1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam chuyên ngành: Văn học Việt Nam

58 230 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 12,11 MB

Nội dung

Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam chuyên ngành: Văn học Việt NamNgôn ngữ và Văn hóa Việt Nam chuyên ngành: Văn học Việt NamNgôn ngữ và Văn hóa Việt Nam chuyên ngành: Văn học Việt NamNgôn ngữ và Văn hóa Việt Nam chuyên ngành: Văn học Việt NamNgôn ngữ và Văn hóa Việt Nam chuyên ngành: Văn học Việt NamNgôn ngữ và Văn hóa Việt Nam chuyên ngành: Văn học Việt NamNgôn ngữ và Văn hóa Việt Nam chuyên ngành: Văn học Việt NamNgôn ngữ và Văn hóa Việt Nam chuyên ngành: Văn học Việt NamNgôn ngữ và Văn hóa Việt Nam chuyên ngành: Văn học Việt NamNgôn ngữ và Văn hóa Việt Nam chuyên ngành: Văn học Việt NamNgôn ngữ và Văn hóa Việt Nam chuyên ngành: Văn học Việt NamNgôn ngữ và Văn hóa Việt Nam chuyên ngành: Văn học Việt NamNgôn ngữ và Văn hóa Việt Nam chuyên ngành: Văn học Việt NamNgôn ngữ và Văn hóa Việt Nam chuyên ngành: Văn học Việt NamNgôn ngữ và Văn hóa Việt Nam chuyên ngành: Văn học Việt NamNgôn ngữ và Văn hóa Việt Nam chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Trang 1

NGUYEN THI THANH NGUYEN

KHONG GIAN VA THOI GIAN

NGHE THUAT TRONG TRUYEN NGAN THACH LAM, THANH TINH

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS Thành Đức Bảo Thắng

Trang 2

Trước tiên, tơi xin chân thành cảm on TS Thành Đức Bảo Thang, nguoi

đã tận tình hướng dẫn, động viên tơi trong quá trình nghiên cứu, hồn thành

luận văn

Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thây cơ trong Khoa Ngữ văn

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các Thầy cơ đã giảng dạy trong chương

trình Cao học - chuyên ngành Văn học Việt Nam - Khĩa 19, phịng Sau Đại

học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong quá trình học tập nghiên cứu Cuối cùng, tơi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, các đồng nghiệp, những người bạn đã luơn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tơi trong suốt quá

trình học cũng như thực hiện luận văn

Hà Nội, ngày 07 thang 07 nam 2017 Hoc vién

Trang 3

Tơi xin cam đoan những kêt quả nghiên cứu trong luận van nay là trung thực và khơng trùng lặp với các đê tài khác Tơi cũng xin cam đoan răng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dân trong luận văn đã được chỉ rõ nguơn gơc

Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2017 Học viên

Trang 4

Trang phu bia

LỜI Cảm Ơn cọ ĐH HH HH ng khu 1 Lời cam đoan ee 2 Mục lục c QC CĐ Ợ ng HH ng ng nh nha 3

9552710225 ` 5

20906212 12

Chương 1 Những vẫn đề chung -c <2 << 5 c2 16 1.1 Khái niệm khơng gian, thời gian nghệ thuật 16 1.1.1 Khái nệm khơng gian nghệ thuật 16

1.1.2 Khái niệm thời gian nghệ thuật 19

1.2 Mối quan hệ giữa loại hình truyện ngắn trữ tình với khơng gian và thời gian nghệ thuật - -. - <2: 22

1.3 VỊ trí của Thạch Lam, Thanh Tịnh trong truyện ngắn Việt nam nửa đầu thế kỉ XXX - LH ng HH 24

1.3.1 Vị trí của Thạch Lam trong truyện ngắn Việt nam nửa đâu thế

+99 24

Chương 2 Đặc điểm khơng gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngăn Thạch Lam, Thanh TĩỊnh - 33

2.1 Đặc điểm khơng gian nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam,

Thanh Tĩnh << <<<<<.<<ee-eeseee.e 33

2.1.1 Khơng gian hiện thực hàng ngày 33

2.1.2 Khơng gian hồi tưởng c S2 cà: 50

Trang 5

2.2.2 Thời gian hồi tưởng - 2c 2221112221 sớm 64

Chương 3 Phương thức tổ chức khơng gian, thời gian nghệ thuật trong

truyện ngăn Thạch Lam, Thanh TỊnh 74

3.1 Kết cầu khơng gian và thời gian nghệ thuật 74 3.1.1 Khơng gian, thời gian song hành quá khứ - hiện tại 74 3.1.2 Khơng gian, thời gian tuyến tính - ‹- s« 78 3.2 Ngơn ngữ trần thudt eee ee ceecceeeceeeccaeecneeseeeeesesan 81

3.2.1 Ngơn ngữ tinh tế, giản di, gần gũi với đời thường 82

3.2.2 Ngơn ngữ giàu chất thơ .-cc-cSc sec rx2 85

KET LUAN ccccccccccececeeeceeceeeeeeeeeeeeeesesteeeeteeeeeeenanenees 95

Trang 6

1 L¥ do chon dé tai

1.1 Văn học Việt Nam từ đầu thế ki XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 chính thức bước vào thời kì mới với những đổi thay lớn Điều kiện nội sinh cùng với những tác động của yếu tơ ngoại lai đã làm nên cuộc lột xác

trên mọi phương diện của xã hội, mang tới cho văn học một diện mạo mới:

hiện đại Cùng với sự phát triển nhanh chĩng của thơ ca (đặc biệt là phong trào Thơ mới) là sự phát triển mạnh mẽ khơng kém cả về số lượng lẫn chất

lượng của văn xuơi nghệ thuật với các thé loai nhu: tiéu thuyét, truyén ngan,

phĩng sự, tuỳ bút, Yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới, hiện đại hố văn học là nguyên nhân cơ bản tạo nên sự bùng nỗ, đồng thời tạo nên tính phức tạp của văn học gia1 đoạn này Tinh thần đổi mới và ý thức khang dinh ca tinh, phong cách luơn thường trực trong tư tưởng và nghệ thuật của mỗi nhà văn Trong sự phát triển bùng nỗ đĩ của văn học, truyện ngắn là thê loại cĩ sự phát triển nhảy vọt và cĩ đĩng gĩp quan trọng cho tiến trình hiện đại hố nền văn học dân tộc Là một lát cắt của đời sống, như giọt nước trong đại đương, nhưng truyện ngắn đã đề lại nhiều dư âm, ám ảnh trong lịng người đọc và trở

thành mĩn ăn tinh thần khơng thể thiếu của cơng chúng hiện đại Đặc biệt

Trang 7

truyện ngắn này

1.2 Thạch Lam và Thanh Tịnh là hai nhà văn tiêu biểu của nền văn học

Việt Nam hiện đại với thể loại truyện ngắn trữ tình Nếu Thạch Lam gan két người đọc qua những trang viết giàu “cảm xúc yêu thuong va triu mến về

những mảnh đời nhỏ bé, khuất lấp” thì truyện ngắn Thanh Tịnh lại khiến

người ta nhớ “cái khơng khí, cái dư vị quyến luyến ngọt ngào, cĩ pha chút ngậm ngùi buồn thương” Cĩ thể nĩi, truyện ngăn Thạch Lam, Thanh Tịnh đã đưa người đọc đến với những mạch nguồn trong trẻo, chút an nhiên lưu dấu

trong thắm sâu bản thê mỗi con người, cuộc đời

1.3 Bằng thê loại truyện ngăn, Thạch Lam và Thanh Tịnh đã thể hiện

rõ cá tính sáng tạo và tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến các yếu tơ nghệ thuật như: kết câu, cốt truyện, xây dựng nhân vật, khơng gian và thời gian, đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học với những hướng tiếp cận ngày càng mở đề phù hợp với cái nhìn hiện đại Vì vậy, tìm hiểu yếu tơ khơng gian, thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Thạch Lam, Thanh Tịnh vẫn luơn cân thiết, gĩp phần hiểu sâu hơn về giá trị nghệ thuật của tác phẩm và phong cách riêng của mỗi nhà văn Từ đĩ, người nghiên cứu - giáo viên giảng dạy ở Phổ thơng Trung học sẽ tự cung cấp cho mình kiến thức sâu hơn về thê loại, tài năng và phong cách nghệ thuật của nhà văn, phục vụ tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy của mình

Với những lý do trên, chúng tơi chọn đề tài “Khơng gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam, Thanh Tịnh”

2 Lịch sử vẫn đề

Trang 8

2.1 Những ý kiến nghiên cứu về truyện ngắn Thạch Lam

Thạch Lam là một cây bút giàu tình cảm, tính tế của Tự lực văn đồn và đã tạo được hướng đi riêng, độc đáo Những trang viết của ơng giàu lịng nhân ái, luơn hướng về cái đẹp, cái thiện, gợi lên ở người đọc nhiều suy nghĩ về tình yêu thương, nhân phẩm và lịng trắc 4n của con người Cĩ nhiều cơng trình nghiên cứu cơng phu tìm tịi, khẳng định giá trị nhiều mặt của văn chương Thạch Lam Tác phẩm của ơng được tái bản và được giảng dạy ở nhiều bậc học (từ THCS đến Đại học và trên Đại học) Điều đĩ cho thấy tam cỡ của một nhà văn khơng phụ thuộc vào SỐ lượng tác phẩm họ để lại cho đời

mà ở những giá trị trường tồn của bản thân tác phẩm

2.1.1 Trước Cách mạng

Nhà văn Khái Hưng của Tự lực văn đồn khi gửi bài tựa cho tập truyện ngắn Giỏ đầu mùa của Thạch Lam đã cĩ nhận xét: “Nếu ta cĩ thê chia ra hai hạng nhà văn, nhà văn thiên về tư tưởng và nhà văn thiên về cảm giác, thì tơi quả quyết đặt Thạch Lam vào hạng dưới Ở chỗ mà người khác dùng tu tưởng, dùng lời cĩ khi rất rậm để tả cảnh tả tình, ơng chỉ nĩi một cách giản dị cái cảm giác của ơng Cái cảm giác ấy bao quát hết tư tưởng của tác giả và của độc giả, nhiều khi đi xa hơn, sâu hơn tư tưởng, vì cĩ cái ta cảm thấy mà

khơng thể dùng tư tưởng để mơ tả, để giải phẫu cái cảm giác của ta ra được,

nhất là một cảm giác nhẹ nhàng như cái rung động khẽ như cánh bướm non của người cha ngắm đứa con đầu lịng nằm ngủ” [19, tr.7] Như vậy, cây bút chủ chốt của Tự lực văn đồn đã nhận ra Thạch Lam là nhà văn thiên về cảm xúc, cảm giác Dưới ngịi bút của ơng những yếu tố vơ hình như tâm hỗn con

Trang 9

Năm 1942, Vũ Ngọc Phan đã cho ra đời một cơng trình khả đồ sộ viết về các Nhà văn hiện đại Khi bàn về Thạch Lam, ơng vừa đồng tình và nhẫn mạnh những phát hiện của Khái Hưng, vừa chỉ ra nét độc đáo trong sở trường truyện ngăn của Thạch Lam: “ Ơng cĩ một ngịi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vơ cùng, ngịi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những cảm tình, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người, mà ơng tả một cách thật tinh vi” [25, tr.41] Vũ Ngọc Phan đã đánh giá rất cao thành cơng của Thạch Lam: từ tập Gio đầu mùa đến tập Sơ: tĩc, Thạch Lam đã cĩ một bước tiến dài về nghệ thuật miêu tả cảm giác, nghệ thuật viết truyện ngắn

Nhân ngày giỗ đầu của nhà văn Thạch Lam, Thế Lữ - người bạn tâm giao của ơng đã viết rất hay về Tính cách tạo tác của Thạch Lam Bên cạnh những hồi niệm về cố nhà văn, Thế Lữ khăng định: “Khơng một sáng tác nào của Thạch Lam mà khơng cĩ rất nhiều Thạch Lam trong đĩ” [15, tr.529] “Thạch Lam sống hết cả từng ý văn, từng câu văn anh viết lên giấy Sự thực của tâm hồn mà Thạch Lam nén trong lời của văn chương phức tạp nhiều hình nhiều vẻ, nhưng bao giờ cũng đằm thắm cũng nhân hậu cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương” [15, tr.530] Như vậy theo Thế Lữ, ở Thạch Lam, văn chính là người

Cĩ thể nĩi, trước năm 1945 những bài viết về Thạch Lam đều là những

lời tri âm, những cảm nhận tỉnh tế, bước đầu khẳng định Thạch Lam trên một số phương diện

2.1.2 Sau Cách mạng

Trang 10

Thạch Lam đối với nền văn xuơi nước nhà

Trong lời giới thiệu về Giĩ đầu mùa (Từ điển văn học, Tập L 1988), Nguyễn Phương Chi và Nguyễn Huệ Chi đã phát hiện ra những hai yếu tơ

hiện thực và thi vị “đan cài xen kẽ với nhau” trong truyện ngăn Thạch Lam Cĩ thể nĩi, Giĩ đầu mùa là tập truyện ngắn đầu tiên song cũng là tập truyện ngăn bộc lộ rõ phong cách già đặn và điêu luyện của Thạch Lam Cũng trong tập truyện ngắn này chúng ta cĩ thể thấy một Thạch Lam với phong cách nhẹ nhàng, rất riêng so với các nhà văn khác trong Tự lực văn đồn

Nguyễn Hồnh Khung trong mục Thạch Lam (7 điển văn học Tập II,

1988) đã khẳng định thêm một lần nữa khuynh hướng đi vào thế giới bên

trong của Thạch Lam Tác giả cho răng: “Văn của ơng giản dị, trong sáng nhiều khi nhẹ mà sâu sắc thâm tram Duong như ơng là người đầu tiên biết khai thác chất thơ trong đời sống hàng ngày” Về mặt phong cách nghệ thuật nhà nghiên cứu nhận xét ““Iruyện của Thạch Lam xa lạ với mọi thứ hấp dẫn bề ngồi, nhiều truyện dường như khơng cĩ cốt truyện, song vẫn cĩ sức lơi

cuốn riêng” [17, tr.347]

Đặt Thạch Lam trong Tự lực van doan, trong Tuyển tập Thạch Lam (1988), Phong Lê đã xem xét truyện ngắn Thạch Lam “ở giá trị hiện thực trên

một số cảnh đời, ở tình thương và lịng trân trọng người nghèo, ở ý vị và màu

sắc dân tộc, mà Thạch Lam khơng nặng vì những chữ dùng to tát, hoặc những

cấu trúc gấp gấp, vội vàng Câu chữ chỉ cần đủ cho phơ diễn, và ơm sát những

Trang 11

câu văn xuơi Tiếng Việt giữ được vẻ đẹp riêng tươi đậm và lâu bền của nĩ”

[23, tr.28]

Tác giả Nguyễn Hồnh Khung trong Lời giới thiệu văn xuơi lãng mạn

Việt nam 1930-1945 (1989) tiếp tục đưa ra những nhận xét xác đáng về nghệ

thuật, về phong cách giàu chất nhân bản, chất thơ của truyện ngắn Thạch Lam Theo ơng “nhiều truyện ngắn Thạch Lam khơng cĩ truyện mà man mác

như một bài thơ” Thạch Lam đã gĩp phan nâng cao trình độ truyện ngắn Việt

Nam lên một bước mới

Năm 2001, cuỗn Thạch Lam về tác gia và tác phẩm do hai tác giả Vũ Tuan Anh và Lê Dục Tú đã tuyển chọn, giới thiệu và tập hợp phần lớn các bài nghiên cứu về Thạch Lam từ cuỗi những năm 1930 đến nay, cung cấp những

tài liệu cần thiết về cuộc đời và sự nghiệp của Thạch Lam: Phạm Phú Phong

với bài Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam đã nêu ra các kiêu, cách xây dựng thế giới nghệ thuật của Thạch Lam với khơng gian, thế giới nhân vật, ngơn ngữ; Trần Ngọc Dung với bài Phong cách truyện ngắn Thạch Lam đã nêu lên được thế giới nhân vật của Thạch Lam, khơng gian, giọng điệu; Thể giới nhân vật của Thạch Lam của tắc giả Hà Văn Đức; Truyện ngăn Thạch Lam - Đặc điểm khơng gian nghệ thuật của Hồ Thế Hà: Sự xuất hiện của các bài viết này đã chứng tỏ việc nghiên cứu Thạch Lam và những sáng tác của ơng đã cĩ một bước tiễn dài và Thạch Lam đã được xếp vào hàng những nhà văn lớn

trong tiễn trình của nền văn học Việt Nam

Trong những năm gần đây, vận dụng lí thuyết về thi pháp học, nhiều

luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã cĩ những khám phá về sáng tác của Thạch

Lam ở mọi phương diện Luận án tiến sĩ của Phạm Thị Thu Hương (1995) khăng định: ngơn ngữ của Thạch Lam tập trung diễn tả tâm trạng cảm giác

trên nhiều cấp độ Thuộc thê loại truyện ngắn trỡ tình, nên truyện của ơng cĩ

Trang 12

trạng nhân vật Luận án tiễn sĩ của Nguyễn Thành Thi (2000) nghiên cứu khá sâu sắc về phong cách văn xuơi nghệ thuật của Thạch Lam Theo tác giả

những yếu tơ như cốt truyện, kết cấu, tình huống, được nhà văn sáng tạo dé

khắc họa nhân vật Ngơn ngữ văn xuơi nghệ thuật của Thạch Lam là “Ngơn

ngữ của đời sống và của tâm hồn Nét nỗi bật ở đây là tính hiện đại và sức tập

trung gợi tả cảm giác”

Luận văn thạc sĩ phải kể đến: TH pháp truyện ngắn Thạch Lam, cha Nguyễn Bích Thảo; Thạch Lam từ quan niệm nghệ thuật đến sáng tác của Nguyễn Thị Thuý; Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam của Vũ Thị Mỹ Hạnh; Hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Thạch Lam của

Hà Thuý Nga; Phong cách nghệ thuật Thạch Lam của Võ Thị Hồng Thu;

Quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam của Đào Thị Yến; Nhìn chung các

luận văn trên khác nhau về gĩc nhìn, quy mơ nghiên cứu, nhưng trực tiếp hay gián tiếp đều gĩp một tiếng nĩi cĩ ý nghĩa cho việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Thạch Lam

Bên cạnh đĩ trong những năm qua các trường Đại học Tổng hợp, trường Đại học Sư phạm trong cả nước đã cĩ nhiều giáo trình nghiên cứu, giảng dạy cho sinh viên khoa văn

2.2 Những ý kiến nghiên cứu về truyện ngăn Thanh Tịnh 2.2.1 Trước Cách mạng

Cĩ thê nĩi, người đầu tiên nhận ra tải năng văn xuơi của Thanh Tịnh

chính là Thạch Lam khi ơng viết lời tựa cho tập truyện ngắn Quê mẹ, xuất bản năm 1946 Thạch Lam đã dùng những câu chữ đẹp nhất để ca ngợi nĩ Ơng đã hiểu và nhận thấy sự chi phối mạnh mẽ của con người thi sĩ ở Thanh Tịnh đối với cách nhìn nhận cuộc sống Ơng nhận thấy 6 Thanh Tinh mot tình yêu quê

hương xứ sở đẳm thắm, thiết tha: Thanh Tịnh cĩ lẽ là nhà văn đầu tiên ở miền

Trang 13

những dây liên lạc nhẹ nhàng như tơ đồng ngày thu, nhưng khơng vì thế mà kém phần vương vít và quyến luyến Giĩ mùa của cả một vùng làng mạc va đồng ruộng ấy, chúng ta thấy lướt qua trong các tác phẩm của ơng, trong những truyện ngắn mà hầu hết khung cảnh là lũy tre của một xĩm nhỏ, hoặc dịng sơng con chảy qua ruộng lúa xanh tươi Nhà văn cũng chỉ ra đặc trưng cốt truyện của Thanh Tịnh chỉ là những việc xảy ra trong đời thường ngày của các nhân vật vẫn sơng trong các làng bến rai rác theo dọc sơng hay bỏ nơi ấy đi làm ăn phương xa

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan khi nghiên cứu về Thanh Tịnh đã đưa

ra nhận xét: Thứ tình cảm ở tiểu thuyết Thanh Tịnh là thứ tình cảm êm dịu,

nhẹ nhàng, thứ tình cảm của những người dân quê hồn hậu Trung Kì diễn ra trong khung cảnh sơng nước đồng ruộng Hầu hết truyện ngắn của Thanh

Tịnh chỉ rặt những cái đầy thơ mộng, đầy huyền ảo Bởi Thanh Tịnh, tác giả

của những truyện ngắn “thơ mộng, huyền ảo” ấy là một thi sĩ 2.2.2 Sau Cách mạng

Trong khi hầu hết các nhà nghiên cứu khác thường chỉ đặt Thanh Tịnh trong mạch liên tưởng tới các tác giả, tác phẩm gần gũi cùng giai đoạn thì Nguyễn Hồnh Khung, trong một số bài tiểu luận của mình đã dành nhiều sự chú ý tới Thanh Tịnh: “Mỗi truyện ngăn cua Thanh Tinh là một bài thơ, mang chất thơ của cảnh vật và tâm hồn con người Việt Nam bình di xiết bao thương mến Song ngịi bút rất thi sĩ ấy khơng chỉ khai thác những gì thi vị, ngọt ngào, mà cịn viết nên những trang nhức nhối, đầy ám ảnh về số phận thê thảm của người nghèo khơ trong cuộc sống vật lộn dữ dội với đời sống” [18,

tr.14]

Trang 14

khơng kêu to sau các trang sách, song sự bất hạnh vì thế lại hiện ra khơng ai cĩ thể cưỡng lại nổi, nĩ như khơng khí bao quanh người ta, và sống lâu với

nĩ, ta quen đi lúc nào khơng biết” [24, tr.230]

Bên cạnh những ý kiến đánh giá về truyện ngắn của Thanh Tịnh, cịn

cĩ một số bài viết, luận văn, luận án khác nghiên cứu về những tác phẩm của

ơng cũng như về khía cạnh nghệ thuật như: Đặc điểm truyện ngăn Thanh Tịnh trước 1945: Khơng gian làng quê trong truyện ngàn Thanh Tinh, Thanh Châu, Đổ Tốn; Khơng gian sĩng đối trong truyện ngăn Thanh Tịnh; Truyện ngăn Thanh Tịnh trong dịng truyện ngăn trữ tình việt nam 1930-1945;

Cĩ thể thấy, mặc dù các cơng trình nghiên cứu về Thanh Tịnh chưa thật nhiều như một số tác giả khác nhưng hầu hết các ý kiến đánh giá đều thừa nhận sự đĩng gĩp của Thanh Tịnh trong nên văn học nước nhà nĩi chung và trong thể loại truyện ngắn nĩi riêng

Tĩm lại, trên cơ sở điểm lại những nét cơ bản về tình hình nghiên cứu

văn chương của Thạch Lam, Thanh Tịnh trong thời gian qua cĩ thể thấy: Hai nha văn đều cĩ sở trường về truyện ngăn, đặc biệt là truyện ngắn trữ tình và cĩ khả năng diễn tả những cảm xúc kỳ điệu trong tâm hồn con người Truyện ngắn của họ ít hành động: vai trị của tất cả các yếu tố, ngơn ngữ, cốt truyện, kết cấu, lời văn, giọng điệu, khơng gian, thời gian, hệ thống nhân vật, đã gĩp phần làm nên một Thạch Lam, Thanh Tịnh rất riêng, đặc sắc

Trang 15

3 Mục đích nghiên cứu

Qua đề tài này, chúng tơi đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu việc sử dụng khơng gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngăn của Thạch Lam và Thanh Tịnh, gĩp phần khẳng định những đĩng gĩp của hai nhà văn trong nên

văn học dân tộc Thơng qua đĩ, cũng giúp chúng tơi cĩ thêm kiến thức về văn

học Đồng thời, quá trình tìm hiểu này cũng là nền tảng rèn luyện cho chúng tơi kỹ năng, phương pháp nghiên cứu văn học

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tiến hành nghiên cứu hai yếu tơ nghệ thuật cơ bản:

- Khơng gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Thạch

Lam;

- Khơng gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Thanh

Tinh;

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn chủ yếu khảo sát các tập truyện ngắn Giĩ đấu mùa (1937), Nẵng trong vuon (1938), Soi toc (1942) cua Thach Lam va cac tap Qué me (1941), Ngậm ngải tìm trầm (1943) của Thanh Tịnh Bên cạnh đĩ khảo sát một số tác phẩm của các cây bút truyện ngắn cùng thời để so sánh đối chiếu lam sang to van dé

5 Phuong pháp nghiên cứu

Do mục đích, yêu cầu và phạm vi nghiên cứu nên luận văn chỉ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp tiếp cận hệ thống: - Phương pháp phân tích;

- Phương pháp so sánh, đối chiếu;

Trang 16

Các phương pháp này cĩ liên quan chặt chẽ và cĩ ý nghĩa bồ trợ nhau, được sử dụng phối hợp linh hoạt trong quá trình nghiên cứu

6 Đĩng gĩp của luận văn

Bằng việc tìm ra hai yếu tố quan trọng về khơng gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngăn trữ tình trước năm 1945 của Thạch Lam, Thanh Tịnh, luận văn sẽ gĩp thêm một tiếng nĩi trong việc khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm cũng như phong cách riêng của các nhà văn Đồng thời gĩp phần vảo việc giảng dạy và nghiên cứu về tác phẩm của hai nhả văn trong nhà trường nĩi riêng và trong dịng truyện ngăn hiện đại Việt Nam nĩi chung

7 Câu trúc luận văn

Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm cĩ ba chương:

Chương 1 Những vẫn đề chung

Chương 2 Đặc điểm khơng gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam, Thanh Tình

Trang 17

NOI DUNG

CHUONG 1 NHUNG VAN DE CHUNG

1.1 Khai niém khong gian, thoi gian nghé thuat 1.1.1 Khai niém khong gian nghé thuat

Khơng gian theo quan niệm của triết học, là phương thức tồn tại của vật chất Khơng cĩ vật thể nào, kể cả con người trong vũ trụ tồn tại ngồi khoảng khơng gian Điều nảy cũng cĩ nghĩa là khơng thê tìm hiểu con người trong sự tách rời khơng gian mà nĩ tơn tại Với ý nghĩa là một hình thức cho các hiện tượng vật chất tồn tại, khơng gian mang tính khách quan Nĩ cĩ những đặc tính riêng khơng phụ thuộc và biến đối theo ý muốn chủ quan của con người Khơng gian luơn là một trong những đối tượng mà con người khao khát chiếm lĩnh Song, sự rộng lớn đến vơ cùng vơ tận của nĩ nhiều khi năm ngồi tầm tay của con người

Trong hệ thống thi pháp, khơng gian nghệ thuật là một bộ phận quan trọng Các nhà văn nhà thơ trong sáng tác của mình luơn chú trọng xây dựng,

miêu tả hình tượng khơng gian, từ đĩ thể hiện cách nhìn đầy chất chủ quan về

thế giới xung quanh, cảm xúc của bản thân khi đối diện hay trải qua đời sống trong khơng gian đĩ Nĩ cũng là cánh cửa để qua đĩ người đọc hiểu hình tượng và tư tưởng được tác giả gửi găm vào trong tác phẩm

GS Trần Đình Sử trong cơng trình Một số vấn đề thi pháp học hiện đại phát biểu khái niệm về khơng gian nghệ thuật như sau: “Khơng gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển

khai của thế giới nghệ thuật Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn

Trang 18

thuật” [27, tr.42-43] Tác giả cũng giải thích rõ hơn về khơng gian nghệ thuật: “Là một hiện tượng nghệ thuật, khơng gian nghệ thuật là một hiện tượng ngoại lệ, mang ý nghĩa cảm xúc, tâm tưởng Khơng gian trong văn học được biểu hiện bằng khơng gian điểm mang tính chất ước lệ, tượng trưng (đỉnh Ơlimpơ, Tây trúc, Thiên đình, làng quê, bến sơng, tha hương, ngồi vườn, ), hoặc các từ chỉ khơng gian vốn đã mã hĩa sẵn về ý nghĩa trong đời sống (trên cao, dưới thấp, quanh co, rộng hẹp, ngắn dài, ), khơng gian nghệ thuật thể hiện tập trung vào cái nhìn, điểm nhìn, điểm quan sát khơng gian và thời gian” [27, tr.44]

Từ điển thuật ngữ văn học cũng giải thích về khơng gian nghệ thuật: “Khơng gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về khơng gian, ngồi khơng gian vật thể cịn cĩ khơng gian tâm tưởng Khơng gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học cĩ tác dụng mơ hình hĩa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như:

thời gian, xã hội, đạo đức, tơn tI trật tự, Khơng gian nghệ thuật chang

nhting cho thay cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngơn ngữ tượng trưng, mà cịn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay cả một giai đoạn văn học Nĩ cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật”

[12, tr.160-161]

GIữa khơng gian nghệ thuật và thể loại tác phẩm cĩ mối quan hệ khá

chặt chẽ Khơng gian nghệ thuật nhiều khi phản ánh đặc trưng thể loại của

Trang 19

tình thường nghiêng về khơng gian vũ trụ, khơng gian tỉnh thần, ở đĩ thường cĩ đất trời mênh mơng thống đãng, thiên nhiên đây sức sống, cơ đơn lặng lẽ

ít cĩ hình bĩng con người, hay đĩ là nơi mà nhân vật trữ tình đối diện với

chính mình, bộc lộ suy nghĩ tình cảm thái độ của mình trước cuộc sống

Giáo trình thi pháp học - Đại học Huế đã nêu lên một số đặc điểm của

khơng gian nghệ thuật: “Nĩ (khơng gian trong tác phẩm nghệ thuật) khơng đơn giản là khơng gian vật chất, khơng phải là một hiện tượng cơ giới máy mĩc mà chủ yếu là sự tái hiện lại khơng gian tinh thần Khơng gian nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với cảm xúc và mang ý nghĩa nhân sinh Do vậy, ngồi ba chiều thơng thường, khơng gian này cịn cĩ chiều thứ tư: chiều tâm tưởng- khơng gian của cảm xúc, của ước vọng” [34, tr.30-31] Nghiên cứu về khơng

gian nghệ thuật, sẽ thật thiếu sĩt nếu chỉ nghiên cứu về khơng gian hiện thực,

khơng gian vật lí được tác giả miêu tả trong tác phẩm mà quên đi khơng gian trong thế giới tâm tưởng của con người Thậm chí đây là lớp khơng gian quan

trọng nhất mà người cảm thụ văn học cần chiếm lĩnh, khơng gian hiện thực

chỉ là cái cớ để tác giá nêu lên quan điểm của mình

Tĩm lại, dù cĩ nhiều cách định nghĩa và quan niệm về khơng gian, chúng ta vẫn thấy một số điểm chung nhất định: Khơng gian cũng là một dạng hình tượng văn học, tác giả xây dựng khơng gian theo quan niệm và ý đồ

riêng của mình, khơng gian đĩ được thể hiện lặp đi lặp lại nhiều lần tạo thành

Trang 20

1.1.2 Khai niém thoi gian nghé thuat

Cũng giỗng như khơng gian, thời gian theo quan niệm của triết học, là

phương thức tồn tại của vật chất Khơng cĩ vật chất nào tồn tại ngồi thời

gian Thời gian vật lý tồn tại một cách khách quan và được đo bằng những con số, những lát cắt đều đặn: giờ, ngày, tháng, năm Trong dịng thời gian khách quan ấy khơng cĩ sự khác biệt giữa hơm qua và hơm nay, giữa ngày này với ngày khác Nĩ chảy trơi đều đặn và theo đúng tuân tự ba chiều: quá khứ, hiện tại, tương lai

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nĩ Cũng như khơng

gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng

xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian Và cái được trần thuật

bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật” [12,

tr.322] Thời gian là hình thức nội tại bên trong của hình tượng nghệ thuật thê

hiện tính chỉnh thê của nĩ Thời gian nghệ thuật khơng phải là thời gian khách quan, vận động theo trật tự một chiều, trước sau khơng thể đảo ngược mà là thời gian soi chiếu bởi tư tưởng, tình cảm của nhà văn, được nhào nặn và trở thành hình tượng nghệ thuật, phù hợp với quan điểm nghệ thuật của nhà văn

về con người và thế giới Vì thế thời gian nghệ thuật cĩ thể nhan hay chậm,

dài hay ngắn, liên tục hay đứt quãng theo một logic riêng khơng hồn tồn trùng khớp với thời gian khách quan

Giáo trình Một số vấn đề Thị pháp học hiện đại của GS Tran Dinh St

Trang 21

qua chuỗi liên tục các biến đổi (biến cố) cĩ ý nghĩa thắm mỹ xảy ra trong thế giới nghệ thuật Là thời gian được cảm nhận bằng tâm lý và mang ý nghĩa

thâm mỹ nên thời gian nghệ thuật khác với thời gian khách quan đo bằng lịch

và đồng hỗ, nĩ cĩ thể đảo ngược, tử hiện tại hồi tưởng lại quá khứ” [27, tr.62]

Cịn trong tiêu luận Những thể giới nghệ thuật thơ của GSTrần Đình Sử thì thời gian nghệ thuật: “Là phương thức tồn tại của thế giới vật chất, thời gian cũng như khơng gian, đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống được phản

ánh như là một tất yếu của nĩ” [28, tr.390]

Qua các khái niệm trên ta cĩ thể rút ra một kết luận Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta cĩ thê thể hiện trong một tác phẩm văn chương với độ

dài của nĩ, với nhịp độ nhanh chậm, với các chiều quá khứ, hiện tại, tương

lai Thời gian nghệ thuật là sự sáng tạo của người nghệ sĩ làm cho người đọc

phải chờ đợi, chìm đắm tạm thời vào thế giới nghệ thuật Nếu thiếu sự cảm

thụ tưởng tượng của người đọc thì thời gian nghệ thuật khơng xác định

Là hình thức của hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học, bởi nĩ thê hiện thực chất sáng tạo của người nghệ sĩ Thời gian trong tác phẩm phụ thuộc vào điểm nhìn của tác giả, vì vậy nĩ được sử dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt hơn Và khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật cĩ thể quay về quá khứ, cĩ thể bay vượt tương lai xa xơi, cĩ thé dồn nén một khoảng thời gian đài, trong chốc lát thành vơ tận Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước ổo, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức, sự sống, cái chết, gặp gỡ chia tay, mùa này, mùa khác, tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm Như vậy, thời gian nghệ thuật gắn

liền với tổ chức bên trong hình tượng nghệ thuật Khi nào ngịi bút của người

Trang 22

lại mơ tả thì thời gian chậm lại Thời gian nghệ thuật là một phạm trù quan

trọng của thi pháp học bởi văn học là nghệ thuật của thời gian Thời gian là

đối tượng, chủ thể, là cơng cụ miêu tả, là ý thức và cảm giác về sự vận động

và thay đổi của thế giới trong các hình thức đa dạng của tác phẩm Thời gian trong tác phẩm văn học nĩi chung và trong truyện ngăn nĩi riêng là một yếu tố quan trọng và là phương diện hữu hiệu quan trọng nhất đề tổ chức nội dung tác phẩm Đĩ là lý do giải thích tại sao trong sáng tạo nghệ thuật các tác giả thường quan tâm đặc biệt tới thời gian trong tác phẩm

Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo ra nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lý Nĩ cĩ thể kéo đài hay rút ngắn thời gian thực tế, cĩ thể đảo ngược hay vụt tới tương lai, cĩ thể dừng lại, nghệ thuật cĩ thời gian riêng, thời gian nghệ thuật khơng trùng khít cũng khơng hồn tồn tơn tại trong thời gian vật chất bởi những sự kiện và tâm thế con người trong tác phẩm nghệ

thuật luơn vận động và phát triển riêng Văn học được xếp thuộc loại nghệ

thuật thời gian, nghĩa là hình tượng văn học mờ dần theo thời gian, gắn liền

VỚI Sự cảm thụ về thời gian Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của

con người trong thế giới Thời gian nghệ thuật được xây dựng theo cách thức cảm nhận thời gian, cảm nhận phương thức tơn tại giữa thế giới của con

người Phản ánh sự cảm nhận ay, thoi gian nghé thuat thé hién quan diém, tu

tưởng tác giả Đĩ cũng là sự sáng tạo của người nghệ sĩ để tạo ra một thế giới nghệ thuật cĩ thể trường tổn trong thời gian Như thế, thời gian trong nghệ thuật cũng mang đây tính chủ quan

Là thời gian tâm lý, thời gian nghệ thuật được cảm nhận qua lăng kính cảm xúc nên khơng nhất thiết phải theo trật tự vốn cĩ của tự nhiên (quá khứ - hiện tại - tương lai) mà cĩ thể đảo ngược quay về quá khứ, cĩ thể bay vượt tới

tương lai xa xơi, lại cĩ thể kéo đài cái chốc lát thành cái vơ tận Cảm quan

Trang 23

đọng một giây phút, vĩnh hằng hĩa một khoảnh khắc giữa một dịng đời vơ tận, cũng cĩ thể dồn nén khoảng cách vời vợi vào giờ khắc ngắn ngủi Hình tượng thời gian mang ý nghĩa khái quát cao khi cĩ khả năng biến thời gian cơ học bình thường thành thời gian vĩnh viễn

Quá khứ, hiện tại, tương lai khơng tách rời mà đan cài với nhau, cĩ khi

cái hơm qua cùng hiện hữu trong cái hơm nay, cái hơm nay dự bảo cái ngày mai, Thời gian đồng hiện giúp con người khắc phục cái tuyến tính - giới hạn đơn chiều của thời gian để vươn tới một sự tiếp xúc đa chiều trong khơng

gian Thời gian nghệ thuật đa dạng, gợi cảm đã trở thành một thuộc tính tất

yếu của hình tượng nghệ thuật: Trong quá trình sáng tạo, người nghệ sĩ đã xử lý yếu tơ này như một phương diện nghệ thuật cần thiết để tái hiện đời sống

va cau trac tác phẩm Thời gian nghệ thuật khơng chỉ biểu hiện nội dung cảm

hứng mà cịn đĩng vai trị như một thao tác thuộc tính về hình thức nghệ thuật từ đĩ mà thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học được thể hiện bằng nhiều phương thức

Ngồi ra thời gian nghệ thuật cịn được biểu hiện qua thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật Thời gian trần thuật là thời gian cua người kế, tức là thời gian người phát ngơn Nĩ vận động theo chiều vận động tuyến tính một chiều của văn bản ngơn từ Ngược lại, thời gian được trần thuật là thời gian của những sự kiện được nĩi tới bao gồm thời gian sự kiện - đĩ là

chuỗi sự kiện liên tục trong quan hệ liên tục trước sau, nhân quả

1.2 Mối quan hệ giữa loại hình truyện ngắn trữ tình với khơng gian và thời gian nghệ thuật

Trang 24

ngăn thường khơng nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dung theo kiểu tương phản hoặc liên tưởng

Truyện ngắn trữ tình là một kiểu truyện ngăn, một kiểu tổng hop thé loại, một mơ hình nghệ thuật độc đáo, cĩ sự kết hợp nhuan nhuyễn giữa yếu tơ tự sự (kế chuyện) với yếu tơ trữ tinh (tinh cam, cảm xúc, tâm trạng, rung

động), hình thức là truyện nhưng nội dung và cấu trúc là tiểu thuyết Đĩ là

một loại hình giỗng như một hình thức tổ chức trung gian giỡa truyện và thơ nhưng đã mang hơi thở hiện đại, khám phá và miêu tả đời sơng theo nguyên tắc tư duy tiểu thuyết Nĩ cũng tái hiện những số phận, những cảnh đời với những vận động biến đổi khơng ngừng về cuộc sống cũng như tâm trạng, nhưng điểm tựa chủ yếu khơng phải là hiện thực khách quan mà là hiện thực tâm trạng

Truyện ngắn trữ tình gần với thơ, mang đậm chất thơ của đời sơng bình đị của tình người Truyện ngắn trữ tình thường phi cốt truyện hoặc cốt truyện mờ nhạt, chủ yếu là cốt truyện tâm lý Nhân vật truyện ngăn trữ tình thường it được khắc họa ngoại hình, tính cách mà chủ yếu khắc họa, miêu tả thế g101 nội tâm với những cảm giác, rung động phong phú và phức tạp Trong truyện ngắn trữ tình, tính chủ quan của người nghệ sĩ sáng tạo cũng được thể hiện rất đậm nét Kết cấu truyện cĩ kết cấu gần với cấu tứ thơ trữ tình Những đặc điểm trên cho ta thấy truyện ngắn trữ tình cĩ vị trí ngang bằng độc lập với các dịng truyện ngắn khác, tạo nên sự phong phú, đa dạng của truyện ngắn hiện đại Việt Nam

Trang 25

quý, trân trọng, pha chút hồi cảm, tiếc nuối đối với những vẻ đẹp, những giá trị truyền thống của dân tộc, của đất nước trong mỗi con người Việt Nam trước sự đơi thay của thời cuộc Qua những trang miêu tả cảnh sắc quê hương với bờ tre, mái rạ, với dịng sơng, câu hị, với hương đồng giĩ nội, qua sự triỀn miên đi về của các nhân vật giữa các vùng thời gian, khơng gian, người đọc

cảm nhận được thấm thía một cái gì như là linh hồn của đất nước, thân thuộc

và hoang sơ Bên cạnh đĩ, truyện ngắn trữ tình cũng hướng ngịi bút của mình về phía những con người nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội bằng một niềm trắc ẩn chân thành

Như vậy, cĩ thể nĩi, trong sáng tác văn chương nĩi chung và trong truyện ngắn trữ tình nĩi riêng, khơng gian và thời gian nghệ thuật là nơi tạo nên giá trị và ý nghĩa của tác phẩm Nhà văn phải khéo léo tạo nên một khơng gian, thời gian trong tác phẩm của mình để đưa người đọc vào một thế giới

riêng mà ở đĩ cuộc sống thực tại đã được thu nhỏ lại và nĩ thể hiện mong

muốn của tác giả trong tác phẩm của mình

1.3 Vị trí của Thạch Lam, Thanh Tịnh trong truyện ngắn Việt nam nửa

đầu thế kỉ XX

1.3.1 Vị trí của Thạch Lam trong truyện ngăn Việt nam nửa dau thé ki XX

Thạch Lam sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 (tức ngày 1 tháng 6 âm lịch

năm Canh Tuất) tại ấp Thái Hà, Hà Nội Hồi nhỏ ơng cĩ tên là Sáu Khi bắt

dau đi học tại trường huyện Cẩm Giàng, gia đình làm khai sinh mới đặt tên là

Nguyễn Tường Vinh Đến năm 15 tuổi vì cần tăng thêm tuổi để đi học vượt

cấp, ơng làm lại giấy khai sinh, đổi tên thành Nguyễn Tường Lân và giữ tên

này cho đến khi qua đời

Trang 26

Sarraut để thi tú tài Sau khi thi đỗ tú tài phần thứ nhất ơng thơi học ở trường

về học ở nhà với mấy người anh

Sau đĩ, Thạch Lam theo anh thứ hai là Hồng Đạo vào Sài Gịn, ở

cùng anh thứ hai là Nguyễn Tường Cẩm đang làm tại Canh nơng Được

khoảng hai năm, Hồng Đạo bị đuơi đi Long Xuyên, Nguyễn Tường Cẩm đổi

đi Paske (Lào), Thạch Lam trở ra Hà Nội sống với gia đình để chuẩn bị sang Pháp du học cùng với anh thứ ba Nhất Linh Khi Chính phủ Pháp cho một mình Nhất Linh sang Pháp học thì một mình Thạch Lam chán nản bỏ thi tú tài phân hai, mặc những lời trách cứ của các anh

Thạch Lam lẫy vợ năm 25 tuổi Vợ ơng là bà Nguyễn Thị Sáu người tỉnh Ninh Bình Khác với các anh của mình lấy vợ theo sự sắp đặt của gia

đình , Thạch Lam lấy vợ hồn tồn vì tình yêu Theo lời kể lại của bạn bè

Thạch Lam, bà là người vợ hiền và đảm Bà đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơng việc sáng tác của Thạch Lam

Năm 1932, sau khi ở Pháp về, Nhất Linh đứng ra thành lập Tự Lực văn

đồn, lẫy tờ Phong hĩa làm cơ quan ngơn luận Cũng từ đấy, Thạch Lam đi vào con đường sáng tác văn chương Ơng viết bài cho các báo Phong hĩa, Ngày nay với đủ các thê loại, từ phĩng sự, phỏng vấn tới truyện ngắn, truyện

dai, tiéu luận, tùy bút,

Tham gia Tự lực văn độn, nhưng khác với Nhất Linh, Hồng Đạo và Khái Hưng, Thạch Lam cĩ khuynh hướng đi gần với hiện thực và tình cảm nghiêng về người nghèo Trong bài giới thiệu tập truyện ngắn Giĩ đầu mùa được xuất bản trước Cách mạng tháng Tám, Thạch Lam cho rằng đối với ơng văn chương khơng phải là một cách đem đến cho người đọc sự thốt ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà

chúng ta cĩ, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm

Trang 27

Tuyên ngơn văn học của Thạch Lam Quả thật, trong quá trình sáng tạo, hầu như khơng một trang viết nào của ơng lại khơng thăm đượm tỉnh thần đĩ

Được coI là một trong những cây bút chính của nhĩm Tự Lực văn đồn, song trước sau văn phong Thạch Lam vẫn chảy riêng biệt một dịng Đề tài

quen thuộc của nhĩm T7 Lực văn đồn là những cảnh sống được thi vị hĩa,

những mơ ước thốt ly mang mẫu sắc cải lương, là những phản kháng yếu ớt trước sự trĩi buộc của đạo đức phong kiến điễn ra trong các gia đình quyền quý Thạch Lam, trái lại, đã hướng ngịi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời Trong khung cảnh làng quê bùn lầy nước đọng, những phố chợ tơi tàn trong một bầu trời ảm đạm, những khu phố ngoại ơ

nghèo khổ, buồn, văng, Các nhân vật của Thạch Lam hiện lên với cái vẻ

heo hút, ảm đạm của số kiếp lầm than Đĩ là mẹ Lê, người đàn bà nghèo khổ,

đơng con, gĩa bua ở phố chợ Đồn Thơn; là bác Dư phu xe ở phố Hàng Bột; là Thanh, Nga với bà nội và cây hồng lan trong một làng quê vùng ngoại 6; là cơ Tâm hàng xén với lỗi đường quê quen thuộc trong buổi hồng hơn Tất cả những cảnh, những người ấy đều được mơ tả bằng những đường nét đơn sơ, thưa thống nhưng vẫn hết sức chân thực Tác phẩm của Thạch Lam vi thế cĩ nhiều yếu tố hiện thực Cái riêng, cái độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam chính là ở lịng nhân ái và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến trong mọi tác phẩm của ơng

Nhân vật của Thạch Lam, bất luận ở hồn cảnh nào vẫn ánh lên trong

tâm hơn cái chất nhân ái Việt Nam Thạch Lam đơi khi cịn đặt nhân vật của mình vào vùng ranh giới tranh chấp giữa cái thiện và cái ác, dé rồi tự bản thân con người băng việc thức tỉnh của lương tri, của phẩm giá, xác lập chỗ đứng tốt đẹp cho mình trong cuộc sống đầy bùn nhơ của xã hội cũ Đĩ là trường hợp của Thanh trong Miội cơn giận, Thành trong Sợ fĩc

Trang 28

tâm hồn, một chuyên hướng tâm lý Từ buơn ra vui, từ giận ra thương, từ lãnh đạm ra tha thiết, từ yêu ra ghét hay ngược lại Những biến đổi tình cảm đĩ là phần then chốt ở rất nhiều truyện của Thạch Lam, như: Giĩ đầu mùa, Một cơn gián, Sợi tĩc, Tình xưa, Bên kia sơng, Nhà phê bình Phong Lê nhận xét: “Ở thế giới nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam, tất cả đều hiu hiu, đạm đạm, khơng cĩ sự chĩi gắt, khơng cĩ những vang động mạnh, nhưng lại gợi bao ám ảnh về số phận con người Những truyện hay của Thạch Lam, thường cĩ nhiều bĩng tối: khơng phải cái “tối như mực”, mà cái tỗi của hoảng hơn, của ánh ngày tàn” [3, tr.96) Thời gian nghệ thuật của ơng là hiện thực được kéo lùi về quá khứ (Dưới bĩng hồng lan, Hai đứa trẻ); khơng gian nghệ thuật của ơng thường là các phố huyện, chợ huyện, phố ga (Cơ hàng xén, Tối ba mươi, Nhà mẹ Lê); nhân vật của ơng phần nhiều khơng rõ tính cách, chỉ bộc lộ rõ những tâm trạng, những nét tâm lý Đĩ là những con người nội tâm, cĩ

tâm hơn tính tế, thường tự cảm về mình, giàu xúc cảm và ít hoạt động

Truyện của Thạch Lam khơng cĩ cốt truyện đặc biệt, giọng điệu và ngơn ngữ nhiều chất trữ tình Mỗi truyện ngắn cĩ cấu tứ và giọng điệu như một bài thơ trữ tình, gợi sự thương xĩt trước số phận của những con người

nhỏ bé bất hạnh Ở đĩ thiên nhiên được miêu tả khơng chỉ qua thị giác, thính

giác mà cịn ở cảm giác: “trên con đường gạch Bát Tràng rêu phủ , những vịng ánh sáng lọt qua vịm cây xuống nhây múa theo chiều giĩ Một mùi lá tuoi non phang phat trong khơng khí ( ) Yên tĩnh quá, khơng một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ở ngồi kia đều ngừng lại trên bậc cửa ( ) bĩng tối dịu và man mát lống qua những màu sắc rực rỡ chàng đem ở ngồi trời vào” [33, tr.168]

Trang 29

khoảng thời gian gần mười năm câm bút, khơng kế một số bài báo chưa được gom lại dé ¡n thành sách, ơng đã dé lại những tác phẩm chính sau đây:

- Giĩ đầu mùa (tập truyện), Nxb Đời nay, Hà Nội, 1937

- Nắng trong vườn (tập truyện), Đxb Đời nay, Hà Nội, 1938

- Ngày mới (truyện dài), Nxb Đời nay, Hà Nội, 1939

- Theo dịng (Tiêu luận phê bình), Nxb Đời nay, Hà Nội, 1941

- Soi téc (tap truyện), Nxb Đời nay, Hà Nội, 1942

- Hà Nội 36 phố phường (tùy bút), Nxb Đời nay, Hà Nội, 1943

Ngồi ra ơng cịn bốn tập sách ơng viết cho thiếu nhi với bút danh Thiện Sĩ, đĩ là: Quyển sách, Hạt ngọc, Hai chị em và Lên chùa

Với những truyện ngắn mang một phong cách độc đáo, riêng biệt, Thạch Lam đã cĩ đĩng gĩp rất lớn cho sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam

1.3.2 Vị trí của Thanh Tịnh trong truyện ngắn Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX

Thanh Tinh tén khai sinh 1a Tran Văn Ninh, sau đổi là Trần Thanh

Tịnh Sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911, tại Huế Hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam (1957) Mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội

Thuở nhỏ, ơng theo học chữ Hán, đến năm 11 tuổi thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học (trường Đơng Ba) và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở Huế Thanh Tịnh từng là biên tập viên sáng

lập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Thư ký tịa soạn, Phĩ chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm (Tổng biên tập) Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Ủy viên BCH Hội Nhà

văn Việt Nam, Ủy viên Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam nhiều khĩa

Trang 30

các báo Phong hĩa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thử Năm, Thanh Nghị, Tỉnh Hoa, Sáng tác đầu tay của ơng là truyện “Cha làm trâu, con làm ngựa”

đăng trên Thần kinh tạp chí (1934)

Sinh thời, khi cịn đi học, Thanh Tịnh rất thích truyện ngắn của hai nhà văn Pháp An-phơng-xơ Đơ-đê và Mơ-pát-xăng Chính sự đam mê những tác phẩm của hai nhà văn này cĩ lẽ đã hình thành nên cho nhà văn sau này một khuynh hướng thẩm mỹ trong sáng tác, theo khuynh hướng lãng mạn

Thanh Tịnh đến với văn học tử những năm ba mươi của thế kỷ, ơng là người chứng kiến và trải qua nhiều biến động của lịch sử Dấu ấn của mỗi một chặng đường đất nước ít nhiều được lưu lại trong các tác phẩm của ơng Từ nỗi cơ đơn “mịn mỏi” trong thơ đến cái xĩt xa, buồn lặng trong truyện ngắn trước cách mạng, đã gợi cho người đọc khơng khí một thời đã qua

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tên tuổi Thanh Tịnh được gắn liên

với những tập truyện ngắn: Qué me (truyén ngắn, 1941), Chị và em (truyện

ngăn, 1942), Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943)

Đọc truyện ngắn Thanh Tịnh một điều dễ nhận thấy đĩ là mỗi trang văn ơng viết là một số phận, một cuộc đời mà nhà văn phi lại, nhưng cĩ điều đặc biệt là một số truyện ngắn của ơng được kế ở ngơi thứ nhất - nhân vật xưng tơi Cái tơi ấy dẫn đắt người đọc đi từ câu chuyện này sang câu chuyện khác bằng một giọng văn đậm chất trữ tình Ấn đăng sau mỗi câu chuyện

ơng kể đĩ chính là tắm lịng nhân ái, sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn Ơng

viết từ sự thơi thúc của nội tâm, rung cảm cuộc đời, những cảm xúc xuất phát từ con tim

Trang 31

khơng bao giờ tới, về nỗi lịng bịn rịn của một cơ gái quê khi phải chia tay với người bạn trai sau mùa gặt hái

Những nhân vật trong truyện ngắn của ơng người nào cũng ánh lên vẻ đẹp của tâm hồn: hiền lành chất phác, đơn hậu, dịu dàng, chịu đựng, nhưng

hầu như ai cũng cĩ nỗi khổ đau riêng Cĩ khi vì phải xa quê Cĩ khi gặp trắc

trở trong tình yêu Hầu hết vì nghèo, phải hai sương một nắng nhưng chẳng đủ sống Vì thế cĩ chỗ cả làng phải suốt đời sống trên phá rộng sơng dài và chết hết trong một trận bão khủng khiếp (Làng) Cĩ người phải liều mạng ngậm ngải tìm trầm đề tính chuyện mưu sinh cho vợ con, cuối cùng vĩnh viễn sống trong cảnh chia ly (Ngậm ngải tìm trầm) Tiêu biêu hơn cả là truyện Am cu-ly xe, đây là một truyện ngắn cĩ nội dung hiện thực sâu sắc, nghiêm ngặt đồng thời cũng giàu chất nhân đạo chủ nghĩa thắm thiết Câu chuyện gây một an tượng đậm nét bởi hình ảnh tội nghiệp của một đứa trẻ lên mười lẽo đẽo dắt theo một ơng lão mù kéo cái xe tay ọp ẹp "đi dưới dịng mưa đêm lạnh ngắt" Thế rồi trong đêm đĩ vì é khách, "phần già yếu, phần đau buơn, phần đĩi rét, ơng gục xuống dần rơi lăn ra chết ngắt" đề lại đứa cháu cơi cút, sợ hãi, la hét lên "nghe đứt ruột” “bay lạc giữa đêm mưa tầm tã" [31, tr.341]

Nhân vật trong truyện ngắn Thanh Tịnh thường được tác giả nhìn ở chiều sâu tâm linh với các trạng thái tâm lí, cảm xúc, cảm giác Sự tồn tại của nhân vật khơng dựa vào diện mạo, hành động mà nhờ vào chiều sâu của đời

sống tinh thần Thanh Tịnh đã đi vào những cuộc đời hiển lành, lầm lụi mà

Trang 32

Qua những truyện ngắn của Thanh Tịnh, người đọc thường ít chú ý đến cốt truyện mà chỉ nhớ cái khơng khí, cái đư vị quyến luyến ngọt ngào, cĩ pha chút ngậm ngùi buồn thương Cảm giác ấy lắng sâu trong tâm hồn người đọc và cùng với cảm giác đĩ là một âm hưởng buơn buồn thấm thía qua những trang văn Phong cách truyện ngăn của nhà văn Thanh Tịnh sớm định hình và tương đối nhất quán

Từ Quê mẹ, Chị và em đến Ngậm ngủi tìm tram, giọng điệu của ơng

khơng mấy thay đổi Cái tơi của tác giả khiêm nhường đứng đăng sau những con người bình thường và nhỏ bé Cái tơi của những cảm giác, cảm xúc mơ hồ, thống qua rất khĩ nắm bắt Thanh Tịnh tập trung sự chú ý của mình vào đời sống nội tâm của nhân vật, đặc biệt là những xao động bất chợt, những giây lát gặp gỡ tình cờ mà làm khuấy động cả một nếp sống thường ngày bình lặng

Tác phẩm của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình, trong sáng và gợi cảm Thơng qua tâm hơn tác giả hiện thực cuộc sống được phản ánh giản dị mà sâu sắc, khơng phải chỉ ở bề ngồi, mà ở cái linh hồn sâu kín bên trong Thạch Lam đã từng nhận xét ở Thanh Tịnh: truyện ngắn nào hay đều cĩ chất thơ và bài thơ nào hay đều cĩ cốt truyện Cùng với tác phẩm của một số nhà văn như Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Ngọc Giao, Đỗ Tỗn, Thanh Châu, truyện ngắn của Thanh Tịnh đã gĩp phần làm nên dịng truyện ngắn trữ tình đặc sắc trước năm 1945

Trang 33

Cĩ thể nĩi, Thanh Tịnh là một tên tuổi khơng thể thiếu của văn hoc

Việt Nam nĩi chung và truyện ngắn hiện đại nĩi riêng Tuy khơng chĩi lọi rực rỡ nhưng lại gĩp phân tạo nên một dịng truyện ngắn trữ tình với những giá trị độc đáo

* Tiểu kết chương 1

Khơng gian và thời gian là một phạm trù triết học chỉ sự tồn tại của thế giới vật chất Trong sáng tác nghệ thuật nĩi chung và văn học nĩi riêng, nĩ khơng chỉ là khơng gian và thời gian vật chất mà là một phương thức biểu

hiện thế giới tinh thần, hiện thực đời sống Khơng gian và thời gian là hình

tượng nghệ thuật gĩp phần thê hiện giá trị tư tưởng của tác phẩm, tài năng và phong cách của tác giả

Ở mỗi thể loại văn học, do đặc trưng nghệ thuật riêng nên khơng gian và thời gian cũng diễn biến khác nhau Đối với truyện ngắn trữ tình, khơng gian và thời gian là hình thức tồn tại của thế giới, của cuộc sống con người Do vậy, mọi cảm nhận về tồn tại của con người đều gan với khơng gian, thời gian

Thạch Lam và Thanh Tịnh là hai tác giả tiêu biểu của truyện ngắn trữ tình giai đoạn 1930 - 1945 Tác phẩm của họ đã dâng hiến cho cơng chúng những trang ân tình thắm đượm, những trang văn nĩng ấm hơi thở thời đại và thăm đượm tình người, gĩp phần làm phong phú, đa dạng kho tàng văn học

nước nhà Đặc biệt, việc sử dụng linh hoạt yếu tố thời gian và khơng gian

Trang 34

CHUONG 2 DAC DIEM KHONG GIAN, THOI GIAN NGHE THUAT TRONG TRUYEN NGAN THACH LAM, THANH TINH

2.1 Đặc điểm khơng gian nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam, Thanh Tịnh

2.1.1 Khơng gian hiện thực hàng ngày

Văn xuơi trữ tình thường tạo dựng những khung cảnh nghệ thuật cĩ sức gợi đặc biệt Khung cảnh này thường được cảm nhận với một nỗi se lịng bởi cái chất đìu hiu, phẳng lặng đến đơn điệu, mỏi mịn của nĩ Khung cảnh ấy ít cĩ cái xơ bồ, đữ dội của những mảng sống bộn bề, gay cấn như những sáng tác của các nhà hiện thực mà nĩ thường được phác họa một cách mờ mờ, nhàn nhạt, khơng chĩi gắt, khơng cĩ những vang động mạnh nhưng lại gợi biết bao ám ảnh khơng thơi về những cảnh đời ngày đĩ Ở Thạch Lam và Thanh Tịnh, hiện thực khơng phải là sự giải thích, phân tích các quan hệ xã hội mà là khêu gợi tình thương đối với những con người bé mọn cĩ số phận đáng thương Đĩ là một thứ hiện thực thắm đượm phong vị trữ tình thể hiện

trong trực cảm của một cái tơi xĩt xa ngậm ngùi trước hiện thực cuộc đời

Trang 35

huyện, hay đi xúc tép, bắt cá, chính những kỷ niệm thời thơ ấu đã làm cho nhà văn cĩ một vốn sống, vốn hiểu biết về cuộc sống thơn quê đề từ đĩ ơng thể hiện vào trong những trang văn của mình

Nhân vật trong thế giới nghệ thuật của ơng thường là dân quê và dân nghèo thành thị Họ phải bươn chải, ngược xuơi với bao lam lũ, vất vả, lo toan

để kiếm kế mưu sinh nhưng cái nghèo, cái đĩi cứ như một nghiệp chướng tiền

kiếp Đĩ là truyện về Nhà mẹ Lê - một gia đình mười một đứa con liu chúu, lít

Trang 36

cái chết đau đớn tủi phận cho một con người đáng thương

Bác Dư phu xe (Một cơn gián) rơi vào một cảnh ngộ đau lịng Vì vợ

con 6m dau, phai chay mot cuốc xe tay lậu, bị bắt, bị phạt, khơng đủ tiên nộp

bác đã bị hành hạ như thân phận của con giun cái kiến Quá sợ hãi bác đã phải

bỏ trốn, để lại cái chết tội nghiệp cho đứa con thơ dại Đĩ là SỐ phận của

người lính già trong Người lính cũ, sơng cảnh thân tàn ma dại trong cái quán văng, giữa chỗn đồng khơng mơng quạnh Tất cả chỉ cịn lại những hồi niệm chua xĩt về một đĩ vãng thăm thắm xa lắc - xa như tới tận trời Đĩ là Bào

(Người bạn trẻ) lâm vào tình trạng bế tắc: học hành dang dở, thất nghiệp, lại

ơm đau liên miên, quá phẫn uất vì tuyệt vọng Bào đã thắt cơ tự tử, kết thúc một đời người ngắn ngủi nhưng đây oan nghiệt, cay cực: “bà mẹ đi chợ về đến buơng thì đã thấy anh treo cơ trên xà” [33, tr.73] Là thân phận của những Huệ, Liên trong Tối ba mươi, vì kế mưu sinh cùng đường phải rời bỏ làng quê, gia đình dẫn thân vào kiếp vơ lồi nhục nhã trong nhà săm Vào thời khắc thiêng liêng của phút giao thừa, người người sửa soạn đĩn năm mới trong su sum vay hạnh phúc, trong khơng gian vắng ling cua nha sim hai cơ gái tạm ngưng cái “đời trụy lạc” của mình để đĩn giao thừa Nhưng chính trong giây phút nghiêng mình hướng về gia tiên, tổ phụ trước thêm năm mới hai cơ gái cay đăng nhận ra sự ê chè, lạc long, trơ trọi của kiếp ngựa người tha hương Họ nhận ra một khoảng cách mêng mơng ngăn cách họ với tồn cõi nhân gian đầy mưa lạnh và bĩng tối: người ta đầm 4m cịn mình thì lạnh lùng: người ta thơm tho, sạch sẽ cịn mình thì nhơ nhuốc; người ta đồn tụ sum vẫy cịn mình thì trơ trọi, bơ vơ; người ta hoan hỉ phúc - lộc - thọ đầy tay cịn mình chỉ là những buơn thảm, chán chường, trơng rỗng

Thạch Lam đã nhìn hiện thực đời sống trong thế đa chiều, từ đĩ phát

hiện ra những điều sâu sắc về bi kịch tinh thần của họ Họ là những nạn nhân

Trang 37

kiép song nhỏ nhoI Cái đĩ làm nên giá trị hiện thực khá đậm nét và tính thần nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Thạch Lam

Mặt khác, ấn tượng đậm nét tạo nên giá tri đặc sắc riêng của Thạch Lam đĩ chính là cảnh ngộ, là số phận những con người sơng một cuộc đời khuất lấp, lầm lụi trong cái dịng đời xám nhờ, nhạt nhẽo Cái chất tù đọng, mỏi mịn của cuộc đời đã làm cho con người trở nên cịm cõi, cam chịu với

những tháng ngày xám xỊt Để tái hiện chân thực, Thạch Lam đặt các nhân vật

Trang 38

cái chết tâm hồn cịn sợ và ám ảnh tâm trí người đọc về một cái chết khơng cứu vẫn, tuyệt vọng!

Đĩ cịn là những cảnh đời đang dần mất hút, chìm mờ đi trong màn sương nhờ đục của nỗi đìu hiu, ảm đạm Điều này cịn nặng nè và thê thảm

hơn cả cái đĩi giày vị Bởi vì nĩ quá ư nhức nhối, nĩ dai đăng, quân quanh,

nĩ cĩ sức gặm nhấm và làm tê liệt tâm hồn con người Các nhân vật sơng lay lắt trong cái vịng đời quân quanh, lặp đi lặp lại với một giai điệu buồn tẻ cịn

kinh khủng hơn cả cái đĩi chết người Trường hợp của Tâm (Cơ hàng xén)

Trang 39

trơng chờ ở Tâm, ở gánh hàng xén vụn vặt mà nuơi sống được bao nhiêu con người Đức hy sinh đối với Tâm tưởng như một bản năng hình thành từ trong

máu thịt và chấp nhận nĩ như một lẽ hiển nhiên của cuộc sơng bởi vì “cĩ phải

đâu chỉ một mình cơ; trong những lũy tre xanh kia, bao nhiêu người cũng như

cơ, cũng phải chịu khĩ, và nhọc nhắn, để kiếm tiền nuơi chồng, nUƠI CON, nuơi

các em” [33, tr.192] Truyện ơm trùm cả một kiếp người Trong đĩ cuộc đời cứ kéo lê, mỏi mịn với những gắng gượng lặng lẽ xen vào chuỗi ngày bất đi bất địch Tất cả những biến cỗ trong cuộc đời của Tâm cũng khơng hề làm thay đối cái "vịng sống" cũ mịn, nhẫn nại đến phát sợ ấy

Tiêu biểu cho phương diện này là truyện ngắn Hz¡ đứa trẻ Đây là bức tranh thu nhỏ của xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945 với

tất cả tính chất tù hãm, ngưng trệ với sự mịn mỏi, đơn điệu Một thị trấn

huyện ly đìu hiu, xơ xác Một phố huyện léo téo, tam tơi, bằng lặng chỉ bị

khuấy động trong giây lát bởi một chuyến tàu đêm đi qua Sau đĩ lại khép lại

câm lặng trong cái đêm đen mênh mơng, hun hút Trong con mắt của hai đứa trẻ, từ cảnh vật cho đến cảnh sinh hoạt nơi phơ huyện, đâu đâu cũng gợi lên sự tản tạ, quần quanh, bề tắc Mở đầu là khung cảnh ngày tàn: “Tiếng trơng thu khơng trên cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiêu Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hịn than sắp tàn Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”

[33, tr.134] Sự tản tạ được cảm nhận bắt đầu bằng hình ảnh một buổi chiều

quê lặng lẽ khép lại bằng tiếng trống thu khơng báo hiệu ngày tàn Những ánh

sáng yếu ớt của thiên nhiên rồi cũng tắt dần Thời điểm hồng hơn trở thành

Trang 40

và tiếng ồn ào cũng mất Trên đất chi cịn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía” [33, tr.135] Khơng phải ngẫu nhiên Thạch Lam lại chọn hình ảnh

chợ đề làm điểm nhấn cho hình ảnh cái khổ ở đây Chợ là thước đo chất lượng

cuộc sống của mỗi vùng quê Từ đĩ gợi ta liên tưởng tới cuộc sống nhếch nhác trong nghèo khơ của người dân phố huyện Trước khung cảnh tiêu điều, XƠ Xắc của phố huyện, cuộc sống sinh hoạt vất vả, đơn điệu của những người dân nghèo khổ lam lũ hiện lên đáng thương biết bao Đĩ là mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tịi “chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì cĩ thể dùng được của các người bán hàng dé lai” Do 1a chi Ty “ngay, chi di mo cua bat tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước” Cái cửa hàng của chị cũng nghèo nàn như chính cuộc đời chị,

mặc dù “chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, tử

chập tối cho đến đêm” Cùng với đĩ là số phận của bác Siêu bán phở, thứ hàng của bác dù ngon nhưng “là một thứ quà xa xỉ” với người dân phố huyện, “bĩng bác mênh mang ngả xuống một vùng và kéo dải xuống tan hang rao” dường như cũng là sự kéo dài của nỗi buồn, sự bế tắc tàn tạ trong cuộc đời bac Gia đình bác Xâm “ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trăng để trước mặt ( ) Thăng con bị ra đất, nghịch nhặt những rác bắn vùi trong cát bên đường” [33, tr.140], thỉnh thoảng “mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng” cảng gợi lên

cảm giác đơn điệu hiu hắt Hình ảnh bà cụ Thi nghiện rượu, hơi điên điên với dáng đi “lảo đảo” lẫn vào bĩng tối với “tiếng cười khanh khách nhỏ dân về

Ngày đăng: 23/10/2017, 14:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w