Kế hoạch chủ nhiệm NH08_09

7 1.6K 6
Kế hoạch chủ nhiệm NH08_09

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS&THPT Lê Quý Đôn Tổ Chủ Nhiệm    KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM NĂM HỌC 2008 -2009 Năm học 2008 –2009 là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không”; cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Năm học toàn ngành Giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện đổi mới chương trình , nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt, đây là năm học mang chủ đề "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý giáo dục” và triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Trên cơ sở đó, căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, tổ chủ nhiệm xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm năm học 2008 - 2009 như sau: A – ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH * Tổng số học sinh: 1.051 HS/24 lớp. Trong đó, Nữ: 482 HS; Dân tộc thiểu số: 383 HS Chia ra: Khối 6 109 HS/2 lớp Khối 7 58 HS/1 lớp Khối 8 45 HS/1 lớp Khối 9 68 HS/2 lớp Khối 10 341 HS/8 lớp Khối 11 276 HS/6 lớp Khối 12 156 HS/4 lớp I. Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, chính quyền địa phương; sự động viên giúp đỡ nhiệt tình của các đoàn thể và hội cha mẹ học sinh trong nhà trường. - Đội ngũ giáo viên đa số còn trẻ, nhiệt tình trong công tác. - Đa số học sinh đều ngoan, lễ phép, chăm học, chịu khó vươn lên trong học tập, tham gia tích cực các hoạt động do nhà trường và các đoàn thể tổ chức. II. Khó khăn: Mặc dù có những thuận lợi cơ bản trên nhưng bước vào năm học 2008 - 2009, nhà trường còn gặp những khó khăn nhất định sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đó là: - Nhiều giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm còn hạn chế, chưa yên tâm công tác; - Nhiều nữ giáo viên có con nhỏ, hoàn cảnh kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn; - Một số giáo viên chưa có sự chuyển biến tích cực trong công tác, chuyên môn ít nhiều còn hạn chế, chưa năng động, sáng tạo vận dụng trong đổi mới phương pháp giảng dạy; - Đời sống kinh tế của nhân dân địa phương còn gặp nhiều khó khăn (nhất là các gia đình dân tộc thiểu số). Tỉ lệ học sinh là dân tộc thiểu số và hộ nghèo khá cao. - Đa số học sinh có học lực yếu, tiếp thu kiến thức chậm, việc học tập ở nhà còn nhiều hạn chế. 1 B - NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG I. Công tác duy trì sĩ số 1. Nhiệm vụ: Hạn chế học sinh bỏ học nhằm tạo thế phát triển vững chắc về qui mô phát triển giáo dục, đảm bảo hiệu quả giáo dục của nhà trường, góp phần thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. 2. Chỉ tiêu: Tỉ lệ duy trì sĩ số: trên 93% 3. Biện pháp: - Giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững hoàn cảnh và điều kiện của từng học sinh, thường xuyên duy trì việc trao đổi thông tin hai chiều, có thái độ ân cần, gần gũi, thương yêu, giúp đỡ học sinh.; - Thực hiện nghiêm túc qui định học sinh vắng học 2 buổi không phép trở lên / 1 tuần hoặc cúp tiết 2 lần / 1 tuần phải mời phụ huynh đến gặp để phối hợp giáo dục, có biện pháp phù hợp để động viên, thuyết phục học sinh; - Thực hiện tốt chế độ miễn giảm theo đúng qui định của Nhà nước. Quan tâm hơn đến học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn; - Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể vui tươi, lành mạnh. Đẩy mạnh các hình thức tương trợ, giúp đỡ để tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa học sinh cùng lớp, cừng trường và giữa học sinh với thầy cô giáo. II. Nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức: 1. Nhiệm vụ: Nâng cao giáo dục toàn diện, dạy đủ các môn học và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo quy định về chương trình giáo dục, tiếp tục thực hiện chỉ thị số 23 - CT / TƯ ngày 27 / 3 / 2003 của Ban bí thư trung ương Đảng về việc đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, phòng chống các tệ nạn xã hội, tội phạm, ma túy, HIV / AIDS, giáo dục trật tự an toàn giao thông và giáo dục pháp luật nói chung . Thực hiện tốt yêu cầu “dạy chữ” đi đôi với “dạy người”, dạy và học để làm người, dạy và học để có nghề, tập trung tổ chức thực hiện có kết quả cuộc vận động “Hai không”. Thực hiện sâu rộng cuộc vận động “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm” trong đội ngũ giáo viên, giúp giáo viên trau dồi rèn luyện đạo đức nhà giáo, bản lĩnh sư phạm, giữ gìn hình ảnh tốt đẹp về người thầy, xứng đáng với truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tiếp tục thực hiện và rút kinh nghiệm về việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh hằng tháng, từ đó để hạn chế học sinh vi phạm nội quy nhà trường. 2. Chỉ tiêu: * Đối với giáo viên - 100 % GVCN chấp hành và thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của địa phương. - 100% GVCN tham gia tốt sinh hoạt khu dân cư, giữ đúng tác phong nhà giáo, có tinh thần giúp đỡ và học hỏi đồng nghiệp. Chấp hành sự phân công và tham gia tích cực các hoạt động của trường, đoàn thể đề ra, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. * Đối với học sinh: - Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, giáo dục truyền thống cách mạng, yêu quê hương đất nước, yêu trường mến bạn, xây dựng tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng tinh thần vượt khó trong học tập. - 100% học sinh thực hiện tốt nội quy trường, lớp và tham gia tốt các hoạt động của nhà trường và các đoàn thể tổ chức. 2 - Kết quả xếp loại Hạnh kiểm cuối năm: Loại Tốt: Trên 30% Loại Khá: Trên 40% Loại Yếu: Hạn chế đến mức thấp nhất (dưới 0,2%) 3. Biện pháp: - Thường xuyên sinh hoạt tổ chủ nhiệm đúng định kỳ (ít nhất 1 lần /tháng), qua đó nhận xét rút kinh nghiệm kịp thời đối với từng GVCN, quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. - Mỗi thầy cô GVCN phải nghiêm túc thực hiện tốt nội qui cơ quan, qui chế chuyên môn như: giờ giấc, trang phục, … nêu cao tinh thần tự giác, trách nhiệm. - Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm nội quy nhà trường, các qui định về thi đua của Đoàn trường. Tập trung giáo dục về trật tự an toàn giao thông, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” - Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho học sinh. - Giáo dục đạo đức cho HS bằng chính tấm gương mẫu mực của thầy cô giáo qua các hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. - Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng, xây dựng môi trường sư phạm tích cực, kết hợp tốt giữa gia đình với nhà trường và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. III. Nhiệm vụ dạy học: 1. Dạy: * Nhiệm vụ: - Tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của nhà trường, nhất là ứng dụng trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục trong nhà trường. - Giáo viên có trách nhiệm làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách hệ thống, cơ bản, có những kỹ năng , kỹ xảo cần thiết trong học tập, trong lao động và trong cuộc sống. Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên. - GVCN phải là người cố vấn đắc lực cho học sinh trong việc tổ chức các hoạt động học tập theo tổ, nhóm. Xây dựng các phong trào thi đua trong học tập một cách tích cực và hiệu quả. * Chỉ tiêu : - 100 % GVCN có đủ hồ sơ và cập nhật thường xuyên theo quy định. - Kết quả xếp loại GVCN cuối năm: Loại Giỏi: 25% Loại Khá: 67% Loại TB: 8% * Biện pháp : - Từng giáo viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, tự giác trong công việc, thực hiện tốt qui chế chuyên môn. - Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong mỗi buổi sinh hoạt định kỳ của tổ chủ nhiệm. 3 2.Học: * Nhiệm vụ: - Xây dựng cho học sinh có thái độ động cơ học tập đúng đắn, hướng dẫn và tạo thói quen cách tự kiểm tra tự đánh giá trong học tập. - Tăng cường phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ, sáng tạo, tự giác trong học tập của học sinh. * Chỉ tiêu: - Xếp loại học lực của học sinh cuối năm học + Loại TB trở lên (lên lớp thẳng): 60% + Tỉ lệ Khá - Giỏi: 12 % trở lên + Loại Kém: dưới 02% - Có học sinh giỏi cấp Huyện và cấp Tỉnh - Tỉ lệ công nhận tốt nghiệp THCS: trên 95%. - Tỷ lệ tốt nghiệp THPT: trên 65%. - Đạt được huy chương khi tham dự giải điền kinh, TDTT do Sở tổ chức. IV. Hoạt động khác: 1. Hoạt động lao động, giáo dục hướng nghiệp: * Nhiệm vụ: - Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ tài sản của nhà trường, giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp. - Giúp HS có định hướng nghề nghiệp trong tương lai, nắm bắt các thông tin về định hướng phát triển KT-XH, tự đánh giá được khả năng của bản thân. * Biện pháp: - Thường xuyên nhắc nhở và quán triệt HS tham gia đầy đủ các lớp học giáo dục hướng nghiệp và hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Phối hợp chặt chẽ với trung tâm KTTH-HN Lâm Hà tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh. - GVCN phải xác định đúng tính chất và tầm quan trọng của công tác này, có biện pháp thuyết phục, đôn đốc và quản lý HS tham gia đầy đủ, có hiệu quả. 2. Họat động văn - thể - mỹ và công tác xã hội: * Nhiệm vụ: - Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, có sức lôi cuốn HS. Tạo không khí vui tươi, phấn khởi khi đến trường. - Giúp HS phát huy các năng khiếu của bản thân, có ý thức trách nhiệm cao trong công tác tập thể, đoàn kết thân ái, lá lành đùm lá rách. - Tham gia tốt các cuộc vân động ủng hộ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn và các cuộc vận động mang tính nhân đạo. - Tham gia tích cực và có hiêụ quả trong các phong trào, hoạt động do nhà trường, Đoàn thể và các ban ngành tổ chức. * Biện pháp: - Phối hợp cùng Đoàn trường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của HS. - Có hát nhạc đầu buổi và trong giờ giải lao giữa buổi học. Khuyến khích HS tập luyện văn nghệ, vui chơi thể thao trong giờ giải lao. - Động viên, cổ vũ, khích lệ tinh thần để HS tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, văn hóa, văn nghệ, TDTT do nhà trường và Đoàn thể và các ban ngành tổ chức. 4 V - CÁC NHIỆM VỤ CHUNG 1. Nhiệm vụ vủa GVCN lớp: - GVCN thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện lớp, là nhân vật trung tâm của lớp, có vai trò tham mưu, tư vấn và quyết định các hoạt động của tập thể lớp. - GVCN chủ động phối hợp với GV bộ môn có tham gia giảng dạy ở lớp mình để tiến hành giáo dục học sinh có hiệu quả. - GVCN chủ động đưa ra kế hoạch, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, lực lượng trong và ngoài nhà trường, hội cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh. - Tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng cho tập thể lớp thông qua các phong trào thi đua học tập…. - Tìm hiểu nắm vững đối tượng giáo dục học sinh trong lớp, xây dựng tập thể lớp mình trở thành tập thể ổn định, đoàn kết, thống nhất. - Đẩy mạnh hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt lớp có chất lượng để giáo dục học sinh. 2. Nhiệm vụ của tổ chức Đoàn - Đội: - Có trách nhiệm giáo dục bồi dưỡng chính trị tư tưởng cho các em học sinh về truyền thống nhà trường, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. - Giáo dục các em có hướng phấn đấu vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Phối kết hợp với GVCN lớp để vận động học sinh tham gia tích cực vào các tông tác xã hội, có kế hoạch thăm hỏi động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn. - Phối kết hợp với GVCN lớp tổ chức các phong trào thi đua trong nhà trường. C. KẾ HOẠCH TRỌNG TÂM TỪNG THÁNG THÁNG CHỦ ĐỀ NỘI DUNG THỰC HIỆN 8 Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm - Ổn định tổ chức lớp. Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp. - Học tập nội qui học sinh và các qui định của nhà trường. - Rèn luyện tinh thần kỷ luật cao cho HS. - Thu nộp các khoản đầu năm. - Điều tra thông tin, SYLL học sinh. - Thống kê, báo cáo số liệu HS đầu năm. BGH, GVCN 9 Truyền thống nhà trường - Tiếp tục ổn định tổ chức lớp. - Thu nộp các khoản theo qui định. - Tổ chức lễ khai giảng năm học mới. - Giáo dục truyền thống nhà trường, học tập tiểu sử Lê Quý Đôn. - Tập các bài hát truyền thống theo quy định. - Họp CMHS đầu năm. BGH, Đoàn trường và tổ CN 10 Chăm ngoan học giỏi - Tiếp tục duy trì và phát huy ý thức tốt trong HS. - Thu nộp các khoản theo qui định. - Đăng ký thi đua tổ, cá nhân. - Cập nhật hồ sơ sổ sách theo qui định. Tổ chủ nhiệm 11 Tôn sư trọng đạo - Giáo dục HS tìm hiểu vê công lao to lớn của thầy cô giáo, thái độ biết ơn và kính trọng thầy cô giáo. - Tuyên truyền về ý nghĩa ngày nhà giáo việt nam (20/11) BGH, Đoàn trường, tổ chủ nhiệm 5 - Tổ chức các hoạt động, mít tinh kỷ niệm ngày NGVN. - Đăng ký tuần học tốt. 12 Uống nước nhớ nguồn - Tìm hiểu về truyền thống bộ đội cụ Hồ. - Giáo dục ý thức về lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương đất nước. Biết giữ gìn phát huy truyền thống dân tộc. - Tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. - Ôn tập kiểm tra học kỳ I. Thực hiện tốt qui chế thi cử. - Thống kê, báo cáo số liệu HS cuối HKI. BGH, Đoàn trường, GV 01 & 02 Mừng Đảng mừng xuân - Tìm hiểu về lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam. - Giáo dục học sinh hiểu được vai trò của Đảng trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Đánh giá, xếp loại thi đua. Sơ kết học kỳ I. - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thăm hỏi trong dịp tết nguyên đán. BGH, Đoàn trường, tổ chủ nhiệm 03 Tiến bước lên Đoàn - Giáo dục truyền thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Kết nạp đoàn viên mới. - Tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày 8/3 và ngày 26/3. - Sơ kết thi đua đợt 3 phát động thi đua đợt 4. Đoàn trường, tổ chủ nhiệm 04 Hoà bình và hữu nghị - Giáo dục học sinh tinh thần tự hào dân tộc, niềm tin chiến thắng. Hướng tới hòa bình và hữu nghị. - Tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày 30/4. - Ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra học II. Quán triệt qui chế thi cử, kiểm tra. Đoàn trường, tổ chủ nhiệm 05 Kính ơn Bác Hồ - Giáo dục HS biết kính trọng và biết ơn công lao to lớn của Bác. - Tìm hiểu những mẩu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp và hoạt động cách mạng của Bác. - Trao đổi rút kinh nghiệm về việc học tập 5 điều Bác dạy. - Tổ chức kỷ niệm sinh nhật Bác. - Tổ chức thi học kỳ II và tổng kết năm học. Đoàn trường, tổ chủ nhiệm Lâm Hà, ngày 15 tháng 8 năm 2008 TỔ TRƯỞNG 6 DANH SÁCH GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP NĂM HỌC 2008 - 2009 01 6A 1 Nguyễn Thị Huyền 02 6A 2 Nguyễn Quang Diện 03 7A Nguyễn Thị Nga 04 8A Nguyễn Văn Hải 05 9A 1 Nguyễn Thị Hồng Vân 06 9A 2 Chu Ngọc Sơn 07 10A 1 Nguyễn Thị Bảo Nghĩa 08 10A 2 Đặng Thị Ngọc Lan 09 10A 3 Nguyễn Thị Xuân 10 10A 4 Đỗ Thị Bích Phượng 11 10A 5 Lâm Thị Phương Mai 12 10A 6 Trần Thị Nga 13 10A 7 Nguyễn Văn Hòa Nguyễn Hữu Tuyên Từ ngày 29/12/08 14 10A 8 Trịnh Thị Dung 15 11A 1 Nguyễn Văn Minh 16 11A 2 Trần Thị Nguyệt 17 11A 3 Nguyễn Tất Thạch 18 11A 4 Bùi Mỹ Hằng 19 11A 5 Nguyễn Thị Nghiên 20 11A 6 Nguyễn Thọ Hiền 21 12A 1 Đỗ Vũ Hiệp Nguyễn Thành Đô Từ ngày 20/10/08 22 12A 2 Đào Xuân Thanh 23 12A 3 Lê Thị Hồng Xuyến 24 12A 4 Nguyễn Thị Hường Vân 7 . Trường THCS&THPT Lê Quý Đôn Tổ Chủ Nhiệm    KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM NĂM HỌC 2008 -2 009 Năm học 2008 –2 009 là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận. cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, tổ chủ nhiệm xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm năm học 2008 - 2 009 như sau: A – ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH * Tổng số

Ngày đăng: 20/07/2013, 01:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan