Khác với nghiện chất nghiện rượu, ma túy, đây là một chứng nghiện hành vi tương tự với nghiện cờ bạc, nghiện sex, nghiện internet… Nghiện game cũng có thể là một triệu chứng của một số b
Trang 1TÌNH HÌNH NGHIỆN GAME TRONG GIỚI TRẺ VÀ TÁC HẠI DO GAME
GÂY RA
Thời gian vừa qua, đã có hàng loạt vụ án mạng kinh hoàng do các đối tượng nghiện game là hung thủ gây ra Trong đó có Phạm Duy Quý - kẻ tâm thần và nghiện game
đã cuồng sát giết cả gia đình tại Hải Dương mới đây đã dấy lên lo ngại về những hành động nguy hiểm của các đối tượng nghiện game trong xã hội gây ra Không chỉ dừng lại ở việc nghiện game đơn thuần mà những tác động từ game đã dần phát sinh theo nhiều chiều hướng khác nhau dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như phạm pháp, giết người, trầm cảm hay tự tử… và đối tượng nghiện game có xu hướng ngày càng
mở rộng trong đó có một số lượng không nhỏ trẻ em đang trong độ tuổi đến trường Điều này đã trở thành một vấn đề cần được cả xã hội quan tâm và có hướng giải quyết để tình hình nghiện game trong giới trẻ và tác hại của nó được giảm bớt
Theo thống kê nghiên cứu về thực trạng chơi game của thanh thiếu niên Việt Nam cho thấy: 4.468 thanh thiếu niên Việt Nam chơi game từ độ tuổi 11 – 30 tuổi trong đó
có 36.3% người chơi game bạo lực tuổi từ nhóm tuổi thiếu niên (6-11 tuổi) chiếm 24.9%, đặc biệt từ lứa tuổi (12 – 25 tuổi) chiếm 41.5%, (theo Tạp chí khoa học ĐHQGHN, số1/2013) Con số này phần nào đã nói lên thực trạng nghiện game của thanh thiếu niên Việt Nam Đáng báo động tình trạng này ngày càng trở nên nguy hiểm, gây ảnh hưởng sâu sắc tới đạo đức xã hội, luân thường đạo lí,…
Nghiện game được xếp loại là một trong các rối loạn kiểm soát xung động Khác với nghiện chất (nghiện rượu, ma túy), đây là một chứng nghiện hành vi tương tự với nghiện cờ bạc, nghiện sex, nghiện internet… Nghiện game cũng có thể là một triệu chứng của một số bệnh tâm thần khác như trầm cảm hoặc lo âu đã được phân loại bệnh trong bảng phân loại bệnh quốc tế ICD 10 Tuy nhiên, hiện nay nghiện game là một đề tài được tranh luận kỹ giữa các nhà chuyên khoa tâm thần học trên thế giới và đang được xem xét đưa vào sách giáo khoa về phân loại như một loại bệnh lý tâm thần Theo các tài liệu chính thống thì người ta không sử dụng thuật ngữ “nghiện
Trang 2game” mà thay bằng “rối loạn chơi game online” Cơ sở sinh học của nghiện game chưa được làm rõ Một số nghiên cứu về não đã chỉ ra rằng nghiện hành vi gây ra những thay đổi hoạt động thần kinh giống với nghiện chất Theo y văn nói chung, tiêu chí nghiện game có thể bao gồm: Nhu cầu chơi game ngày một tăng, lấn át mọi thú vui hoặc sở thích khác, việc ngừng hoặc trì hoãn nhu cầu chơi game sẽ gây khó chịu
và đau khổ, trở nên giận dữ, bạo lực, chán nản Tình huống thường xảy ra là: Khi bị cha mẹ ngăn cản, không cho sử dụng máy tính hoặc điện thoại di động, đứa con nghiện game sẽ ngồi ủ rũ một góc, không chịu ăn, không ngủ, thậm chí là khóc hoặc làm bất cứ điều gì để có thể được chơi game
Theo báo cáo của Hội đồng Khoa học và Y tế công cộng AMA của Mỹ, dựa trên nghiên cứu các tài liệu khoa học, bắt đầu chơi game ở độ tuổi càng nhỏ càng dễ mắc chứng bệnh nghiện game Mặc dù đã hơn 2 thập kỷ đã trôi qua với nhiều tranh cãi về
“nghiện game”, phiên bản mới nhất của Diagnostic and Statistical Manual về các rối loạn tâm thần (DSM-5) vẫn chưa công nhận đây là một bệnh lý tâm thần Tuy nhiên, rối loạn này ngày càng cho thấy tiềm năng có thể sẽ được phân loại trong sách giáo khoa
Nghiện game có thể gây ra vấn đề phát triển xã hội, sức khỏe tâm thần, các mối quan hệ và khả năng tự chăm sóc Chơi game hơn bốn giờ liên tục có thể gây tác hại đến giờ giấc học ở trường, đến đời sống xã hội và làm giảm phát triển các kỹ năng xã hội, đồng thời có thể dẫn đến trạng thái bứt rứt khó chịu, lo âu và trầm cảm Nó thường xảy ra với các trò chơi nhập vai trực tuyến, mà trong đó game thủ đảm nhiệm vai trò của một nhân vật hư cấu và tương tác với người chơi khác trong một thế giới
ảo Đứa trẻ (thông minh) không có gì nổi bật ở trường học lại có thể trở thành người làm chủ cuộc chơi Nếu không phát hiện và điều chỉnh kịp thời, nghiện game sẽ gây hậu quả nguy hiểm Tuy nhiên, với người nghiện game đặc biệt là giới trẻ thì cuộc sống ảo ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với đời thực Bằng chứng về chơi game quá
Trang 3người nghiện những thể loại game bạo lực Dường như game thủ mắc chứng nghiện game không thể phân biệt giữa game và thế giới thực, vì vậy chơi game bạo lực dễ dẫn đến hành vi bạo lực Nhiều game thủ còn trong độ tuổi rất nhỏ nhưng có thể nhập vai thành thạo trong thế giới ảo với những màn bạo lực có tác động mạnh mẽ tới thần kinh người chơi, nhiều đối tượng không thể phân biệt được thế thế ảo và thế giới thực tại đã dẫn tới hàng loạt vụ án đau lòng xuất phát từ việc thi hành nhiệm vụ trong Cũng có trường hợp, cá nhân khi muốn gia nhập vào một hội game nào đó thì cần phải thi hành những nhiệm vụ do hội này quy định trong đó có nhiệm vụ giết người nhưng chỉ là trong thế giới ảo với sự tương tác của công nghệ Nhưng điều này đã được thi hành trong thực tế dẫn tới các vụ án giết người được báo chí đăng tải rất nhiều trong thời gian gần đây
Bên cạnh những hành vi bạo lực do tác động của game gây ra thì những người chơi game đặc biệt là giới trẻ còn có thể rơi vào tình trạng căng thẳng thần kinh dẫn tới u uất, trầm cảm hay là tự tử Những hậu quả về thay đổi tính cách như hay gắt gỏng, dễ
bị kích động, lầm lì, dễ mất bình tĩnh, thích bạo lực, đập phá đồ đạc có thể theo đuổi suốt cả cuộc đời người nghiện game, ảnh hưởng cuộc sống và chất lượng lao động Đặc biệt, xu hướng gia tăng nguy cơ rối loạn tâm thần do chơi game trong giới trẻ ở Việt Nam rất đáng báo động vì hiện nay, trẻ em có điều kiện tiếp xúc với máy tính nhiều Nếu hôm nay chơi game một phút, chơi tăng lên mỗi ngày thì một năm sau có thể chơi game sáu tiếng một ngày Có nhiều trẻ em ngồi hàng ngày thậm chí là nhiều ngày trong các cửa hàng Internet hoặc bên máy tính mà không làm các công việc khác dẫn tới tình trạng căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể… gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe bản thân và nhiều tác động tiêu cực đi kèm làm ảnh hưởng tới gia đình và xã hội
Vấn đề nghiện game trong giới trẻ Việt Nam và những tác hại của nó được xuất phát từ nhiều nguyền nhân chủ quan và khách quan khác nhau như:
Trang 41 Môi trường:
- Sự phổ biến của các loại game
Hiện nay, trên mạng Inetrnet tràn ngập các phiên bản game khác nhau với đủ mọi cấp độ, phiên bản Bên cạnh những loại game được phát hành bởi các công ty nước ngoài, được trú trọng đầu tư về kĩ thuật thì còn có hàng loạt các trò chơi được xây dựng và phát triển bởi các công ty trong nước Chính vì vậy, có thể nói rằng hiện nay các trò chơi được phổ biến một cách rộng rãi với sự phong phú và đa dạng về loại hình, màu sắc, cấp độ thu hút đông đảo mọi người tham gia trong đó có số lượng lớn giới trẻ Việt Nam hiện nay
- Nhóm bạn, cộng đồng game rủ rê, thách đấu
Những bạn trẻ thường được bạn bè, bạn học rủ rê cùng tham dự vào những trò game có đông người tham dự tạo thành những đội game để cùng chơi và thách đấu với nhau tạo nên tính hiếu thắng trong những người chơi game
- Lợi nhuận từ game
Game là một hình thức kinh doanh mang lại một nguồn lợi nhuận rất lớn cho những người kinh doanh thông qua các hoạt động quảng bá, buôn bán, kinh doanh game… nhưng cũng có nhiều loại game được phát triển đi kèm với hình thức thanh toán bằng tiền ảo thậm chí có thể quy đổi thành tiền thật thông qua các hoạt động trao đổi, mua bán giữa các game thủ với nhau Điều này đã tạo nên sự kích thức, ham muốn được tham dự, chiến thắng đồng thời có thêm tiền đã thu hút rất nhiều người tham dự đặc biệt là giới trẻ
- Trong gia đình có người lớn nghiện game
Khi gia đìnhcó một người chơi game thì rất có thể lôi kéo theo những người khác cùng tham dự với mình để tạo thành đội chơi hay chỉ là giải trí Tuy nhiên, những đứa trẻ trong nhà cũng dần hình thành thói quen chơi game hay nghiện game khi bắt đầu chơi game cùng với những người biết chơi game trong gia đình
Trang 52 Hấp lực của game
- Vui, hấp dẫn, sinh động
Game là thế giới ảo được xây dựng một cách công phu và không ngừng được cải tiến nhằm mục đích thu hút ngày cằng đông người tham dự Để có được điều này thì các trò chơi cần phải có sự xinh động, hấp dẫn nhằm lôi kéo người tham gia Và khi
đã tham thì người chơi càng bị cuốn hút và khó có thể bỏ được
- Hoang đường: mỗi game là một câu chuyện cuốn hút, có thử thách, có sự gắn
bó tình cảm
Nhiều trò game được xây dựng trên cơ sở của trí tưởng tượng để người chơi có thể tham dự vào thế giới ảo và thực hiện những công việc theo yêu cầu trong đó như trò chiến tranh, đột kích, thi hành các nhiệm vụ giết người mà ngoài đời người chơi không thể thực hiện…điều này tạo nên tính hiếu kì và thu hút rất đông giới trẻ tham gia
- Trò chơi có tính liên tục, có thưởng
Các trò chơi được xây dựng và phát triển luôn có nhiều yếu tố kích thích người chơi trong đó người chơi thường phải hướng tới một mục đích cuối cùng nào đó như giành chiến thắng hay phần thưởng nhất định
- Đánh trúng tâm lý hiếu thắng, hiếu chiến của lứa tuổi mới lớn
Giới trẻ đặc biệt là các em nhỏ đang trong độ tuổi đến trường thường có những suy nghĩ chưa thấu đáo, muốn thể hiện cá tính bản thân và tâm lý hiếu thắng rất lớn Khi các em tham dự vào các trò chơi thì các em có điều kiện thể hiện bản thân mình với những người xung quanh, các bạn chơi bằng cách cố gắng chinh phục mục đích cuối cùng của trò chơi
- Kết hợp với hình ảnh đồ họa trong game sắc nét, đẹp, âm thanh hấp dẫn đã tạo cho người chơi cảm giác "thực" hơn
Trang 6Những người tham dự trò chơi được hòa mình vào thế giới ảo có sự đầu tư xây dựng rất công phu của công ty phát hành về âm thanh, hình ảnh đồ họa…tạo nên những kích thích về tâm lý của người chơi,khiến cho người chơi càng ham muốn tham dự nhiều hơn để hoàn thành mục đích cuối cùng của trò chơi họ tham dự
- Thách đấu từ các game thủ
Những người chơi game không chỉ tham dự một mình mà còn có thể tham dự vào các hội game và có thể thi đấu giao lưu với những đối thủ khác.Điều này đã tạo nên
sự hưng phấn và kích thích không nhỏ đối với những người tham gia trò chơi
- Là phương tiện giải trí rất tiện lợi
Mọi lúc, mọi nơi người ta đều có thể tham dự vào các trò chơi khác nhau được xây dựng với nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại được tích hợp trên các loại hình đa phương tiện như điện thoại, máy tính bảng… đã làm cho các trò chơi được không ngừng mở rộng về thị trường và đối tượng tham dự
- Luyện kỹ năng vì có nhiều cấp độ từ dễ đến khó
Thông thường các trò chơi được xây dựng theo nhiều cấp độ khác nhau từ dễ tới khó buộc người chơi phải vượt qua để chinh phục những thử thách Điều này đã đánh vào tâm lý hiếu thắng của một bộ phận người chơi
- Sau khi chơi thắng trận, não bộ tiết ra một chất khiến người chơi sung sướng Nếu người chơi đạt được mục đích mình mong muốn thì não bộ sẽ có sự kích thích làm cho người chơi càng thêm phần ham muốn để tham dự vào những lần chơi tiếp theo
Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên thì những người nghiện game nói chung và giới trẻ Việt Nam nói riêng còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nữa từ đó tạo nên sự ham muốn được tham dự và chinh phục mục đích cuối cùng của các trò chơi Tuy nhiên cũng chính những trò chơi này đã làm cho một bộ phận không nhỏ giới trẻ say mê thậm chí là nghiện game làm phát sinh ra nhiều hệ lụy kèm theo như tình
Trang 7trạng bạo lực do game, tính trầm uất, tự kỉ hay dẫn đến sự tự sát… Những nguyên nhân của tình trạng này có thể phải nêu ra như:
*Sự quan tâm, quản lý của gia đình
- Giáo dục gia đình bị xem nhẹ
- Cha mẹ quá tin tưởng con
- Hiểu biết về công nghệ thông tin, game còn hạn chế
- Phương tiện có sẵn: điện thoại di động, máy tính, tiền, thời gian
- Không có thời gian dành cho con
- Chưa hiểu tâm lý con
*Thiếu sân chơi cho trẻ
-Thiếu sân chơi giải trí lành mạnh cho trẻ
-Thiếu những hoạt động sinh hoạt mang tính thử thách, sáng tạo, khoa học dành riêng cho trẻ
*Bản thân trẻ
- Nhu cầu giải trí ở trẻ em
- Được thể hiện mình, chứng tỏ mình trong thế giới ảo
- Trẻ cảm thấy bị thất bại trong việc học
- Thiếu tự tin và muốn thoát cô đơn
- Thích khám phá cái mới, có xu hướng đi tìm kiếm những kích thích giác quan (thích cảm giác lạ)
- Trẻ em có xu hướng dễ chán nản khi bị thất bại
- Có mối quan hệ không tốt với những người thân trong gia đình
- Trẻ bị ‘‘ruồng bỏ'' trong trường lớp
- Trẻ khỏa lấp được cảm giác trống vắng và được thỏa mãn nhu cầu
- Trẻ thiếu được hướng dẫn về cách xử dụng internet vào trong việc học
- Trẻ thiếu những giá trị sống, kỹ năng sống
Trang 8Những trò chơi luôn được xây dựng và phát triển với đủ các thể loại và phiên bản nhằm đáp ứng nhu cầu của người chơi Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ giới trẻ Việt Nam hiện nay đã rơi vào tình trạng đam mê hay nghiện game từ đó làm này sinh nhiều hệ lụy liên quan như tình trạng bạo lực, giết người xuất phát từ các trò game hay tình trạng căng thẳng về mặt tinh thần dẫn tới tự kỉ thậm chí là tự sát của không ít người chơi game Điều này đã trở thành một vấn đề nóng bỏng trong dư luận xã hội đòi hỏi cần phải có hướng giải quyết đúng đắn nhằm ngăn chặn những tác hại xấu do các trò chơi gây ra đặc biệt là với giới trẻ khi nó đang từng ngày, từng giờ xâm nhập vào trong các gia đình, trường học
Trang 9TÌNH HÌNH NGHIỆN GAME TRONG GIỚI TRẺ VÀ TÁC HẠI DO GAME
GÂY RA
Thời gian vừa qua, đã có hàng loạt vụ án mạng kinh hoàng do các đối tượng nghiện game là hung thủ gây ra Trong đó có Phạm Duy Quý - kẻ tâm thần và nghiện game
đã cuồng sát giết cả gia đình tại Hải Dương mới đây đã dấy lên lo ngại về những hành động nguy hiểm của các đối tượng nghiện game trong xã hội gây ra Không chỉ dừng lại ở việc nghiện game đơn thuần mà những tác động từ game đã dần phát sinh theo nhiều chiều hướng khác nhau dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như phạm pháp, giết người, trầm cảm hay tự tử… và đối tượng nghiện game có xu hướng ngày càng
mở rộng trong đó có một số lượng không nhỏ trẻ em đang trong độ tuổi đến trường Điều này đã trở thành một vấn đề cần được cả xã hội quan tâm và có hướng giải quyết để tình hình nghiện game trong giới trẻ và tác hại của nó được giảm bớt
Theo thống kê nghiên cứu về thực trạng chơi game của thanh thiếu niên Việt Nam cho thấy: 4.468 thanh thiếu niên Việt Nam chơi game từ độ tuổi 11 – 30 tuổi trong đó
có 36.3% người chơi game bạo lực tuổi từ nhóm tuổi thiếu niên (6-11 tuổi) chiếm 24.9%, đặc biệt từ lứa tuổi (12 – 25 tuổi) chiếm 41.5%, (theo Tạp chí khoa học ĐHQGHN, số1/2013) Con số này phần nào đã nói lên thực trạng nghiện game của thanh thiếu niên Việt Nam Đáng báo động tình trạng này ngày càng trở nên nguy hiểm, gây ảnh hưởng sâu sắc tới đạo đức xã hội, luân thường đạo lí,…
Nghiện game được xếp loại là một trong các rối loạn kiểm soát xung động Khác với nghiện chất (nghiện rượu, ma túy), đây là một chứng nghiện hành vi tương tự với nghiện cờ bạc, nghiện sex, nghiện internet… Nghiện game cũng có thể là một triệu chứng của một số bệnh tâm thần khác như trầm cảm hoặc lo âu đã được phân loại bệnh trong bảng phân loại bệnh quốc tế ICD 10 Tuy nhiên, hiện nay nghiện game là một đề tài được tranh luận kỹ giữa các nhà chuyên khoa tâm thần học trên thế giới và đang được xem xét đưa vào sách giáo khoa về phân loại như một loại bệnh lý tâm
Trang 10thần Theo các tài liệu chính thống thì người ta không sử dụng thuật ngữ “nghiện game” mà thay bằng “rối loạn chơi game online” Cơ sở sinh học của nghiện game chưa được làm rõ Một số nghiên cứu về não đã chỉ ra rằng nghiện hành vi gây ra những thay đổi hoạt động thần kinh giống với nghiện chất Theo y văn nói chung, tiêu chí nghiện game có thể bao gồm: Nhu cầu chơi game ngày một tăng, lấn át mọi thú vui hoặc sở thích khác, việc ngừng hoặc trì hoãn nhu cầu chơi game sẽ gây khó chịu
và đau khổ, trở nên giận dữ, bạo lực, chán nản Tình huống thường xảy ra là: Khi bị cha mẹ ngăn cản, không cho sử dụng máy tính hoặc điện thoại di động, đứa con nghiện game sẽ ngồi ủ rũ một góc, không chịu ăn, không ngủ, thậm chí là khóc hoặc làm bất cứ điều gì để có thể được chơi game
Theo báo cáo của Hội đồng Khoa học và Y tế công cộng AMA của Mỹ, dựa trên nghiên cứu các tài liệu khoa học, bắt đầu chơi game ở độ tuổi càng nhỏ càng dễ mắc chứng bệnh nghiện game Mặc dù đã hơn 2 thập kỷ đã trôi qua với nhiều tranh cãi về
“nghiện game”, phiên bản mới nhất của Diagnostic and Statistical Manual về các rối loạn tâm thần (DSM-5) vẫn chưa công nhận đây là một bệnh lý tâm thần Tuy nhiên, rối loạn này ngày càng cho thấy tiềm năng có thể sẽ được phân loại trong sách giáo khoa
Nghiện game có thể gây ra vấn đề phát triển xã hội, sức khỏe tâm thần, các mối quan hệ và khả năng tự chăm sóc Chơi game hơn bốn giờ liên tục có thể gây tác hại đến giờ giấc học ở trường, đến đời sống xã hội và làm giảm phát triển các kỹ năng xã hội, đồng thời có thể dẫn đến trạng thái bứt rứt khó chịu, lo âu và trầm cảm Nó thường xảy ra với các trò chơi nhập vai trực tuyến, mà trong đó game thủ đảm nhiệm vai trò của một nhân vật hư cấu và tương tác với người chơi khác trong một thế giới
ảo Đứa trẻ (thông minh) không có gì nổi bật ở trường học lại có thể trở thành người làm chủ cuộc chơi Nếu không phát hiện và điều chỉnh kịp thời, nghiện game sẽ gây hậu quả nguy hiểm Tuy nhiên, với người nghiện game đặc biệt là giới trẻ thì cuộc