1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HUYỆN THANH TRÌ

59 302 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 508 KB

Nội dung

Hoạt động lao động sản xuất là một hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội làm cho xã hội ngày càng phát triển và phồn vinh. Đi đôi với quá trình phát triển của xã hội, lao động của con người có những chuyển biến tích cực và ngày càng đa dạng, phức tạp.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HUYỆN THANH TRÌ Sinh viên thực hiện : LƯƠNG THỊ DUNG Lớp : QTKD K39 Giáo viên hướng dẫn :ThS. NGÔ VIỆT NGA MỤC LỤC Lời mở đầu Chương I: Giới thiệu chung về nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì 1. Lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp 1.1. Lịch sử hình thành 1.2. Quá trình phát triển 2. Cơ cấu tổ chức và đặc điểm quản lý 2.1. Sơ đồ tổ chức của nghiệp 2.2. Mô tả chi tiết tình hình tổ chức của nghiệp 2.3. Đặc điểm quản lý của nghiệp 3. Kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh Chương II: Thực trạng công tác BHLĐ tại nghiệp môi trường đô thị 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác BHLĐ tại nghiệp 1.1. Nhận thức của nghiệp 1.2. Bộ máy tổ chức của nghiệp 1.3. Công đoàn nghiệp 1.4. Đội ngũ lao động 2. Thực trạng công tác BHLĐ ở nghiệp 2.1. Kế hoạch BHLĐ của nghiệp 2.2. Các biện pháp kỹ thuật an toàn 2.3. Công tác vệ sinh – an toàn lao động 2.4. Chế độ chính sách BHLĐ 2.4.1 Công tác trang thiết bị - phương tiện BVCN 2.4.2. Chế độ đối với lao động nữ 2.4.3. Chế độ bồi dưỡng độc hại 2.4.4. Công tác huấn luyện và tuyên truyền về BHLĐ ở nghiệp 2.5. Tình hình TNLĐ, BNN và biện pháp phòng ngừa 2.6. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động 2.7. Công tác kiểm tra về BHLĐ 2.8. Phong trào xanh – sạch – đẹp ở nghiệp 3. Đánh giá thực trạng công tác BHLĐ tại nghiệp 3.1. Ưu điểm 3.2. Nhược điểm Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác BHLĐ tại nghiệp 1. Định hướng phát triển của nghiệp 2. Các giải pháp hoàn thiện Kết luận: Tài liệu tham khảo 2 3 3 3 4 6 6 6 7 15 22 22 22 22 27 29 30 30 31 33 36 36 37 38 39 40 40 41 41 42 42 43 45 45 47 55 56 2 LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động lao động sản xuất là một hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội làm cho xã hội ngày càng phát triển và phồn vinh. Đi đôi với quá trình phát triển của xã hội, lao động của con người có những chuyển biến tích cực và ngày càng đa dạng, phức tạp. Trong quá trình lao động sản xuất, một số bộ phận sản xuất luôn tồn tại và phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại như những bộ phận mất an toàn của máy móc thiết bị, của khói bụi khí độc… điều này ảnh hưởng không ít tới sức khỏe, tính mạng của người lao động và còn có nguy cơ gây ra tai nạn lao động và BNN. Để ngăn ngừa và có biện pháp khắc phục những tồn tại đó, làm cho sản xuất ngày càng phát triển tốt hơn, phải có sự quan tâm của nhà nước, các cấp, các ngành, các cơ sở sản xuất và đặc biệt là mọi người lao động tự giác chấp hành những nội quy an toàn lao động. Ở nước ta, Đảng và nhà nước luôn luôn chăm lo đến công tác BHLĐ, đặc biệt là sau khi thành lập nước BÁC HỒ đã ra sác lệnh 29SL văn bản quy định về thực hiện công tác này và cho đến nay về cơ bản nước ta đã có một hệ thống pháp luật khá đầy đủ về công tác BHLĐ. nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì là một đơn vị sự nghiệp có thu với đặc thù của công việc, được Đảng, Nhà Nước luôn quan tâm định hướng phát triển cùng với quan điểm chủ yếu là: giúp được môi trường đô thị Thành Phố Hà Nội nói chung và môi trường tại huyện Thanh trì nói riêng ngày càng được cải thiện Xanh – Sạch – Đẹp trong quá trình phát triển của cả nước. Thực tế trong những năm qua, nghiệp đã có những bước tiến rõ rệt đáng mừng và có những đổi mới đáng kể phù hợp trên con đường mà Đảng ta đã vạch ra. Qua đợt thực tập tại nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì em thấy công tác BHLĐ của nghiệp luôn được ban lãnh đạo nghiệp chú trọng quan tâm vì vậy đã thu được kết quả tốt nhưng bên cạnh đó vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Do đó làm thế nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác BHLĐ là một vấn đề đặt ra cho lãnh đạo nghiệp. Chính vì vậy em đã chọn đề tài : “ Công tác bảo hộ lao động đối với người lao động nghiệp Môi trường Đô thị huyện Thanh Trì ” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Chuyên đề thực tập của em có những nội dung chính sau: Chương I : Giơí thiệu chung về nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì. Chương II : Thực trạng công tác BHLĐ tại nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh trì. Chương III : Giải pháp hoàn thiện công tác BHLĐ tại nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì. 3 CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HUYỆN THANH TRÌ. 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của nghiệp 1.1. Lịch sử hình thành của nghiệp Tên: nghiệp Môi trường Đô thị huyện Thanh Trì Địa chỉ: Thị trấn Văn Điển – Thanh Trì – Hà Nội. Điện thoại: 04.38612971 Fax: 04.36818554 MST: 01007692151 nghiệp môi trường đô thị có quyết đinh thành lập của UBND Thành Phố Hà Nội, tiếp nhận bàn giao từ nghiệp kinh doanh nhà Thanh Trì. Ngành nghề kinh doanh: Thu gom vận chuyển rác thải; Sản xuất cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai; Duy tu bảo dưỡng đường giao thông liên xã; Duy trì hệ thống chiếu sáng cây xanh trên địa bàn huyện Thanh Trì. Là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu tự cân đối nguồn tài chính và trực thuộc sự quản lý của UBND huyện Thanh Trì. Với tổng số khoảng hơn 326 cán bộ công nhân viên, trong đó có khoảng 52 cán bộ công nhân viên ký hợp đồng lao động với UBND huyện Thanh Trì còn lại là ký hợp đồng ngắn hạn với nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu của nghiệp là cung cấp nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường và duy tu bảo dưỡng đường liên xã, hệ thống chiếu sáng và cây xanh trên địa bàn huyện Thanh Trì. Ngoài ra, nghiệp còn liên danh với công ty Cổ Phần Xanh thực hiên xã hội hóa đảm bảo vệ sinh môi trường trên 8 phường thuộc quận Hoàng Mai. *. Chức năng nhiệm vụ của nghiệp - Thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt đến bãi rác của Thành Phố Hà Nội. - Quản lý và làm vệ sinh các công trình công cộng tại địa bàn thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì. - Quản lý hệ thống đền đường chiếu sáng ở những trục đường thuộc phạm vi huyện quản lý. Trồng, tỉa và chăm sóc vườn hoa cây cảnh, cây xanh, vệ sinh nơi công cộng, lòng đường, vỉa hè, khơi thông cống rãnh… - Thực hiện theo hợp đồng các dịch vụ vệ sinh môi trường, thu phí vệ sinh môi trường đối với nhân dân trên địa bàn. nghiệp duy trì vệ sinh môi trường theo quy định của nhà nước. 4 - Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tu sửa, cải tạo, xây dựng các công trình công cộng theo kinh phí hàng năm được UBND huyện phê duyệt. - Sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân tại địa bàn thị trấn Văn Điển, một số xã lân cận và một phần của phường Hoàng Liệt quận Hoàng Mai. - Ký hợp đồng lắp đặt, sửa chữa các công trình, hệ thống cung cấp nước sạch theo nhu cầu của khách hàng. - Quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa đường giao thông liên xã, liên thôn. - Liên danh liên kết tham gia thực hiện XHH công tác vệ sinh môi trường theo chủ trương của Thành Phố, Huyện. Tham gia đấu thầu công tác đảm bảo vệ sinh môi trường theo chức năng, nhiệm vụ và năng lực của nghiệp. - Ngoài ra, nghiệp còn được UBND huyện Thanh Trì giao thực hiện một số nội dung về quản lý nhà nước, tham mưu dự thảo các văn bản của huyện như: Công văn, chỉ thị, kế hoạch… để chỉ đạo công tác VSMT, quản lý đô thị trên địa bàn Huyện. Tổng hợp các loại báo cáo về lĩnh vực quản lý môi trường, quản lý đô thị để báo cáo Thành phố và các cơ quan hữu quan. Phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn giải quyết các đề xuất kiến nghị của nhân dân về quản lý môi trườngđô thị, quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND huyện Thanh Trì yêu cầu. 1.2. Quá trình ra đời và phát triển: Ngay sau khi thành lập nghiệp đã nhanh chóng tổ chức sắp xếp nhân sự, kiện toàn các bộ phận làm công tác chuyên môn, tuyến dụng lao động, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/1996 với 2 nhiệm vụ chính: Đảm bảo VSMT trên địa bàn huyện Thanh Trì, sản xuất và cung cấp nước sạch phục vụ nhân dân khu vực thị trấn Văn Điển và một số xã lân cận. Cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu khác, nghiệp hoạt động theo phương thức kinh doanh một phần do nguồn ngân sách của huyện cấp và một phần tự hạch toán. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường phức tạp như hiện nay, nghiệp luôn phải vận động không ngừng, tìm tòi, sáng tạo trong mọi lĩnh vực khoa học, công nghệ, cũng như phương thức quản lý. Thời kỳ đầu thành lập, nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì đã gặp phải vô vàn những khó khăn, thiếu về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động. Nhưng những bước đi đầu tiên trên con đường xây dựng và phát triển nghiệp đã được Ban lãnh đạo hoạch định con đường cụ thể và được tập thể CBCNV đồng lòng triển khai thực hiện nhiệm vụ. 5 Sau 13 năm xây dựng và phát triển, hiện nay nghiệp Môi trường đô thị huyện Thanh Trì đã có 326 đội ngũ CBCNV, giá trị sản lượng đạt 10,8 tỷ đồng/ năm, thu nhập bình quân đạt 2.200.000 đồng/ người/ tháng (năm 2008). Là đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; Là một trong những đơn vị nòng cốt tham gia vào các hoạt động của Huyện cũng như Thành Phố và đạt được nhiều thành tích trong các phong trào thi đua, văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao, các hoạt động xã hội của huyện Thanh TrìThành phố. Những danh hiệu thi đua đã đạt được trong những năm qua: - Chi bộ Đảng: Đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch, vững mạnh. - Chính quyền: Đạt đơn vị tiên tiến và tiên tiến xuất sắc dẫn đầu khối. - Công đoàn: Đạt công đoàn cơ sở vững mạnh. - Đoàn Thanh niên: Đạt Đoàn thanh niên cơ sở xuất sắc. Năm 1999, nghiệp được Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Bằng khen. Năm 2001 được BCH Đoàn TNCS HCM Thành phố Hà Nội tặng bằng khen, Đoàn thanh niên nghiệp đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII. Năm 2001 được BCH Đoàn TNCS HCM Thành phố tặng bằng khen Đoàn TN nghiệp đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Năm 2001 được UBND Thành phố Hà Nội tặng cờ CBCNV nghiệp là đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua. Năm 2002 được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng cờ Công đoàn cơ sở vững mạnh có phong trào thi đua xuất sắc. Năm 2005 được UBND Thành phố tặng cờ Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua và CBCNV nghiệp vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba. Ngoài ra, nghiệp còn được nhận nhiều cờ, bằng khen, giấy khen của UBND Thành phố, UBND Huyện, LĐLĐ Thành phố, LĐLĐ Huyện, BCH Trung ương Đoàn và các cấp, các ngành của Thành phố và huyện trong các phong trào, hoạt động từ năm 1997 đến năm 2005. 6 2. Cơ cấu tổ chức và đặc điểm quản lý của Nghiệp: 2.1. Sơ đồ tổ chức của nghiệp môi trường đô thị: 2.2. Mô tả chi tiết tình hình tổ chức của nghiệp. 2.2.1. Ban giám đốc: - Giám đốc - Phó Giám đốc 2.2.2. Các phòng chuyên môn: - Phòng Tổ chức – Hành chính – Lao động tiền lương - Phòng Tài chính - Kế hoạch - Phòng Kỹ thuật – Giám sát 2.2.3. Các đội sản xuất: - Đội Môi trường - Đội Nước sạch - Đội Xe – Máy - Đội Đô thịcông trình công cộng 7 P. TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH P. KỸ THUẬT – GIÁM SÁT BAN GIÁM ĐỐC ĐỘI MÔI TRƯƠNG ĐỘI XE MÁY ĐỘI NƯỚC SẠCH ĐỘI ĐÔ THỊ CTCC P. TC - HC LĐTL TỔ VSMT SỐ 2 TỔ VSMT SỐ 3 TỔ VSMT SỐ 4 TỔ VSMT SỐ 5 TỔ VSMT SỐ 6 TỔ VSMT SỐ 1 2.3. Đặc điểm quản lý của nghiệp. 2.3.1. Giám đốc: Là người điều hành các hoạt động của nghiệp, chịu trách nhiệm trước Nhà Nước về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, Giám đốc là người đại diện theo pháp luật quy định. - Tổ chức thực hiện các Quyết định của UBND Thành phố, huyện Thanh Trì và hướng dẫn các cơ sở, ngành liên quan. - Xây dựng các mục tiêu, phương hướng, kế hoạch đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Ban hành các quy chế, quy định, nội quy để quản lý nghiệp. - Quyết định thành lập các đơn vị thuộc quyền quản lý. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh trưởng, phó phòng chuyên môn, đội, tổ sản xuất trong nghiệp, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của cấp trên bổ nhiệm. - Ký các hợp đồng nhân danh nghiệp như: hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng kinh tế. - Tuyển dụng lao động theo thẩm quyền. - Chịu trách nhiệm báo cáo quyết toán thu – chi tài chính để trình lên cấp trên. Xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn, hàng năm phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của nghiệp. - Thực hiện các quyền khác theo luật định. - Thực hiện các quyền và nhiệm vụ Nhà nước giao một cách trung thực vì lợi ích hợp pháp của nghiệp. - Quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần và sự tiến bộ của CBCNV thuộc quyền quản lý. - Đảm bảo việc làm cho người lao động - Thực hiện các nghĩa vụ khác do Pháp luật quy định. 2.3.2. Phó giám đốc: - Giúp Giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước Pháp luật về quản lý Nhà Nước đối với các lĩnh vực: - Giúp việc Giám đốc trong việc soạn thảo hoặc phối hợp với UBND, các cơ quan chức năng của huyện thảo các văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc bổ sung, sửa đổi liên quan đến lĩnh vực môi trường , hạ tầng kỹ thuật đô thị, nước sạch. - Giúp việc cho Giám đốc tổ chức thực hiện công tác ATLĐ, công tác liên quan đến quận sự, an ninh quốc phòng , phòng chống cháy nổ. - Là trưởng ban Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của nghiệp. 8 - Giúp việc cho Giám đốc chỉ đạo trực tiếp sản xuất các đội Môi trường, Đội Xe Máy, đội Nước sạch, Đội Đô thịCông trình công cộng. - Chủ động giải quyết và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, các cấp có thẩm quyền và pháp luật những công việc do mình phụ trách. - Thực hiện các nhiệm vụ khác và đột xuất khi được Giám đốc giao. - Tham gia thảo luận, đề xuất các chủ trương, biện pháp lớn để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của nghiệp. - Tham gia giải quyết những công việc thuộc các lĩnh vực quản lý khác như: tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; các chương trình thực hiện tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí… trong phạm vi mình phụ trách hoặc được Giám đốc giao . 2.3.3. Phòng Tổ chức – Hành chính – Lao động tiền lương. - Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện công tác tổ chức, cán bộ và lao động. - Tham mưu tổng hợp giúp việc cho Giám đốc và tổ chức thực hiện điều hành, quản lý công tác hành chính tổng hợp của nghiệp. - Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất công tác tổ chức nhân sự phục vụ sản xuất; xây dựng các mô hình, cơ cấu tổ chức - quản lý và nhiệm vụ cho các phòng, đội, tổ sản xuất trong nghiệp. - Tổ chức triển khai kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan tới người lao động; Nội quy lao động, các quy chế, quy định quản lý của nghiệp đến toàn thể CBCNV và kiểm tra việc thực hiện. - Tham mưu về công tác cán bộ: Tuyển dụng, sắp xếp, bổ nhiệm, miễn nhiệm và thuyên chuyển cán bộ. - Tham mưu về công tác lao động: Quản lý, thống kê, hợp đồng lao động; tổ chức, sắp xếp và điều động lao động. - Tham mưu về công tác chế độ , chính sách : Tiền lương (nâng bậc lương, chuyển ngạch lương) các khoản phụ cấp theo lương, tiền lương, tiền thưởng và các chính sách xã hội. - Tham mưu và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tuyên truyền giáo dục, công tác báo chí. - Tham mưu và công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng nghề nâng lương, bậc lương, tham quan học tập. - Tham mưu về công tác ATLĐ – ATGT và phòng chống cháy nổ; công tác bảo vệ trật tự an toàn cơ quan; bảo hiểm thân thể và quản lý phương tiện. - Thực hiện công tác văn thư lưu trữ tổng hợp theo quy định ( In ấn tài liệu và quản lý văn thư lưu trữ; tiếp nhận và sử lý công văn đến, đi và theo dõi quá trình giải quyết để tổng hợp báo cáo giám đốc). 9 - Xây dựng chương trình, lịch công tác của nghiệp. Chuẩn bị, dự họp, ghi chép, tổng hợp và ra thông báo nội dung các cuộc họp do Ban giám đốc chủ trì. - Tham mưu BGĐ bố trí trang bị và quản lý toàn bộ cơ sở vật chất văn phòng nghiệp. Có biện pháp phối hợp với các phòng, đội sử dụng tiết kiệm tài sản, trang thiết bị văn phòng. - Chịu trách nhiệm quản lý và phối hợp với các phòng ban chức năng thực hiện việc kiểm kê tài sản cố định hàng năm. - Tham mưu và thực hiện nhiệm vụ công tác thi đua khen thưởng của nghiệp. - Đảm bảo vệ sinh khuôn viên nghiệp, phân công khu vực vệ sinh chiều thứ sáu hàng tuần và các đợt phát động thi đua lao động sản xuất, các ngày lễ tết. - Phòng được biên chế tổ chức từ 05 đến 07 người + 01 trưởng phòng + 01 phó phòng + 4 – 5 chuyên viên, cán sự 2.3.4. Phòng Tài chính – Kế hoạch. - Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc nghiệp về công tác tài chính, kế toán và thống kê, kế hoạch điều độ sản xuất của nghiệp. - Lập và thực hiện kế hoạch Tài chính theo niên độ tháng, quý, năm. - Nghiên cứu, tham mưu, kiểm tra, đề xuất những vấn đề thuộc về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến công tác tài chính, kế toán và thống kê thực hiện đúng các chuẩn mực kế toán, pháp lệnh thống kê và các quy định hiện hành của Nhà nước, nghiệp. - Chịu trách nhiệm kiểm tra, lưu trữ đầy đủ các chứng từ kế toán phát sinh hàng ngày, bảo quản các hồ sơ, tài liệu về tài chính, kế toán, thống kê theo quy định. Từng bước tin học hoá công tác tài chính, kế toán thống kê trong quản lý. - Tham mưu công tác xây dựng đơn giá sản phẩm với cơ quan quản lý cấp trên và xây dựng đơn giá sản phẩm nội bộ cho đội sản xuất. - Thẩm định dự toán, quyết toán về chất lượng, đơn giá vật tư, vật liệu các công trình có giá trị từ > 5 triệu đồng; Thẩm định về số lượng, quy cách vật tư hàng hoá, nhân công phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh của nghiệp. - Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, bổ sung các chế độ, các quy định,quy chế quản lý và chính sách về công tác tài chính, kế toán, thống kê với Giám đốc và tổ chức hướng dẫn thực hiện. - Tham mưu lập kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của nghiệp theo chủ trương, pháp luật của nhà nước. 10

Ngày đăng: 19/07/2013, 09:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2. Mô tả chi tiết tình hình tổ chức của xí nghiệp. - CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HUYỆN THANH TRÌ
2.2. Mô tả chi tiết tình hình tổ chức của xí nghiệp (Trang 7)
Tình hình hoạt động sản xuất của xi nghiệp những năm vừa qua còn gặp nhiều - CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HUYỆN THANH TRÌ
nh hình hoạt động sản xuất của xi nghiệp những năm vừa qua còn gặp nhiều (Trang 18)
Bảng tổng hợp chỉ tiêu kinh tế từ năm 2007 đến 2009 - CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HUYỆN THANH TRÌ
Bảng t ổng hợp chỉ tiêu kinh tế từ năm 2007 đến 2009 (Trang 20)
Bảng tổng hợp CBCNV từ năm 2005 -2009 - CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HUYỆN THANH TRÌ
Bảng t ổng hợp CBCNV từ năm 2005 -2009 (Trang 31)
Nhận thức được yêu cầu của công tác BHLĐ trong tình hình mới là đồi hỏi phải tăng cườngcông tác huấn luyện, tuyên truyền BHLĐ, phổ biến pháp luật chính sách về BHLĐ có mục đích truyền tải đến tất cả những đối tượng những thông tin, hiểu biết cần thiết, hư - CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HUYỆN THANH TRÌ
h ận thức được yêu cầu của công tác BHLĐ trong tình hình mới là đồi hỏi phải tăng cườngcông tác huấn luyện, tuyên truyền BHLĐ, phổ biến pháp luật chính sách về BHLĐ có mục đích truyền tải đến tất cả những đối tượng những thông tin, hiểu biết cần thiết, hư (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w