Lý luận chung về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Trang 1Lời mở đầu
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp Mức độ cạnh tranh rất lớn khi thị trường bị thu hẹp, các nhà cung cấp đều xác định mục tiêu để tồn tại, duy trì hoạt động ổn định, đứng vững trên thị trường Các doanh nghiệp phải tiến hành cải tiến công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành và thực hiện tốt khâu tiêu thụ sản phẩm là một trong những vấn
đề chủ yếu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay
Không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát đã có sự chuẩn bị chu đáo đúc rút từ bao năm kinh nghiệm, bằng những thay đổi lớn hình thành từ sự nhận thức nhiệt tình, say mê trong công việc của mỗi cá nhân và quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên để đưa ra một chiến lược kinh doanh thống nhất và hợp lý cho từng thời điểm Trong chiến lược kinh doanh đó, công ty luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nhờ đó sản phẩm tiêu thụ được giữ vững, nâng cao và là nhân tố góp phần quan trọng vào thành công của công ty trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm Đó là công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm, thông tin do kế toán cung cấp góp phần không nhỏ cho các nhà quản trị hoạch định và đưa ra quyết định
chính xác kịp thời Sau thời gian nghiên cứu và tìm hiểu em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH Ống thép Hoà Phát” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Luận văn tốt nghiệp của em gồm 3 phần:
Chương I: Lý luận chung về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
Chương II: Thực trạng hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH Ống thép Hòa Phát
Chương III: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH Ống thép Hòa Phát
Do kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên bài luận văn không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót Vì vậy em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để hoàn thiện thêm bài luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT
1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
1.1.1 Khái niệm quá trình tiêu thụ thành phẩm
Thành phẩm: là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối
cùng của quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn
kỹ thuật quy định và nhập kho
Tiêu thụ thành phẩm: là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất Để thực
hiện giá trị sản phẩm, hàng hóa lao vụ, dịch vụ doanh nghiệp phải chuyển giao hàng hóa sản phẩm, hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng, được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán, quá trình này được gọi là quá trình tiêu thụ
Kết quả tiêu thụ thành phẩm: Là kết quả tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá, lao
vụ, dịch vụ được biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận của hoạt động tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ
Các nghiệp vụ cần được hạch toán ở giai đoạn này là xuất thành phẩm để bán và thanh toán với người mua, tính các khoản doanh thu bán hàng, các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo các phương pháp tính thuế để xác định doanh thu thuần và cuối cùng xác định lãi, lỗ về tiêu thụ sản phẩm
1.1.2 Ý nghĩa của hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất.
Đặc trưng lớn nhất của sản xuất hàng hóa là sản phẩm được sản xuất ra để bán nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch hoạt động của nhà sản xuất Do đó quá trình tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng của tái sản xuất xã hội Qúa trình tiêu thụ chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người bán với người mua đã diễn ra và quyền sở hữu về hàng hóa đã thay đổi, nó là giai
Trang 3đoạn cuối của quá trình sản xuất kinh doanh và là yếu tố quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của một doanh nghiệp
Việc tiêu thụ và xác định đúng kết quả kinh doanh là cơ sở đánh giá hiệu quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp Chính vì lẽ đó mà kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý và tiêu thụ hàng hóa Thông qua các thông tin từ kế toán mà người điều hành doanh nghiệp có thể biết được mức độ hoàn thành tiêu thụ, xác định một cách chính xác kết quả kinh doanh trong kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động tốt trong kỳ kinh doanh tiếp theo, phát hiện kịp thời sai sót của từng khâu, từ đó có biện pháp cụ thể phù hợp hơn để kinh doanh đạt hiệu quả ngày càng cao, đồng thời cung cấp thông tin cho các bên quan tâm, thu hút đầu tư vào doanh nghiệp, giữ vững uy tín của doanh nghiệp trong mối quan hệ với bên ngoài
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất
Đối với nghiệp vụ này, kế toán có nhiệm vụ tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý, đảm bảo yêu cầu quản lý và nâng cao hiệu quả công tác kế toán Kiểm tra chặt chẽ các chứng từ nhằm xác định đúng đắn
và kịp thời doanh thu tiêu thụ hàng hóa và quá trình thanh toán của khách hàng Ghi nhận doanh thu tiêu thụ, các khoản phải thu khách hàng, các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ chính xác, kịp thời Ghi nhận giá vốn hàng bán phù hợp với phương pháp hạch toán mà doanh nghiệp lựa chọn Xác định chính xác kết quả của hoạt động tiêu thụ thành phẩm và lập báo cáo kết quả kinh doanh Giám sát và cung cấp tài liệu về quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa giúp cho việc đánh giá chất lượng toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị Trên cơ sở đó có những biện pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2 Các phương thức tiêu thụ thành phẩm và thanh toán tiền bán hàng
1.2.1 Các phương thức tiêu thụ thành phẩm
Phương thức tiêu thụ trực tiếp: Là phương thức giao hàng cho người mua
trực tiếp tại kho, tại các phân xưởng sản xuất (không qua kho) của doanh nghiệp
Trang 4bán mất quyền sở hữu về số hàng này, người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán số hàng mà người bán đã giao.
Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng: Theo phương thức này bên bán
chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Khi được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toàn bộ) thì số hàng chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ
Phương thức tiêu thụ qua các đại lý (ký gửi): là phương thức mà bên giao
xuất hàng giao cho các đại lý hoặc các đơn vị nhận bán hàng ký gửi bán hộ Số hàng ký gửi này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (chủ hàng) cho đến khi được tiêu thụ Khi bán được hàng ký gửi, doanh nghiệp sẽ trả cho đại lý hoặc bên nhận ký gửi một khoản hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá ký gửi của số hàng ký gửi thực tế đã bán được Khoản hoa hồng này sẽ được doanh nghiệp hạch toán vào chi phí bán hàng
Phương thức bán hàng trả góp: Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều
lần Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua, số tiền còn lại người mua trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định Thông thường số tiền trả ở các kỳ tiếp theo là bằng nhau, trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm
Phương thức tiêu thụ nội bộ: Theo phương thức này thì các cơ sở sản xuất
kinh doanh khi chuyển hàng (sản phẩm) cho các cơ sở phụ thuộc như các chi nhánh, các cửa hàng …ở các địa phương để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, các đơn vị phụ thuộc với nhau hoặc sản phẩm sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp
Một số phương thức tiêu thụ khác: dùng vật tư, hàng hóa, sản phẩm để thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên chức, để biếu tặng, quảng cáo, chào hàng hay sử dụng sản phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh, để trao đổi lấy hàng hóa khác…
1.2.2 Các phương thức thanh toán tiền bán hàng
Việc tiêu thụ thành phẩm nhất thiết phải được gắn với việc thanh toán với người mua, bởi vì chỉ khi nào doanh nghiệp thu nhận đầy đủ tiền hàng bán hoặc sự chấp nhận trả tiền hàng của khách hàng thì việc tiêu thụ mới được ghi chép trên sổ
Trang 5sách kế toán Để thanh toán với người mua về thành phẩm bán ra được thực hiện bằng nhiều phương thức:
Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt
Thanh toán bằng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng với điều kiện người mua có quyền từ chối không thanh toán một phần hoặc toàn bộ giá trị hàng mua, vì khối lượng hàng gửi đến cho người mua không phù hợp với hợp đồng về số lượng hoặc chất lượng và quy cách
1.3 Nội dung hạch toán tiêu thụ thành phẩm doanh nghiệp sản xuất
1.3.1 Tài khoản sử dụng trong hạch toán tiêu thụ thành phẩm
Tài khoản 157 – Hàng gửi bán: Tài khoản này được dùng để theo dõi giá
trị sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng hoặc giá trị sản phẩm, hàng hóa nhờ đại lý ký gửi hay giá trị lao vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng, người mua hàng chưa được chấp nhận thanh toán Số hàng hóa, sản
phẩm, lao vụ này vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị
Bên Nợ: Giá trị của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ gửi bán.
Bên Có: Giá trị của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã được khách hàng chấp
nhận thanh toán hoặc thanh toán
Giá trị của hàng gửi bán bị từ chối, trả lại
Số dư Nợ: Giá trị hàng gửi bán chưa được chấp nhận.
TK 157 có thể mở chi tiết cho từng loại hàng gửi bán
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tài khoản
này dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong
kỳ và các khoản giảm doanh thu
Bên Nợ: Số thuế phải nộp (Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp) tính trên doanh số bán trong kỳ
Chiết khấu thương mại, GGHB và doanh thu của hàng bán bị trả lại
Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh
Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ của doanh
nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán
Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 5 TK cấp 2:
Trang 6+ TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm + TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ + TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, giảm giá + TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
Tài khoản 512- Doanh thu nôi bộ: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh
thu của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ
Bên Nợ: Trị giá hàng bán trả lại (theo giá tiêu thụ nội bộ), khoản giảm giá
hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội bộ trong kỳ, số thuế tiêu thụ đặc biệt, số thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp của hàng tiêu thụ nội bộ
Kết chuyển doanh thu nội bộ thuần vào tài khoản xác định kết quả
Bên Có: Tổng doanh thu nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ.
Tài khoản 512 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 3 TK cấp 2:
- TK 5121 – Doanh thu bán hàng hóa
- TK 5122 – Doanh thu bán các sản phẩm
- TK 5123 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán: Tài khoản này dùng để theo dõi trị giá
vốn của hàng hóa, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ Giá vốn hàng bán
có thể là giá thành công xưởng thực tế của sản phẩm xuất bán hay giá thành thực tế của lao vụ, dịch vụ cung cấp hoặc trị giá mua thực tế của hàng hóa tiêu thụ TK 632 được áp dụng cho các doanh nghiệp sử dụng phương pháp KKTX và các doanh nghiệp sử dụng phương pháp KKĐK để xác định giá vốn của sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ
Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX:
Bên Nợ: Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp
theo hoá đơn
Bên Có: Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định
kết quả
Trị giá vốn của hàng đã bán bị trả lại
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ
Trang 7Giá vốn thành phẩm xuất kho: Để tính giá vốn thành phẩm xuất kho tiêu
thụ có rất nhiều phương pháp tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau để tính giá vốn thành phẩm xuất kho tiêu thụ: Phương pháp nhập trước- xuất trước, nhập sau- xuất trước, giá bình quân, giá hạch toán, giá thực tế đích danh
1.3.2 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng
Theo Quyết định Số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính quy định doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau:
Doanh nghiệp chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu sản phẩm;
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý, quyền kiểm soát sản phẩm;
Doanh thu xác định tương đối chắc chắn;
Doanh nghiệp đã thu hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ bán hàng;
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát hàng hóa cho người mua
Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền
sở hữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được ghi nhận Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, như:
+ Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt động bình thường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường;
+ Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vào người mua hàng hóa đó;
Trang 8+ Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là một phần quan trọng của hợp đồng mà doanh nghiệp chưa hoàn thành;
+ Khi người mua có quyền huỷ bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó được nêu trong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khả năng hàng bán
có bị trả lại hay không
Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền
sở hữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận Ví
dụ doanh nghiệp còn nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽ nhận được đủ các khoản thanh toán
Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn này đã xử lý xong (ví dụ, khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chính phủ nước sở tại có chấp nhận chuyển tiền bán hàng ở nước ngoài về hay không) Nếu doanh thu đó được ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này là không thu được thì phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh thu Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu Các khoản nợ phải thu khú đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi
Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh sau ngày giao hàng (như chi phí bảo hành và chi phí khác), thường được xác định chắc chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn Các khoản tiền nhận trước của khách hàng không được ghi nhận là doanh thu mà được ghi nhận là một khoản nợ phải trả tại thời điểm nhận tiền trước của khách hàng Khoản nợ phải trả
về số tiền nhận trước của khách hàng chỉ được ghi nhận là doanh thu khi đồng thời thỏa mãn năm (5) điều kiện quy định ở trên
Trang 91.3.3 Hạch toán tiêu thụ trong trường hợp hàng tồn kho áp dụng theo phương
pháp KKTX
Có thể khái quát toàn bộ quá trình tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ trực tiếp và phương thức chuyển hàng theo hợp đồng bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Hạch toán quá trình tiêu thụ sản phẩm
Phương thức tiêu thụ qua các đại lý ký gửi:
Sơ đồ 1.2: Hạch toán bán hàng đại lý ký gửi ở đơn vị giao đại lý
vốn
hàng
gửi bán
Trị giá vốn hànggửi bán đã tiêu thụ
Thuế XK phải nộp
DTbán hàngK/c CKTM
HBBTL, GGHB
K/c doanh thu thuần
để xác định kết quảcuối kỳ
Thuế GTGT đầu ra phải nộp của phương pháp khấu trừ
Ghi chú:
Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra
Bảng tổng hợp chi tiết TK 911
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
TK,155,511,
512, 641,642…
Bảng tổng hợp
kế toán chứng
từ cùng loại
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
NHẬT KÝ SỔ CÁI
TK 155,157, 532,641,642,511,512,911
TK511
TK154,155
Thành phẩm giaođại lýTK511
Tổng tiền hàng đaị lý thanhtoán
TK157
TK131
phải nộp
Khi hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ
TK632
TK111,112
Bên nhận bán hàng đại lý ký gửi thanh toán tiền
TK 641Hoa hồng trả cho đại lý
TK133Thuế
Thuế GTGTTK3331
Trang 10TK 511TK911
TK515
Phân
bổ lãi
DT tính theo thời điểm giao hàng
Thuế GTGTTK154,155,156
Trang 11Phương thức tiêu thụ nội bộ:
Sơ đồ1.4: Hạch toán tiêu thụ nôi bộ.
DT bán hàng nội bộ
TK 334Thanh toán tiền lương
thưởng cho NV bằng SP
Thuế GTGTTK3331
TK431
Biếu tặng cho công nhân viên, cho khách hàng
TK641,642Khuyến mại, quảng cáo,
hội nghị khách hàng
TK627,641,642Phục vụ SXKD hay
tiếp tục chế biến
K/c trị giá vốn hàng bán cuối kỳ
Trang 121.3.4 Hạch toán tiêu thụ thành phẩm ở các doanh nghiệp áp dụng phương
pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho
Có thể khái quát toàn bộ quá trình hạch toán tiêu thụ theo phương pháp KKĐK
theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.5 : Hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương pháp KKĐK
1.3.5 Hạch toán chiết khấu thanh toán và các khoản giảm trừ doanh thu trong
tiêu thụ
1.3.5.1 Hạch toán chiết khấu thanh toán
Chiết khấu thanh toán: là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua do
người mua đã thanh toán tiền mua hàng (sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ) trước
thời hạn thanh toán đã thoả thuận (ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết
thanh toán việc mua hàng) hoặc vì một lý do ưu đãi khác
Chiết khấu thanh toán được theo dõi chi tiết cho từng khách hàng Chiết
khấu thanh toán được hạch toán như sau:
Nợ TK 635 - Tập hợp chiết khấu thanh toán
TK911
TK521,531,532
K/cCKTM, HBTLGGHB cuối kỳ
TK511
DTbán hàngTK3331TK631
K/c giá thành sản
phẩm sản xuất hoàn
thành trong kỳ
K/c DT thuần để xác định kết quả cuối kỳ
TK155,157
ThuếGTGTT
K/c trị giá sản phẩm tồn kho
TK111,112,131…
Trang 13Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại: Dùng để phản ánh chiết khấu
thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán mà khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế
Bên Nợ: Sô chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.Bên Có: Kết chuyển số chiết khấu TM sang TK 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ kế toán
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ, TK 521 có 3 TK cấp 2:
- TK 5211 – Chiết khấu hàng hóa
- TK 5212 – Chiết khấu thành phẩm
- TK 5213 – Chiết khấu dịch vụ
Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại: Tài khoản này dùng để theo dõi
doanh thu của số hàng hóa, thành phẩm lao vụ dịch vụ tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế…Trị giá hàng bán bị trả lại bằng số lượng hàng bán bị trả lại nhân với đơn giá ghi trên hóa đơn khi bán
Bên Nợ: Doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại
Bên Có: Kết chuyển doanh thu của hàng bị trả lại sang TK 511
Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán: Tài khoản này dùng để theo dõi toàn
bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã được thỏa thuận vì các lý do chủ quan của doanh nghiệp
Bên Nợ: Các khoản giảm giá hàng bán được chấp thuận
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang TK 511
Tài khoản 532 cuối kỳ không có số dư
Trang 14Sơ đồ 1.6 : Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu.
1.4 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
1.4.1 Tài khoản sử dụng để hạch toán kết quả tiêu thụ thành phẩm
Tài khoản 641- Chi phí bán hàng: Tài khoản này được sử dụng để phản
ánh chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí như chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển
Bên Nợ: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
Kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả trong kỳ
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết thành 7 tài khoản cấp 2:
- TK 6411 – Chi phí nhân viên
K/c giảm giá hàng bán cuối kỳ
Thuế GTGT tương ứng với khoản chiết khấu thương mại,
hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán
TK3331
Khi doanh nghiệp nhận lại số hàng bán bị trả lại và đã nhập
lại số hàng này vào kho
Trang 15- TK 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Tài khoản này dùng để
tập các khoản phí có liên quan chung tới các hoạt động của cả doanh nghiệp mà không thể tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại như :chi phí quản lý kinh doanh; quản lý hành chính và chi phí chung khác
Bên Nợ: Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ sang tài khoản
911 cuối kỳ
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành 8 TK cấp 2:
- TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý
- TK 6422 – Chi phí vật liệu quản lý
Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh: Tài khoản này dùng để
xác định toàn bộ kết quả kinh doanh để xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp.Tài khoản này được mở chi tiết theo từng hoạt động
Bên Nợ: Trị gia vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ
Chi phí tài chính, chi phí thuế TNDN và chi phí khác
Trang 16Bên Có: Doanh thu thuần về số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN
Kết chuyển lỗ
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ
1.4.2 Hạch toán chi phí bán hàng
Sơ đồ1.7: Hạch toán chi phí bán hàng.
Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng.
`
1.4.3 Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp TK 334,338 TK 152,153 TK 214 TK 111,112,331
1 TK 641 TK 911
Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí
bằng tiền khác
K/c chi phí bán hàng
TK133
Lương, phụ cấp lương, tiền ăn ca phải trả
và các khoản trích theo lương của bộ phận
bán hàng
Chi phí vật liệu, công cụ , văn phòng phẩm dùng cho bộ phận bán hàng
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 142,242
Chi phí phân bổ dần
TK 352 Hoàn nhập dự phòng phải trả về chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá
Trang 17Sơ đồ 1.8: Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
`
Chú giải
(1): Lương phụ cấp lương, tiền ăn ca phải trả
và các khoản phải trích theo lương của
nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp
(2): Chi phí vật liệu, công cụ,
văn phòng phẩm
(3): Chi phí khấu hao TSCĐ.
(4): Thuế môn bài thuế nhà đất, lệ phí giao
thông cầu đường ……
(5): Chi phí dự phòng phải thu khó đòi.
(6): Chi phí theo dự toán
(7): Chi phí khác thuộc quản lý chung của
doanh nghiệp như: hội nghị, công tác phí
(8): Kết chuyển chi phí quản lý doanh
nghiệpvào tài khoản xác định kết quả
(9): Hoàn nhập dự phòng phải thu, dự phòng
phải trả
1.4.4 Hạch toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trình tự hạch toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được khái
quát qua sơ đồ sau:
Trang 18Sơ đồ 1.9: Hạch toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
1.5 Hệ thống chứng từ và sổ sách của kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
1.5.1 Nguyên tắc tổ chức hệ thống chứng từ và sổ sách
Nguyên tắc thống nhất: căn cứ vào chế độ chứng từ kế toán để lựa chọn và
sử dụng chứng từ bán hàng, chứng từ thanh toán với khách hàng Căn cứ chế độ sổ
kế toán để lựa chọn sổ kế toán chi tiết, tổng hợp về bán hàng, thanh toán với khách hàng
Nguyên tắc thích ứng: dựa vào phương thức bán hàng để thiết kế chứng từ bán hàng cho thích hợp
1.5.2 Chứng từ sử dụng trong kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
Chứng từ sử dụng trong kế toán tiêu thụ thành phẩm:
Hoá đơn GTGT
Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi, Thẻ quầy hàng
Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Trang 19Chứng từ sử dụng trong kế toán xác định kết quả tiêu thụ:
Hoá đơn GTGT
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Bảng tính phân bổ khấu hao TSCĐ
Bảnng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ
Các chứng từ thanh toán khác như: phiếu thu phiếu chi, giấy báo nợ…
1.5.3 Ghi sổ theo các hình thức sổ kế toán
Căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thưc sổ kế toán đó Các hình thức ghi sổ kế toán mà doanh nghiệp có thể sử dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài Chính và hiện nay doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức kế toán sau:
1.5.3.1 Hình thức kế toán Nhật ký- sổ Cái
Khái niệm: Theo hình thức này thì các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế ( theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký- Sổ cái Căn cứ để ghi sổ Nhật ký- Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Ưu điểm: Hình thức này dùng để ghi chép đơn giản, số lượng sổ kế toán ít
do đó việc ghi chép gọn nhẹ dễ đối chiếu dễ kiểm tra
Nhược điểm: Chiều rộng của trang sổ quá lớn, cồng kềnh không thích hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn sử dụng nhiều tài khoản và sử dụng máy tính Mặt khác nếu dùng hình thức ghi sổ này sẽ khó phân công lao động kế toán
Trang 20Sơ đồ1.10: Trình tự ghi sổ kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu
thụ theo hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái
1.5.3.2 Hình thức nhật ký chung
Khái niệm: hình thức này dùng để ghi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó vào sổ Nhật Ký và trọng tâm là sổ Nhật ký chung
Ưu điểm: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế do đó dùng hình thức này có ưu điểm ghi chép đơn giản, dễ làm, thuận lợi cho việc đối chiếu theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đảm bảo tính thống nhất và chính xác, phù hợp với kế toán thủ công và kế toán máy
Nhược điểm: do ghi vào một sổ nên có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì dẫn đến việc ghi chép trùng lặp
Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 155, 511,
512, 641,642…
Bảng tổng hợp chi tiết TK 911
Trang 21Sơ đồ 1.11: Trình tự ghi sổ kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả
tiêu thụ theo hình thức kế toán Nhật Ký Chung.
1.5.3.3 Hình thức chứng từ ghi sổ
Khái niệm: Căn cứ để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi
sổ kế toán tổng hợp gồm: Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi
sổ, ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái, Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế
Ưu điểm: ghi chép đơn giản , kết cấu sổ dễ ghi, thống nhất cách thiết kế sổ đăng ký chứng từ và sổ cái, số liệu kế toán dễ đối chiếu dễ kiểm tra Dễ phân công lao động kế toán và cơ giới hoá công tác kế toán
Nhược điểm: khi ghi các chứng từ ghi sổ theo nội dung kinh tế phát sinh dễ dẫn đến hiện tượng trùng lặp
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI TK155,511,512, 632,641,642,911…
Sổ kế toán chi tiết TK154,155,511,512,641,642,131 …Chứng từ kế toán về tiêu thụ sản phẩm
Trang 22Sơ đồ 1.12: Trình tự ghi sổ kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả
tiêu thụ theo hình thức kế toán Chứng Từ Ghi Sổ
1.5.3.4 Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
Khái niệm: Hình thức này tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vị kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế
Ưu điểm: Hình thức này có tính chuyên môn hoá cao của sổ kế toán và phân công chuyên môn hoá lao động kế toán Giảm ghi chép trùng lặp đặc biệt giảm khối lượng ghi sổ cái Dễ đối chiếu, kiểm tra do các mẫu sổ kết cấu theo nguyên tắc bàn cờ
Nhược điểm: Số lương sổ nhiều, kết cấu phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán cao và khó thực hiện kế toán máy
Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK155, 511, 512,641,642,131 …
Trang 23Sơ đồ1.13: Trình tự ghi sổ kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu
thụ theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ
1.5.3.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính
Khái niệm: Theo hình thức này thì công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy tính Phần mềm kế toán được thiết kế riêng theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán theo quy định ở trên Tuy phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải được in đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định
Ưu điểm: Các doanh nghiệp sử dụng hình thức này làm cho khối lượng công việc giảm nhẹ do đã có phần mềm
Nhược điểm: Thường áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, nếu dùng không cẩn thận có thể bị mất hết dữ liệu do bị virut xâm nhập
Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ
SỐ 8…
Sổ cái TK155, 511, 512, 632,641,642…
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK155,511,512,641,642,131…
Trang 24Sơ đồ 1.14: Trình tự ghi sổ kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ theo hình thức kế toán trên máy vi tính.
Trang 25CHƯƠNG II THỰC TẾ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH ỐNG THÉP HOÀ PHÁT
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Ống thép Hoà Phát
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát là nhà sản xuất chuyên nghiệp và hàng đầu trong lĩnh vực ống thép tại Việt Nam Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát được thành lập theo giấy phép số 2639GP/TLDN do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 13/08/1996 với tên gọi ban đầu là: Công ty TNHH Ống thép Đài Nam (Ngày 6/11/2000 đổi tên thành: công ty TNHH Ống thép Hoà Phát theo đăng ký thay đổi kinh doanh lần thứ tư) Giấy đăng ký kinh doanh số 048480 ngày 20/8/1996 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp Vốn điều lệ ban đầu: 800.000.000 đồng
Trụ sở chính đặt tại: 126 Bùi Thị Xuân - Quận Hai Bà Trưng - TP Hà Nội Tên giao dịch: Hoa Phat Steel Pipe Co., Ltd
Sau khi thành lập, Công ty TNHH ống thép Hoà Phát đã tiến hành xây dựng một nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp Như Quỳnh – Văn Lâm – Hưng Yên trên diện tích 3ha, với công suất thiết kế là 200 tấn/năm Tháng 12/1997, nhà máy được xây dựng xong và bắt đầu đưa vào hoạt động với dây chuyền sản xuất ống thép đen hàn của Đài Loan để sản xuất ống thép với số lượng ít chỉ để phục vụ làm giàn giáo xây dựng sản lượng sản xuất chỉ đạt 1.700tấn/năm doanh số 13 tỷ trong năm 1997 Sau một thời gian, khi đã nắm bắt được công nghệ cùng với đội ngũ công nhân, kỹ
sư đã có kinh nghiệm, tháng 11/1998 Công ty đã nhập thêm 2 dây chuyền sản xuất ống thép đen của Đài Loan và một dây chuyền sản xuất ống mạ kẽm của Đức cùng với thiết bị phụ trợ khác để sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm ống thép đen hàn và ống thép mạ kẽm.Sản lượng sản xuất đạt 2.400 tấn ống thép hàn và 1200 tấn ống mạ kẽm trong năm 1998 doanh thu đạt 32 tỷ đồng
Ngày 12 tháng 2 năm 1998 thành lập chi nhánh tại tỉnh Hưng Yên theo giấy phép số 000002 GP/CN- VP- 04 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên Giấy chứng
Trang 26nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0512000035 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp.
Năm 1999 sản phẩm ống thép của công ty đã chiếm lĩnh phần lớn thị phần ống thép tại miền Bắc và có mặt trên thị trường miền Trung và miền Nam Công ty
đã đầu tư thêm 1 dây chuyền cắt tôn và một dây chuyền sản xuất ống thép chuyên sản xuất các loại ống nhỏ phục vụ cho ngành sản xuất đồ nội thất Sản lượng sản xuất của công ty đạt 12.000 tấn ống đen và 6.700 tấn ống mạ, doanh thu đạt 112 tỷ đồng
Năm 2000 và năm 2001 là những năm công ty hoàn thiện lại hệ thống quản
lý sản xuất, đầu tư về chiều sâu Tháng 12 năm 2000 công ty đã được tổ chức BVQI của Vương quốc Anh cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2001 Sản lượng đạt 17.000 tấn ống đen và 13.000 tấn ống mạ, doanh thu đạt 193 tỷ đồng vào năm 2000, năm 2001 sản lượng sản xuất của công ty đạt 23.000 tấn ống thép hàn và 19.000 tấn ống mạ, doanh thu đạt 268 tỷ đồng
Cuối năm 2001 và sáu tháng đầu năm 2002 công ty đã đầu tư mở rộng diện tích sản xuất chuẩn bị cho việc đầu tư mới một số máy móc thiết bị Năm 2002 sản lượng sản xuất đạt 38.000 tấn ống đen và 18.000 tấn ống mạ, doanh thu đạt 334 tỷ đồng
Năm 2003 sản lượng sản xuất đạt 68.000 tấn trong đó ống thép đen 43.000 tấn, ống mạ 25.000 tấn, doanh thu đạt 555 tỷ đồng
Năm 2004 sản lượng sản xuất đạt 71.000 tấn trong đó ống đen đạt 41.000 tấn ống mạ đạt 30.000 tấn, doanh thu đạt 768 tỷ đồng
Đến năm 2005 công ty đã có 7 dây chuyền máy cắt, 10 dây chuyền máy uốn ống và 2 dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng nâng công suất lên 78.000 tấn ống thép hàn (bao gồm cả phần chuyển sang sản xuất ống mạ kẽm) và 30.000 ống thép mạ kẽm/năm.Thị phần chiếm khoảng 60% khu vực phía Bắc, có mặt trên hầu hết các công trình trọng điểm của đất nước và đang hướng ra thị trường các nước trong khu vực
Tháng 3/2006 sau nhiều tháng nổ lực ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên nhà máy thép cán nguội Hoà Phát đã chính thức đi vào hoạt động Đây là nhà máy
Trang 27đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam với công suất khoảng 12.000-15.000 tấn/năm, sản xuất dựa trên hai dàn máy cán nguội Cung cấp các sản phẩm thép cán có độ dày từ 0.7- 1.5 mm, bản rộng tối đa 360 mm
Đặc biệt kể từ tháng 8/2006, công ty đã chính thức đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất ống thép cỡ lớn từ D141-D219, sản phẩm mà trước đây Việt Nam phải nhập khẩu hoàn toàn Đây cũng là nhà máy đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho tới thời điểm này Cùng với 2 dây chuyền ống thép mạ kẽm, ống thép Hoà Phát
đã khẳng định vị thế là đơn vị sản xuất ống mạ lớn nhất Việt Nam, chiếm thị phần 40-45% thi trường ống thép mạ kẽm tại Việt Nam
Ngày 09/01/2007, với mục đích nâng cao sức mạnh thương hiệu Hòa Phát, phát triển nhóm công ty Hòa Phát thành một tập đoàn kinh tế lớn trên thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của Hòa Phát khi Việt Nam gia nhập WTO, Ban Lãnh đạo nhóm công ty Hòa Phát đã quyết định thực hiện cơ cấu lại nhóm công ty Theo đó Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát được phát triển thành công ty mẹ, thực hiện mua lại các công ty mang thương hiệu Hòa Phát khác là: Công ty TNHH Thiết
bị phụ tùng Hòa Phát, Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát, Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát, Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát, Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát và thực hiện đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát Ngày 09/01/2007, Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát thực hiện đăng ký lại kinh doanh và chính thức đổi tên công ty thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
Năm 2008 trong bối cảnh khó khăn của khủng hoảng kinh tế nhưng doanh số của Công ty vẫn đạt 1.778 tỷ đồng, vượt 20% so với năm 2007 Tính đến quý IV năm 2008, Công ty đã hoàn thành tốt doanh số và lợi nhuận mà Ban lãnh đạo Tập đoàn giao cho Thị phần ống thép vẫn giữ ở mức ổn định, chiếm khoảng 18% và ống thép mạ kẽm chiếm 40% thị trường
Ngày 25 tháng 3 năm 1999 thành lập chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh theo giấy phép số 646/GP- UB của Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hồ chí Minh.Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh số 311501 ngày 20 tháng 8 năm 1999 Chi nhánh Sài Gòn: 49 Cộng Hoà – P4- Quận Tân Bình – TP.Hồ Chí Minh
Trang 28Ngày 17 tháng 01 năm 2001 thành lập chi nhánh tại Thành Phố Đà Nẵng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh Đà Nẵng số 320200005201 do
sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Đà Nẵng cấp.Chi nhánh Đà Nẵng : Toà nhà công
ty Hoà Phát 171 Trường Chinh - Quận Thanh Khê – TP Đà Nẵng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất
2.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, hoạt động sản xuất dưới sự điều hành, giám sát và chịu trách nhiệm của giám đốc công ty quản lý hoạt động của toàn bộ công ty và sự điều hành của giám đốc nhà máy, các quản đốc, phó quản đốc tại từng phân xưởng sản xuất Các phân xưởng sản xuất chia thành các tổ chức sản xuất theo đặc thù công việc do một tổ trưởng đứng ra chịu trách nhiệm Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty như sau:
Trang 29
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH ống thép Hoà Phát.
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong bộ máy quản lý:
Giám đốc công ty: Là đại diện pháp nhân của công ty đứng đầu công ty,
quản lý điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty điều hành công tác lao động, tiền lương…
Phó giám đốc công ty: Thay mặt giảm đốc giải quyết các công việc nội vụ,
nhận nhiệm vụ từ giám đốc, đôn đốc thực hiện công việc của các phòng ban trong Công ty
Giám đốc nhà máy: Điều hành, giám sát, đôn đốc toàn bộ các hoạt động
sản xuất của nhà máy, thực hiện tốt các mục tiêu về kế hoạch, sản lượng, … Chỉ đạo các phòng ban chức năng của nhà máy và các phân xưởng thực hiện các nhiệm
vụ được giao có hiệu quả, chịu trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động của nhà máy
P.Kế Toán P.Tổ Chức
Phânxưởng uốn
Phân xưởng mạ
Phòng
kỹ thuật xưởng Phân
cơ điện
Phòng quản lý chất lượng
Phân xưởng khuôn
Phân
xưởng
cắt
Tổ sữa chữa cơ khí
Tổ sữa chữa điện
Bộ phận khoNhà ăn, y tế
U.B
M.B
M.C
Trang 30Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu, khai thác thị
trường mở rộng thị phần, tìm hiểu nhu cầu của thị trường xem xét ký kết hợp đồng với khách hàng, lệnh cho thủ kho xuất hàng theo yêu cầu đã đạt được xem xét
Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
cung cấp những thông tin tài chính cho ban giám đốc một cách chính xác, kịp thời trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng kế toán là thu thập số liệu
Phòng vật tư- xuất nhập khẩu: Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn vật tư
đáp ứng nhu cầu vật tư cho sản xuất Lập kế hoạch mua hàng đối với các loại nguyên vật liệu, các loại vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất
Phòng tổ chức đào tạo: Quản lý bộ phận nhân lực của công ty nhằm theo
dõi và cập nhật sự biến đổi nhân sự một cách đầy đủ, chính xác Căn cứ vào nhu cầu nhân lực của công ty để có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo mới trình ban giám đốc phê duyệt
Phòng kỹ thuật: Quản lý hồ sơ, lý lịch của thiết bị trong toàn nhà máy, chỉ
đạo kỹ thuật cho việc gia công, chế tạo và sửa chữa thiết bị đáp ứng kịp thời cho sản xuất
Phòng quản lý chất lượng: Quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng theo các
quy trình thuộc hệ thống ISO 9001:2000 của công ty; đảm bảo cả hệ thống duy trì, hoạt động và có hiệu quả
Bộ phận kho: Chịu trách nhiệm trước công ty về nhập kho, xuất kho, sắp
xếp hàng hoá tại các kho vật tư phụ, kho tôn nguyên liệu, kho bán thành phẩm, kho ống đen, kho ống mạ, kho dầu nhiên liệu, kho ống đen phế liệu và kho bột kẽm Kiểm tra việc xuất nhập vật tư hàng hoá theo đúng quy định
2.1.2.2 Tổ chức bộ máy sản xuất
Hệ thống bộ máy sản xuất của công ty được chia thành các phân xưởng với chức năng, nhiệm vụ sau:
Phân xưởng cắt tôn: Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị của phân xưởng cắt
tôn, đảm bảo luôn thực hiện tốt các kế hoạch được giao Nhận kế hoạch cắt tôn từ điều độ kế hoạch sản xuất, phối hợp với điều độ kế hoạch sản xuất, cùng phối hợp với các bộ phận khác trong nhà máy
Trang 31Phân xưởng mạ kẽm: Quản lý toàn bộ nhân lực, máy móc, thiết bị của hai
dây chuyền mạ, thực hiện sản xuất tại hai dây chuyền mạ thông qua kế hoạch sản xuất, đảm bảo sản xuất ổn định
Phân xưởng cơ điện: Quản lý toàn bộ thiết bị dụng cụ, vật tư, phụ tùng của
phân xưởng cơ điện Hoàn thành các công việc được giao theo kế hoạch và các công việc phục vụ kịp thời cho sản xuất của toàn Nhà máy
Phân xưởng ống thép đen: Quản lý toàn bộ thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của
phân xưởng Uốn ống Phối hợp với điều độ kế hoạch để tiến hành sản xuất theo đúng kế hoạch Phối hợp các phòng ban, phân xưởng khác để đảm bảo giải quyết tốt công việc
Phân xưởng khuôn: Quản lý toàn bộ hồ sơ, tài liệu và trang thiết bị của
xưởng khuôn Quản lý, theo dõi và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng khuôn cũng như việc sử dụng khuôn hợp lý Lập kế hoạch dự trữ vật tư, phụ tùng cho phân xưởng hoạt động liên tục, đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất
Quy trình tổ chức sản xuất của công ty được khái quát như sau:
Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất
Lệnh sản xuất
Trang 322.1.3 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Ống thép Hòa Phát
2.1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng Kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành, không thông qua khâu trung gian nhận lệnh, quyết định được đưa từ trên xuống, các bộ phận chức năng có trách nhiệm thực hiện và triển khai đến đối tượng thực hiện Mỗi bộ phận, cán bộ công nhân viên đều được quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy định bằng các văn bản, để từ đó tạo thành mối liên hệ
có tính vị trí, lệ thuộc, chế ước lẫn nhau Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh kế toán tại nhà máy và các chi nhánh hạch toán rồi chuyển lên phòng kế toán
Kế toán tổng hợp dựa trên các chứng từ hoá đơn mà dưới nhà máy các chi nhánh chuyển lên sẽ tiến hành, tập hợp chi phí, tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh cho nhà máy và các chi nhánh của toàn công ty
Trang 33Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán công ty TNHH ống thép Hoà Phát
Trưởng phòng kế toán
Kế toán tổng hợp CN Hưng Yên
KTTH Công
ty Thép Cán Nguội
Kế toán tổng hợp VP công ty
Kế toán trưởng CN Sài Gòn
Kế toán trưởng CN
KT thuế, CN phải thu
KT kho (nhà máy)
KT bán hàng
KT quỹ
Trang 34Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng toàn công ty: Là người kiểm soát điều hành tất cả công việc
kế toán của toàn công ty, phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của phòng kế toán, thường xuyên báo cáo trực tiếp cho ban giám đốc của công ty
Kế toán tổng hợp VP công ty: Hàng ngày lập phiếu thu phiếu chi của VP
công ty , đối chiếu công nợ nội bộ, khách hàng Làm báo cáo tổng hợp của các Chi nhánh Đà Nẵng, Chi nhánh Sài Gòn và lên Báo cáo của toàn công ty
Kế toán tổng hợp: Hàng ngày lập phiếu chi và tập hợp chi phí để tính giá
thành sản phẩm tại chi nhánh Hưng Yên bao gồm các công việc như sau: Tập hợp
và phân bổ khấu hao TSCĐ, chi phí chờ phân bổ, tiền lương BHXH, BHYT, chi phí phải trả…
Thủ quỹ: Thu tiền và chi tiền hàng ngày, trực tiếp đi ngân hàng nộp tiền
hoặc nhận tiền Tiến hành nhập các phiếu nhập, phiếu xuất kho: Vật liệu thép, Hoá chất, Kho dầu, kẽm và đối chiếu với kế toán nhà máy và thủ kho
Kế toán bán hàng: Làm các báo cáo bán hàng nhập xuất, cứ 10 ngày lại tiến
hành đối chiếu công nợ 1 lần và hàng tháng với tiếp thị, đối chiếu tồn kho 10 ngày
1 lần với kế toán kho và hàng ngày phải báo cáo cho kế toán trưởng
Kế toán công nợ phải trả: Hàng ngày vào hoá đơn đầu vào công nợ, theo
dõi công nợ phải trả tại công ty và các chi nhánh
Kế toán ngân hàng: Vào sổ tiền gửi, đi ngân hàng cắt UNC làm việc trực
tiếp với ngân hàng Làm các thủ tục thanh toán mở L/C, theo dõi tín dụng …
Kế toán thuế: Hàng ngày vào các hoá đơn bán hàng, nhập kho thành phẩm
Theo dõi công nợ phải thu, đối chiếu kho với nhà máy, đối chiếu BHXH, lập phiếu thu tiền hàng ngày, làm các báo cáo thuế
2.1.3.2 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty TNHH Ống thép Hòa Phát
.Chế độ chứng từ:
Công ty sử dụng hệ thống chứng từ đúng theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Số loại chứng từ sử dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh Các yếu tố trong chứng từ đầy
đủ chính xác đảm bảo đủ căn cứ cho việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế Chế độ lập luân chuyển chứng từ hợp lý, gọn nhẹ tránh được sự rườm rà song vẫn khá chặt chẽ trong quản lý (Các chứng từ bao giờ cũng phải có đầy đủ các chỉ tiêu , phải rõ
Trang 35ràng, trung thực, chữ viết trên chứng từ rõ ràng không tẩy xoá không viết tắt và phải đầy đủ các chữ ký, những chứng từ đòi hỏi phải có sự phê duyệt thì phải có sự phê duyệt) Tất cả các chứng từ đều được kiểm soát chặt chẽ trước khi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Chế độ tài khoản:
Hệ thống tài khoản là sự vận dụng linh hoạt hệ thống tài khoản được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Bên cạnh đó các tài khoản còn được công ty mở chi tiết thành các tiểu khoản một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình Công ty đã mở rất nhiều tài khoản cấp 6, cấp7 nhằm phản ánh đầy đủ chi tiết hơn các nghiệp vụ phát sinh Việc sử dụng đồng thời các tài khoản chi tiết bên cạnh
hệ thống tài khoản tổng hợp đã giúp cho việc theo dõi các đối tượng được rõ ràng hơn, chính xác hơn tránh được những nhầm lẫn không đáng có.Trên cơ sở hệ thống tài khoản này mà trình tự kế toám các phần hành được sử dụng khá tách bạch, từ đó thông tin cung cấp cho các nhà quản trị luôn kịp thời chính xác và có giá trị
Chế độ sổ sách:
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán theo hình thức Nhật ký chung (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC) Kế toán đang sử dụng phần mềm kế toán Bravo để cập nhập dữ liệu hàng ngày
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào
sổ kế toán tổng hợp và các sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với sổ chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể đối chiếu số liệu giữa sổ
kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định
Trang 36Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính: Xem sơ đồ 1.14 trang 24.
2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Ống thép Hòa Phát
Biểu 2.1 : Bảng so sánh tình hình hoạt động kinh doanh hợp nhất của Công ty
TNHH Ống thép Hoà Phát năm 2008 so với năm 2007
-Thu nhập khác 1.186.880.136 2.709.484.970 -1.522.604.834 -56.20%4.LN sau thuế TNDN 86.756.228.986 122.360.554.418 -35.604.325.432 -29.1%5.Tổng chi phí 1.501.469.700.008 1.227.998.600.824 273.471.099.184 22.27%-GVHB 1.385.887.539.082 1.189.242.615.068 196.644.924.014 16.54%-Chi phí Tài chính 73.233.929.469 13.637.166.020 59.596.763.449 437.02%-Chi phí Bán hàng 13.213.101.900 6.502.544.620 6.710.557.280 103.20%-Chi phí QLDN 27.868.145.552 16.884.343.345 10.983.802.207 65.05%
Qua Bảng phân tích trên ta thấy:
Tổng doanh thu tăng 240.661.188.080 đồng ( 17,43%), trong đó DT BH & CCDV tăng 17,2%, DT HĐTC tăng 102.47%, chứng tỏ trong năm 2008 sản phẩm của Công ty đã được tiêu thụ nhiều hơn, uy tín của Công ty ngày càng được khẳng
Trang 37định trên thị trường.
Tổng chi phí tăng 273.471.099.184 đồng hay tăng 22.27% chủ yếu là giá vốn hàng bán tăng 196.644.924.014 đồng, trong đó chi phí tài chính tăng với tốc độ rất nhanh 437.02 %, chi phí bán hàng và chi phí QLDN cũng tăng với tốc độ rất cao Tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu, vì vậy Công ty cần có biện pháp quản lý chi phí để tăng lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế giảm 35.604.325.432đồng (29.1%) Do doanh thu và chi phí đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu nên kéo theo lợi nhuận sau thuế giảm mạnh Sự sụt giảm của lợi nhuận sau thuế trong khi doanh thu vẫn tăng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công
ty đã bị giảm đi ở năm 2008 so với năm 2007
2.2 Thực trạng công tác tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH Ống thép Hoà Phát
2.2.1 Đặc điểm thành phẩm và thị trường tiêu thụ thành phẩm của Công ty
TNHH Ống thép Hòa Phát
2.2.1.1 Đặc điểm thành phẩm
Thành phẩm của Công ty bao gồm:
Các loại ống thép mạ kẽm: đường kính từ D2,2mm đến D113,5mm theo tiêu chuẩn BS 1387/1985
Các loại ống thép đen hàn: đường kính từ D12.7mm đến D126.8mm theo tiêu chuẩn TCVN 3783-83
Các loại ống chữ nhật có kích thước từ D(10x30)mm đến D(60x120)mm, và ống vuông có kích thước từ D(12x12)mm đến D(90x90)mm theo tiêu chuẩn TC01-
2001
Hiện nay, Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát là nhà sản xuất duy nhất tại Việt Nam sản xuất được loại ống thép cỡ lớn có đường kính to D141.3, D168.3, D219.1 và các loại ống vuông, chữ nhật tương đương có độ dày từ 4mm đến 8mm theo tiêu chuẩn ASTM-A53
2.2.1.2 Thị trường tiêu thụ thành phẩm
Công ty Ống thép Hòa Phát là nhà sản xuất chuyên nghiệp và hàng đầu trong lĩnh vực ống thép tại Việt Nam Từ ngày thành lập 20/8/1996 đến nay sản phẩm của
Trang 38khách hàng đánh giá rất cao Với dây chuyền công nghệ nhập khẩu từ Đức, Italia, Đài Loan… sản lượng sản xuất hàng năm của Công ty đạt trên 100.000 tấn Sản phẩm của công ty được tiêu thụ thông qua hệ thống đại lý phân phối chính, ngoài ra công ty cũng có bán hàng trực tiếp cho một số đơn vị sản xuất và công trình thông qua đấu thầu Năm 2008 Ống thép Hòa Phát tiếp tục khẳng định vị thế số 1 của mình trước bối cảnh khó khăn chung của khủng hoảng kinh tế Thị phần ống thép
mạ kẽm vẫn chiếm giữ 40% thị trường, ống thép đen vẫn giữ ở mức ổng định chiếm khoảng 18% thị phần Với sự nỗ lực không ngừng cho đến nay công ty đã có một hệ thống mạng lưới chi nhánh cửa hàng trên cả nước được phân định thị trường như sau:
- Phòng kinh doanh công ty phụ trách các tỉnh phía Bắc đến Hà Tĩnh – chiếm 30% thị phần
- Phòng kinh doanh chi nhánh Đà Nẵng phụ trách các tỉnh miền Trung từ Đồng Hới tới Phú Yên, Gia Lai, Kontum - chiếm 30% thị phần
- Phòng kinh doanh chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh phụ trách các tỉnh từ Khánh Hoà, Đắc Lắc và toàn bộ các tỉnh phía Nam - chiếm 25% thị phần
- Tổng thị phần ống thép Hoà Phát trên cả nước chiếm khoảng 25-30%
2.2.2 Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát
Hiện nay Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát đang lựa chọn phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và tính giá thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền (bình quân cả kỳ dự trữ) Thành phẩm của Công ty chủ yếu được tiêu thụ theo 2 phương thức: phương thức tiêu thụ trực tiếp và phương thức tiêu thụ nội bộ Trong
đó, hình thức tiêu thụ trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn
Trang 392.2.2.1 Phương thức tiêu thụ trực tiếp
Thủ tục, chứng từ:
Theo phương pháp này thành phẩm đã hoàn thành sẽ được nhập vào kho của công ty và được bảo quản theo những điều kiện quy định Khi xuất bán, bên mua cử đại diện đến kho của công ty để nhận hàng, công ty xuất hàng trực tiếp cho bên mua Sau khi giao nhận hàng đại diện bên mua ký nhận số lượng và giá trị thành phẩm đã mua Khi bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thành toán thì số hàng đó được xem như là tiêu thụ bên bán không còn quyền sở hữu về số hàng này Kế toán căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoặc lệnh xuất hàng (do phòng kinh doanh lập) từ trên công ty gửi xuống sẽ tiến hành viết phiếu xuất hàng và lập hoá đơn GTGT Hoá đơn GTGT được lập làm 3 liên (liên 1 lưu: liên 2 giao cho khách hàng; liên 3 dùng nội bộ) Hoá đơn sẽ được kế toán kho, kế toán tại nhà máy chuyển lên phòng kế toán trên công ty để hạch toán
Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho để xuất hàng do tại thời điểm xuất kho vẫn chưa tính được giá vốn hàng xuất nên trên phiếu xuất kho chỉ ghi số lượng xuất
Ví dụ: Trong tháng 12 công ty TNHH Ống thép Hoà Phát có hợp đồng bán
hàng là thành phẩm ống thép đen cho công ty TNHH Phúc Hà Phòng kinh doanh sẽ tiến hành lập lệnh xuất hàng sau khi ký kết hợp đồng bán hàng với khách hàng Lệnh xuất hàng có được lập như sau:
Trang 40Biểu 2.1: Lệnh xuất hàng
Công ty TNHH Ống thép Hoà Phát BM 06.05 ( Thử nghiệm) 126- Bùi Thị Xuân- Hà Nội Ngày có hiệu lực: 27/12/2007 LỆNH XUẤT HÀNG
Hóa đơn: (theo xe), đã VAT Hà nội, ngày 23 tháng 12 năm 2008
T/P Phòng kinh doanh Người làm lệnh Thủ kho
(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên)
Sau khi lập xong lệnh xuất hàng phòng kinh doanh sẽ chuyển xuống kho của công ty cho thủ kho Lệnh xuất hàng thường được chuyển bằng máy fax của công
ty Thủ kho tiếp nhận lệnh xuất hàng sẽ lập phiếu xuất kho xuất hàng cho bên mua