Bối cảnh của đề tài Những năm gần đây, công tác tuyên truyền giới thiệu sách trong thư viện đã được chú trọng nhằm khai thác hiệu quả vốn tài liệu ở thư viện phục vụ nhu cầu giảng dạy,
Trang 1PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS BÌNH KHÁNH ĐÔNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
- Người thực hiện: Nguyễn Minh Tuấn
- Lĩnh vực: Công tác Thư viện
- Đơn vị công tác: THCS Bình Khánh Đông
Bình Khánh Đông, tháng 4 năm 2012
Trang 2DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TH Tiểu học
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
SGK Sách giáo khoa
NXB Nhà xuất bản
Trang 3Đề tài: Tuyên truyền, giới thiệu sách
PHẦN MỞ ĐẦU
I Bối cảnh của đề tài
Những năm gần đây, công tác tuyên truyền giới thiệu sách trong thư viện đã
được chú trọng nhằm khai thác hiệu quả vốn tài liệu ở thư viện phục vụ nhu cầu
giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh Giới thiệu sách đã trở thành hoạt động
thường xuyên của các thư viện
Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở vật chất quan trọng, là trung tâm
sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường Thư viện góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy của nhà trường, bồi dưỡng kiến thức cơ bản, xây dựng thói quen tự
học, tự nghiên cứu của học sinh
II Lý do chọn đề tài
Tuyên truyền, giới thiệu sách là hoạt động nghiệp vụ quan trọng trong các
thư viện trường học Đây là yếu tố cơ bản trong đánh giá hoạt động thư viện trường
học Hoạt động này nhằm mục tiêu khai thác toàn diện vốn tài liệu đồng thời là
phương thức lôi cuốn bạn đọc đến thư viện một cách hữu hiệu nhất Đây cũng là
hoạt động nghiệp vụ đặc thù của thư viện
thư viện, kỹ năng sư phạm, khả năng tổ chức trình bày của giáo viên thư viện Thư
viện là nơi cung cấp đầy đủ và kịp thời các loại tài liệu phục vụ cho công tác giảng
dạy và học tập, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường Hoạt
động của thư viện trường học phải gắn liền với chương trình dạy và học tới từng
khối lớp, từng phân môn Đồng thời nó còn gắn liền với nội dung đào tạo tư cách
đạo đức của mỗi con người
III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Áp dụng cho giáo viên làm công tác thư viện các trường TH, THCS
IV Mục đích nghiên cứu
- Góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện
Trang 4- Phổ biến được nhiều tài liệu mới đến đọc giả
V Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
- Nêu lên được cơ sở lí luận của việc tuyên truyền, giới thiệu sách đến đọc
giả Giúp cho giáo viên và học sinh nắm bắt kịp thời những tài liệu mới cần thiết
cho việc giảng dạy và học tập
- Xây dựng các kế hoạch giới thiệu các tài liệu có trong thư viện Làm năng
động hoạt động của giáo viên thư viện
PHẦN NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận
Thư viện có nhiệm vụ phải thường xuyên giới thiệu sách, báo theo chủ đề
tới từng cán bộ giáo viên, học sinh nhằm phục vụ kịp thời những sách báo cần thiết
cho việc giảng dạy và học tập của thầy và trò
Như chúng ta đã biết thư viện rất quan trọng trong trường học nó phục vụ
trực tiếp cho việc giảng dạy và học tập: “không có sách thì không có tri thức” Hoạt
động tuyên truyền được sử dụng chủ yếu trong công tác đưa sách tới bạn đọc Đây
là tổ hợp các hoạt động tác động tới tâm lý của người đọc, tạo nên sự hấp dẫn của
sách với bạn đọc
Do vậy vấn đề đặt ra với người cán bộ thư viện là phải tìm tòi, sáng tạo, tìm
ra các phương pháp tối ưu nhất để áp dụng vào phương pháp tuyên truyền, giới
thiệu sách mang lại hiệu quả cao
Nên người cán bộ thư viện không những phải am hiểu tâm lý, giới tính độ
tuổi của từng khối lớp mà còn phải phân riêng các loại sách báo theo chủ đề để
tuyên truyền giới thiệu sách Không những thế công tác quản lý thư viện trường
học phải đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu về sách cho giáo viên và học sinh Vì vậy
việc tuyên truyền và giới thiệu sách, báo theo chủ đề góp phần không nhỏ vào việc
nâng cao chất lượng giáo dục Cũng thông qua việc giới thiệu sách giúp cho các em
học sinh có những định hướng để tìm đọc những cuốn sách hay có thông tin cần
thiết và ý nghĩa của cuốn sách đó Từ đó góp phần nâng cao kết quả học tập Xét
Trang 5thấy tầm quan trọng của việc giới thiệu sách giáo khoa, nhất là các sách tham khảo
cho giáo viên và học sinh nên tôi mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm trong
tuyên truyền, giới thiệu sách cho mọi người cùng tham khảo
II Thực trạng của vấn đề
Trong trường học, hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh là giảng dạy
và học tập Cả hai hoạt động này đều phải sử dụng công cụ là sách báo Việc sử
dụng tài liệu như thế nào cho có hiệu quả mới là quan trọng Giáo viên là người
trực tiếp sử dụng các loại tư liệu, truyền đạt những kiến thức cần thiết tới các em
học sinh Học sinh là người tiếp nhận những kiến thức mà thầy cô giáo dạy các em
trên lớp, vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống, tích lũy vốn hiểu
biết của mình sau này lớn lên sẽ là người có ích cho xã hội Nhưng những sách báo
quý, tài liệu mới mà cất giữ trong “kho” mấy ai biết đến để tìm đọc? Những tài liệu
đó nó có còn hữu ích cho giáo viên và học sinh không? Để giúp các em tiếp nhận
những tài liệu đó, nhằm nâng cao kết quả học tập thì người cán bộ thư viện đóng
vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo cho giáo viên và
học sinh
III Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Để giúp các em học sinh tìm đọc những cuốn sách hay, cập nhật được những
thông tin cần thiết thì trước tiên tôi chọn những đầu sách phù hợp với chủ đề cho
từng đối tượng đọc giả Giới thiệu những cuốn sách có cùng chủ đề có nội dung
hay, có sức hấp dẫn cho bạn đọc thì người cán bộ thư viện phải giới thiệu được nội
dung nói lên điều gì? Nội dung chia mấy phần, mỗi phần tác giả nêu được vấn đề
gì? Đưa ra những cái hay của sách để đối tượng được giới thiệu dễ hiểu và tìm đọc
Tuyên truyền, giới thiệu sách là trách nhiệm mà giáo viên thư viện thực hiện
trên cơ sở “ Quảng bá giới thiệu sản phẩm văn hóa”
Khi tổ chức buổi truyên truyền, giới thiệu sách trong trường học, đối tượng
giới thiệu sách có thể là toàn thể giáo viên, cán bộ công nhân viên và học sinh của
nhà trường Nhưng cũng có những buổi tuyên truyền, đối tượng tuyên truyền chỉ
Trang 6bao gồm học sinh (hoặc chỉ có giáo viên) Thậm chí, có những buổi tuyên truyền
chỉ gồm một nhóm giáo viên hoặc nhóm học sinh theo một tiêu chí nào đó, chẵn
hạn như: những học sinh giỏi văn,những học sinh giỏi toán…hoặc những học sinh
yêu thích môn địa lý…
Chính vì vậy mà công tác tuyên truyền giới thiệu sách trong thư viện trường học vô cùng phong phú, đa dạng và hấp dẫn
Minh họa buổi giới thiệu sách:
Chào các em thân mến!
Trong buổi sinh hoạt hôm nay, thầy sẽ giới thiệu với các em một cuốn sách
rất bổ ích Chắc các em đã biết, muốn học tốt môn sinh học thì cần phải đọc, phải
hiểu về sinh học Thế giới màu xanh quanh ta thật vô cùng kỳ diệu, đa dạng và
phong phú Mỗi khi tiếp xúc với thế giới màu xanh đó, có lẽ trong đầu mỗi chúng
ta luôn nảy ra những câu hỏi: “Tại sao?”, “Như thế nào?”, “Đúng hay sai?”, …
Trong chương trình môn sinh học lớp 6, các em đã được học một số bài về thực
vật Để giúp các em hiểu bài một cách sâu sắc, nâng cao kiến thức sinh học, theo kế
hoạch của thư viện trường hôm nay thầy sẽ giới thiệu với các em cuốn Tư liệu sinh
học 6 Đây là một cuốn sách rất cần thiết và bổ ích đối với các em
Các em thân mến!
Cuốn Tư liệu sinh học 6 do tác giả Nguyễn Phương Nga và Hoàng Thị Sản
biên soạn, NXB Giáo dục xuât bản năm 2003 Sách dày 148 trang, khổ 17x24 cm
Bìa cuốn sách được in màu xanh nhạt với những nét họa tiết hoa văn rất đẹp Đọc
sách ta thấy những câu hỏi, câu trả lời, những bức ảnh minh họa bằng nhiều màu
sắc đã được tác giả, biên tập viên lựa chọn đưa vào cuốn sách
Nội dung của cuốn sách được chia làm sáu phần rõ ràng và mạch lạc:
- Phần 1: Đại cương về thế giới thực vật
- Phần 2: Tế bào
- Phần 3: Cơ quan sinh dưỡng
- Phần 4: Cơ quan sinh sản và sự sinh sản
Trang 7- Phần 5: Các nhóm thực vật
- Phần 6: Vi khuẩn nấm và địa y
thực vật, tế bào và cơ quan sinh dưỡng Nội dung của phần này giới thiệu cho ta
biết cấu tạo của các loài thực vật và tại sao trong tự nhiên, thực vật có thể sống
được ở mọi nơi Khi học phần cấu tạo của thực vật trong sách giáo khoa sinh học 6,
các em đã biết về tế bào thực vật, rễ, thân, lá Các em đã biết được sự biến dạng của
rễ, thân dài là do đâu Cấu tạo trong của phiến lá và phần lớn nước vào cây đi đâu,
những chất gì trong tế bào thực vật tạo nên màu xanh của lá?… Cuốn tư liệu này
cho các em biết điều đó, để dược rõ hơn xin mời các em hãy mở trang 40, câu 41 sẽ
cung cấp cho các em những trả lời thú vị
2 Phần 4,5: Cơ quan sinh sản và các nhóm thực vật (từ trang 56 đến trang
119)
Phần sinh sản hữu tính các nhóm thực vật đã được SGK sinh học 6 đề cập
đến với nội dung: “Cách thụ phấn, thụ tinh, kết quả, tạo hạt, điều kiện cần thiết cho
hạt nảy mầm” “Có sáu nhóm thực vật: tảo, rêu, quyết, hạt trần, hạt kín, lớp một lá
mầm, lớp hai lá mầm.”
Cuốn tư liệu này giới thiệu về cơ quan sinh sản và các nhóm thực vật các tác
giả sẽ giới thiệu cho chúng ta thấy khả năng kỳ diệu của việc nuôi cấy mô như thế
nào? Hạt nào to nhất? Hạt nào bé nhất? Hạt cây nào sống lâu? Hạt cây nào chết
yểu? Tại sao hoa phù dung lại thay đổi màu sắc trong ngày? Trang 67, câu 71 sẽ
đem đem đến cho các em những kiến thức vô cùng quý báu này!
Còn các nhóm thực vật thì sao? Trong thế giới của các loài tảo, nếu ta không
đọc thì không thể biết được “hiện tượng nước nở hoa” là gì? Sự thật về khu rừng
dưới đáy đại dương là gì? Các em, ai cũng được nghe nói đến rừng và trong mỗi
các em, có người đã đến được với rừng, làm quen với cây cối và những con vật
trong rừng Nhưng đó là rừng ở trên cạn, còn ở đáy biển và đại dương có rừng
không? Với bốn trang sách (từ trang 84 đến trang 87) một số hình ảnh minh họa sẽ
Trang 8đưa các em đến thăm một khu rừng khổng lồ dưới đáy đại dương Khi đọc những
trang sách này, kiến thức của các em về sinh học sẽ được nâng lên rất nhiều
Trong cuộc sống các em đã từng được nghe những cái tên rất lạ như cây vuốt
hùm, cây lưỡi hổ, cây móng rồng, cây ngà voi,… Những cái tên ấy gợi ra bao nhiêu
điều bí ẩn mà chúng ta muốn khám phá
Trong sách giáo khoa sinh học 6 các em đã được học vai trò của thực vật,
nhờ quá trình quang hợp mà thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí
hậu, bảo vệ môi trường Cuốn Tư liệu sinh học 6 đã phản ánh đầy đủ tính chất
muôn hình muôn vẻ và lợi ích đa dạng của thế giới thực vật Mỗi chúng ta cần phải
bảo vệ thế giới màu xanh ấy vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của
chúng ta Cách đây không lâu, chắc các em còn nhớ ngày 11/3/2011, thảm họa
động đất sóng thần ở Nhật Bản đã để lại cho chúng ta một hậu quả hết sức nặng nề
Đó là một bài học cảnh tỉnh đối với con người Vì vậy cần phải bảo vệ thiên nhiên,
bảo vệ rừng Còn rất nhiều điều lý thú trong cuốn sách mà thầy muốn giới thiệu
Thầy chắc rằng cuốn Tư liệu sinh học 6 sẽ là bạn đường, không những của các em
khối 6 mà còn là người bạn thân thiết của rất nhiều em học sinh các khối khác nữa
Với nội dung gần gũi SGK Sinh học 6 cuốn này nhằm cung cấp, mở rộng, củng cố
nội dung kiến thức sinh học mà các em đã được học trên lớp Thầy tin rằng các em
cũng rất thích khám phá và tìm hiểu về thế giới thực vật trên cạn và dưới đáy đại
dương Cuốn sách này hiện đang có trong thư viện trường mình Những em nào
muốn tìm đọc và mượn, xin đến thư viện nhà trường
Nhân đây thầy cũng xin giới thiệu thêm, trong thư viện trường mình còn rất
nhiều loại sách tham khảo hay về tất cả các môn học như: Ngữ văn, Toán, Vật lý,
Hóa học, Sinh học, Địa lý… có rất nhiều tư liệu đa dạng và phong phú Sách quý,
các em phải nhắc nhau giữ gìn cẩn thận và giới thiệu cho các bạn khác cùng đọc
nhé!
IV.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trang 9Xuyên suốt quá trình hoạt động trong hai năm qua, thư viện thu được kết quả
như sau:
* Năm học 2009 – 2010
- Bạn đọc đến thư viện mượn sách về nhà đọc là 1.973 bản
- Giới thiệu sách : 20 lần (kể cả giới thiệu trên bảng)
- Phục vụ bạn đọc : 11.357 lượt
* Năm học 2010 – 2011
- Bạn đọc đến thư viện mượn sách về nhà đọc là 2.677 bản
- Giới thiệu sách : 26 lần (kể cả giới thiệu trên bảng)
- Phục vụ bạn đọc : 13.269 lượt
Phần kết luận:
I Những bài học kinh nghiệm :
Thư viện là nơi cung cấp nguồn tri thức đến cho mọi người Do vậy, hoạt
động thư viện rất cần được bồi dưỡng nâng cao về số lượng cũng như về chất
lượng
Tuyên truyền, giới thiệu sách “ Mỗi đọc giả là một thành viên giới thiệu
sách”, đẩy mạnh phong trào tham gia đọc sách, tự học tự rèn bổ sung kiến thức hổ
trợ cho bài giảng ( phương pháp mới) phong phú hơn
Tăng cường vận động mượn đọc sách trong và ngoài nhà trường Đối với bạn
đọc: Đọc sách với tinh thần “ tiếp thu văn hóa” không để quyển sách nằm im tại
“kho” mà phải tận dụng sách “ quyển sách thật sự có giá trị khi chúng được nhiều
người biết đến nó”
Vậy nâng cao hiệu quả đọc sách HS cũng là trang bị nguồn tri thức quý báu
cho công cuộc trồng người mà Bác Hồ đã đề ra trong mỗi chúng ta
II Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
- Góp phần cùng giáo viên nâng cao chất lượng dạy và học
- Nhiều tài liệu mới được phổ biến đến giáo viên và học sinh
- Làm cho kho sách lưu chuyển nhiều hơn
Trang 10III Khả năng ứng dụng , triển khai
Áp dụng cho giáo viên thư viện các trường TH, THCS
IV Những kiến nghị, đề xuất
Nhà trường nên mua thêm sách tham khảo bổ sung cho thư viện để học sinh
đến nghiên cứu các kiến thức mới
Kết luận chung:
Sự nhận thức sâu sắc và đúng đắn về nội dung kiến thức mà các em đã học
được ở thư viện là một yếu tố quan trọng để hình thành ở học sinh thói quen học
tốt
Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số ít học sinh (do yếu tố khách quan) lơ là
không quan tâm đến việc đọc sách ở thư viện để nâng cao kiến thức
Qua đây tôi rất mong có sự đóng góp nhiệt tình của người đọc để tôi hoàn
chỉnh giải pháp hơn
BKĐ, ngày 26 tháng 10 năm 2011
Người thực hiện
Nguyễn Minh Tuấn
Trang 11
PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo:
- Tạp chí thư viện trường học
- Cẩm nang nghề thư viện
- Bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện
Trang 12
MỤC LỤC Trang
Danh mục chữ cái viết tắt……… 3
Phần mở đầu……….……… 3
I.Bối cảnh ……… …….……… 4
II Lý do chọn đề tài ……….………4
III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ……… 4
IV Mục đích nghiên cứu ……… 4
V Điểm mới ………5
Phần nội dung I Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiển………5
II Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài…………6
III Biện pháp thực hiện ……… ……… 6
IV Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm……… 9
Phần kết luận I Bài học kinh nghiệm……… ……… 10
II Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm ……… ….10
III Khả năng ứng dụng triển khai ……… …… 11
IV Những kiến nghị ……… … 11
_