cộng đồng trong điều lệ hoạt động bằng văn bản

(Điều 32 Luật Công ty 2004) Để theo đuổi mục

tiêu này, CIC phải có một khoản tài sản đảm bảo được gọi là “tài sản khóa” (lock assets) để hạn chế chuyển tài sản ra ngoài công ty, và đặc biệt là để đảm bảo rằng số tài sản này tiếp tục được dùng cho lợi ích cộng đồng CIC Regs

2005 cũng ấn định mức trần tối đa của các khoản thanh toán cổ tức và và lợi nhuận mà

Trang 4

công ty có thể phân bổ Các CIC cũng bị cấm

thành lập vì mục đích chính trị (Điều 3) hoặc

thành lập để phục vụ quá mức đối với một

nhóm nhất định(Điều 4 và 5), đặc biệt các CIC

không phải là một tổ chức từ thiện, không được

thực hiện các hành vi bất hợp pháp (Điều 5 và 6)

Có thể thấy rằng cấu trúc, hoạt động của

CIC quy định trong đã chuyển những thông

điệp rõ ràng đến các nhà đầu tư rằng doanh

nghiệp phải vận hành vì lợi ích cộng đồng và

mục tiêu xã hội và được bảo vệ bởi các quy

định tương ứng.[2] Để bảo đảm nguyên tắc tôn

trọng quyền tự do kinh doanh, pháp luật của

Anh cũng cho phép một CIC có thể chuyển đổi

hình thức hoạt động thành một tổ chức từ thiện

hoặc trở thành một hợp tác xã (HTX) vì lợi ích

cộng đồng hặc tự nguyện giải thể; tuy nhiên các

CIC có thể không được chuyển đổi thành các

công ty hữu hạn thông thường

iii) Công ty hợp danh hữu hạn

Công ty hợp danh hữu hạn (limited liability

partnerships – LLP) hoạt động theo Luật Công

ty hợp danh hữu hạn năm 2000 (Limited

Liability Partnerships Act 2000) Đây là loại

hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tương

tự như các công ty hữu hạn trong Luật Công ty

2006 Không giống hình thức hợp danh cơ bản

(standard partnership) do các doanh nhân đơn

lẻ thành lập (đã đề cập ở mục 2.1), các thành

viên của LLP được hưởng trách nhiệm hữu hạn

đối với các khoản nợ của công ty nhưng công ty

phải minh bạch đối với mục đích thuế Thành

viên góp vốn (non-coperate partner) phải đăng

ký tự đánh giá tài sản và trả thuế thu nhập cá

nhân trên phần lợi nhuận được chia như các

thương nhân đơn lẻ, trong khi đó phần lợi

nhuận chia cho những thành viên hợp danh

(corporate partner) sẽ phải chịu thuế doanh thu

Mặc dù không được thiết kế một cách đặc biệt cho DNXH như các CIC, mô hình LLP cho nhà đầu tư nhiều tự do hơn mô hình công ty hữu hạn trong việc lựa chọn đối tác, thiết lập các thương vụ kinh doanh theo mong muốn, quyết định cách thức vận hành doanh nghiệp và cách thức phân phối lợi nhuận Để thành lập một LLP, chỉ cần các đối tác cùng quyết định bằng văn bản rằng phần lớn lợi nhuận của công

ty được cống hiến cho mục tiêu xã hội

2.2.3 Các hợp tác xã và các hiệp hội vì lợi ích cộng đồng

Theo pháp luật hiện hành, kể từ 01/8/2014,

ở Anh có hai hình thức pháp lý của DNXH trong lĩnh vực làng nghề và hội ái hữu là các

HTX (Co-operative Societies) và các hội vì lợi ích cộng đồng (Community Benefit Societies

hoặc BenComms) Tiền thân của các DNXH

loại này chính là các làng nghề và hội ái hữu

(Industrial and Provident Societies-IPS) trước

đây[8] Các HTX và các hiệp hội này hoạt động trên nguyên tắc dân chủ và sở hữu tập thể và có thể chuyển đổi thành hình thức công ty hữu hạn

và ngược lại, nhưng phải tuân thủ các quy định của các luật có liên quan

2.2.5 Các tổ chức từ thiện có hoạt động kinh doanh không vì lợi nhuận

Các tổ chức từ thiện có hoạt động kinh

doanh không vì lợi nhuận (Group structure with

charity status) là một trong những hình thức

pháp lý khá phổ biến của DNXH ở Anh Theo

xu thế phát triển của xã hội, rất nhiều tổ chức từ thiện nhận thức được tính thụ động, kém bền vững của phương thức gây quỹ truyền thống qua các khoản hiến tặng, tài trợ Do đó họ đang

nỗ lực tách khỏi sự phụ thuộc này, chuyển sang

tự kinh doanh để tồn tại bền vững [9] Để giải quyết vấn đề chuyển đổi của các tổ chức từ

thiện sang DNXH, Luật Từ thiện 2006 (Charity

Act 2006) quy định rằng các tổ chức từ thiệt có

Trang 5

đăng ký (registed charities) được quyền chuyển

đổi toàn bộ, hay một phần tổ chức thành DNXH

hoặc thành lập DNXH dưới hình thức công ty

hữu hạn, bao gồm cả CIC, các HTX hoặc hội ái

hữu (Chương 8) Trong Luật Công ty 2006, Bộ

quy định về Công ty vì lợi ích cộng đồng 2005

và Luật các Hợp tác xã và Hội vì lợi ích cộng

đồng 2014 đều có những quy định về chuyển

đổi mục tiêu và hình thức hoạt động của

doanh nghiệp

3 So sánh các hình thức pháp lý của doanh

nghiệp xã hội của Việt Nam và Anh

Thống nhất với thông lệ thế giới về khái

niệm DNXH, các nhà làm luật Việt Nam nhất

trí rằng DNXH là một mô hình doanh nghiệp

thực hiện kinh doanh vì mục đích xã hội và phải

cam kết dành đa số lợi nhuận (ít nhất là 51%)

cho các hoạt động vì mục tiêu xã hội đã cam

kết Để thành lập một DNXH, các nhà đầu tư

phải lựa chọn một trong các hình thức pháp lý

là công ty CP, công ty TNHH, công ty hợp

danh và doanh nghiệp tư nhân[10] Có thể thấy

rằng hình thức pháp lý của các DNXH ở Việt

Nam và ở Anh có những nét tương đồng và

khác biệt rất rõ rệt như sau:

3.1 Đối với doanh nghiệp xã hội không phải là

công ty

Ở Việt Nam, DNXH có thể thành lập dưới

hình thức pháp lý của doanh nghiệp tư nhân,

nghĩa là mô hình doanh nghiệp “do một cá nhân

làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài

sản của mình về mọi hoạt động của doanh

nghiệp” (Khoản 1 Điều 183 LDN 2014) Theo

quy định của Điều 10, LDN 2014, có thể thấy

rằng các chủ thể kinh doanh là thương nhân thể

nhân khác như "cá nhân kinh doanh” [11], các

"hộ kinh doanh” [12] không được thành lập và

vận hành mô hình DNXH Tinh thần của quy định này trái ngược hoàn toàn với quyền tự do thành lập DNXH của các thương nhân đơn lẻ và hội hợp danh ở Anh

3.2 Đối với doanh nghiệp xã hội là công ty

Về hình thức pháp lý, các DNXH là công ty

ở Việt Nam cũng bao gồm công ty CP, công ty TNHH và công ty HD như ở Anh Nếu như giữa các công ty TNHH và công ty CP của hai nước có nhiều nét tương đồng rõ rệt về cấu trúc pháp lý và hoạt động, về giới hạn trách nhiệm tài sản, bản chất pháp lý của công ty hợp danh của Việt Nam và của Anh hoàn toàn khác nhau Với mô hình linh hoạt, dễ áp dụng và tính trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hữu hạn ở Anh tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư thành lập DNXH Trái lại, với trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh đối với các khoản

nợ, có lẽ công ty HD theo LDN 2014 không phải là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nhân

để thành lập DNXH bởi lẽ với mô hình này khả năng chịu rủi ro là rất lớn

Pháp luật Việt Nam cũng chưa có một hình thức pháp lý được thiết kế riêng cho DNXH với những quy định rõ ràng, linh hoạt về quyền lợi

và trách nhiệm như hình thức công ty vì lợi ích cộng đồng (CIC) ở Anh để các doanh nhân dễ dàng lựa chọn và áp dụng

3.3 Đối với doanh nghiệp xã hội dưới hình thức hợp tác xã và hiệp hội

Nếu như ở Anh các HTX và các hội vì lợi ích cộng đồng cũng được coi là những hình

thức công ty (incorporated form) và là những

mô hình pháp lý được ưa chuộng cho DNXH [2], ở Việt Nam các HTX không được coi là doanh nghiệp, mà chỉ được coi là “tổ chức kinh

tế tập thể” hình thành trên cơ sở “sở hữu tập thể”[13] Theo LDN 2014, DNXH không được

Trang 6

thành lập dưới hình thức HTX Quy định này đã

bỏ qua các đặc tính ưu việt rất phù hợp với các

mục tiêu xã hội của các hợp tác xã đó là tính

chất sở hữu tập thể, tinh thần cộng đồng Trên

thực tế, từ trước năm 1986 nhiều DNXH thực tế

đã tồn tại ở nước ta dưới hình thức HTX như

“hợp tác xã thương binh”, “hợp tác xã người tàn

tật”…các cơ sở này có những đóng góp đáng kể

trong việc tạo công ăn việc làm và cuộc sống

tích cực cho cho các xã viên là những nhóm

người dễ bị tổn thương, khó hòa nhập trong xã

hội Bởi vậy, các HTX chính là một mô hình rất

phù hợp cho các DNXH ở Việt Nam [4]

Ở nước ta, các hiệp hội vì lợi ích cộng

đồng, có tính chất tương tự như hội làng nghề,

hội ái hữu ở Anh, chưa được pháp luật nhìn

nhận như những mô hình pháp lý của DNXH

Các hội này được coi là các hội dân sự tự

nguyện và chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân

sự 2005 và Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của

Chính phủ ngày 21/4/2010 quy định về tổ chức,

hoạt động và quản lý hội Trong bối cảnh nền

kinh tế thị trường đang trong giai đoạn chuyển

đổi hiện nay ở Việt Nam, các hiệp hội này đang

là những liên kết tích cực, thúc đẩy sự gắn kết,

hỗ trợ kinh tế giữa các hội viên trong môi

trường kinh doanh nhỏ rất đặc thù Đây chính là

những DNXH rất tiềm năng cần được pháp luật

sớm quan tâm và điều chỉnh

3.4 Đối với doanh nghiệp xã hội là các tổ chức

từ thiện

Hiện nay có một số lượng đông đảo các tổ

chức từ thiện ở Việt Nam đang hoạt động trong

lĩnh vực trợ giúp cộng đồng thông qua các hình

thức như các tổ chức NGO, các trung tâm bảo

trợ người già, trẻ em, người tàn tật…trong cả

khu vực công lẫn khu vực tư Trong tương lai,

để duy trì tính bền vững trong hoạt động sẽ có

nhiều các cơ sở từ thiện có sự chuyển đổi về

phương thức gây quỹ hoạt động, từ chỗ hoàn toàn phụ thuộc vào các khoản tài trợ và ngân sách do Nhà nước cấp sang tự tiến hành các hoạt động kinh doanh, lấy thu bù chi như mô hình các hội từ thiện là DNXH ở Anh Mặc dù pháp luật hiện hành đã cho phép các cơ sở từ thiện chuyển đổi sang hình thức DNXH, nhưng vẫn cần có các quy định hướng dẫn cụ thể về cách thức tổ chức, hoạt động và sự trợ giúp của nhà nước để bảo đảm hoạt động của các cơ sở này không bị gián đoạn do sự chuyển đổi

4 Một số gợi mở để hoàn thiện pháp luật

về doanh nghiệp xã hội Việt Nam

Nhìn vào sự phát triển mạnh mẽ và hiệu quả của DNXH ở Anh, có thể thấy rằng sự thành công này đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân chính: (i) Pháp luật về DNXH của Anh thể hiện rất rõ nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của các tổ chức và cá nhân Tất cả các chủ thể kinh doanh, dù ở quy

mô lớn hay nhỏ cũng luôn được quan tâm và khuyến khích thành lập và vận hành DNXH Pháp luật cũng cung cấp các mô hình pháp lý

đa dạng và linh hoạt cho DNXH, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nhân lựa chọn được mô hình phù hợp với mình để kinh doanh hiệu quả; (ii) Để đưa các quy định pháp luật về DNXH vào thực tế, Chính phủ Anh đã nỗ lực tiến hành những hoạt động trợ giúp cho DNXH thông qua

hệ thống các cơ quan hỗ trợ từ khâu đăng ký kinh doanh, tư vấn pháp lý thành lập DNXH, hỗ trợ thông tin về thuế, cho đến các chiến dịch truyền thông, quảng bá để cả xã hội biết và ủng

hộ cho DNXH trên các lĩnh vực của đời sống

xã hội

Có thể thấy LDN 2014 đã có nhiều cố gắng khi đưa ra một số mô hình pháp lý phổ biến cho DNXH, tuy nhiên các mô hình này còn khá

Trang 7

nghèo nàn và cứng nhắc, chưa phù hợp với một

thực tế là Việt Nam là kinh tế thị trường còn

non trẻ, rất cần sự đóng góp của các doanh nhân

xã hội đến từ nhiều lĩnh vực và quy mô hoạt

động khác nhau, để cùng tham gia chia sẻ gánh

nặng an sinh xã hội với Nhà nước Những quy

định hiện tại về DNXH chưa thực sự thúc đẩy

quyền tự do kinh doanh và tự do lựa chọn mô

hình kinh doanh các doanh nhân xã hội đang

hoạt động dưới nhiều quy mô và lĩnh vực kinh

doanh khác nhau, hạn chế khả năng tiếp cận

nhu cầu của các cộng đồng thiệt thòi, đối tượng

hướng tới của DNXH Thêm nữa, gò bó DNXH

dưới hình thức công ty, doanh nghiệp tư nhân

cũng sẽ làm hạn chế các sáng kiến xã hội, giảm

tính đa dạng về sở hữu, tính linh hoạt trong của

DNXH[14]

Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh các hình

thức pháp lý quy định trong LDN 2014, có thể

xem xét một số đề xuất sau để tạo ra nhiều lựa

chọn về cách thức tổ chức và hoạt động cho

DNXH ở Việt Nam

Thứ nhất, pháp luật cần sớm bổ sung các

quy định công nhận và khuyến khích quyền

thành lập DNXH của các chủ thể kinh doanh ở

các quy mô khác nhau Cụ thể: (i) ban hành

nghị định của Chính phủ trong đó công nhận và

khuyến khích các hoạt động kinh doanh vì mục

tiêu xã hội của các cá nhân kinh doanh, các hộ

kinh doanh mà không nhất thiết buộc các chủ

thể phải thành lập doanh nghiệp theo LDN

2014; (ii) công nhận các hợp tác xã thành lập

theo Luật Hợp tác xã 2012 có cam kết mục tiêu

xã hội là các “hợp tác xã DNXH” để các HTX

này có cơ sở pháp lý để hoạt động và được

hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật;

(iii) để khuyến khích các tổ chức từ thiện như

các trung tâm, các hội, các quỹ vì cộng đồng

chuyển đổi thành DNXH, pháp luật cần phải có

những quy định cụ thể hướng dẫn về cách thức,

điều kiện, cũng như các cam kết hỗ trợ về mặt

thủ tục chuyển đổi để các góp phần đảm bảo các tổ chức này sẽ hoạt động hiệu quả

Thứ hai, về lâu dài, cần xây dựng một

khung khổ pháp lý đồng bộ điều chỉnh hoạt động của DNXH, trong đó cần có một đạo luật riêng quy định về DNXH làm trung tâm như đã

đề xuất [14] Luật này quy định về các hình thức pháp lý đa dạng, các điều kiện thành lập, hoạt động chuyển đổi các mô hình kinh doanh khác thành DNXH để tạo ra một sự kết nối chặt chẽ, khuyến khích DNXH thành lập và phát triển

Cuối cùng, bên cạnh các quy định của pháp

luật, Nhà nước cần phải có một chính sách kinh

tế - pháp luật - xã hội đồng bộ khuyến khích DNXH phát triển và tổ chức một hệ thống cơ quan hỗ trợ DNXH từ trung ương đến địa phương để đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm túc và hiệu quả

5 Kết luận

Là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, ra đời vì mục tiêu và sứ mệnh cộng đồng, DNXH cần có một khung khổ pháp lý đồng bộ và phù hợp với thực tiễn xã hội để động viên các chủ thể kinh doanh cùng tham gia chia sẻ gánh nặng

an sinh xã hội với Nhà nước Có thể thấy rằng khung khổ pháp lý nói chung và các hình thức pháp lý nói riêng cho hoạt động của DNXH ở Việt Nam còn rất sơ khai và hạn hẹp, chưa thực

sự thúc đẩy quyền tự do kinh doanh của các doanh nhân, chưa khuyến khích tính đa dạng về

sở hữu, về quy mô và hình thức tổ chức hoạt động của DNXH trong các lĩnh vực của nền kinh tế để đóng góp nhiều hơn cho xã hội

Do DNXH là một vấn đề còn tương đối mới

mẻ cả về phương diện lý luận và thực tiễn ở nước ta, để xây dựng được khung khổ pháp luật tiến bộ, phù hợp cho DNXH cần có sự đầu tư,

Trang 8

nghiên cứu kỹ lưỡng khung pháp luật điều

chỉnh DNXN và kinh nghiệm phát triển DNXH

ở các quốc gia nơi loại hình doanh nghiệp này

phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành

tựu; để rút ra được những kinh nghiệm có ích,

các giải pháp phù hợp góp phần xây dựng một

chính sách kinh tế - xã hôi - pháp luật tổng thể

về hỗ trợ và phát triển DNXH ở Việt Nam

Tài liệu tham khảo

[1] Tính đến năm 2014, có khoảng hơn 100 ngàn

DNXH đang hoạt động và đóng góp ít nhất

khoảng 30 tỉ bảng Anh cho nền kinh tế thông qua

các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết

yếu, tạo công ăn việc làm cho các cộng đồng dân

cư Xem UK Government, Social Enterrise UK:

Impact Report 2013-2014 tại

http://www.socialenterprise.org.uk/uploads/files/2

014/12/seuk_social_impact_report_2013.pdf để

có thêm thông tin

[2] UK Government, A Guide to Legal Forms for

Social Enterprise 2013 tại

https://www.gov.uk/government/uploads/system/u

ploads/attachment_data/file/31677/11-1400-guide-legal-forms-for-social-enterprise.pdf

[3] OECD and LEED Program, The Social Enterprise

sector: A conceptual framework 2012 tại website:

http://www.oecd.org/regional/leed/37753595.pdf

[4] CIEM, British Council và CSIP, Doanh nghiệp Xã

hội tại Việt Nam: Khái niệm, Bối cảnh và Chính

sách, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung

ương, Hà Nội, 2012

[5] UK Government, the Company Act 2006 tại

http://www.legislation.gov.uk/ukpga/2006/46/pdfs

/ukpga_20060046_en.pdf

[6] UK Government, About - Companies House -

https://www.gov.uk/government/organisations/co mpanies-house/about

[7] UK Government, CHM Revenue & Customs tại https://www.gov.uk/government/organisations/hm -revenue-customs

[8] UK Government, Industrial and Provident Societies: growth through co-operation 2013 tại https://www.gov.uk/government/consultations/ind ustrial-and-provident-societies-growth-through- co-operation/industrial-and-provident-societies-growth-through-co-operation

[9] UK Government, Why social Enterprise? A guide for charities, 2012 tại http://www.socialenterprise.org.uk/uploads/editor/ files/Why_Social_Enterprise.pdf

[10] Xem Điều 10, Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Nghị định số

96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 hướng dẫn về đăng ký kinh doanh

[11] Điều 3 định nghĩa về “cá nhân kinh doanh” trong Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh [12] Điều 49 định nghĩa về “Hộ kinh doanh” trong Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp

[13] Điều 3 giải thích khái niệm “hợp tác xã” Luật Hợp tác xã 2012 số 23/2012/QH13 được Quốc Hội thông qua ngày 22/11/2012 Xem thêm Dương Đức Chính, Một số vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau trong Dự thảo Luật Hợp tác xã, Tập chí Dân chủ và Pháp luật Online tại http://moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/NghienCuuTr aDoi/View_Detail.aspx?ItemID=374, đăng tải ngày 22/1/2013, truy cấp 30/5/2015

[14] Phan Thị Thanh Thủy, Những vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp

2014 Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 2015 số 6/2015.

Trang 9

Legal Forms of Social Enterprises: The Experience from the

UK and some Suggestions for Vietnam

Phan Thị Thanh Thủy

VNU School of Law, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hanoi, Vietnam

Abstract: Social enterprises, was recognized officially for the first time in the 2014 Law on

Enterprise To be established, a social enterprise must be registered under one of the legal forms prescribed in the law such as joint-stock company, limited liability company, partnership, and private enterprise Those regulations have revealed their irrationalities, and need to be adapted This journal article focuses on introducing and analyzing the legal models of social enterprises in the UK in comparison with those in Vietnam It also makes recommendations to improve the present regulations

on social enterprises in Vietnam

Keywords: Social enterprises, legal forms, joint-stock company, limited liability company,

partnership, private enterprise, the UK, Vietnam

Ngày đăng: 30/10/2017, 01:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w