Nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.Sự hội nhập đó đã đưa nước ta thoát khỏi thời kì kinh tế tự cung,tự cấp,phát triển chậm chạp và lạc hậu.Những năm qua,tốc độ đầu tư trong nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển và cải thiên đời sống xã hội
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phan Văn Hồng - Đầu tư 48E LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.Sự hội nhập đó đã đưa nước ta thoát khỏi thời kì kinh tế tự cung,tự cấp,phát triển chậm chạp và lạc hậu.Những năm qua,tốc độ đầu tư trong nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển và cải thiên đời sống xã hội.Có được những kết quả trên không thể không nhắc đến vai trò của hệ thống Ngân hàng thưong mại với tư cách là nhà tài trợ lớn cho các dự án đầu tư,đặc biệt là các dự án trung và dài hạn. Với t ư cách là trung gian tài chính, hệ thống Ngân hàng thương mại đã thực hiện tốt vài trò là kênh dẫn vốn chủ đạo, giữ vị trí huyết mạch trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên trong thời gian qua, một số dự án do Ngân hàng tài trợ không phát huy hiệu quả như mong muốn. Điều này có thể dẫn đến những tác động xấu cho nền kinh tế. Nguyên nhân chính của tình trạng này là hiệu quả của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các Ngân hàng thương mại còn thấp và chưa hiệu quả. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển –Chi nhánh Đông Đô là một trong những chi nhánh của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam. Những năm vừa qua, Chi nhánh đã không ngừng lớn mạnh và có những bước phát triển vượt bậc. Hiện nay, Chi nhánh đã vươn lên là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất trong toàn hệ thống, uy tín và vị thế ngày càng được nâng cao. Mặc dù vậy, trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng, Chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn. Do đó, hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư đang là một trong những vấn đề cấp bách đối với Chi nhánh trong thời điểm hiện nay. Xuất phát từ những thực tế đó, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển-Chi nhánh Đông Đô, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển-Chi nhánh Đông Đô”. Ngoài Lời nói đầu và Kết luận thì bố cục chuyên đề của em gồm 2 chương: Chương I: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phan Văn Hồng - Đầu tư 48E vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển-Chi nhánh Đông Đô. Chương II: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển-Chi nhánh Đông Đô. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này được hoàn thành với sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Từ Quang Phương- giảng viên bộ môn Kinh tế Đầu tư, cùng với sự hướng dẫn của các anh, chị công tác tại phòng Tín dụng nói riêng và sự hỗ trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển-Chi nhánh Đông Đô nói chung. Em xin chân thành cảm ơn! 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phan Văn Hồng - Đầu tư 48E CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIẺN VIỆT NAM (BIDV) - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Đông Đô 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô 1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Bank for Investment and Development of Vietnam - BIDV) là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất và lâu đời nhất tại Việt Nam hiện nay thuộc sở hữu Nhà nước với hơn 50 năm hình thành, hoạt động và phát triển. BIDV được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam; Ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam; Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trụ sở chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay là: Tháp BIDV - 35 Hàng Vôi - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Đối tượng khách hàng của Ngân hàng đa dạng từ cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính… Bên cạnh đó, BIDV còn có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới; BIDV còn là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Ngân hàng ASEAN, Hiệp hội các Định chế tài chính Phát triển Châu Á – Thái Bình Dương (ADFIAP), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Các sản phẩm dịch vụ được cung cấp bởi BIDV gồm: - Dịch vụ ngân hàng - Dịch vụ bảo hiểm - Dịch vụ chứng khoán 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phan Văn Hồng - Đầu tư 48E - Dịch vụ đầu tư tài chính Mạng lưới hoạt động của BIDV: - Khối kinh doanh: + Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): 01 Trụ sở chính, 103 chi nhánh cấp 1, hơn 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM, hàng chục ngàn điểm POS trên phạm vi cả nước. Trong đó, có 02 đơn vị chuyên biệt là Ngân hàng Chỉ định thanh toán phục vụ Công ty Chứng khoán và Ngân hàng Bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA. + Công ty Chứng khoán BIDV + Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) + Công ty cho thuê tài chính I, II; Công ty đầu tư tài chính (BFC), Công ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng +Các liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên doanh VID Public (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB), Công ty liên doanh Tháp BIDV. - Khối sự nghiệp: + Trung tâm Đào tạo (BTC). + Trung tâm Công nghệ thông tin Nhân lực của BIDV: Hơn 12000 cán bộ công nhân viên làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Đông Đô - trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Đông Đô được thành lập trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch số 2 (14 Láng Hạ). Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 31/07/2004 theo Quyết định số 191/QĐ-HĐQT ngày 05/07/2004 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với mục đích mở rộng mạng lưới, nâng cao thị phần hoạt động của BIDV phía Tây Thủ đô, nâng cao khả năng cạnh tranh của BIDV. Phòng giao dịch số 2 với mục tiêu ban đầu là huy động vốn được thành lập năm 2002, ngoài nghiệp vụ huy động vốn, các dịch vụ khác của ngân hàng hầu như Phòng giao dịch số 2 chưa cung cấp. Sau hơn 02 năm thành lập và chuyển thành chi nhánh, cho đến nay, chi nhánh Đông Đô (trước đây là Phòng giao dịch số 2) đã thực hiện cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng và một số các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Chi nhánh đang ngày càng hoàn thiện và nâng cao số lượng cũng như chất lượng dịch 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phan Văn Hồng - Đầu tư 48E vụ theo chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, phù hợp với xu hướng chung về cạnh tranh và phát triển của ngân hàng. Chi nhánh Đông Đô hiện nay đã được áp dụng phương thức hoạt động theo mô hình một cửa với quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến theo đúng dự án hiện đại hóa ngân hàng hiện nay. Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, được đào tạo chính quy tại các trường đại học trong và ngoài nước, nắm bắt nhanh những thay đổi của công nghệ thông tin, nhanh nhạy với thị trường tài chính và các chính sách đổi mới của Nhà nước để áp dụng trong quá trình công tác. Năm 2005, Chi nhánh Đông Đô đã được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam khen thưởng là một trong 10 chi nhánh đứng đầu toàn hệ thống trong công tác huy động vốn. Riêng 06 tháng đầu năm 2006, lượng huy động của Chi nhánh đạt gần 1690 tỷ đồng, dư nợ đạt gần 1100 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn thấp dưới 1%, không còn nợ quá hạn dịch vụ. 1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Đông Đô - trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Tháng 9/2008, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại trụ sở chính và cụ thể hóa triển khai chuyển đổi mô hình tổ chức tại các chi nhánh vận hành từ 01/10/2008. Công tác chuyển đổi vận hành mô hình tổ chức mới nhằm cơ bản đáp ứng được các yêu cầu: Thực hiện mục tiêu chuyển đổi từ mô hình ngân hàng truyền thống sang mô hình ngân hàng hiện đại, đa năng, định hướng mở rộng hoạt động bán lẻ, tạo nền tảng cho việc tập trung hóa hoạt động và tăng cường quản lý tập trung tại Trụ sở chính. Tạo ra được sự phân tách về mặt tổ chức giữa khối kinh doanh và các khối Quản lý rủi ro/Tác nghiệp/Hỗ trợ. Tạo được cơ cấu tổ chức hướng dẫn theo thông lệ quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro; phần lớn các nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ cấp tín dụng đã được kiểm soát qua 3 khâu: đề xuất - quản lý rủi ro/phê duyệt - tác nghiệp. Việc chuyên đổi đã có lộ trình, bước đi tương đối phù hợp với khả năng điều kiện thực tế, phát huy được nghiệp vụ truyền thống của BIDV, thúc đẩy triển khai các nghiệp vụ, sản phẩm mới cũng như thực hiện được các nguyên tắc, đề xuất cốt lõi của tư vấn dự án. Theo đó, Chi nhánh Đông Đô được sắp xếp, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phan Văn Hồng - Đầu tư 48E các Phòng/Tổ theo mô hình mẫu được thiết kế gồm 05 khối: Chi tiết: Khối Quan hệ khách hàng gồm: Phòng Quan hệ khách hàng I, II; Phòng/Tổ Tài trợ dự án; Khối Quản lý rủi ro gồm: Phòng Quản lý rủi ro; Khối Tác nghiệp gồm: Phòng Quản trị tín dụng, Phòng Dịch vụ ngân hàng, Phòng/Tổ Quản lý và Dịch vụ kho quỹ, Phòng/Tổ Thanh toán quốc tế; Khối Quản lý nội bộ bao gồm: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Phòng/Tổ Điện toán, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Tổ chức - Nhân sự, Văn phòng; Khối Trực thuộc bao gồm:Các Phòng giao dịch,các Quỹ tiết kiệm. 1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Đông Đô Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Đông Đô từ năm 2006 đến năm 2009 KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI TRỰC THUỘC KHỐI TÁC NGHIỆP 6 KHỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG BIDV CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phan Văn Hồng - Đầu tư 48E Bảng 1: Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh 2006 - 2009 STT Chỉ Tiêu 2006 2007 2008 2009 1 Tổng tài sản 2183 2720 3130 4200 2 Huy động vốn cuối kỳ 2107 2566 2970 4120 3 Dư nợ tín dụng 1387 2076 2320 2630 Ngắn hạn 731 1163 1144 2752.4 Trung dài hạn TM 656 914 1176 1367.6 4 Dư nợ tín dụng theo loại tiền VND 1085 1599 1780 1919.9 5 Dư nợ tín dụng bình quân 960 1765 2250 2235.5 6 Nợ quá hạn 1.39 2 240 50 7 Thu dịch vụ ròng 8.1 16 30 28 8 Chênh lệch thu chi 37 70 86 70 9 Trích DPRR 11 30 20 10 10 Lợi nhuận trước thuế 25.9 40 66 60 11 Lợi nhuận sau thuế bình quân/người 0.143 0.296 0.325 0.273 12 Số lao động 130 135 146 158 (Nguồn: Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng thống kê lao động - Phòng Nguồn vốn - Chi nhánh Đông Đô) Nhận xét: Trong điều kiện mới thành lập từ việc nâng cấp Phòng giao dịch 2 - Sở giao dịch BIDV với mục tiêu ban đầu là huy động vốn, sau hơn 05 năm thành lập đến nay, Chi nhánh Đông Đô đã cố gắng nỗ lực nhằm tự khẳng định mình và tích cực hội nhập vào thị trường tài chính tiền tệ, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của toàn hệ thống, phát huy những thành tựu đã đạt được và gặt hái thêm nhiều thành công trong thời gian qua. Tính đến năm 2009, tổng tài sản của Chi nhánh đạt 4200 tỷ đồng, tăng 1070 tỷ đồng so với năm 2008 (số tương đối là 34,2%), so với ngày đầu thành lập đã tăng 3307 tỷ đồng (số tương đối là 370,3%). Đây là một cố gắng rất lớn của toàn thể cán bộ, nhân viên Chi nhánh Đông Đô. 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phan Văn Hồng - Đầu tư 48E Bảng 2: Bảng so sánh lợi nhuận năm 2008 và năm 2009 Chỉ tiêu 2008 2009 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối(%) Lợi nhuận trước thuế 66 60 -6 -23% Lợi nhuận sau thuế bình quân/người 0.325 0.273 -0.052 -16% Nhận xét: Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế bình quân/người năm 2009 giảm so với năm 2008. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến ngân hàng. Trong bối cảnh lợi nhuận của các ngân hàng đều giảm thì đây vẫn là một con số khá lạc quan. Ngân hàng vẫn đủ sức đương đầu với khủng hoảng. 1.3. Định hướng phát triển của Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Đông Đô Bám sát định hướng chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, đó là đảm bảo phương châm “đi vay để cho vay”. Chi nhánh hướng tới phát triển mạng lưới khách hàng ngoài quốc doanh, tập trung phát triển khối khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và các khách hàng đặc biệt để có thể đóng góp cho việc tăng trưởng tín dụng kết hợp với cung cấp và mở rộng các dịch vụ của ngân hàng. Nghiêm túc tuân thủ các chỉ tiêu giới hạn tín dụng, tuân thủ mức uỷ quyền phán quyết trong công tác tín dụng kết hợp với việc tăng cường quảng cáo, xây dựng chính sách khách hàng, chính sách lãi suất phù hợp, đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng, tăng cường hợp tác với các hiệp hội, đổi mới phong cách phục vụ . Cụ thể, hoạt động đầu tư của Ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Đô cần phải đảm bảo cơ cấu tín dụng sau: - Tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 23% tổng dư nợ, đảm bảo tuân thủ quy định của NHĐT&PT VN. - Tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức 0,1% tổng dư nợ. - Tỷ trọng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh chiếm 92% và tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo chiếm 77% đảm bảo chỉ tiêu cơ cấu tín dụng được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao. Đối với hoạt động cho vay theo dự án đầu tư, Chi nhánh tiếp tục duy trì và phát triển các định hướng sau: 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phan Văn Hồng - Đầu tư 48E Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định nói chung và công tác thẩm định dự án đầu tư nói riêng, cụ thể: - Tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ, cụ thể là Quy trình thẩm định do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành. - Về thời gian thẩm định dự án đầu tư, mục tiêu cần đạt được là: Dự án nhóm A: 15 ngày. Dự án nhóm B: 10 ngày. Dự án nhóm C: 7 ngày. - Nâng cao tính chuyên nghiệp hoá cán bộ, thể hiện qua các biện pháp sau: + Từng cán bộ nghiên cứu, tìm hiểu kỹ và áp dụng triệt để các quy trình tín dụng trung dài hạn, thẩm định, tuân thủ mục tiêu đăng ký chất lượng ISO trong công tác thẩm định, tín dụng. + Tăng cường công tác hội thảo, trau dồi, hướng dẫn nghiệp vụ đối với các cán bộ mới cũng như giữa các cán bộ trong Phòng, trong Chi nhánh. + Sưu tầm, thu thập thông tin kinh tế kỹ thuật trên mọi lĩnh vực một cách có hệ thống nhằm phục vụ công tác thẩm định khi cần. + Kiến nghị Ban giám đốc tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các khoá đào tạo như khoá đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá của Bộ Tài Chính, các khoá đào tạo kinh tế kỹ thuật khác như xây dựng, giao thông, cơ khí, . 2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Đông Đô 2.1 Tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Đông Đô Hiện nay tại hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), việc thẩm định dự án đầu tư được thực hiện theo một quy trình thống nhất. Quy trình thẩm định này được xây dựng và đang hoàn thiện để phục vụ tốt hơn cho công tác thẩm định. Quy trình thẩm định được ban hành nhằm một số mục đích sau: - Quy định trình tự tác nghiệp, phối hợp để thực hiện các bước công việc, xác định rõ các nội dung cơ bản cần phải tiến hành triển khai, phục vụ cho việc phán quyết tín dụng trung, dài hạn và bảo lãnh vay vốn. - Quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của cán bộ thẩm định và trưởng phòng thẩm định, làm cơ sở để tổ chức thực hiện nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư, phù hợp với mô hình tổ chức của Hội sở chính và của các Chi nhánh. 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phan Văn Hồng - Đầu tư 48E - Tuân thủ các quy định của pháp luật; thỏa mãn, tư vấn, hỗ trợ, đáp ứng tốt nhất yêu cầu hợp lý , hợp pháp của khách hàng và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. - Tiêu chuẩn hóa các quy trình, thủ tục, đạt được yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO; giúp cho việc thẩm định được thống nhất, khoa học; đảm bảo kiểm soát được hoạt động nghiệp vụ; góp phần phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong đầu tư, không ngừng nâng cao chất lượng nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư trong toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Quy trình thẩm định được thực hiện tại Chi nhánh Đông Đo do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành được áp dụng cho nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư để xem xét cho vay trung, dài hạn hoặc bảo lãnh vay vốn. 2.1.1 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô * Quy trình thẩm định tại Chi nhánh chia thành 5 bước: Bước 1: Phòng Thẩm định tiến hành tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của dự án xin vay vốn. - Trường hợp hồ sơ dự án xin vay vốn chưa đủ cơ sở tiến hành thẩm định thì chuyển lại, để Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ dự án xin vay vốn đã đủ cơ sở để tiến hành thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ với khách hàng, ghi Sổ theo dõi và chuyển hồ sơ dự án xin vay vốn cho cán bộ thẩm định trực tiếp thẩm định. Bước 2: Cán bộ thẩm định tiến hành xem xét, thẩm định khách hàng vay vốn, thẩm định dự án đầu tư; dựa trên những quy định tại các hướng dẫn, các thông tin liên quan đến dự án xin vay vốn. Trong trường hợp cần thiết, cán bộ thẩm định có thể đề nghị cán bộ tín dụng hoặc khách hàng giải trình hoặc bổ sung thông tin. Bước 3: Cán bộ thẩm định tiến hành lập “Báo cáo thẩm định dự án”, trình Trưởng phòng Thẩm định xem xét. Bước 4: Trưởng phòng Thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, có thể thông qua hoặc yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ nội dung trong “Báo cáo thẩm định dự án đầu tư”. Bước 5: Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung “Báo cáo thẩm định dự án đầu tư”, trình Trưởng phòng Thẩm định ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm “Báo cáo thẩm định dự án đầu tư” cho Phòng Tín dụng. Như vậy, nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh có thể tóm tắt như sau: * Kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn * Thẩm định, đánh giá khách hàng xin vay vốn * Thẩm định dự án đầu tư, bao gồm: 10 [...]... của biến được gán để khảo sát sự ảnh hưởng của các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án và khả năng trả nợ 2.1.3 Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô Hiện nay, tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô, việc thẩm định dự án đầu tư thường áp dụng kết hợp đồng thời 2 phương pháp thẩm định, đó là phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp thẩm định dựa trên việc... án nguồn vốn - Thẩm định hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư - Nhận định, phân tích các rủi ro, các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro của dự án đầu tư * Lập Báo cáo thẩm định dự án đầu tư * Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án đầu tư 11 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phan Văn Hồng - Đầu tư 48E Sơ đồ 1: Sơ đồ Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô. .. - Đầu tư 48E - Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án đầu tư Phân tích khía cạnh thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đầu tư - Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án đầu tư - Thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án đầu tư - Đánh giá, nhận xét về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án đầu tư - Thẩm định tổng vốn đầu tư và. .. Thời hạn vay: 10 năm Lãi suất: Theo quy định hiện hành của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đông Đô công bố trong từng thời kỳ Mục đích vay vốn: Vay vốn phục vụ xây dựng công trình B Nội dung thẩm định tài chính dự án “Xây dựng văn phòng, nhà ở tái định cư, nhà để bán” tại Chi nhánh Đông Đô 1 Kiểm tra hồ sơ xin vay vốn 1.1 Hồ sơ đã có: * Hồ sơ liên quan đến doanh nghiệp vay vốn: - Giấy... khả thi của phương án nguồn vốn của dự án a Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án và tiến độ bỏ vốn * Thẩm định tổng vốn đầu tư Việc thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án là hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến 13 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phan Văn Hồng - Đầu tư 48E hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án Khi dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc... phương án tài chính của dự án Nguồn vốn đầu tư - Nguồn vốn tự có của chủ đầu tư; - Nguồn vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng; - Nguồn vốn hợp pháp khác Nhu cầu vốn của dự án và phương án huy động vốn Nhu cầu vốn Theo tiến độ của dự án, nhu cầu vốn đầu tư dự án dự kiến như sau: Thời điểm Nhu cầu vốn (103 đ) Năm 1 198.077.785 Năm 2 11.817.535 Năm 3 55.120.540 Phương án huy động vốn * Cơ cấu vốn: Vốn. .. dung thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô 2.1.2.1 Kiểm tra hồ sơ xin vay vốn Trước khi tiến hành thẩm định dự án xin vay vốn, cần thực hiện việc kiểm tra hồ sơ xin vay vốn của khách hàng Các loại hồ sơ chính cần phải có gồm: 12 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phan Văn Hồng - Đầu tư 48E * Giấy đề nghị vay vốn * Hồ sơ về khách hàng vay vốn * Hồ sơ về dự án xin vay vốn * Hồ sơ về đảm bảo nợ vay 2.1.2.2... Hồng - Đầu tư 48E Chỉ tiêu IRR cho biết tỷ lệ sinh lời cần thiết của một dự án đầu tư Nó chính là chi phí vốn bình quân cao nhất mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được mà không chịu thua thiệt IRR > r : Dự án đầu tư có hiệu quả tài chính IRR = r : Toàn bộ khoản thu của dự án đầu tư chỉ đủ bù đắp chi phí IRR < r : Dự án đầu tư không có hiệu quả tài chính Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư của... định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư Tất cả những đánh giá, tính toán được thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho việc tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư của phương án tĩnh Việc thẩm định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư có thể được tiến hành thông qua 2 phương pháp cơ bản sau: a Phương pháp tài chính giản đơn Các chỉ tiêu... trợ cho dự án cần xác định cơ cấu nguồn vốn của dự án Trên cơ sở tổng vốn đầu tư được duyệt, Cán bộ thẩm định xem xét lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án Các nguồn tài trợ cho dự án có thể là: vốn tự có, vốn vay ngân hàng, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp hoặc vốn tự huy động khác Có nghĩa là tính toán tỷ lệ từng nguồn chiếm trong tổng mức vốn đầu tư dự kiến