kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Hạch toán tiền lương là một trong những công cụ quản lý quan trọng của doanh nghiệp.Hạch toán chính xác chi phí về lao động là cơ sở,căn cứ để xác định nhu cầu về số lượng ,thời gian lao động và xác định kết quả lao động Qua đó ,nhà quản trị quản lý được chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm.Mặt khác công tác hạch toán chi phí về lao động cũng giúp việc xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước Đồng thời nhà nước cũng ra nhiều quyết định liên quan đến việc trả lương và các chế độ tính lương cho người lao động Trong thực tế mỗi doanh nghiệp có đặc thù sản xuất và lao động riêng,cho nên cách thức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau Từ sự khác nhau này mà có sự khác biệt trong kết quả sản xuất kinh doanh của mình.
Từ nhận thức như vậy nên trong thời gian thực tập tại Công Ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang , em đã chọn đề tài "kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang " để nghiên cứu thực tế và viết đề tài này.
Bài viết được chia làm 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Chương 2 : Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang
Chương 3 :Một số giải pháp về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang
Trang 2B,Các loại tiền lương* Tiền lương danh nghĩa
Tiền lương danh nghĩa được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động.số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc vào năng xuất lao động và hiệu quả của người lao động ,phụ thuộc vào trình độ kinh nghiệm ngay trong quá trình làm việc
Trên thực tế,mọi mức lương trả cho người lao động đều là tiền lương danh nghĩa Song bản thân tiền lương danh nghĩa lại chưa thể cho ta một nhận thức đầy đủ về mức trả công thực tế cho người lao động Lợi ích mà người cung ứng sức lao động nhận được ngoài việc phụ thuộc vào mức lương danh nghĩa còn phụ thuộc vào giá cả hàng hoá tiêu dùng và loại dịch vụ cần thiết mà
Trang 3họ muốn mua
*Tiền lương thực tế
Tiền lương thực tế được hiểu là số lượng các loại hàng hoá tiêu dùng và các dịch vụ cần thiết mà người lao động hưởng lương có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa của họ
Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được biểu hiện qua công thức sau :
I LDN
I LTT=
I GC
Trong đó : ILTT: chỉ số tiền lương thực tế
I LDN : chỉ số tiền lương danh nghĩa
I GC:Chỉ số giá cả
Như vậy có thể thấy rõ nếu giá cả tăng lên thì tiền lương thực tế giảm đi.Điều này có thể sảy ra ngay khi tiền lương danh nghĩa tăng lên.Đây là một quan hệ rất phức tạp do sự thay đổi của tiền lương danh nghĩa ,của giá cả và phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau.Trong xã hội tiền lương thực tế là mục đích trực tiếp của người lao động hưởng lương.Đó cũng là đối tượng quản lý trực tiếp trong các chính sách về thu nhập,tiền lương và đời sống.
*Tiền lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu là ngưỡng cuối cùng để từ đó xây dựng các mức lương khác tạo thành hệ thống tiền lương của một ngành nào đó hoăc hệ thống tiền lương chung nhất của một nước ,là căn cứ để xác định chính sách tiền lương.Như vậy, mức lương tối thiểu được coi là một yếu tố quan trọng của chính sách tiền lương,nó liên hệ chặt chẽ với 3 yếu tố:
-Mức sống trung bình dân cư của một nước-Chỉ số giá cả hàng hoá sinh hoạt
-Loại lao động và điều kiện lao động
Mức lương tối thiểu đo lượng giá loại sức lao động thông thường,trong
Trang 4điều kiện bình thường,Yêu cầu một kỹ năng đơn giản với một khung giá các tư liệu hợp lý.Với ý nghĩa đó, tiền lương tối thiểu được định nghĩa như sau :
Tiền lương tối thiểu là mức lương để trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất(không qua đào tạo) với điều kiện lao động và môi trường làm việc bình thường
*Mức lương tối thiểu điều chỉnh trong doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền lương
Đối với doanh nghiệp thương mại - dịch vụ có lợi nhuận thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước,nộp bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế cho người lao động theo đúng quy định.Bảo đảm tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng xuất lao động bình quân thì được phép áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm trong khung quy định để xác định tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp.
Hệ số điều chỉnh tăng thêm được quy định như sau
1.2: Vai trò và ý nghĩa của tiền lương1.2.1: Vai trò của tiền lương:
Tiền lương có vai trò rất to lớn nó làm thỏa mãn nhu cầu của người lao
Trang 5động Vì tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động , người lao động đi làm cốt là để cho Doanh nghiệp trả thù lao cho họ bằng tiền lương để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của họ.Đồng thời nó cũng là khoản chi phí Doanh nghiệp bỏ ra trả cho người lao động vì họ đã làm ra sản phẩm cho Doanh nghiệp.Tiền lương có vai trò như một nhịp cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao động Nếu tiền lương trả cho người lao động không hợp lý sẽ làm cho người lao động không đảm bảo ngày công và kỷ luật lao động cũng như chất lượng lao động.Lúc đó Doanh nghiệp sẽ không đạt được mức tiết kiệm chi phí cũng như lợi nhuận cần có được để Doanh nghiệp tồn tại lúc này cả hai bên đều không có lợi Vì vậy việc trả lương cho người lao động cần phải tính toán một cách hợp lý để cả hai bên cùng có lợi đồng thời kích thích người lao động tự giác và hăng say lao động.
1.2.2: Ý nghĩa của tiền lương:
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động.Ngoài ra NLĐ còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: Trợ cấp, BHXH, Tiền thưởng, Tiền ăn ca… Chi phí tiền lương là một phần chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm , dịch vụ cho Doanh nghiệp sản xuất ra Tổ chức sử dụng lao động hợp lý , hạch toán tốt lao động , trên cơ sở đó tính đúng thù lao lao động, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan đến thời gian, kết quả và chất lượng lao động, chấp hành tốt kỷ luật lao động , nâng cao năng suất lao động , góp phần tiết kiệm chi phí về lao động sống , hạ giá thành sản phẩm , tăng lợi nhuận cho Doanh nghiệp đồng thời tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động
2,Quỹ tiền lương,quỹ BHXH,BHYT,BHTN,KPCD2.1 Quỹ tiền lương
Là toàn bộ số tiền lương trả cho số CNV của Doanh nghiệp do Doanh nghiệp quản lý , sử dụng và chi trả lương.Quỹ tiền lương của Doanh nghiệp gồm:
- Tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian làm việc thực tế và các
Trang 6khoản phụ cấp thường xuyên như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp khu vực…
- Tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian nhừng sản xuất, so những nguyên nhân khách quan, thời gian nghỉ phép.
- Các khoản phụ cấp thường xuyên: phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy nghề…
- Về phương tiện hạch toán Kế toán, quỹ lương của Doanh nghiệp được chia làm 2 loại: tiền lương chính, tiền lương phụ.
+ Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho NLĐ trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính: gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp.
+ Tiền lương phụ: Là tiên lương trả cho NLĐ trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính của họ, thời gian lao động nghỉ phép, nghỉ lễ tết, ngừng sản xuất được hưởng theo chế độ.
Trong công tác hạch toán Kế toán tiền lương chính của công nhân sản xuất được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại SP, tiền lương phụ của công nhân sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại SP có liên quan theo tiêu thức phân bổ thích hợp.
2.2 Quỹ bảo hiểm xã hội(BHXH)
Quỹ BHXH là khoản được trích lập theo tỷ lệ quy định là 22% trên tổng quỹ lương cơ bản thực tế phải trả cho toàn cán bộ CNV của Doanh nghiệp nhằm giúp đỡ họ về mặt tinh thần và vật chất trong các trường hợp CNV bị ốm, thai sản, tai nạn …
Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả CNV trong kỳ.Theo chế độ hiện hành, hàng tháng DN tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 22% trên tống số tiền lương cơ bản thực tế phải trả CNV trong tháng,trong đó 16% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 6 % trừ vào lương của NLĐ.
Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp CNV tham gia đóng góp
Trang 7quỹ trong TH họ bị mất khả năng lao động:- Trợ cấp CNV ốm đau, thai sản
- Trợ cấp CNV khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp- Trợ cấp CNV khi về hưu, mất sức lao động
- Chi công tác quản lý quỹ BHXH
Theo chế độ hiện hành , toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm để chi trả các TH nghỉ hưu , mất sức lao động.
Tại DN hàng tháng trực tiếp chi trả BHXH cho CNV bị ốm đau, thai sản… Trên cơ sở các chứng từ hợp lệ,cuối tháng DN phải thanh quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH.
2.3: Quỹ bảo hiểm y tế(BHYT)
Quỹ BHYT là khoản tiền được tính toán và trích lập theo tỷ lệ quy định là 4.5% trên tổng quỹ lương cơ bản thực tế phải trả cho toàn bộ CNV của Công ty nhằm phục vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho NLĐ Cơ quan Bảo Hiểm sẽ thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo tỷ lệ nhất định mà Nhà nước quy định cho người tham gia đóng bảo hiểm.
Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương trả CNV trong kỳ Theo cơ bản, Doanh nghiệp trích quỹ BHXH theo tỷ lệ 4.5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả CNV trong tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1.5% trừ vào lương của NLĐ.Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho NLĐ có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh.
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho NLĐ thông qua mạng lưới y tế.
2.4 Kinh phí công đoàn(KPCĐ)
Kinh phí công đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ là 2% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho CB CNV của Doanh nghiệp nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho NLĐ đồng thời duy tri hoạt động công
Trang 8đoàn tại DN.
Theo chế độ hiện hành hàng tháng DN trích 2% kinh phí công đoàn trên tổng số tiền lương thực tế phải trả CNV trong tháng và tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động.Toàn bộ số kinh phí công đoàn trích được một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên , một phần để lại DN chi tiều cho hoạt động công đoàn tại DN Kinh phí công đoàn được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ.
2.5 Bảo Hiểm Thất Nghiệp ( BHTN)
Là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo luật định.Đối tượng được nhận bản hiểm thất nghiệp là những người bị mất việc không do lỗi của cá nhân họ.Người lao động vẫn đang cố gắng tìm kiếm việc làm sẵn sàng nhận công việc mới và luôn luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp,những người lao động này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo tỷ lệ nhất định Ngoài ra chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn hỗ trợ học nghề và tìm việc làm đối với người lao động tham gia BHTN
Theo quy định của luật BHTN ,Tỷ lệ trích BHTN là 2 %.
-Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là công dân việt nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn đủ từ 12-36 tháng với người sử dụng lao động có từ 10 lao động trở lên
3.Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
3.1Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ
Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương thuộc chỉ tiêu lao động tiền lương gồm các biểu mẫu chủ yếu sau:
Mẫu số 01- LĐTL Bảng chấm công
Mẫu số 02- LĐTL Bảng thanh toán tiền lươngMẫu số 03- LĐTL Phiếu nghỉ ốm hưởng BHXH
Trang 9Mẫu số 04- LĐTL Danh sách NLĐ hưởng BHXHMẫu số 05- LĐTL Bảng thanh toán tiền thưởng
Mẫu số 06- LĐTL Phiếu xác nhận SP hoặc công việc hoànMẫu số 07- LĐTL Phiếu báo làm thêm giờ
Mẫu số 08- LĐTL Hợp đồng giao khoán
Mẫu số 09- LĐTL Biên bản điều tra tai nạn lao động… vv….
3.2: Hình thức trả lương:
3.2.1: Hình thức tiền lương theo thời gian
-Tiền lương thời gian là tiền lương tính theo thời gian làm việc thực tế và cấp bậc kỹ thuật hoặc chức danh và thang bậc lương theo quy định của nhà nước hoặc theo hợp đồng
-Tuỳ theo yêu cầu trình độ quản lý hình thức của doanh nghiệp ,lương theo thời gian có thể thực hiện theo hình thức như sau :
*Hình thức lương thời gian giản đơn : là hình thức lương thời gian đơn giá
tiền lương cố định :
-Lương Tháng : Là tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp như : phụ cấp độc hại ,phụ cấp khu vực …(nếu có)
-Lương ngày là lương trả cho một ngày làm việc
Mức Lương thángMức lương ngày=
Số ngày làm việc theo chế độ
-Lương giờ : Là tiền lương một giờ làm việc được tính trên cơ sở mức lương ngày và số giờ làm việc trong ngày theo chế độ:
Mức lương ngày
Trang 10Mức lương giờ =
8
*Hình thức trả lương thời gian có thưởng : Là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ thưởng.Tiền thưởng là khoản tiền có tính chất thường xuyên được tính vàp chi phí kinh doanh như : Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm,tăng năng suất lao động,tiết kiệm nguyên vật liệu,phát minh sáng kiến và các khoản tiền thưởng khác có tính chất thường xuyên.
Tiền lương theo thơì gian có thưởng=Tiền lương thời gian + tiền thưởng
Hình thức này chỉ áp dụng trong trường hợp chưa xây dựng định mức lao động,chưa có đơn giá sản phẩm và định mức cho các bộ phận lao động gián tiếp
3.2.2: Hình thức tiền lương theo SP
Đây là hình thức tiền lương tính theo khối lượng SP công việc hoàn thành, đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị SP.
Tiền lương theo SP= Số lượng, khối lượng từng SP x Đơn giá tiền lương cho 1 SP
Hiện nay, lương SP của công ty bao gồm: Lương SP tập thể cá nhân, lương SP lũy tiến…Để nâng cao NSLĐ và hiệu quả kinh doanh, Công ty chu trọng việc trả lương lũy tiến theo SP, tăng tiền bồi dưỡng làm thêm.
Tiền công sản phẩm lại chia thành :-Tiền công sản phẩm trực tiếp-Tiền công sản phẩm gián tiếp-Tiền công sản phẩm lũy tiến
3.2.3 Một số trường hợp trả lương khác*Trả lương khi ngừng việc
-Ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được
Trang 11hưởng đủ lương và các khoản phụ cấp nếu cóCách tính lương khi ngừng việc :
HSL+PC * Lương tối thiểu
TL = * số ngày ngừng việc Ngày công theo chế độ
-Ngừng việc do nguyên nhân khách quan được hưởng lương theo thoả thuận
HSL+PC * Lương tối thiểu
TL = * số ngày ngừng việc *tỷ lệ % thoả thuận
Ngày công theo chế độ
*Trả lương cho những ngày nghỉ theo quy định
-Ngày lễ ,ngày nghỉ phép ngày nghỉ tết theo quy định thì công nhân viên vẫn được hưởng 100% lương
-Khi được nghỉ việc để đi họp thì công nhân viên vẫn được hưởng 100 % lương
-Trong trường hợp cán bộ công nhân viên của công ty được cử đi học tập đào tạo nâng cao tay nghề thì ngoài khoản đóng góp cho nhà trường thì người được cử đi học còn được hưởng lương cơ bản theo quyết định của công ty
+Thời gian học dưới 18 tháng thì được hưởng 75% lương cơ bản+ Thời gian học trên 18 tháng thì được hưởng 50% lương cơ bản-Tiền lương làm thêm của công nhân viên được chi trả như sau :-Làm thêm vào ngày thường hưởng 150% lương.
-Làm thêm vào những ngày nghỉ hưởng 200% lương-Làm thêm vào những ngày lễ hưởng 300 % lương
3.3 Tài khoản kế toán sử dụng
+ TK 334: phải trả NLĐ*Kết cấu TK 334
Bên Nợ
Trang 12- Các khoản tiền lương( tiền công) tiền thưởng và các khoản đã trả đã ứng trước cho NLĐ
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của NLĐ
Bên Có: - Các khoản tiền lương( tiền công) tiền thưởng và các khoản khác phải trả NLĐ.
Dư Có: - các khoản tiền lương( tiền công) tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả NLĐ.
Dư Nợ: - Số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả
+ TK 338 phải trả , phải nộp khác Dùng đê phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan quản lý, tở chức đoàn thể xã hội.
*Kết cấu TK 338Bên Nợ:
- Kêt chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khản liên quan.- BHXH phải trả CNV
- Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị
- Số BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý- Kết chuyển doanh thu nhận trước sang TK 511
- Các khoản đã trả, đã nộp khácBên Có:
-Giá trị tài sản thừa trợ giải quyết( chưa xác định rõ nguyên nhân)-Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể trong và ngoài đơn vị- Trích BHXH, BHYT, BHTN,KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh- BHXH, BHYT,BHTN trừ vào lương CNV
- BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù.
* Các khoản phải trả phải nộp khác
Dư Có - Số tiền còn phải trả phải nộp khác- Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết
Dư Nợ ( nếu có) số đã trả, đã nộp lớn hơn số phải trả, phải nộp.
Trang 13TK 338 có 7 TK cấp 2
338(1): Tài sản thừa chờ giải quyết 338(2): Kinh phí công đoàn
338(3): BHXH 338(4): BHYT
338(7): Doanh thu nhận trước 338(8):Phải trả, phải nộp khác 338(9):BHTN
3.4: Phương pháp Kế toán tiền lương
Hàng tháng căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ liên quan khác Kế toán tổng hợp số tiền phải trả CNV và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng sử dụng lao động, việc phân bổ thực hiện trên “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”
(1) Hàng tháng khi tính lương phải trả NLĐ, Kế toán ghi:
Nợ TK 622, 627,641,642,241… Có TK 334- Phải trả NLĐ
-Trường hợp dùng sản phẩm để thanh toán lương cho người lao động thì đây được coi là nghiệp vụ tiêu thụ nội bộ
+Khi xuất kho thành phẩm hàng hóa ,căn cứ vào giá thực tế xuất kho Nợ TK 632 theo giá thực tế
Có TK 155,156 xuất kho+Phản ánh doanh thu nội bộ
Nợ TK 334 – Theo đơn giá thanh toán
Có TK 512 –Theo giá bán nội bộ chưa thuế Có TK 3331-Thuế GTGT phải nộp
(2)Tính tiền thưởng phải trả CNV trong tháng:+ Cuối năm , thưởng thường kỳ
Nợ TK 431 – quỹ khen thưởng, phúc lợi
Trang 14Cú TK 334 – phải trả NLĐ
+ Thưởng sỏng kiến, cải tiến kỹ thuật, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng tăng năng suất lao động:
Nợ TK 622,641,642,241… Cú TK 334- phải trả NLĐ
+ Tiền ăn ca phải trả NLĐ tham gia hoạt động kinh doanh của DN Nợ TK 622, 627, 641, 642…
Cú TK 334 – phải trả NLĐ
+ Cỏc khoản khấu trừ vào lương của CNV: khoản tạm ứng chi khụng hết khoản bồi thường vật chất, BHXH, BHYT.NLĐ phải nộp, thuế TNDN nộp NSNN:
Nợ TK 334
Cú TK 141 – tạm ứng Cú Tk 1388
Sơ đồ hạch toán cỏc khoản phải trả cho NLĐ(phụ lục 1 trang 1)
(3)Hàng thỏng căn cứ vào tổng số tiền lương phải trả CNV trong thỏng Kế toỏn trớch BHXH,BHYT,BHTN,KPCĐ theo tỷ lệ quy định tớnh vào chi phớ sản xuất kinh doanh của bộ phận sử dụng lao động:
Nợ TK 622, 641.641,627… Cú TK 338
Cú TK 334 :phần khấu trừ vào thu nhập của người lao động(4) BHXH, BHYT khấu trừ vào tiền lương NLĐ
Nợ TK 334 Cú TK 338
(5) Tớnh trợ cấp BHXH phải trả NLĐ khi bị ốm đau , thai sản Nợ TK 338, 338(3) – phải trả, phải nộp khỏc
Cú TK 334
(6) Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan chuyờn trỏch Nợ TK 338
Trang 15Có TK 111, 112
(7) Khi chi tiêu sử dụng kinh phí công đoàn tại DN Nợ TK 338, 338(2) – phải trả, phải nộp khác Có TK 111 – tiền mặt
(8) Thanh toán tiền lương và các khoản khác cho NLĐ Nợ TK 334
Vào đầu những năm 1970 công ty mới chỉ là một đội xây dựng nhỏ hoạt động trong địa bàn thị xã Tuyên Quang Trong quá trình hoạt động
Trang 16đội gặp rất nhiều khó khăn, sau ngày giải phóng miền Nam năm 1975 để tạo điều kiện thuận lợi cho qua trình hoạt động và phát triển đội thành công ty xây dựng và kinh doanh nhà ở Trong suốt một thời gian dài hoạt động, tồn tại và phát triển công ty đã gặp không ít những khó khăn.
Ngày 01/07/1995 theo quyết định của UBND tỉnh Tuyên Quang, tiến hành sát nhập 3 doanh nghiệp:
- Công ty xây dựng và kinh doanh nhà ở- Công ty xây dựng công trình đô thị
- Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Sơn Dương
Để thành doanh nghiệp mới có tên là: Công Ty Xây Lắp và Kinh Doanh Nhà ở tỉnh Tuyên Quang Sau khi sát nhập với tên như trên, công ty gặp nhiều khó khăn về đấu thầu, nhận thi công xây dựng trong lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi Vì lý do đó ngày 15/01/1996 được sự nhất trí của UBND tỉnh công ty quyết định đổi tên thành: Công ty xây dựng tổng hợp Tuyên Quang.
Đến năm 2001 công ty chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động Công ty cổ phần tại quyết định số 1996/QĐ-UB ngày 29/12/2000 của UBND tỉnh Tuyên Quang với tên gọi là Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Tổng Hợp Tuyên Quang
Nhiệm vụ của công ty là sản xuất vật liệu xây dựng và xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông trên địa bàn tỉnh Trụ sở của công ty đóng tại số 219A đường Chiến Thắng Sông Lô, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Tên nhà thầu : Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên QuangTên thường gọi : Công ty xây dựng Tuyên Quang
Trụ sở chính : Tổ 7 Phường Tân Quang Thành Phố Tuyên QuangGiám đốc : KS Vũ xuân Tiến
Tài khoản : 34 110 000 007 273 tại ngân hàng Đầu tư & PT tỉnh Tuyên Quang
Trải qua một thời gian xây dựng và trưởng thành, Công ty đã đạt được nhiều thành tích lớn Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng đến nay Công ty đã mở rộng các ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực XDCB, thực hiện sản lượng mỗi năm từ 20- 35 tỷ đồng
Ngành nghề kinh doanh:
+ Xây dựngcông trình dân dụng, công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
+ Xây dựng công trình giao thông ( cầu, cống, đường) có quy mô vứa và nhỏ+ Xây dựng công trình thuỷ lợi, quy mô vừa và nhỏ
+ Tư vấn giám sát kỹ thuật các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi
+ Tư vấn đầu tư ( lập dự án và thẩm định hồ sơ thiết kế)
+ Khảo sát thiết kế công trình giao thông, công trình dân dụng, công nghiệp tổng mặt bằng công trình xây dựng.
+ Khai thác đá, sản xuất và mua bán đá trắng, sản xuất cacbonnat
Trang 17+ Mua bán vật liệu xây dựng
+ Cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh+ Bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ.
+ Sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn.+ Vận tải hàng hoá bằng xe tải nội tỉnh, liên tỉnh
+ Xây dựng đường dây điện và trạm biến áp đến 35kv+ Vận tải dường sông bằng phương tiện cơ giới
+ Sản xuất đũa tre, sản xuất giấy đế và bột giấy.+ Sản xuất gỗ thanh, ván ép
+ Mua bán lâm sản nguyên liệu
Giấy phép kinh doanh số: 1503 000 004 đăng ký lại lần 11 ngày 12/03/2009 do phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang cấp.
Tổng số vốn kinh doanh: 11.809 triệu đồngVốn hiện có : 4.259 triệu đồngKhả năng huy động vốn: 7.550 triệu đồng
2.1.1.2 Tình hình hoạt động sản xuất của công ty(phụ lục 3trang 3)
+ Doanh thu của năm sau cao hơn năm trước Đạt được ở mức độ cao, tổng doanh thu của năm 2010 so với năm 2009 tăng lên 15% tương ứng với số tiền là 5.049.213.485 đồng
+ Giá vốn hàng bán năm 2010 so với năm 2009 tăng lên 18% tương ứng với số tiền là 3.433.465.170 đồng.
+ Thu nhập hoạt động tài chính năm 2010 so với 2009 tăng 13% tương ứng với số tiền 2.429.300 đồng.
Đạt được kết quả này đó là do sự cố gắng không ngừng hoàn thiện của cán bộ công nhân viên toàn công ty
2.1.1.3 Đặc điểm quy trình sản xuất
Nhận thầu: Phòng Kinh tế - Kế hoạch sẽ kiểm tra xem xét các yêu cầu của chủ đầu tư về công trình rồi tiến hành thiết kế lập dự toán, lên kế hoạch chuẩn bị để tham gia đấu thầu hoặc dự trù tổng mức đầu tư Sau đó Phòng Kinh tế - Kế hoạch sẽ kiến nghị với công ty về kế hoạch thực hiện hay không thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Sau khi ký kết hợp đồng, công ty lên kế hoạch chuẩn bị vật tư, thiết bị, nhân công và kế hoạch tài chính để thực hiện hợp đồng được tốt nhất theo
Trang 18Mô hình hoạt động - hoạt động theo điều lệ của công ty cổ phần.
- Chủ tịch hội đồng quản trị – kiêm giám đốc công ty: Là người đứng đầu Công ty đại diện cho cán bộ công nhân viên chức Chủ tịch hội đồng quản trị – giám đốc công ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, nhiệm vụ đối với nhà nước, bảo toàn và phát triển công ty ngày một phát triển, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên chức.
- Giúp việc cho Chủ tịch hội đồng quản trị có Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, các Uỷ viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Phó giám đốc, kế toán trưởng và các trưởng phòng chuyên trách.
+ Phòng kế hoạch kinh tế - kĩ thuật: Tham mưu cho Hội đồng quản trị về kế hoạch, giao nhiệm vụ cho các đội thi công Theo dõi và thực hiện kế hoạch đã giao
+ Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho Giám đốc công ty về kế hoạch thu chi tài chính, cập nhật chứng từ sổ sách chi tiêu văn phòng, các khoản cấp phát, cho vay và thanh toán khối lượng hàng tháng đối với các đội Thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước về tài chính, chế độ bảo hiểm, thuế, khấu hao, tiền lương cho văn phòng và các đội, báo cáo định kỳ và quyết toán công trình.
+ Phòng kỹ thuật thi công thiết bị và vật tư: Có trách nhiệm tham mưu cho trưởng ban chỉ huy công trình về công tác khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục công trình để làm việc với tư vấn giám sát Lập kế hoạch quản lý chất lượng công trình trình Tư vấn giám sát Vạch tiến độ, điều chỉnh tiến độ mũi thi công sao cho phù hợp với tiến độ chung của công trình Chỉ đạo và giám sát các đội về mặt kỹ thuật, đảm bảo thi công đúng quy trình, thống nhất về các giải pháp kỹ thuật thi công cùng với tư vấn giám sát tổ chức việc