SỞ GÍAO DỤC& ĐÀO TẠO KỲ THỊ TUYẾN SINH VÀO LỚP10 `
KIÊN GIANG TRUONG TRUNG HQC CHUYEN HUYNH MAN DAT
anne Năm học 2008 — 2009
ĐÈ CHÍNH THỨC Mơn : Ngữ văn- không chuyên
Thời gian làm bài : 150 phút ( không kể thời gian giao để)
Ngày thí : 19/6/2008
Thí sinh đọc kỹ và làm các câu sau: Câu 1: ( 3 điểm)
Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích cái hay của việc đùng từ trong những câu thơ sau:
“ Nao nao đòng nước uốn quanh Nhịp câu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Se sẻ năm đất bên đường
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”
( Nguyễn Du , Truyện Kiểu) Câu 2: (2 điểm)
Người lính trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu và người lính trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật (Sách Giáo khoa lớp 9,
tập mộp) có những phẩm chất gì giống nhau ?
Câu 3: ( 5 điểm)
Một hiện tượng khá phô biến hiên nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công
cộng Ngôi bên hỗ hay bên bãi biển; da là hé nude trong xanh, bai bién rat dep, ndi
tiéng người ta cũng tiện tay vứt rác xuống Em hãy đặt một nhan dé để gọi ra hiện tượng ấy và viết bải văn nêu suy nghĩ và bày tô thái độ của mình
Thí sinh không được sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm
Trang 2~ SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THỊ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
KIÊN GIANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUYNH MAN DAT NĂM HỌC 2008-2009
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN ( Hệ số I) I Hướng dẫn chung
1 Giám khảo cân nắm bắt được nội đung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá chính xác bài làm của học sinh về cả nội dung lẫn hình thức Chủ động linh hoạt vận dụng, cân nhắc từng trường hợp Chấm kĩ lưỡng và thận trọng
2 Hướng dẫn chấm chỉ nêu những yêu cầu chung nhất, không đi vào chỉ tiết Giám
khảo cần cân nhắc, vận dụng sáng tạo, chính xác khi chấm bài Bài thi được chấm theo thang điểm 10 Giám khảo chấm riêng từng câu, sau đó xem xét tương quan giữa các câu
để cho điểm toàn bài Tổng điểm bài thì được làm tròn số tới 0,5 điểm
IL Đáp án và thang điểm ˆ
Câu 1: ( 3,0 điểm)
a Học sinh nêu được các ý cơ bản sau:
- Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng liên tiếp một loạt các từ lấy: “ nao nao”, “nho nhỏ”, “đầu đầu”, “sè sè” Việc dùng từ của tác giả vừa chính xác, tỉnh tế, vừa có tác dụng gợi nhiều cẩm xúc trong người đọc Các từ láy vừa gợi tả được hình ảnh của sự vật, vừa
thể hiện được tâm trạng con người
- Trong hai câu thơ đầu, hai từ láy “nao nao”, “ nho nhỏ” đã gợi tả được cảnh sắc
mùa xuân lúc chị em Thuý Kiểu du xuân trở về Cảnh vật mang nét thanh tao, trong trẻo
của mùa xuân, rất êm dịu: một nhịp cầu nho nhỏ, xinh xinh, một khe nước nhỏ Cử động cũng rất nhẹ nhàng: dòng nước uốn quanh Một bức tranh thật tĩnh lặng nhuốm đẩy tâm
trạng Chính việc sử.dụng từ láy “ nao nao” đã gợi tả được cẩm giác bâng khuâng, xao
xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện Dòng nước uốn quanh “nao nao” như báo trước ngay sau lúc này thôi Kiểu sẽ gặp nấm
mồ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh “ phong tư tài mạo tót vời” Kim Trọng
- Ở hai câu sau, đường như cảnh vật đã thay đổi hẳn, nhuốm một màu thê lương, u dm Hai từ láy “ sè sè”, “ dầu dẫu” vừa gợi tả được hình ảnh một nấm mồ quá nhỏ bé, lẻ
loi, đơn độc, lạc lồng giữa ngày lễ “ tảo mộ”; một nấm mồ vô chủ, được chôn cất vội vàng,
qua quýt Thật đáng thương cho thân phận người nằm dưới mộ Bức tranh cảnh vật sao mà thê lương va 4m đạm đến thế Chính hai từ láy “ sè sè”, “ đầu dầu” đã nhuốm màu sắc u
ám lên cảnh vật, chuẩn bị cho sự xuất hiện một loạt những hình ảnh của “ âm khí nặng nể” trong những câu thơ tiếp theo
b Cách cho điểm:
+Nêu được ý 1: nhận xét chung về cách sử dụng từ lấy chính xác, tĩnh tế của thi nhân trong đoạn thd ( 1,0 điểm)
+ Phân tích được cái hay của hai từ láy “nao nao”, “ nho nhỏ” ( 1,0 điểm) + Phân tích được cái hay của hai từ láy “ sé sé”, “ đầu dầu” ( 1,0 điểm)
Câu 2: ( 2,0 điểm)
a Học sinh nêu được những nét chính như sau:
Trang 3+ Yêu Tổ quốc tha thiết, sẵn sàng hy sinh tuổi xuân cho Tổ quốc
+ Dũng cảm, vuợt lên trên khó khăn, gian khổ, nguy hiểm để hòan thành nhiệm vụ
b Đặc biệt, họ có chung tình đồng chí, đổng đội keo sơn, thương yêu, chia xẻ
những khó khăn gian khổ, gắn bó c Cách cho điểm:
+ Điểm 2,0: Đáp ứng các yêu câu nêu trên
+ Điểm I,0: Đủ ý nhưng phân tích chưa sâu, ý chung chung, mờ nhạt
+ Điểm 0: Chưa trình bày được những nét tính cách chung của người lính trong hai tác phẩm trên
Câu 3: ( 5 điểm)
A Yêu cầu về kỹ năng:
Biết làm bài nghị luận về một vấn để xã hội: Bảo vệ môi trường, có bố cục rõ ràng
kết cấu hợp lý
B Yêu cầu về kiến thức và cách cho điểm
1 Một số gợi ý:
- Đặt tên (phải nêu được vấn để môi trường đang là bức xúc của toàn xã hội) Ví dụ: “ Tiếng kêu cứu của môi trường”
Hoặc “ Hãy dừng tay Vì môi trường”
- Bài văn: “ Nỗi đau của môi trường” (0,5 điểm)
2 Về nội đung ( 3,5 điểm)
- Nêu vấn đề nghị luận: Bảo vệ môi trường.( 0,5 điểm)
- Thực tế có nhiều người chưa có ý thức bảo vệ môi trường.( 0,5 điểm)
- Tác hại( 0,5 điểm)
+ Ô nhiễm môi trường làm hại đến sự sống;
+ Ô nhiễm môi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng
- Đánh giá ( 1,0 điểm)
+ Những việc làm đó là thiếu ý thức với vấn để bảo vệ môi trường,
+ Chưa có trách nhiệm với cộng đồng + Hành động đó phải bị lên án, phê phán - Thái độ và nêu hướng giải quyết:( 1,0 điểm)
+ Rèn cho mình ý thức bảo vệ môi trường + Tuyên truyền cho mọi người cùng làm theo
+ Đây là vấn để cấp bách của toàn xã hội 3 Về hình thức ( 1,0 điểm)
- Bài có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc; - Phải có luận điểm, luận cứ rõ ràng