1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 xác định tốt phần từ loại

19 490 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 242 KB

Nội dung

Các kiến thức về từ loại lớp 4 giúp cho học sinh phân biệt được các từ loại, cách dùng từ, đặt câu có ý nghĩa, vận dụng trong viết chính tả, làm bài tập tiếng Việt.. Tôi muốn chia sẻ với

Trang 1

MỤC LỤC

1 Căn cứ vào cấu tạo của từ (từ đơn, từ phức), hướng dẫn học sinh

cách xác định ranh giới từ trước khi xác định từ loại

4

2 Dạy cho học sinh nắm vững các khái niệm theo hướng tích cực

hóa hoạt động học tập của học sinh

6

3 Xác định danh từ, động từ, tính từ thông qua khả năng kết hợp

của từ

9

4 Hướng dẫn học sinh phân biệt động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ

trạng thái

11

Trang 2

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học rất quan trọng, nó góp phần hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Thông qua việc dạy học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy: Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản

về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam; bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam

Ở lớp 4, mục tiêu dạy – học môn Tiếng Việt được cụ thể hóa thành những yêu cầu kiến thức và kĩ năng thông qua học việc tập các phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn, Kể chuyện Trong phân môn Luyện từ

và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, trong đó có hệ thống các từ loại là: danh từ (DT), động từ (ĐT), tính

từ (TT) Các kiến thức về từ loại lớp 4 giúp cho học sinh phân biệt được các từ loại, cách dùng từ, đặt câu có ý nghĩa, vận dụng trong viết chính tả, làm bài tập tiếng Việt Không những thế, những kiến thức về từ loại sẽ giúp học sinh phát triển được vốn từ, kĩ năng nhận diện, sử dụng thành thạo khi viết văn Tuy nhiên, trong thực tế, những kiến thức về từ loại rất phong phú, đa dạng và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận diện, phân loại từ loại, vận dụng từ loại vào dùng từ, đặt câu,…Nếu không nắm vững những kiến thức cơ bản làm nền tảng thì học sinh dễ bị nhầm lẫn, mắc phải những lỗi sai cơ bản Bên cạnh đó, nếu không được củng cố kiến thức ngay sau khi học thì học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ viết của mình

Vì thế, đối với giáo viên, dạy từ loại cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng đang được nhiều giáo viên quan tâm đến Việc giáo viên nắm vững kiến thức

và truyền đạt một cách dễ hiểu, kích thích niềm đam mê, luyện kĩ năng nhanh nhẹn, phát triển sự sáng tạo cho học sinh là một việc rất cần thiết đòi hỏi mỗi giáo viên phải quan tâm và trăn trở

Là một giáo viên nhiều năm giảng dạy lớp 4, tôi nhận thấy học sinh vẫn còn bị nhầm lẫn khi xác định từ loại đặc biệt sai nhiều ở các nhóm nhỏ của từng nhóm từ loại

Làm thế nào để giúp học sinh có kĩ năng xác định tốt phần từ loại? Vấn đề này làm tôi băn khoăn, suy nghĩ và trăn trở trong nhiều năm giảng dạy, nó là động lực khiến tôi luôn tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu Và qua nghiên cứu, áp dụng từ các năm học: 2012 – 2013; 2013- 2014; 2014- 2015 bước đầu đã có kết quả khả quan Tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm

dạy học sinh lớp 4 học tốt phần từ loại qua đề tài: “Giúp học sinh lớp 4 xác định tốt phần từ loại.”

Với đề tài này tôi chỉ đi sâu nghiên cứu một góc nhỏ của từ loại (danh từ, động từ, tính từ) mong rằng nhận được sự góp ý chân thành của các cấp quản lí và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn chỉnh và áp dụng trong giảng dạy

Trang 3

2 Mục đích nghiên cứu:

Tìm ra biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu trong tiếng Việt đặc biệt là phần từ loại

3 Đối tượng nghiên cứu: Giúp học sinh lớp 4 xác định tốt phần từ loại.

4 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra thực tế, thu thập thông tin

Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG

I Cơ sở lí luận của vấn đề.

Kiến thức về từ loại được dạy học trong chương trình tiểu học:

- Ngay từ các lớp Hai, lớp Ba, học sinh đã được học về từ loại nhưng ở mức độ đơn giản hơn, các em được học về: Từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm, tính chất

- Nội dung từ loại trong chương trình lớp 4 gồm:

+ Danh từ: 5 tiết (Tuần 5, 6, 7, 8: gồm cả các cách viết hoa danh từ riêng) + Động từ: 2 tiết (Tuần 9 và 11)

+ Tính từ: 2 tiết (Tuần 11, 12)

Danh từ, động từ, tính từ bao gồm những loại nhỏ hơn như: Danh từ có danh từ chỉ sự vật, danh từ chỉ hiện tương Động từ có: động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái Tính từ có: tính từ chỉ đặc điểm, tính từ chỉ tính chất

Qua việc nghiên cứu chương trình và thực tế dạy học tôi nhận thấy, từ loại rất gần gũi, quen thuộc với học sinh Lên lớp 4, hệ thống các từ ngữ ấy được gọi tên theo 3 nhóm từ loại: danh từ, động từ, tính từ Và mỗi nhóm từ loại lại được chia thành các nhóm nhỏ hơn.Về bản chất là không thay đổi và chỉ khác nhau về tên gọi khái quát hơn

Như vậy, nhìn vào hệ thống phần từ loại ở lớp 4 mà học sinh cần nắm vững, chúng ta thấy: Kiến thức từ loại được cung cấp ngay từ các tuần đầu năm học Việc học sinh nắm vững các từ loại các em sẽ biết sử dụng từ tiếng Việt đúng, tạo cơ sở để học sinh nắm chắc về câu, kiểu câu kể (Mẫu câu: Ai làm gì?

Ai thế nào? Ai là gì?) Các câu này đều xác định vị ngữ dựa vào ý nghĩa của từ loại Vì vậy, nếu học sinh không nắm chắc từ loại thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định ba mẫu câu kể trên Hơn nữa, việc nắm chắc từ loại học sinh

sẽ viết văn có hình ảnh, đúng ngữ pháp Đó cũng chính là mục đích cơ bản của giáo viên khi dạy tiếng Việt cho học sinh là các em hiểu và biết rõ mình đang nói (viết) cái gì Khi đó, các em sẽ có những từ ngữ, câu văn đúng với ý mình muốn diễn đạt Vì vậy, dạy cho học sinh nắm vững từ loại trong phân môn luyện

từ và câu ở lớp 4 là rất quan trọng

Trang 4

II Thực trạng dạy - học phần từ loại trước khi áp dụng sáng kiến:

Qua thực trạng dạy – học và trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc xác định từ loại của học sinh vẫn còn có những tồn tại như sau:

- Nhiều em chưa xác định được danh từ, động từ hay tính từ

- HS còn xác định sai các từ loại có trong đoạn văn, đoạn thơ cho trước

- Xác định từ loại còn nhầm lẫn giữa động từ hoặc tính từ, danh từ (một

số trường hợp khó phân biệt)

Tôi đã tiến hành khảo sát HS các lớp khác của GV trong khối, với các bài tập sau:

Bài tập 1: Cho các từ sau: lơ thơ, ruộng nương, nhà cửa, đi đứng, mênh

mông, vuông vắn, đu đưa, khôn khéo, mẹ, khỏe khoắn, hiền, sao sáng, sung sướng, inh ỏi

- Xếp các từ trên vào 3 nhóm: danh từ, động từ, tính từ

Bài tập 2: Cho hai câu thơ sau:

"Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời."

(Nguyễn Duy)

- Xác định danh từ, động từ, tính từ trong hai câu trên

Bài tập 3: Hãy xác định danh từ, động từ, tính từ trong các từ sau:

Sách vở, kiên nhẫn, kỉ niệm, yêu mến, tâm sự, lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn, vui, thân thương, sự nghi ngờ, suy nghĩ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, trìu mến, nỗi buồn, niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình thương, yêu thương, đáng yêu

* Kết quả khảo sát như sau:

số học sinh

Số HS tìm sai (thiếu) danh từ

Số HS tìm sai (thiếu) động từ

Số HS tìm sai (thiếu) tính từ

Số HS có không biết xác định ranh giới từ

* Nguyên nhân của những tồn tại:

- HS chưa xác định được ranh giới từ trong đoạn văn, đoạn thơ – Do GV khi dạy chưa định hướng giúp học sinh cách phân tách ranh giới từ trước khi xác định từ loại khiến học sinh bị lúng túng và sai nhiều

- HS chưa hiểu hết bản chất khái niệm của danh từ, động từ, tính từ Đặc biệt là chưa hiểu được mỗi nhóm từ loại lại được chia thành các nhóm nhỏ hơn và đặc điểm nhận diện của chúng lại khác nhau

- Khi dạy học GV chưa hướng dẫn HS chiếm lĩnh kiến thức theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập mà mới chú ý đến việc giải quyết lần lượt hết các bài tập

ở sách giáo khoa là xong nhiệm vụ của tiết dạy

Trang 5

- Thực tế nhiều GV cũng còn khá lúng túng khi xác định các từ loại do chưa nghiên cứu những nội dung kiến thức có liên quan đến từ loại, khi hướng dẫn học sinh xác định từ loại chưa đặt từ vào văn cảnh cụ thể mà chỉ dựa vào nghĩa của từ là chủ yếu

III Các giải pháp thực hiện:

1 Căn cứ vào cấu tạo của từ (từ đơn, từ phức), hướng dẫn học sinh cách xác định ranh giới từ trước khi xác định từ loại.

Đối với học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 4 việc phân cách ranh giới từ cần tạo thành thói quen để giúp học sinh hiểu rõ nghĩa của từ và vận dụng tốt Thực tế, học sinh khi xác định từ loại trong các từ cho trước thì ít bị sai, nhưng khi xác định từ loại có trong một đoạn văn, đoạn thơ lại xác định sai nhiều Do không biết cách xác định ranh giới từ nên các em nhầm lẫn xác định

cả cụm từ hoặc tiếng Cá biệt vẫn có HS vẫn xác định được từ, song khi xếp vào từng nhóm từ loại lại thiếu từ (bỏ sót)

* Tôi đã hướng dẫn HS cách phân cách ranh giời từ trong đoạn văn, đoạn thơ như sau:

- Học sinh tự đọc câu văn (hoặc đoạn văn, đoạn thơ) nhiều lần

- Học sinh dùng dấu gạch xéo (/) phân cách ranh giới các từ

* Riêng bước xác định phân cách từ lần nữa tôi lưu ý các em phải căn cứ

vào khái niệm từ đơn, từ phức để không bị nhầm lẫn: Từ bao giờ cũng có nghĩa.

Từ gồm một tiếng gọi là từ đơn, từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.

* Khi xác định ranh giới từ, nếu từ nào các em còn phân vân, chưa biết

đó là 1 từ ghép hay 2 từ đơn, thì có thể vận dụng các cách sau:

Dựa vào tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa của từ, ta có thể xác định được 1 tổ hợp nào đó là 1 từ phức hay 2 từ đơn bằng cách xem xét tổ hợp ấy về

2 mặt: kết cấu và nghĩa

Cách 1: Dùng thao tác chêm, xen: Nếu trong một tổ hợp quan hệ giữa

các tiếng lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm, xen 1 tiếng khác từ bên ngoài vào

mà nghĩa của tổ hợp đó không thay đổi thì đó là 2 từ đơn Nếu nghĩa của tổ hợp

đó thay đổi thì đó là 1 từ phức

Ví dụ : Từ “quần áo” trong câu: Em có nhiều quần áo đẹp

Ta dùng cách chêm xen từ như sau: Em có nhiều quần và áo đẹp

Sau khi chêm xen từ “và” vào giữa “quần áo”, về cơ bản nghĩa của từ không thay đổi Cả hai cách nói trên đều có nghĩa là em có quần và có áo đẹp

Mặt khác, trong câu: Con giặt quần áo giúp mẹ nhé! (từ “quần áo” ở đây là một từ ghép vì nó chỉ chung các đồ dùng cá nhân trong nhà

Cách 2 : Một tổ hợp nếu có thế đối lập thì đấy là kết hợp của 2 từ đơn

Ví dụ : Trong câu sau:

- Bạn ấy cứ chạy lên rồi lại chạy xuống hết tầng nọ đến tầng kia.

Ta thấy “chạy lên” và “chạy xuống” là 2 từ đối lập nhau Vậy “chạy lên”

và “chạy xuống” là kết hợp của các từ đơn

Cách 3: Những yếu tố được dùng với ý nghĩa thay thế cũng là từ phức.

Ví dụ 1: Tổ hợp in nghiêng trong câu sau là từ đơn hay từ phức?

Trang 6

- Những cánh bướm rập rờn bên khóm hoa

- Ở câu trên, “những cánh bướm” ý muốn chỉ “những con bướm” và

“cánh bướm” được dùng thay thế cho “con bướm” Vậy “cánh bướm” là từ phức.

Ví dụ 2: Tổ hợp “ông cha” trong câu thơ sau là từ phức hay kết hợp của các từ đơn?

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

(Trích Truyện cổ nước mình)

- Trong trường hợp trên, “cha ông” ý muốn nói “tổ tiên” vậy “ông cha” được dùng thay thế cho “tổ tiên” Chính vì vậy “cha ông” là từ phức.

* Sau khi hướng dẫn HS cách xác định từ đơn, từ phức, cuối cùng tôi củng cố và nêu các bước làm của dạng bài: Xác định từ loại có trong đoạn văn (đoạn thơ hay câu văn câu thơ) như sau:

- Học sinh đọc đoạn văn (đoạn thơ hay câu văn câu thơ) nhiều lần

- Học sinh dùng gạch xéo (/) phân cách ranh giới các từ

- Xác định các từ loại theo yêu cầu của đề bài

Để trách nhầm lẫm hoặc thiếu (bỏ sót) từ, tôi lưu ý các em khi làm bước 3 cần đọc đến câu nào, từ nào thì xác định luôn nó thuộc nhóm từ loại nào và ghi vào nhóm đó

Bài tập vận dụng :

Bài tập 1: Tìm từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau:

Chim Sẻ và Chim Chích là đôi bạn thân, nhưng tính tình khác nhau Chích xởi lởi, hay giúp bạn Còn Sẻ thì đôi khi bụng dạ hẹp hòi Một hôm, Sẻ được bà ngoại gửi cho một hộp hạt kê Sẻ không muốn chia cho Chích cùng ăn Thế là hằng ngày Sẻ ở trong tổ ăn hạt kê một mình.

- Dựa vào kiến thức đã học về cấu tạo từ, tôi hướng dẫn để các em cách xác định ranh giới từ như sau:

Chim Sẻ /và/ Chim Chích/ là /đôi bạn /thân/, nhưng/ tính tình/ khác /nhau/ Chích/ xởi lởi/, hay /giúp /bạn/ Còn /Sẻ/ thì/ đôi khi/ bụng dạ/ hẹp hòi/ Một hôm/, Sẻ/ được/ bà ngoại/ gửi/ cho/ một/ hộp/ hạt kê/ Sẻ/ không/ muốn/ chia/ cho/ Chích/ cùng/ ăn/ Thế là/ hằng ngày/ Sẻ/ ở/ trong tổ/ ăn/ hạt kê/ một/ mình/.

- Dựa vào ranh giới từ đã được xác định, học sinh tôi dễ dàng tìm được từ đơn, từ phức có trong đoạn văn :

Học sinh có thể trình bày bài làm như sau :

Và, là, thân, nhưng, Chích, hay, giúp,

bạn, còn, thì, Sẻ, được, gửi, cho, một

hộp, không, muốn, chia, cho, cùng,

ăn, ở, trong, tổ, một, mình.

Chim Sẻ, Chim Chích, đôi bạn , tính tình, xởi lởi, đôi khi, bụng dạ, hẹp hòi, một hôm, bà ngoại, hạt kê, thế

là, hằng ngày.

Với cách làm như trên, tôi cung cấp thêm hệ thống các bài tập cùng dạng

để học sinh được thực hành luyện kĩ năng xác định từ theo cấu tạo

Trang 7

Bài tập vận dụng:

Bài 1: Tìm từ đơn, từ phức có trong đoạn văn sau :

Bầu trời Việt Nam luôn một màu tím biếc, những bãi cát vàng nghe tiếng lao xao ào ào của biển xanh bát ngát chân trời Đất này, có nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp Hàng ngàn hòn đảo ở Vịnh Hạ Long, những Hòn Trống Mái ở Sầm Sơn, Nha Trang, những Tháp Tràm cổ kính rong rêu

Bài 2: Tìm xác định từ đơn, từ phức có trong đoạn thơ sau

Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp lánh

Bài 3: Tìm các từ phức trong các kết hợp được in nghiêng dưới đây:

Vườn nhà em có rất nhiều loài hoa : hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài, Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa vàng, hoa trắng,

Như vậy bước xác định ranh giới từ là rất quan trọng giúp các em phân tách từ chắc chắn hơn và không bị lúng túng khi xác định từ đơn, từ phức Đó cũng là nền tảng vững chắc để các em xác định các danh từ, động từ, tính từ có trong câu văn, câu thơ hay đoạn văn, đoạn thơ

2 Dạy cho học sinh nắm vững các khái niệm theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.

Muốn xác đinh tốt từ loại trước hết cần nắm vững khái niệm, bản chất về từng nhóm từ loại và các nhóm nhỏ của danh từ, động từ, tính từ

Muốn dạy đạt theo chuẩn kiến thức và chương trình giảm tải, giáo viên cần:

- Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy

- Định hướng rõ phương pháp dạy học tiết học đó

- Cho học sinh được thực hành và làm việc tự các em sẽ là người rút ra khái niệm (dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh)

- Hướng dẫn học sinh làm bài theo hệ thống để học sinh luyện tập thực hành các kiến thức đã học nhưng cần chú ý tới tất cả các đối tượng học sinh

2.1 Về danh từ:

Trong thực tế dạy - học, học sinh thường xác định đúng các danh từ riêng

vì nó có dấu hiệu chính tả rõ ràng: Danh từ riêng là những từ chỉ tên riêng của

một sự vật Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa Chính vì thế, khi dạy về danh

từ, tôi đã chú ý hướng dẫn học sinh cách xác định danh từ chung

Ví dụ: Khi dạy bài Danh từ (Tiếng Viêt 4 – Tập 1 – trang 52, 53)

Chương trình sách giáo khoa đã nêu khái niệm danh từ như sau: Danh từ

là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)

Tuy nhiên thực hiện theo chuẩn kiến thức và kĩ năng, học sinh chỉ cần chỉ

ra: Danh từ là từ chỉ vật: chỉ người, vật, hiện tượng Phần Luyện tập, học sinh

không phải làm

Như vậy, nội dung kiến thức đã được giảm nhẹ hơn so với trước đó Căn

cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng, tôi đã dành thời gian làm chắc khái niệm về

Trang 8

danh từ và tổ chức cho mọi HS được nêu ví dụ, chú ý đến việc rèn luyện các kỹ năng xác định danh từ

Như đã phân tích, trong chương trình Luyện từ và câu lớp 2 và lớp 3, các em

đã được học về các từ chỉ sự vật là những từ chỉ người, chỉ vật Chính vì thế, các

em sẽ thực hiện được yêu cầu về “tìm từ chỉ người, chỉ vật” có trong đoạn thơ.

Trước khi hình thành khái niệm về danh từ, tôi tổ chức cho các em tìm và nêu thêm các từ dùng để gọi tên người và tên các bộ phận của thể người; từ dùng

để gọi tên các đồ vật và các bộ phận của đồ vật; gọi tên cây cối, các bộ phận của cây cối; gọi tên con vật,…

Đặc biệt, sau khi củng cố về các từ chỉ người, chỉ vật, tôi gợi ý để HS tìm các từ dùng để gọi tên các hiện tượng trong tự nhiên rất gần gũi với các em như

(mưa, nắng, gió, bão,…) Từ đó giới thiệu: Những từ dùng để chỉ người, chỉ vật,

chỉ hiện tượng gọi là danh từ.

Với những định hướng trên, học sinh tôi dễ dàng rút ra khái niệm Thế nào

là danh từ? Chính vì thế, các em vận dụng kiến thức vào thực hành – luyện tập rất hiệu quả

2.2 Động từ:

Dạy về động từ, cần giúp các em phân biệt rõ hai nhóm động từ: Động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái

Khi dạy bài Động từ (Tiếng Việt 4, Tập 1, trang 93, 94)

Tôi đặc biệt gợi ý để HS nêu rõ các yêu cầu của bài tập 2 phần Nhận xét là:

- Tìm từ chỉ hoạt động của: anh chiến sĩ, thiếu nhi

- Tìm từ chỉ trạng thái của: dòng thác, lá cờ

Sau đó tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài tập vào phiếu Dựa vào kết quả bài tập, tôi liên tục hỏi các em xoay quanh hai nhóm từ

đó là: từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái

Tuy ở lớp 2 và lớp 3 các em đã được học về từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái nhưng với thời lượng rất ít, đặc biệt là nhóm từ chỉ trạng thái, vì thế

HS có em đã quên, có em không nắm vững bản chất nên chưa hiểu hết về “từ chỉ trạng thái” Chính vì thế, làm rõ hai nhóm từ theo yêu cầu của bài tập 2 phần Nhận xét là điều rất cần thiết trước khi hình thành khái niệm về động từ

Dựa vào việc khai thác kĩ yêu cầu của bài tập nêu trên, HS tôi sẽ dễ dàng

nêu được khái niệm về động từ: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái

của sự vật.

Bên cạnh đó tôi đặc biệt nhấn mạnh, lưu ý HS:

- Động từ chỉ hoạt động nêu lên các hoạt động của người hoặc con vật, nếu là đồ vật thì phải được nhân hóa Động từ chỉ trạng thái: là sự tồn tại của một vật (bản thân chúng không tạo nên hoạt động mà phải nhờ vào các yếu tố bên ngoài tác động).

Với cách tiến hành trên, HS sẽ nối tiếp nhau nêu ví dụ về từng nhóm động

từ Điều đó sẽ giúp HS được trải nghiệm và nhận ra rằng động từ rất gần gũi và tồn tại quanh ta

Trang 9

2.3 Tính từ:

Khi cung cấp kiến thức về tính từ, cần giúp các em phân biệt rõ hai nhóm tính từ: Tính từ chỉ đặc điểm và tính từ chỉ tính chất của sự vật, của hoạt động, của trạng thái

Khi dạy bài Tính từ (Tiếng Việt 4 – Tập 1 – Trang 110, 111, 112) Ở bài

này, nội dung ghi nhớ là: Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất

của sự vật, của hoạt động, của trạng thái,…

Dựa vào ghi nhớ trên, tôi cụ thể hóa phương pháp dạy học thích hợp

nhằm giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của cụm từ “tính chất của sự vật, hoạt

động, trạng thái,…”

Trong bài tập 2 phần Nhận xét: Sau khi HS hoàn thành bài tập, để giúp học sinh hiểu và chủ động rút ra khái niệm về tính từ, tôi nhấn mạnh:

Các từ dùng để miêu tả tính tình, tư chất của cậu bé Lu –i, màu sắc của sự vật, hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật gọi là tính từ

Từ đó, qua gợi ý HS sẽ phát hiện và nêu được: Tính từ là những từ dùng

để miêu tả tính tình, tư chất của con người, màu sắc, hình dáng, kích thước và đặc điểm của sự vật (Hay: Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật)

Còn với bài tập 3: Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn

bổ sung ý nghĩa cho từ nào?

Tôi gợi ý để HS rút ra các ý kiến sau:

- Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi hoạt bát, nhanh trong bước đi.

- Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.

- Từ đi lại là động từ.

- Từ nhanh nhẹn miêu tả đặc điểm, tính chất của động từ.

- Tính từ là từ dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất của động từ (có thể là

ĐT chỉ hoạt động hoặc ĐT chỉ trạng thái)

Từ hai bài tập trên, HS sẽ nêu được khái niệm về tính từ như sau: Tính

từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, của hoạt động, của trạng thái,…

Bên cạnh đó tôi đặc biệt nhấn mạnh:

Tính từ chỉ đặc điểm: Đặc điểm là những nét riêng biệt, là vẻ riêng của một sự vật Đó là những nét riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh, của sự vật Đặc điểm của sự vật có thể là đặc điểm bên ngoài mà ta có thể nhận biết qua mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, tay sờ, Hoặc cũng có thể là đặc điểm bên trong của sự vật thông quan sát, suy luận, khái quát, đó là đặc điểm

về tính tình, tâm lí, tính cách của một người hay độ bền, giá trị của đồ vật,

Ví dụ:

+ Từ chỉ đặc điểm bên ngoài: cao, thấp, béo, gầy, rộng, hẹp, xanh, tím, + Từ chỉ đặc điểm bên trong: ngoan, tốt, siêng năng, chăm chỉ, trung thành, Tất cả các kiến thức nêu trên về danh từ, động từ, tính từ đều không xa lạ với giáo viên và học sinh, đó là toàn bộ nội dung trong SGK Tuy nhiên, dạy thế

Trang 10

nào để học sinh tiếp cận kiến thức mới một cách nhẹ nhàng mà vẫn khắc sâu được kiến thức không phải đơn giản

Như vậy, để dạy cho học sinh lớp 4 nắm vững kiến thức về các khái niệm

từ loại, chúng ta cần đặt khái niệm trong hệ thống chương trình để xác định rõ vị trí của nó

Với tôi, khi thực hiện giải pháp nêu trên, tôi đã giúp học sinh nắm vững khái niệm về các nhóm từ loại: danh từ, động từ, tính từ Từ đó giúp các em vận dụng vào thực hành, luyện tập rất tốt mà hiệu quả

3 Hướng dẫn học sinh cách xác định danh từ, động từ, tính từ thông qua khả năng kết hợp của từ.

Danh từ, động từ, tính từ gắn liền với cấu trúc của câu văn Nắm vững 3 nhóm từ loại trên, học sinh sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi xác định các thành phần trong câu Các nhóm từ loại còn là nền tảng để các em học tốt các mẫu câu

kể Trong thực tế, nhiều khi cùng một từ nhưng trong trường hợp này là danh từ, nhưng trong trường hợp kia lại là động từ hoặc tính từ Chính vì vậy, học sinh rất khó xác định từ loại, các em dễ bị nhầm lẫn giữa danh từ, động từ, tính từ trong những trường hợp đặc biệt Nội dung chương trình về từ loại ở lớp 4 chỉ dành khoảng thời gian nhất định, mỗi nhóm từ loại gồm 2 tiết là rất ít để học sinh được rèn luyện kĩ năng Hơn nữa, nội dung dạy học này lại không có trong chương trình SGK, học sinh không được cung cấp nếu chỉ học những kiến thức trong SGK Trong khi đó, đề kiểm tra giữa Học kì I, năm học 2011- 2012 của Sở Giáo dục và đào tạo Tỉnh Thanh Hóa có bài tập sau:

* Gạch dưới động từ trong đoạn văn sau:

Có thể cần phải xem lại giấc mơ đó của Lin-da, nhưng bé vẫn còn đủ thời gian để lựa chọn Khi nào thì chúng ta sẽ ngừng ước mơ và loại bỏ đi trong tim những ước mơ về tương lai? Thật đáng sợ khi chúng ta không còn biết ước mơ nữa!

- Ta thấy đoạn văn có các động từ là: “có thể, xem lại, vẫn còn, để, lựa

chọn, sẽ, ngừng, ước mơ, loại bỏ đi, biết, ước mơ”

- Tuy nhiên, trong số đó có 2 động từ “ước mơ” lặp lại mà lại có tới 3 từ “ước

mơ” – như tôi đã gạch chân

- Khi trình bày bài làm HS cần chỉ ra được “ước mơ” nào là động từ? Trong 3 từ đó thì “ước mơ” trong “Khi nào chúng ta sẽ ngừng ước mơ”

và "Thật đáng sợ khi chúng ta không còn biết ước mơ” là động từ; còn “ ước

mơ” trong “ loại bỏ đi trong tim những ước mơ” lại là danh từ.

Kết quả bài làm của HS lớp tôi như sau: 27/ 30 em tìm đúng các động từ

và phân biệt rõ được động từ trong 3 từ“ước mơ” nêu trên vì các em đã được

học về cách xác định danh từ, động từ, tính từ thông qua khả năng kết hợp của

từ Trong khi đó HS các lớp khác trong khối thì không nêu được

Như vây để giúp học sinh xác định tốt từ loại, tôi đã linh hoạt cung cấp và kết hợp ôn luyện cho học sinh qua các tiết học tăng buổi song song với các tiết chính khóa, hướng dẫn các em dùng cách kết hợp từ như sau:

Ngày đăng: 14/10/2017, 09:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trò chơi học tập là hình thức học mà chơi, chơi mà học. Tổ chức trò chơi học tập sẽ góp phần trong việc giúp học sinh khắc sâu kiến thức - Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 xác định tốt phần từ loại
r ò chơi học tập là hình thức học mà chơi, chơi mà học. Tổ chức trò chơi học tập sẽ góp phần trong việc giúp học sinh khắc sâu kiến thức (Trang 14)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w