1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đào tạo nguồn Nhân lực phục vụ CNH - HĐH Đất nước

17 267 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Con người là lực lượng tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống xã hội và Nhân lực là điều kiện quyết định tính chất, kết quả của công việc. những tiền đề thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hóa

LỜI MỞ ĐẦU Con người là lực lượng tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống xã hội và Nhân lực là điều kiện quyết định tính chất, kết quả của công việc. những tiền đề thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa bao gồm: huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH - HĐH là một tiền đề quan trọng đảm bảo sự thắng lợi cho quá trình phát triển của Đất nước. Đảng đã khẳng định: Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong sự nghiệp đổi mới của nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thắng lợi bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Trong những chuyển biến đó đã đạt được nhiều thành công to lớn nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập làm kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới và nếu giải quyết được sẽ thúc đẩy cho sự phát triển của nền kinh tế.Với mong muốn tìm hiểu thêm về những vấn đề của nền kinh tế, quan điểm lý luận cũng như những vướng mắc trong các vấn đề về chính trị - xã hội có liên quan đến quá trình tiến hành cải cách nền kinh tế nên em đã chọn: “Đào tạo nguồn Nhân lực phục vụ CNH - HĐH Đất nước” làm đề tài cho bài tiểu luận môn kinh tế chính trị Mác – Lênin”. Vì đây là lần đầu tiên em làm tiểu luận nên em không tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong cô giáo thông cảm và tạo điều kiện giúp đỡ để các bài tiểu luận sau em làm được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên : Nguyễn Thị Hậu Lớp :TTQTC 1 B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ LUẬN I: Khái niệm nguồn nhân lực 1.Khái niệm Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai . Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc nào đó.Thuật ngữ nguồn nhân lực (hurman resourses) xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỷ XX khi mà có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, sử dụng con người trong kinh tế lao động. Nếu như trước đây phương thức quản trị nhân viên với các đặc trưng coi nhân viên là lực lượng thừa hành, phụ thuộc, cần khai thác tối đa sức lao động của họ với chi phí tối thiểu thì từ những năm 80 đến nay với phương thức mới, quản lý nguồn nhân lực với tính chất mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, tạo điều kiện tốt hơn để người lao động có thể phát huy ở mức cao nhất các khả năng tiềm tàng, vốn có của họ thông qua tích lũy tự nhiên trong quá trình lao động phát triển. Có thể nói sự xuất hiện của thuật ngữ "nguồn nhân lực" là một trong những biểu hiện cụ thể cho sự thắng thế của phương thức quản lý mới đối với phương thức quản lý cũ trong việc sử dụng nguồn lực con người. 2. Có khá nhiều những định nghĩa khác nhau về "nguồn nhân lực" chẳng hạn như: - Nguồn nhân lựcnguồn lực con người của những tổ chức (với quy mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, khu vực, thế giới . Cách hiểu này về nguồn nhân lực xuất phát từ quan niệm coi nguồn nhân lựcnguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển nói chung của các tổ chức; - Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân bảo đảm nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác cho sự thành công, đạt được mục tiêu của tổ chức . Sinh viên : Nguyễn Thị Hậu Lớp :TTQTC 2 Tuy có những định nghĩa khác nhau tuỳ theo giác độ tiếp cận nghiên cứu nhưng điểm chung mà ta có thể dễ dàng nhận thấy qua các định nghĩa trên về nguồn nhân lực là: - Số lượng nhân lực: Nói đến nguồn nhân lực của bất kỳ một tổ chức, một địa phương hay một quốc gia nào câu hỏi đầu tiên đặt ra là có bao nhiêu người và sẽ có thêm bao nhiêu nữa trong tương lai. Đấy là những câu hỏi cho việc xác định số lượng nguồn nhân lực. Sự phát triển về số lượng nguồn nhân lực dựa trên hai nhóm yếu tố bên trong và những yếu tố bên ngoài của tổ chức như sự gia tăng về dân số hay lực lượng lao động do di dân. - Chất lượng nhân lực: Chất lượng nhân lực là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khoẻ, thẩm mỹ.v.v . của người lao động. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá chất lượng nguồn nhân lực; - Cơ cấu nhân lực: Cơ cấu nhân lực là yếu tố không thể thiếu khi xem xét đánh giá về nguồn nhân lực. Cơ cấu nhân lực thể hiện trên các phương diện khác nhau như: cơ cấu trình độ đào tạo, giới tính, độ tuổi.v.v . Cơ cấu nguồn nhân lực của một quốc gia nói chung được quyết định bởi cơ cấu đào tạo và cơ cấu kinh tế theo đó sẽ có một tỉ lệ nhất định nhân lực. Tóm lại, nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu phát triển người lao động nói chung cả ở hiện tại cũng như trong tương lai tiềm năng của mỗi tổ chức, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, khu vực và thế giới. II: NHỮNG YÊU CẦU VỀ NGUỒN NHÂN LỰC Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNHHĐH bao gồm những con người có đức có tài, ham học hỏi, thông minh, sáng tạo, làm việc quên mình vì nền độc lập và sự phồn vinh của Tổ quốc; được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hóa, được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, về năng lực sản xuất kinh doanh, về điều hành vĩ mô nền kinh tế và toàn xã hội, có trình độ khoa học kỹ thuật vươn lên ngang tầm thế giới. Sinh viên : Nguyễn Thị Hậu Lớp :TTQTC 3 mặt khác xã hội bây giờ đòi hỏi người lao động cần có vốn kiến thức toàn diện. ở các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau những người làm trong từng lĩnh vực cần có các kiến thức về ngành đó một cách sâu sắc. ngoài ra, họ cần có sự hiểu biết về các vấn đề liên quan, các vấn đề kinh tế - chính trị xã hội hàng ngày đang diễn ra trong cuộc sống. Trong thời đại công nghệ thông tin và việc nước ta mở rộng sự hội nhập ra thế giới thì yêu cầu về Tiếng Anh và tin học là điều khó tránh khỏi. và để đáp ứng được các yêu cầu đó thì việc đầu tư vào giáo dục đào tạo là rất cần thiết. ở các cấp học từ bé đến lớn học sinh cần được quan tâm phát triển các môn năng khiếu. ngay cả đến sinh viên -lực lượng lao động tương lai của Đất nước, ngoài việc học tập để trở thành cử nhân kinh tế thì cũng cần bổ sung kiến thức về các vấn đề khác như địa lý, lịch sử văn hóa, tin tức. Để làm được tất cả những điều trên thì con người cần có sức khỏe, các công ty cần có các chế độ ưu đãi, tổ chức khám định kỳ… Nhằm đảm bảo cho Đất nước những người lao động khỏe mạnh về cả sức lực lẫn trí lực. Ngoài ra, nguồn nhân lực còn phải bảo đảm các yêu cầu của việc đánh giá đó là: - Tính phù hợp: Tính phù hợp thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau như sự phù hợp giữa các chỉ số đánh giá với mục tiêu trong mỗi tổ chức hoặc mối liên hệ giữa công việc đã được xác định thông qua phân tích công việc với các chỉ số đánh giá được thiết kế trong phiếu đánh giá.v.v .; - Tính nhạy cảm: Tính nhậy cảm đòi hỏi hệ thống đánh giá phải có những công cụ đo lường chuẩn xác các mức độ khác nhau của sự hoàn thành công việc hay không hoàn thành công việc, tức là đạt được hay không đạt được mục tiêu; - Tính tin cậy: Thể hiện sự nhất quán của các đánh giá trong toàn bộ quá trình đánh giá cho dù chúng được thực hiện với phương pháp nào. Tức là hệ thống đánh giá phải bảo đảm sao cho đối với mỗi đối tượng đánh giá thì kết quả đánh giá của các chủ thể đánh giá khác nhau phải thống nhất về cơ bản; Sinh viên : Nguyễn Thị Hậu Lớp :TTQTC 4 - Tính được chấp nhận: Tính này thể hiện và cũng đặt ra đòi hỏi với hệ thống đánh giá mà trong đó các chỉ số đánh giá phải được đối tượng đánh giá chấp nhận, tức là thuyết phục được họ; - Tính thực tiễn: Thể hiện ở việc các phương pháp đánh giá phải khả thi với những công cụ đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện không chỉ với đối tượng đánh giá mà cả với nhà quản lý; - Tính không lỗi.: Đánh giá nguồn nhân lực là hoạt động của con người do vậy thường hay gặp phải các lỗi như: thiên vị, xu hướng trung bình, thái cực, định kiến, ảnh hưởng của các sự kiện gần nhất.v.v để tránh các lỗi này các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra yêu cầu về tính không lỗi của hệ thống đánh giá. III. VAI TRÒ CỦA VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CNH-HĐH ĐẤT NƯỚC. CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Như vậy công nghiệp hóa theo tư tưởng mới là không bó hẹp trong phạm vi trình độ các lực lượng sản xuất đơn thuần, kỹ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây. Chính vì vậy CNH-HĐH không chỉ đòi hỏi phải có vốn, kỹ thuật, tài nguyên… mà còn cần phải phát triển một cách tương xứng năng lực của con người sử dụng những phương tiện đó… Trình độ của nhân lực sẽ quyết định năng suất công việc. liệu chúng ta cứ phát triển khoa học – công nghệ mà không phát triển trình độ của người lao động thì những thành quả của khoa học có được phát huy hết mức không? Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay cũng cho rằng lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho Sinh viên : Nguyễn Thị Hậu Lớp :TTQTC 5 sự phát triển nhanh và bền vững động viên toàn dân cần kiệm xây dựng Đất nước, không ngừng tăng tích lũy cho đầu tư phát triển. tăng trưởng kinh tế gắn với đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Sinh viên : Nguyễn Thị Hậu Lớp :TTQTC 6 CHƯƠNGII: THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CNH-HĐH ĐẤT NƯỚC I. Ưu và nhược điểm của nguồn nhân lực Việt Nam Với lợi thế của một quốc gia có dân số trên 84 triệu người trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi khoảng 44.3 triệu, chính phủ Việt Nam luôn coi việc phát triển giáo dục và đào tạo là một mục tiêu ưu tiên hàng đầu, là quốc sách trong nhiều thập kỷ qua và trong tương lai. người dân Việt Nam với đức tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi… đã cải thiện được chất lượng lao động trong những năm gần đây. Tuy nhiên, qua tín hiệu từ thị trường lao động, sự phản hồi thông tin từ các doanh nghiệp, qua dư luận và đặc biệt thông qua các điều kiện đảm bảo chất lượng về chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, giảng viên, cơ sở vật chất còn nhiều yếu kém, có thể thấy chất lượng học sinh sinh viên tốt nghiệp còn những hạn chế chủ yếu sau: - Thiếu kiến thức chuyên môn, cập nhật và kỹ năng thực tế nghề nghiệp nên gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, trong khi nhiều doanh nghiệp lại không tuyển đủ nhân lực có năng lực phù hợp - Thiều năng lực tự học, tư duy phê phán và kỹ năng làm việc tập thể - Kỹ năng Tiếng Anh và CNTT nhìn chung còn hạn chế .Ngoại ngữ đang là một trong những vấn đề bức thiết nhất và cũng bất cập nhất của nhà trường nước ta. Không thể hình dung sống trong thế giới ngày nay không có ngoại ngữ. Con đường tiếp cận mọi thành tựu văn hóa, tiến bộ khoa học và kỹ thuật của thế giới, con đường hội nhập vào kinh tế và cộng đồng thế giới đều phải đi qua cái cầu ngoại ngữ. Con đường khai thác lợi thế nước đi sau và làm giàu trí tuệ của chính mình phải có ngoại ngữ hỗ trợ. Sự thật là nền giáo dục nước nhà không quan tâm đúng mức vấn đề ngoại ngữ, thường đổ tội cho cái nghèo một cách không thể biện bạch được. Đã đến lúc phải đưa chương trình dạy ngoại ngữ trở thành một phần bắt buộc trong chương trình giảng dạy từ cấp phổ thông – khả năng cho phép đến các vùng đô thị và kinh tế phát triển. Vì yêu cầu hội nhập và vì ở sát nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc, học tiếng Anh và tiếng Hoa ngày càng trở nên cấp thiết.Riêng về mặt văn hóa, lịch sử và ngôn ngữ, phát huy truyền thống Sinh viên : Nguyễn Thị Hậu Lớp :TTQTC 7 và bản sắc dân tộc, vấn đề duy dưỡng và khai thác vốn Hán nôm của quốc gia ngày càng trở nên quan trọng. Vấn đề này bị sao lãng hời hợt đến mức có nguy cơ đi tới một nền văn hóa mất gốc. Còn rất nhiều việc phải làm để văn hóa Việt trở thành tâm hồn dẫn dắt con đường đi lên của đất nước, là yếu tố gìn giữ sự trường tồn của dân tộc ta. Để đứng được trong cạnh tranh của toàn cầu hóa, Việt Nam chẳng những cần hiển diện trước thế giới là một nền kinh tế mà còn là một hình ảnh văn hoá của chính mình. Những hạn chế, yếu kém trên bắt nguồn trực tiếp từ suất đầu tư thấp, đội ngũ cán bộ giảng dạy vừa thiếu, vừa yếu do không có điều kiện nâng cao trình độ, năng lực thực tế và thiếu động lực nghiên cứu khoa học. giảng viên đại học có trình độ tiến sỹ trong các trường đại học chỉ chiếm xấp xỉ 15%. Trong khi đó ở các quốc gia phát triển, đại đa số giảng viên phải có trình độ tiến sỹ. đội ngũ giảng viên còn nhiều yếu kém như vậy dẫn đến hệ quả là chương trình đào tạo lạc hậu, chậm đổi mới và sinh viên không được xây dựng kỹ năng nghiên cứu khoa học. II.Thực tiễn sử dụng nguồn nhân lực Sau 22 năm đổi mới, GDP tính theo đầu người tăng gấp 4 lần, đời sống của nhân dân nhìn chung được nâng cao rõ rệt. Việc ngày 16-10-2007 Việt Nam được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc khóa 2008-2009 cho thấy vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Song chính những thành tựu đạt được này đối chiếu với công sức bỏ ra, với những điều kiện và cơ hội cho phép, phải chăng Việt Nam đang phát triển dưới mức tiềm năng của mình.Giáo dục, đào tạo, và khoa học 22 năm qua phát triển mạnh, góp phần quan trọng vào những thành tựu của đất nước. Trình độ giáo dục phổ cập và số lượng học sinh, lực lượng lao động có đào tạo, số người tốt nghiệp các bậc học tăng nhanh so với nhiều nước, đặc biệt trong vòng 10 năm 1993 -2002 tỷ lệ đói nghèo giảm còn một nửa (từ 57% xuống còn 28%). Trên đây là so sánh ta hôm nay với ta cách đây 22 năm. Tuy nhiên có vấn đề: trung tuần tháng 10-2007 cuộc họp đoàn đại biểu quốc hội Hà Nội và cuộc họp Sinh viên : Nguyễn Thị Hậu Lớp :TTQTC 8 của đoàn đại biểu quốc hội TPHCM đều nêu ý kiến: Đã đến lúc cần phải xem xét chất lượng cuộc sống so với tăng trưởng kinh tế đạt được.Tinh hình chung nguồn nhân lực của nước ta hiện nay là: Sau 30 năm công nghiệp hóa, vẫn còn khoảng 70% lao động cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp; tỷ lệ học sinh trên triệu dân, tỷ lệ số trường các loại trên triệu dân, tỷ lệ số trường đại học trên triệu dân; tỷ lệ tốt nghiệp đại học trên triệu dân, tỷ lệ có học vị tiến sỹ trên triệu dân của nước ta đều cao hơn tất cả các nước có mức thu nhập bình quân theo đầu người tương đương như Thái Lan, nhưng chất lượng đang có nhiều vấn đề. Điều tra của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2006 cho thấy cả nước có tới 63% số sinh viên ra trường không có việc làm, 37% số còn lại có việc làm thì hầu hết phải đào tạo lại và có nhiều người không làm đúng nghề mình đã học, trong khi đó nhiều doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có FDI và nhiều dự án kinh tế quan trọng khác rất thiếu lực nguồn lực chuyên nghiệp. Khoảng 2/3 số người có học vị tiến sỹ trong cả nước không làm khoa học mà đang làm công tác quản lý; số bài báo khoa học được công bố hàng năm chỉ bằng khoảng ¼ của Thái Lan và bằng 0,00043% của thế giới, mặc dù số tiến sỹ của ta hàng năm nhận bằng thường nhiều hơn của Thái Lan, có năm cao gần gấp đôi.Nguồn nhân lực nước ta đứng trước tình hình: trẻ (tính theo tuổi đời trung bình – một ưu thế lớn), đông (một ưu thế lớn khác, nước có dân số đứng thứ 13 trên thế giới), nhưng tỷ lệ tính trên triệu dân của số người có nghề và có trình độ chuyên môn rất thấp so với tất các nước trong nhóm ASEAN 6 và Trung Quốc; số cán bộ kỹ trị và có trình độ quản lý cao rất ít so với dân số cũng như so với quy mô nền kinh tế. Theo điều tra của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2005: Nguồn nhân lực Việt Nam về chất lượng được xếp hạng 53 trên 59 quốc gia được khảo sát, song mất cân đối nghiêm trọng: - Ở Việt Nam cứ 1 cán bộ tốt nghiệp đại học có 1,16 cán bộ tốt nghiệp trung cấp và 0,92 công nhân kỹ thuật, trong khi đó tỷ lệ này của thế giới là 4 và 10;cứ 1 vạn dân có 181 sinh viên đại học, trong khi đó của thế giới là 100, của Trung Quốc là 140 mặc dù mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người của TQ khoảng Sinh viên : Nguyễn Thị Hậu Lớp :TTQTC 9 gấp đôi của nước ta…Kết quả chung là: Nhìn nhận theo góc độ đánh giá nguồn nhân lực, chất lượng con người Việt Nam thấp về nhiều mặt so với các nước ASEAN6 và Trung Quốc, có nhiều ưu thế không được nuôi dưỡng và phát huy đúng hướng. Những nguyên nhân chính: 1. Không quan tâm và không kế thừa, phát huy những thành tựu giáo dục của nước ta đã tích lũy được trước đổi mới cũng như những thành tựu của thế giới, không khai thác lợi thế nước đi sau, thậm chí ít nhiều hoang tưởng, duy ý chí hoặc nhân danh phát huy sáng tạo đi tìm một con đường riêng, nhưng thực tế là lạc lõng (ví dụ: định thay bản chữ cái ABC, abc bằng bảng E,e; tình trạng bất cập của chương trình chuẩn, giáo án chuẩn; kế hoạch đào tạo 20.000 tiến sỹ; một số chương trình nghiên cứu; sáng tác ra học vị phó giáo sư; việc ồ ạt xây dựng trường đại học tại nhiều tỉnh 2.Tiêu cực và chủ nghĩa cơ hội đã bóp méo những ý tưởng, những mong muốn tốt đẹp dành cho phát triển con người và nguồn nhân lực; làm sai lệch hướng vận dụng mọi nguồn lực. 3. Không lường đúng những khó khăn, mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là khả năng cho phép của nguồn lực và một bên là đòi hỏi của phát triển; không lường đúng những mặt phức tạp và những khó khăn rất đa dạng, sâu xa của lĩnh vực thiết yếu bậc nhất và rất nhạy cảm này trong đời sống quốc gia, không nhận thức đúng những yếu kém lớn về năng lực tổ chức và quản lý của bộ máy nhà nước. Duy ý chí và bệnh thành tích đầu độc trầm trọng thêm tình trạng này. 4. Tri thức, tầm nhìn và đạo đức nghề nghiệp của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo và quản lý lĩnh vực phát triển giáo dục và nguồn lực con người, dưới tầm so với đòi hỏi của nhiệm vụ. Sinh viên : Nguyễn Thị Hậu Lớp :TTQTC 10

Ngày đăng: 19/07/2013, 16:34

Xem thêm: Đào tạo nguồn Nhân lực phục vụ CNH - HĐH Đất nước

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w