BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 29/01/2008 (Đề thi gồm 2 trang, có 20 câu, mỗi câu 1 điểm) Câu 1. Cho các hình vẽ về cấu trúc màng sinh chất (A,B,C,D và E) dưới đây. a) Gọi tên các thành phần tương ứng được kí hiệu (1), (2), (3) và (4) ở các hình trên. b) Từ mỗi hình trên, hãy nêu chức năng của protein trong màng sinh chất. Câu 2. Tế bào bạch cầu có khả năng bắt và tiêu hóa (phân giải) vi khuẩn. Chức năng này được thực hiện bằng phương thức nào? Mô tả hoặc vẽ hình minh họa. Câu 3. a) Viết sơ đồ tóm tắt quá trình nitrat hóa trong đất từ amoni thành nitrit do vi khuẩn Nitrosomonas và từ nitrit thành nitrat do vi khuẩn Nitrobacter. b) Kiểu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của 2 loại vi khuẩn trên như thế nào? Câu 4. Sinh trưởng của vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy không liên tục gồm những pha nào? Đặc điểm của mỗi pha. Nhược điểm của phương pháp nuôi cấy không liên tục trong công nghệ vi sinh là gì? Câu 5. Nêu vai trò của chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm auxin trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Ứng dụng của auxin trong nuôi cấy mô thực vật. Câu 6. Sự đồng hóa cácbon trong quang hợp ở các loài thực vật CAM thể hiện đặc điểm thích nghi với môi trường sống như thế nào? Câu 7. Dựa trên đặc điểm hô hấp ở thực vật, hãy nêu cơ sở khoa học của các phương pháp bảo quản nông sản: bảo quản lạnh, bảo quản khô và bảo quản ở nồng độ CO 2 cao. Câu 8. Khi phân tích sự tiến hóa ở cấp phân tử, Kimura (1968) đã nhận định rằng “phần lớn các đột biến gen là trung tính”. Nhiều đột biến như vậy sau này được xác định là các đột biến “câm”. Trên cơ sở cấu trúc gen và quá trình biểu hiện gen ở sinh vật nhân thực (eucaryote), hãy cho biết các đột biến “trung tính” có thể hình thành do những nguyên nhân nào? Câu 9. Nêu những bằng chứng sinh học chứng minh sinh giới tuy đa dạng nhưng có chung nguồn gốc. Trong những bằng chứng đó, bằng chứng nào có tính thuyết phục nhất? Vì sao? Câu 10. Hãy giải thích vì sao các cây tự thụ phấn thường không xẩy ra sự thoái hóa giống, trong khi hiện tượng này thường xảy ra khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc ở các cây giao phấn? 1 (A) (B) (C) (D) (E) ATP (3) (1) (3) (2) (3) (4) (3) (a) (b) (3) (E) Câu 11. Để tổng hợp một loại protein đơn giản của người nhờ vi khuẩn qua sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp, người ta có 2 cách: 1) Cách thứ nhất: Tách gen mã hóa trực tiếp từ hệ gen trong nhân tế bào, rồi cài đoạn gen đó vào plasmit của vi khuẩn nhờ enzim ligaza; 2) Cách thứ hai: Tách mARN trưởng thành của gen mã hóa protein đó, sau đó dùng enzim phiên mã ngược tổng hợp lại gen (cADN), rồi cài đoạn cADN này vào plasmit nhờ enzim ligaza. Trong thực tế, người ta thường chọn cách nào? Tại sao? Câu 12. Ở thực vật, có 2 phép lai giữa các cá thể (F 1 ) dị hợp tử về 2 cặp gen (kí hiệu 2 hai cặp gen này là A, a và B, b), mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Trong phép lai 1, hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng; trong phép lai 2, hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. a) Trong trường hợp nào thì số loại giao tử và tỉ lệ giao tử tạo ra từ các cá thể F 1 ở hai phép lai là giống nhau? Khi đó tỉ lệ kiểu hình trội về cả hai tính trạng ở F 2 là bao nhiêu? b) Viết các kiểu gen cùng có kiểu hình trội về cả hai tính trạng ở mỗi phép lai. Câu 13. Ở một loài côn trùng, giới tính được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể XX (con cái) và XY (con đực). Khi cho con đực cánh đen thuần chủng giao phối với con cái cánh đốm thuần chủng, thu được F 1 toàn cánh đen. Cho F 1 giao phối tự do với nhau, F 2 thu được 1598 con cánh đen và 533 con cánh đốm. Biết rằng tất cả con cánh đốm ở F 2 đều là cái và mỗi tính trạng do một gen quy định. Hãy giải thích kết quả phép lai trên và onthionline.net SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH - NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: SINH HỌC – LỚP Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 22/03/2011 (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1: (5,0 điểm) a) Em phân tích mối quan hệ cộng sinh nấm với tảo đơn bào tạo thành địa y b) Ô nhiễm môi trường gì? Nêu tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường c) Hiệu ứng nhà kính gì? Sự gia tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất hiệu ứng nhà kính giải thích nào? Những tác động gia tăng nhiệt độ đến môi trường Trái Đất nào? Câu 2: (3,0 điểm) Quan sát tiêu tế bào loài kính hiển vi thấy tế bào phân chia bình thường có 23 NST kép Cặp nhiễm sắc thể giới tính kí hiệu XX XY a) Xác định NST lưỡng bội (2n) loài Viết kí hiệu NST tế bào 2n loài Số nhóm gen liên kết loài bao nhiêu? b) Tế bào thực trình nguyên phân hay giảm phân kì nào? Giải thích Câu 3: (3,0 điểm) a) Ở hệ ban đầu (I0) giống trồng có 100% kiểu gen Aa Sau hệ tự thụ phấn liên tiếp (I4) tỉ lệ kiểu gen nào? b) Viết công thức tổng quát để tính tỉ lệ kiểu gen tự thụ phấn liên tiếp n hệ Cho biết tỉ lệ kiểu gen hệ ban đầu 100%Aa c) Người ta vận dụng phép lai tự thụ phấn thực vật giao phối cận huyết động vật chọn giống nhằm mục đích gì? Câu 4: (4,0 điểm) a) So sánh cấu trúc phân tử loại ARN? b) Trình bày chức loại phân tử ARN? Câu 5: (5,0 điểm) Xét phép lai ruồi giấm Đời nâu, dài nâu, ngắn đỏ, dài đỏ, ngắn P1: Mắt nâu, cánh dài x mắt nâu, cánh dài 78 24 0 P2: Mắt đỏ, cánh dài x mắt đỏ, cánh ngắn 30 27 98 95 P3: Mắt đỏ, cánh ngắn x mắt đỏ, cánh dài 0 80 87 P4: Mắt đỏ, cánh dài x mắt đỏ, cánh dài 45 16 139 51 P5: Mắt đỏ, cánh ngắn x mắt nâu, cánh dài 48 42 46 45 a) Nếu dựa vào phép lai để biện luận trội - lặn cho hai tính trạng lựa chọn phép lai phù hợp nhất? Giải thích lựa chọn b) Xác định kiểu gen bố mẹ đem lai phép lai Bố mẹ HẾT onthionline.net Họ tên thí sinh: Số báo danh: Bộ giáo dục và đào tạo Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2006 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN:SINH HỌC ;bảng A Thời gian: 180 phút(không kể thời gian giao đề) Ngày thi thứ nhất:23-3-2006 Câu 1: a) Nêu các chức năng chính của protein màng trong hoạt động sống của tế bào. b) Sự tương tác giữa tế bào với môi trường qua màng sinh chất có những phương pháp nào? Câu 2: a) Những điều sau đây là đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng. a1. Tế bào trong dung dịch ưu trương sẽ bị trương lên. a2. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và vỡ tan. a3. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lysosome a4. Vận chuyển dễ dàng các chất qua màng tế bào là phương thức vận chuyển cần tiêu tốn ATP. b) Vì sao khi ta nấu canh cua (cua giã nhỏ và được lọc lấy nước để nấu canh) Thì có hiện tượng đóng lại từng mảng và nổi lên trên mặt nước nồi canh? Câu 3: a) xạ khuẩn và nấm khác nhau ở những điểm cơ bản nào? Vì sao đễ nhầm xạ khuẩn với nấm? b) Virus khác với những cơ thể sống khác ở điểm nào? Virus thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật bằng những con đường nào? Câu 4: Vi khuẩn lactic đồng hình(Streptococcus mutans) rất phổ biến trong khoang miệng, nhất là ở trẻ em.Chúng là liên cầu khuẩn Gram + , bất động , có thể sống hiếu khí và kị khí. a. Vi khuẩn lactic đồng hình là gì? b. Ở những con bò sau khi chữa bệnh bằng Penicilin mà vắt sữa ngay thì trong sữa còn tồn dư kháng sinh.Vi khuẩn trên có khả năng lên men sữa này hay không? Vì sao? c. Các bà mẹ thường khuyên con nhỏ ăn kẹo xong phải súc miệng, nếu không rất dễ bị sâu răng, lời khuyên đó dựa trên cơ sở khoa học nào? d.Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi khuẩn kí sinh gây bệnh? Câu 5: a.Nồng độ khí O2 và CO2 ảnh hưởng đến hoạt động của tim như thế nào? b.Phụ nữ trong thời kì cho con bú hoặc mang thai do chế độ ăn uống không hợp lý nên có hiện tượng xốp xuơng,xương yếu(loãng xương); răng kém bền, dễ bị sâu hỏng. Dựa vào hiểu biết về nội tiết hãy giải thích hiện tượng trên. Câu 6: a. Hãy nêu đặc điểm hô hấp của cá và chim. b. Có ý kiến cho rằng trong cơ thể người và động vật có vú hoormone chỉ sản sinh từ các tuyến nội tiết. Điều đó đúng hay sai? Tại sao? Câu 7: a. Trình bày vai trò của T gây độc (T giết) và T hỗ trợ trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. b. Dựa vào sự biến động về nồng độ hoormone sinh sản trong thời kỳ mang thai của phụ nữ hãy cho biết: tại sao nang trứng không chín, trứng không rụng và không có kinh nguyệt trong thời kỳ mang thai? Câu 8: a. Tại sao nói nồng độ CO2 trong không khí lại quyết định cường độ quang hợp b. Tại sao nói quá trình chung của quang hợp là phản ứng oxi hoá khử? Câu 9: a. Giải thích vì sao quá trình vận động hướng động và vận động cảm ứng lại có sự khác nhau về thời gian phản ứng với các yếu tố tác động của môi trường? Cho ví dụ. b. Hãy so sánh chức năng của lục lạp và ty thể. Câu 10: Khi chăm sóc cây trồng người ta thấy có hiện tượng: ở đầu và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại và cho rằng đây là hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng K a. Theo em, ý kiến đó là đúng hay sai? Vì sao? b. Nếu thiếu Phosphore, Kali và Magie thì gây hậu quả thế nào với cây trồng? -----------------------------------Hết----------------------------------- • Thí sinh không được sử dụng tài liệu • Giám thị không giải thích gì thêm Bộ giáo dục và đào tạo Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2006 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN:SINH HỌC ;bảng A Thời gian: 180 phút(không kể thời gian giao đề) Ngày thi thứ nhất:24-3-2006 Câu 1: a) Nêu mối quan hệ giữa kiểu gen và kiểu hình. Cho ví dụ minh hoạ. b) Có những trường hợp nào mà tỉ lệ kiểu gen giống với tỷ lệ kiểu gen của các quy luật di truyền Mendel nhưng tỉ lệ kiểu hình có thay đổi? Cho Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm 2008-2009 môn sinh học Câu 1: 3,5đ 1) Hãy so sánh quá trình tự nhân đôi của AND với quá trình tổng hợp ARN. Vì sao ARN được xem là bản sao của gen cấu trúc ? Câu2: 3,5đ 1) Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa đột biến nst và đột biến gen 2) Nếu tế bào lưỡng bội bình thường có 2n nst, thì số nst có trong tế bào của những trường hợp sau là bao nhiêu : a) thể không nhiễm: b) thể một nhiễm: c) thể ba nhiễm: d) thể ba nhiễm kép: e) thể tứ bội g) thể một nhiễm kép Câu3: 2đ 1) Sự di truyền nhóm máu A, B, AB,O ở người do ba gen sau chi phối: I(A), I(B), I(O).Hãy viết các kiểu gen quy định sự di truyền các nhóm máu trên 2) Người ta nói: bệnh đao là bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ, còn bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh ít biểu hiện ở nữ, thường biểu hiện ở nam. Vì sao? Câu 4: 2,5đ Hãy nêu tóm tắt các bước tiến hành để tạo ra chủng vi khuẩn E.coli sản xuất hoocmôn Insulin dùng làm thuốc chữa bệnh đái tháo đường ở người.Tại sao muốn sản xuất một lượng lớn Insulin ở người, người ta lại chuyển gen mã hoá Insulin ở người vào vi khuẩn đường ruột(E.coli)? Câu5: 2,5đ 1) Giới hạn sinh thái là gì? Được xác định và phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hình thành trong quá trình nào? 2) Vì sao nói giới hạn sinh thái ảnh hưởng đến vùng phân bố của sinh vật? Câu 6: 3đ Ở một loài thực vật: khi lai hai cây thuần chủng với nhau thu được 100% quả bầu dục , ngọt. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, ở F2 giả thiết thu đượctỉ lệ sau đây: 6 bầu dục, ngọt: 3 tròn, ngọt: 3 dài, ngọt: 2 bầu dục, chua: 1 tròn, chua: 1 dài, chua Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2( biết mỗi gen quy định một tính trạng) Câu 7:3đ Ở một loài sinhvật, trong quá trình phát sinh giao tử có khả năng tạo ra 1048576 số loại giao tử( khi không xảy ra trao đổi chéo và không xảy ra đột biến ở các cặp nst) Nếu các tinh bào bậc 1 và noãn bào bậc 1 của loài sinh vật này có số lượng bằng nhau cùng tiến hành giảm phân đã tạo ra các tinh trùng và các trứng chứa tất cả 1600 nst. Các tinh trùng và trứng tham gia thụ tinh đã tạo ra 12 hợp tử.Hãy xác định: 1) Bộ nst 2n của loài 2) Hiệu suất thụ tinh của trứng và tinh trùng 3) Số nst mà môi trường cung cấp cho mỗi tế bào mầm sinh dục đực và mầm sinh dục cái để tạo ra số tinh trùng và số trứng trên? ...onthionline.net Họ tên thí sinh: Số báo danh: