1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Phan tich mot so chi tieu tai chinh chu yeu va bien phap nang cao hieu qua - Cong ty TNHH Xuan Khanh - Tran Thuy Linh.doc

47 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

MỤC LỤC

Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP:

1.1 Các vấn đề chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 3

1.2 Nội dung phân tích:

1.2.1.2.Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 11

1.2.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trng của doanh nghiệp 151.3 Vai trò của việc phân tích hoạt động tài chính với việc nâng cao hiệu

Chương II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XUÂN KHÁNH

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Doanh nghiệp 23

2.5 Giới thiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 27

Chương III PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH XUÂN KHÁNH

3.2 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 33

3.3 Phân tích các hệ số tài chính đặc trng của công ty 353.4 Đánh giá chung về hoạt động tài chính của công ty 46

Chương IV CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ NÂNG CAO HIỆUQUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 48

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta, Đảng và Nhà nước thựchiện chuyển nền kinh tế tập trung bao cấp sang phát triển nền kinh tế thị trường có sựđiều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Điều này đòi hỏi tính độclập tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cao Mỗi doanh nghiệpphải năng động, sáng tạo trong kinh doanh, phải tự chịu trách nhiệm và bảo toàn đượcvốn kinh doanh và quan trọng hơn là phải kinh doanh có lãi.

Đặc biệt trong xu thế phát triển kinh tế trong nước và thế giới có nhiều phức tạp nhưhiện nay mà nổi lên là xu hướng suy thoái kinh tế các quốc gia phát triển nói riêng vàtoàn thế giới nói chung đã tác động tới mọi đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần ở tấtcả các quốc gia trên thế giới Do vậy, quá trình sàng lọc và cạnh tranh lẫn nhau giữacác doanh nghiệp là tất yếu xảy ra Muốn thắng trong cạnh tranh và có một chỗ đứngvững chắc trên thị trường, doanh nghiệp không những huy động vốn đáp ứng yêu cầusản xuất kinh doanh mà còn phải biết sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất trên cơ sởtuân thủ pháp luật Điều đó đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giáhoạt động sản xuất kinh doanh mà đặc biệt là hoạt động tài chính của doanh nghiệp Công ty TNHH Xuân Khánh ra đời theo nhu cầu thị trường và chủ trương phát triểnkinh tế của thành phố và Nhà nước Một mặt Công ty phải bảo toàn và phát triển vốncủa các thành viên, mặt khác Công ty phải kinh doanh có hiệu quả, đem lại lợi nhuậncao và cải thiện đời sống cho người lao động Do đó, việc thường xuyên đánh giá vàphân tích tình hình tài chính sẽ giúp Công ty thấy rõ được thực trạng tài chính từ đó cónhững giải pháp hữu hiệu để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính gắn với việcnâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại Công tyTNHH Xuân Khánh, được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn và các cô chúcủa Công ty, em đã chọn đề tài: “Phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và biệnpháp nâng cao hiệu quả tại Công ty TNHH Xuân Khánh” làm báo cáo thực tập tốtnghiệp.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 4chương sau:

Chương 1: Lý luận chung về phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp.Chương 2:Giới thiệu chung về Công ty TNHH Xuân Khánh.

Chương 3:Thực trạng hoạt động tài chính ở Công ty TNHH Xuân Khánh.

Chương 4: Các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả

sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Xuân Khánh.

Trang 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÂNTÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Những vấn đề chung về phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa của phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp

a Khái niệm

Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có mối quanhệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh Tất cả các hoạt động sản xuất kinhdoanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp Ngược lại, tình hình tàichính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuấtkinh doanh Do vậy, phân tích hoạt động tài chính giữ vai trò quan trọng trong việcnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Phân tích hoạt động tài chính là việc miêu tả các mối quan hệ cần thiết giữa các khoảnvà các nhóm khoản mục trên báo cáo tài chính để xác định các chỉ tiêu cần thiết nhằmphục vụ cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan trong việcđưa ra các quyết định tài chính phù hợp với mục tiêu của đối tượng đó.

b Ý nghĩa

Phân tích tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích báo cáo tài chính và cácchỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuậtgiúp người ta sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau vừa đánh giá được toàn diện,tổng quát và khái quát lại, vừa xem xét lại một cách chi tiết hoạt động tài chính doanhnghiệp để nhận biết, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tư phù hợp.Việc phân tích tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của nhiều đối tượng,trước hết là ban giám đốc, các nhà đầu tư, các chủ nợ, những người cho vay, các đốitác, cơ quan chủ quản nhà nước, người lao động Mỗi nhóm người này có nhu cầu sửdụng thông tin khác nhau song họ đều có hướng tập trung vào những khía cạnh riêngtrong bức tranh tài chính của doanh nghiệp Trong đó, phân tích hoạt động tài chínhdoanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhất đối với bản thân mỗi doanh nghiệp.

Quả vậy, đối với nhà quản lý doanh nghiệp thì mục đích đầu tiên của họ khi tiến hànhkinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận và đảm bảo thanh toán nợ Do đó, việc phân tích tàichính doanh nghiệp sẽ giúp các nhà lãnh đạo cũng như bộ phận tài chính của doanh

Trang 4

nghiệp thấy được thực trạng tài chính cũng như hiệu quả của mỗi bộ phận chức năngtrong hoạt động kinh doanh Và căn cứ vào những thông tin của việc phân tích tàichính để có những quyết định kịp thời đúng đắn trong mọi giai đoạn hoạt động kinhdoanh và hoạt động quản lý, cụ thể:

- Tạo thành chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh, tiến hành cân đốitài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro, tài chính doanh nghiệp.- Định hướng quyết định của ban giám đốc cũng như giám đốc tài chính về quyết địnhđầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần.

- Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân sách tiền mặt.- Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.

Như vậy, phân tích tài chính là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế,để đánh giá mặt mạnh yếu của một công ty, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủquan, giúp cho doanh nghiệp lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợp với mụcđích mà họ quan tâm.

1.1.2 Phương pháp phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp

Phương pháp phân tích tài chính là cách thức, kỹ thuật để đánh giá tình hình tài chínhcủa công ty ở quá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính trong tương lai Từ đó giúp cácđối tượng đưa ra quyết định kinh tế phù hợp với mục tiêu mong muốn của từng đốitượng Để đáp ứng mục tiêu của phân tích tài chính có nhiều phương pháp tiến hànhnhưng thông thường người ta hay sử dụng hai phương pháp sau:

a Phương pháp so sánh:

Khi so sánh theo thời gian, các chỉ tiêu cần thống nhất về nội dung kinh tế, phươngpháp phân tích, đơn vị đo lường Khi so sánh về không gian, người ta thường so sánhtrong một ngành nhất định Nên ta cần phải quy đổi về cùng một quy mô với cùng mộtđiều kiện kinh doanh tương tự Chỉ tiêu dùng để làm mốc khi so sánh, tiêu chuẩn sosánh được lựa chọn tuỳ theo mục tiêu so sánh Mục tiêu so sánh sẽ quy định các kỹthuật, phương pháp để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Để đáp ứng các mục tiêu sử dụng của những chỉ tiêu so sánh, quá trình so sánh giữacác chỉ tiêu được thể hiện dưới 3 hình thái là so sánh số tuyệt đối, số tương đối và sốbình quân Từ đó cho thấy sự biến động về mặt quy mô hoặc khối lượng của chỉ tiêuphân tích, mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể hoặc biến động về

Trang 5

mặt tốc độ của chỉ tiêu đang xem xét giữa các thời gian khác nhau, biểu hiện tính phổbiến của chỉ tiêu phân tích.

Phân tích theo chiều dọc là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ, quan hệ tương quan giữacác dữ kiện trên báo cáo tài chính của kỳ hiện hành Phân tích theo chiều ngang là quátrình so sánh, xác định tỷ lệ và chiều hướng tăng giảm của các dữ kiện trên báo cáo tàichính của nhiều kỳ khác nhau Tuy nhiên, phân tích theo chiều ngang cần chú ý trongđiều kiện xảy ra lạm phát, kết quả tính được chỉ có ý nghĩa khi chúng ta đã loại trừ ảnhhưởng của biến động giá.

b Phương pháp phân tích tỷ lệ

Nguồn thông tin kinh tế tài chính đã và đang được cải tiến cung cấp đầy đủ hơn, đó làcơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá tình hình tài chínhtrong doanh nghiệp Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và đẩynhanh quá trình tính toán Phương pháp phân tích này giúp cho việc khai thác, sử dụngcác số liệu được hiệu quả hơn thông qua việc phân tích một cách có hệ thống hàng loạtcác tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc gián đoạn.

Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ và đại cương tài chính trongcác quan hệ tài chính Về nguyên tắc, phương pháp này đòi hỏi phải xác định được cácngưỡng, các định mức để từ đó nhận xét và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệptrên cơ sở so sánh các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp với các tỷ lệ thamchiếu.

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhómchỉ tiêu đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanhnghiệp Nhưng nhìn chung có bốn nhóm chỉ tiêu cơ bản sau:

+ Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán

+ Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư+ Nhóm chỉ tiêu về hoạt động

+ Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời

1.1.3 Tài liệu sử dụng trong phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp

Sử dụng đúng, đầy đủ tài liệu trong quá trình phân tích tài chính không những chophép chủ doanh nghiệp đánh giá đúng đắn về tình hình tài chính của mình mà còn giúpcho chủ doanh nghiệp đưa ra được những quyết định sáng suốt cho sự phát triển của

Trang 6

doanh nghiệp trong tương lai Khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, người tachủ yếu sử dụng báo cáo tài chính làm tài liệu phân tích

Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinhdoanh trong kỳ của doanh nghiệp Báo cáo tài chính có hai loại là báo cáo bắt buộc vàbáo cáo không bắt buộc.

Báo cáo tài chính bắt buộc là những báo cáo mà mọi doanh nghiệp đều phải lập, gửi đitheo quy định, không phân biệt hình thức sở hữu, quy mô Báo cáo tài chính bắt buộcgồm có: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báocáo tài chính.

Báo cáo tài chính không bắt buộc là báo cáo không nhất thiết phải lập mà các doanhnghiệp tuỳ vào điều kiện, đặc điểm riêng của mình có thể lập hoặc không lập như: Báocáo lưu chuyển tiền tệ.

1.2 Nội dung phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán

a.Kết cấu bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộgiá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thờiđiểm nhất định.

Bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơcấu tài sản, nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó Căn cứ vào Bảngcân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanhnghiệp Trên cơ sở đó có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốnvào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toánvà sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý và gồm 2 phần: phần tài sản vàphần nguồn vốn.

PHẦN TÀI SẢN

Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tạithời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp

Trang 7

A Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Phản ánh toàn bộ giá trị TSLĐ và ĐTNH của doanh nghiệp Đây là những tài sản cóthời gian luân chuyển ngắn (thường là trong vòng một chu kỳ kinh doanh hay trongvòng một năm) Toàn bộ TSLĐ và ĐTNH bao gồm: tiền, các khoản đầu tư tài chínhngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, TSLĐ khác.

B Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Phản ánh giá trị thực của toàn bộ TSCĐ và ĐTDH của doanh nghiệp Đây là những tàisản có thời gian luân chuyển dài (trên 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh) Toàn bộ TSCĐvà ĐTDH được chia làm các loại: TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phíxây dựng cơ bản dở dang, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn.

Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu thuộc phần tài sản phản ánh quy mô kết cấu các loại tàisản dưới hình thái vật chất Xét về mặt pháp lý, số liệu ở phần tài sản phản ánh số tàisản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo kế toán.

PHẦN NGUỒN VỐN

Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanhnghiệp tại thời điểm lập báo cáo Các chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm pháp lý củadoanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng

A Nợ phải trả

Nợ phải trả là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm lập báocáo, bao gồm: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm của doanhnghiệp với các chủ nợ như ngân hàng, người cung cấp vật tư hàng hoá, người laođộng

B Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp màdoanh nghiệp không phải cam kết thanh toán Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: nguồnvốn quỹ và nguồn kinh phí

Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn phản ánh quy mô, kết cấu các nguồnvốn đã được doanh nghiệp đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh Xét về mặtpháp lý, các chỉ tiêu thuộc phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vậtchất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp (cổ đông, ngânhàng, nhà cung cấp ).

b Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán

Trang 8

Phân tích bảng cân đối kế toán là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc đánhgiá tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh nên khi tiếnhành cần đạt được những yêu cầu sau:

- Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp, xem xét việc bố trí tài sảnvà nguồn vốn trong kỳ kinh doanh xem đã phù hợp chưa.

- Phân tích đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn giữa số liệu đầu kỳ và sốliệu cuối kỳ.

Bảng 1.1 Bảng phân tích cơ cấu tài sản

Chỉ tiêu

Năm… Năm… Năm … so với nămGiá trị%Giá trị%Số tiền%

A TSLĐ và ĐTNHI Tiền

II Đầu tư tài chính ngắn hạnIII Các khoản phải thuIV Hàng tồn khoV TSLĐ khácB TSCĐ và ĐTDHI TSCĐ

II Đầu tư tài chính dài hạnIII Chi phí XDCBDDIV Ký quỹ, ký cược dài hạn

Tổng tài sản

Từ bảng phân tích cơ cấu tài sản, ta có thể nhận thấy sự biến động tăng hay giảm củaTSLĐ và ĐTNH; TSCĐ và ĐTDH cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối Đối với TSLĐ,ta có thể nhận xét một cách tổng quát nhất về tình hình biến động của khoản tiền mặttại quỹ, phương thức thanh toán tiền hàng, nguồn cung cấp và dự trữ vật tư của doanhnghiệp và các khoản vốn lưu động khác Đối với TSCĐ, thông qua bảng phân tích nàycó thể đánh giá về hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty và tình hình trang bị cơ sở vậtchất kỹ thuật như máy móc thiết bị cho doanh nghiệp Ngoài ra, bảng phân tích cơ cấutài sản còn cho biết tỷ lệ từng khoản vốn chiếm trong tổng số tài sản và việc bố trí cơcấu tài sản của doanh nghiệp như thế nào.

Trang 9

Bảng 1.2 Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn

Chỉ tiêuNăm……Năm……

Năm … so vớiNăm … Giá trị%Giá trị%Số tiền%

A Nợ phải trảI Nợ ngắn hạnII Nợ dài hạnIII Nợ khác

B Nguồn vốn chủ sở hữuI Nguồn vốn quỹ

II Nguồn vốn - kinh phí

Tổng nguồn vốn

Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng sốcũng như xu hướng biến động của chúng Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọngcao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tàichính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao Ngược lại nếucông nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng bảo đảm về mặttài chính của doanh nghiệp sẽ thấp.

1.2.2 Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

a.Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tìnhhình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh được chi tiết theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính, phụ và cáchoạt động kinh doanh khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước vềcác khoản thuế và các khoản khác phải nộp.

Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm mục tiêu phản ánh tóm lược các khoản doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho một thời kỳ nhất định Ngoài ra,báo cáo kết quả kinh doanh còn kết hợp phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ củadoanh nghiệp với ngân sách nhà nước về thuế và các khoản khác.

Kết cấu và nội dung phản ánh của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được trìnhbày gồm ba phần chính: báo cáo lãi lỗ, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, thuếGTGT được khấu trừ được hoàn lại hoặc được miễn giảm

PHẦN I: BÁO CÁO LÃI LỖ

Báo cáo lãi lỗ phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp baogồm các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác Tất cả các chỉ tiêu của báo cáo

Trang 10

lãi lố được trình bày tuần tự như sau: doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, lợi tức gộp,chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh,lợi tức hoạt động tài chính, lợi tức hoạt động bất thường, tổng lợi tức trước thuế, thuếlợi tức phải nộp, lợi tức sau thuế.

PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC

Mục I: Thuế

Thuế là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số tiền phải nộp, còn phải nộp cho các khoảnthuế trong kỳ báo cáo, theo từng loại thuế: thuế GTGT phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu trên vốn, thuế tài nguyên,thuế nhà đất, tiền thuê đất, các loại thuế khác.

Mục II: Các khoản phải nộp khác

Các khoản phải nộp khác là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản phải nộp, đã nộp,còn phải nộp về các khoản khác theo quy định của nhà nước, chi tiết theo từng khoảnmục: các khoản phụ thu, các khoản phí và lệ phí, các khoản phải nộp khác.

PHẦN III: THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ, ĐƯỢC HOÀN LẠI, ĐƯỢC MIỄN GIẢM

Phản ánh số thuế GTGT mà doanh nghiệp đã nộp nhưng được khấu trừ, được hoàn lạihay được miễn giảm theo quy định bao gồm: thuế GTGT còn được khấu trừ, thuếGTGT được hoàn lại, thuế GTGT được miễn giảm.

b Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Quá trình đánh giá khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp có thể thông việc phân tích 2 nội dung cơ bản sau:

Một là, phân tích kết quả các loại hoạt động

Lợi nhuận từ các loại hoạt động thu về cần phải được tiến hành phân tích và đánh giákhái quát giữa doanh thu, chi phí và kết quả của từng loại hoạt động Qua đó, rút ranhận xét về tình hình doanh thu do các hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại tươngứng với chi phí bỏ ra; từ đó cho thấy tỷ trọng kết quả của từng loại hoạt động trongtổng số hoạt động mà doanh nghiệp tham gia.

Trang 11

Bảng 1.3 Phân tích đánh giá về kết cấu chi phí, doanh thu và kết quả

CHỈ TIÊU

THU NHẬPCHI PHÍKẾT QUẢSỐ

Hoạt động sản suất kinh doanhCác hoạt động khác

TỔNG SỐ

Hai là, phân tích kết quả sản xuất kinh doanh chính

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinhdoanh đem lại, trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp, là cơ sở chủ yếu đểđánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhânvà mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanhnghiệp Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đúng đắn và chính xácsẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế doanh thu, thuế lợi tức mà doanhnghiệp phải nộp và sự kiểm tra, đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lượng hoạtđộng của doanh nghiệp.

Bảng 1.4 Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính

Chỉ tiêuNăm … Năm ……So sánhChênhlệch(%)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ

3 Doanh thu thuần về bán hàng vàcung cấp dịch vụ

4 Giá vốn hàng bán

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng vàcung cấp dịch vụ

6 Doanh thu hoạt động tài chính7 Chi phí tài chính

- Trong đó: Chi phí lãi vay9 Chi phí quản lý doanh nghiệp10 Lợi nhuận thuần từ hoạt độngkinh doanh

11 Thu nhập khác12 Chi phí khác13 Lợi nhuận khác

14 Tổng lợi nhuận kế toán trớcthuế

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành17 Lợi nhuận sau thuế thu nhậpdoanh nghiệp

Trang 12

1.2.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp

a Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán

(1) Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (H1)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát năng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trongkỳ kinh doanh, cho biết một đồng cho vay thì có mấy đồng đảm bảo.

Hệ số thanh toán hiện hành =

Tæng tµi s¶n Tæng nî ph¶i tr¶

Nếu H1>1: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, kết quả của chỉ tiêu này bằng3 là hợp lý nhất Nếu H1>1 quá nhiều thì cũng không tốt vì điều đó chứng tỏ doanhnghiệp chưa tận dụng hết cơ hội chiếm dụng vốn Nếu H1<1: Báo hiệu sựphá sản của doanh nghiệp Vốn chủ sở hữu bị chiếm dụng toàn bộ Tổng tài sản hiệncó (TSCĐ+TSLĐ) không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.

(2) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời(H2)

Hệ số thanh toán hiện thời =

Hệ số thanh toán hiện thời=

H2=2 là hợp lý nhất vì nếu như thế thì doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanhtoán nợ ngắn hạn đồng thời cũng duy trì được khả năng kinh doanh.

Nếu H2>2: thể hiện khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp dư thừa Nhưngnếu H2>2 quá nhiều thì hiệu quả kinh doanh sẽ kém đi vì đó là hiện tượng ứ đọng vốnlưu động

Nếu H2<2: thể hiện khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp còn thấp, và nếuH2<2 quá nhiều thì doanh nghiệp vừa không thanh toán được nợ ngắn hạn, mất uy tínvới chủ nợ, lại vừa không có tài sản dự trữ cho kinh doanh.

(3) Hệ số khả năng thanh toán nhanh (H3)

Hệ số thanh toán nhanh =

Tài sảnNợ ngắn hạn

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạnNợ ngắn hạn

Tổng số vốn bằng tiền

(Tiền + ĐTTCNH+các khoản phải thu)Nợ ngắn hạn

Trang 13

H3=1 là hợp lý nhất bởi vì nếu thế thì doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanhtoán nhanh, vừa không mất đi những cơ hội do khả năng thanh toán nợ nhanh manglại.

Nếu H3<1, tình hình thanh toán công nợ của doanh nghiệp có thể gặp khó khăn.

Nếu H3>1, lại phản ánh một tình hình không tốt vì tài sản tương đương tiền nhiều,vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

(4) Hệ số khả năng thanh toán tức thời (H4)Hệ số thanh toán tức thời =

H4>0,5 tình hình thanh toán tương đối khả quan

Nếu H4<0,5 tình hình thanh toán công nợ của doanh nghiệp có thể gặp khó khăn.cóthể phải bán gấp hàng hóa sản phẩm để trả nợ vị khong đủ tiền thanh toán

Tuy nhiên nếu tỷ suất này quá cao lại phản ánh một tình hình không tót vì vốn bằngtiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm.,làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

e Hệ số thanh toán lãi vay

Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp saukhi đã trừ đi chi phí quản lý kinh doanh và chi phí bán hàng So sánh giữa nguồn để trảlãi vay với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả lãi vay tớimức độ nào.

Hệ số thanh toán lãi vay =

Lîi nhuËn tr íc thuÕ vµ l·i vayL·i vay ph¶i tr¶ trong kú

b Các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư(1) Hệ số nợ

Hệ số nợ là một chỉ tiêu tài chính phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệpđang sử dụng có mấy đồng vốn đi vay.

Hệ số nợ =

Nî ph¶i tr¶tæng nguån vèn

Hệ số nợ càng cao thì tính độc lập của doanh nghiệp càng kém Nhưng nếu chất lượngkinh doanh của doanh nghiệp đang tăng lên thì hệ số nợ càng cao sẽ làm cho doanh lợichủ sỡ hữu càng cao.

(2) Tỷ suất tự tài trợ

Tổng số vốn bằng tiền(Tiền và tương đương tiền)

Nợ ngắn hạn

Trang 14

Tỷ suất tự tài trợ là một chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn chủ sở hữu trong tổngsố vốn hiện có của doanh nghiệp.

Tỷ suất tự tài trợ =

Tỷ suất tự tài trợ cho thấy mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinhdoanh riêng có của mình Tỷ suất tự tài trợ càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp cónhiều vốn tự có, tính độc lập cao với các chủ nợ

(3) Tỷ suất đầu tưTỷ suất đầu tư =

Tỷ suất này càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổngsố tài sản của doanh nghiệp, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, nănglực sản xuất của doanh nghiệp Tuy nhiên, để kết luận tỷ suất này là tốt hay xấu còntuỳ thuộc vào ngành kinh doanh của từng doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể.(4) Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định

Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ=

Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định cho thấy số vốn tự có của doanh nghiệp dùng để trangbị tài sản cố định là bao nhiêu Tỷ suất này nếu lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng tài chínhvững vàng và lành mạnh Ngược lại, nếu tỷ suất này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là một bộphận của tài sản cố định được tài trợ bằng vốn vay và đặc biệt mạo hiểm là vốn vayngắn hạn

c Các chỉ số về hoạt động:(1) Số vòng quay hàng tồn kho:

Số vòng quay hàng tồn kho=

Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì thời gian luân chuyển một vòng càng ngắnchứng tỏ doanh nghiệp có nhiều khả năng giải phóng hàng tồn kho, tăng khả năngthanh toán

(2) Số ngày một vòng quay hàng tồn kho

Giá vốn hàng bánHàng tồn kho bình quân

Nguồn vốn chủ sở hữuTSCĐ + đầu tư dài hạnGiá trị còn lại của TSCĐ + đầu tư dài hạn

Tổng tài sảnNguồn vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

Trang 15

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của một vòng quayhàng tồn kho

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =

360 ngµy

Sè vßng quay hµng tån kho

(3) Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thànhtiền mặt của doanh nghiệp nhanh hay chậm và được xác định theo công thức:

Vòng quay các khoản phải thu =

Số vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, đó là dấuhiệu tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu.

(4) Kỳ thu tiền trung bình

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu(số ngày một vòng quay các khoản phải thu) Vòng quay các khoản phải thu càng lớnthì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại

Kỳ thu tiền trung bình =

360 ngµy

Vßng quay c¸c kho¶n ph¶i thu

(5) Vòng quay vốn lưu độngVòng quay vốn lưu động=

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào quá trình sảnxuất kinh doanh thì tạo ra được mấy đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớnchứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao

(6) Số ngày một vòng quay vốn lưu động

Số ngày một vòng quay vốn lưu động phản ánh trung bình một vòng quay vốn lưuđộng hết bao nhiêu ngày Công thức xác định như sau:

Số ngày một vòng quay vốn lưu động=(7) Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Doanh thu thuần

Số dư bình quân các khoản phải thu

Doanh thu thuầnVốn lưu động bình quân

360 ngày

Số vòng quay vốn lưu độngDoanh thu thuần

Trang 16

Hiệu suất sử dụng vốn cố định =

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinhdoanh thì tạo ra được mấy đồng doanh thu thuần Hiệu suất càng cao chứng tỏ doanhnghiệp sử dụng vốn cố định có hiệu quả

(8) Vòng quay toàn bộ vốnVòng quay toàn bộ vốn =

Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệpthể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư Vòngquay càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

d Các chỉ số sinh lời

(1) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Tỷ suất này thể hiện trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu được trong kỳ cómấy đồng lợi nhuận

Tỷ suất doanh lợi doanh thu =

Lîi nhuËn thuÇnDoanh thu thuÇn

(2) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

Tỷ suất này là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn Chỉ tiêu này phản ánhmột đồng vốn bình quân được sử dụng trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận

Trang 17

mình Tài chính là chìa khoá của đầu tư vì thế là chìa khoá cho sự tăng trưởng Do vậy,phân tích tài chính tốt cũng có nghĩa là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh.

Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là để cung cấp thông tin hữu dụng trongviệc tạo ra các quyết định quản lý và kinh doanh đối với doanh nghiệp Vì vậy, mụctiêu chủ yếu của phân tích tài chính doanh nghiệp là:

Thứ nhất, phân tích hoạt động chính cung cấp đầy đủ các thông tin có ích cho các nhà

đầu tư và những người sử dụng thông tin tài chính khác nhằm giúp họ có được quyếtđịnh đúng đắn khi muốn đầu tư, cho vay Ngoài ra, qua thông tin được cung cấpngười sử dụng thông tin sẽ đánh giá được khả năng và tính chắc chắn của các dòngtiền mặt vào ra, tình hình sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh, tình hình và khả năngthanh toán của doanh nghiệp.

Thứ hai, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin về

nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình, sự kiện và các tình huốnglàm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp.

Thứ ba, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin về việc

thực hiện chức năng cương vị quản lý của người quản lý như thế nào đối với doanhnghiệp trong việc sử dụng các tiềm năng của doanh nghiệp đã được giao Chính điềunày đòi hỏi trách nhiệm của người quản lý về quản lý, đảm bảo an toàn cho tiềm năngcủa doanh nghiệp và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả.

Với những mục tiêu trên, phân tích hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng trongviệc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể:

Một là, phân tích tài chính doanh nghiệp cho phép nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá

thường xuyên những mặt mạnh yếu về tình hình tài chính cũng như hoạt động kinhdoanh như: khả năng thanh toán, tình hình luân chuyển vốn vật tư hàng hoá, năng lựchoạt động, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp

Hai là, qua phân tích tài chính sẽ xác định được nguồn tài chính đúng đắn trên cơ sở

nhu cầu vốn của doanh nghiệp, đây chính là kế hoạch hoá tài chính Dựa vào kế hoạchhoá tài chính sẽ cho phép các nhà quản trị tài chính hình thành nên dự định phân phốivà sử dụng các nguồn tài chính trong tương lai

Ba là, dựa vào việc phân tích tài chính để đưa ra các quyết định đầu tư dài hạn Quyết

định đầu tư dài hạn là một trong những quyết định có tính chiến lược quan trọng bậc

Trang 18

nhất của một doanh nghiệp Nó quyết định đến tương lai của một doanh nghiệp bởi vìmỗi quyết định đầu tư đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp trong suốt một thời gian dài, ảnh hưởng có tính quyết định đến quy mô và trangthiết bị công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến sản phẩm sản xuất,tiêu thụ trong tương lai của một doanh nghiệp.

Bốn là, phân tích tài chính còn giúp cho doanh nghiệp sử dụng hợp lý hơn, cân đối hơn

nguồn vốn của doanh nghiệp, tìm ra các mô hình liên doanh liên kết về vốn nhằm tạora lợi nhuận lớn nhất, phát hiện những tồn tại trong quá trình sản xuất cũng như trongquản trị điều hành để tìm cách khắc phục.

Vậy hoạch định chiến lược và chiến thuật mà các nhà quản trị doanh nghiệp cần thựchiện phải được đưa ra sau khi có sự cân nhắc về mặt tài chính Riêng đối với nhà quảnlý tài chính sau khi phân tích tài chính sẽ đưa ra kế hoạch tài chính khoa học, đảm bảomọi tài sản tiền vốn được sử dụng một cách hiệu quả.

Trang 19

2.1.1.Thông tin chung về doanh nghiệp

Công ty TNHH Xuân Khánh được thành lập từ năm 2004, gồm 3 cổ đông sáng lập,hiện nay mặt hàng chính của Công ty là kinh doanh máy photocopy, linh kiện máy,phần mềm, kỹ thuật mạng máy tính và các loại máy văn phòng

Công ty đặt trụ sở chính tại 193 Văn Cao, Thành phố Hải Phòng.Điện thoại: 031.3853632/3920658

* Từ năm 2010 đến nay

Là thời kỳ phát triển mạnh mẽ với doanh thu tăng nhanh Công việc kinh doanh đidần vào ổn định và đưa lại mức lợi nhuận ngày một cao cho Công ty.

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty:

* Chức năng của Công ty:

Là một doanh nghiệp tư nhân hạch toán kinh tế độc lập, Công ty phải đảm bảo có kếhoạch kinh doanh cho phù hợp với thị trường thực tế, đem lại hiệu quả cao, góp phần

Trang 20

tích luỹ vốn cho doanh nghiệp và đóng góp ngày càng cao cho xã hội đồng thời tạo raviệc làm và thu nhập ngày càng ổn định cho doanh nghiệp.

* Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty:

- Tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật và đúng ngành nghề theo đăng kýkinh doanh do Nhà nước cấp.

- Thực hiện các chỉ tiêu nộp ngân sách, bảo hiểm xã hội, tổng doanh thu số bán ra.- Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, tiền vốn, đội ngũ lao động và bảo toàn, tăngtrưởng vốn kinh doanh.

- Thực hiện phân phối lao động hợp lý, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho độingũ nhân viên Đảm bảo sử dụng 100% nhân viên có trình độ, năng lực làm việc.

2.1.4 Công tác tổ chức và bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh:

2.1.4.1 Cơ cấu lao động của Công ty

Hiện nay Công ty TNHH Xuân Khánh là một công ty phát triển Việc sử dụng hợp lýlao động cũng chính là tiết kiệm về chi phí lao động, Công ty có số lượng nhân viên là25 người, hầu hết đã qua các trường đào tạo về chuyên môn Với đà phát triển này thìcông ty sẽ tiếp tục tuyển dụng thêm lao động có trình độ để nâng cao năng lực quản lý,đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của Công ty trong điều kiện hiện nay Bao gồm:

- Giám đốc: 1 người- Phó giám đốc: 1 người- Phòng kỹ thuật: 7 người - Phòng nhân sự: 3 người- Phòng kế toán: 4 người- Phòng hành chính: 2 người- Phòng kinh doanh: 7 người

Mỗi nhân viên đều trách nhiệm những công việc khác nhau vì thế dưới đây là bảngcông nhân viên của Công ty TNHH Xuân Khánh.

Trang 21

Hội đồng quản trị

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng TCKT

Phòng kỹ thuật

Phòng kinh doanhPhòng

hành chínhPhòng

nhân sự

Bảng danh sách nhân viên của Công ty TNHH Xuân Khánh

2.1.4.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý:

Công ty tổ chức theo mô hình Công ty TNHH, bộ máy quản lý của Công ty được tổchức theo kiểu trực tuyến và được tổ chức như sau:

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Xuân Khánh

Đặc điểm của cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến này là kiểu cơ cấu tổ chức mà cácmối quan hệ của các nhân viên trong tổ chức được thực hiện theo một đường thẳng,người thừa hành chỉ nhận và thi hành mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp người phụ tráchchịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của người dưới quyền.

Trang 22

Kiểu cơ cấu này thích hợp với chế độ một thủ trưởng, tăng cường trách nhiệm cá nhânvà trách tình trạng người thừa hành phải thi hành những mệnh lệnh khác nhau thậm chímâu thuẩn nhau của những người phụ trách.Tuy nhiên nhược điểm của cơ cấu này lànhững người phụ trách phải có kiến thức toàn diện thuộc những lĩnh vực khác nhau.Mặt khác nó không tận dụng được những chuyên gia có trình độ cao trong từng lĩnhvực quản lý Như thế kiểu cơ cấu tổ chức này chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệpcó quy mô nhỏ hoặc chi nhánh.

* Hội đồng quản trị: gồm 3 thành viên là cơ quan quyết định mọi vấn đề liên quan đến

quyền lợi và mục đích của Công ty Vai trò của hội đồng quản trị là triệu tập đại hội,hoạch định và ra các quyết định, giải quyết các vấn đè quan trọng về tổ chức, sửa đổi,bổ sung Điều lệ, thay đổi tổ chức, ủy quyền cho ban giám đốc điều hành giải quyết cácvấn đề liên quan đến tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty.

* Ban giám đốc:

- Giám đốc: là người được Hội đồng thành viên bổ nhiệm, có quyền quyết định điềuhành hoạt động của Công ty Giám đốc là người chịu trách nhiệm mọi hoạt động kinhdoanh của Công ty trước pháp luật.

Được đề nghị với Hội đồng quản trị thay thế hoặc miễn nhiệm những cán bộ hoặc người laođộng khi xét thấy họ không đảm đương được nhiệm vụ được giao.

Giám đốc là người chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty và điều hành hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty, ký các quyết định về lao động, tiền lương, công tác khenthưởng, kỷ luật, các quyết định về công tác tài chính kế toán, kế hoạch sản xuất kinhdoanh từng tháng, quý và năm, trực tiếp ký duyệt các hợp đồng kinh tế của công ty.- Phó giám đốc: có nhiệm vụ nghiên cứu việc phát triển hoạt động kinh doanh củacông ty, ký các hợp đồng kinh tế và các văn bản khác neeud được giàm đốc ủy quyền,tham mưu và giúp giám đốc xây dung kế hoạch kinh doanh và nhu cầu phát triển côngty, và giúp giám đốc giải quyết các công việc được phân công, có quyền ra mệnh lệnhcho các bộ phận do mình quản lý với quan hệ mang tính chỉ huy và phục tùng.

* Các phòng ban chức năng: Đây là một ban tham mưu giúp việc cho Giám đốc, chịu

sự điều hành của Giám đốc Ngoài việc thực hiện chức năng của mình, các phòng bancòn phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm kiểm tra, đối chiếu số liệu và giúp đỡnhau hoàn thành công việc được giao.

- Phòng hành chính:

Trang 23

+ Là đơn vị tổng hợp hành chính quản trị giúp giám đốc chỉ đạo quản lý, công tácpháp chế, thi đua, tuyên truyền.

+ Xây dựng chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của các phòng ban về phâncông, phân cấp quản lý.

+ Tổ chức các phong trào thi đua và đề xuất khen thưởng.- Phòng nhân sự:

+ Là đơn vị tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo quản lý về tổ chức cán bộ, lao động tiềnlương, xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, tuyển dụng nguồn lực, banhành các quy chế nội bộ.

+ Giải quyết các chế độ chính sách, quyền lợi của nhân viên trong Công ty.- Phòng tài chính kế toán:

+ Là đơn vị tham mưu giúp giám đốc về quản lý tài chính và tổ chức công tác hạchtoán kế toán toàn công ty

+ Thực hiện đúng các chế độ quy định về quản lý vốn, tài sản và các chế độ khác của nhànước, có kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm trình Giám đốc.

+ Hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh thống kê, kế toán, các quy địnhcủa Nhà nước trong công tác hạch toán kế toán và luật thuế.

+ Tổng hợp quyết toán tài chính và phân tích tình hình tài chính hàng quý, hàng năm.+ Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách theo chế độ quy định của Nhà nước.

+ Theo dõi tổng hợp tình hình sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý mạng lưới kinhdoanh của Công ty.

+ Lập báo cáo định kỳ về tình hình kinh doanh của Công ty

+ Phối hợp với phòng tài chính kế toán xây dựng hệ thống giá bán phù hợp với thịtrường, xúc tiến bán hàng.

- Phòng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật của công ty được chia ra làm các tổ kỹ thuật với nhiệmvụ sửa chữa và lắp đặt máy móc cho các đơn đặt hàng của công ty

Ngày đăng: 19/10/2017, 11:17

Xem thêm:

Mục lục

    3.4. Đánh giá chung về hoạt động tài chính của công ty 46

    1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp

    A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

    B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

    Bảng 1.1. Bảng phân tích cơ cấu tài sản

    Bảng 1.2. Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn

    PHẦN I: BÁO CÁO LÃI LỖ

    PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC

    PHẦN III: THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ, ĐƯỢC HOÀN LẠI, ĐƯỢC MIỄN GIẢM

    Bảng 1.3. Phân tích đánh giá về kết cấu chi phí, doanh thu và kết quả

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w