1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quy che quan ly no (Ban hanh T9.2016)

15 44 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 3,93 MB

Nội dung

Quy che quan ly no (Ban hanh T9.2016) tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các...

Trang 1

TONG CONG TY LAP MAY VIET NAM-CTCP CONG TY CO PHAN LILAMA69-1

QUY CHE QUAN LY NO

CUA CONG TY CO PHAN LILAMA 69-1

(Ban hành kèm theo quyết định số 33/QĐ-HĐQT ngày 15/9/2016 của Hội đồng quan tri Công ty cô phần Lilama 69-1)

Trang 2

TONG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM-CTCP CONG TY CO PHAN LILAMA 69-1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 86:53 /QD-HDQT ; Đắc Ninh, ngày 15 tháng 9 năm 2016 QUYẾTĐỊNH Ban hành Quy chế quản lý nợ của Công ty cỗ phân Lilama 69-1

HOI DONG QUAN TRI CONG TY CO PHAN LILAMA 69-1

- Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Căn cứ Điêu lệ Công ty Cô phân Lilama 69-1;

- Căn cứ Biên bản cuộc họp Hội đông quản trị tại kỳ họp thứ 5 ngày 09/9/2016 của Hội đồng quan tri Céng ty Cé phan Lilama 69-1, QUYET DINH Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này “Quy chế quản lý nợ của Công ty cổ phần Lilama 69-1” Điều 2: Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2016 và thay thế Quyết định số 42B/QĐ-HĐQT ngày 25/8/2014

Điều 3: Các thành viên Hội đồng quản trị; thành viên Ban kiểm soát; Ban điều hành;

Trưởng các phòng chức năng, đơn ị của Công ty Co phan Lilama 69-1 va những cá

nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này

Nới nhận:

Như điều 3

-_ HĐQT Tổng công ty (thay b/e)

~- Đảng ủy công ty (báo cáo) ~_ Trưởng các đơn vị trong Công ty - Lưu HĐQT; VP

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Trang 3

TONG CONG TY LAP MAY VIỆT NAM-CTCP CONG HOA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CONG TY CO PHAN LILAMA 69-1 Độc lập — Tw do — Hạnh phúc

QUY CHE QUAN LY NO CUA CONG TY CO PHAN LILAMA 69-1

(Ban hanh theo quyết định số 53/QD- -HDQT ngày l5 tháng 9 năm 2016 của Hội đồng quản trị Công ty cổ phan Lilama 69-1 ')

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1 Phạm vi điều chỉnh:

Quy chế này quy định nguyên tắc, trình tự xử lý và nội dung công tác theo dõi,

quản lý nợ trong Công ty cổ phần Lilama 69-1

2 Đối tượng áp dụng:

a) Công ty cổ phần Lilama 69-1

b) Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại Công ty

Điều 2: Định nghĩa và các chữ viết tắt

Các từ ngữ trong Quy định này được hiểu như sau:

1 “Công ty, Lilama 69-1” là Công ty cỗ phần Lilama 69-1

2 “ Đơn vị trong nội bộ công ty” là các phòng chức năng, nhà máy chế tạo Kết cấu meee & Thiết bị Bắc Ninh, các Đội công trình trực thuộc công ye

“dụng cá các biện pháp xử lý như đối chiến xác nhận, đơn đốc thanh tốn nhưng vẫn chưa —| thu hồi được và các khoản nợ phải trả đã quá thời hạn thanh tốn nhưng Cơng ty chưa

có khả năng trả nợ

4 “Nợ phải thu khó đòi” là khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán trên

06 tháng (tính theo thời hạn trả nợ ban đầu, không kể thời gian gia hạn trả nợ), Công

Trang 4

5 “Nợ không có khả năng thu hồi” là các khoản nợ phải thu quá thời hạn thanh toán hoặc chưa đến thời hạn thanh toán thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã hoàn thành việc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật

b) Khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động và không có khả năng chỉ trả, không có người kế thừa nghĩa vụ trả nợ

c) Khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, cá nhân còn sống nhưng không còn khả năng lao động hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hoặc người thừa kế theo luật nhưng

không có khả năng chỉ trả

d) Khoản chênh lệch còn lại của các khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử

lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vat chat

©) Khoản chênh lệch còn lại của các khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử

lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vat chat

£) Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn 01 năm trở lên, tuy khách nợ còn tồn tại, đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ liên tục từ 03 năm trở lên và quá khó khăn, hồn tồn khơng có khả năng thanh toán, Công ty đã tích cực áp dụng các biện pháp nhưng vẫn không thu được nợ

6 “Nợ không có khả năng thanh toán” là các khoản nợ đến hạn và quá hạn mà Công ty không có khả năng trả cho chủ nợ theo đúng hợp đồng đã cam kết

7 Các từ ngữ khác được hiểu theo các quy định có liên quan của pháp luật và của Công ty

Điều 3 Các yêu cầu và nguyên tắc theo đối, quản lý nợ 1 Các yêu cầu của quản lý nợ:

a) Phản ảnh kịp thời công nợ phải thu, phải trả và tình hình biến động công nợ của Công ty chỉ tiết theo từng đối tượng, từng khoản nợ

b) Chấp hành các qui trình về thanh toán xử lý nợ, thường xuyên thực hiện đôn đốc thu hồi nợ, thanh toán kịp thời các khoản nợ phải trả và đối chiếu xác nhận nợ

©) Thường xuyên và định ky, Công ty phải thực hiện đối chiếu, xác nhận tất cả các khoản công nợ trước khi lập báo cáo tài chính

Trang 5

©) Thực hiện lập các báo cáo định kỳ về công nợ, phục vụ cho công tác điều hành quản lý và lập báo cáo tài chính

2 Nguyên tắc quản lý công nợ:

a) Mọi khoản công nợ của Công ty phải theo dõi chặt chẽ, chỉ tiết theo từng nội dung, từng đối tượng, từng lần phát sinh

b) Các loại công nợ phải được phân loại rõ ràng căn cứ vào thời hạn thanh toán của từng khoản công nợ

c) Đối với các khoản công nợ phát sinh bằng ngoại tệ phải mở sổ theo dõi chỉ tiết

cho từng loại nguyên tệ qui đổi ra Việt Nam đồng theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm hạch toán (là tỷ giá giao dịch thực tế tại ngân hàng thương mại nơi Công ty mở tài khoản ngoại té) và lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật Khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư nợ phải thu, phải trả cuối năm tài chính được xử lý theo quy định của Bộ Tài chính

d) Thực hiện đôn đốc thu hồi theo các cam kết thanh toán nợ, những chủ nợ khách

nợ mà đơn vị có giao dịch mua bán thường xuyên phải tiễn hành kiểm tra đối chiếu tình hình công nợ đã phát sinh và cuối năm tài chính phải có biên bản đối chiếu xác nhận nợ Định kỳ (hàng quý) phải đối chiếu, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình công nợ; đặc biệt là các khoản công nợ phải thu đến hạn, quá hạn và các khoản nợ khó địi

©) Các khoản cơng nợ cùng đối tượng, cùng nội dung thời gian thanh toán có thể

bù trừ giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả trên cơ sở hỗ sơ, chứng từ đầy đủ (Biên bản đối chiếu xác nhận nợ phải thu và nợ phải trả, Biên bản gán trừ công nợ, .)

f) Xử lý thu hồi dứt điểm các khoản công nợ, không để các khoản công nợ tồn đọng dây dưa Lập kế hoạch thu hồi công nợ, quá ba tháng kể từ ngày khoản công nợ phải thu đến hạn, nếu không thu được phải báo cáo với lãnh đạo Công ty

g) Dinh ky 06 tháng và kết thúc năm tài chính, cùng với việc lập và nộp báo cáo tài chính, báo cáo giám sát, Công ty (Người đại diện vốn nhà nước tại Công ty) có trách nhiệm thực hiện báo cáo Cơ quan quản lý cấp trên về tình hình quản lý và thu hồi nợ, xử lý nợ tổn đọng, khả năng và tình hình thanh toán nợ khi có yêu cầu

Điều 4 Phân loại công nợ

1, Phân loại công nợ theo tính chất

a) Công nợ phải thu: Là khoản nợ mà các tổ chức, cá nhân khác chưa thanh tốn cho Cơng ty, bao gồm: Phải thu của khách hàng về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch

Trang 6

chưa được trả tiền; Trả trước tiền người bán; Phải thu nội bộ; Các khoản tạm ứng; Các khoản phải thu khác

- Công nợ phải thu ngắn hạn: Là các khoản nợ phải thu có thời hạn thanh toán tối

đa một năm

- Công nợ phải thu dài hạn: Là các khoản nợ phải thu có thời hạn thanh toán trên

một năm

b) Công nợ phải trả: Là các khoản nợ mà Công ty chưa thanh toán cho các tổ chức, cá nhân khác Công nợ phải trả bao gồm:

- Nợ ngắn hạn: Thời hạn thanh toán tối đa là một năm, bao gồm: Vay ngắn hạn

Phải trả người bán, Người mua trả trước tiền, Phải trả cán bộ công nhân viên (Luong,

phu cap, ) Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước; Phải trả nội bộ, Các khoản phải trả, phải nộp khác

~ Nợ dài hạn: Thời hạn thanh toán trên một năm, bao gồm: Vay dài hạn, phải trả

dài hạn khác,

2 Phân loại công nợ theo phạm vi phát sinh a) Công nợ trong nội bộ đơn vi, bao gồm:

- Công nợ giữa các đơn vị trong nội bộ: Phải thu, phải trả nội bộ

- Công nợ giữa đơn vị và cá nhân trong nội bộ: Tạm ứng, thanh toán với cán bộ công nhân viên,

b) Công nợ đối với bên ngoài, bao gồm:

- Các khoản công nợ phải thu, phải trả về quan hệ mua bán vật tư, sản phẩm, hàng

hoá, dịch vụ,

- Quan hệ vay mượn với các tổ chức ngoài đơn vị

Ngồi ra cơng nợ trong đơn vị còn có thể phân loại theo đối tượng cụ thể; theo từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh và theo thời gian phát sinh nợ Bản thân công nợ phải thu có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau như: nợ do quan hệ hợp đồng (mua bán, vay mượn) và nợ khác hoặc là nợ phải thu có khả năng thu và không có khả

năng thu

Chương II

THEO DOI QUAN LÝ CÔNG NỢ PHẢI THU, PHAI TRA

Điều 5, Công nợ phải thu

Trang 7

a) Đối với những khách hàng mua vật tư, hàng hoá sản phẩm, các sản phẩm xây lắp, các dịch vụ khác khi giao hàng (khối lượng xây lắp hoàn thành được Bên A xác nhận) Công ty phải thu tiền của khách hàng theo quy định tại hợp đồng kinh té, Trường hợp đặc biệt, khách hàng nợ lại một phần (có lý do chính đáng) khách hàng phải cam kết về thời hạn trả nợ cụ thể có các căn cứ chắc chắn để đảm bảo thu nợ đúng hạn (giấy bảo lãnh thanh toán của các tổ chức tài chính, ngân hàng hoặc các tài sản có giá trị thế chấp đảm bảo thanh toán khoản công nợ ) và phải được Tổng giám đốc công ty xem xét phê duyệt

b) Nợ phải thu khách hàng đối với các hợp đồng xây lắp (khi Công ty là nhà

thâu):

+ Trong giai đoạn thi cong công trình: Đơn vi thi công chịu trách nhiệm và phối hợp với Phòng Kinh tế Kỹ thuật, Phòng Tài chính Kế toán theo dõi, hoàn thiện hồ sơ,

đôn đốc thu hồi nợ

+ Khi cơng trình đã hồn thành bàn giao: Phòng Kinh tế Kỹ thuật chủ trì phối

hợp với Phòng chức năng liên quan và Phòng Tài chính Kế toán theo dõi, đối chiếu

công nợ, đôn đốc thu hỏi nợ và phân tích tuổi nợ

©) Trả trước cho người bán đối với các hợp đồng xây lắp (khi Công ty là chủ đầu tu/téng thau/nha thầu chính có thuê thầu phụ):

+ Trong giai đoạn thỉ công công trình: Đơn vị thì công chịu trách nhiệm và phối

hợp với Phòng Kinh tế Kỹ thuật, Phòng Tài chính Kế toán theo dõi, hoàn thiện hồ sơ

hoàn ứng, đôn đốc thu hồi nợ

+ Khi công trình đã hoàn thành ban giao: Phòng Kinh tế Kỹ thuật chủ trì phối hợp với Phòng chức năng liên quan và Phòng Tài chính Kế toán theo dõi, đối chiếu

công nợ, đôn đốc thu hồi nợ và phân tích tuổi nợ 7

d) Déi với các hợp đồng khác: Khách hàng mua vật tư, hàng hoá, sản phẩm, các

dịch vụ: Phòng chức năng được giao nhiệm vụ làm đầu mối phối hợp với Phòng Tài

chính Kế tốn theo dõi, hồn thiện hỗ sơ, đôn đốc thu nợ 2 Tạm ứng:

a) Người nhận tạm ứng phải chịu trách nhiệm với Công ty về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt Nếu số tiền nhận tạm ứng không sử dụng hoặc sử dụng không hết phải nộp lại

Trang 8

b) Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được nhận tạm ứng kỳ sau

c) Đối với các khoản tạm ứng cho các đơn vị trong nội bộ Công ty: Trưởng các đơn vị phải chịu trách nhiệm đối với các khoản tạm ứng, lập hồ sơ hoàn ứng hàng

tháng Khi công việc được Công ty giao cho các đơn vị thực hiện hoàn thành, các khoản

tạm ứng cũng phải được hoàn ứng

se Đối với các khoản tạm ứng tiền mặt:

Các khoản tạm ứng mang tính chất thường xuyên tại các đơn vị như chỉ phí tiếp

khách, vé cầu đường, văn phòng phẩm, điện, nước, chỉ phí khác thì ngay sau khi có các khoản chỉ thực tế phát sinh, các cá nhân, đơn vị đã tạm ứng cần tập hợp chứng từ

trình Tổng giám đốc ký duyệt và trả về Phòng Tài chính kế toán để thanh toán cho số tiền đã tạm ứng được kịp thời

Các khoản tạm ứng cho một công việc cụ thể, sau khi công việc hoàn tất, chậm nhất trong vòng 05 ngày làm việc, các cá nhân đơn vị đã ứng cần tập hợp chứng từ và

quyết tốn cơng việc hoàn thành trình Tổng giám đốc duyệt, gửi chứng từ về phòng

Tài chính kế toán làm căn cứ thanh toán nợ Nếu số tiền đã tạm ứng lớn hơn số tiền thực chỉ, đề nghị cá nhân, đơn vị liên quan nộp tiền mặt về tài khoản của Công ty để

hoàn trả lại tiền tạm ứng Nếu số tiền đã tạm ứng thấp hơn số tiền thực chỉ thì các cá

nhân, đơn vị liên quan tiếp tục làm thủ tục đề nghị tạm ứng trình Tổng giám đốc duyệt gửi về phòng Tài chính - kế toán để được thanh toán cho phần còn thiếu

ø Đối với các khoản tạm ứng bằng chuyên khoản chỉ trả nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ:

Các các nhân, đơn vị được giao nhiệm vụ cần căn cứ vào Hợp đồng cung cấp

hàng hóa, dịch vụ đã ký giữa hai bên lập đề nghị tạm ứng, thanh toán theo đúng điều

khoản Sau khi thực hiện xong (có thể theo từng đợt hoặc I lần), chậm nhất là trong vòng l5 ngày cần hoàn thiện hồ sơ chứng từ trình Tổng giám đốc duyệt và gửi về

Phòng Tài chính kế toán thực hiện thanh toán khoản nợ ứng Nếu số tiền đã tạm ứng lớn hơn số tiền thực chi, dé nghị cá nhân, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm yêu cầu

Trang 9

Trưởng các Phòng chức năng, đơn vị phải có trách nhiệm trong việc đơn đốc

hồn ứng; Trường hợp người tạm ứng không hoàn ứng theo thời hạn quy định thì lãnh đạo các Phòng chức năng để nghị cho cán bộ tạm ứng phải liên đới chịu trách

nhiệm

3 Thanh tốn cơng nợ nội bộ:

Công ty phải thường xuyên đối chiếu, thanh toán dút điểm các khoản công nợ nội bộ trong niên độ kế toán Khi đối chiếu nếu có chênh lệch, phải tìm ra nguyên nhân và

điều chỉnh kịp thời

4 Phải thu khác:

Các khoản Cơng ty phải thu ngồi các khoản phải thu của khách hàng, tạm ứng,

phải thu nội bộ, cũng phải được hạch toán, theo dõi và đôn đếc thu hồi theo đúng

quy định hiện hành

Điều 6 Trách nhiệm và quyền hạn của Công ty trong việc quản lý nợ phải thu 1 Trách nhiệm Công ty:

a) Thành lập “Tổ quản lý nợ”, xây dựng ban hành quy chế hoạt động của Tổ quản lý nợ để có sự thống nhất giữa các văn bản về quản lý công nợ

b) Mở số theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ, thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ luân chuyền, nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), phân loại

tuổi nợ, đơn đốc thu hồi ng;

©) Công ty phải trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định (Nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ quá hạn thanh toán theo quy định ghi trên

hợp đồng hoặc các cam kết khác hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng khách nợ khó

có khả năng thanh toán);

đ) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi, Công ty có trách nhiệm xử lý: Sau _ _ khi trừ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan, số còn lại được bù đắp bằng

khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính Nếu còn thiếu thì hạch toán vào chỉ phí kinh doanh của Công ty;

©) Nợ khơng có khả năng thu hồi sau khi xử lý như trên, Công ty vẫn phải theo đối trên tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán và tổ chức thu hồi Số tiền thu hồi được hạch toán vào thu nhập của Công ty;

Ð Công ty phải lập phương án bán nợ (trong đó có phương án sản xuất kinh doanh đối với khoản thu được khi bán nọ), so sánh với việc không bán khoản nợ để

quyết định hoặc trình Đại hội đồng cỗ đông, phê duyệt trước khi thực hiện bán các

Trang 10

theo số kế toán với giá bán được bù đắp bằng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi Công ty có trách nhiệm tiếp tục bù đắp tổn thất (nếu có) bằng hoạt động sản

xuất kinh doanh, không để thất thoát vốn

ø) Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản

nợ phải thu khó đòi, nợ không thu hồi được

2 Quyền hạn của Công ty:

a) Công ty được quyền bán các khoản nợ phải thu theo quy định của pháp luật, gồm cả nợ phải thu trong hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi được để thu hồi vốn trên nguyên tắc trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định Việc bán nợ chỉ được thực hiện đối với các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ Giá bán các khoản nợ do các bên tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm về quyết định bán khoản nợ phải thu

b) Các quyền khác của Công ty như: Quyền khiếu nại, khởi kiện thi không thu hồi được nợ, quyền uỷ quyên, thuê đòi nợ thực hiện theo quy định của pháp luật

Điều 7 Nợ phải trả

1 Nợ phải trả gồm các khoản: Nợ vay các tổ chức tín dụng, tổ chức, cá nhân khác; Nợ người bán; khoản tiền người mua ứng trước; nợ thuế Nhà nước; nợ người lao động; các khoản nợ khác theo quy định của pháp luật mà Cơng ty phải thanh tốn

2 Công ty có trách nhiệm

8) Mở số theo đối các khoản nợ phải trả, bao gồm cả các khoản trích trước lãi vay phải trả Phân loại theo thời gian các khoản nợ phải trả (nợ chưa đến hạn thanh toán, nợ đến hạn thanh toán, nợ đã quá hạn thanh toán); phân loại theo tính chất khoản nợ (nợ

dài hạn, nợ ngắn hạn, nợ vay ưu đãi, vay thương mại, vay nước ngoài, )

- Các khoản nợ phát sinh phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ để chứng minh

- Mọi hợp đồng có liên quan đến việc phát sinh công nợ (mua chịu, bán chịu) phải thể hiện rõ: thời hạn nợ, hạn mức nợ, điều kiện được hưởng chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu thanh toán, tỷ lệ lãi suất phải trả nếu vượt quá thời hạn cho phép

b) Xây dựng kế hoạch trả nợ, cân đối dòng tiền đảm bảo nguồn trả nợ; Thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng thời hạn đã cam kết Thường xuyên xem xét,

đánh giá, phân tích khả năng thanh tốn nợ của Cơng ty, phát hiện sớm tình hình khó khăn trong thanh toán nợ để có giải pháp khắc phục kịp thời, không để phát sinh các

khoản nợ quá hạn Các khoản nợ phải trả mà không có đối tượng để trả thì hạch toán

Trang 11

c) Thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng các điều khoản đã cam kết Phòng Tài chính Kế toán định kỳ hàng tháng xem xét, phân tích, đánh giá khả năng

thanh toán nợ của Công ty, phát hiện sớm tình hình khó khăn trong thanh toán nợ và

báo cáo Tổng giám đốc để có giải pháp khắc phục kịp thời, tránh phát sinh các khoản nợ quá hạn

d) Đối với các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, khi có chênh lệch tỷ giá phát

sinh trong kỳ, hoặc đánh giá lại số dư nợ cuối kỳ (cuối năm tài chính) thì thực hiện

hạch toán theo quy định của Bộ tài chính

e) Các khoản phạt trả chậm theo thời hạn của hợp đồng, phòng Tài chính Kế toán phải làm rố nguyên nhân và quy trách nhiệm cho tập thể, cá nhân liên quan

f) Xử lý các khoản nợ phải trả tồn đọng của Công ty: Theo quy định và hướng

dẫn của luật

Chương III

NỢ QUÁ HẠN, NỢ KHÓ ĐÒI, DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI VÀ XỬ

LY CAC KHOAN NO PHAI THU TON DONG CUA LILAMA 69-1

Diéu 8 Nợ phải thu quá hạn

Căn cứ xác định nợ phải thu quá hạn:

1, Công nợ phải thu với khách hàng mua vật tư, hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ:

Thời hạn thanh toán khoản nợ tiền mua vật tư, hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ

của những khách hàng này là thời hạn đã cam kết trả nợ cho Công ty theo quy định trong các hợp đồng kinh tế hoặc các thỏa thuận khác Nếu để quá hạn mà chưa trả thì

đơn vị liệt kê khoản nợ của những khách hàng này vào loại nợ quá hạn

2 Công nợ phải thu của cán bộ công nhân viên nhận tiền tạm ứng đi công tác, đi

phép, .:

Trang 12

- Cán bộ công nhân viên có khó khăn tạm thời được đơn vị cho vay thì phải

thanh toán theo thời hạn của đơn vị quy định Số tiền đến hạn phải trả mà cán bộ công nhân viên chưa trả thì coi như nợ quá hạn,

Điều 9 Nợ phải thu khó đòi

Các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:

1 Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về sé tiền nợ, bao gồm: hợp đồng, bản thanh lý hợp đồng, cam kết trả nợ, đối chiếu công nợ va các chứng từ khác

Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định phải xử lý như một khoản tổn thất

2 Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

8) Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng hoặc các cam kết nợ khác, b) Nợ phải thu đến thời hạn thanh tốn nhưng tơ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mắt tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết

Điều 10 Phương pháp lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Công ty phải dự kiến mức tổn thất có thể xay ra của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên, Trong đó:

1 Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: a) 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm, b) 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ I nam dén dưới 2 năm, - c) 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm

đ) 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên

2 Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh tốn nhưng tơ chức kinh tế đã lâm

vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn,

đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết thi Công ty dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng

3 Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, Công ty tổng hợp

toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chỉ tiết để làm căn cú hạch toán

Trang 13

Điều 11 Xử lý khoản dự phòng nợ phái thu khó đòi

1 Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi phải trích lập dự phòng theo các quy định tại điều 10 nêu trên; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dự dự phòng nợ phải thu khó đòi thì không phải trích lập

2 Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì phải trích thêm vào chỉ phí quản lý doanh nghiệp của Công ty phần chênh lệch

3 Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dự khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì phải hoàn nhập phần chênh lệch vào giảm chỉ phí quản lý doanh nghiệp Điều 12 Xử lý các khoản nợ phải thu tồn đọng của Công ty,

1 Xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi: Việc xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính

a) Ng phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản ng sau: - Đối với tổ chức kinh tế:

+ Khách nợ đã giải thể, phá sản: quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thâm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức

+ Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: xác nhận của cơ

quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán

- Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:

—= -#* Giấy chứng tử (bản saö) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với

người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ

+ Giấy xác nhận của chính quyển địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mắt tích nhưng không có khả năng trả nợ

+ Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với neues nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chỉ trả

b) Xử lý tài chính:

Trang 14

đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo

quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thâm quyền khác )

Giá trị tổn thất thực tế của khoán nợ không có khả năng thu hỏi, Công ty sử

dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chỉ phí quản lý doanh nghiệp của Công ty

Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, phải theo dõi riêng trên số kế tốn và ngồi bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ Nếu thu

hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chỉ phí có liên quan đến việc thu hồi nợ

Cơng ty hạch tốn vào thu nhập khác

©) Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi phải lập hỒ sơ sau:

- Biên bản của Hội đồng xử lý nợ: trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải

thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được)

- Bảng kê chỉ tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp đồng hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc các tài liệu khách quan khác chúng minh được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan

- Số kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ Công ty đang hạch toán nợ phải thu trên số kế toán

2 Xử lý các khoản nợ phải thu tồn đọng còn có khả năng thu hồi:

a) Đối với các khoản nợ phải thu tồn đọng còn có khả năng thu hồi, Công ty phải

tích cực đôn đốc và áp dụng mọi biện pháp để thu hồi HỢc=——-—— ——————— -——

b) Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 06 tháng trở lên còn có khả năng thu hồi, Công ty phải trích lập dự phòng và hạch toán vào chỉ phí của Công ty trong

năm

Điều 13 Phân cấp xử lý xóa nợ các khoản nợ phải thu khó đòi

Hội đồng quản trị căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý công nợ, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu

Trang 15

Điều 14 Theo dõi và hạch toán công nợ

Công ty tổ chức theo dõi và hạch toán công nợ theo đúng quy định của pháp

luật,

Chương IV

TỎ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15 Điều khoắn thi hành

1 Quy chế này gồm 4 Chương, 15 Điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký,

Các quy định khác của Công ty trước đây trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ

2 Trường hợp một số nội dung công tác theo dõi, quản lý nợ chưa được để cập

trong Quy chế này thì được thực hiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ hoạt động

của Công ty

3 Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Ban Giám đốc, Kế toán trưởng, các đơn

vịi/cá nhân trong Công ty có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này 4 Trong trường hợp các quy định của pháp luật hiện hành thay đổi dẫn đến mâu thuẫn với những quy định tại Quy chế này thì Công ty phải thực hiện theo quy định

của pháp luật

5 Trong quá trình thực hiện nếu CÓ vướng mắc, đề nghị các đơn vịj/cá nhân phản ánh kịp thời về Công ty xem xét, sửa đôi, điều chỉnh cho phù hợp

CHỦ TỊCH

Ngày đăng: 21/10/2017, 01:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w