1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Hà Đô 1.doc

135 964 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Hà Đô 1

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVTKHOA VẬN TẢI KINH TẾ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tên đề tài

: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổphần Hà Đô 1

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVTKHOA VẬN TẢI KINH TẾ

Năm : 2011

Trang 3

Bộ giáo dục và đào tạoTrường ĐH Giao thông vận tải

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP

Bộ môn: Kinh tế Vận tảiKhoa: Vận tải Kinh tế

Sinh viên: Nguyễn Thị Vui

Tên và tóm tắt yêu cầu, nội dung đề tài:

Tên đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Hà Đô 1.

Nội dung đề tài ngoài phần Mở đầu và Kết luận gồm có 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp.

Chương 2:Thực trạng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Hà Đô 1.

Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần Hà Đô 1.

Số liệu cần thiết chủ yếu để thiết kế:

- Bảng kê chi phí vật tư tháng 10 năm 2010

- Sổ chi tiết TK 621, Sổ cái TK 621 trích tháng 10 năm 2010- Bảng thanh toán tiền lương

- Sổ chi tiết TK 622, Sổ cái TK 622 trích tháng 10 năm 2010- Bảng kê chi phí sử dụng máy thi công

- Sổ chi tiết TK 623, Sổ cái TK 623 trích tháng 10 năm 2010- Bảng kê chi phí sản xuất chung

- Sổ chi tiết TK 627, Sổ cái TK 627 trích tháng 10 năm 2010- Sổ nhật ký chung

- Sổ cái TK 154

Trang 4

Nội dung của bản thuyết minh, yêu cầu giải thích tính toán của thiết kế tốt nghiệpNội dung của bản thuyết minh gồm:

Chương 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trongdoanh nghiệp xây lắp.

- Khái niệm và phân loại chi phí- Khái niệm và phân loại giá thành- Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành

- Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang- Các phương pháp tính giá thành

- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Chương 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắptại công ty cổ phần Hà Đô 1.

- Khái quát chung về công ty

- Tổ chức bộ máy quản lý,bộ máy kế toán của công ty- Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây- Trình tự hạch toán kế toán theo hình thức “Nhật ký chung”

- Hạch toán chi phí NVLTT( Bảng kê chi phí vật tư,sổ chi tiết,sổ cái TK621)- Hạch toán chi phí NCTT( Bảng thanh toán lương,bảng phân bổ BHXH, sổ

chi tiết,sổ cái TK623)

- Hạch toán chi phí sủ dụng máy thi công( Bảng tổng hợp chi phí thuêmáy,bảng chi tiết vật tư sử dụng máy thi công,bảng trích và phân bổ khấuhao,bảng lương công nhân lái máy,sổ chi tiết, sổ cái TK623)

- Hạch toán chi phí sản xuất chung( Bảng thanh toán tiền lương và BHXH,bảng phân bổ BHXH, ,Sổ chi tiết ,sổ cái TK627)

- Tổng hợp chi phí sản xuất( Bảng tổng hợp chi phí,sổ chi tiết TK 154,bảngtính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành.

Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần Hà Đô 1.

Đánh giá công tác kế toán tại công ty CP Hà Đô 1- Ưu điểm:

- Nhược điểm:

Trang 5

Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp:

:Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếpVề chi phí nhân công trực tiếpVề chi phí sủ dụng máy thi côngVề chi phí sản xuất chung

Về công tác luân chuyển chứng từVề phần mềm kế toán máy.

Trang 6

Các bản vẽ chính

Những yêu cầu bổ sung thêm trong nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp hoặc chuyên đề

Cán bộ hướng dẫn

a- Giáo viên của trường: TS: Phạm Thị Lan Anh

b- Cán bộ ngoài sản xuất: Kế toán trưởng :Lưu Văn Thọ, Kế toán TSCĐ :Võ Duy Thịnh, kế toán tổng hợp: Vũ Thị Dung

Ngày giao nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp:Ngày bắt đầu thiết kế tốt nghiệp:

Ngày nộp bản thiết kế tốt nghiệp:

TL/ Hiệu trưởng Ngày tháng năm Đã giao nhiệm vụ TKTN

Đã nhận nhiệm vụ TKTNSinh viên: Nguyễn Thị VuiLớp: Kế toán tổng hợpKhoá: 2007-2011

Trang 7

1.3.Bản chất và nội dung kinh tế của CPSX và giá thành sản phẩm xây lắp 8

1.3 Chi phí sản xuất xây lắp 8

1.3.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất xây lắp 8

1.3.1.2 Phân loại chi phí sản xuất xây lắp 9

1.3.2.Gía thành sản phẩm xây lắp 11

1.3.2.1 Khái niệm 11

1.3.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 12

1.3.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 13

1.4 Kế toán CPSX và tính giá thành sản xuất theo chế độ hiện hành 14

1.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 14

1.4.2 Phương pháp tập hợp chi phí 16

1.4.3 Trình tự kế toán chi phí sản xuất 17

1.4.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 17

1.4.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 19

1.4.3.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 20

1.4.3.4.Kế toán chi phí sản xuất chung 25

1.4.3.5 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp 28

1.4.4.Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang ở doanhnghiệp xây lắp 31

Trang 8

1.5.2.Kỳ tính giá thành 33

1.5.3 Các phương pháp tính giá thành trong sản xuất xây lắp 34

1.5.3.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp) 34

1.5.3.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp theo định mức 35

1.5.3.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp theo đơn đặt hàng (theocông việc) 35

1.5.3.4 Phương pháp tổng cộng chi phí 35

1.6.Hình thức sổ sách kế toán sử dụng trong hạch toán 36

1.7 Ưng dụng công nghệ thông tin trong kế toán 41

1.7.1 Khái niệm 41

1.7.2 Tính ưu việt của phần mềm kế toán so với kế toán thủ công 41

1.7.3 Mô hình hoạt động của phần mềm kế toán máy 42

1.7.4.Một số phần mềm kế toán đang được áp dụng 42

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNHSẢN PHẨM XÂY LẮP TAI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀ ĐÔ 1 43

2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần Hà Đô 1 43

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 43

2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh 45

2.1.2.1 Nghề kinh doanh và đặc điểm sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanhnghiệp 45

2.1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty 47

2.1.2.3 Những thuận lợi và khó khăn của công ty 48

2.1.2.4.Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty: 50

Một số chỉ tiêu tài chính của công ty qua một số năm 50

Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 51

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 51

2.1.3.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 51

2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận 52

2.1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty Hà Đô 1 54

2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 54

2.1.4.2.Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 57

Trang 9

2.2.Tình hinh thực tế và tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty CP

Hà Đô 1 62

2.2.1 Phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành được áp dụng tại công ty 62

2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty 62

2.2.2.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 62

2.2.2.2.Đối tượng tính giá thành sản phẩm 63

2.2.2.3.Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 63

2.3 Đánh giá công tác kế toán tại công ty cổ phần Hà Đô 1 88

CHUƠNG 3:MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁNTẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CP HÀ ĐÔ 1 92

3.1.Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm xây lắp 92

3.2 Nguyên tắc hoàn thiện 93

3.3 Yêu cầu nội dung hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm 94

3.3.1 Hạch toán ban đầu 94

3.3.2 Xác định đủ chi phí 94

3.3.3 Về giá thành 94

3.3.4.Về sổ kế toán 95

3.3.5 Về báo cáo kế toán 95

3.4 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất giá thành sảnphẩm ở Công ty Hà Đô1 95

KẾT LUẬN 105

Trang 10

Danh mục các chữ viết tắt

SX: Sản xuấtK/C: Kết chuyểnPS: Phát sinhKH: Khấu haoCP: Chi phíDT: Doanh thuTC: Tài chínhLN: Lợi nhuậnKD: Kinh doanhVT: Vật tưXD: Xây dựngNK: Nhật kýSH: Số hiệuNT: Ngày thángCT: Công trìnhCN: Công nhânTT: Tổ trưởngSP: Sản phẩmPB: Phân bổĐT: Đối tượngSL: Số lượng

ĐLS: Đường Lại sơnNKC: Nhật ký chungNVL: Nguyên vật liệuCNV: Công nhân viênVNĐ: Việt nam đồngUSD: Đô la MỹBQP: Bộ quốc phòngCSH: Chủ sở hữuDTT: Doanh thu thuầnTTS: Tổng tài sản

Trang 11

MST: Mã số thuếSTT: Số thứ tựĐVT: Đơn vị tínhCPSX: Chi phí sản xuấtCPDD: Chi phí dở dangCPPS: Chi phí phát sinhGTCT: Gía thành công trìnhDNXL: Doanh nghiệp xây lắpBHXH: Bảo hiểm xã hộiBHYT: Bảo hiểm y tếKPCĐ: Kinh phí công đoànBHTN: Bảo hiểm thất nghiệpTSCĐ: Tài sản cố định

GTGT: Gía trị gia tăngCCDC: Công cụ dụng cụHĐQT: Hội đồng quản trịCĐKT: Cân đối kế toánSPXL: Sản phẩm xây lắpKLXL: Khối lượng xây lắp

TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệpTMCP: Thương mại cổ phần

HH,DV: Hàng hóa, dịch vụTKĐƯ: Tài khoản đối ứngKLSP: Khối lượng sản phẩmQĐ- BTC: Quyết đinh-Bộ tài chínhTSCĐHH: Tài sản cố định hữu hìnhCPSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanhCPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếpCPNCTT: Chi phí nhân công trực tiếp

CPSDMTC: Chi phí sử dụng máy thi côngCPSXC: Chi phí sản xuất chung

CPSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh

Trang 12

NGTSCĐ: Nguyên giá TSCĐ

VTTB&XD: Vật tư thiết bị và xây dựng

KHKT&CN: Khoa học kỹ thuật và công nghệ

BH& CCDV: Bán hàng và cung cấp dịch vụ

NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 13

Danh mục sơ đồ,bảng biểu:

Sơ đồ 1-1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPNVLTTSơ đồ 1-2: Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPNCTTSơ đồ 1-3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPSDMTCSơ đồ 1-4: Sơ hồ hạch toán tổng hợp CPSXC

Sơ đồ 1-5: Sơ đồ kế toán các khoản thiệt hại phá đi làm lạiSơ đồ 1-6: Sơ đồ kế toán các khoản thiệt hại ngừng sản xuấtSơ đồ 1-7: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp

Sơ đồ 1-8: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chungSơ đồ 1-9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký- Sổ cáiSơ đồ 1-10: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ- Ghi sổSơ đồ 1-11: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký- Chứng từ.Sơ đồ 1-12: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy

Sơ đồ 2-1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất tại công ty cổ phần Hà Đô 1Sơ đồ 2-2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tai công ty cổ phần Hà Đô 1.Sơ đồ 2-3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Hà Đô 1Sơ dồ 2-4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung.Sơ đồ 3-1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán theo hướng hoàn thiệnBiểu 2-1: Hóa đơn giá trị gia tăng

Biểu 2-2: Phiếu nhập khoBiểu 2-3: Phiếu xuất kho

Biểu 2-4: Bảng kê chi phí vật tưBiểu 2-5: Sổ chi tiết TK 621Biểu 2-6: Sổ cái TK 621 Biểu 2-7: Bảng chấm công

Biểu 2-8: Bảng thanh toán tiền lương

Biểu 2-9: Bảng phân bổ BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTNBiểu 2-10: Sổ chi tiết TK 622

Biểu 2-11: Sổ cái TK 622Biểu 2-12: Hợp đồng kinh tế

Biểu 2-13: Bảng chi tiết vật tư sử dụng cho máy thi côngBiểu 2-14: Bảng tổng hợp lương công nhân lái máy

Trang 14

Biểu 2-15: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐBiểu 2-16: Bảng tổng hợp chi phí thuê máyBiểu 2-17: Bảng kê chi phí máy

Biểu 2-18: Sổ chi tiết TK 623Biểu 2-19: Sổ cái TK 623

Biểu 2-20: Bảng thanh toán tiền lương và BHXH( Bộ phận gián tiếp)Biểu 2-21: Bảng phân bổ BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN( bộ phận gián tiếp)Biểu 2-22: Bảng kê vật liệu( Bộ phận gián tiếp)

Biểu 2-23: Bảng tính và phân bổ khấu hao( bộ phận gián tiếp)Biểu 2-24: Hóa đơn tiền nước

Biểu 2-25: Bảng kê chi phí chung mua ngoàiBiểu 2-26: Bảng kê chi phí bằng tiền khác

Biểu 2-27: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chungBiểu 2-28: Sổ chi tiết TK 627

Biểu 2-29: Sổ cái TK 627Biểu 2-30: Sổ nhật ký chungBiểu 2-31: Sổ cái TK 154

Biểu 2-32: Bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành.

Trang 15

LỜI MỞ ĐẦU

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nềnKinh tế quốc dân, sử dụng lượng vốn tích lũy rất lớn của xã hội, đóng góp đáng kểvào GDP, là điều kiện thu hút vốn nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước Trong xu hướng phát triển chung, đặt biệt trong cơ chế thị trường,lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có tốc độ phát triển nhanh ở nước ta hiện nay Điềuđó có nghĩa là vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng tăng lên Vấn đề đặt ra ở đây là làmsao quản lý có hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thóat trong điều kiện sảnxuất xây dựng cơ bản trải qua nhiều khâu (thiết kế, lập dự toán, thi công, nghiệmthu…), địa bàn hoạt động luôn thay đổi, thời gian thi công kéo dài

Chính vì thế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công táckế toán trọng tâm, không thể thiếu đối với các công trình xây dựng, lắp đặt nói riêngvà xã hội nói chung Với Nhà nước, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xâylắp trong các doanh nghiệp xây lắp là cơ sở để Nhà nước kiểm soát vốn đầu tư xâydựng cơ bản và thu thuế Với các doanh nghiệp muốn phát triển kinh tế bền vững, ổnđịnh phải tuân theo đúng nguyên tắc thị trường Do đó đầu tiên là doanh nghhiệp phảixử lý giá một cách linh hoạt, hiểu rõ chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh để tìmcách giảm chi phí tới mức thấp nhất, nâng cao lợi nhuận Muốn vậy chỉ có kế toánchi phí và tính giá thành sản phẩm chính xác, đầy đủ các yếu tố giá trị đã bỏ ra trongquá trình sản xuất kinh doanh thì mới cung cấp các thông tin kinh tế chính xác choquản lý doanh nghiệp.

Qua thời gian thực tập tại Công ty Hà Đô 1-Bộ Quốc Phòng, em đã chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công tycổ phần Hà Đô 1” Mục đích của đề tài là vận dụng lý thuyết về kế toán chi phí và

tính giá thành sản phẩm xây lắp vào nghiên cứu thực tế tại Công ty Trên cơ sở đó,phân tích những tồn tại nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty.

Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Phạm ThịLan Anh và các cô chú, anh chị phòng Tài chính - Kế toán Công ty Hà Đô đã hướngdẫn em hoàn thành chuyên đề này Do thời gian thực tập và kiến thức có hạn, chuyênđề của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, gópý của các thầy cô giáo.

Trang 16

Bố cục đề tài, ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 phần:

Phần 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trongdoanh nghiệp xây lắp.

Phần 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành xản phẩm xây lắptại công ty cổ phần Hà Đô 1.

Phần 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tínhgiá thành tại công ty cổ phần Hà Đô 1.

Trang 17

CHƯƠNG1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNHGIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.

1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toánCPSX và tính giá thành sản phẩm.

Xây dựng là ngành sản xuất vật chất độc lập, mang tính công nghiệp nhằm tạora cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân.Công tác xây dựng cơ bản thường là docác đơn vị xây lắp nhận thầu tiến hành.Cũng như mọi ngành sản xuất vật chất khác,hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng cơ bản thực chất là biến đổiđối tượng lao động thành sản phẩm.Song sản phẩm và quá trình tạo ra sản phẩm xâydựng ngành xây dựng có những đặc thù riêng chi phối nhiều đến công tác hạch toánkế toán của mỗi doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là trong hạch toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm.Cụ thể đó là:

- Sản phẩm xây lắp là công trình, hạng mục công trình, vật kiến trúc có quymô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian xây dựng dài nên việc tổchức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có dự toán thiết kế, thi công riêng.

- Sản phẩm xây lắp tại nơi cố định sản xuất, các điều kiện sản xuất: vật liệu,lao động, xe, máy thi công phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm công trình.

- Sản phẩm xây lắp được thực hiện theo đơn đặt hàng do đó thường được tiêuthụ theo giá dự toán hoặc giá cả thảo luận với chủ đầu tư trước, vì vậy tính chất hànghóa của sản phẩm thể hiện không rõ.

- Qúa trình từ khi khởi công đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vàosử dựng thường dài, phụ thuộc vào quy mô, tính chất phức tạp về kỹ thuật thi côngcủa từng công trình.Qúa tình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạngồm nhiều công việc khác nhau mà việc thực hiện chủ yếu ở ngoài trời do vậy chịuảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, khách quan, từ đó ảnh hưởng đến việc quản lýtài sản, vật tư máy móc thiết bị dễ bị hư hỏng và ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

- Đối tượng hạch toán chi phí cụ thể là các công trình, hạng mục công trình,cácgiai đoạn của hạng mục hay nhóm hạng mục, vì thế phải lập dự toán chi phí và tínhgiá thành theo từng hạng mục công trình hay giai đoạn của hạng mục công trình.

Những đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm tổ chứcsản xuất và quản lý ngành nói trên chi phối đến công tác kế toán trong các doanhnghiệp xây lăp dẫn đến những khác biệt nhất định.Cụ thể:

Trang 18

- Kế toán chi phí nhất định phải được phân tích theo từng khoản mục chi phí,từng hạng mục công trình cụ thể nhằm thường xuyên so sánh, kiểm tra việc thực hiệndự toán chi phí Qua đó xem xét nguyên nhân vượt kế hoạch, hụt dự toán và đánh giáhiệu quả kinh doanh.

- Đối tượng hạch toán chi phí có thể là toàn bộ công trình, hạng mục côngtrình, các đơn đặt hàng, các đơn vị của hạng mục.

- Giá thành công trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị thiết bị do chủ đầutư chuyến đến để lắp đặt mà chỉ bao gồm những chi phí do doanh nghiệp xây lắpcông trình, bởi vậy khi nhận thiết bị do đơn vị chủ đầu tư bàn giao để lắp đặt, giá cácthiết bị được ghi vào bên Nợ TK 002” Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ , nhận gia cônghộ”.

- Giá thành khi nhận công tác xây dựng và lắp đặt kết cấu bao gồm giá trị vậtkết cấu và các giá trị kèm theo như thiết bị vệ sinh, thông gió, điều hòa nhiệt độ…Khi công trình xây dựng hoàn thành,doanh nghiệp xây lắp phải tiến hành bàn giao tàisản cho chủ đầu tư.Khi đó doanh nghiệp được quyền phản ánh doanh thu theo giáquyết toán và kết chuyển giá vốn tương ứng với giá thành thực tế của sản phẩm xâylắp đã làm ra.

- Chi phí nhân công trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm cả cáckhoản trích theo lương( BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN) nhưng những khoản chi phínày không được đưa vào chi phí nhân công trực tiếp trong các doanh nghiệp xây lắpmà đưa vào chi phí sản xuất chung( TK627).

Hiện nay các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta thường tổ chức theo phươngthức khoán gọn công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho cácđơn vị trong nội bộ doanh nghiệp.Trong giá khoán gọn không chỉ có tiền lương màcòn có đủ các chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ thi công, chi phí chung cho cácbộ phận nhận khoán.

1.2.Nhệm vụ của hạch toán CPSX và tinh giá thành sản phẩm trong doanhnghiệp xây lắp.

Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn luôn được nhà quản trị doanh nghiệpquan tâm.Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dobộ phận kế toán cung cấp, những nhà quản trị nắm được chi phí và giá thành trựctiếp của từng hoạt động ,từng công trình, hạng mục công trình cung như kết quả của

Trang 19

toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để phân tích, đánh gíatình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tàisản, vật tư, lao động, tiền vốn,tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm đểcó các quyết định quản lý hợp lý Để đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầuqủan lý chi phí sản xuất và giá thành của doanh nghiệp , kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sảnphẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành thích hợp.

- Tổ chức hạch toán và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đốitượng bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời, chính xác những sốliệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định, xácđịnh đúng đắn chí phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.

- Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính giá thành của từngcông trình, hạng mục công trình theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tínhgiá thành đã xác định.

1.3.Bản chất và nội dung kinh tế của CPSX và giá thành sản phẩm xây lắp.1.3 Chi phí sản xuất xây lắp.

1.3.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất xây lắp.

Quá trình sản xuất xây lắp là quá trình kết hợp biến đổi một cách có ý thức,có định.

Các yếu tố đầu vào cho sản xuất không có cùng dạng biểu hiện cụ thể: Tưliệu lao động sản xuất và đối tượng lao động là biểu hiện cụ thể của lao động vậthoá nhưng sức lao động để biến đổi chúng lại là những hao phí về lao động sống Vìvậy để đo lường kết quả của sự kết hợp các yếu tố đó trong từng kỳ hoạt động củadoanh nghiệp với mục đích quản trị và đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin ra bênngoài phải dùng đến thước đo tiền tệ để đo lường những hao phí đó và được gọi làchi phí sản xuất kinh doanh.

Trong hoạt động kinh doanh xây lắp chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiềncủa lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác trong quá trình thicông và bàn giao sản phẩm xây lắp trong một thời kỳ nhất định.

Trang 20

Tất cả các chi phí để phục vụ trực tiếp cho việc tiến hành sản xuất mà doanhnghiệp bỏ ra trong một kỳ nhất định được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.

1.3.1.2 Phân loại chi phí sản xuất xây lắp

Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp gồm nhiều loại với tính chất kinh tế,mục đích, công dụng và yêu cầu quản lý khác nhau Để hạch toán đúng đắn chi phísản xuất và đáp ứng được các yêu cầu của quản trị doanh nghiệp, có thể phân loạichi phí sản xuất theo từng tiêu thức khác nhau.

Việc phân loại chi phí sản xuất theo từng tiêu thức này sẽ nâng cao tính chi tiếtcủa thông tin, là cơ sở cho việc phấn đấu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụngvà tăng cường hạch toán kinh tế trong các đơn vị xây lắp Thông thường chi phí sảnxuất trong các doanh nghiệp xây lắp được phân loại theo các phương thức sau:

Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.

Theo cách phân loại này những chi phí có tính chất, nội dung kinh tế giốngnhau xếp vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực hoạtđộng sản xuất nào, ở đâu.

Toàn bộ các chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên liệu, vậtliệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế dùng cho sản xuất.

- Chi phí công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động có vật chất cụ thể, thờigian sử dụng lâu dài nhưng không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanhcủa đơn vị, nó góp phần vào việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm- Chi phí nhân công gồm toàn bộ số tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp,gián tiếp sản xuất, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN của công nhân sản xuất.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụcho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như tiền điện, nước

- Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ các chi phí khác dùng cho sản xuất ngoàicác yếu tố kể trên.

Trang 21

Phân loại chi phí theo tiêu thức này cho biết kết cấu tỷ trọng của từng loại chiphí sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra để lập bản thuyết minh báo cáo tài chính,phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí và lập dự toán chi phí cho kỳ sau.

Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí.

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia ra thành các khoản mục chiphí khác nhau Mỗi khoản mục chi phí đều chung mục đích công dụng không phânbiệt nội dung kinh tế như thế nào Có 4 khoản mục sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : là toàn bộ các chi phí nguyên vật liệu chính(xi măng, sắt, thép ) vật liệu phụ (đinh, que hàn ) và vật liệu khác được sử dụngtrực tiếp để tạo nên thực thể công trình.

- Chi phí nhân công trực tiếp : Là các khoản chi phí phải trả cho công nhân trựctiếp tham gia xây dựng bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chấttiền lương.

- Chi phí máy thi công: Là các khoản chi phí mà đơn vị xây lắp bỏ ra có liênquan trực tiếp đến việc sử dụng máy thi công phục vụ cho xây dựng, lắp đặt cáccông trình, hạng mục công trình (máy thi công không phân biệt của đơn vị hay thuêngoài ) như : chi phí NVL sử dụng máy thi công, chi phí tiền lương công nhân trựctiếp điều khiển máy thi công và chi phí bằng tiền khác.

- Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí gắn liền với quá trình xây lắpnhưng không thuộc ba khoản mục kể trên, cụ thể là: tiền lương các khoản trích theolương của bộ phận xây lắp, các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khấu hao TSCĐ Phương pháp phân loại chi phí theo khoản mục giúp quản lý chi phí theo địnhmức, cung cấp số liêụ cho công tác tính giá thành sản phẩm ,lập giá thành và địnhmức chi phí sản xuất cho kỳ sau

Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có liên quan trực tiếp với quá trình sản xuấtra một loại sản phẩm, một công việc nhất định bao gồm nguyên vật liệu xây dựng,tiền lương công nhân sản xuất khấu hao máy móc thiết bị thi công

Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất ranhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thường phát sinh ở bộ phận quản lý Vì vậy kếtoán phải phân bổ cho các đối tượng liên quan theo tiêu chuẩn nhất định.

Trang 22

Phân loại chi phí sản xuất theo cách này giúp xác định phương pháp kế toán tậphợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng được đúng đắn và hợp lý.

Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất ra.

Theo tiêu thức này chi phí sản xuất chia thành 3 loại:

- Chi phí khả biến (biến phí): Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tươngquan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.- Chi phí bất biến (định phí): Là những khoản chi phí không biến đổi khi mức

độ hoạt động thay đổi

- Chi phí hỗn hợp : Là các chi phí mà bản thân nó gồm các yếu tố của địnhphí và biến phí.

Phân loại chi phí theo cách này giúp phân tích tình hình tiết kiệm chi phí sảnxuất và xác định các biện pháp thích hợp để hạ chi phí sản xuất cho một đơn vị sảnphẩm

1.3.2.Gía thành sản phẩm xây lắp.1.3.2.1 Khái niệm.

Quá trình sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất xây lắp luôn luôn tồn tại haimặt đối lập nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau, đó là các chi phí mà doanhnghiệp đã chi ra và kết quả sản xuất thu được sản phẩm, công việc hoàn thành Nhưvậy doanh nghiệp phải tính được chi phí đã bỏ ra để sản xuất được sản phẩm Vậygiá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về laođộng sống và lao động vật hoá bỏ ra để tiến hành sản xuất ra một khối lượng sảnphẩm, dịch vụ, lao vụ nhất định hoàn thành

Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí chi ra như chi phí nguyên vậtliệu, chi phí máy thi công, tính bằng tiền để hoàn thành một khối lượng sản phẩmxây lắp nhất định, cụ thể là một hạng mục công trình hoặc một công trình hoànthành toàn bộ Các công trình, hạng mục công trình còn đang trong quá trình sảnxuất thì tại thời điểm lập báo cáo chi phí có liên quan được coi là chi phí dở dangcuối kỳ.

Giá thành sản phẩm có hai chức năng chủ yếu là chức năng thước đo bù đắp chi phí và chức năng lập giá Toàn bộ các chi phí sản xuất mà doanh nghiệp chi ra

Trang 23

để sản xuất sản phẩm sẽ được bù đắp bởi số tiền thu về khi sản phẩm hoàn thành bàn giao, đồng thời căn cứ vào giá thành sản phẩm doanh nghiệp mới có thể xác định được giá bàn giao sản phẩm hợp lý đảm bảo doanh nghiệp có thể trang trải được chi phí đầu vào và có lợi.

Giá thành sản phẩm xây lắp gồm bốn khoản mục sau:- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.- Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công - Khoản mục chi phí sản xuất chung

1.3.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp

Căn cứ vào số liệu và thời điểm tính toán thì giá thành được chia thành 3 loại:

Giá thành dự toán: Là tổng số các chi phí dự toán để hoàn thành một khối

lượng sản phẩm xây lắp Gía thành dự toán được lập trước khi tiến hành xây lắp trêncơ sở các định mức thiết kế được duyệt và khung giá quy định đơn giá xây dựng cơbản hiện hành.

Giá thành kế hoạch: Là chỉ tiêu được xây dựng trước khi tiến hành thi công

công trình trên cơ sở giá thành dự toán, điều kiện, khả năng, năng lực thi công củadoanh nghiệp và mức phấn đấu hạ giá thành Với Doanh nghiệp không có giá dựtoán thì giá thành kế hoạch được xác định trên cơ sở giá thành thực tế năm trước vàcác định mức kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp.

Giá thành thực tế: Là toàn bộ chi phí thực tế đã phát sinh tập hợp được trong

kỳ sau khi hoàn thành công tác xây dựng bao gồm các phí tổn theo định mức, vượtđịnh mức, khi định mức ( thiệt hại về ngừng sản xuất, thiệt hại phá đi làm lại, cáclãng phí về vật tư, lao động trong quá trình thi công ).

Vì doanh nghiệp xây lắp có thời gian thi công dài nên để theo dõi chặt chẽnhững chi phí phát sinh doanh nghiệp xây lắp có sự phân chia giá thành thực tếthành:

+>Giá thành thực tế công tác xây lắp: Phản ánh giá thành của một khối lượng

công tác xây lắp đạt đến một điểm dừng kỹ thuật nhất định Nó cho phép xác định

Trang 24

kiểm kê kịp thời chi phí phát sinh để điều chỉnh cho thích hợp ở những giai đoạnsau và phát hiện những nguyên nhân gây tăng giảm

+>Giá thành thực tế công trình, hạng mục công trình hoàn thành là toàn bộ chi

phí chi ra để tiến hành thi công một công trình, hạng mục công trình từ khi chuẩn bịđến khi đưa vào sử dụng.

Ngoài cách phân loại trên trong xây dựng cơ bản cũng sử dụng hai chỉ tiêu giáthành sau:

Giá dự thầu xây lắp ( hay giá thành dự thầu công trình xây lắp): Là một loại giáthành dự toán xây lắp do chủ đầu tư đưa ra để các Doanh nghiệp xây lắp dựa vào đótính giá thành của mình.

Giá đấu thầu công trình được ký kết giữa chủ đầu tư và Doanh nghiệp xây lắp sau khi thoả thuận giao nhận thầu Đó cũng chính là giá thành của doanh nghiệp xây lắp theo thầu đã được chủ đầu tư thoả thuận, ký hợp đồng giao thầu Về nguyên tắc giá thành chỉ được nhỏ hơn hoặc bằng giá đấu thầu công tác xây lắp.

1.3.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt nhưng cóquan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm Chúng đềugiới hạn để tập hợp chi phí nhằm phục vụ công tác quản lý, phân tích và kiểm tracông tác giá thành.

Giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau bên trong nó là chi phísản xuất và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩmhoàn thành Như vậy bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị củanhững yếu tố chi phí vào những sản phẩm, công việc nhất định đã hoàn thành Hơnnữa chi phí biểu hiện về mặt hao phí, còn giá thành biểu hiện về mặt kết quả củaquá trình sản xuất Đây là hai mặt thống nhất của một quá trình vì vậy chúng giốngnhau về mặt chất.

Chi phí sản xuất luôn gắn với một thời kỳ nhất định và chỉ bao gồm những chi phí phát sinh kỳ này còn giá thành sản phẩm gắn liền với một loại sản phẩm, công việc nhất định và chứa đựng cả một phần chi phí kỳ trước( chi phí sản phẩm làm dở đầu kỳ )

Trang 25

Vì vậy chi phí và giá thành sản phẩm khác nhau về lượng Điều này thể hiện ở sơ đồsau:

Qua sơ đồ ta thấy: AC = AB + BD - CD

Như vậy, nếu chi phí sản xuất là tổng hợp những chi phí phát sinh trong một thời kỳnhất định thì giá thành sản phẩm lại là tổng hợp những chi phí chi ra gắn liền vớisản xuất và hoàn thành một khối lượng công việc xây lắp nhất định được nghiệmthu, bàn giao, thanh toán Giá thành sản phẩm không bao hàm những chi phí trongkhối lượng dở dang cuối kỳ, những chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất,những chi phí chi ra nhưng chờ phân bổ kỳ sau Nhưng chi phí sản xuất lại bao gồmnhững chi phí sản xuất từ trước chuyển sang, những chi phí trích trước vào giáthành nhưng thực tế chưa phát sinh và chi phí của kỳ trước chuyển sang phân bổcho kỳ này.

1.4 Kế toán CPSX và tính giá thành sản xuất theo chế độ hiện hành.1.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là xác định phạm vi giới hạncác khoản chi phí phát sinh như phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích chi phí và tinhgiá thành sản phẩm.

Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất hợp lý, phù hợp với từngdoanh nghiệp, nhà quản lý và phải căn cứ vào các cơ sở sau:

- Tính chất sản xuất và quy trình sản xuất.- Loại hình sản xuất.

- Đặc điểm tổ chức sản xuất.

CPSXKD dở dang cuối kỳCPSXKD dở dang đầu kỳ CPSXKD phát sinh trong kỳ

Tổng giá thành sản phẩm

Tổng giá thành sản phẩm xây lắp

= Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

+ Chi phí sản xuất phát sinh

trong kỳ _

_ Chi phí sản xuất dở

dang cuối kỳ

Trang 26

- Yêu cầu và trình độ quản lý của Doanh nghiệp.

Hoạt động xây lắp là hoạt động phát sinh nhiều chi phí, quá trình sản xuất phứctạp; sản phẩm mang tính đơn chiếc có quy mô lớn và có thời gian thi công dài Mỗihạng mục công trình có cấu tạo vật chất khác nhau, có thiết kế riêng và có giá dựtoán riêng nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể được chi tiết theo từnghạng mục công trình Ngoài ra tuỳ theo từng công việc cụ thể người ta có thể tậphợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng hay giai đoạn công việc hoàn thành.

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là khâu đầu tiên cần thiết cho công tác kếtoán tập hợp chi phí sản xuất Xác định đúng đối tượng quy định có tác dụng phụcvụ tốt cho việc quản lý sản xuất, hạch toán kinh tế nội bộ và tính giá thành kịp thờichính xác

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất:

Kế toán chi phí sản xuất theo công trình hay hạng mục công trình: hàng tháng

chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến hạng mục công trình hay nhóm công trìnhnào thì tập hợp cho hạng mục hay công trình đó.

Kế toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng: Chi phí sản xuất phát sinh hàng

tháng sẽ được tập hợp và phân loại theo đơn đặt hàng riêng biệt Khi đơn đặt hànghoàn thành thì tổng số chi phí phát sinh kể từ khi khởi công đến khi hoàn thànhchính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.

Kế toán chi phí sản xuất theo đơn vị thi công ( công trường, đội thi công) các

chi phí phát sinh được tập hợp theo từng đơn vị thi công, trong từng đơn vị đó lạiđược tập hợp theo mỗi đối tượng chịu chi phí như hạng mục công trình, nhóm hạngmục công trình, cuối tháng tổng hợp chi phí phát sinh ở từng đơn vị thi công đượcso sánh với dự toán cấp phát để xác định hạch toán kinh tế nội bộ Khi công trình,hạng mục công trình hoàn thành phải tính giá thành riêng cho từng hạng mục côngtrình, công trình đó bằng phương pháp trực tiếp tổng cộng chi phí.

1.4.2 Phương pháp tập hợp chi phí.

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là một hệ thống các phương pháp đượcsử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố, theo khoản mục trongphạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí

Trang 27

Phương pháp tập hợp trực tiếp: Là phương pháp áp dụng khi chi phí sản xuất

có quan hệ trực tiếp với từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt Công tác kế toántrong phương pháp này đòi hỏi phải tổ chức hạch toán được chi tiết các khoản chiphí phát sinh cho chứng từ ban đầu như phiếu xuất nguyên vật liệu, bảng chấmcông, Phương pháp ghi trực tiếp đảm bảo việc hạch toán chi phí sản xuất chínhxác.

Phương pháp phân bổ gián tiếp: Là phương pháp được áp dụng khi một loại chi phí

có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí nên không thể tập hợp trựctiếp cho từng đối tượng được Trường hợp này người ta phải chọn ra 1 tiêu chuẩnhợp lý để phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan và tiến hành phân bổ theocông thức sau:

Chi phí phân bổ cho = Hệ số phân bổ X Tiêu thức phân bổ Đối tượng chịu phí i của đối tượng i

Hệ số phân bổ =

Kết hợp đồng thời với phương pháp tập hợp chi phí trên và để phù hợp với đặc điểmhạch toán của ngành, trong doanh nghiệp xây lắp còn sử dụng một số phương pháptập hợp chi phí sau:

- Phương pháp tập hợp chi phí theo sản phẩm( công trình, hạng mục công trình) :Chi phí phát sinh được tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình riêngbiệt, nếu chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều công trình ,hạng mục công trìnhthì được phân bổ theo tiêu thức thích hợp.

- Phương pháp tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng: Các chi phí sản xuất phát sinhđược tập hợp theo từng đơn đặt hàng riêng biệt và như vậy tổng số chi phí sảnxuất được tập hợp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành đơn đặt hàng là giáthành thực tế của đơn đặt hàng đó.

- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn vị thi công: Chi phí sản xuấtphát sinh tại đơn vị thi công nào thì được tập hợp riêng cho đơn vị thi công đó,tại mỗi đơn vị thi công, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đối tượng tập

Tổng chi phí cần phân bổ

Tổng các tiêu thức cần phân bổ của đói tượng i

Trang 28

hợp chi phí: hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình… Cuối kỳ tổng sốchi phí tập hợp được phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình để tínhgiá thành sản phẩm riêng.

1.4.3 Trình tự kế toán chi phí sản xuất

1.4.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu thực tế sử dụngtrong quá trình thi công xây lắp như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệukhác cho từng công trình, hạng mục công trình.

Chi phí nguyên vật liệu có liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào tổchức tập hợp trực tiếp chi công trình, hạng mục công trình đó theo giá thực tế.Đốivới vật liệu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí( nhiều công trình, hạngmục công trình) phải phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu chuẩn hợp lý như số lầnsử dụng, định mức chi phí, khối lượng xây lắp hoàn thành.

*> Tài khoản sủ dụng: TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 621:

Bên Nợ: - Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt

động sản xuất kinh doanh dịch vụ trong kỳ hạch toán

Bên Có - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp không sử dụng hết được nhập lại

- Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sửdụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ vào bên Nợ TK 154- “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” và chi tiết cho các đối tượngđể tính giá thành sản phẩm

Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

Khi xuất nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh,kế toán ghi :

Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 152, 153 - Nguyên vật liệu

Trang 29

Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu đưa thẳng vào sử dụng cho hoạt động sảnxuất kinh doanh dịch vụ, đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ, kế toán ghi :

Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếpNợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331, 111, 112- Giá thanh toán

Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặcnguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc đối tượngchịu thuế GTGT, kế toán ghi :

Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 111,112,331

Trường hợp số nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt độngsản xuất kinh doanh dịch vụ cuối kỳ nhập lại kho, ghi:

Nợ TK 152, 153 - Nguyên vật liệu

Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào kết quả bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu tínhcho từng đối tượng sử dụng nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp trực tiếp hoặcphân bổ gián tiếp, kế toán ghi :

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dangCó TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nội dung hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể phản ánh qua sơ đồ:

Sơ đồ 1-1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Vật tư xuất dùng choSản xuất sản phẩm

k/c CPNVL

Vật liệu dùng không hết nhập lại kho

TK 154

Trang 30

1.4.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ lànhững khoản thù lao phải trả cho người lao động trực tiếp tham gia quá trình sảnxuất (bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao động thuộc quản lý của doanhnghiệp và cho lao động thuê ngoài theo loại công việc) như tiền lương chính, lươngphụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương

Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, kinh phí công đoàn,bảo hiểm thất nghiệp tính trên quỹ lương nhân côngtrực tiếp của hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ

Về nguyên tắc chi phí nhân công trực tiếp cũng được tập hợp giống như chi phínguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

*>Kết cấu và nội dung của tài khoản 622:

Bên Nợ: - Chi phí nhân công trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh

doanh dịch vụ bao gồm tiền lương, tiền công lao động và các khoản phụ cấp có tínhchất lương.

Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ tài khoản 154

-“Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”.Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.

*>Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp cho hoạt động sảnxuất kinh doanh dịch vụ gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp lương (kể cả khoảnphải trả về tiền công nhân công thuê ngoài), kế toán ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Trang 31

Có TK 334, 111, 112 - Lương công nhân sản xuất

Trong kỳ, theo kế hoạch, trích trước vào chi phí các khoản lương phép, ngừngsản xuất theo kế hoạch.

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếpCó TK 335 - Chi phí phải trả

Cuối kỳ, kế toán tính, phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theođối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dangCó TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Nội dung hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1- 2: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp:

1.4.3.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ, do đặc điểm và yêu cầucủa công việc nên một trong những công việc đó phần lớn được thực hiện bằngmáy Máy móc trong công tác của các doanh nghiệp này là những máy móc, thiết bịđược sử dụng trực tiếp cho công tác thi công như máy khoan, máy cắt, máy địachấn, máy trộn Chi phí sử dụng máy thi công là những chi phí trực tiếp có liênquan đến việc sử dụng xe và máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm:chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời.

- Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công gồm: lương chính, lương phụ củacông nhân điều khiển máy, phục vụ máy, ; chi phí vật liệu; chi phí cụng cụ, dụng

Trang 32

cụ; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí sửa chữa nhỏ, điện,nước, bảo hiểm xe, máy ); chi phí bằng tiền khác.

- Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công gồm: Chi phí sửa chữa lớn máy thicông (đại tu, trung tu ); chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lỏn, bệ,đường ray chạy máy ).

- Chi phí sử dụng máy trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ cũngkhông bao gồm các chi phí về lương công nhân vận chuyển, phân phối vật liệu chomáy, chi phí trong thời gian máy ngừng sản xuất, chi phí lắp đặt, chạy thử lần đầu,chi phí sử dụng máy cho các mục đích khác Ngoài ra, trong khoản mục chi phí sửdụng máy cũng không bao gồm các khoản trích về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn tính trên lương phải trả công nhân sử dụng máy thi công.

Như vậy, để có thể hạch toán chính xác chi phí sử dụng máy cho các đối tượngtrước hết phải tổ chức hạch toán tốt công việc hàng ngày của máy: Theo dõi về loạimáy, đối tượng phục vụ, khối lượng công việc hoàn thành, số ca làm việc thực tế

*>Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 623:

Bên Nợ: - Các chi phí liên quan đến máy thi công phát sinh trong kỳ.

Bên Có: - Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào Bên Nợ tài khoản

154 - "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang".Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 623 - "Chi phí sử dụng máy thi công" có 6 tài khoản cấp 2: - TK 6231 - Chi phí nhân công

Trang 33

- TK 6232 - Chi phí vật liệu

- TK 6233 - Chi phí dụng cụ sản xuất - TK 6234 - Chi phí khấu hao máy thi công - TK 6237 - Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6238 - Chi phí bằng tiền khác

*>Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy: a>Nếu tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho độimáy có tổ chức hạch toán kế toán riêng, thì việc hạch toán được tiến hành như sau:

Hạch toán các chi phí liên quan tới hoạt động của đội máy thi công, ghi:Nợ TK 621, 622, 627 - Chi phí sản xuất

+ Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ máy lẫn nhaugiữa các bộ phận, kế toán ghi:

Nợ TK 623 (6238) - Chi phí sử dụng máyCó TK 154 (Chi tiết chi phí máy thi công)

+ Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau giữacác bộ phận trong đơn vị, ghi:

Nợ TK 623 (6238) - Chi phí sử dụng máyNợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào (nếu có)

Trang 34

Có TK 511, 512 - Doanh thu

b>Nếu không tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc có tổ chức đội máy thi

công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công thì toàn bộchi phí sử dụng máy sẽ hạch toán như sau:

Căn cứ vào số tiền lương (lương chính, lương phụ không bao gồm các khoản:bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, tiền công phải trả cho côngnhân điểu khiển máy, phục vụ máy, ghi:

Nợ TK 623 (6231) - Chi phí lương công nhân sử dụng máyCó TK 334,111 - Tiền lương công nhân sử dụng máy

Khi xuất kho hoặc mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ sử dụng cho xe,máy thi công, ghi:

Nợ TK 623 (6232) - Chi phí NVL sử dụng cho máy thi công

Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào (nếu được khấu trừ thuế GTGT)Có TK 111, 112, 331, 152, 153,

Căn cứ tính khấu hao xe, máy thi công sử dụng ở đội máy thi công, ghi:Nợ TK 623 (6234) - Chi phí khấu hao xe máy thi công

Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định

Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh (sửa chữa máy thi công mua ngoài, điện,nước, tiền thuê TSCĐ, ), ghi:

Nợ TK 623 (6237) - Chi phí dịch vụ mua ngoài

Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào (nếu được khấu trừ thuế GTGT)Có TK 111, 112, 331

Chi phí bằng tiền phát sinh, kế toán ghi:

Trang 35

Khi trả tiền thuê xe, máy thi công, ghi:

Nợ TK 627 (6277) - Chi phí dịch vụ mua ngoàiCó TK 111, 112, 331

Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển chi phí thuê máy thi công vào khoản mục chi phísử dụng máy, ghi:

Nợ TK 154 (khoản mục chi phí máy thi công) Có TK 627 (6277) - Chi phí dịch vụ mua ngoài

Tuy nhiên, do có đặc điểm hoạt động khác với các doanh nghiệp xây lắp nêncác doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ thường không tổ chức ra đội máy thicông riêng mà máy thường được sử dụng chung trong từng đơn vị sản xuất để thựchiện các khối lượng công việc cần sử dụng máy Khoản mục chi phí này trong cácđơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ thường được hạch toán như sau:

Căn cứ vào số tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân điểu khiển máy,phục vụ máy, ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 334, 111 - Lương phải trả công nhân sử dụng máy

Khi xuất kho hoặc mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ sử dụng cho xe,máy thi công, kế toán ghi:

Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếpNợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331, 152, 153,

Khấu hao, bảo dưỡng xe, máy thi công sử dụng ở đội, ghi:Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 214, 111, 112 - Chi phí khấu hao, bảo dưỡng máy

Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí chungcủa đội , ghi:

Trang 36

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 621, 622, 627 - Chi phí sử dụng máy thi công

Sau khi tính giá thành ca máy và phân bổ cho các đối tượng sử dụng ca máy.Nợ TK 154 - (công việc A, B khoản mục chi phi sử dụng máy)

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Sơ đồ 1-3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (TH đội hạch toán riêng)

1.4.3.4.Kế toán chi phí sản xuất chung.

Chi phí sản xuất chung phản ánh chi phí của đội, đơn vị thi công bao gồm:Lương nhân viên quản lý đội sản xuất; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội,các khoản trích bảo hiểm xã hội (16%), bảo hiểm y tế (3%), kinh phí công đoàn(2%),bảo hiểm thất nghiệp( 1%) theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phảitrả cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân sử dụng máy thi công và nhân viênquản lý đội (thuộc biên chế doanh nghiệp); khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạtđộng của đội, chi phí vật liệu sử dụng ở đội thi công, chi phí cụng cụ đồ dùng ở độithi công, chi phí bằng tiền khác phát sinh ở tổ đội thi công

Từng nội dung chi phí sản xuất chung ở trên được tập hợp và theo dõi theo từngđối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành Trường hợp không thể hạch toán trựctiếp được thì kế toán sẽ tiến hành phân bổ các chi phí này theo phương pháp thíchhợp Thông thường, đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ thì chiphí này được phân bổ theo tỷ lệ với giá trị sản lượng thực hiện của từng đối tượnghạch toán

*>Tài khoản sử dụng:

TK 154TK 621.622.623

Chi phí PS ở đội máy thicông

Phân bổ

CPSDMTC Cho từng đối tượngKết chuyển

CP cuối kỳ

Trang 37

Để tập hợp và hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 - “Chiphí sản xuất chung”

*>Kết cấu và nội dung của tài khoản 627:

Bên Nợ: - Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 - “Chi phí sảnxuất, kinh doanh dở dang”.

Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 627 - “Chi phí sản xuất chung”, có 6 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng

- Tài khoản 6272 - Chi phí vật liệu

- Tài khoản 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất - Tài khoản 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ - Tài khoản 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Tài khoản 6278 - Chi phí bằng tiền khác

*>Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quảnlý đội sản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 627 (TK 6271) - Chi phí sản xuất chung Có TK 334 - Phải trả nhân viên

Xuất nguyên vật liệu dùng cho quản lý đội sản xuất, kế toán ghi:Nợ TK 627 (6272) - Chi phí sản xuất chung

Trang 38

Có TK 142 (1421) - Giá trị công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần.Trích khấu hao máy móc, thiết bị sản xuất dùng cho hoạt động khảo sát thiếtkế, ghi:

Nợ TK 627 (6274 ) - Chi phí sản xuất chungCó TK 214 - Hao mòn tài sản cố định

Chi phí về các dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại, và các chi phíbằng tiền khác thuộc bộ phận sản xuất kinh doanh dịch vụ, kế toán ghi:

Nợ TK 627 (6277, 6278) - Chi phí sản xuất chungNợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331, - Số thực chi

Khi tính trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN theo tỷ lệ qui định trêntiền lương công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh dịch vụ, công nhân điều khiểnmáy, nhân viên quản lý đội, kế toán ghi :

Nợ TK 627(6271): - Chi phí nhân viên phân xưởngCó TK 338: -Các khoản phải trả khác

Nếu phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 138 - Các khoản giảm trừ

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để kếtchuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng hạch toán, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dangCó TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Nội dung hạch toán chi phí sản xuất chung được phản ánh qua sơ đồ sau:

Trang 39

Sơ đồ 1-4: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung

1.4.3.5 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp.

Cũng giống như các ngành sản xuất kinh doanh khác, trong hoạt động thi công xây lắp có thể phát sinh các khoản thiệt hại trong quá trình thi công, xuất phát từ đặc điểm thời gian thi công công trình tương đối dài và việc sản xuất thi công thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên thời tiết, sản xuất cũng phần nào mang tính thời vụ.Các khoản thiệt hại phát sinh có thể do ngừng sản xuất hoặc do sai phạm kỹ thuật trong quá trình thi công phải phá đi làm lại.

a> Thiệt hại phá đi làm lại.

Trong quá trình thi công có thể có những khối lượng công trình hoặc phần việcphải phá đi làm lại để đảm bảo chất lượng công trình Nguyên nhân gây ra có thể dothiên tai, hỏa hoạn, do lỗi của bên giao thầu( bên A) như sửa đổi thiết kế hay thay đổi 1 bộ phận thiết kế của công trình, hoặc có thể do bên thi công( bên B) gây ra do tổ chức sản xuất không hợp lý, chỉ đạo thi công không chặt chẽ, sai phạm kỹ thuật của công nhân hoặc do các nguyên nhân khác từ bên ngoài.

Tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nguyên nhân gây ra thiệt hại để có biện pháp xử lý thích hợp.

TK154NVL,CCDC xuất dùng

quản lý đội SXTK334,338

Lương, các khoản tríchTheo lương của CNVTK214

Gía trị hao mòn củamáy phục vụ SXTK111,112

Các chi phí khác

K/c CPSXC

Khoản giảm trừTK 627

Trang 40

Giá trị thiệt hại phá đi làm lại là số chênh lệch giữa giá trị khối lượng phải phá đi làm lại với giá trị vật liệu thu hồi được.

Giá trị phá đi làm lại bao gồm các phí tổn về nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung đã bỏ ra để xây dựng khối lượng xây dựng đó Các phí tổn để thực hiện khối lượng xây dựng bị phá đi thường được xác định theo chi phí định mức , trong trường hợp khó xác định một cách chính xác chi phí thực tế của khối lượng phải phá đi làm lai.

Trong trường hợp các sai phạm kỹ thuật nhỏ, không cần thiết phải phá di làm lại mà cần sửa chữa, điều chỉnh thì chi phí thực tế phát sinh để sửa chữa được tập hợp vào chi phí phát sinh ở các TK có liên quan như khi sản xuất.

Giá trị thiệt hại phá đi làm lại được xử lý như sau:

- Nếu do thiên tai gây ra được xem như khoản thiệt hại bất thường.

- Nếu do bên giao thầu gây ra thì bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại, bên thi công coi như đã thực hiện xong khối lượng công trình và bàn giao.

- Nếu do bên thi công gây ra thì có thể tính vào giá thành hoặc tính vào khoản thiệt hại bất thường sau khi trừ đi phần giá trị bắt người phạm lỗi phải bồi thường thiệt hại và phần giá trị phế liệu thu hồi được.

Kế toán các khoản thiệt hại phá đi làm lại được phản anh trên sơ đồ sau:

Ngày đăng: 13/10/2012, 17:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hướng dẫn kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp -Tiến sĩ : Võ Văn Nhị Khác
2. Hạch toán công trình và tính giá thành sản phẩm xây lắp- Giao sư: Võ Đình Hảo 3. Hệ thống kế toán doanh nghiệp – Bộ tài chính Khác
4. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp- Tiến sĩ : Đặng Thị Loan Khác
5. Kế toán doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường- Tiến sĩ : Nguyễn Văn Công Khác
6. Khoán gọn và trả lương theo sản phẩm trong xây dựng- PGS.TS Trần Thịnh Tường Khác
7. Lý thuyết hạch toán kế toán- Tiến sĩ: Nguyễn Thị Đông Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1-1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Hà Đô 1.doc
Sơ đồ 1 1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Trang 28)
Sơ đồ 1- 2: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp: - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Hà Đô 1.doc
Sơ đồ 1 2: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp: (Trang 30)
Sơ đồ 1-3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (TH đội hạch toán riêng) - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Hà Đô 1.doc
Sơ đồ 1 3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (TH đội hạch toán riêng) (Trang 35)
Sơ đồ 1-4: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Hà Đô 1.doc
Sơ đồ 1 4: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung (Trang 38)
Sơ đồ 1-5: Kế toán các khoản thiệt hại phá đi làm lại. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Hà Đô 1.doc
Sơ đồ 1 5: Kế toán các khoản thiệt hại phá đi làm lại (Trang 40)
Sơ đồ 1-6: Kế toán các khoản thiệt hại ngừng sản xuất: - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Hà Đô 1.doc
Sơ đồ 1 6: Kế toán các khoản thiệt hại ngừng sản xuất: (Trang 41)
Sơ đồ 1-8: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Hà Đô 1.doc
Sơ đồ 1 8: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung (Trang 47)
Sơ đồ 1-9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký- Sổ cái: - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Hà Đô 1.doc
Sơ đồ 1 9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký- Sổ cái: (Trang 48)
Sơ đồ 1-10: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ-Ghi sổ: - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Hà Đô 1.doc
Sơ đồ 1 10: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ-Ghi sổ: (Trang 49)
Hình thức Nhật ký- Chứng từ - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Hà Đô 1.doc
Hình th ức Nhật ký- Chứng từ (Trang 50)
Bảng tổng  hợp chứng - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Hà Đô 1.doc
Bảng t ổng hợp chứng (Trang 52)
Sơ đồ 2-2: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại công ty CP Hà Đô 1. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Hà Đô 1.doc
Sơ đồ 2 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại công ty CP Hà Đô 1 (Trang 62)
Sơ đồ 2-3  Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty CP Hà Đô 1. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Hà Đô 1.doc
Sơ đồ 2 3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty CP Hà Đô 1 (Trang 65)
Hình thức thanh toán:  Chuyển khoản. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Hà Đô 1.doc
Hình th ức thanh toán: Chuyển khoản (Trang 78)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w