PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS BÀN LONG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008-2009 MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 8 Thời gian làm bài:90 phút (không kể thời gian giao đề) I/ Tiếng Việt: (2điểm) 1/ Trong hội thoại, người tham gia hội thoại cần tránh điều gì? (1điểm) 2/ Hãy xác định kiểu câu trong các câu sau:(1điểm) a/ Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột . (Ngô Tất Tố,Tắt đèn) b/ Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá . II/ Đọc – hiểu văn bản: (3điểm) 1/ Em hãy viết thuộc lòng bài thơ Khi con tu hú của tác giả Tố Hữu. (2điểm) 2/ Trong bài : Bàn về phép học, Nguyễn Thiếp nêu mục đích của việc học là gì? Nêu ý nghĩa, tác dụng của việc học chân chính .(1điểm) III/ Tập làm văn: (5điểm) Một số bạn đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hoá dân tộc và hoàn cảnh của gia đình . Em hãy viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn . PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS BÀN LONG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008 – 2009 I/ Tiếng Việt: (2điểm) học sinh đáp ứng đúng yêu cầu sau: 1/ Cần tránh: Nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.(1điểm) 2/ Kiểu câu: a/ Câu cầu khiến(0,5điểm) b/ Câu trần thuật.(0,5điểm) II/ Đọc – hiểu văn bản:(3điểm) 1/ Học sinh ghi lại chính xác bài thơ (2,0điểm) Mỗi câu chép sai từ thì trừ 0,25điểm mỗi câu cho đến hết . 2/ Mục đích: Học để làm người Ý nghĩa, tác dụng: đất nước có nhiều nhân tài có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước. III/ Tập làm văn:(5điểm) 1. Yêu cầu chung: -Nội dung bài viết cần trình bày rõ ràng ý kiến, suy nghĩ, quan điểm của mình về cách ăn mặc không lành mạnh và có lời khuyên đúng về cách ăn mặc. -Học sinh phải biết cách xây dựng và trình bày luận điểm, luận cứ(khả năng tìm lí lẽ, dẫn chứng để lập luận) 2. Yêu cầu cụ thể: Bài làm phải đảm bảo 3 nội dung cơ bản dưới đây: 2.1 Mở bài: Nêu vấn đề lối ăn mặc không lành mạnh, không hợp lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. 2.2 Thân bài: - Trình bày ý kiến của bản thân về cách ăn mặc không lành mạnh. - Thuyết phục những bạn thay đổi cách ăn mặc không lành mạnh đó. 2.3 Kết bài: Phê phán lối ăn mặc không lành mạnh và cần nên thay đổi cách ăn mặc đó. ?Lưu ý: Học sinh có thể có những cách trình bày hoặc có những lí lẽ, dẫn chứng khác nhau, miễn là chính xác, hợp lí làm rõ được vấn đề. 3. Tiêu chuẩn ghi điểm: Điểm tối đa cho từng phần như sau: 3.1 Hình thức:(1.0điểm) - Bố cục, văn phong, diễn đạt.(0.5điểm) - Chữ viết, trình bày.(0.5điểm) 3.2 Nội dung:(4.0điểm) - Mở bài:0.5điểm - Thân bài:3.0điểm - Kết bài: 0.5điểm àGiám khảo dựa vào thực tế bài làm của học sinh để ghi các điểm cụ thể. onthionline.net PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Môn NGỮ VĂN LỚP Năm học 2011-2012 ( Những nội dung trọng tâm cần ý) A/ Phần đọc- hiểu văn bản: Trọng tâm chương trình kì I đọc- hiểu tác phẩm tự sự, văn nhật dụng số tác phẩm trữ tình Khi ôn tập cần ý nội dung sau: 1/ Nắm nội dung cụ thể, đặc sắc nghệ thuật ý nghĩa VB tự học 2/ Nắm vẻ đẹp hình tượng, nhân vật điển hình, chi tiết tiêu biểu 3/ Nắm nội dung cụ thể, đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa tác phẩm trữ tình học chương trình: nội dung trữ tình, cách trữ tình, vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca, vai trò tác dụng biện pháp tu từ tác phẩm trữ tình 4/ Nắm nội dung ý nghĩa số văn nhật dụng 5/ Hiểu giá trị nhân văn số tác phẩm văn xuôi, phân tích vẻ đẹp số hình tượng nhân vật B/ Phần Tiếng Việt: 1/ Lí thuyết: Hiểu khái niệm, nhận biết vận dụng kiến thức thuộc bài: + Trường từ vựng, từ tượng hình- từ tượng thanh, từ ngữ địa phương biệt ngữ xã hội, trợ từ- thán từ, tình thái từ + Các biện pháp tu từ từ vựng: đặc điểm tác dụng biện pháp noí nói giảm nói tránh + Câu ghép: đặc điểm, cách nối vế câu, mối quan hệ ý nghĩa vế câu + Hệ thống dấu câu: đặc điểm công dụng dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm 2/ Thực hành: Biết vận dụng kiến thức vào thực tế (viết tập làm văn, đọc-hiểu văn phần văn, nói viết giao tiếp hàng ngày) C/ Phần tập làm văn: Tập trung vào nội dung sau 1/ Nắm đặc điểm văn tự kết hợp với miêu tả biểu cảm, biết cách làm văn, đoạn văn, tự kết hợp với miêu tả biểu cảm 2/ Nắm đặc điểm, yêu cầu phương pháp thuyết minh, biết cách làm văn thuyết minh (đồ dùng, vật nuôi, loài hoa ) onthionline.net Phó hiệu trưởng Người đề Nguyễn Quang Bàn Lê Thị Mỹ Hạnh TT Chuyên môn Bạch Thị Yên PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ……. Trường THCS ………. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC : 2009 – 2010 MÔN : NGỮ VĂN – KHỐI 8 (Thời gian : 90 phút – không kể giao đề) I/ CÂU HỎI : (4 điểm) Câu 1 : (0,5 điểm) Hãy nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu ? Câu 2 : (1,5 điểm) Hãy xác định kiểu câu theo mục đích nói và hành động nói của các câu đã cho trong bảng sau : Số thứ tự Câu đã cho Kiểu câu theo mục đích nói Hành động nói (1) - Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! (2) - Cụ bán rồi ? (3) - Bán rồi ! Họ vừa bắt xong . […] (4) - Thế nó cho bắt à ? (5) - […] Khốn nạn … ông giáo ơi ! (6) - Nó có biết gì đâu ! Câu 3 : (2 điểm) Nêu và phân tích tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta”. II/ TẬP LÀM VĂN : (6 điểm) Nói “Không” với các tệ nạn xã hội. Em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ……… Trường THCS ……………. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC : 2009 – 2010 MÔN : NGỮ VĂN – KHỐI 8 I/ PHẦN CÂU HỎI : (4điểm) 1/ Câu 1 : Các tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu là : - Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (Như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói, …) - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. - Liên kết với những câu khác trong văn bản. - Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói. 2/ Câu 2 : Các kiểu câu theo mục đích nói và hành động nói của các câu đã cho : (1,5 điểm) Số thứ tự Câu đã cho Kiểu câu theo mục đích nói Hành động nói (1) - Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! Trần thuật Trình bày, thông báo (2) - Cụ bán rồi ? Nghi vấn Hỏi, bộc lộ cảm xúc (3) - Bán rồi ! Họ vừa bắt xong . […] Trần thuật Trình bày, thông báo (4) - Thế nó cho bắt à ? Nghi vấn Hỏi (5) - […] Khốn nạn … ông giáo ơi ! Trần thuật Trình bày, bộc lộ cảm xúc (6) - Nó có biết gì đâu ! Trần thuật Trình bày, bộc lộ cảm xúc 3/Câu 3 : (2 điểm) * Nêu được cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong “Nước Đại Việt ta” là tư tưởng “Yên dân, trừ bạo” * Phân tích tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi : Đó là tư tưởng “Lấy dân làm gốc”. Muốn đất nước hưng thịnh, triều đình bền vững thì việc đầu tiên phải làm là làm cho dân hạnh phúc, no ấm. Muốn Nhân dân được hạnh phúc thì triều đình phải chăm lo đến đời sống của nhân dân, phải mưu cầu hạnh phúc của Nhân dân như mưu cầu hạnh phúc của chính mình. Phải quan tâm đến xã hội, quét sạch bạo lực để nhân dân được yên vui. Rút ra kết luận : Tư tưởng của Nguyễn Trãi thể hiện tư tưởng nhân nghĩa tiến bộ, giàu tình cảm và ý thức dân tộc, giàu lòng yêu nước thương dân của tác giả. II/ TẬP LÀM VĂN : (6 điểm) • Yêu cầu : - Bài viết rõ ràng, văn phong mạch lạc, câu từ trong sáng, chữ viết chính xác. - Bài viết phải đủ bố cục 3 phần, thực hiện được yêu cầu của từng phần. - Bài viết phải thực hiện phương thức nghị luận kết hợp với biểu cảm, tự sự và miêu tả. • Nội dung cần đạt : 1/ Mở bài : Nêu khái quát về vấn đề nghị luận (Tệ nạn xã hội là vấn đề nhức nhối mà xã hội cần lên án và loại bỏ) 2/ Thân bài : (5 điểm) - Tệ nạn xã hội không đơn thuần ở ngoài xã hội mà còn xuất hiện trong học đường. - Tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng và cản trở việc học tập, gây ra những hậu quả xấu đối với học sinh. + Một số bạn không quan tâm đến học tập mà suốt ngày chỉ đua đòi và mắc vào một số tệ nạn xã hội (nêu dẫn chứng như đánh bài, đá gà, cá độ,…) + Mọi người nhận ra rằng việc học tập của các bạn ấy không có khả năng tiếp tục được nữa. + Hầu hết những học sinh sa vào tệ nạn xã hội thường là những bạn học sinh cá biệt + Kỷ luật trở nên vô tác dụng đối với các bạn, nhân cách đạo đức đối với các bạn chỉ là chuyện thường. + Sa đà vào tệ nạn dẫn tới bỏ học, trộm cắp để thỏa chí nhu cầu. - Tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình, gây những hậu quả xấu đối với xã hội. + Sa đà vào các tệ nạn xã hội khiến tiền bạc tiêu vong, con người không còn khả năng lao động, trở nên lười nhác. + Tệ nạn xã hội khiến kinh tế gia đình trở nên khó khăn, làm cho hạnh phúc gia đình bị tan vỡ (nêu 1 PHÒNG GIÁO DỤC BẢO LỘC LÂM ĐỒNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 9 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Văn bản: “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten” thuộc kiểu văn bản nào ? A. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống B. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí C. Nghị luận xã hội D. Nghị luận văn chương 2. Ý nghĩa biểu tượng chính của hình tượng con cò trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên là gì ? A. Hình ảnh người nông dân vất vả, lam lũ B. Hình ảnh người phụ nữa vất v ả, giàu đức hi sinh C. Tấm lòng người mẹ và ý nghĩa của lời ru D. Cả A, B, C đều đúng 3. Phong cách nghệ thuật độc đáo Thơ Chế Lan Viên là gì ? A. “Ngông” B. Táo bạo C. Giản dị, nhẹ nhàng D. Suy tưởng triết lý 4. Tác giả nào được đánh giá “là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước “ ? A. Viễn Ph ương B. Thanh Hải C. Hữu Thỉnh D. Tế Hanh 2 5. Ý nào sau đây nêu đúng tình huống của truyện Bến quê ? A. Nhĩ ốm nặng, mọi người phải chăm sóc nên anh luôn day dứt về điều đó. B. Nhĩ bị ốm, muốn con thay mình sang bên kia sông thăm lại nơi trước kia anh đã nhiều lần sang chơi. C. Nhĩ bị ốm nặng, trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, anh khao khát được một lần đặt chân lên bờ bên kia sông Hồng. D. Nhĩ bị ốm, anh mong khỏi bệnh để đi thăm những nơi trước đây anh đã dự định mà chưa đi được. 6. Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện Bến quê ? A. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên B. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật C. Tổ chức đối thoại và miêu tả tâm trạng nhân vật D. Xây dựng nh ững hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng 7. Câu văn: “Chẳng để làm gì cả - Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc – con hãy qua đó đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát rồi về…” chứa thành phần nào? A. Thành phần phụ chú B. Thành phần gọi đáp C. Thành phần cảm thán D. Thành phần tình thái 8. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu thơ sau ? “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” A. Hoán dụ B. So sánh C. Nhân hoá D. Điệp ngữ 9. Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn sau: “Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng…”: A. Phép nối B. Phép thế C. Phép lặp D. Phép đồng nghĩa 3 10. Câu nào sau đây có chứa hàm ý ? A. Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó. B. Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ. C. Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn. D. Chả ai biết lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bầt thình lình như vậy. 11. Thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự vi ệc nói đến trong câu là thành phần gì ? A. Cảm thán B. Gọi đáp C. Phụ chú D. Tình thái 12. Ý nào sau đây nhận xét không đúng về khởi ngữ ? A. Là thành phần không thể thiếu trong câu B. Là thành phần đứng trước chủ ngữ C. Có thể thêm một số quan hệ từ đứng trước nó D. Nêu lên đề tài đươc nói đến trong câu II. Tự luận (7điểm) Câu 1 (2 điểm): Cảm nghĩ về nhà thơ Ta – go qua bài thơ Mây và sóng. Câu 2 (5 điểm): Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê. TRƯỜNG THCS …………. *********** ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: NGỮ VĂN 8 ( Thời gian 90 phút) I. LÝ THUYẾT: (3đ) Câu 1: Giải thích ý nghĩa nhan đề “ Thuế máu”. Câu 2:Xác định kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau. “ Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1) - Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? (2) Chị Dậu khẽ gạt nước mắt: (3) - Không đau con ạ! (4) II. TỰ LUẬN: (7đ) Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa “ học” và “ hành”. MA TRẬN Nội dung kiến thức Mức độ kiến thức kĩ năng Tổng Thông hiểu Điểm Vận dụng cao Điểm Văn học 1 câu 1 điêm 1 (1điểm) Tiếng việt 1 câu 2 điểm 1 (2 điểm) Tập làm văn 1 câu 7 điểm 1 (7 điểm) Cộng 2 câu 3 điểm 1 câu 7 điểm 3 câu ( 10 điểm) ĐÁP ÁN I. LÝ THUYẾT: (3đ) Câu 1:( 1 điểm) - Ý nghĩa nhan đề “ Thuế máu”: là thứ thuế đóng bằng xương máu, tính mạng con người. Nhan đề bằng hình ảnh, gợi đau thương, căm thù, tố cáo tính vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân Pháp lợi dụng xương máu, tính mạng của hàng chục triệu người dân ở các nước thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa. Câu 2:( 2 điểm) (1) Câu trần thuật – Hành động kể (2) Câu nghi vấn – Hành động hỏi (3) Câu trần thuật – Hành động kể (4) Câu phủ định – Hành động phủ định bác bỏ II. TỰ LUẬN: (7đ) 1. Mở bài. (1 điểm) - Giới thiệu văn bản Bàn luận về phép học và tác giả Nguyễn Thiếp - Nêu khái quát mối quan hệ giữa “ học” và “ hành”. 2. Thân bài. ( 5 điểm) - Làm rõ vấn đề “học “ là gì? - Làm rõ vấn đề “ hành” là gì? - Làm rõ mối quan hệ giữ “ học” và “ hành” - Làm rõ tác dụng của việc “ học” và “ hành”. - Vận dụng vào việc học của bản thân em ngày nay. 3. Kết bài.( 1 điểm) Khẳng định giá trị của mối quan hệ giữa “ học” và “ hành”. Bài văn cần có bố cục rõ ràng, luận điểm đúng, sắp xếp hệ thống , văn viết mạch lạc, lập luận chặt chẽ lôgíc, trình bày sạch đẹp. Duyệt của BGH Duyệt của tổ khối trưởng Giáo viên Phòng GD & ĐT Hương Trà ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2010-2011 Trường THCS Hương Toàn MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm. (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng và ghi vào bài làm. Ví dụ câu 1 chọn phương án A ghi: Câu 1 – A. Câu 1. Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì? A. Nét mặt. B. Điệu bộ. C. Cử chỉ. D. Ngôn từ. Câu 2. Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lôgíc? A. Năm 18 tháng tuổi tôi đã vào bộ đội. B. Bà lão nhai trầu bằng hai hàm răng rất đẹp. C. Linh là một học sinh chăm ngoan của lớp. D. Tuy phải làm nhiều việc trong gia đình nhưng bạn ấy vẫn học giỏi. Câu 3. Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác trong bài thơ “Ngắm trăng” là: A. Trong khi đàm đạo việc quân trên thuyền. B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước. C. Trên đường chuyển lao. D. Đang ở trong nhà ngục của bọn Tưởng Giới Thạch. Câu 4. Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu? A. Giải bày tình cảm của người viết. B. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua. C. Miêu tả phong cảnh, kể về sự việc. D. Kiêu gọi, cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân. Câu 5. Qua thái độ ông Guốc- Đanh (trong văn bản “Ông Giốc – Đanh mặc lễ phục” của Mô-li-e) đối với chiếc áo may hoa ngược, cho thấy ông ta là người như thế nào? A. Cầu kì trong vấn đề ăn mặc. B. Thích những áo lạ mắt. C. Hài hước và hóm hỉnh. D. Dốt nát, kém hiểu biết. Câu 6. Mục nào sau đây không phù hợp với văn bản tường trình? A. Quốc hiệu, tiêu ngữ. B. Địa điểm, thời gian. C. Cảm xúc của người viết tường trình. D. Chữ kí và họ tên người tường trình. II. Phần tự luận. (7,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Em hãy cho biết thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Vai xã hội có những quan hệ nào? Câu 2. (1,0 điểm) Nêu giá trị nghệ thuật trong văn bản “Nhớ rừng” của Thế Lữ. Câu 3. (5,0 điểm) Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ (cờ bạc, tiêm chích ma tuý, hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh,…) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC MÔN: NGỮ VĂN 8 Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao TN TL TN TL TN TL TN TL Văn học Nghệ thuật Câu 2 (1,0 điểm) 1 câu (1,0 điểm) Nội dung Câu 5 (0,5 điểm) Câu 3 (0,5 điểm) 2 câu (1,0 điểm) Thể loại Câu 4 (0,5 điểm) 1 câu (0,5 điểm) Tiếng Việt Hành động nói Câu 1 (0,5 điểm) 1 câu (0,5 điểm) Hội thoại Câu 1 (1,0 điểm) 1 câu (1,0 điểm) Chữa lỗi diễn đạt Câu 2 (0,5 điểm) 1 câu (0,5 điểm) Tập làm văn Tường trình Câu 6 (0,5 điểm) 1 câu (0,5 điểm) Viết bài văn nghị luận Câu 3 (5,0 điểm) 1 câu (5,0 điểm) Tổng số câu Tổng số điểm 3 câu 1,5 điểm 2 câu 1,0 điểm 2 câu 2,0 điểm 1 câu 0,5 điểm 1 câu 5,0 điểm 9 câu 10 điểm ****************************************************** ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 8 – NĂM HỌC 2010-2011 I. Phần rắc nghiệm: (3,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm Câu 1- D Câu 2 - A Câu 3 - D Câu 4- B Câu 5 - D Câu 6 - C II. Phần tự luận: Câu 1: - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. ( 0,5 điểm ) - Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: + Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội ). ( 0,25 điểm ) + Quan hệ thân - sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình ). ( 0,25 điểm ) Câu 2: - Nghệ thuật trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ: + Sử dụng hình ảnh ẩn dụ - tượng trưng, cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn dâng trào, mỗi từ, mỗi câu có sức lôi cuốn mạnh mẽ. ( 0,5 điểm ) + Biểu tượng của con hổ phù hợp với anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất. Ngôn ngữ, nhạc điệu dồi dào, cắt nhịp linh hoạt, phong phú ( 0,5 điểm ) Câu 3: * Mở bài: - Giới thiệu tác hại của các tệ nạn nói chung và một tệ nạn nào đó cần trình bày. ( 1,0 điểm ) * Thân bài: Kết hợp ...onthionline.net Phó hiệu trưởng Người đề Nguyễn Quang Bàn Lê Thị Mỹ Hạnh TT Chuyên môn Bạch Thị Yên