Do vậy, nghiên cứu diện mạo và biến đổi văn hóa của cư dân ven biển, cụ thể là tín ngưỡng tại một thành phố đô thị hóa đang diễn ra sôi động như Đà Nẵng là một trong những công việc giúp
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
-
Lê Thị Thu Hiền
BIẾN ĐỔI TÍN NGƯỠNG CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN
ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Hà Nội – 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
-
Lê Thị Thu Hiền
BIẾN ĐỔI TÍN NGƯỠNG CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN
ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62 31 06 40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG THANH
Hà Nội - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, bản luận án tiến sĩ: Biến đổi tín ngưỡng của cư dân
ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa là công trình do tôi viết và chưa
công bố, các tư liệu sử dụng trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận án
Lê Thị Thu Hiền
Trang 4MỤC LỤC
LỜICAM ĐOAN 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ 4
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 25
1.1 Các khái niệm thao tác 25
1.2 Lý thuyết nghiên cứu 32
1.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 39
Tiểu kết chương 1 49
CHƯƠNG 2 TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN ĐÀ NẴNG 50
2.1 Niềm tin và thực hành tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng 50
2.2 Đối tượng thờ tự 54
2.3 Cơ sở thờ tự (không gian văn hóa thực hành tín ngưỡng) 59
2.4 Hệ thống lễ cúng 65
Tiểu kết chương 2 73
CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HIỆN NAY 75 3.1 Khái quát về quá trình đô thị hóa ở Đà Nẵng 75
3.2 Thay đổi trong niềm tin và thực hành tín ngưỡng 82
3.3 Thay đổi đối tượng và cơ sở thờ tự 92
3.4 Thay đổi trong lễ cúng 99
Tiểu kết chương 3 108
CHƯƠNG 4 TÍN NGƯỠNG CƯ DÂN VEN BIỂN ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA, MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÀN LUẬN 109
4.1 Nhận diện đặc trưng văn hóa của cư dân ven biển Đà Nẵng qua thực hành tín ngưỡng 109
4.2 Những nhân tố tác động đến biến đổi tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa 116
4.3 Các xu hướng biến đổi tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng 127
Tiểu kết chương 4 133
KẾT LUẬN 135
DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO 139
PHỤ LỤC 152
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ch.b : Chủ biên CTQG : Chính trị Quốc gia ĐHQG : Đại học Quốc gia KHXH : Khoa học xã hội Nxb : Nhà xuất bản
STT : Số thứ tự
Trang 6DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1 Hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hóa áp dụng cho Việt Nam 30
Bảng 3.1 Biến đổi niềm tin vào tín ngưỡng của cư dân làng Mỹ Khê, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng 85
Bảng 3.2 Biến đổi niềm tin vào tín ngưỡng của cư dân làng Nam Thọ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng 85
Bảng 3.3 Biến đổi niềm tin vào tín ngưỡng của cư dân làng Thanh Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 86
Bảng 3.4 Đóng góp của các hộ gia đình cho hoạt động thực hành tín ngưỡng 88 Bảng 3.5 Đến cơ sở thờ tự của làng Mỹ Khê, Nam Thọ và Thanh Khê 88
Bảng 3.6 Tham gia lễ hội của người dân địa phương 90
Bảng 3.7 Nguyên nhân không tham gia lễ hội tại các điểm nghiên cứu 90
Bảng 4 Thực trạng thực hành tín ngưỡng của bộ phận thanh niên làng Mỹ Khê 130
Biểu đồ 3.1 Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành (1997 - 2015) 76
Biểu đồ 3.2 Sự tăng giảm dân thành thị và nông thôn ở thành phố Đà Nẵng (1997 - 2015) 78
Biểu đồ 3.3 Niềm tin vào tín ngưỡng của cư dân tại ba điểm nghiên cứu 83
Biểu đồ 3.4 Tần suất cúng bái tại các cơ sở thờ tự 87
Biểu đồ 3.5 Tần suất đến các cơ sở thờ tự của ba làng hiện nay 89
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Biến đổi là một quy luật tất yếu trong sự vận động không ngừng của lịch sử, chi phối mọi lĩnh vực của đời sống con người, trong đó có văn hóa Tuỳ vào nhân tố
tác động cũng như “bản lĩnh tự thân”, các thành tố của văn hóa biến đổi khác nhau
về tốc độ, quy mô, phương thức, trạng thái Sự biến đổi đó biểu hiện xu thế hay các trạng hướng vận động mới của văn hóa Và trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, mà biểu hiện đặc trưng là đô thị hóa, văn hóa nói chung cũng như tín ngưỡng nói riêng mỗi ngày một đổi thay mạnh mẽ do sự tương tác của nhiều nhân tố khác nhau
Hình thành dựa trên cơ sở niềm tin của con người vào cái siêu nhiên, tín ngưỡng ra đời gắn với cuộc sống con người từ thuở còn sơ khai, mông muội, phát triển thăng trầm qua các thời kỳ lịch sử và tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong đời
sống tinh thần người Việt hiện nay Những niềm tin tưởng chừng “mơ hồ” trong tín
ngưỡng lại có tác dụng nâng đỡ tâm hồn con người trong một bối cảnh xã hội đầy xáo động (về các giá trị xã hội, đạo đức, niềm tin ) với những đổi mới không ngừng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ngày nay
Là một trong những địa phương tiêu biểu của cả nước về hiệu quả và tốc độ
đô thị hóa nhanh chóng, bộ mặt thành phố Đà Nẵng đang ngày càng thay đổi không ngừng Theo đó, nhiều giá trị văn hóa đã dần biến đổi dưới tác động của quá trình
đô thị hóa theo cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực Hơn nữa, từ khoảng gần hai chục năm trở lại đây, cũng như khá nhiều địa phương ven biển khác của Việt Nam,
Đà Nẵng đã và đang chủ động trong trào lưu hướng biển, tạo xây mối quan hệ kinh
tế và văn hóa biển, nhằm mục đích phát triển một cách toàn diện và bền vững Đà Nẵng trong hiện tại và lâu dài Do vậy, nghiên cứu diện mạo và biến đổi văn hóa của cư dân ven biển, cụ thể là tín ngưỡng tại một thành phố đô thị hóa đang diễn ra sôi động như Đà Nẵng là một trong những công việc giúp sự tiếp cận vấn đề lý luận cũng như thực tiễn nghiên cứu có nhiều ý nghĩa hơn
Trang 8Bên cạnh đó, nằm trong nhóm thành phố đáng sống hàng đầu ở Việt Nam,
Đà Nẵng là một thành phố ven biển có cảnh quan đẹp, con người thân thiện, kiến trúc thành phố hài hòa với thiên nhiên, cơ sở hạ tầng tốt Tuy nhiên, để có thể tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội của thành phố một cách bền vững trong tương lai, Đà Nẵng cần đảm bảo tăng trưởng kinh tế không tàn phá môi trường, không làm cho xã hội bất ổn và đặc biệt là không làm mất đi các giá trị văn hóa truyền thống Trong khi đó, hiện tại Đà Nẵng mới phân bổ ngân sách cho hoạt động văn hóa hàng năm là 0,9%, thay vì 1,8% nguồn thu (GDP) của tỉnh theo quy định của luật [133] Đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới các hoạt động văn hóa, nhất là hoạt động nghiên cứu và bảo tồn chưa được quan tâm đúng mức, làm cho các giá trị văn hóa truyền thống, bao gồm cả tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng chưa được nhận thức đầy đủ và ngày càng bị mai một Vì vậy, kết quả nghiên cứu tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa sẽ góp thêm cơ sở, luận cứ cho các cấp chính quyền địa phương có chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa thành phố nói chung, tín ngưỡng cư dân ven biển nói riêng một cách đúng đắn, thiết thực hơn
Mặt khác, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng
(khóa VIII) đã xác định Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, nghiên cứu về văn
hóa địa phương, cụ thể là tín ngưỡng của cộng đồng cư dân ven biển Đà Nẵng trên hai phương diện truyền thống và biến đổi trong bối cảnh hiện đại hóa đang diễn ra sôi động tại Đà Nẵng là việc làm hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, vừa thực hiện theo đúng đường lối phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Bàn về tín ngưỡng và biến đổi tín ngưỡng, dưới góc độ lý luận và thực tiễn,
đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tiếp cận ở các góc độ khác
nhau Riêng đối với Đà Nẵng, ngoài công trình chuyên khảo Tín ngưỡng cư dân ven
biển Quảng Nam - Đà Nẵng của Nguyễn Xuân Hương tiếp cận dưới góc độ văn hóa
dân gian, tập trung khảo tả tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam và Đà Nẵng ở
Trang 9khía cạnh truyền thống, thì chỉ có một vài bài báo, tạp chí viết về tín ngưỡng thờ cá Voi và lễ hội Cầu ngư của các làng ven biển Đà Nẵng Do vậy, với những tư liệu nghiên cứu sinh tiếp cận được, có thể khẳng định rằng, chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu sắc, toàn diện, hệ thống về diện mạo và biến đổi tín ngưỡng ở bộ phận cư dân ven biển thành phố Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa hiện nay Điều
đó có nghĩa, cần thiết phải có một đề tài nghiên cứu về biến đổi tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng trong bối cảnh đô thị hóa thành phố hiện nay để bổ sung vào phần khuyết thiếu này trong nghiên cứu về tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng nói riêng, cư dân ven biển Việt Nam nói chung
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn vấn đề: Biến
đổi tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa làm đề tài
nghiên cứu của luận án tiến sĩ
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu trong nước về tín ngưỡng của cư dân ven biển Việt Nam
Tín ngưỡng cư dân ven biển ở Việt Nam được đề cập đến trong một số công trình cuối thế kỷ XIX song chỉ là những ghi chép tản mạn, thiếu hệ thống, chủ yếu
về tín ngưỡng thờ cá Voi ven biển Những tác phẩm đầu tiên có thể kể đến là Gia
Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Đại Nam nhất thống chí - phần tỉnh
Thừa Thiên của Quốc sử quán triều Nguyễn có đề cập đến vai trò quan trọng của cá Voi trong đời sống ngư dân Trung Bộ và Nam Bộ, vì thế mà được tôn sùng, kính trọng [32], [72] Tín ngưỡng thờ cá Voi còn được đề cập đến, không mô tả và bình
luận, trong các tác phẩm Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam của Nguyễn Văn Huyên, Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh [45], [4] Sau năm 1954, việc
nghiên cứu văn hóa của cư dân ven biển được chú ý nhiều hơn, nhưng chủ yếu vẫn
là tín ngưỡng thờ cá Voi Tiêu biểu như: Kẻ thừa tự của ông Nam Hải của Cung Giũ Nguyên và Tục thờ cá Voi của Thái Văn Kiểm cùng đề cập khá kỹ đến sự thờ
phụng cá Voi của cư dân ven biến phía Nam [46]
Trang 10Phải đến đầu thế kỷ XXI, hàng loạt các bài viết cũng như nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian làng ven biển Việt Nam được công bố và vì thế, bức tranh văn hóa biển Việt Nam nói chung, tín ngưỡng cư dân ven biển Việt Nam nói riêng ngày càng được phác họa rõ nét
Trước hết, tín ngưỡng cư dân ven biển Việt Nam được đề cập trong những công trình chuyên sâu về văn hóa làng ven biển hay cộng đồng ngư dân ở Việt Nam Các tác giả đa phần đều đi vào miêu thuật lại các thành tố văn hóa nổi bật tại vùng đất mình nghiên cứu, vừa cố gắng khái quát hóa hết mức có thể nhằm xây dựng bức tranh toàn diện, đa chiều; vừa chọn lọc, phân tích những yếu tố văn hóa đặc thù để làm nổi bật nét riêng có của địa phương mình Những thành tố được lựa chọn thường là: Di tích, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục, diễn xướng, văn học dân
gian, tri thức bản địa Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu: Văn hóa dân gian
làng ven biển do Ngô Đức Thịnh chủ biên [82], Cộng đồng ngư dân ở ViệtNam của
Nguyễn Duy Thiệu [80], Văn hóa cư dân ven biển Quảng Ngãi của Nguyễn Đăng
Vũ [87], Cộng đồng ngư dân Nam Bộ do Trần Hồng Liên chủ biên [54], Văn hóa cư
dân Việt ven biển Phú Yên của Tập thể tác giả của Viện Văn hóa Nghệ thuật và Sở
Văn hóa - Thông tin Phú Yên [107], Văn hóa biển miền Trung Việt Nam của Lê Văn Kỳ [51],Phong tục - tín ngưỡng dân gian làng biển Đông Tác củaLê Thế Vịnh
- Nguyễn Hoài Sơn [109], Đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của ngư dân và cư
dân vùng biển Nam Bộ của Phan Thị Yến Tuyết [104]
Nghiên cứu riêng về tín ngưỡng cư dân ven biển ở Việt Nam, nổi bật hơn cả
là công trình chuyên khảo Tục thờ cúng của ngư phủ lưới đăng Khánh Hòa của Lê
Quang Nghiêm Công trình này đã đưa đến một cái nhìn cụ thể, rõ ràng hơn về niềm tin, nguồn gốc thờ cúng và lễ nghi khấn vái của những người hành nghề đánh bắt cá bằng cách đặt lưới cố định dọc theo chân các gành đảo ở Khánh Hòa qua việc điền
dã, khảo sát các tục thờ: Cúng ráp xương queo, cúng Tổ, cúng Tết thuyền, cúng khai sơn, cúng kết gang, cúng ra mắt, cúng Lịch y, cúng Dàng, cúng Cầu ngư, cúng mừng Rau, cúng Hạ đăng, cúng Tạ và nhấn mạnh, miêu thuật lại những tục thờ cúng đặc biệt và kỳ lạ của 10 sở đầm đăng của Khánh Hòa [60]
Trang 11Dù khan hiếm các công trình quy mô tìm hiểu về tín ngưỡng cư dân ven biển Việt Nam nói chung hay cư dân ven biển tại các tỉnh thành, tuy nhiên từ những năm đầu thế kỷ XXI cho đến nay, ngày càng xuất hiện nhiều các bài viết trên tạp chí đề cập riêng về tín ngưỡng cư dân sinh sống ven biển Tiêu biểu như các bài viết của Tôn Thất Bình, Nguyễn Thanh Lợi, Phạm Văn Tú, Nguyễn Xuân Đức, Lê Thanh
Tùng cùng hàng loạt bài tham luận trong các hội thảo: Tìm hiểu đặc trưng di sản
văn hóa, văn nghệ dân gian Nam Trung Bộ;Văn hóa sông nước miền Trung, Văn hóa biển miền Trung và văn hóa biển Tây Nam Bộ;Lễ hội đền Cờn, tục thờ Tứ Vị Thánh Nương với văn hóa biển ở Việt Nam;Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa biển, đảo Việt Nam
Qua các bài báo, bài tham luận, có thể thấy nổi bật lên trong tín ngưỡng của
cư dân ven biển Việt Nam là tín ngưỡng thờ cá Voi Dù có sự khác nhau về địa bàn nghiên cứu (Quảng Bình, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Cần Thơ…) song các tác giả đều gặp nhau ở phương pháp và cách tiếp cận Dựa trên khảo cứu nguồn tư liệu kết hợp quan sát, tham dự khi tiến hành thực địa, các nghiên cứu gần như cùng có chung nhận định tín ngưỡng thờ cá Voi của người Việt phổ biến và dàn trải trên khu vực Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam, bắt nguồn từ tục thờ thần biển của người Việt và tiếp biến từ thờ vị thủy thần Cha - Aih - Va của người Chăm Xét về cơ bản, những biểu hiện cơ bản của tín ngưỡng ở các địa phương như đối tượng thờ, nơi thờ tự, đám tang cá Voi, phong tục, lễ nghi, lễ hội tương đối giống nhau, mặc dù trong từng tiểu tiết mỗi vùng miền
ít nhiều có sự khác biệt Tiêu biểu như: Lê Văn Kỳ [51], Phạm Văn Tú [99], Nguyễn Xuân Hương [46], Lê Thế Vịnh, Nguyễn Hoài Sơn [109], Nguyễn Thanh Lợi [55],
Bên cạnh tín ngưỡng thờ cá Voi, tín ngưỡng thờ Mẫu là đối tượng thứ 2 được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn khảo sát khi đề cập đến tín ngưỡng cư dân ven
biển Việt Nam Quy mô hơn cả là hội thảo Lễ hội đền Cờn, tục thờ Tứ Vị Thánh
Nương với văn hóa biển ở Việt Nam tập trung phân tích các vấn đề xoay quanh 4 vị
thánh nữ - nhân vật trung tâm trong lễ hội đền Cờn ở Nghệ An và được thờ tự phổ
Trang 12biến nhiều nơi ven biển nước ta Ninh Viết Giao, Trần Thị An làm sáng tỏ nghi vấn
về thân phận của Tứ Vị Thánh Nương qua các nguồn thư tịch, truyền thuyết dân gian, tục thờ cúng Nguyễn Xuân Đức “bóc tách” các lớp văn hóa tâm linh đền Cờn Nguyễn Thị Yên nhìn lễ hội đền Cờn trong trạng thái vận động và biến đổi qua so sánh truyền thống và thực tại, trong khi Đinh Văn Hưng chỉ chú ý đến giá trị truyền thống của lễ hội phản ánh đời sống văn hóa cư dân vùng biển Quỳnh Lưu Hồ Phi Hùng nhấn mạnh vào sự hiện tồn của các lễ hội khác ngoài lễ hội đền Cờn và văn hóa biển ở Quỳnh Lưu có giá trị khai thác phát triển địa phương bên cạnh việc bảo tồn, tôn tạo Cũng quan tâm đến giá trị du lịch của đền Cờn là các tác giả Đào Tam Tỉnh, Trương Minh Hằng, Đoàn Văn Nam Từ văn hóa đền Cờn và tục thờ Tứ Vị Thánh Nương ở Nghệ An, Hoàng Tuấn Phổ, Hồ Đức Thọ, Ngô Đăng Lợi, Nguyễn Xuân Hương, Nguyễn Thanh Lợi đối chiếu đến tín ngưỡng thờ Tứ Vị Thánh Nương
và thờ Nữ thần ở các vùng biển khác như Thanh Hóa, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Nam - Đà Nẵng, Nam Bộ trên các mặt: Địa điểm, sắc phong, bố cục nơi thờ
tự, nghi lễ, [65]
Ngoài thờ Tứ vị thánh mẫu, trong công trình Một góc nhìn về văn hóa biển -
tập hợp các bài viết đã đăng tạp chí của Nguyễn Thanh Lợi có một bài ngắn đề cập đến tín ngưỡng thờ bà Thủy Long, trong đó khảo tả qua những nơi thờ bà Thủy Long ở cư dân ven sông, ven biển miền Trung [55] Còn Phạm Văn Tú lại tìm hiểu
sự thâm nhập của tín ngưỡng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu vào đời sống tâm linh cư dân vùng biển phía Nam Việt Nam [99]
Một số tác giả khác còn quan tâm đến tín ngưỡng thờ cô hồn ven biển Nam Trung Bộ Nhưng nếu như Nguyễn Đăng Vũ chỉ đưa ra những nét khái quát nhất về nơi thờ, các nghi lễ, lễ vật, ý nghĩa tục thờ, qua đó nhấn mạnh vào nguồn gốc và các hằng số giá trị trong tín ngưỡng thờ cô hồn dọc biển thì Nguyễn Thanh Lợi, bằng rất nhiều cứ liệu cụ thể về tục thờ cô hồn tại các làng ven biển Nam Trung Bộ, đặc biệt qua việc phân tích cơ sở thờ tự, nghi lễ và phong tục đã đưa đến một cái nhìn vừa cụ thể vừa đa diện với những biểu hiện hết sức phong phú mang sắc thái riêng của từng địa phương trên cùng mảnh đất Nam Trung Bộ [127]
Trang 13Mặt khác, vấn đề tín ngưỡng cư dân ven biển trong nền kinh tế thị trường gắn với việc bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa, tín ngưỡng truyền thống bước đầu
được một số nhà nghiên cứu chú ý, điển hình là 2 bài viết Đôi nét văn hóa dân gian
ven biển trong nền kinh tế thị trường và Bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của cư dân ven biển của Lê Hồng Lý Dưới góc độ
quản lý văn hóa, sau khi điểm qua một số sinh hoạt văn hóa nổi trội của cộng đồng
cư dân ven biển, tác giả cho rằng trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố trong tín ngưỡng truyền thống cư dân ven biển Việt Nam đang dần dần biến đổi theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị tín ngưỡng nói riêng, văn hóa cư dân ven biển nói chung [57] Hoặc
dự báo các xu hướng phát triển của văn hóa dân gian ven biển, bao hàm cả tín ngưỡng, trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý văn hóa đô thị ven biển [58]
Như vậy, có thể thấy cho đến nay trong lĩnh vực nghiên cứu tín ngưỡng cư dân ven biển ở Việt Nam nổi bật lên một số đặc điểm sau:
- Thứ nhất, về thời gian nghiên cứu: Mặc dù đã được đề cập đến trong một
số công trình cuối thế kỷ XIX song chỉ là những ghi chép tản mạn, thiếu hệ thống, chủ yếu về tín ngưỡng thờ cá Voi ven biển Cho đến cuối thế kỷ XX, có rất ít chuyên khảo nghiên cứu về văn hóa cư dân ven biển nói chung, tín ngưỡng cư dân
ven biển nói riêng Năm 2000, với Văn hóa dân gian các làng ven biển do Ngô Đức
Thịnh chủ biên, văn hóa cư dân ven biển Việt Nam, trong đó có tín ngưỡng, ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên mọi phương diện Qua đó, bước đầu góp phần nhận diện và làm sáng tỏ nhiều vấn đề về đời sống tín ngưỡng của cư dân ven biển Bắc, Trung, Nam
- Thứ hai, về không gian nghiên cứu: Bờ biển Việt Nam dài 3260km, bao
gồm trong đó hàng loạt đảo và quần đảo Dọc theo bờ biển lại có nhiều vũng, vịnh,
đó là địa bàn thuận lợi để ngư dân sinh sống suốt từ Bắc đến Nam Do đó, từ những nghiên cứu bước đầu về văn hóa, tín ngưỡng các làng biển ở Bắc và Bắc Trung Bộ,
Trang 14các nhà nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam đã mở rộng không gian, tập trung ngày càng nhiều vào khu vực ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Thứ ba, về phương pháp nghiên cứu: Đa số đều vận dụng phương pháp
nghiên cứu định tính như quan sát, tham dự, phỏng vấn sâu với lối miêu tả, trần thuật, kết hợp so sánh, phân tích và đạt được nhiều kết quả trong việc phục dựng, khắc họa diện mạo tín ngưỡng trong nền văn hóa biển truyền thống ở Việt Nam Chưa có nhiều những công trình sử dụng kết hợp phương pháp định lượng trong nghiên cứu tín ngưỡng cư dân ven biển để có thể “đo đạc” những đối tượng nghiên cứu mang tính vô hình, trừu tượng như các giá trị, các ý nghĩ, thái độ và niềm tin… của chủ thể tín ngưỡng
- Thứ tư, về nội dung: Tín ngưỡng cư dân ven biển Việt Nam đã được triển
khai nghiên cứu trên nhiều bình diện, cơ bản làm rõ được các vấn đề về các loại hình tín ngưỡng đặc thù, những biểu hiện đặc trưng của tín ngưỡng truyền thống như nguồn gốc, đối tượng thờ, cơ sở thờ tự, nghi lễ Tuy nhiên, tín ngưỡng cư dân ven biển được tìm hiểu chủ yếu ở phương diện truyền thống với những biểu hiện bề mặt, chưa đi sâu vào nghiên cứu những biến đổi của nó dưới tác động của các yếu
tố đương đại ngày nay
Tựu trung, trong hơn một thập niên đầu thế kỷ XXI, nghiên cứu tín ngưỡng
cư dân ven biển bắt đầu trở thành hướng đi được giới học giả trong nước quan tâm, chú trọng, đóng góp không nhỏ cho khoa học về mặt lý luận cũng như thực tiễn Những nghiên cứu này đã giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn sát thực và đầy đủ về diện mạo tín ngưỡng của cư dân ven biển ở Việt Nam
2.2 Các nghiên cứu về tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng
Trước đây, nghiên cứu văn hóa Đà Nẵng thường gắn liền với Quảng Nam thành một tổng thể - văn hóa Quảng Nam - Đà Nẵng hay văn hóa xứ Quảng (có phần chú trọng Quảng Nam hơn Đà Nẵng) Ban đầu chỉ là những bài viết, công trình đi sâu vào một số lĩnh vực cụ thể của văn hóa như văn học, lễ hội, âm nhạc, phong tục tập quán, ngôn ngữ, tính cách con người Gần đây đã xuất hiện những công trình mang tính tổng quát, khá quy mô của tập thể các tác giả Võ Văn Hòe, Hoàng Hương Việt,
Trang 15Bùi Văn Tiếng [42] Hay tác phẩm đề cập đến văn hóa Quảng Nam - Đà Nẵng dưới dạng địa chí do Thạch Phương, Nguyễn Đình An chủ biên [68]
Từ sau khi tách tỉnh (năm 1997), văn hóa Đà Nẵng với tư cách là một tổng thể riêng biệt mới bắt đầu được giới nghiên cứu quan tâm Mọi công trình đều cố gắng phác họa những đặc trưng riêng có của văn hóa Đà Nẵng trong đối sánh với văn hóa Quảng Nam/xứ Quảng Đó là Phạm Hoàng Hải [36], Lê Duy Anh, Lê Hoàng Vinh [6], Bùi Văn Tiếng [90], [91], Võ Văn Hòe [40]
Về tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng, trong những công trình chung về văn hóa Quảng Nam - Đà Nẵng, các hình thái tín ngưỡng của vùng đất này không được tách bạch, mô tả rõ nét mà lồng trong diện mạo chung của tín ngưỡng cả khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng Từ góc nhìn đó, văn hóa Đà Nẵng nói chung và cư dân ven biển Đà Nẵng nói riêng chỉ là những đốm sáng mờ nhạt, thấp thoáng sau Quảng Nam rộng lớn
Trong công trình Đình làng Đà Nẵng do Hồ Tấn Tuấn chủ biên, các tác giả
đã giới thiệu 35 ngôi đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong đó có 6 ngôi đình
ở 6 làng ven biển Đà Nẵng là: đình làng An Hải, đình làng Mân Quang, đình làng
Mỹ Khê, đình làng Nại Hiên Đông, đình làng Nam Thọ, đình làng Thanh Khê Ở góc độ tín ngưỡng, đình các làng ven biển Đà Nẵng là nơi thờ Thành hoàng bổn xứ, các bậc Tiền hiền, hậu hiền, đồng thời là nơi thực hiện nghi lễ cúng bái, tổ chức lễ hội Theo một “khuôn mẫu”, các tác giả trình bày lịch sử hình thành và những đổi thay của ngôi đình gắn với những bước thăng trầm của làng trong lịch sử địa phương, dân tộc, mô tả kiến trúc của đình, bài trí trong đình và lịch lễ được tổ chức tại đình [100]
Cuốn sách Sắc phong ở Đà Nẵng lại tiếp cận tín ngưỡng ở Đà Nẵng nói
chung, cư dân ven biển ở Đà Nẵng nói riêng dưới một chiều cạnh khác Qua các văn bản sắc phong ở các làng ven biển như An Hải, Hóa Khuê Đông, Mân Quang, Nam Thọ, Mỹ Khê, có thể biết được các vị thần được thờ tự ở các làng ven biển (và được các tác giả làm rõ hơn qua việc “truy tìm” gốc tích một số vị thần có tính phổ quát, phổ biến ở phần mở đầu của sách), mỹ hiệu được triều đình phong kiến gia tặng,
Trang 16thái độ, ý thức của Nhà nước phong kiến đối với tín ngưỡng [89]
Ở phạm vi bài báo đăng trên tạp chí, Biển trong đời sống văn hóa của ngư
dân Đà Nẵng, hai tác giả Tống Quốc Hưng, Võ Văn Hoàng có điểm qua những tín
ngưỡng sinh hoạt đặc thù của ngư dân Đà Nẵng như thờ cá Voi và lễ hội Cầu ngư, thờ Mẫu, một số kiêng kỵ Ngoài ra, bài báo còn đề cập đến văn học, ẩm thực, nghề truyền thống, các loại hình đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân Đà Nẵng, xem đó như những dấu ấn văn hóa biển độc đáo, làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa dân gian của thành phố Đà Nẵng [48] Trong khi đó, bài viết của Đinh Thị Trang lại hướng đến tục thờ cây của cư dân Đà Nẵng, bao hàm cả cư dân ven biển như miếu ông Gốc ở hai làng biển Nam Ô và Xuân Dương, quận Liên Chiểu, nhưng chỉ lý giải nguồn gốc tục thờ này ở nơi đây [92]
Những năm đầu thế kỷ XXI, hàng loạt các bài viết chuyên về tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng được công bố trên các tạp chí chuyên ngành Văn hóa và tác giả của chúng - Nguyễn Xuân Hương thực sự đã có đóng góp to lớn
vào lĩnh vực nghiên cứu này khi tác giả cho ra đời cuốn Tín ngưỡng cư dân ven biển
Quảng Nam - Đà Nẵng Nội dung tác phẩm đã đi sâu vào phân tích, khảo tả các loại
hình tín ngưỡng, lễ hội ở cư dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng như: Tục thờ cá Ông, lễ hội Cầu ngư, hát chèo đưa linh, tục thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ cô hồn - cô bác, tín ngưỡng thờ tổ tiên Hệ thống tín ngưỡng, lễ hội và sinh hoạt văn hóa cộng đồng đề cập trong công trình được tác giả tiếp cận dưới phương diện loại hình theo lịch sử hình thành, diễn trình phát triển Dù là công trình duy nhất đến nay mang tính hệ thống về tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng song chỉ khảo sát ở phương diện lịch sử và biểu hiện của các tín ngưỡng, khía cạnh biến đổi của tín ngưỡng được đề cập như một nội dung phụ trong công trình Hơn nữa, đề cập chung cả tín ngưỡng Quảng Nam và Đà Nẵng [46] Ngoài ra, dưới dạng một bài viết ngắn trong cuốn sách, các tác giả Võ Văn Hòe, Hồ Tấn Tuấn, Lưu Anh Rô [41], Lê Duy Anh [5], có đề cập đến tín ngưỡng thờ cá Ông và lễ hội Cầu ngư làng Tân Thái (nay thuộc phường Mân Thái, quận Sơn Trà) Đinh Thị Trang thì tìm hiểu tín ngưỡng thờ cá Ông ở làng Nam Ô (nay thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên
Trang 17Chiểu) và làng Tân Trà (nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) [93], [135]
Nằm trong phạm vi khảo sát của luận án, tín ngưỡng của cư dân làng Nam
Thọ, Mỹ Khê, Thanh Khê bước đầu được điểm qua trong các cuốn lịch sử đấu tranh
cách mạng phường Thọ Quang, Phước Mỹ và Thanh Khê Đông Bên cạnh đó, có thể kể đến công trình nghiên cứu do Hồ Tấn Tuấn chủ biên giới thiệu qua về lịch sử, kiến trúc đình làng Nam Thọ, đình làng Mỹ Khê và đình làng Thanh Khê Ở một góc độ khác, trong khi đi tìm hiểu các bản sắc phong ở Đà Nẵng lưu giữ tại đình làng, Lê Xuân Thông, Đinh Thị Toan đã cho biết thêm về các loại hình tín ngưỡng
và đối tượng tôn thờ của cư dân ven biển thuộc ba làng nói trên thông qua việc dịch nội dung các sắc phong ở Nam Thọ và Mỹ Khê Và một số bài viết ngắn mang tính chất thông tin, giới thiệu về đình làng, lễ hội Cầu ngư của 3 làng trên các báo mạng
Như vậy, cho đến nay, có rất ít công trình, bài viết nghiên cứu về văn hóa Đà Nẵng và càng ít tác giả quan tâm đến lĩnh vực tín ngưỡng của bộ phận cư dân ven biển Đà Nẵng, đặc biệt là đời sống tín ngưỡng và biến đổi tín ngưỡng trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ, sôi động đang diễn ra ở Đà Nẵng hiện nay Do đó, đây
vẫn là “mảnh đất” có nhiều khoảng trống cần được khai phá, lấp đầy
2.3 Các nghiên cứu về đô thị hóa ở Đà Nẵng
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Đà Nẵng được nhìn nhận là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh nhất Việt Nam thời gian qua Một trong những thành quả to lớn nhất của thành phố Đà Nẵng trong hơn một thập niên qua là công tác quy hoạch và chỉnh trang đô thị, thu hồi đất, tái định
cư một cách hiệu quả Do đó, những nghiên cứu về Đà Nẵng thường quan tâm đến các vấn đề kinh tế - xã hội của thành phố trong quá trình đô thị hóa như vấn đề kinh
tế và môi trường; lao động nhập cư; giải phóng mặt bằng và sự chuyển đổi nghề nghiệp; thu hồi đất và tái định cư…
Đề tài Biến đổi việc làm và thu nhập của nhóm dân sau tái định cư ở thành
phố Đà Nẵng của Trần Văn Thạch nghiên cứu những thay đổi trong cuộc sống của
người dân thành phố Đà Nẵng sau khi giải tỏa, tái định cư, trên hai phương diện
Trang 18việc làm và thu nhập Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, quá trình xây dựng, cải tạo
và chỉnh trang đô thị đã ảnh hưởng ít nhiều đến vấn đề việc làm và thu nhập của cộng đồng chuyển cư nhưng mức độ không như nhau ở mỗi nhóm xã hội Nghiên cứu cũng chỉ ra những nhân tố tác động đến biến đổi việc làm và thu nhập của nhóm dân cư sau tái định cư; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần ổn định việc làm và nâng cao thu nhập cho nhóm dân sau tái định cư [75]
Công trình Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp
hóa, đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng của Nguyễn Dũng Anh nghiên cứu đô thị hóa
Đà Nẵng ở phương diện tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất Việc thu hồi đất để phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa của Đà Nẵng đã có những tác động tích cực đến việc làm, thu nhập và đời sống của nông dân bị thu hồi đất; làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo nhiều cơ hội việc làm, đa dạng hóa nghề nghiệp cho người dân Bên cạnh
đó, thu hồi đất để công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và việc làm của nông dân bị thu hồi đất nói riêng, đặc biệt là vấn đề tạo việc làm chưa được quan tâm, giải quyết thỏa đáng [7]
Đáng lưu ý là hội thảo Đô thị hóa ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và
những vấn đề kinh tế - xã hội đặt ra do Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III
và trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đồng tổ chức năm 2009 Qua hội thảo, những đặc điểm chính của quá trình đô thị hóa tại Đà Nẵng với những yếu tố tích cực và tiêu cực được các nhà nghiên cứu thống nhất về cơ bản như sau:
Về không gian, phạm vi đô thị ở thành phố Đà Nẵng được mở rộng, ranh giới hành chính của các quận huyện được phân chia theo hướng đô thị hóa Công tác xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị cũng đã thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Các ngành công nghiệp, dịch vụ không ngừng phát triển trong những năm qua Quá trình đô thị hóa cũng tạo
ra sức hút với dòng di dân từ nông thôn và các tỉnh khác tới tạo nên những đóng góp lớn về kinh tế Đô thị hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, thu nhập và điều kiện sống của người dân được nâng cao, có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch
Trang 19vụ về điện, nước, y tế, giáo dục, văn hóa, giải trí và các cơ hội nghề nghiệp…
Song song với những tiện ích, tiến trình đô thị hóa ở Đà Nẵng cũng bộc lộ một số nguy cơ tiềm ẩn rất đáng lo ngại Việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và tái định cư của các gia đình và cá nhân làm nảy sinh những phức tạp liên quan đến nghề nghiệp, sinh kế, đời sống của người dân như mất việc, thay đổi công việc… ; việc gia tăng dân số nhanh tập trung vào các quận nội thành làm cho cơ sở hạ tầng tại đô thị quá tải; ô nhiễm môi trường gia tăng Ở khía cạnh đời sống văn hóa, đô thị hóa cũng đã khiến nhiều hoạt động văn hóa và lễ hội truyền thống bị mai một và dần thay thế bởi những hoạt động giải trí hiện đại, như cà phê, internet, bi da, siêu thị… Bên cạnh đó là các vấn đề về kiến trúc cảnh quan đô thị, giao thông, giá cả, sự phân hóa giàu - nghèo, sự tách biệt ngày càng lớn giữa vùng nội thành và ngoại vi thành phố… đang và sẽ là những vấn đề lớn mà thành phố phải đối mặt khi đô thị hóa ở Đà Nẵng ngày càng được đẩy mạnh [64]
Bên cạnh đó, những biến đổi về văn hóa, tâm lý của của cư dân Đà Nẵng do tác động của đô thị hóa cũng bắt đầu nhận được sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu
Đề tài khoa học cấp thành phố Xây dựng đời sống đô thị trong quá trình đô
thị hóa ở thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và những giải pháp do Phạm Hảo làm
chủ nhiệm đề tài cho thấy bên cạnh những giá trị truyền thống được kế thừa, đã có
sự thay đổi các mô hình ứng xử, các lối suy nghĩ, các định hướng giá trị, các khuôn mẫu hành vi của người dân Đà Nẵng, cho phù hợp với những thay đổi trong đời sống xã hội đô thị hiện nay Việc xây dựng lối sống đô thị theo hướng văn minh, hiện đại ở Đà Nẵng đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ hệ thống những giải pháp về kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội [37]
Đề tài Xây dựng văn hóa đô thị ở thành phố Đà Nẵng hiện nay của Nguyễn
Thị Triều cho thấy đô thị hóa đã tác động và làm thay đổi các lĩnh vực khác nhau trong văn hóa Đà Nẵng theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực Từ việc phân tích các nguyên nhân tác động đến biến đổi, tác giả đã đưa ra bốn giải pháp chính,
đó là nâng cao nhận thức người dân; quản lý chặt chẽ vấn đề nhập cư, định cư; tăng
Trang 20cường đầu tư cho văn hóa đô thị; nâng cao vai trò lãnh đạo quản lý, nhằm xây dựng đời sống, văn hóa đô thị mang sắc thái hiện đại ở thành phố Đà Nẵng [95]
Ở một góc độ khác, đề tài Biến đổi gia đình ở thành phố Đà Nẵng trong quá
trình đô thị hóa của Trần Ngọc Sơn và đề tài Biến đổi tâm lý xã hội của cư dân thành phố Đà Nẵng dưới tác động của quá trình đô thị hóa của Trịnh Duy Luân
tiếp cận tác động của đô thị hóa ở Đà Nẵng trên hai phương diện gia đình và tâm lý
xã hội của người dân thành phố Dựa trên kết quả điều tra xã hội học, kết quả các nghiên cứu cho thấy sự biến đổi của gia đình hay tâm lý xã hội của cư dân thành phố Đà Nẵng diễn ra theo hai hướng, cả tích cực lẫn tiêu cực Các nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân và xu hướng biến đổi làm cơ sở đề xuất, kiến nghị các giải pháp [74], [56]
Như vậy, những nghiên cứu về đô thị hóa ở Đà Nẵng mới chỉ tập trung chủ
yếu vào các khía cạnh kinh tế, xã hội, vốn là những lĩnh vực thành phố đạt được nhiều thành tựu trong quá trình đô thị hóa, mà chưa quan tâm nhiều đến văn hóa, đặc biệt là thực trạng, những biến đổi trong tín ngưỡng truyền thống của cư dân dân ven biển Đà Nẵng dưới tác động của tiến trình đô thị hóa Tuy nhiên, các nghiên cứu đã giúp nghiên cứu sinh nhận ra những tác động nhiều chiều trên nhiều phương diện của đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng khi đi vào tiếp cận tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng trong bối cảnh đô thị hóa thành phố hiện nay
3 Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, phản ánh diện mạo tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng, chú
trọng làm rõ thực trạng tín ngưỡng và đời sống tín ngưỡng với những biến đổi của
nó trong quá trình đổi mới và đô thị hóa của thành phố Đà Nẵng trong hơn mười năm trở lại đây
Thứ hai, chỉ ra những tác nhân gây ra sự biến đổi trong tín ngưỡng của cư
dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa hiện nay
Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu, luận án nhận định, đánh giá về xu hướng biến
đổi của tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng nhằm đưa đến những ứng xử hợp lý,
sự can thiệp kịp thời định hướng cho quá trình biến đổi này diễn ra theo chiều
Trang 21hướng tích cực
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng trong bối cảnh đô thị hóa ở thành phố Khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu trên, nghiên cứu sinh sẽ nghiên cứu các thành tố tạo nên tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng như: Không gian thờ tự, đối tượng thờ tự, nghi lễ cúng, bộ phận phụ trách thực hành tín ngưỡng trong các cơ sở thờ tự, niềm tin và thực hành tín ngưỡng của người dân
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu của luận án là các khu vực dân
cư dọc theo biển Đà Nẵng Các làng ven biển Đà Nẵng trước đây gồm có: Làng Nam Ô, Kim Liên (nay thuộc quận Liên Chiểu); làng Thanh Khê, Xuân Hà, Hà Khê, Phú Lộc (nay thuộc quận Thanh Khê); Thanh Bình, Thuận Phước (nay thuộc quận Hải Châu); làng Nại Hiên, Nam Thọ, Mân Quang, Mân Thái, Mỹ Khê (nay thuộc quận Sơn Trà) và làng Đông Hải, Tân Lưu (nay thuộc quận Ngũ Hành Sơn)
Trong đó, luận án tập trung vào 3 địa bàn nghiên cứu mang tính đại diện: làng Nam Thọ (thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà), làng Mỹ Khê (thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà) và làng Thanh Khê (thuộc phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê) Căn cứ lựa chọn điểm nghiên cứu:
- Về nghề nghiệp: Địa bàn nghiên cứu đảm bảo tính đại diện về nghề nghiệp, đều là những làng từng có hầu hết dân cư lấy hoạt động ngư nghiệp làm nguồn sống duy nhất hoặc chủ yếu cho gia đình mình Hiện nay, làng Mỹ Khê đã chuyển sang chuyên kinh doanh dịch vụ, du lịch; làng Nam Thọ vẫn thiên về đánh bắt hải sản nhưng đánh bắt gần bờ; làng Thanh Khê thiên về đánh bắt hải sản xa bờ
- Về tín ngưỡng: Địa bàn nghiên cứu đảm bảo tính đặc thù về tín ngưỡng của
cư dân ven biển với tín ngưỡng thờ cá Ông, tín ngưỡng thờ Tiền hiền, hậu hiền, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Hiện nay, xét về cơ sở thờ tự và nghi lễ, làng Mỹ Khê có xu hướng giảm dần; làng Nam Thọ vẫn duy trì tương đối về số lượng cơ sở thờ tự và quy mô tổ chức lễ; làng
Trang 22Thanh Khê thì duy trì và có sự phát triển hơn trước
- Về vị trí địa lý: Địa bàn nghiên cứu đảm bảo bao quát về mặt không gian, ở các vị trí khác nhau, làng Mỹ Khê cách trung tâm thành phố 1km, làng Thanh Khê cách trung tâm thành phố 3km và Nam Thọ cách trung tâm thành phố 5km Tuy nhiên, xét về thời điểm đô thị hóa thì làng Thanh Khê là nơi có đô thị hóa sớm nhất
vì nằm ngay cạnh và cùng bên quận trung tâm - quận Hải Châu Làng Mỹ Khê và làng Nam Thọ, đô thị hóa mới được đẩy mạnh sau năm 2000, khi cầu sông Hàn được xây dựng nối liền vùng đất bên bờ Đông sông Hàn với trung tâm thành phố
Đà Nẵng So với Nam Thọ, đô thị hóa ở làng Mỹ Khê có tốc độ và mức độ nhanh, mạnh hơn nhiều
Ở các vị trí, không gian khác nhau, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội không như nhau sẽ tạo được nhiều cơ hội cho luận án có những cơ sở khoa học và thực tiễn để tổng hợp, phân tích và nhận xét một cách khách quan sự biến đổi của tín ngưỡng do tác động của đô thị hóa mà chủ nhân là những cộng đồng cư dân cùng sinh sống ven biển Đồng thời, từ những thực trạng nhận biết, có thể phản ánh được
sự biến đổi đa dạng ở những bộ phận cư dân ven biển nhằm xây dựng một bức tranh
đa chiều về tín ngưỡng nói riêng, văn hóa nói chung của cư dân ven biển Đà Nẵng trong tiến trình đô thị hóa
Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu tín ngưỡng của cư dân ven
biển Đà Nẵng từ năm 2003 đến nay Năm 2003, Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại 1, từ đó đã đánh dấu sự vận động trở mình, vươn lên ngày càng mạnh mẽ của thành phố; đồng thời đô thị hóaở Đà Nẵng không ngừng được đẩy mạnh, tạo nên nhiều biến đổi trong đời sống xã hội và dân cư Tuy nhiên, đề tài cũng nghiên cứu
về các giai đoạn lịch sử trước đó để có sự đối sánh, tham chiếu nhằm nhận diện được sự biến đổi trong tín ngưỡng truyền thống của cư dân ven biển Đà Nẵng
5 Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Đô thị hóa ngày càng nhanh, mạnh ở Đà Nẵng đã tác động không ngừng làm biến đổi đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của thành phố, trong đó có tín ngưỡng cư dân ven biển Do đó, luận án đặt ra giả thuyết nghiên cứu là: Tín ngưỡng cư dân ven
Trang 23biển Đà Nẵng ngày càng thay đổi sâu sắc/mạnh mẽ hơn khi đô thị hóa ở thành phố
Đà Nẵng được đẩy mạnh
Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa, dù biến đổi tín ngưỡng cư dân ven biển
Đà Nẵng mang tính tất yếu song vẫn có những thành tố không biến đổi, có những hình thức thực hành tín ngưỡng mang tính bền vững Cái không biến đổi góp phần thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống Và như vậy, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Diện mạo tín ngưỡng truyền thống của cư dân ven biển Đà Nẵng như thế nào? Trong quá trình đô thị hóa hiện nay, tín ngưỡng đó đã biến đổi ra sao?
Mặt khác, trong quá trình đô thị hóa, tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng đang không ngừng biến động theo thời gian: Có những tín ngưỡng đã và đang dần teo đi, mất đi, có những tín ngưỡng được phục hồi, phát triển, đồng thời xuất hiện những yếu tố mới Vậy, những nhân tố nào của đô thị hóa đã tác động và dẫn đến sự biến đổi trong tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng hiện nay? Và xu hướng biến đổi của tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng sẽ ra sao?
6 Phương pháp nghiên cứu
Nhìn nhận văn hóa như một phức hợp và đặt trong bối cảnh lịch sử xã hội không ngừng biến động đòi hỏi phải có cách tiếp cận liên ngành Vì vậy, luận án kết hợp sử dụng nhiều phương pháp của các ngành khoa học xã hội và nhân văn như nhân học, văn hóa học, dân tộc học, sử học Sự phối hợp liên ngành có tác dụng bổ sung và hỗ trợ nhau trên cả phương diện lý thuyết lẫn phương pháp nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc thực hiện các mục tiêu của đề tài
6.1 Phương pháp luận và cách tiếp cận
Luận án sử dụng phương pháp biện chứng và lịch sử là cơ sở phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu Luận án căn cứ vào mục đích đặt ra để tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo không gian văn hóa, nghiên cứu một số cộng đồng dân cư theo tiêu chí xác định
6.2 Nhóm phương pháp thu thập tư liệu
- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Trước khi tiến hành nghiên cứu thực tế các địa
điểm thờ tự tín ngưỡng ở ba làng Thanh Khê, Mỹ Khê và Nam Thọ, nghiên cứu
Trang 24sinh đã tiến hành tìm kiếm, sưu tập tài liệu, công trình đã công bố, rồi thu thập thông tin, chọn lọc, phân loại, phân tích các kết quả của tài liệu nghiên cứu Khối tài liệu này bao gồm các sách chuyên khảo, các đề tài khoa học, dự án, luận án, các bài viết đăng trên tạp chí khoa học, các tài liệu thống kê và các báo cáo của các cơ quan
từ Trung ương đến địa phương có liên quan đến đề tài Từ đó, nghiên cứu sinh đã khảo cứu các tài liệu liên quan đến đề tài để tìm kiếm các nội dung cần thiết cho đề tài, tìm ra khoảng trống cần nghiên cứu sâu cho đề tài, cũng như kế thừa một số phát hiện nghiên cứu trước đó
- Phương pháp quan sát tham dự: Là một trong những phương pháp quan
trọng nhất trong quá trình nghiên cứu đề tài Việc sử dụng phương pháp quan sát tham dự sẽ giúp luận án có được hệ thống tư liệu đầy đủ, xác thực nhất, là cơ sở để kiểm chứng cácnguồn tư liệu khác, là tiền đề cho việc nghiên cứu, hoàn thành đề tài đảm bảo tính khoa học.Bằng cách hiện diện tại nơi nghiên cứu và tham dự tích cực vào những sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống địa phương, nghiên cứu sinh có sự nhìn nhận trực quan hơn, thu thập được nhiều thông tin có giá trị về chiều sâu trong
sự biến đổi của tín ngưỡng, cũng như quan điểm, ý kiến của người dân đối với những biến đổi đó
- Phương pháp điều tra xã hội học: Việc nghiên cứu tín ngưỡng và biến đổi tín
ngưỡng của cư dân ven biển thành phố Đà Nẵng không chỉ được thực hiện trên cơ
sở hệ thống tư liệu có được từ việc phương pháp điền dã mà cần phải xuất phát từ thực tế phát triển của địa phương Cho nên, sử dụng phương pháp điều tra xã hội học là phương pháp tốt nhất cho phép luận án tiếp cận các vấn đề về biến đổi tín ngưỡng ở cư dân ven biển thành phố Đà Nẵng thông qua phỏng vấn bảng hỏi, phỏng vấn sâu từ đó có cái nhìn toàn diện và chính xác
Về phỏng vấn bảng hỏi, cơ cấu mẫu của nghiên cứu này bao gồm 360 phiếu hỏi (mỗi làng 120 phiếu hỏi chia theo cơ cấu giới tính, lứa tuổi và thành phần nghề nghiệp) và được xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0 Tuy nhiên, có những vấn đề mà bảng hỏi định lượng không thể giải quyết được một cách triệt để hoặc sâu sắc, do đó nghiên cứu sinh kết hợp tiến hành với việc phỏng vấn sâu Trong quá trình quan sát
Trang 25tham dự, nghiên cứu sinh gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn người dân, những người trong Ban quản lý di tích, những người làm công tác quản lý văn hóa ở phường, những người thực hành nghi lễ Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị trước với những câu hỏi được xây dựng theo nguyên tắc gợi ý, để người trả lời có nhiều lựa chọn khi đưa
ra quan điểm, ý kiến của mình
6.3 Nhóm phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê, mô tả: Những tài liệu thu thập được qua phiếu hỏi sẽ
được xử lý, tổng hợp lại thành bảng biểu; ngoài ra còn có những số liệu thống kê về dân số, thu nhập bình quân đầu người của thành phố Đà Nẵng, số lượng cơ sở thờ
tự, đối tượng thờ tự, hệ thống nghi lễ trong năm Đồng thời, dựa vào những thông tin thu thập từ nghiên cứu điền dã, kết quả xử lý các phiếu điều tra xã hội học, những tài liệu gỡ băng phỏng vấn sâu, đề tài sẽ mô tả các cơ sở thờ tự, đối tượng thờ tự, lễ vật thờ cúng của cư dân ven biển Đà Nẵng, môt tả những thực hành tín ngưỡng diễn ra tại đây Qua đó, cho người đọc có cái nhìn rõ ràng về diện mạo tín ngưỡng truyền thống của cư dân ven biển Đà Nẵng cũng như những đổi thay của tín ngưỡng khi thành phố Đà Nẵng đẩy mạnh đô thị hóa, hiện đại hóa
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này phân chia đối tượng
nghiên cứu thành từng bộ phận, yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính, bản chất của yếu tố đó; tức là thông qua cái riêng để hiểu và tìm ra cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra được bản chất Từ kết quả nghiên cứu từng mặt, tổng hợp lại để có nhận thức đúng đắn về cái chung, tìm ra bản chất của đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Vận dụng phương pháp đối chiếu, so sánh
vào luận án để rút ra được những thay đổi của tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng trong hơn 10 năm trở lại đây so với thời gian trước đó; đồng thời tìm ra nét tương đồng và dị biệt giữa tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng với tín ngưỡng cư dân ven biển ở các địa phương ven biển khác trên đất nước Việt Nam
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Thứ nhất, luận án có thể được coi là chuyên khảo nghiên cứu một cách có hệ
Trang 26thống về tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng, đi sâu vào diện mạo và những biến đổi của tín ngưỡng dưới tác động của các nhân tố khác nhau trong tiến trình đô thị hóa hơn mười năm trở lại đây
Thứ hai, luận án góp phần làm sáng rõ thêm một số khái niệm và cơ sở lý
luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu sự biến đổi của tín ngưỡng trong bối cảnh
nghiên cứu văn hóa đảo biển cận duyên ở Việt Nam
Thứ ba, luận án góp phần làm rõ hơn sự hiểu biết chung về tín ngưỡng của
cư dân ven biển, đồng thời chỉ báo các xu hướng biến đổi của nó trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở Đà Nẵng trong thời gian gần đây
Thứ tư, các kết quả đạt được của luận án là sự đóng góp thiết thực vào việc
xây dựng cơ sở khoa học cho việc định hướng các chính sách bảo tồn và phát huy tín ngưỡng nói riêng, văn hóa truyền thống của địa phương nói chung Điều này không chỉ hướng đến thực hiện mục tiêu xây dựng bản sắc văn hóa Việt Nam đa dạng mà còn góp phần vào việc nghiên cứu nhằm khai thác những giá trị tín ngưỡng nổi bật của cư dân ven biển để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phục vụ phát triển du lịch thành phố trong bối cảnh du lịch sôi động như ở Đà Nẵng hiện nay
8 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu (20 trang), Kết luận (3 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang) và Phụ lục (79 trang), nội dung nghiên cứu của luận án được trình bày trong
4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan địa bàn nghiên cứu (25 trang)
Chương 2: Tín ngưỡng truyền thống của cư dân ven biển Đà Nẵng (25
trang)
Chương 3: Hiện trạng tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình
đô thị hóa hiện nay (34 trang)
Chương 4: Tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị
hóa, một số vấn đề bàn luận (26 trang)
Trang 27Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1 Các khái niệm thao tác
1.1.1 Cư dân ven biển
Theo Từ điển tiếng Việt, “ven” là “phần đất chạy dọc theo sát một bên” như nhà ở ven sông, ven đê, vùng ven đô hoặc “men theo, dọc theo” như ven theo bờ biển, ven bờ sông Nói như vậy, “ven biển” có thể hiểu là “phần đất chạy dọc theo sát một bên biển” [66, tr.1709]
Hầu như rất ít công trình nghiên cứu quan tâm đến việc làm rõ khái niệm cư dân ven biển Trong những công trình về làng ven biển hay cư dân ven biển của Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), Nguyễn Đăng Vũ hay Nguyễn Xuân Hương…, qua đối tượng được lựa chọn khảo sát, có thể hiểu các tác giả quan niệm cư dân/làng ven biển là những người/những nơi có địa bàn cư trú sát mép/bờ biển và sinh sống chủ yếu bằng nghề biển [82], [110], [46]
Lê Thanh Tùng, khi nghiên cứu về lễ hội cổ truyền của cư dân ven biển Hải Phòng, không rõ căn cứ vào đâu để xác định “các địa danh ven biển từ lĩnh vực địa văn hóa được tính từ biển lùi sâu vào trong đất liền với bán kính là 20km” Từ đó, xuất phát từ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, thành phần cư dân, đời sống kinh tế, đặc biệt “căn cứ vào địa bàn cư trú của cư dân, tác giả phân chia thành 3 nhóm lễ hội: Nhóm lễ hội của cư dân định cư ở các làng cận kề biển; nhóm lễ hội của cư dân định cư ở các làng cửa sông cận duyên; nhóm lễ hội của cư dân nội đồng trong bán kính 20km” [102, tr.66]
Nguyễn Duy Thiệu lại chia bộ phận ngư dân sống ven biển thành hai bộ phận nhỏ, căn cứ theo cách phân loại của ngành quản lý thủy sản ở Việt Nam, đó là ngư dân bãi dọc và ngư dân bãi ngang Ngư dân bãi dọc là cộng đồng ngư dân sống ở cửa biển Họ có cửa sông để đưa thuyền vào sâu trong đất liền, giấu thuyền tránh bão và khi biển động Ngư dân bãi ngang là những ngư dân sống trên bờ biển dọc theo ven biển và không ở vùng cửa sông Họ không có nơi để giấu thuyền khi có bão và mùa biển động mà phải khiêng hoặc đẩy thuyền lên trên bãi cát để bảo vệ
Trang 28[80, tr.57 - 60]
Như vậy, dù trước đến nay chưa từng có định nghĩa về cư dân ven biển
nhưng qua các công trình nghiên cứu về làng ven biển, có thể hiểu cư dân ven biển
là những người sống trong các làng ven biển và lấy ngư nghiệp làm nguồn sống chính Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa, hiện nay trong cơ cấu dân cư ven biển có
sự xáo trộn nhất định và không đồng nhất Bộ phận ngư dân dần suy giảm, xuất hiện thêm các thành phần dân cư khác như: công nhân, giáo viên, kĩ sư, những người
làm nghề buôn bán và dịch vụ… Chính vì vậy, trong luận án, cư dân ven biển được
hiểu là toàn bộ cư dân sinh sống trong khu vực thuộc các làng đánh cá ven biển trước đây, bao gồm cư dân tại chỗ và những cư dân từ nơi khác đến, tham gia vào những ngành nghề khác nhau trong xã hội
1.1.2 Tín ngưỡng
Giống như tôn giáo, tín ngưỡng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như văn hóa, dân tộc học, lịch sử, tôn giáo học và quan niệm về tín ngưỡng hiện nay vẫn còn gây khá nhiều tranh cãi Phổ biến ba xu hướng: tín ngưỡng là hình thức thấp của tôn giáo; tín ngưỡng cũng là tôn giáo; tín ngưỡng và tôn giáo là hai thực thể khác biệt Ở mỗi xu hướng, đi vào nội dung cụ thể vẫn chưa
có sự thống nhất
Đại diện cho xu hướng quan niệm tín ngưỡng là một bộ phận của tôn giáo và không thể tách rời khỏi tôn giáo, là cơ sở hình thành nên tôn giáo, Đặng Nghiêm Vạn cho rằng thuật ngữ tín ngưỡng có hai nghĩa: “Nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có một phần ở ngoài tôn giáo, nếu hiểu là niềm tin tôn giáo (belief, believe, theo nghĩa hẹp, croyance religieuse) thì tín ngưỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu cấu thành của tôn giáo” [105, tr.88] Tác giả còn tỏ thái độ không đồng tình và đề nghị xem xét lại khi coi tín ngưỡng và tôn giáo như hai cấp độ thấp, cao bởi vì nếu nhà nghiên cứu tôn giáo đã chấp nhận yếu tố quyết định của một tôn giáo là đức tin hay niềm tin, thì đó là thước đo duy nhất về tính hơn kém của những tôn giáo trong cộng đồng, và của những tín đồ với tôn giáo của họ Và, nếu chấp nhận sự bình đẳng giữa các nền văn hóa (trong đó có tôn giáo) thì không có sự đánh giá tôn giáo này cao
Trang 29hơn tôn giáo khác [105, tr.89 - 90] Đặc biệt, khi nhắc đến một khái niệm được nhiều người sử dụng là tín ngưỡng dân gian, thì ông lại cho rằng đây chính là một dạng tôn giáo bình dân:
Thuật ngữ đó có thể là cách hiểu tôn giáo theo lối bình dân, nghĩa là theo tập quán, theo dư luận hoặc bị cuốn hút vào các nghi lễ, chứ không theo lối chính thống chủ yếu xuất phát từ việc nghiên cứu giáo lý, suy
tư rồi giác ngộ mà theo Hoặc cũng có thể hiểu là các hình thức tôn giáo dân tộc được lưu truyền lại từ xa xưa, gần gũi với cộng đồng như các lễ hội, các cuộc hành hương, các ngày lễ với những rước xách, nhảy múa, thậm chí các hình thức bói toán, tướng số…Ở đó có cả tầng lớp trí thức, mặc dù ít tin theo nhưng vẫn tham gia Ở những lễ hội, đám rước,… đó vẫn được đa phần lớp bình dân ở nông thôn hưởng
ứng, theo một truyền thống đã có từ lâu trong dân tộc [105, tr.91]
Nói cách khác, theo Đặng Nghiêm Vạn, không có sự phân biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo Vì vậy, trong công trình của mình, những hình thái tín ngưỡng như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Hùng Vương được tác giả gộp chung vào hệ thống tôn giáo dân tộc: Đạo thờ tổ tiên [98]
Còn Ngô Đức Thịnh cũng đưa ra khái niệm chung cho cả tôn giáo tín ngưỡng:
Đó là một bộ phận của đời sống văn hóa tinh thần con người mà ở đó con người cảm nhận được sự tồn tại của các vật thể, lực lượng siêu nhiên, mà những cái đó chi phối, khống chế con người, nó nằm ngoài giới hạn hiểu biết của con người hiện tại; sự tồn tại của các phương tiện biểu trưng giúp con người thông quan với các thực thể, các sức mạnh siêu nhiên đó;
Trang 30hoàn toàn khác và độc lập với tôn giáo Ông nhận định giữa hai thuật ngữ tín ngưỡng và tôn giáo có nội dung gần gũi với nhau Đó là niềm tin dù đó là tin vào lực lượng siêu nhiên một cách chất phác mộc mạc, hay tin vào Đấng Cứu Thế Nhưng theo ông không thể đồng nhất chúng với nhau được và cho rằng tín ngưỡng phát triển đến mức nào đó mới thành tôn giáo Ở cấp độ tín ngưỡng chưa xuất hiện điện thần (hệ thống thần linh, panthénon), chưa có hệ thống giáo lý, chưa có tầng lớp tăng lữ (thầy cúng), chưa có việc xây dựng đền miếu cố định để thờ cúng như sau này đối với tôn giáo dân tộc, tôn giáo khu vực và tôn giáo thế giới [22, tr.322]
Trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, tôn giáo và tín
ngưỡng cũng được nhìn nhận là hai phạm trù khác nhau khi được phân tách thành hai khái niệm riêng biệt Theo đó, “tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng” và hoạt động tín ngưỡng là “hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng thiêng liêng; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội” [129, tr.1] Còn “tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” và hoạt động tôn giáo
là “hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo, quản lý tổ chức của tôn giáo”
[129, tr.1 - 2]
Như vậy, giữa tín ngưỡng và tôn giáo tuy có cùng chung yếu tố cơ bản là niềm tin vào đạo, nhưng vẫn có những khác biệt nhất định Vì thế, luận án theo
hướng phân tách tín ngưỡng, tôn giáo thành hai phạm trù khác nhau Theo đó, tín
ngưỡng là niềm tin của con người, kèm theo các nghi lễ phụng thờ hướng đến một
hoặc nhiều đối tượng được cho là thiêng liêng, có quyền năng chi phối cuộc sống con người Việc thực hành các nghi lễ thờ tự diễn ra theo thói quen, theo phong tục tập quán của những người đi trước truyền lại Tín ngưỡng theo nội hàm này còn được gọi là tín ngưỡng dân gian
Trang 311.1.3 Đô thị hóa
Nghiên cứu định hướng phát triển đô thị Việt Nam và tác động của nó đến văn hóa, Trần Cao Sơn đưa ra khái niệm đô thị hóa là một quá trình chuyển từ hoạt động nông nghiệp phân tán sang hoạt động phi nông nghiệp tập trung trên địa bàn nhất định Đây thực chất là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội,
với các đặc trưng sau: Một là, hình thành và mở rộng quy mô đô thị với hạ tầng kỹ
thuật hiện đại, dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp là chủ yếu sang
sản xuất công nghiệp và dịch vụ Hai là, tăng nhanh dân số đô thị trong tổng số dân
cư, dẫn đến thay đổi cơ cấu giai cấp, phân tầng xã hội Ba là, chuyển đổi từ lối sống phân tán (mật độ dân cư thưa) sang sống tập trung (mật độ dân cư rất cao) Bốn là,
chuyển từ lối sống nông thôn sang lối sống đô thị [Dẫn theo 70, tr.17]
Cũng mang hàm nghĩa như khái niệm của Trần Cao Sơn, Mạc Đường định nghĩa: “Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội để biến một vùng dân cư không
có cuộc sống đô thị thành một vùng dân cư thuộc tính của xã hội đô thị Đô thị hóa còn là một quá trình biến đổi văn hóa và ứng xử Văn hóa và cách ứng xử đô thị dần dần bao trùm lên và làm tan biến dần văn hóa và ứng xử truyền thống nông thôn” [33, tr.115]
Xem xét bản chất của đô thị hóa, Kammeyer và cộng sự cho rằng:
Đô thị hóa và công nghiệp hóa được nhìn nhận như là những trụ cột của hiện đại hóa Đô thị hóa chỉ ra quá trình chuyển đổi của sức sản xuất, đặc biệt nó đưa đến sự chuyển đổi công nghệ để thúc đẩy hoạt động sản xuất
Đô thị hóa mặt khác liên quan tới quá trình tập trung dân số ở những khu vực nhất định, các trung tâm đô thị, nơi có sự di dân ồ ạt từ làng và các cộng đồng nông thôn, nơi tập trung các hoạt động kinh tế, tổ chức quản
lý và quyền lực chính trị [117, tr.671]
Dù tiếp cận dưới những chiều cạnh khác nhau, song sự tương đồng dễ dàng
nhận thấy giữa các nhà nghiên cứu khi bàn về đô thị hóa là nói đến quá trình
chuyển đổi, rút ngắn khoảng cách giữa khu vực nông thôn với đô thị cùng các biểu hiện đặc thù như: các khuôn mẫu văn hóa đô thị ngày càng trở nên phổ biến, lấn át
Trang 32dần các khuôn mẫu văn hóa nông thôn truyền thống; sự chuyển dịch mạnh mẽ về lao động nông thôn từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; sự di cư từ nông thôn vào thành thị và kéo theo đó là sự xáo trộn, biến chuyển trên hầu hết các phương
diện của đời sống kinh tế, xã hội cũng như văn hóa
Ở Việt Nam hiện nay, các nhà nghiên cứu thường dựa trên các tiêu chí sau để đánh giá đô thị hóa: quy mô dân số thành thị, tỉ lệ thị dân, tốc độ tăng dân số thành thị, mật độ đô thị Dưới đây là hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hóa theo phương pháp phân tích đa tiêu chí:
Bảng 1 Hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hóa áp dụng cho Việt Nam
đô thị
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
- Tỷ lệ thất nghiệp Tiêu chí 3: Phát triển
kinh tế đô thị
- Tốc độ tăng GDP bình quân năm
- Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
- GDP bình quân đầu người Tiêu chí 4: Vị trí và
- Diện tích nhà bình quân đầu người
- Tỷ lệ nhà ở kiên cố trong tổng quỹ nhà ở Tiêu chí 6: Y tế đô thị - Cơ sở y tế/1000 dân
Tiêu chí 7: Giáo dục đô - Số cơ sở giáo dục/1000 dân
Trang 33- Số điểm dịch vụ giải trí và dịch vụ cộng đồng/100000 dân
đô thị
- Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch
- Lượng nước cấp bình quân người/ngày Tiêu chí 11: Thoát
nước đô thị
- Mật độ đường ống thoát nước chính
- Tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý Tiêu chí 12: Cung cấp
điện và chiếu sáng đô thị
- Cấp điện sinh hoạt bình quân người/năm
- Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng
Tiêu chí 13: Bưu điện - Số điện thoại cố định/100 dân Tiêu chí 14: Vệ sinh
môi trường đô thị
- Tỷ lệ rác thải được thu gom và xử lý
- Diện tích cây xanh/người
- Quy hoạch đầy đủ và đồng bộ
Trang 341.2 Lý thuyết nghiên cứu
1.2.1 Lý thuyết biến đổi văn hóa
Là đối tượng nghiên cứu trọng tâm của Nhân học, biến đổi văn hóa được xem như kết quả của quá trình vận động xã hội.Khái niệm biến đổi văn hóa chỉ sự thay đổi của các cơ chế trong một cấu trúc văn hóa cho trước, được đặc trưng bởi sự thay đổi các biểu tượng văn hóa, các nguyên tắc ứng xử, các thiết chế văn hóa và các hệ thống giá trị
Biến đổi văn hóa được các nhà khoa học khởi xướng thuyết Tiến hóa luận
như Edward B Taylor hay L Morgan đề cập đến từ thế kỷ XIX khi họ phân chia xã hội theo thứ bậc đơn tuyến và có chung một mẫu hình biến đổi xã hội cũng như biến đổi văn hóa E.Taylor cho rằng: “Sự phát triển tiến bộ tiến hóa của các nền văn hóa
là xu hướng chính trong lịch sử loài người Xu hướng phát triển này là rất hiển nhiên, vì rằng có nhiều dữ kiện theo tính liên tục của nó có thể sắp xếp vào một trật
tự xác định, mà không thể làm ngược lại” [1, tr.53] Theo các nhà tiến hóa luận, biến đổi văn hóa có một mô hình chung, đó là ở những nền văn hóa ngoài phương
Tây được nhìn nhận “kém văn minh”, sự biến đổi văn hóa diễn ra chậm chạp, đối
ngược với văn hóa phương Tây năng động và biến đổi nhanh Các giai đoạn hiện tại của văn hóa đã tiến hóa lên từ các giai đoạn sớm hơn Mô hình tiến hóa đơn tuyến
về sự phát triển và biến đổi văn hóa này đã bị phản đối rộng khắp trong giới nhân học và là tiền đề dẫn đến sự ra đời và phát triển của khá nhiều lý thuyết mới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Cuối thế kỷ XIX, thuyết Truyền bá văn hóa ra đời và phát triển phổ biến ở
các nước Âu - Mỹ Các đại đại biểu của xu hướng này như G.Elliot Smith, W.Rivers cho rằng vấn đề mấu chốt của biến đổi văn hóa là sự vay mượn hoặc truyền bá/khuếch tán các đặc trưng văn hóa từ một xã hội này sang một xã hội khác [128] Cũng trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đã xuất hiện
một số lý thuyết khác có liên quan đến biến đổi văn hóa như: Thuyết tương đối văn
hóa (đại diện là Franz Boas) phản đối thuyết Tiến hóa văn hóa khi cho rằng quá
trình lịch sử loài người và hướng chung của sự biến đổi văn hóa ngày càng trở nên
Trang 35không còn là một vấn đề về sự phát triển tiến bộ mà là một sản phẩm của sự tình cờ
lịch sử nhiều hơn [126] Thuyết Vùng văn hóa (đại diện là C.L.Wissler,
A.L.Kroeber ) đưa ra quan điểm về sự biến đổi đa chiều và nhiều cấp độ của văn hóa tùy thuộc vào việc cộng đồng đó là trung tâm hay ngoại vi hay vùng chuyển
tiếp, môi trường và sự chuyên môn hóa của cộng đồng đó là gì [126] Thuyết tiếp
biến văn hóa (đại diện là Redfield, Broom ) lại ám chỉ những biến đổi văn hóa
diễn ra qua quá trình tiếp xúc lâu dài giữa các xã hội phương Tây và ngoài phương Tây, nhất là những ảnh hưởng mà các xã hội thống trị gây ra cho các tộc người bản địa [14, Tập 1, tr.12]
Từ năm 1920 đến năm 1950, một phương pháp tiếp cận biến đổi văn hóa có
ảnh hưởng lớn đối với nước Anh là thuyết chức năng, trong đó phải kể đến hai nhà
nghiên cứu là Malinowski và Radcliffe Brown Hai ông cho rằng các xã hội và các văn hóa tương đối hòa hợp và cân bằng, vì vậy cần nghiên cứu mối quan hệ qua lại
về chức năng của các hệ thống văn hóa, xã hội, chứ không phải nghiên cứu cách thức hệ thống này thay đổi Nếu văn hóa trải qua sự biến đổi thì về cơ bản đó là kết quả của những ảnh hưởng bên ngoài [35, tr.92]
Đến năm 1955, Julian Steward đã khởi xướng một phương pháp tiếp cận
biến đổi văn hóa khác trong nhân học Bắc Mỹ về sinh thái văn hóa, năm 1960
phương pháp này đã có ảnh hưởng lớn ở cả khu vực và trên thế giới Julian Steward tìm cách chứng minh rằng sự biến đổi văn hóa có thể giải thích được chủ yếu trong khuôn khổ của sự thích nghi mang tính tiến bộ của một văn hóa cụ thể với môi trường của nó, với kết quả mà hướng biến đổi có thể dự đoán được [128]
Trong suốt nửa sau thế kỷ XX và phổ biến cho đến nay có một khuynh
hướng nghiên cứu hấp dẫn các nhà nhân học, đó là nghiên cứu sự biến đổi văn hóa
trong quá trình toàn cầu hóa, đặc biệt ở những xã hội đang chuyển đổi từ kinh tế
nông nghiệp sang công nghiệp, từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại Dù biến đổi văn hóa trong quá trình hiện đại hóa là một thực tế không thể đảo ngược, song các tác giả đều khẳng định sự bền bỉ của những giá trị truyền thống và nó sẽ chi phối sự lựa chọn của từng xã hội cụ thể đến chiều hướng, quy mô, dạng thức biến
Trang 36đổi của văn hóa [114], [118], [115], [116] Điều này hướng nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu biến đổi tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng lưu ý đến các giá trị bền vững của tín ngưỡng cộng đồng này trong quá trình đô thị hóa
Ở nước ta, trong thời gian gần đây đã xuất hiện những công trình nghiên cứu
về biến đổi văn hóa [94], [67], [34], [101], [76], [16] Trong công trình Sự biến đổi
các giá trị văn hóa trong xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay,
Nguyễn Duy Bắc đã cho rằng: “Biến đổi văn hóa chính là quá trình thay đổi các phương thức sản xuất, bảo quản, truyền bá các sản phẩm và các giá trị văn hóa phù hợp với những biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội ở những thời kỳ nhất định trong sự phát triển của các quốc gia dân tộc và nhân loại” [11, tr.36] Bốn nhân tố tác động đến biến đổi văn hóa được đề cập trong công trình này bao gồm: Thứ nhất
là sự vận động và phát triển của đời sống kinh tế - xã hội; Thứ hai là nhân tố tư tưởng, chính trị; Thứ ba là kỹ thuật và công nghệ mới; Thứ tư là giao lưu văn hóa
Như vậy, các lý thuyết, quan điểm khác nhau có liên quan đến biến đổi văn hóa cung cấp cho nghiên cứu sinh những cách tiếp cận/luận giải không giống nhau
về tác nhân biến đổi, đòi hỏi phải xem xét từ nhiều góc độ để có câu trả lời thấu đáo
về tính đa diện của hiện tượng/quá trình biến đổi văn hóa Tựu trung, sự vận động
và biến đổi văn hóa của một xã hội do các nhân tố cơ bản sau:
(1) Những biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội, thể hiện qua những chính sách đầu tư phát triển, về môi trường sống, về phương pháp, cách thức sản xuất, về nhu cầu nhận thức, giáo dục nhiều hơn của con người nhằm đáp ứng đòi hỏi của trình độ phát triển xã hội
(2) Điều kiện về kỹ thuật và công nghệ mới Đây là một tác nhân cơ bản dẫn đến biến đổi văn hóa Trong cuộc sống, kỹ thuật công nghệ mới góp phần làm thay đổi trình độ nhận thức, tạo sự phát triển của sản xuất vật chất, làm xuất hiện các loại hình văn hóa nghệ thuật mới như nhiếp ảnh, điện ảnh, rồi những hình thức hiện đại của thông tin như truyền thanh, truyền hình cũng như phổ cập rộng rãi những sản phẩm đó đến với mọi tầng lớp xã hội
Trang 37(3) Sự giao lưu văn hóa: Khi một cộng đồng tiếp xúc với một cộng đồng khác, có hai quá trình có thể diễn ra, từ đó, thúc đẩy văn hóa biến đổi, đó là truyền
bá văn hóa và tiếp biến văn hóa Truyền bá văn hóa là trình mà các yếu tố văn hóa được vay mượn từ một xã hội khác hội nhập với văn hóa của cộng đồng tiếp nhận được gọi là truyền bá văn hóa Còn tiếp biến văn hóa là một quá trình tiếp xúc văn hóa mang tính bất bình đẳng giữa hai xã hội Trong tiếp biến văn hóa, không loại trừ trường hợp hai chủ thể cùng “vay mượn” lẫn nhau nhưng phổ biến hơn là chủ thể yếu tiếp nhận các giá trị văn hóa từchủ thể mạnh
Áp dụng các luận điểm giải thích nguyên nhân biến đổi văn hóa ở trên, luận
án đã chỉ ra các tác nhân quan trọng dẫn đến sự biến đổi tín ngưỡng cư dân ven biển
Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa, cụ thể từ sau năm 2003 đến nay Đó là sự phát triển kinh tế - xã hội, sự tiến bộ về khoa học - kỹ thuật và những chính sách có liên quan đến vùng ven biển và ngư dân của Nhà nước, chính quyền thành phố Đà Nẵng
Trong những năm gần đây, sự phát triển về kinh tế là yếu tố quan trọng tác động đến sự biến đổi văn hóa, tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng Kinh tế phát triển khiến đời sống cư dân ven biển Đà Nẵng trở nên khấm khá hơn, vì vậy có điều kiện đóng góp cho các hoạt động tín ngưỡng cộng đồng của làng Bên cạnh đó không thể không nói đến nguồn hỗ trợ đáng kể từ những người con xa xứ - bộ phận kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài, điển hình là ở làng Thanh Khê Mặt khác, kinh tế phát triển góp phần nâng cao đời sống tinh thần của cư dân ven biển, người dân được tiếp xúc và hưởng thụ nhiều thành tựu văn hóa mới lạ, nhiều hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn, do đó, lễ hội Cầu ngư hay lễ hội đình làng không còn là niềm mong ngóng, chờ đợi trong năm của người dân ven biển để được xem hội, xem hát, giải tỏa căng thẳng, mệt nhọc trong công việc và cuộc sống
Cùng với sự phát triển về kinh tế tại các làng đánh cá ven biển, các phương tiện, ngư cụ của nghề biển ở Đà Nẵng hiện nay cũng đã thay đổi do có sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật Thuyền máy và dàn lưới hiện đại, la bàn, radio đã thay thế cho ghe nan, ghe mê với những dàn mành xưa cũ, với những tay chèo Ngày càng nhiều tàu thuyền có công suất lớn được đưa vào sử dụng, mang lại sản lượng và
Trang 38năng suất đánh bắt cao Được trang bị, hỗ trợ bởi công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, niềm tin của con người vào các thế lực siêu nhiên, các vị thần biển luôn trợ giúp ngư dân bình an trong mỗi chuyến ra khơi vào lộng dường như dần dần bị mai một
Bên cạnh đó, những chính sách của Nhà nước và chính quyền thành phố Đà Nẵng cũng là một tác nhân quan trọng tạo nên sự thay đổi trong văn hóa, tín ngưỡng
cư dân ven biển nơi đây Chiến lược biển Việt Nam của Nhà nước, được cụ thể hóa bằng những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội qua các năm của thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ ngư dân Sự phát triển của kinh tế biển làm cho một số hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của dân biển phục hồi và tồn tại theo thời gian, song mặt khác cũng khó còn nguyên vẹn bởi mục đích thực dụng Bên cạnh đó là chính sách quy hoạch giải tỏa, chỉnh trang đô thị khu vực ven biển Đà Nẵng và chính sách đầu tư phát triển văn hóa, tín ngưỡng của thành phố và các địa phương ven biển cũng tác động lớn đến diện mạo tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng hiện nay
Tuy nhiên, với bối cảnh nghiên cứu là quá trình đô thị hóa và đặt tín ngưỡng
cổ truyền của cư dân ven biển Đà Nẵng trong không gian đô thị, nghiên cứu sinh
nhận thấy cần lưu ý đến quan điểm của trường phái Chicago về đời sống đô thị khi
nhận diện những nhân tố chính tác động đến sự biến đổi tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng hiện nay Theo Louis Wirth - một trong những đại biểu của trường phái Chicago - điều kiện sinh thái của kích cỡ, mật độ, tính lâu bền và hỗn tạp xã hội tạo ra một thế giới xã hội với nhiều mối quan hệ có tính phi cá thể, nông cạn, dễ chuyển đổi và đứt gãy Không chỉ bám theo những kiểu cư trú theo các mối quan hệ gia đình và láng giềng, cư dân đô thị giờ đây có cuộc sống chắp vá với nhiều vai trò trong các thế giới xã hội đa sắc màu [14, Tập 2, tr.794] Nói cách khác, toàn bộ bức tranh về đời sống đô thị của Wirth chứng tỏ con người vô danh, tách biệt khỏi hàng xóm của họ, liên quan đến những người khác chủ yếu để tăng tối đa lợi ích - kinh tế
cá nhân của họ Với đặc tính đời sống đô thị như vậy, văn hóa đô thị không thể thuần nhất mà luôn biến đổi đa dạng và phức tạp do sự giao lưu, tiếp biến văn hóa
Trang 39liên tục/thường xuyên giữa các nhóm dân cư khác nhau
Đối với trường hợp Đà Nẵng, sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong quá trình đô thị hóa đã tạo ra sức hút với dòng di dân từ nông thôn và các tỉnh khác tới tạo nên những đóng góp lớn về kinh tế, đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn
đề kinh tế - xã hội rất phức tạp Ở phương diện văn hóa tín ngưỡng truyền thống, sự giao lưu, tiếp xúc giữa văn hóa của những người “ngụ cư” và “chính cư” tất yếu diễn ra, song ảnh hưởng của văn hóa, tín ngưỡng cộng đồng của cư dân bản địa vạn chài Đà Nẵng lên những người dân mới đến không mạnh mẽ Không gắn bó lâu dài với mảnh đất, không có sự hiểu biết về tín ngưỡng, không làm nghề biển, những đặc tính đó khiến những người dân “ngụ cư” thêm xa rời với tín ngưỡng địa phương một khi chính bản thân họ cũng không quan tâm, không muốn hòa nhập vào nền văn hóa bản địa, do vậy, làm lơi lỏng phần nào tính cố kết cộng đồng làng xã về mặt tâm linh thông qua tín ngưỡng
Lý thuyết biến đổi văn hóa chính là cơ sở quan trọng của luận án, xác lập nền tảng lý thuyết để phân tích những nhân tố tác động đến biến đổi tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa hiện nay
1.2.2 Lý thuyết sinh thái học văn hóa
Sinh thái học văn hóa được coi như một mô hình lý thuyết để tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa con người và môi trường tự nhiên bao quanh, cũng như tìm hiểu về văn hóa với tư cách là sản phẩm của mối quan hệ đó Những người theo thuyết sinh thái học văn hóa khẳng định rằng kiểu văn hóa của mỗi tộc người được tạo ra là do những nguồn tài nguyên và những giới hạn của môi trường xung quanh,
kể cả những thay đổi trong môi trường đó [35, tr.110]
Năm 1955, Julian Steward đã khai sinh một cách tiếp cận mới mang tính
khoa học và duy vật mà ông đặt tên là sinh thái học văn hóa (cultural ecology), nhìn
nhận môi trường và văn hóa trong mối quan hệ tương hỗ, biện chứng: môi trường ảnh hưởng đến văn hóa và văn hóa ảnh hưởng đến môi trường Steward xem sinh thái học văn hóa như một phương pháp luận để tìm hiểu xem các xã hội loài người
đã thích nghi như thế nào đối với các loại môi trường tự nhiên khác nhau Áp dụng
Trang 40luận điểm này vào nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa, luận án cho thấy có sự liên hệ mật thiết giữa môi trường ven biển với đặc điểm văn hóa của người dân ven biển Đà Nẵng, biểu hiện cụ thể ở tín ngưỡng
J Steward đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của môi trường trong sự biến đổi mang tính tiến hóa của văn hóa Trong một công trình rất nổi tiếng của
Steward, Lý thuyết biến đổi văn hóa: phương pháp luận của sự tiến hóa đa tuyến,
ông đã xem sự biến đổi văn hóa như là kết quả của các kiểu thích nghi của con người đối với môi trường tự nhiên Do đó, ông dành sự quan tâm đặc biệt cho cái
mà ông gọi là “lõi văn hóa” (culture core) - là các chiến lược sinh kế trong một
cộng đồng văn hóa Qua lịch sử và thời gian, các mô hình sinh kế có sự thay đổi để thích ứng với một môi trường cụ thể Hơn thế, lõi văn hóa có thể tác động trở lại các đặc điểm văn hóa khác Do đó, quan điểm “lõi văn hóa“ chỉ ra vai trò có đi có lại của cả văn hóa lẫn môi trường trong việc thúc đẩy sự biến đổi văn hóa [120]
Vận dụng quan điểm “lõi văn hóa” của Steward, luận án nhận thấy rằng, cư dân ven biển Đà Nẵng đã tìm cách thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống, khi biển không còn là không gian sinh tồn chủ yếu của họ, do sự vơi cạn nguồn cá;
do sự biến đổi khí hậu; do sự hình thành các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn ven biển Ở làng Mỹ Khê, biển không đảm bảo đời sống cho người dân, họ thay đổi phương thức mưu sinh sang các hoạt động kinh tế du lịch biển, làm việc trong các nhà hàng, khách sạn, quán ăn dọc ven biển Ở làng Nam Thọ, truyền thống đánh bắt
cá gần bờ khiến người dân ngại không vươn khơi, ngay cả khi nguồn cá gần bờ đang dần cạn kiệt, vì vậy ở đây, họ vừa tiếp tục duy trì hoạt động đánh bắt cá, trong tình trạng bấp bênh, vừa tìm kiếm những công việc mới khi có cơ hội Ở làng Thanh Khê, thuộc một trong những phường ven biển Đà Nẵng có thu nhập sản lượng và giá trị sản xuất hải sản lớn nhất, với truyền thống đánh bắt xa bờ, nay được củng cố thêm bởi chiến lược vươn khơi, bám biển nhằm góp phần thực thi nhiệm vụ giữ gìn lãnh thổ biển đảo của Tổ quốc, cho nên, cuộc sống ngày càng gắn chặt hơn với môi trường biển Tuy nhiên, nằm khá gần quận trung tâm thành phố là quận Hải Châu,