1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHANH HUẾ

151 196 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan- Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định Khi nền kinh tế tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong xã hội có xuhướng tăng lên do đó th

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Qu ản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế” là công trình nghiên

cứu của bản thân tôi và chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin nào Cácthông tin trích dẫn trong đề tài nghiên cứu này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả đề tài

Bùi Hoàng Phương Thảo

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với tất cả sự chân thành, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến PGS.TS Bùi Đức Tính,người Hướng dẫn khoa học đã dành thời gian và tâm huyết giúp tôi hoàn thành luậnvăn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau Đại học Trường Đạihọc Kinh tế Huế, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thứcquý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Đặc biệt là các cán bộ đồngnghiệp đang công tác tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chinhánh Huế đã giúp đỡ, tạo điều kiện và động viên cho tôi hoàn thành luận văn

Tuy đã có nhiều cố gắng và nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu, nhưng chắcchắn luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế Tôi kính mong Quý thầy cô, cácchuyên gia, bạn bè đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến đề tài tiếp tục góp ý,giúp đỡ đề luận văn ngày càng được hoàn thiện hơn

Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả đề tài

Bùi Hoàng Phương Thảo

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: Bùi Hoàng Phương Thảo

Chuyên ngành Quản lý kinh tế, niên khóa 2015 - 2017

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Đức Tính

Tên đề tài:Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại

thương Việt Nam - Chi nhánh Huế

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, hoạt động tín dụng luôn

là hoạt động sinh lời chủ yếu, tuy nhiên phần lớn rủi ro và mất an toàn cho ngân hàngđều phát sinh từ đây Thực tiễn hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam - Chi nhánh Huế thời gian qua cho thấy rủi ro tín dụng đã được xác định, đolường, đánh giá và kiểm soát nhưng vẫn còn những bất cập Chính vì vậy, đòi hỏi ngânhàng cần phải nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất cóthể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đềnày, tôi đã chọn đề tài“Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại

c ổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp điều tra, thu thập

số liệu; Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp phân tích

3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng.+ Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế Phân tích các nhân tố gây ra rủi ro tíndụng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế để tìm ra những nguyênnhân chủ quan và khách quan gây ra rủi ro thông qua việc phỏng vấn cán bộ tín dụng

và khách hàng cá nhân

Dựa trên những biện pháp quản trị rủi ro tín dụng đã được áp dụng tại Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế, đề xuất một số giải pháp nhằmhoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng và hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

M Ụ C L Ụ C

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ iii

M Ụ C L Ụ C iv

D A N H M Ụ C C Á C B Ả N G vii

D A N H M Ụ C H Ì N H , B I Ể U Đ Ồ ix

P H Ầ N I : M Ở Đ Ầ U 1

1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu của luận văn 4

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1 Những vấn đề lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng 5

1.1.1 Tín dụng 5

1.1.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng 7

1.1.3 Quản trị rủi ro tín dụng 16

1.1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại 29

1.2 Một số bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng thương mại trên thế giới 30

1.2.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Trung Quốc 30

1.2.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Thái Lan 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUẾ 35

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Huế 35

2.1.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Huế 35 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam -Chi Nhánh

Huế 36

2.1.3 Tình hình tài sản nguồn vốn của Chi nhánh giai đoạn 2013- 2015 39

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Ngoại Thương- chi nhánh Huế giai đoạn 2013- 2015 40

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Vietcombank - chi nhánh Huế giai đoạn 2013- 2015 43

2.2.1 Tình hình chung về tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2013- 2015 43

2.2.2 Tình hình cho vay tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Chi nhánh giai đoạn 2013- 2015 44

2.2.3 Tình hình thu nợ đối với khách hàng cá nhân 46

2.2.4 Tình hình nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân 47

2.2.5 Tình hình nợ xấu đối với khách hàng cá nhân 48

2.2.6 Hệ số rủi ro tín dụng tại chi nhánh 51

2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Vietcombank -chi nhánh Huế giai đoạn 2013- 2015 52

2.3.1 Quy trình tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân của Vietcombank chi nhánh Huế 52

2.3.2 Mô hình tính điểm xếp hạng tín dụng cá nhân của Vietcombank 55

2.3.3 Mô hình quản trị rủi ro của Vietcombank 58

2.3.4 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro 59

2.3.5 Chính sách bảo đảm tín dụng 60

2.3.6 Phòng ngừa, phát hiện và hạn chế rủi ro tín dụng 60

2.3.7 Công tác xử lý nợ xấu 61

2.4 Kết quả khảo sát cán bộ tín dụng cá nhân và khách hàng cá nhân về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế 61

2.4.1 Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ tín dụng cá nhân về các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cá nhân 61

2.4.2 Kết quả khảo sát khách hàng cá nhân về nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay 72 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT

NAM CHI NHÁNH HUẾ 86

3.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trên cơ sở đánh giá tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Huế 86

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Huế 87

3.2.1 Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán các khoản vay cho ngân hàng dựa trên nhân tố “Thu nhập” 88

3.2.2 Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán các khoản vay cho ngân hàng dựa trên nhân tố “Tài sản đảm bảo” 88

3.2.3 Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán các khoản vay cho ngân hàng dựa trên nhân tố “Tình hình thanh toán nợ” 89

3.2.4 Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán các khoản vay cho ngân hàng dựa trên nhân tố “Thái độ- Tư cách khách hàng” 89

3.2.5 Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân 90

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96

1 Kết luận 96

2 Kiến nghị 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 102 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

D A N H M Ụ C C Á C B Ả N G

Bảng 1.1: Một số nhân tố định lượng để xếp hạng khách hàng 21

Bảng 1.2: Một số nhân tố định tính để xếp hạng khách hàng 22

Bảng 1.3: Phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo phương pháp định lượng 23

Bảng 1.4: Phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo phương pháp định tính 24

Bảng 2.1: Tình hình tài sản - nguồn vốn của Chi nhánh giai đoạn 2013- 2015 39

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Ngoại Thương chi nhánh Huế giai đoạn 2013 - 2015 42

Bảng 2.3: Tình hình chung về cho vay tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2013-2015 43

Bảng 2.4: Tình hình cho vay tín dụng đối với khách hàng cá nhân giai đoạn 2013- 2015 45

Bảng 2.5: Tình hình thu nợ đối với khách hàng cá nhân 46

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân 47

Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu của các khoản vay cá nhân 49

Bảng 2.8: Hệ số rủi ro tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2012- 2014 51

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng cá nhân của Vietcombank .56

Bảng 2.10: Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng cá nhân của Vietcombank 57

Bảng 2.11: Đặc điểm mẫu điều tra cán bộ tín dụng cá nhân 62

Bảng 2.12: Kết quả kiểm tra Cronbach’s Anpha của nhóm biến 63

Bảng 2.13: Mô tả các nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng cá nhân 64

Bảng 2.14: Mô tả nhóm nguyên nhân từ môi trường 65

Bảng 2.15: Mô tả nhóm nguyên nhân từ khách hàng 67

Bảng 2.16: Mô tả nhóm nguyên nhân từ Ngân hàng 68

Bảng 2.17: Mô tả nhóm nguyên nhân từ tài sản đảm bảo 69 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

Bảng 2.18: Thống kê mô tả các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng đang được áp

dụng tại Vietcombank chi nhánh Huế 70

Bảng 2.19: Đặc điểm mẫu điều tra khách hàngcá nhân 73

Bảng 2.20: Mục đích vay vốn tại VCB 74

Bảng 2.21: Đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành kiểm định 75

Bảng 2.22: Hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tải sau khi phân tích nhân tố 76

Bảng 2.23: Hệ số tải của nhân tố khả năng hoàn trả khoản vay 79

Bảng 2.24: Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng khả năng hoàn trả vốn vay 80 Bảng 2.25: Phân tích ANOVA 81

Bảng 2.26: Kiểm định phân phối chuẩn Kolmogov Sminov 82

Bảng 2.27: Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan 82

Bảng 2.28: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 83

Bảng 2.29: Kết quả phân tích hồi quy đa biến 83

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

D A N H M Ụ C H Ì N H , B I Ể U Đ Ồ

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 29Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

- chi nhánh Huế 38Hình 2.2: Quy trình tín dụng khách hàng cá nhân 52Hình 2.3: Mô hình Quản trị rủi ro của Vietcombank 58

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

P H Ầ N I : M Ở Đ Ầ U

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tếthế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài chính của nước ta, thị trường ngânhàng cũng đã có nhiều khởi sắc, đánh dấu bước phát triển mới cả về chất lẫn về lượngcủa hệ thống ngân hàng Việt Nam Tuy nhiên, với đặc thù của một lĩnh vực kinhdoanh đầy nhạy cảm, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả trực tiếp và gián tiếp, rủi rongân hàng lớn là yếu tố không thể tránh khỏi và có khả năng trở thành nguy cơ gâyảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường tài chính và nền kinh tế nói chung và sự pháttriển bền vững của các ngân hàng nói riêng

Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, hoạt động tín dụng luôn

là hoạt động sinh lời chủ yếu, tuy nhiên phần lớn rủi ro và mất an toàn cho ngân hàngđều phát sinh từ đây Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá

và quản lý rủi ro hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có rủi rocao thì ngân hàng phải đối mặt với tình trạng mất tính thanh khoản gây ảnh hưởng xấuđến kết quả kinh doanh và uy tín của không chỉ riêng bản thân của đơn vị

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và quá trình toàn cầu hóakinh tế dẫn đến nhu cầu giao dịch của cá nhân ở trong nước và quốc tế ngày càng mởrộng Đây chính là điều kiện, là cơ hội cho các ngân hàng thương mại có thể khai thácthị trường tiềm năng này để phát triển tín dụng đối với khách hàng cá nhân Mặc dùlượng tiền vay của mỗi cá nhân nhỏ hơn nhiều so với các doanh nghiệp, tuy nhiên, vớitổng lượng tiền của nhiều cá nhân lại lớn và phân tán bởi các món cho vay nhỏ lẻ, chiphí nghiệp vụ cao, địa bàn hoạt động rộng, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thunhập khách hàng, điều kiện thời tiết, tư cách khách hàng…nên rủi ro đối với hoạt độngtín đụng cá nhân luôn luôn tiềm ẩn và là thách thức không nhỏ đối với bất cứ tổ chứctín dụng nào

Thực tiễn hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chinhánh Huế thời gian qua cho thấy rủi ro tín dụng đã được xác định, đo lường, đánh giá

và kiểm soát nhưng vẫn còn những bất cập Chính vì vậy, đòi hỏi ngân hàng cần phảinâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể nhữngnguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đãTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngo ại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệuquả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế

- Mục tiêu cụ thể:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng

+ Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế

+ Phân tích các nhân tố gây ra rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàngVietcombank chi nhánh Huế để tìm ra những nguyên nhân chủ quan và khách quangây ra rủi ro thông qua việc phỏng vấn cán bộ tín dụng và khách hàng cá nhân

- Dựa trên những biện pháp quản trị rủi ro tín dụng đã được áp dụng tại Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế, đề xuất một số giải pháp nhằmhoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng và hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng

cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Huế

+ Đối tượng điều tra: Cán bộ tín dụng và khách hàng cá nhân hiện đang vay vốncủa Ngân hàng Vietcombank- Chi nhánh Huế

- Ph ạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận và thựctiễn về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàngVietcombank chi nhánh Huế

- Phạm vi không gian: Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế

- Phạm vi thời gian: Thu thập thông tin và dữ liệu qua 3 năm 2013-2015 Đề tàinghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 5/2017

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

* Dữ liệu thứ cấp:

- Các loại thông tin cần thu thập: Lý thuyết về những rủi ro tín dụng ngân hàng.Thông tin về ngân hàng Vietcombank: Lịch sử phát triển của Vietcombank, tình hìnhhoạt động kinh doanh của Vietcombank

- Nguồn thu thập: Báo cáo khoa học, luận văn và các giáo trình có liên quan,Internet, từ ngân hàng Vietcombank cung cấp,…

- Cách thu thập: Báo cáo của Vietcombank, thư viện, trung tâm học liệu, sáchbáo, thông qua các thông tin trên Internet

* Dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp nhân viên tín dụng cá nhân và khách

Do tính chất p q 1, vì vậy p q. sẽ lớn nhất khi p q 0, 5nên p q  0, 25 Tatính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% và sai số cho phép là 9% Lúc đó mẫu ta cần chọn sẽ

có kích cỡ:

2 2

1180.09

Ta chọn cỡ mẫu khoảng 120 là phù hợp Ngoài ra, để dự trù những bảng hỏikhông phù hợp hoặc thiếu sót thông tin, tổng số phiếu phát ra sẽ là 130 bảng hỏi

Phương pháp điều tra:

Tiến hành nghiên cứu sơ bộ được sử dụng bằng phương pháp định tính đểphỏng vấn chuyên sâu trực tiếp cán bộ tín dụng và khách hàng đang vay vốn tại Ngânhàng Vietcombank Từ đó tìm hiểu và khai thác các thông tin liên quan đến đề tài làm

cơ sở thiết lập bảng câu hỏi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

Sau khi có bảng câu hỏi tiến hành nghiên cứu chính thức, bước này sử dụngphương pháp định lượng bằng cách thu thập bảng câu hỏi cho mẫu được lựa chọn đểlấy số liệu trên các mẫu điều tra đã được lựa chọn.

Với tổng thể khách hàng tham gia dịch vụ cho vay tín dụng của ngân hàng và thờigian nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp khách hàng dự kiến kéo dài trong 3 tuần thì số liệuđược ngân hàng cung cấp là khoảng 350 khách hàng sẽ tham gia các hoạt động như: lập

hồ sơ vay mới, trả tiền lãi phát sinh, trả gốc và các nghiệp vụ phát sinh

Với số mẫu dự kiến là 120 mẫu Tôi tiến hành phương pháp chọn mẫu theobước nhảy k, do đó ta có được k = 350/1203 Như vậy cứ cách 3 khách hàng thìphỏng vấn 1 người

Với số bảng hỏi phát ra là 130 bảng, thu về được 130 bảng hỏi Sau đó kiểm tralại và tiến hành xử lý số liệu

- Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu:

+ Tổng hợp, so sánh dựa vào các dữ liệu thứ cấp thu thập được

+ Dữ liệu thu thập được xử ký bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.0

+ Kiểm tra độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Anpha

+ Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: biểu đồ, bảng biểu, hình vẽ diễn tả cácnguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế

+ Phân tích nhân tố khám phá EFA để làm cơ sở xử lý hồi quy

+ Phân tích hồi quy các nguyên nhân tác động đến rủi ro của khách hàng cá nhân

5 Kết cấu của luận văn

Căn cứ những vấn đề trên bố cục của đề tài gồm:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, luận văn được kết cấuthành 03 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học về quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá

nhân của Ngân hàng thươngmại.

Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Huế.

Chương 3: Định hướng phát triển và một số giải pháp nhằm nâng cao công tác

quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại

Thương Việt Nam chi nhánh Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Những vấn đề lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng

1.1.1 Tín dụng

1.1.1.1 Khái niệm

- Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay(ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp vàcác chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụngtrong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vôđiều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán [1]

- Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, vốn huyđộng để cấp tín dụng

- Cấp tín dụng là việc các tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụngmột khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, chothuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ khác

- Hoạt động chuyển nhượng sử dụng vốn này kèm theo chi phí và phát sinhrủi ro

1.1.1.2 Điều kiện vay vốn

Quản trị tín dụng phải thể hiện được các nguyên tắc phù hợp với bản chất tíndụng, đó là:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

Để bảo đảm nguyên tắc vay vốn, khách hàng phải thỏa mãn một số điềukiệnnhất định, đó là:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo qui định của pháp luật

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

- Có dự án đầu tư, phương án SX- KD, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự

án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp qui định của pháp luật

- Thực hiện các qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của luật pháp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

1.1.1.3 Phân loại tín dụng

* Căn cứ theo mục đích

- Cho vay công nghiệp và thương mại: loại vay giúp doanh nghiệp trang trải cácchi phí trong sản xuất

- Cho vay nông nghiệp: loại vay nhằm hỗ trợ nông dân trong sản xuất

- Cho vay để đầu tư, kinh doanh bất động sản: gồm các khoản cho vay xây dựngngắn hạn; dài hạn tài trợ cho việc mua đất canh tác, nhà cửa và bất động sản khác

- Cho vay cá nhân: là loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân

- Cho vay với các tổ chức tài chính: là loại tín dụng dành cho tín dụng Ngânhàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác

- Tài trợ thuê mua: tín dụng Ngân hàng mua thiết bị, máy móc… cho kháchhàng thuê

- Cho vay khác: gồm các loại không xếp hạng trên và các khoản cho vay kinhdoanh chứng khoán

* Căn cứ theo thời hạn cho vay

- Cho vay ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm và được sử dụng để

bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp; phục vụ nhu cầu tiêudùng cá nhân và hộ gia đình

- Cho vay trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm và

sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới trang thiết

bị, mở rộng sản xuất và xây dựng công trình vừa và nhỏ có thời hạn thu hồi vốnnhanh

- Cho vay dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, đáp ứng cho nhu cầuđầu tư dài hạn như: xây dựng cơ bản (nhà xưởng, dây chuyền sản xuất…), xây dựng

cơ sở hạ tầng (đường xá, cảng biển, sân bay…), cải tiến và mở rộng sản xuất có quy

mô lớn

* Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

- Cho vay không có bảo đảm: là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp haykhông có bảo lãnh của người thứ ba

- Cho vay có bảo đảm: là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnhcủa người thứ ba

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

- Cho vay theo dự án đầu tư: TCTD cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự ánđầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

- Cho vay hợp vốn: Một nhóm TCTD cùng cho vay đối với một dự án hoặcphương án vay vốn của khách hàng Trong đó có một TCTD làm đầu mối dàn xếp,phối hợp với TCTD khác Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của cơ chếnày và quy chế đồng tài trợ của TCTD do Thống đốc NHNN ban hành

- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, TCTD và khách hàng xác định, thỏa thuận sốlãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trongthời gian cho vay

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: TCTD cam kết đảm bảo sẵn sàngcho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định TCTD và kháchhàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạnmức tín dụng dự phòng

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: TCTD chấp thuận bằng văn bản cho phépkhách hàng chi vượt trên tài khoản thanh toán của khách hàng để chi tiêu cho các hoạtđộng mà pháp luật không cấm

- Cho vay mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu

- Cho vay có bảo đảm bằng số dư tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm hoặc giấy tờ

có giá do các TCTD phát hành

- Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quyđịnh, điều kiện hoạt động kinh doanh của TCTD và đặc điểm của khách hàng vay

1.1.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng

1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân được quy định tại Điều 3 Quy định vềphân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD của Thông tư số NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN như sau: “Rủi ro tín dụng là tổn thất

02/2013/TT-có thể xay ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài dokhách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộnghĩa vụ của mình theo cam kết [2]

Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy

đủ cả gốc và lãi của các khoản vay, hoặc việc thanh toán nợ gốc và lãi vaykhông đúng hạn

Rủi ro tín dụng là vấn đề đặc biệt được quan tâm không chỉ ở phạm vi các ngânhàng mà còn trong toàn nền kinh tế

Rủi ro tín dụng là một loại rủi ro do sự suy giảm về khả năng trả nợ của cáckhách hàng Giảm giá trị của khoản cho vay tín dụng không chỉ bao gồm việc không trảđược nợ của khách hàng tăng lên mà còn dẫn đến thị trường vốn định giá khả năng tíndụng của công ty qua mức lãi suất cao hơn đối với các công cụ nợ do công ty phát hành,hoặc là việc giảm giá của các cổ phiếu, hoặc làm giảm cấp các đại lý

Đây cũng chính là việc định giá về chất lượng của các công cụ nợ mà các công

ty phát hành

Rủi ro tín dụng rất nguy hiểm, khi một vài khách hàng quan trọng không trảđược nợ có thể gây nên những khoản lỗ lớn cho ngân hàng và có thể dẫn ngân hàngđến tình trạng mất khả năng thanh khoản

1.1.2.2 Thành phần rủi ro

Rủi ro gồm 03 yếu tố:

- Xác suất xảy ra (Probability): khả năng có thể xảy ra trong một thời gian nhấtđịnh Bản chất của rủi ro là không chắc chắn, nếu chắc chắn (xác suất bằng 0% hoặc100%) thì không gọi là rủi ro

- Khả năng ảnh hưởng đến đối tượng (Impacts on objectives): Có những rủi ro

có thể mang lại những tổn thất về mặt tài chính khá lớn nhưng ngược lại, cũng cónhững rủi ro có mức độ nghiêm trọng là nhỏ Để đo lường mức độ nghiêm trọng củarủi ro, người ta thường cố gắng lượng hóa bằng tiền và sử dụng một đơn vị tiền tệ nhấtđịnh nào đó

- Thời lượng ảnh hưởng (Duration): rủi ro xảy ra có thể chỉ ảnh hưởng thức thờitại thời điểm xảy ra rủi ro, cũng có thể ảnh hưởng trong suốt thời gian dài sau đó

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

1.1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng

Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chiathành các loại sau:

- Rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro danh mục (Portfolio risk) và rủi ro giao dịch(Transaction risk)

Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh

do những hạn chế trong quản lý, đánh giá danh mục vay của Ngân hàng và được phân rahai loại là rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập trung (Concentration risk)

+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của mỗi chủ thể đivay hoặc ngành kinh tế

+ Rủi ro tập trung là trường hợp Ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều đối vớimột số khách hàng hoạt động trong cùng một ngành, một lĩnh vực kinh tế hoặc mộtvùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao

Rủi ro giao dịch: là hình thức rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là donhững hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủi

ro giao dịch gồm có 3 thành phần: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ

+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến thẩm định và phân tích tín dụng

+ Rủi ro bảo đảm xuất phát từ các tiêu chuẩn bảo đảm

+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến quản trị hoạt động cho vay

Nếu căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro tín dụng được chia thànhcác loại:

- Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn (rủi ro đọng vốn): Đó là khi khách hàng viphạm thời hạn trả nợ vay theo hợp đồng tín dụng dẫn đến ngân hàng bị tổn thất trongviệc thu hồi vốn vay

- Rủi ro không có khả năng trả nợ: là rủi ro xảy ra khi khách hàng đi vay mất khảnăng chi trả Do vậy ngân hàng phải thanh lý tài sản đảm bảo khoản vay để thu nợ

1.1.2.4 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Có 04 nguyên nhân cơ bản gây ra rủi ro tín dụng: nguyên nhân khách quan từbên ngoài (từ phía nền kinh tế và quản lý Nhà nước), nguyên nhân chủ quan từ phíaNHTM, nguyên nhân từ phía khách hàng và nguyên nhân từ các bảo đảm tín dụng tạonên [3]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan

- Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định

Khi nền kinh tế tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong xã hội có xuhướng tăng lên do đó thuận lợi cho hoạt động tín dụng.Tuy nhiên khi nền kinh tế xuấthiện những biến cố như lạm phát, giá cả tăng cao ở một số mặt hàng thiết yếu ảnhhưởng đến tổng cầu nền kinh tế thì hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập của kháchhàng vay sẽ sụt giảm tác động xấu đến khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng

- Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế

Quá trình hội nhập quốc tế là cơ hội phát triển cho các doanh nhiệp trong nướcsong bên cạnh đó là những thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế còn non kém củaViệt Nam Ở sân chơi này, nếu các doanh nghiệp không tự trang bị cho mình khả năngcung cấp hàng hóa có chất lượng, nâng cao lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng quảntrị tốt thì rủi ro sẽ xảy ra và sẽ tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế là tất yếu

- Rủi ro do ảnh hưởng của sự phát triển của các ngành liên quan

Một sản phẩm là kết tinh của quá trình sáng tạo, kết hợp của các ngành, lĩnhvực liên quan Bất cứ sản phầm nào đều có vòng đời riêng tùy thuộc vào quá trình vậnhành, quản lý khoa học, hợp quy luật kinh tế thị trường hay không Do đó, một khi có

sự biến động hay ảnh hưởng của giai đoạn suy thoái thì dự án dầu tư của khách hàng

sẽ dẫn đến thua lỗ tất yếu sẽ là gây nên khoản rủi ro cho ngân hàng

- Rủi ro do môi trường pháp lý không thuận lợi

+ Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội, Chính phủ,Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dướiluật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng Tuy nhiên,luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sứcchậm chạp và còn gặp nhiều vướng mắc bất cập như một văn bản về việc cưỡng chếthu hồi nợ Những văn bản đều có quy định: Trong những trường hợp khách hàngkhông trả được nợ, ngân hàng có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay Trên thực tế, cácngân hàng thương mại không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế,không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc kháchhàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảmbảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cúng nhiều các quy định khácTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

dẫn đến tình trạng ngân hàng thương mại không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tàisản tồn đọng.

+ Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng Nhà nướcHiện nay, bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra,kiểm tra, giám sát của NHNN đối với các NHTM chưa thật sự có hiệu quả:

+ Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một

số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới thanh tra còn chưa nắm bắt kịp thời

+ Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát còn lạc hậu, chậm được đổimới, hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năngngăn chặn, phòng ngừa rủi ro và vi phạm

+ Hệ thống quản lý thông tin còn bất cập

Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanhnghiệp và ngân hàng Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của Ngân hàngNhà nước hoạt động đã quá một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rấtđáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hoạt động tín dụng nhưngchưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả,thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tracứu thông tin Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng vàkiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tươngxứng Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điềukiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thốngngân hàng

 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan

- Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay

Xuất phát từ cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng:

+ Cán bộ vi phạm đạo đức kinh doanh Đạo đức của cán bộ tín dụng là mộttrong những yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng Một cán bộhạn chế về năng lực có thể được bồi dưỡng, nhưng một cán bộ chưa đạt được chuẩnmực đạo đức nghề nghiệp cần thiết mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật sự nguy hiểmkhi được bố trí trong công tác tín dụng

+ Do cán bộ ngân hàng yếu kém về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không thấyđược năng lực của khách hàng, không thẩm định kỹ về khách hàng trước khi cho vayTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

dẫn đến việc cho vay khống, cho vay không đúng mục đích, thẩm định dự án đầu tư,phương án kinh doanh không chính xác.

+ Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quytrình cho vay Định giá tài sản không đảm bảo, không chính xác hoặc không thực hiện đầy

đủ thủ tục pháp lý cần thiết Bên cạnh vấn đề đạo đức, năng lực, trình độ, kinh nghiệm củamột bộ phận cán bộ tín dụng hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu công việc

Xuất phát từ chính sách, quy trình tín dụng và sự vận dụng chính sách, quy trình tín dụng chưa nghiêm túc

+ Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào lợi nhuận ngân hàngnên khi cho vay quá chú trọng về lợi tức Hiện nay, chính sách tín dụng của các NHTMphần lớn đều chưa đạt tầm chiến lược,chưa theo nguyên tắc thị trường, thậm chí còn bịcuốn theo phong trào, khẩu hiệu phát triển kinh tế và theo chủ nghĩa thành tích

+ Các NHTM hầu như chưa xây dựng được chính sách tín dụng khoa học, phùhợp thể hiện được quan điểm và chiến lược riêng

+ Ngoài ra, các NHTM không có chiến lược phát triển rõ nét hay nói cách khácchưa quản trị về danh mục, cho vay tập trung quá nhiều vào một lĩnh vực theo lĩnh vực

sở trường

+ Chính sách tín dụng với vấn đề lãi suất vẫn còn khá nhiều bất cập

+ Mô hình thích hợp cho việc lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng để từ đóxác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũngnhư để trích lập dự phòng rủi ro hầu như chưa được các NHTM đầu tư xây dựng

+ Do sức ép cạnh tranh trong việc mở rộng thị phần tín dụng, do sự cạnh tranhcủa các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng cho vay nhiều hơn các ngân hàng khác,trong quá trình vận dụng không ít NHTM đã bỏ qua các bước của quy trình, hạ thấptiêu chuẩn đánh giá khách hàng, nên nảy sinh nhiều sai phạm: về điều kiện vay vốn, vềviệc lập hồ sơ vay vốn, về việc kiểm tra, quản lý nợ vay…

Xuất phát từ công tác thẩm định:

+ Hiện nay, công tác đánh giá uy tín của khách hàng chủ yếu dựa vào cảm tính

và chủ quan của các cán bộ nghiệp vụ, như dựa vào các quan hệ trong quá khứ: kháchhàng vay trả đúng hạn được xem là khách hàng có uy tín, còn đối với khách hàng mớiquan hệ thì chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng khi tiếp xúc vớikhách hàng, hoặc qua một số thông tin thu thập được

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

+ Công việc đánh giá khách hàng chỉ được thực hiện chủ yếu dựa vào việc phântích số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp.

+ Khi nhận một dự án, cán bộ thẩm định sẽ phải tiến hành thẩm định các khíacạnh như yếu tố thị trường, kỹ thuật, công nghệ và cả các yếu tố kinh tế, xã hội của dự

án Tuy nhiên, việc thẩm định dự án trong một môi trường thiếu thông tin như của ViệtNam là một thách thức lớn đối với các cán bộ thẩm định

Xuất phát từ tài sản đảm bảo:

+ Quản trị danh mục tài sản đảm bảo (TSĐB) là yêu cầu cần thiết trong công tácquản lý rủi ro tín dụng, và là mắt xích quan trọng trong quy trình cho vay thu hồi nợ, xử lýcác khoản nợ có vấn đề Tuy nhiên, việc giám sát, quản lý, đánh giá, phân loại, dự báo,cảnh báo về danh mục các TSBĐ chưa được làm thường xuyên, chưa có tính hệ thống màchỉ dừng ở mức kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, định kỳ đánh giá lại giá trị

+ Trên thực tế, trừ những động sản có giá trị lớn hàng tỷ đồng, các NHTM mớithuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn định giá, còn lại đa số việc định giá đều docác bên thỏa thuận, và như vậy cho thấy giá trị TSBĐ được định giá còn mang tínhchủ quan và thiếu tính khoa học

+ Ngoài ra, về phương pháp định giá đối với từng loại tài sản chưa được cácNHTM sử dụng một cách thích hợp Việc định giá tài sản đảm bảo là bất động sản, cổphiếu đều do cán bộ tín dụng tự định giá theo giá thị trường mà chưa có một bộ phậnchuyên định giá tài sản trước khi cho vay để lường trước những biến động thị trường

để dự báo mức giá trong tương lai

+ Tâm lý của cán bộ tín dụng (CBTD) hiện nay chủ yếu dựa vào TSBĐ để chovay nên sẽ làm giảm chất lượng thẩm định khoản vay nên sẽ không đánh giá chính xácđược hiệu quả và sự an toàn của khoản vay, dễ dẫn đến việc cho vay những dự án rủi

ro, khách hàng không uy tín

+Đối với vấn đề bảo hiểm tài sản, cán bộ tín dụng thường không chú ý đôn đốc,kiểm tra việc khách hàng có mua bảo hiểm đúng định kỳ để đến khi phương tiện bị tainạn, việc trục vớt, sửa chữa phải bỏ thêm rất nhiều vốn, gây khó khăn lâu dài về khảnăng thanh toán khoản nợ vay…

+Cơ chế pháp lý về bảo đảm tiền vay chưa rõ ràng, chịu sự điều chỉnh, chiphối của nhiều văn bản luật, dưới luật chồng chéo nhau, đặc biệt đối với TSBĐ làbất động sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

+ Cuối cùng là các vấn đề liên quan đến quá trình xử lý, phát mãi TSBĐ đã gâycản trở không ít cho các NHTM như: gặp khó khăn trước khi bán đấu giá tài sản; cácNHTM chưa có thực quyền trong việc bán, quản lý và khai thác tài sản thuộc quyền tiếpquản; xử lý tài sản mất nhiều thời gian, thủ tục còn quá nhiều kẻ hở….

Xuất phát từ thông tin tín dụng:

+ Các NHTM hiện nay chưa nhận được sự phối hợp hỗ trợ cung cấp thông tin

từ các cơ quan chức năng như cơ quan thuế, chi cục thống kê…

+ Bản thân các NHTM đôi khi cũng lệ thuộc khá nhiều vào các số liệu củakhách hàng cung cấp mà chưa chủ động tìm kiếm thông tin

+ Việc thu thập thông tin của mỗi ngân hàng về khách hàng, về ngành nghề, vềmôi trường kinh tế mà khách hàng đang hoạt động, về các văn bản luật mới được banhàng…Chưa được thực hiện một cách thường xuyên và có tính hệ thống

Xuất phát từ hoạt động kiểm soát nội bộ:

Hiện nay, các NHTM đều có bộ phận kiểm soát nội bộ, tuy nhiên, ở một số ngânhàng, bộ phận này chưa thật sự hoạt động có hiệu quả, nhất là tình trạng thiếu nhân sự,cũng như trình độ của cán bộ chưa đáp ứng cả về nghiệp vụ lẫn kinh nghiệm nên khôngthể phát hiện các sai phạm để có những khuyến cáo kịp thời nhằm chấn chỉnh và tư vấncho ban điều hành về những rủi ro tín dụng có thể xảy ra

 Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay

Nguyên nhân từ phía người đi vay là một trong những nguyên nhân chính gây

ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng Nhìn chung các nguyên nhân này ngân hàng có thểxác định được thông qua quá trình tìm hiểu, nắm vững “tình hình sức khỏe của kháchhàng” cả trước, trong và sau khi cho vay, tìm hiểu mục đích sử dụng tiền vay và hiệuquả của phương án sản xuất kinh doanh

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp:

Trong hoạt động kinh doanh, ngoài nguồn vốn tự có của mình, các doanhnghiệp luôn phải sử dụng một nguồn vốn bên ngoài, đó là vốn vay các NHTM Rủi rotín dụng xuất phát từ phía khách hàng là doanh nghiệp thường do:

+ Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng không được thực hiện đúng

+ Khách hàng không thật sự nỗ lực trong việc sử dụng vốn vay có hiệu quả.+ Khách hàng chưa có thiện chí trong vấn đề cung cấp thông tin đầy đủ vàchính xác cho ngân hàng để phục vụ cho việc cấp tín dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

+ Một bộ phận khách hàng không có thiện chí trong việc trả nợ.

+ Công tác quản lý, điều hành của một số các doanh nghiệp chưa thật sự hiệu quả.+ Sự hạn chế của đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp

+ Tình hình tài chính của hầu hết các doanh nghiệp thiếu sự minh bạch, trungthực, chưa đáp ứng yêu cầu

+ Công nghệ, quy trình sản xuất không tạo ra được những sản phẩm mang tínhcạnh tranh

+ Sự tác động của các nhân tố khách quan như môi trường pháp lý, môi trườngkinh tế - xã hội

+ Việc xây dựng và triển khai các phương án, dự án đầu tư sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp không khoa học, việc dự toán chi phí và xác định mức sản lượngkhông phù hợp Các thiệt hại doanh nghiệp phải gánh chịu do sự biến động của thịtrường cung cấp, thị trường tiêu thụ

- Đối với khách hàng là cá nhân:

Mặc dù quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng là cá nhân thủ tục đơngiản hơn nhiều so với khách hàng là doanh nghiệp, song thực tế số lượng khách hàng

cá nhân lại rất lớn nên việc tìm hiểu các nguyên nhân từ phía khách hàng cá nhân có ýnghĩa rất quan trọng

Với khách hàng cá nhân, nguyên nhân rủi ro có thể là:

+ Hoạt động kinh doanh không gặp thuận lợi, khả năng quản lý tình hình tàichính yếu kém

+ Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bị mất hoặc suy giảm do mất việc,chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao động

+ Cá nhân gặp những chuyện bất thường trong cuộc sống, vì vậy, họ phải sửdụngmột số tiền lớn nên ảnh hưởng khả năng hoàn trả cho ngân hàng

+ Đạo đức cá nhân không tốt: cố tình lừa đảo ngân hàng, sử dụng vốn sai mụcđích, khách hàng cố tình chây ỳ, kéo dài thời gian trả nợ

 Nguyên nhân từ các đảm bảo tín dụng

Khi thực hiện hoạt động tín dụng vay vốn tại ngân hàng, khách hàng phải có tàisản đảm bảo (tài sản thế chấp) để cầm cố vay vốn Tuy nhiên, do sự biến động của nềnkinh tế, giá trị tài sản đảm bảo có thể thay đổi theo chiều hướng bất lợi hoặc có lợi phụthuộc vào đặc tính của tài sản và thị trường giao dịch các tài sản đó, làm cho tài sản cóthể lên giá hoặc xuống giá

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

Nguyên nhân xảy ra rủi ro có thể là:

- Tài sản đảm bảo mất giá: tài sản có thể có giá trị cao tại thời điểm định giá,nhưng sau thời gian vay vốn có thể bị mất giá do sự biến động của nền kinh tế, do cáctác động như thiên tai, hạn hán làm cho tài sản mất giá hoặc không còn giá trị

- Tài sản đảm bảo không thể chuyển nhượng: một số trường hợp khách hàngvay vốn đã thế chấp tài sản không thuộc sở hữu của người có nghĩa vụ và cũngkhông thuộc sở hữu của người thứ ba, những tài sản không chính chủ hay tài sảnbất động sản nằm trong kế hoạch quy hoạch của nhà nước chưa được công bố chínhthức tại thời điểm cầm cố, làm cho tài sản không thể chuyển nhượng khi ngân hàngtiến hành thanh lý

- Tài sản đảm bảo không được chấp nhận trên thị trường hiện tại tùy thuộc vàothị trường giao dịch tài sản tại thời điểm thanh lý tài sản

1.1.3 Quản trị rủi ro tín dụng

1.1.3.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro được coi là hoạt động trọng tâm trong các tổ chức tài chính ngân hàng bởi kiểm soát và quản lý rủi ro chặt chẽ đồng nghĩa với việc sử dụng mộtcách có hiệu quả nguồn vốn huy động Quản trị rủi ro là một nhu cầu tất yếu đặt ratrong quá trình tồn tại và phát triển của NHTM

-Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chính sách và biệnpháp quản lý tín dụng nhằm đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững

Mục đích chung nhất của quản trị rủi ro tín dụng là đảm bảo rủi ro trong phạm

vi ngân hàng có thể chấp nhận được Mà mục đích này phụ thuộc vào mục đích hoạtđộng của ngân hàng là tối đa hoá giá trị mà ngân hàng hi vọng được xác định trongđiều kiện biến động của môi trường kinh doanh

Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những nội dung quản trị rủi ro của NHTMbao gồm: những đánh giá mức độ rủi ro, thực thi những giải pháp quản trị hạn chế khảnăng xảy ra rủi ro Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng gắn chặt với hoạtđộng của cấp tín dụng

Hiện nay vẫn có sự phân biệt chưa rõ ràng giữa quản trị và quản lý rủi ro tíndụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Quản lý rủi ro tín dụng được hiểu là: việc

tổ chức, điều khiển và thực hiện các hoạt động, các quy trình liên quan đến việc cấp tíndụng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất mà ngân hàng cóTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

thể chấp nhận được Công tác quản lý này được thực hiện ngay từ khi xem xét hồ sơxin vay vốn, thẩm định khách hàng, ký kết hợp đồng tín dụng và việc thực hiện giảingân và kiểm soát khi cho vay đến việc thu nợ và xử lý nợ quá hạn Đó cũng khôngphải là một vấn đề dễ dàng thực hiện.

1.1.3.2 Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro tín dụng

Để hạn chế những rủi ro phải làm tốt từ khâu phòng ngừa cho đến khâu giảiquyết hậu quả do rủi ro gây ra, cụ thể như:

Dự báo, phát hiện rủi ro tiềm ẩn: phát hiện những biến cố không có lợi, ngănchặn các tình huống không có lợi đã và đang xảy ra và có thể lan ra phạm rộng Giảiquyết hậu quả rủi ro để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của ngân hàng.Đây là quá trình logic chặt chẽ Do đó, cần có quản trị để đảm bảo tính thống nhất

Phòng chống rủi ro được thực hiện bởi các nhân viên, cán bộ lãnh đạo ngânhàng Trong ngân hàng, nhân viên có suy nghĩ và hành động khác, có thể trái ngượchoặc cản trở nhau Vì vậy, cần phải có quản trị để mọi người hành động một cáchthống nhất

Quản trị đề ra những mục tiêu cụ thể giúp ngân hàng đi đúng hướng Phải có kếhoạch hành động cụ thể và hiệu quả phù hợp với mục tiêu đề ra

1.1.3.3 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng

Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng dựa trên hàng loạt các nguyên tắc, sau đây làmột số nguyên tắc cơ bản [4]

- Chấp nhận rủi ro: bản thân hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro, vì vậymột trong những nguyên tắc của ngân hàng là chấp nhận rủi ro Rủi ro là sự hiện hữukhách quan trong hoạt động tín dụng ngân hàng, ngân hàng phải biết chấp nhận rủi rocho phép nếu như mong muốn một mức thu nhập phù hợp Bởi muốn loại bỏ hoàntoàn rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là điều không thể.Đây là một xu thế tấtyếu của nền kinh tế thị trường.Việc chấp nhận mức độ, loại bỏ rủi ro tín dụng nàochính là điều kiện quan trọng để điều tiết những tác động tiêu cực của chúng trong quátrình quản trị rủi ro tín dụng

- Điều hành rủi ro cho phép: ngân hàng phải tính toán khả năng gánh chịu rủi rocủa mình để thực hiện việc cấp tín dụng cho phù hợp.Không cấp tín dụng cho nhữngmón vay không có khă năng khống chế và kiểm soát

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

- Quản lý độc lập các rủi ro tín dụng riêng biệt: các rủi ro trong ngân hàng làđộc lập nhau chính vì vậy phải có biện pháp quản lý riêng rẽ, không được gộp các rủi

ro để đưa ra cùng một phương pháp điều hành Cùng một loại rủi ro nhưng phải đượcsắp xếp, phân loại và quản lý theo từng nhóm nhằm phù hợp với yêu cầu quản lý vàtuân theo quy định của pháp luật

- Phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập: thu từ hoạt động tíndụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng chính vì vậy không ít ngân hàng đã chạytheo mục tiêu lợi nhuận mà mắc sai sót trong việc quản trị rủi ro Nguyên tắc này lànền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro tín dụng Các ngân hàngtrong quá trình hoạt độngcủa mình chỉ được phép chấp nhận các loại, mức độ rủi ro tín dụng mà thiệt hại khichúng xảy ra không được cao quá mức thu nhập phù hợp Có nghĩa rằng, tất cả cácloại rủi ro có mức độ rủi ro cao hơn mức độ thu nhập mong đợi cần phải được loại bỏ

- Phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính: giá trị thiệt hại

mà ngân hàng mong muốn từ những khoản rủi ro tín dụng phải phù hợp với phần vốn

mà ngân hàng có thể trích lập dự phòng cho những thiệt hại do chúng gây ra Đây lànguyên tắc hết sức quan trọng vì khi rủi ro tín dụng xảy ra nó kéo theo sự thiệt hạithu nhập, giảm tiềm năng lợi nhuận và nhịp độ phát triển ngân hàng trong tương lai

- Hiệu quả kinh tế: mục đích cơ bản của việc quản trị rủi ro tín dụng là điều tiếtnhững tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng khi xảy ra Cùng với điều này, chi phí củangân hàng bỏ ra điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do những rủi ro tín dụng ngânhàng có khă năng xảy ra và thậm chí ở mức độ giá trị cao nhất khi chúng xảy ra

- Phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng: hệ thống quản trị rủi ro tín dụngcần phải được dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược phát triển cũngnhư các chính sách điều hành từng hoạt động riêng biệt của ngân hàng Điều này sẽ tạo

sự phát triển đồng đều, hiệu quả, an toàn và bền vững trong hoạt động của ngân hàng

1.1.3.4 Nội dung hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

- Hoạch định phương hướng và các kế hoạch phòng chống rủi ro Phươnghướng nhằm vào việc dự đoán, xác định rủi ro có thể xảy đến từ đâu? Trong nhữngđiều kiện nào?Xảy ra vào lúc nào?Diễn tiến như thế nào?Nguyên nhân? Hậu quả?,phương hướng tổ chức phòng chống rủi ro Kế hoạch chỉ ra các mục tiêu cụ thể cầnđạtđược: ngưỡng an toàn cần đạt được, khu vực không được phép để xảy ra sai sót, mức

độ sai sót có thể chấp nhận được

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

- Tổ chức các cơ cấu tổ chức và xác định công việc cụ thể cần làm: tham giaxây dựng các quy trình nghiệp vụ, các cơ cấu kiểm soát phòng chống rủi ro, phânquyền hạn và trách nhiệm từng nhân viên cụ thể Lựa chọn sử dụng những công cụ, kỹthuật phòng chống rủi ro sử dụng, tổ chức biện pháp phối hợp các cá nhân và các công

cụ, kỹ thuật nói trên, và khắc phục hậu quả rủi ro gây ra

- Lãnh đạo các nhân viên thực hiện các quy trình nghiệp vụ, áp dụng các công

cụ, kỹ thuật phòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu qủa do rủi ro gây ra mộtcách nghiêm túc

- Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phòngchống rủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm tàng, các sai sót khi thực hiệngiao dịch, các vụ lừa đảo, đánh giá hiệu quả của công tác phòng chống rủi ro Trên cơ

sở đó đề nghị các biện pháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống quản trịrủi ro tín dụng

1.1.3.5 Xây dựng và thực hiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Chính sách tín dụng, quy trình tín dụng không những được coi là các văn bảnchỉ đạo hoạt động và hướng dẫn hoạt động tín dụng hàng ngày, mà còn được coi làmột phương thức để quản trị rủi ro tín dụng đang được các ngân hàng triển khai hiệnnay Chính sách tín dụng, quy trình tín dụng giúp cho hoạt động phân tích tín dụngphát triển trong tầm kiểm soát Vì thông qua đó, hoạt động tín dụng được điều tiết từđịnh hướng phát triển, chính sách ứng xử đối với khách hàng, các bước thực hiệnnghiệp vụ tín dụng… theo đó chỉ ra trách nhiệm của từng người, từng bộ phận liênquan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng quy định những nguyên tắc cơ bản chung nhất của hoạtđộng tín dụng nhằm thống nhất hoạt động cấp tín dụng đối với các tổ chức và cá nhântrong khuôn khổ mức rủi ro hợp lý

Mỗi một ngân hàng có một chính sách tín dụng khác nhau phụ thuộc vào điềukiện thị trường, môi trường chính sách vĩ mô, tuy nhiên đều có những nội dung cơ bảnsau [5]:

- Chính sách tín dụng được xây dựng trên những cơ sở nhất định như: cácquy định của pháp luật, của NHTW về hoạt động tín dụng; định hướng chiến lượcdài hạn của ngân hàng; phương châm kinh doanh đảm bảo an toàn, hiệu quả và pháttriển bền vững

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

- Phân cấp quản lý ưu tiên khách hàng và đối tượng khách hàng theo từng vùngđịa lý theo chiến lược của ngân hàng Quy định những trường hợp khuyến khích, hạnchế cho vay, thận trọng trong cho vay, không cho vay.

- Xây dựng một chính sách tín dụng an toàn, hiệu quả và toàn diện với một hoặcmột số nhóm khách hàng Để ra quyết định quan hệ tín dụng đối với một đối tượngkhách hàng, ngân hàng phải phân tích tình hình khách hàng một cách toàn diện Phảicăn cứ vào danh mục tín dụng ngân hàng: loại tín dụng, kỳ hạn tín dụng, độ lớn tíndụng và chất lượng tín dụng

- Phân cấp thẩm quyền cho vay đến từng cán bộ tín dụng, không phải cán bộ tíndụng nào cũng được phụ trách và quản lý các khoản vay với mức dư nợ cao, nhà quản lýphải sắp xếp và phân loại đội ngũ cán bộ tín dụng theo nhóm và phân cấp hạn mức chocán bộ tín dụng Mặt khác, phân cấp hạn mức tới từng đơn vị, tùy vào khả năng và tìnhhình hoạt động của từng đơn vị mà phân cấp hạn mức cho phù hợp

- Quy trình xử lý công việc, phân cấp chịu trách nhiệm trong công việc và báocáo thông tin trong nội bộ phòng tín dụng

- Quy trình tiếp nhận, kiểm tra và ra quyết định đối với đơn xin vay của kháchhàng Quy trình thẩm định phải đảm bảo tính khoa học đồng thời hạn chế được rủi ro

- Danh mục các loại tài sản có thể chấp nhận làm tài sản đảm bảo và những loạitài sản không được ngân hàng chấp nhận làm tài sản đảm bảo

* Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

- Nhận dạng rủi ro: Là một bước đầu tiên để có một chu trình quản trị rủi ro tíndụng Nhận dạng rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo, tìm ra nguyên nhân rủi ro và

dự đoán tổn thất tiềm năng

- Đánh giá rủi ro: tiến hành đánh giá, phân loại khách hàng và xếp hạng tíndụng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, từ đó phân loại nợ và trích lập

dự phòng

- Phân tích rủi ro: lượng hoá mức độ rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt,tính toán để dự báo mức độ thiệt hại nếu rủi ro xảy ra nhằm xây dựng chính sách tíndụng phù hợp cho từng đối tương vay giúp cho lãnh đạo ngân hàng điều hành chỉ đạo

- Ra quyết định kiểm soát

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

- Giám sát và xem lại: giám sát hàng ngày đối với lĩnh vực có rủi ro cao và dựbáo các rủi ro tiềm năng, lập dự phòng ngay từ giai đoạn đầu Định kỳ xem lại chiếnlược quản trị rủi ro.

* Phân loại, đánh giá khách hàng và xếp hạng tín dụng

Một cơ chế hoạt động quan trọng của ngân hàng chính là cơ chế sàng lọc, qua

đó lựa chọn khách hàng tốt để cho vay Việc phân loại khách hàng thường được thựchiện thông qua các mô hình đánh giá mức độ rủi ro tín dụng Các mô hình này rất đadạng gồm có mô hình định tính và mô hình định lượng

Thực chất của việc xếp hạng tín dụng là mô hình lượng hoá rủi ro Mô hình nàyvừa khắc phục được phương thức truyền thống là sử dụng định tính để đánh giá khoảnvay đồng thời cho phép xử lý nhanh chóng các đơn xin vay, giảm chi phí, đảm bảotính khách quan, góp phần tích cực vào việc kiểm soát rủi ro tín dụng

Xếp hạng tín dụng là việc chấm điểm rủi ro tín dụng của khách hàng, việc đánhgiá mức độ rủi ro hiện tại, dự đoán rủi ro tiềm tàng để đưa ra biện pháp phòng ngừa,đảm bảo tín dụng, thực hiện việc trích lập dự phòng đối với từng khách hàng, đáp ứngyêu cầu phân loại xếp hạng khách hàng theo chỉ đạo của NHNN

Quy trình xếp hạng tín dụng bao gồm các bước sau:

- Đánh giá tín nhiệm của người vay dựa vào các chỉ tiêu định lượng

Mô hình xếp hạng định lượng thường được sử dụng để đánh giá khách hàng căn

cứ vào báo cáo tài chính của khách hàng Một số các chỉ tiêu tài chính các ngân hàngthường dùng để đánh giá phân tích tình hình tài chính của khách hàng

Bảng 1.1: Một số nhân tố định lượng để xếp hạng khách hàng

Quy mô hoạt động Mức vốn và tài sản ròng

Sự an toàn Tỷ số thanh toán ngắn hạn, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số

thanh toán tức thời

Khả năng tạo lợi nhuận Lợi nhuận trên tổng tài sản, lợi nhuận hoạt động kinh

doanh, hệ số hoàn trả lãi vayCác nhân tố khác Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận

Nguồn: Chính sách tín dụng VCB

- Điều chỉnh kết quả đánh giá dựa trên các nhân tố định tính

Do dữ liệu tài chính dịnh lượng không đủ để đo lường chính xác tín nhiệmTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

của khách hàng, phân tích định tính phải được sử dụng để thực hiện điều chỉnh cầnthiết Nhân tố định tính có thể được biểu hiện dưới dạng điểm số hoặc thứ hạng,dựa trên đánh giá định lượng và được điều chỉnh tăng giảm để phản ánh các nhân tốđịnh tính.

Mỗi tổ chức tài chính nên chọn một mô hình thích hợp nhất cho mình, cócân nhắc tới các ưu điểm và nhược điểm liên quan đến rủi ro cho danh mục chovay của mình

* Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng

để xử lý rủi ro tín dụng trong hoại động ngân hàng (sau đây được gọi tắt là Thông

tư số 02) cho phép phân loại nợ theo phương pháp ‘định lượng’ được quy định tạiđiều 6 và còn cho phép các tổ chức tín dụng có đủ khả năng và điều kiện thựchiện và phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo phương pháp ‘định tính’được quy định tại điều 11 nếu được NHNN chấp thuận bằng văn bản

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

- Phương pháp định lượng (theo điều 10)

Bảng 1.3: Phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

theo phương pháp định lượng

Tỷ lệ trích lập

- Các khoản nợ quá hạn < 90 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo thời hạn

nợ đã cơ cấu lại

5%

Nhóm 3:

Nợ dưới tiêu

chuẩn

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn < 90ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại

20%

Nhóm 4:

Nợ nghi ngờ

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại

50%

Nhóm 5:

Nợ có khả

năng mất vốn

- Các khoản nợ quá hạn > 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn > 180ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại

- Phương pháp định tính (điều 11)

Phương pháp ‘định tính’ được Thông tư 02 cho phép áp dụng đối với ngân hàng

có đủ điều kiện Theo phương pháp này, nợ cũng được phân thành năm nhóm tươngứng như năm nhóm nợ theo cách phân loại theo phương pháp định lượng, nhưngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ, mà căn cứ trên hệthống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng và đượcNHNN chấp thuận Cụ thể:

Bảng 1.4: Phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Nợ cần chú ý

Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là có khảnăng thu hồi cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệukhách hàng suy giảm khả năng trả nợ

5%

Nhóm 3

Nợ dưới tiêu

chuẩn

Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá không

có khả năng thu hồi cả nợ gốc và lãi khi đến hạn

Các khoản nợ này được ngân hàng đánh giá là

Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là không

Ngu ồn: Chính sách tín dụng VCB

* Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Kết quả của việc quản trị rủi ro tín dụng thực chất là kết quả của việc thựchiện các biện pháp nhằm ngăn chặn khả năng rủi ro xảy ra đối với hoạt động tíndụng Các chuyên gia cho rằng, một số tài sản của ngân hàng đặc biệt là các khoảncho vay giảm giá hay không thể thu hồi được là biểu hiện của rủi ro tín dụng Dovốn chủ sở hữu của ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là nhỏ nên một tỷ lệ nhỏdanhmục cho vay có vấn đề sẽ có thể đẩy ngân hàng tới nguy cơ phá sản Một sốchỉ tiêu sau đây được sử dụng rộng rãi nhất trong việc đo lường rủi ro tín dụngngân hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

Nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đãquá hạn.

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghingờ), nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) được quy định tại điều 10 và điều 11 Thông

tư 02

Các khoản tín dụng có vấn đề là các khoản vay chưa đến hạn, chưa được xếpvào loại nợ quá hạn nhưng trong quá trình theo dõi, ngân hàng phát hiện thấy kháchhàng có những dấu hiệu không trả được nợ vay

Đây là các chỉ tiêu số tuyệt đối, các chỉ tiêu này càng cao thì mức độ rủi rotín dụng của ngân hàng càng lớn, việc quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng làchưa tốt

Các chỉ tiêu số tương đối rất quan trọng đo lường rủi ro tín dụng được sử dụng

để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng

Tỷ số giữa giá trị các khoản nợ quá hạn và/hoặc nợ xấu so với tổng dư nợ

Tỷ lệ các khoản nợ đã cơ cấu lại và/hoặc khoản xoá nợ ròng so với tổng dư nợ

Tỷ số giữa phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng dư nợ hay

so với vốn chủ sử hữu

Tỷ số giữa dự phòng tổn thất tín dụng được trích lập so với tổng dư nợ hay vớitổng vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ mất vốn = Tổng số vốn mất đã xoá trong kỳ / Dư nợ bình quân trong kỳ

Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay/ tổng tài sản

* Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng

Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng là một trong những nội dung quan trọng

để quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng Một ngân hàng có một cơ cấu tổ chứctốt, phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế sẽ tạo ra một phương thức hạn chế rủi

ro tín dụng tốt nhất Do đó, các ngân hàng luôn cơ cấu lại, sắp xếp lại bộ máy tổ chứctín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng

* Kiểm tra tín dụng

Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể làm suy yếu tình hình tàichính của một số công ty, cá nhân đang có dư nợ ở ngân hàng Các món nợ của các đốitượng khách hàng trên có thể sẽ trở thành nợ xấu Nhiệm vụ của cán bộ tín dụng phụtrách khoản vay phải có trách nhiệm theo dõi bám sát món vay mà mình quản lý, thựcTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

hiện kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ theo quy trình tín dụng Nội dung công táckiểm tra tín dụng bao gồm:

- Tiến hành kiểm tra định kỳ đối với các loại tín dụng

- Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thậntrọng, chi tiết như: lên kế hoạch trả nợ cho khách hàng, đảm bảo khách hàng khôngchậm trễ trong việc thanh toán nợ theo kế hoạch; kiểm tra chất lượng của tài sản dùnglàm bảo đảm tín dụng; kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, bảo đảmngân hàng có đủ thẩm quyền hợp pháp để sở hữu các tài sản bảo đảm tín dụng đối vớingười vay trước toà án nếu cần thiết; đánh giá điều kiện tài chính và những dự báonhững dấu hiệu thay đổi bất thường về mọi mặt của người vay, trên cơ sở đó xem xét lạinhu cầu tín dụng của người vay; đánh giá xem khoản tín dụng có tuân thủ chính sáchcho vay của ngân hàng và các tiêu chuẩn do cơ quan pháp lý đặt ra

- Kiểm tra thường xuyên những món vay lớn vì khi xảy ra rủi ro đối với nhữngmón vay lớn sẽ ảnh hưởng rất xấu tới tình hình tài chính của ngân hàng

- Tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống, hoặcnhững ngành nghề được ngân hàng cấp nhiều tín dụng đang có những vấn đề có thểgây ra rủi ro đối với ngân hàng

Việc xây dựng quy trình kiểm tra tín dụng là công tác quan trọng trong quản trịrủi ro tín dụng ngân hàng Tuy nhiên quy trình kiểm tra phải xây dựng như thế nào cho

có hiệu quả là một vấn đề hết sức quan trọng Một quy trình chặt chẽ nhưng quá rườm

rà phức tạp không phải là sự lựa chọn hợp lý mà phải đảm bảo tính hiệu quả và khảnăng thực thi Việc kiểm tra tín dụng sẽ giúp cho các nhà quản lý điều hành hoạt độngngân hàng hiệu quả hơn, có thể đánh giá chất lượng cán bộ tín dụng cũng như hiệu quảhoạt động cho vay của ngân hàng

cơ quan pháp luật Ngoài ra cần xây dựng thành phần xử lý, thẩm quyền xử lý và chế độlàm việc của bộ phận xử lý rủi ro đảm bảo tính công khai minh bạch và hiệu quả

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Một số biện pháp xử lý rủi ro tín dụng:

Một là: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đảo nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quáhạn, xoá nợ theo quy định của pháp luật Trong những trường hợp cần thiết, sau khixem xét hồ sơ khách hàng có thể miễn, giảm lãi đối với khách hàng vay vốn

Hai là: Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, nhận tài sản đảm bảo tiền vay để thaycho nghĩa vụ trả nợ, tự bán tài sản hay bán nợ cho tổ chức khác

Ba là: Trích lập các khoản dự phòng rủi ro tín dụng, sử dụng quỹ dự phòng tàichính để bù đắp tổn thất về tiền vốn, tài sản

Bốn là: Khởi kiện vụ án kinh tế, dân sự, lao động và hành chính tại toà án đểthu hồi nợ và tài sản

1.1.3.6 Các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng

Để có thể hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất, ngân hàng thường sử dụngcác biện pháp quản trị rủi ro tín dụng sau [6]:

* Sàng lọc và lựa chọn khách hàng

Sự lựa chọn đối nghịch trong thị trường cho vay đòi hỏi ngân hàng phải sànglọc và lựa chọn khách hàng vay Để hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng lựa chọn kháchhàng vay có triển vọng tốt ra khỏi những người vay có tiềm ẩn xấu

Muốn cho việc sàng lọc khách hàng vay có hiệu quả, ngân hàng phải tập hợp thôngtin tin cậy về khách hàng Trên cơ sở các thông tin thu thập được tiến hành tính điểm tíndụng, đánh giá xếp loại khách hàng có triển vọng tốt hay xấu để tiến hành cho vay Việcthu thập thông tin khách hàng có thể thực hiện từ nhiều nguồn như:

- Thông tin từ bản thân khách hàng vay thông qua thẩm định cho vay, kiểm traquá trình vay, sử dụng vốn vay, thực hiện nghĩa vụ nợ với ngân hàng thông qua kiểmtra định kỳ hoặc đột xuất

- Thông tin thu thập từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) và các

cơ quan hữu quan khác: cơ quan thuế, tài chính, kế hoạch đầu tư, kiểm toán…

- Thông tin từ các ngân hàng, các TCTD, các đối tác của khách hàng vay

- Thông tin từ chính quyền địa phương trên địa bàn khách hàng kinh doanh vềviệc chấp hành pháp luật trong kinh doanh

- Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng

Tóm lại dù cho vay đối với cá nhân hay tổ chức, ngân hàng cũng cần phải tinhtường trong việc lựa chọn khách hàng vay

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

* Theo dõi, giám sát sử dụng vốn vay

Để hạn chế khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng dụng vốnvào các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao, dẫn đến ít khả năng thanh toán,trong quá trình cho vay, nhân viên tín dụng phải thường xuyên kiểm tra đánh giá tìnhhình sử dụng vốn vay của khách hàng, vấn đề tuân thủ các điều khoản trong hợp đồngtín dụng, nếu khách hàng không tuân theo có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thihành những quy định của hợp đồng Điều này đòi hỏi việc soạn thảo hợp đồng tíndụng phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác và chặt chẽ

* Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Sự gắn bó chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng đem lại lợi ích cho cả hai

Để tạo ra sự gắn bó chặt chẽ này ngân hàng có thể nắm giữ những cổ phần trong cácdoanh nghiệp cho vay, đưa ra các hạn mức tín dụng cho khách hàng, theo đó ngânhàng cam kết cho khách hàng vay một lượng vốn nhất định vào một thời điểm nhấtđịnh trong tương lai, đổi lại định kỳ khách hàng cung cấp cho ngân hàng các thôngtin về tình hình thu nhập, về hoạt động kinh doanh, về tình hình tài sản cam kết này

có lợi cho cả hai phía: khách hàng thì yên tâm về khoản tín dụng sẽ có khi cần, còn

NH có thể giảm thiểu được các chi phí thu thập thông tin đánh giá khách hàng Đồngthời việc quản trị rủi ro tín dụng cũng trở nên dễ dàng và có hiệu quả hơn

* Bảo đảm tiền vay

Biện pháp bảo đam tiền vay hữu hiệu là dùng tài sản thế chấp Ngoài ra ngânhàng còn có thể yêu cầu khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng và giữ một khoản vốnvay tối thiểu Bằng cách đó ngân hàng có thể giám sát đối với người vay một cách cóhiệu quả hơn, đồng thời giúp tăng được khả năng hoàn trả, để bù đắp món vay bị tổnthất khi rủi ro xảy ra

Trang 38

Việc từ chối cho vay với khách hàng nhằm ngăn ngừa hiện tượng lựa chọn đốinghịch trong cho vay.

* Lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tạo ra nguồn bù đắp tổn thất cho nhân hàng khi

có rủi ro xảy ra Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được coi là một trong những biệnpháp quan trọng để tăng khả năng chống đỡ rủi ro tín dụng, giúp ngân hàng có thể ổnđịnh và phát triển hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra Mỗi mộtngân hàng đều phải trích lập rủi ro tín dụng đúng và đủ theo quy định của pháp luật

1.1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại

Từ lý thuyết nghiên cứu các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đối với Ngânhàng thương mại, tôi xây dựng mô hình được sử dụng trong đề tài này để tiến hànhnghiên cứu bằng bảng hỏi định lượng như sau:

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguyên nhân khách quan từ phía nền kinh

tế và các cơ quan quản lý Nhà Nước

Nguyên nhân chủ quan từ phía

các Ngân hàng thương mại

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Nguyên nhân từ các đảm bảo tín dụng

Rủi ro tín dụng đối vớingân hàng thương mại

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

1.2 Một số bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng thương mại trên thế giới

1.2.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Trung Quốc

Theo quy định của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (với tư cách là Ngân hàngTrung ương), bộ phận tín dụng của ngân hàng thương mại cần phải có quy trình kiểm tratrước, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin để phân loại, thiết lập và kịpthời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại; Chịu trách nhiệm về tính chân thực, tính chính xác,tính hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại đã cung cấp; Tiến hành phân loại sơ bộ tài sảntheo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại; Định kỳ báo cáo chobộphận quản lý rủi ro những thông tin phân loại của bộ phận tín dụng; Căn cứ vào kết quảphân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng có sự phân biệt trong quản lý đối vớitừng khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro [7]

Ngân hàng nhân dân trung Quốc đã ban hành hướng dẫn trích lập dự phòng tổn thấtcho vay số 98 (năm 2002) và công văn số 463 (năm 2005), yêu cầu các NHTM kiểm trađịnh kỳ đối với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng, dự kiến một cách hợp lý cáckhoản tài sản có khả năng phát sinh tổn thất và trích lập dự phòng giảm giá tài sản đối vớicác tài sản có khả năng phát sinh tổn thất như dự phòng tổn thất cho vay

Khi phân loại các khoản tín dụng, NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên khả năngtrả nợ và dòng tiền thuần, thiện chí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanhtoán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng…

Trong phân loại nợ, các NHTM Trung Quốc lấy việc đánh giá khả năng trả nợcủa khách hàng làm cốt lõi, xem thu nhập kinh doanh thông thường của khách hàng lànguồn vốn trả nợ chủ yếu, tài sản đảm bảo là nguồn vốn trả nợ thứ yếu Đối với khoảncho vay mới, ngân hàng xem xét lịch sử giao dịch, trạng thái uy tín của khách hàng vớingân hàng khác Nếu khách hàng vay là công ty mới thành lập chủ yếu xem xét lịch sửgiao dịch, uy tín cổ đông Lịch sử trả nợ của khách hàng có thể phản ánh tình trạng giahạn, quá hạn nợ vay của họ, đây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành phânloại các khoản tín dụng

Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại hệ thống ngân hàng nhằm nângcao chất lượng tín dụng và năng lực quản trị, điều hành Một trong những nỗ lực quantrọng đó là rót thêm vốn điều lệ cho các ngân hàng lớn, có năng lực tài chính tốt vàkhuyến khích họ cổ phần hoá, niên yết cổ phiếu ra công chúng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

1.2.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Thái Lan

Hệ thống ngân hàng Thái Lan đã có bề dầy hoạt động hàng trăm năm nhưngđứng trước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997- 1998 vẫn bị chaođảo Nhiều công ty tài chính và ngân hàng thương mại bị phá sản hoặc bị bắt buộc phảisáp nhập Tình hình đó buộc các ngân hàng Thái Lan phải xem xét lại toàn bộ chínhsách, cách thức, quy trình hoạt động ngân hàng, trong đó đặc biệt là hoạt động tíndụng, nhằm giảm thiểu rủi ro Đi đôi với việc đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng vàdịch vụ, xác định khách hàng, mục tiêu, chủ động tiếp thị khách hàng… một loạt thayđổi căn bản trong tín dụng đã được ngân hàng Thái Lan triển khai nhanh chóng và triệt

- Tương tự, tại Siam Commercial Bank (SCB) cũng đã xây dựng mô hình tổchức triển khai dịch vụ tín dụng theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm của ba bộphận: marketing khách hàng, bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định cho vay

Ngân hàng đã phân loại khách hàng theo từng nhóm khác nhau: khách hàng tiêudùng (chủ yếu), khách hàng kinh doanh, khách hàng cá nhân (giầu, nghèo…) từ đónhận rõ tính chất khác nhau làm cơ sở cho các bộ phận nói trên trong việc tiếp nhận vàgiải quyết hồ sơ, thẩm định và quyết định cho vay

* Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng

Các ngân hàng Thái Lan đã quan tâm và thực hiện triệt để các nguyên tắc tíndụng, đặc biệt là các thông tin về khách hàng phải được giải đáp thông qua một loạtcác câu hỏi về: tư cách khách hàng, mục đích khoản vay, nguồn trả nợ, năng lực quảntrị điều hành, hiệu quả kinh doanh, thực trạng tài chính của khách hàng, khả năng kiểmsoát khoản vay của ngân hàng….Để đáp ứng các câu hỏi trên, ngân hàng phải phântích tài chính trong đó rất coi trọng đến vòng chu chuyển dòng tiền và vòng thu hồiTrường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 06/10/2017, 10:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Website của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam http://www.vietcombank.com.vn/ Link
12. Website của Ngân hàng Nhà nước Việt nam http://www.sbv.gov.vn 13. Website của Ủy Ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huếhttp://www.thuathienhue.gov.vnTrường Đại học Kinh tế Huế Link
1. Hồ Diệu, 2011. Tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Khác
3. Phan Thị Thu Hà, 2013. Ngân hàng Thương mại. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Khác
4. Đào Thị Thanh Tú, 2014. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Tài chính Khác
5. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2009. Chính sách quản lý rủi ro của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Hà nội Khác
6. Thân Thị Thanh Thảo, 2010. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh. Đại học Đà Nẵng Khác
7. Phan Thị Linh, 2012. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng trên thế giới. Tạp chí Pháp lý Khác
8. Trịnh Bá Tửu, 2005. Phòng chống rủi ro tín dụng – Kinh nghiệm của các ngân hàng Thái Lan. Tạp chí ngân hàng, số chuyên đề năm 2005 Khác
9. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Huế, 2013-2015. Báo cáo tổng kết. Phòng Tổng hợp, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Huế Khác
10. Website của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: http:// www.vnba.org.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w