Thiết kế, cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Hà Tĩnh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH LỜI NÓI ĐẦU ‘‘Mạng lưới cấp nước và các công trình liên quan” là một thành phần quan trọng trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị. Việc xây dựng một mạng lưới cấp nước hoàn chỉnh, phù hợp với thu cầu thực tế có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển đi lên và bền vững của từng thành phần cấu tạo cũng như của toàn khu đô thị. Vì vậy, để tổng kết kết quả học tâp sau năm năm của sinh viên ngành Cấp Thoát Nước – Kỹ thuật Môi trường, em được nhận đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Thiết kế, cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Hà Tĩnh” Đồ án được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng kết hợp với áp dụng các lý thuyết, tiêu chuẩn đã được kiểm chứng, đồng thời bám sát với phương hướng phát triển của địa phương trong tương lai, nhằm đạt được mục đích thiết kế hệ thống mạng lưới cấp nước và đáp ứng được nhu cầu hiện tại cũng như phù hợp với quá trình phát triển lâu dài của Thành phố Hà Tĩnh. Đồ án đã được hoàn thành sau hơn 3 tháng thiết kế. Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các thầy cô giáo bộ môn Cấp Thoát Nước khoa Kỹ thuật Môi trường – Trường Đại học Xây dựng, những người đã truyền đạt cho em không những các kiến thức cần có của một người kỹ sư mà là cả những kinh nghiệm, tình yêu, sự nhiệt tình trong công việc. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm của thầy giáo TS. Phạm Tuấn Hùng, người đã tận tình chỉ bảo và đóng góp những ý kiến quý báu giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Mặc dù đồ án đã được hoàn thành nhưng do kiến thức còn có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong có được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để đồ án của em được hoàn thiện hơn. Hà nội, ngày 20 tháng 01 năm 2010 Sinh viên thiết kế Võ Thành Huy GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 1 SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH I.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH : Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo thuộc vùng Bắc Trung bộ, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Lào, phía Bắc giáp Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên 6.044Km 2 , dân số 1,3 triệu người. Cơ cấu hành chính của tỉnh gồm 9 huyện và 2 thị xã bao gồm các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, hai thị xã là thị xã Hà tĩnh và Hồng Lĩnh. Trong đó thành phố Hà Tĩnh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh. Hà Tĩnh nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam (gió Lào), kinh tế kém phát triển, thu nhập kinh tế quốc dân chủ yếu là nông nghiệp. Trong nhiều năm qua được sự giúp đỡ của Trung ương cùng với nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong tỉnh, nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, tốc độ tăng trưởng kinh tế còn thấp, mức sống của nhân dân tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều khó khăn. Thành phố Hà Tĩnh là tỉnh lỵ của tỉnh Hà tĩnh nằm trong hệ thống đô thị theo chiến lược “Đô thị hoá và phát triển đô thị quốc gia” của cả nước và vùng Bắc Trung bộ. Trên trục hành lang quốc lộ I và ven biển Hà tĩnh sẽ hình thành 3 cụm đô thị: Đô thị Hà Tĩnh, đô thị Kỳ Anh, đô thị Hồng Lĩnh – Nghi xuân, trong đó Hà Tĩnh là đô thị trung tâm, có nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá và quá trình phát triển đô thị của tỉnh Hà Tĩnh. I.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN I.2.1. Vị trí địa lý : Thành phố Hà Tĩnh nằm ở trung độ so với hai cụm kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam trục hành lang kinh tế quốc lộ I và ven biển của tỉnh. Thành phố Hà tĩnh có toạ độ địa lý là 18 0 22’ vĩ Bắc, 105 0 56’ kinh Đông cách thủ đô Hà Nội 350 Km về phía Nam. + Bắc giáp cầu Cày sông Cửa Sót GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 2 SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH + Nam giáp xã Cẩm Bình huyện Cẩm Xuyên và hết xã Thạch Bình + Tây giáp sông Cày (Thạch Đài) + Đông giáp sông Rào Cái I.2.2. Địa hình, địa mạo : Nằm trong dải đồng bằng ven biển miền Trung, hình thành từ phù sa các sông và bồi tích biển, Thành phố Hà Tĩnh có địa hình thấp, trũng. Cao độ mặt đất Thành phố từ +0,5 ÷ +3,0 m, dốc thoải dần từ Tây Nam về Đông Bắc. + Khu vực đã xây dựng ở nội thị có cao độ: +3,0 ÷ +5,0 m; + Khu vực ven nội thị: cao độ: +2,0 ÷ 3,30m; + Khu vực đồng ruộng lúa xung quanh Thị xã: cao độ + 1,5 ÷ +2,0 m; + Khu vực ven sông Rào Cái cao độ rất thấp: 1 ÷ -0,5m Một phần Thành phố đều nằm dưới mức nước sông cao nhất về mùa mưa. Vì vậy, ven các sông Rào Cái và sông Cầy, một hệ thống đê vững chắc đã đựơc xây dựng để bảo bên Thành phố và các vùng lân cận. Về mùa mưa, mức nước sông Rào Cái có thể lên tới +3,8 m. Khi đó, nếu có mưa lớn trong Thành phố, toàn bộ Thành phố và các vùng xung quanh đều bị ngập úng. I.2.3. Khí hậu : Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Có 2 mùa rõ rệt: mùa lạnh, khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và mùa nóng, mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. a, Nhiệt độ không khí + Trung bình năm : + Cao nhất năm: + Tháp nhất năm: + Cao tuyệt đối: + Thấp tuyệt đối: 22,8 o C 37,5 o C 21,3 o C 39,7 o b, Độ ẩm tương đối không khí: GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 3 SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH + Trung bình năm: + Trung bình tháng: 86% 85 - 93% c, Số giờ nắng: + Trung bình tháng mùa đông: + Trung bình tháng mùa hè: 93 h 178 h d, Bốc hơi + Trung bình tháng cao nhất: + Trung bình tháng thấp nhất: + Trung bình năm: 131,18 mm 24,97 mm 66,64 mm/month e, Mưa: Mưa là yếu tố có tác động mạnh đến hệ thống thoát nước. Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng có lượng mưa cao và tập trung. + Lượng mưa trung bình năm: + Lượng mưa lớn nhất năm: + Lượng mưa lớn nhất tháng: + Lượng mưa lớn nhất ngày: 2.661 mm 3.700 mm 1.450 mm 657.2 mm (1983) (1992) e) Gió, bão: + Hướng gió chủ đạo hàng năm là từ Tây Nam và Đông Bắc. Gió Tây Nam nóng và khô từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm (chủ yếu ở các tháng nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 7). Gió Đông Bắc lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. + Vào mùa chuyển tiếp có gió mát, dễ chịu từ hướng Đông Nam. + Bão thường xảy ra váo các tháng từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Có năm có tới 3 trận bão (1971). I.2.4. Điều kiện địa chất và địa chất thuỷ văn + Điều kiện địa chất ở Thành phố Hà Tình khá phức tạp. Khoảng 10 m đầu tiên so với mặt đất chủ yếu là cát và cát pha sét. Độ chịu lực của nền đất vào khoảng 0,8 – 1,5 kg/cm2. GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 4 SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH + Khu vực Trường Đoàn có địa chất rất tốt. Theo tài liệu khảo sát địa chất: lớp trên là lớp đá tương đối đồng nhất có chiều dày từ 5 – 10 m, cường độ R > 2 Kg/cm 2 . + Về mùa mưa: mức nước ngầm xuất hiện ở độ sâu cách mặt đất từ 0,4 đến 1,0 m. + Về mùa cạn : mực nước ngầm sâu hơn cách mặt đất từ 1,5 đến 2,5 m. I.2.5. Thuỷ văn và thuỷ triều 1, Thuỷ triều Sông Rào Cái và sông Cày chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều. Về mùa khô, dòng chảy trong sông chủ yếu do thuỷ triều. Về mùa mưa, dòng chảy trong các sông là hỗn hợp giữa dòng nước từ thượng nguồn và dòng triều. Thuỷ triều ở Thành phố Hà Tĩnh là nhật triều không đều. Trong mỗi tháng có 2 lần triều cao và 2 lần triều thấp. Thời gian trung bình của chu kỳ này là khoảng 14 – 15 ngày. Biên độ triều lớn nhất trong năm thường xảy ra vào mùa khô. Từ tháng 5 đến tháng 7, biên độ triều trung bình tại Cửa Sót vào khoảng 117 cm. Về mùa khô, triều xâm nhập khá sâu vào nội địa. 2, Thuỷ văn a, Sông ngòi: - Sông lớn nhất chảy qua khu vực là Sông Rào Cái có diện tích lưu vực là 516 km 2 , phát nguyên từ dãy Đại Sơn giáp giới Kỳ Anh. Sông Rào Cái là đường thủy quan trọng vì được nối với sông Lam qua cống Trung Lương bằng hệ thống kênh nhà Lê. Tuy nhiên, về mặt cấp nước các sông này không có khả năng vì sự xâm nhập mặn với tần xuất tương đối cao. Ranh giới thâm nhập của thủy triều khoảng 34 km trên sông Rào Cái. Thủy triều ở đây theo chế độ bán nhật triều không đều, thời gian dâng nhỏ hơn thời gian rút. Biên độ lớn nhất vào các tháng 1; 6; 7; và 12. Các thông số: + Lưu lượng lớn nhất: Q max = 30 m 3 /s; + Lưu lượng nhỏ nhất: Q min = 0,2 m 3 /s; + Cốt mực nước nhất: H max = +6,87; + Cốt mực nước thấp nhất: H min = +1,79; GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 5 SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH + Hàm lượng cặn lớn nhất: C max = 9,91 g/cm 3 ; + Hàm lượng cặn nhỏ nhất: C min = 1,3 g/cm 3 . + Triều cường có biên độ 2,3 m. + Triều yếu có biên độ 0,3 – 0,4 m. - Sông Cầu Phủ nối thông ra biển có lưu lượng lớn nhất Qmax = 1430 m 3 /s, lưu lượng nhỏ nhất Qmin = 2 m 3 /s. Sông này bị ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều, độ nhiễm mặn cao (NaCL = 860 mg/l) cho nên không thể sử dụng cấp nước cho sinh hoạt. - Sông Cầu Đông: là sông nhỏ chủ yếu là nước tái sinh từ đồng ruộng chảy vào, thực chất là mương tiêu thoát nước, nước bị ô nhiễm nặng, đây không phải là nguồn nước cấp cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. - Sông Cầu Cầy là một nhánh của Sông Rào Cái bắt nguồn từ dãy phía Tây Thạch Hà và nhập vào sông Rào Cái tại Đò Điệm. - Sông Cụt, một sông đào được kiến tạo từ triều Nguyễn có chiều dài 2800 m, là công trình thoát nước tốt nhất cho trung tâm thành p hố và có ý nghĩa về giao thông đường thủy. Sông Cụt xuất phát tại trung tâm thĩ xã và hợp với sông Rào Cái tại ngã ba Đô Hà. b, Hồ Trong khu vực nghiên cưu có 8 Hồ, trong đó có 2 hồ lớn là Hồ Kẻ Gỗ và hồ Bộc Nguyên, các hồ còn lại là hồ nhỏ chủ yếu đóng vai trò chứa nước thải cho khu vực, cho nên không thể sử dụng vào mục đích cấp nước. - Hồ Kẻ Gỗ: Nằm ở phía Tây Nam thành phố Hà Tĩnh cách thành phố Hà Tĩnh 13 km. Hồ thu toàn bộ dòng chảy phía thượng lưu sông Rào Cái, được xây dựng cùng với hệ thống thuỷ nông Kẻ Gỗ, có tác dụng cắt lũ làm giảm đáng kể tình hình ngập lũ cho thành phố. Hồ Kẻ Gỗ phục vụ tưới tiêu cho 17.000 Ha đất nông nghiệp của hai huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên đồng thời cấp nước cho các nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Sau đây là một số thông số chính về hồ Kẻ Gỗ + Đưa vào sử dụng từ năm 1980 + Dung tích hồ: W = 228 triệu m 3 . GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 6 SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH + Diện tích lưu vực: F = 223 Km 2 . + Cao trình mực nước dâng trung bình: H tb = 30,5 m + Cao trình đỉnh đập H đ = 36 m + Cao trình mực nước chết H c = 14,7 m - Hồ Bộc Nguyên: Hồ Bộc Nguyên được xây dựng năm 1964 cách thành phố Hà Tĩnh 10 Km, chủ yếu cấp nước cho sinh hoạt. + Dung tích hồ W = 22 triệu m 3 . + Diện tích lưu vực F = 23 km 2 . + Cao trình mực nước cao nhất: H max =18 m + Cao trình mực nước dâng trung bình: H tb = 16 m + Cao trình đỉnh đập tràn thiết kế H đt = 20 m + Cao trình nước chết H c = 10,5 m I.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI I.3.1. Dân số - Năm 2009: 117.546 người - Dự báo phát triển dân cư: + Năm 2015: 160.000 người (với mức tăng cơ học và tự nhiên hàng năm 5,4%) + Năm 2025: 200.000 người (với mức tăng cơ học và tự nhiên hàng năm 3,4%) I.3.2. Các công trình hạ tầng xã hội Toàn thành phố có 130 cơ quan thuộc tỉnh, thị xã và Trung ương (chủ yếu là các cơ quan kinh tế , giao dịch), trong thành phố có một số hệ thống thương nghiệp, dịch vụ như: các trung tâm thương mại, chợ, khách sạn vừa và nhỏ. - Hệ thống trường học gồm: + 10 trường tiểu học, 6 trường trung học cơ sở, 2 trường trung học, 13 trường mẫu giáo; + 1 trường cao đẳng sư phạm, 1 trường công nhân dạy nghề. - Về Y tế: + 10 trạm y tế đặt tại phường xã; + 1 bệnh viện đa khoa tỉnh với 500 giường; GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 7 SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH + 1 bệnh viện y học cổ truyền với 200 giường; + 1 trung tâm y tế thị xã. - Giao thông đô thị: + Giao thông đối ngoại: Đường Quốc lộ 1A chạy qua thành phố Hà Tĩnh dài 6,85 Km, trong đó có 3,2 Km qua nội thị với chiều rộng đường 41m. + Bến ô tô diện tích 0,5 Ha, cảng sông có công suất bốc dỡ 15.000 tấn năm, cầu tàu bằng bê tông cốt thép cho tàu có trọng tải 200 tấn. + Giao thông nội thị: Hệ thống đường đô thị được xây dựng dạng ô vuông kết hợp nan quạt với tổng chiều dài 46 Km, mật độ bình quân 1,5 Km/Km2. - Cấp điện: Thành phố Hà Tĩnh được cấp điện từ mạng quốc gia 110 kv qua một trạm biến áp 110/35/10 kv đặt ở Thạnh Linh. Mạng phân phối điện gồm 10 km đường dây 10 kv và 82 trạm biến áp 10/0,4 kv. Tồng điện năng tiêu thụ năm 2000 là 44.300.000 kwh, tiêu thụ bình quân đầu người là 450 kwh/người/năm. GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 8 SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN THIẾT KẾ II.1. TÓM TẮT QUY HOẠCH CÁC GIAI ĐOẠN CỦA THÀNH PHỐ HÀ TĨNH II.1.1. Cơ sở hình thành phát triển đô thị : Trên cơ sở chiến lược quốc gia phát triển đô thị, dựa trên cơ sở tiềm năng kinh tế, văn hoá du lịch, thành phố Hà Tĩnh có các yếu tố phát triển như sau: - Trục hành lang mang tính chiến lược quốc lộ I chạy dài suốt tỉnh, nối Hà tĩnh với các tỉnh Thanh Hoá Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. - Quốc lộ 8 Phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh là trục hành lang kinh tế Đông Tây, có khả năng liên kết kinh tế với Lào và Thái Lan. - Quốc lộ 12 phía Nam tỉnh là một trong những tuyến đường xuyên á, đảm nhận vận chuyển hàng hoá từ Thái Lan, Lào ra cảng Vũng áng. Như vậy với sự hình thành các trục giao thông quốc tế và trong nước tạo điều kiện để thành phố Hà Tĩnh đẩy nhanh phát triển kinh tế, xã hội. II.1.2. Dự báo quy mô dân số qua các giai đoạn: Theo dự báo tỷ lệ tăng dân số của thành phố Hà tĩnh qua các giai đoạn như sau: Bảng II-1. Bảng dự báo tỷ lệ tăng dân số của thành phố Hà Tĩnh qua các giai đoạn (Đơn vị %) Năm 2015 Năm 2025 Tỷ lệ tăng dân số chung nội thị Trong đó: Tăng tự nhiên Tăng cơ học 5,4 1,2 4,2 3,4 1,3 2,1 Kết quả dự báo như sau: - Năm 2015: 160.000 người, nội thị 115.000 người, ngoại thị 45.000 người. - Năm 2025: 200.000 người, nội thị 140.000 người, ngoại thị 60.000 người. II.2. QUY HOẠCH CÁC GIAI ĐOẠN CẤP NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ TĨNH: II.2.1. Khu vực cấp nước và dân số: Khu vực đề xuất quy hoạch cấp nước bao gồm các khu đô thị, khu hành chính khu dịch vụ công cộng, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp hay làng nghề và khu công nghiệp của thành phố Hà Tĩnh và thị trấn Thạch Hà. − Quy mô dân số trong khu vực: GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 9 SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH + Năm 2015 cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất cho 8 phường nội thành (Thạch Linh, Bắc Hà, Thạch Hưng, Thạch Phú, Tân Giang, Nam Hà, Thạch Yên và Đại Nải) và 2 xã ngoại thị (Thạch Trung và Thạch Quý). Dự kiến dân số trong thành phố Hà Tính: khu vực nội thị (KV1) là 115.000 người, ngoại thị (KV2) là 45.000 người. + Năm 2025 cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất cho 10 phường nội thị (Thêm 2 phường Thạch Trung và Thạch Quý) và 3 xã ngoại thị (Thạch Hạ, Thạch Môn và Thạch Bình). Dự kiến dân số trong thành phố Hà Tính: nội thị (KV1) là 140.000 người, ngoại thị (KV2) là 60.000 người. + Đồng thời cấp nước cho Khu công nghiệp Mỏ sắt với dân số năm 2015 là 15.000 người, năm 2025 là 20.000 người. − Các khu công nghiệp tập trung: + Xây dựng mới khu công nghiệp khai khoáng quặng sắt trong đó bố trí các nhà máy tuyển quặng, khu khai thác quặng, các xí nghiệp phụ trợ, bãi thải công nghiệp, với quy mô 350 ha. + Di chuyển các nhà máy xí nghiệp gây ô nhiễm trong nội thị ra khu công nghiệp địa phương ở phía Bắc gần cảng Hộ Độ bao gồm các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản và thuỷ sản, cơ khí và công nghiệp tiêu dùng, với quy mô 40 ha. + Xây dựng các khu tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống quy mô 15-20 ha tại khu vực Thạch Hưng, Cầu Phủ. II.2.2. Tiêu chuẩn cấp nước a) Đến năm 2015: − Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt: + Nội thị: 120l/ng,ngđ cấp cho 90% dân cư. + Ngoại thị: 90l/ng,ngđ cấp cho 70%. − Tiêu chuẩn cấp nước cho công nghiệp: 32 m 3 /ngđ.ha − Nước công cộng: 10% − Nước dự phòng rò rỉ: 30% − Nước dùng cho bản thân nhà máy: 5% b) Đến năm 2025: − Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt + Nội thị: 150l/ng,ngđ cấp cho 100% dân cư. + Ngoại thị: 100l/ng,ngđ cấp cho 80% dân cư. − Tiêu chuẩn cấp nước cho công nghiệp: 35 m 3 /ngđ.ha − Nước công cộng: 10% − Nước dự phòng rò rỉ: 25% − Nước dùng cho bản thân nhà máy: 5% GV HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TUẤN HÙNG 10 SV THỰC HIỆN : VÕ THÀNH HUY_MSSV: 4010.50 [...]... WTKBC = 13000 (m3) Giai on II Kt qu tớnh toỏn c th hin trong bng V 6 Bng V - 6 Xỏc nh dung tớch iu hũa b cha giai on 2015 2025 Bảng 6: xác định thể tích điều hòa bể chứa nhà máy nƯớc giai đoạn 2015 Giờ Lu lợng bơm cấp II Lu lợng bơm cấp I Lu lLu lợng n- ợng nớc vào ớc ra bể bể h 0_1 1_2 2_3 3_4 4_5 5_6 6_7 7_8 8_9 % qngđ 1.798 1.798 1.798 1.798 2.498 3.617 4.854 5.729 5.761 % qngđ 4.160 4.160 4.160 4.160... ta xỏc inh bng phng phỏp lp bng Giai on I: Kt qu tớnh toỏn c th hin trong bng V 5 Bng V 5 Th tớch iu hũa ca b cha giai on I Bảng 6: xác định thể tích điều hòa bể chứa nhà máy nớc giai đoạn 2015 Giờ Lu lợng bơm cấp II Lu lợng bơm cấp I Lu lLu lợng n- ợng nớc vào ớc ra bể bể Lu lợng nớc còn lại trong bể h % qngđ % qngđ % qngđ % qngđ % qngđ GV HNG DN : TS PHM TUN HNG SV THC HIN : Vế THNH HUY_MSSV: 4010.50 . NGHIỆP THIẾT KẾ CẢI TẠO & MỞ RỘNG HTCN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH I.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH : Hà Tĩnh. II.3.1. Hiện trạng hệ thống cấp nước : Trước năm 1954, thành phố Hà Tĩnh có hệ thống cấp nước do Pháp xây dựng, đây là hệ thống cấp nước tự chảy chủ yếu