Vì sao đảng ta lại phát đông kháng chiến toàn quốc
Trang 1BÀI LÀM
Câu 1: vì sao đảng ta lại phát đông kháng chiến toàn quốc
Ngay trong quá trình đàm phán ở hội nghị giữa ta và Pháp đang diễn ra ở Phôngtennobô, Pháp đã mở rộng chiến tranh ra nhiều nơi Ở chiến trường Nam Bộ, Nam Trung Bộ, địch liên tục tiến công chiếm đóng vùng giải phóng
Ngay trong quá trình đàm phán ở hội nghị giữa ta và Pháp đang diễn
ra ở Phôngtennobô, Pháp đã mở rộng chiến tranh ra nhiều nơi Ở chiến trường Nam Bộ, Nam Trung Bộ, địch liên tục tiến công chiếm đóng vùng giải phóng Tại miền Bắc, tháng 11-1946, chúng ta đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn Tháng 12-1946, chúng đánh Đồ Sơn, Đình Lập Sau các vụ ném lựu đạn vào nhiều khu vực dân cư thành phố, từ giữa tháng 12 trở đi, chúng
đã gây hấn nhiều nơi ở Hà Nội Sự kiện tàn sát nhân dân ta tại Hàng Bún và phố Yên Ninh tháng 12-1946 chứng tỏ thực dân Pháp đã sẵn sàng bước sang cuộc phiêu lưu quân sự mới
Ngày 18 và 19-12-1946, thực dân Pháp đã liên tiếp gửi tối hậu thư đòi
ta phải phá bỏ công sự trong thành phố và đòi để chúng kiểm soát, giữ gìn trật tự Hà Nội Chúng tuyên bố sẽ hành động bằng sức mạnh quân sự nếu ta không thực hiện các yêu sách đó Tình hình vô cùng khẩn cấp, đòi hỏi ta phải đứng lên
Ngày 18,19 tháng 12-1946 Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã nhận định tình hình và chỉ thị cho các địa phương "Tất cả hãy sẵn sàng" Chiều 19-12, Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị vũ trang sẵn sàng chiến đấu theo thời gian đã quy định
20 giờ ngày 19-12-1946, mệnh lệnh chiến đấu bắt đầu Quân dân Thủ
đô đã nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc
Ngay khi tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền đi khắp cả nước
"Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" cùng với những tư liệu khác như chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Kháng chiến nhất định thắng lợi đã nêu bật những vấn đề căn bản nhất về đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp Đó là:
- Chỉ ra cuộc kháng chiến nhân dân ta đang tiến hành là sự tiếp nối con đường Cách mạng tháng Tám bằng hình thức chiến tranh cách mạng, chính nghĩa để bảo vệ độc lập và thống nhất dân tộc
- Kháng chiến và kiến quốc liên quan mật thiết với nhau Tiến hành kháng chiến, thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, đồng thời thực hiện nhiệm vụ dân chủ ; hai nhiệm vụ đó quan hệ chặt chẽ với nhau Nhưng
Trang 2nhiệm vụ dân tộc là cấp bách nhất, còn vấn đề ruộng đất sẽ được giải quyết dần dần phù hợp với yêu cầu của cuộc chiến tranh giải phóng Cuộc kháng chiến của Việt Nam là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn diện Sức mạnh của
nó là tổng hợp sức mạnh của toàn dân, chiến đấu chống kẻ thù trên các mặt trận quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội
- Cuộc chiến đấu sẽ diễn ra lâu dài Trường kỳ kháng chiến là một phương châm chiến lược quân sự bảo đảm kháng chiến thắng lợi Những phương châm chỉ đạo chung cho cuộc kháng chiến đã được cụ thể hóa, vận dụng trong công cuộc kháng chiến kiến quốc suốt thời kỳ từ 1946 đến 1954
Câu 2: phân tích tính các mạng và khoa học của đường lối chống Pháp qua tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh
Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân Việt Nam bắt tay vào xây dựng nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – một đất nước tự do, độc lập Tuy nhiên, với dã tâm cướp nước ta lần nữa thực dân Pháp đã quay trở lại Việt Nam( ngày 23-9-1946) Hành động của thực dân Pháp đã đặt Đảng
và Chính phủ ta trước một tình thế không thể nhân nhượng thêm với chúng nữa, vì tiếp tục nhân nhượng sẽ dẫn đến hiểm họa mất nước, nhân dân sẽ trở lại cuộc đời nô lệ
Để chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta
đã xây dựng đường lối kháng chiến chống Pháp Đường lối này được thể hiện thông qua các tác phẩm: “ lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ thị “ toàn quốc kháng chiến” của Đảng và tác phẩm “ kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh
“ Kháng chiến nhất định thắng lợi” là tác phẩm được viết vào thời gian từ ngày 04-030-1947 đến ngày 01-08-18947 Tác phẩm đã tập hợp những bài báo bàn về kháng chiến đăng trên báo Sự thật từ số 70 đên số 81, gồm: lời nói đâu, phần kết luận và 17 mục lớn Đây là tác phẩm quân sự , là cương lĩnh hành động của Đảng ta trong thời kì đầu tiến hành chống thực dân xâm lược, vừa là một khẩu hiệu chứa đựng trong đó niềm tin sắt đá vào chiến thắng của cách mạng Việt Nam
Tác phẩm ra đời khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ vừa thành lập, di hậu của thực dân Pháp để lại nặng nề trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội Vận mệnh của dân tộc ta đang đứng trước cảnh “ ngàn cân treo sợi tóc”, kẻ thù đã xâm lược, thống trị dân tộc ta hơn 80 năm qua nay đã quay lại nổ súng, hòng biến dân ta thành kiếp “ tôi đòi”
Trang 3“ Kháng chiến nhất định thắng lợi” là tác phẩm không chỉ mang tính cách mạng mà nó còn có cả tính khoa học Tác phẩm này có ý nghĩa vô cùng
to lớn đối với cách mạng Việt Nam
Trước hết, chúng ta đề cập đến tính cách mạng của tác phẩm Sở dĩ “ Kháng chiến nhất định thắng lợi “ là tác phẩm mang tính cách mạng là xuất phát từ yếu tố sau:
Đây là tác phẩm nêu lên đường lối kháng chiến của dân tộc ta khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược.Tác phẩm này đã xác định tính chất của cuộc kháng chiến là kế tục sự nghiệp cách mạng tháng Tám, cuộc cách mạng này nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở rộng và cũng cố chế
độ Cộng hòa dân chủ Việt Nam phát triển trên nền tảng dân chủ mới Cho nên cuộc kháng chiến của dân tộc ta có tính chất dân tộc và dân chủ mới Trong đó nhiệm vụ cấp bách nhất là giải phóng dân tộc “Kháng chiến nhất định thắng lợi” đã góp phần nêu cao hơn nưa tinh thần cách mạng của nhân dân ta
Nghiên cứu quá trình đấu tranh của nhân loại, tác phẩm đúc kết trong lịch sử có hai thứ chiến tranh: chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa Cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa bởi chúng ta tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh bảo về
Tổ quốc, được nhân dân thế giới ủng hộ và giúp đỡ Bên cạnh đó, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam còn mang trên mình một tính chất vô cùng quan trọng nữa đó là cuộc chiến tranh vì nhân loại “ cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cuộc chiến tranh vì tiến bộ tự do, vì dân chủ và hòa bình thế giới”
Cùng với tính cách mạng, tính khoa học của tác phẩm thể hiện qua các điểm sau:
Thứ nhất, xác định một cách đúng và trúng đối tượng cách mạng cần đánh đổ đó chính là thực dân Pháp.Tác giả đã phân tích, đánh giá một cách khoa học, vạch rõ vì đâu trong nhiều kẻ thù cùng một lúc mà chúng ta lại coi thực dân Pháp phản động là kẻ thù nguy hại nhất, kẻ thù số một, kẻ thù
không đội trời chung của nhân dân Việt Nam:“kẻ thù đáng muôn đời nguyền rủa Đó là kẻ thù chúng ta phải xông lên mà chặn lại mà bắn giết, băm vằm”.
Trang 4Trong việc xác định kẻ thù với tư duy nhạy bén và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả đã phân biệt rõ từng đối tượng của cách mạng, qua đó làm cho nhân dân hiểu rằng, đâu là đối tượng cần đánh
đổ, đâu là đối tượng cần tập hợp, đoàn kết họ “ Chúng ta không bài Pháp, không bài ngoại Chúng ta chỉ bài thực dân phản động Pháp”.
Thứ hai, xác định rõ lý do phải đánh Pháp hay lý do cuộc chiến Sau khi giành được độc lập năm 1945, nhân dân Việt Nam mong muốn được sống trong hoà bình, thống nhất và dân chủ, song thực dân Pháp một lần nữa nuôi dã tâm biến nước ta thành thuộc địa của chúng Nhận biết được âm mưu thâm độc của kẻ thù, Chính phủ ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã tìm mọi cách để tránh đổ máu, thương vong nhưng kẻ thù đã đẩy ta vào bước đường cùng, nhân dân ta chỉ còn cách đứng lên, đoàn kết cùng bước vào cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập non trẻ Vì thế, muốn bảo vệ non sông gấp vóc ngàn năm yêu dấu, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải
bước vào cuộc chiến đấu sống còn với chúng Tác phẩm viết: “ ai là người
có lương tri đều công nhận nhân dân ta hết sức yêu chuộng hoà bình, chính phủ ta ôn hoà đến cực điểm; nhưng đã đánh thì kiên quyết đánh! Nín nhịn
đã nung nấu trong lòng dân tộc ta biết bao uất hận, nổ thành một sức mạnh xung thiên”
Thứ ba, xác định đúng đắn mục đích của cuộc kháng chiến hay nói cách khác là trả lời câu hỏi “đánh để làm gì” Thực dân Pháp dùng chính
sách “việc đã rồi” để tiến hành xâm lược Việt Nam, thấm đẫm giá trị truyền
thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, tác phẩm một lần nữa chỉ ra mục đích của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bao gồm:
Một là, đánh để phá chính sách “ việc đã rồi” của thực dân Pháp.
Trang 5Hai là, để chống lại thái độ bội tín, phi nghĩa, láo xược của thực dân
Pháp
Ba là, đánh để đất nước Việt Nam được hoàn toàn thống nhất, có thế
hoàn bình mới trở lại, quét sạch bọn thực dân Pháp hèn nhát, tham tàn
Bốn là, đánh để tự vệ, để bệnh vực văn minh và chính nghĩa.
Ngoài ra, theo tác giả để đạt được mục đích chính trị trên, trước hết chúng ta phải đạt được mục đích về quân sự, bởi mặt trận quân sự vô cùng quan trọng, nó quyết định thành bại của cuộc chiến, và các mục đích khác đều phục vụ cho mục đích này, theo tác giả thì mục đích quân sự tập trung ở
ba nội dung sau:
1 Tiêu diệt lực lượng địch trên đất ta
2 Lấy lại toàn bộ đất nước
3 Đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù
Thứ tư,xác định phương châm kháng chiến một cách chi tiết, phù hợp với yêu cầu của chiến tranh và thực tiễn đất nước ta lúc bấy giờ.Cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường
kì, tự lực cánh sinh
Chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc là nội dung cơ bản đường lối quân sự của Đảng Đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, dân chính nhất trí, động viên nhân lực, tài lực, vật lực của cả nước để tiến hành kháng chiến thắng lợi
Để tổ chức cho toàn dân tham gia kháng chiến, đánh thắng kẻ thù có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh chúng ta phải tiến hành kháng chiến
Trang 6toàn diện trên tất cả các mặt trận: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội
và ngoại giao
Chúng ta phải đánh lâu dài Vừa kháng chiến vừa xây dựng lực lượng làm chuyển hóa ngày càng có lợi cho ta, tạo điều kiện đánh thắng địch từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn Kháng chiến lâu dài trải qua 3 giai đoạn: phòng ngự, cầm cự, phản công
Trong buổi đầu của cuộc kháng chiến ta ở thế hoàn toàn bị cô lập, vì vậy phải dựa vào sức mình là chính Đó là dựa vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, dựa vào sưc mạnh của khối đoàn kết toàn dân, dựa vào truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc… chung quy lại là dựa vào “ thiên thời, địa lợi, nhân hòa”
Tác phẩm “ Kháng chiến nhất định thắng lợi đã xây dựng cho cách mạng Việt Nam đường lối kháng chiến đúng đắn, khoa học Đường lối đó đã trở thành ngọn cờ đưa đường dẫn lối để nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân pháp xâm lược
Tóm lại, tính cách mạng của tác phẩm là sự tiếp nói truyền thống cách mạng cảu dân tộc ta Lịch sử nhà nước ta đã chứng minh tính khoa học mà đường lối kháng chiến nêu ra trong tác phẩm “ Kháng chiến nhất định thắng lợi” , đó là sự thành công của cuộc kháng chiến chống Pháp với việc kí hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt hơn 80 đô hộ của thực dân Pháp, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam- kỉ nguyên độclập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội
câu 3: phân tích ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp.
Thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp của
nhân dân ta là do các nhân tố cơ bản sau đây:
Trang 7- Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính, có sức mạnh động viên và tổ chức toàn dân đánh giặc
- Có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi - Mặt trận Liên Việt - được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công nông và trí thức vững chắc
- Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo ngày càng vững mạnh, chiến đấu dũng cảm, mưu lược, tài trí là lực lượng quyết định tiêu diệt địch trên chiến trường, đè bẹp ý chí xâm lược của địch, giải phóng đất đai của Tổ quốc
- Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân được giữ vững, củng cố và lớn mạnh, làm công cụ sắc bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới
- Có sự liên minh chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chống một kẻ thù chung; có sự đồng tình, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp
Với ý chí "thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chiến đấu kiên cường và chiến thắng ngày càng to lớn, tiêu biểu là chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ Chúng ta đã bảo vệ được chính quyền cách mạng, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức
ở mức độ cao, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện tiến lên hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước
Nhân dân ta cùng với nhân dân Lào và Campuchia đã đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở ba nước Đông Dương Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, trước hết là hệ thống thuộc địa của Pháp, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh Đó là, một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới"
Trang 8Trải qua quá trình lãnh đạo kháng chiến, Đảng ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu về lãnh đạo cách mạng và chiến tranh có giá trị lý luận
và thực tiễn sâu sắc:
1 Xác định đúng và quán triệt đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
2 Kết hợp chặt chẽ và đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến, trong đó chủ yếu là nhiệm vụ chống đế quốc
3 Vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến
4 Quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài chủ động
đề ra và thực hiện phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự sáng tạo
5 Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh