Tổ chức tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh” trong dạy học chính là đảm bảo “nguyên tắc vàng” trong dạy họcgiáo dục công dân: “dạy học phải gắn bó chặt ch
Trang 1A MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện chỉ thị 03- CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI và nay là chỉ thị05- CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tađang ra sức thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người
Qua gần 10 năm thực hiện, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh” đã trở thành cuộc vận động cách mạng sâu rộng, có sức lan tỏa vàảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ
Học sinh trung học cơ sở (THCS), lứa tuổi tập làm người lớn, những chủnhân tương lai của đất nước hơn ai hết phải được hiểu rõ về cuộc vận động,được thực hành trong những chuẩn mực đạo đức cụ thể
Thực tế những năm gần đây, cùng với những đổi mới, cải cách trong giáodục, các vấn đề giáo dục kỹ năng sống, đổi mới phương pháp dạy học, vận dụngcác kỹ thuật dạy học tích cực, phương tiện dạy học đang được giới chuyên mônquan tâm, đầu tư nghiên cứu Tuy nhiên khái niệm dạy học tích hợp, tổ chức dạyhọc tích hợp như thế nào cho có hiệu quả vẫn còn là một vấn đề khó
Khi xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, xu hướng của các nướctrên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đó là tăng cường tích hợp, đặcbiệt là ở cấp tiểu học và trung học cơ sở (THCS) Một nghiên cứu mới đây củaViện khoa học giáo dục Việt Nam về chương trình giáo dục phổ thông 20 nướccho thấy 100% các nước đều xây dựng chương trình theo hướng tích hợp Tuynhiên hiện nay, việc xây dựng chương trình ở tiểu học về cơ bản đã quán triệttinh thần tích hợp Còn ở THCS vẫn chưa rõ ràng, nên quản lý chỉ đạo tổ chứcdạy học theo hướng tích hợp ở các bài học cụ thể môn giáo dục công dân vẫn làmột giải pháp “tình thế” có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
Tổ chức tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh” trong dạy học chính là đảm bảo “nguyên tắc vàng” trong dạy họcgiáo dục công dân: “dạy học phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn” vàviệc tiến hành cụ thể như thế nào vẫn còn là vấn đề khó
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn tiến hành một số biện phápchỉ đạo giáo viên dạy học tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh” trong môn giáo dục công dân lớp 6, 7, 8, 9 ở trườngTHCS Nga Thanh, Nga Sơn làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) của mìnhtrong năm học 2016 - 2017 này
Trang 2II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Giúp giáo viên, học sinh hiểu sâu hơn, cụ thể hơn về tư tưởng đạo đức HồChí Minh, từ đó có cách vận dụng trong học tập và rèn luyện đạo đức, trở thànhnhững công dân có ích cho xã hội
Tìm ra hướng tổ chức dạy học tích hợp trong môn giáo dục công dân, cụthể là tích hợp bài dạy học với các vấn đề thời sự, vấn đề chính trị có ý nghĩathời sự…giúp học sinh được thực hiện các hoạt động thiết thực, các em đượchòa nhập vào thế giới cuộc sống Từ đó hình thành những phẩm chất đạo đứccần thiết của một công dân Việt Nam có trách nhiệm với bản thân, gia đình vàcộng đồng
Nhân rộng, triển khai, phổ biến trong bộ môn khác, góp phần xây dựngnền tảng cho việc tổ chức thực hiện chương trình nội dung tích hợp sẽ được BộGiáo dục và Đào tạo thống nhất thực hiện vào năm 2018
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Chủ đề, nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
có thể tích hợp và giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh THCS
Những bài học trong chương trình có liên quan đến chủ đề và nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Những kinh nghiệm, nhận thức, hành vi, thói quen của học sinh tại trườngTHCS Nga Thanh, Nga Sơn sau khi được dạy học tích hợp nội dung “Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Những phương pháp, biện pháp quản lý chỉ đạo dạy học tích hợp thànhcông trong môn giáo dục công dân ở trường THCS
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, nghiên cứu tài liệu; sáchgiáo khoa; sách giáo viên; các sách viết về Bác; các văn kiện đại hội, nghị quyếtcủa Đảng các cấp và các chỉ thị có đề cập đến cuộc vận động “Học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Thực hiện giảng dạy thử nghiệm trực tiếp trên lớp 7A, 7B, 8A, 8B trườngTHCS Nga Thanh với các phương pháp dạy học truyền thống: diễn giảng, đàmthoại, kể chuyện, nêu gương kết hợp với các phương pháp dạy học hiện đạinhư: thảo luận nhóm, động não, nghiên cứu trường hợp điển hình, liên hệ và tựliên hệ thực tế
Tổ chức điều tra, khảo sát nắm bắt mức độ tiếp thu kiến thức và hìnhthành kỹ năng của học sinh trước và sau khi tổ chức dạy học để kết luận về ưuđiểm, nhược điểm cũng như khẳng định thành công của SKKN
Quan sát, thống kê, so sánh, phân tích, xử lý số liệu thu thập được để nhậnxét kết quả, kết luận chính xác về hiệu quả và khả năng áp dụng
Trang 3B NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về tích hợp.
Thực hiện hướng dẫn số 11- HD/TTVH ngày 06/12/2006 của Ban Tưtưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ thị thựchiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”trong toàn ngành với mục đích “Làm cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục,viên chức, học sinh, sinh viên, học viên trong toàn ngành nhận thức sâu sắc vềnhững nội dung cơ bản và những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư ; đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống và các
tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng”
Một trong những điểm mới của chỉ thị 05 - CT/TW ngày 15 tháng 5 năm
2016 của Bộ Chính trị khóa XII so với Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ Chính trịkhóa XI là sự quan tâm đặc biệt đến yêu cầu gắn việc học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thực hiện Nghị quyết Trung ương
số 29 - NQ/TW về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” Bộ Chínhtrị không chỉ dành riêng một nội dung để yêu cầu về công tác giáo dục tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân, mà còn chỉ
rõ từng nội dung cần đưa vào chương trình để bảo đảm phù hợp với cấp học, bậchọc và với yêu cầu giáo dục, đào tạo thời kỳ mới
Dự thảo khung chương trình giáo dục phổ thông mới (dự kiến áp dụngvào năm 2018) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, dạy học sẽ theo hướng tíchhợp mạnh ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên Như vậynghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng có hiệu quả các bài dạy học theo hướngtích hợp ở thời điểm hiện nay chính là bước “dọn đường” có ý nghĩa thực tiễn đểrút kinh nghiệm và tiến hành tốt hơn trong thực tế khi bắt đầu thực hiện chươngtrình tích hợp do Bộ giáo dục và Đào tạo biên soạn
Mục tiêu môn giáo dục công dân ở trường THCS nhằm giáo dục cho họcsinh những chuẩn mực đạo đức và pháp luật của người công dân phù hợp vớilứa tuổi, trên cơ sở đó góp phần hình thành những phẩm chất nhân cách conngười Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển của thờiđại
Nội dung các bài trong chương trình giáo dục công dân THCS thể hiện rõnét vai trò của công dân trong các quan hệ xã hội, quan hệ với công việc, quan
hệ với môi trường sống và lý tưởng của đảng, của dân tộc nên tích hợp với cuộcvận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là hoàn toànhợp lý Hiệu quả của việc làm này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong xây dựngnền tảng tinh thần, tư tưởng, lý tưởng sống cho các em học sinh THCS
Trang 4Hơn nữa, một trong những nguyên tắc của dạy học môn giáo dục côngdân là phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn, tức là học sinh liên hệ giữabài học giáo dục công dân với đời sống đạo đức, pháp luật của cá nhân, tập thể,địa phương Điều đó hoàn toàn phù hợp với cuộc vận động chính trị sâu rộngđang được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta hưởng ứng mạnh mẽ và có hiệuquả tương đối rõ nét, tạo sự chuyển biến quan trọng trong đời sống tinh thần, tưtưởng của đất nước
2 Khái niệm về dạy học tích hợp.
Theo từ điển tiếng Việt, tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chươngtrình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng Tích hợp cónghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức hướngdẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vựckhác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hìnhthành những kiến thức kỹ năng mới; phát triển được các năng lực cần thiết, nhất
là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống Bànđến tích hợp là bàn về vấn đề nội dung chứ không phải là phương pháp dạy học.Tuy nhiên để đạt được mục tiêu tích hợp trong quá trình dạy học, người tổ chứcphải vận dụng được các phương pháp dạy học tối ưu để có thể chuyển tải hết cácnội dung cần thiết
Tích hợp có thể được vận dụng ở nhiều môn học, nhiều nội dung trongmột môn học và lồng ghép các nội dung cần thiết vào một môn học Tích hợp cóthể tiến hành ở các cấp độ khác nhau: tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận, tíchhợp liên hệ
3 Các chủ đề có thể tích hợp nội dung cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giảng dạy giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở.
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong dạy họcgiáo dục công dân THCS có thể tích hợp theo những nội dung chủ yếu sau:
Tấm gương về một con người giàu lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, nhânhậu, hết mực vì con người
Tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, giản dị và khiêmnhường
Tấm gương tôn trọng kỉ luật và pháp luật, không dành cho mình bất cứđặc quyền, đặc lợi nào…
II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Trang 5Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có cơ hội tốt để triểnkhai dạy học tích hợp.
Bản thân các giáo viên đứng lớp môn giáo dục công dân là đảng viên, nênviệc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, việc nắm bắt các chủ đềhọc tập và làm theo Bác qua từng năm khá đơn giản Thực hiện nhiệm vụ tíchhợp này chính là cách giáo viên đưa chủ trương, cuộc vận động của Đảng gầnhơn, thực tế hơn với học sinh
4.Thực trạng hiểu biết, kỹ năng của học sinh về vấn đề tích hợp.
Qua phiếu khảo sát, chúng tôi nắm bắt thực tế việc hiểu biết của học sinh
về cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhưsau:
Trang 6Hiểu biết của
học sinh
về cuộc vận
động
Số em dự khảo sát
Không biết Có biết Hiểu Hiểu rõ
III CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Bồi dưỡng tư tưởng, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giáo viên dạy giáo dục công dân.
Đội ngũ là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục Xuất phát từ quanđiểm đó, chúng tôi luôn quan tâm, chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ, đặcbiệt là những giáo viên trực tiếp dạy học môn giáo dục công dân bằng các biệnpháp sau
1.1.Tăng cường công tác giáo dục chính trị, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho giáo viên
Tư tưởng là yếu tố quan trọng, quyết định hành động Tư tưởng, đạo đứctrong sáng, lối sống tốt thì mới có thể làm tốt công tác giáo dục Trước hếtchúng tôi phải tranh thủ sự chỉ đạo của chi bộ Đảng, để làm tốt công tác tuyêntruyền, nâng cao nhận thức của đảng viên, giáo viên về sự cần thiết của “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Sau đó yêu cầu giáo viên đăng
ký thi đua, xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện theo tấm gương của Người
Từ đó, có cách theo dõi, đánh giá cụ thể giáo viên về tiến độ, chất lượng học tập
và làm theo Bác
Tổ chức tạo điều kiện để giáo viên tham gia học trung cấp lý luận chínhtrị, tham dự đầy đủ các hội nghị học tập nghị quyết Đảng các cấp
Trang 71.2 Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, tạo điều kiện để giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn là giải pháp cực kỳ quan trọng để nâng caochất lượng chuyên môn nhà trường Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi xâydựng kế hoạch chuyên môn cụ thể, có yêu cầu rõ ràng về việc tích hợp nội dunghọc tập và làm theo Bác trong các môn học, đặc biệt là môn giáo dục công dân
Từ đó, tổ chuyên môn mà cụ thể là giáo viên đứng lớp bộ môn giáo dục côngdân sẽ bàn bạc cụ thể về nội dung và các chủ đề có thể tích hợp cũng như cáchthức tiến hành tích hợp có hiệu quả Trong các tiết dạy học có tích hợp của môngiáo dục công dân, tổ chuyên môn phải sắp xếp cho các giáo viên dự, góp ý, xâydựng, để từng bước hoàn chỉnh tiến trình dạy học cụ thể của một tiết học có tíchhợp
Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp trên nên giáo viên đứng lớp bộ môngiáo dục công dân đều là những người có năng lực chuyên môn và trình độ taynghề vững vàng, nhiều năm liền là giáo viên giỏi huyện, có nhiều học sinh giỏihuyện, có học sinh giỏi Tỉnh
2 Cán bộ, giáo viên phải thường xuyên tự học, tự nghiên cứu và thực sự là tấm gương sáng trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho học sinh noi theo.
Sinh thời Hồ Chí Minh thường nói, một việc làm tốt, một người tốt có ýnghĩa hơn trăm bài thuyết giảng đạo đức Với môn giáo dục công dân, lời dạytrên đúng hơn bao giờ hết cả về ý nghĩa thực tiễn và phương pháp dạy học Giáoviên dạy giáo dục công dân, môn học làm người, hơn bao giờ hết phải ý thứcđược trách nhiệm của mình, phải là tấm gương về đạo đức, về ý thức “học tập”
và “làm theo” Bác Đó là bài học cụ thể và có ý nghĩa nhất mà người dạy truyềnthụ cho học trò của mình Tự học trong cuộc sống, sinh hoạt, trong ứng xử; tựhọc để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, trình độ tay nghề, kỹ năng ứngdụng công nghệ thông tin để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục tình hình mới
Không chỉ luôn trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, người giáo viên dạymôn giáo dục công dân còn phải là tấm gương sáng về đạo đức, yêu nghề, yêutrẻ, có lối sống trong sáng, phải thực sự công tâm trước học sinh
3 Tổ chức chỉ đạo cụ thể, sâu sát việc thực hiện dạy tích hợp “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tới tổ chuyên môn, giáo viên.
Để tạo sự đồng bộ và nâng cao hiệu quả tích hợp, chúng tôi định hướngthống nhất tiến trình lên lớp như sau:
3.1.Giới thiệu, hướng dẫn học sinh tìm đọc những câu chuyện về Bác Hồ có nội dung liên quan đến bài dạy học.
Đây là một yêu cầu khá khó vì các em học sinh ngày nay ít có thói quenđọc sách, nhất là đọc theo yêu cầu giáo viên Để giúp học sinh, giáo viên phảigiới thiệu các đầu sách hiện có tại thư viện nhà trường cho các em tìm đọc Nhờviệc làm này, học sinh có thể hình dung và huy động trong vốn hiểu biết củamình về những biểu hiện tiêu biểu trong tư tưởng, phong cách, đạo đức của Bác
để phục vụ tốt nhất cho tiết học
Trang 8Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh tìm đọc những câu chuyện về Bác
Hồ như sau:
Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, tác giả Trần Dân
Tiên, nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội
Búp sen xanh, tác giả Sơn Tùng, nhà xuất bản Kim Đồng.
Cha và con, tác giả Hồ Phương,nhà xuất bản Kim Đồng
Từ làng Sen, tác giả Lê Lam, Sơn Tùng, nhà xuất bản Kim Đồng.
Bác Hồ viết di chúc và di chúc của Bác Hồ, tác giả Vũ Kỳ, nhà xuất bản:Kim Đồng
Bác Hồ kính yêu, nhiều tác giả, nhà xuất bản Kim Đồng.
117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo trung
ương, nhà xuất bản chính trị quốc gia…
Hình ảnh học sinh tìm đọc sách báo lấy tư liệu cho tiết học tại thư viện trường.
3.2 Những bước cần thiết cho một tiết dạy học tích hợp.
3.2.1 Xác định mục tiêu bài học, mục tiêu tích hợp
Trên cơ sở mục tiêu và khối lượng kiến thức của bài học, giáo viên sẽ cócăn cứ để xác định nội dung và lượng kiến thức tích hợp phù hợp với bài họcmột cách hợp lí, khoa học, vừa đảm bảo được mục tiêu bài học, vừa đảm bảomục tiêu tích hợp Bởi, nếu xác định nội dung kiến thức tích hợp không phù hợpvới bài dẫn đến phá vỡ mục tiêu bài học cũng như tính lôgic và tính hệ thống.Còn nếu lượng kiến thức lớn, sẽ quá sức tiếp thu của học sinh do vậy không đảmbảo được thời lượng và mục tiêu Hoặc nếu lượng kiến thức tích hợp quá ít sẽkhông thực hiện được mục tiêu tích hợp…
Trang 93.2.2 Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm tích hợp
Việc xác định kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp là rấtquan trọng Nếu không xác định hoặc xác định không đúng kiến thức trọng tâmcủa bài học và trọng tâm tích hợp sẽ không thể phân chia thời gian hợp lí chotừng nội dung kiến thức để làm nổi bật được yêu cầu của bài học
3.2.3 Lựa chọn phương pháp tích hợp, nội dung tích hợp, thời điểm tích hợp của từng bài dạy học cụ thể.
* Sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Cụ thể của phương pháp này là giáo viên sử dụng một câu chuyện kể cóthật về Bác, cũng có thể cho học sinh quan sát qua video hay nghe băng catset
Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận cho các nhóm
Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả
Giáo viên kết luận
Lưu ý
Câu chuyện, video, băng , có độ dài vừa phải, ngắn gọn, súc tích, chủ đề
và nội dung rõ ràng, dễ hiểu
Nội dung tích hợp
Ví dụ 1.
Khi dạy bài Sống giản dị (GDCD lớp 7), giáo viên có thể nêu trường hợp
điển hình qua câu chuyện trong sách giáo khoa “Bác Hồ trong ngày Tuyên ngônĐộc lập”
- Học sinh đọc truyện:
“Sáng sớm tinh mơ, ngày 2 tháng 9 năm 1945,…gần một triệu người dânViệt Nam tay cầm cờ hoa, biểu ngữ đã trùng trùng điệp điệp kéo về quảngtrường Ba Đình, tràn ngập cả những phố phường xung quanh
Trong buổi lễ long trọng, người dân Việt Nam náo nức chờ đợi được thấylãnh tụ, vị Chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa mới Trong trí tưởng tượng củamọi người, vị Chủ tịch nước đầu tiên sẽ không mặc áo hoàng bào, thắt đai thảmngọc như một vị Hoàng đế ngày xưa, nhưng nhất định phải ăn mặc sang trọng vàđầy vẻ uy nghiêm
Nhưng khi Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện trên lễ đài, mọi người đã vôcùng ngạc nhiên Chủ tịch Hồ Chí Minh cười đôn hậu, vẫy chào đồng bào, thânmật giản dị như một người cha hiền về với đàn con Bác mặc bộ quần áo ka-ki,đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su bình dị Cả một biển người xaođộng, hò reo như sấm dậy, ai cũng cố nghển cao lên để nhìn cho rõ Người
“Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”
Trang 10Với giọng ấm áp, gần gũi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xóa tan tất cả những
gì còn xa cách giữa vị Chủ tịch nước với mọi người và Người thật sự là vị “Chagià” kính yêu của dân tộc Việt Nam”
Giáo viên nêu câu hỏi:
- Bác Hồ đã có những cử chỉ và lời nói như thế nào trong ngày tuyên ngônđộc lập?
- Điều đó thể hiện đức tính gì của Bác Hồ?
- Suy nghĩ và tình cảm của nhân dân với Bác như thế nào khi dự lễ?
Ví dụ 2
Khi dạy bài Tự lập (GDCD lớp 8), giáo viên có thể nêu trường hợp điển
hình qua câu chuyện trong sách giáo khoa “Hai bàn tay”
- Học sinh đọc truyện:
“Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ còn rất trẻ, mang tênNguyễn Tất Thành Lúc đó, anh Thành có một người bạn thân tên là Lê Một lầncùng nhau đi chơi phố, đột nhiên Thành nhìn thẳng và mắt bạn, hỏi:
- Anh Lê, anh có yêu nước không?
Câu hỏi đột ngột khiến anh bạn ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trảlời:
ra cũng có điều mạo hiểm như khi đau ốm Anh muốn đi với tôi không?
- Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy tiền đâu mà đi?
- Đây tiền đây, - Anh Thành vừa nói, vừa xòe rộng hai bàn tay - chúng ta
sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi Thế anh cùng đi vớitôi chứ?
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của bạn, anh Lê đồng ý, nhưng sau khi nghĩlại về cuộc phiêu lưu trên, Lê không đủ can đảm để giữ lời hứa
Vài ngày sau, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứunước…”
Giáo viên nêu câu hỏi:
- Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàntay không?
- Trên đường đi Bác đã làm những việc gì?
- Em học tập được điều gì ở Bác Hồ qua câu chuyện trên?
Những câu chuyện, hình ảnh về Bác, đặc biệt là những ngày đầy khó khăngian khổ nơi đất khách quê người, Người vừa tự lao động kiếm sống (phụ bếp,đốt lò, quét tuyết ), vừa tự học ngoại ngữ, tham gia nhiều tổ chức cộng sản quốc
tế, tìm con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam đã được tái hiện sống
Trang 11động và có sức thuyết phục lớn, giúp học sinh hiểu rõ hơn, sâu hơn nội dung bàihọc.
Hình ảnh người thanh niên Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp ở nước ngoài.
* Sử dụng phương pháp động não
Phương pháp động não thường được sử dụng trong dạy học tích hợp “Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trước khi giới thiệu bài họcmới, giới thiệu một nội dung mới hoặc kết thúc một nội dung nào đó
Mục tiêu của phương pháp
Tạo cho học sinh tập trung suy nghĩ, từng bước rèn luyện khả năng tư duyđộc lập trong sự hướng dẫn của giáo viên, khi cần tìm hiểu về một nội dung kiếnthức
Tạo cho học sinh làm quen với môi trường học tập tích cực, không bị ápđặt các luồng tư duy đồng thời phát huy khả năng làm việc sáng tạo
Cách thực hiện
Nêu câu hỏi hoặc vấn đề, trong đó có nhiều cách trả lời, cần được tìm hiểutrước cả lớp hoặc trước nhóm
Khích lệ học sinh phát biểu
Liệt kê các ý kiến lên bảng hoặc giấy to
Phân loại các ý kiến; làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ
Tổng hợp ý kiến của học sinh và rút ra kết luận
Lưu ý