thay thế bột huyết tương truyền thống trong thức ăn chăn nuôi, sản phẩm được bổ sung vào trong thức ăn để giảm lượng vị khuẩn hoặc Virus còn tồn tại trong bột huyết tương, sản phẩm nhờ công nghệ độc quyền giúp hoạt hóa protein miễn dịch, tăng cường sức khỏe, giảm stress. Đặt biệt là kích thích tăng trưởng. mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*****************
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CHẾ PHẨM CTC-GRO TRONG THỨC ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG CỦA GÀ THỊT
Sinh viên thực hiện: LÊ TRẦN LƯƠNG Lớp: DH13TA
Ngành: Chăn Nuôi Niên khóa: 2013 – 2017
Tháng 08/2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*****************
LÊ TRẦN LƯƠNG
ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CHẾ PHẨM CTC-GRO TRONG THỨC ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG CỦA GÀ THỊT
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chăn nuôi
Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS DƯƠNG DUY ĐỒNG
Tháng 08/2017
Trang 3XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Lê Trần Lương
Tên luận văn: “ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm CTC-GRO trong thức ăn lên
tăng trưởng của gà thịt” Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên
hướng dẫn và ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày………
Giáo viên hướng dẫn
PGS TS Dương Duy Đồng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
CON VÔ CÙNG BIẾT ƠN
Công ơn cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, động viên con vượt lên khó khăn trong học tập để vươn lên trong cuộc sống Các anh em trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập
CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Ban Giám Hiệu trường ĐH Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Bộ Môn Dinh Dưỡng cùng toàn thể quý thầy, cô trường Đại học Nông Lâm
TP Hồ Chí Minh đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường
CHÂN THÀNH BÀY TỎ LÒNG BIẾT ƠN
PGS.TS Dương Duy Đồng đã hết lòng giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Th.S Nguyễn Văn Hiệp đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em hoàn thành khóa luận
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂNThí nghiệm “ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm CTCgro trong thức ăn lên
tăng trưởng của gà thịt” đã được thực hiện từ 06/10/2016 đến 18/11/2016 tại trại
Thực Tập Chăn Nuôi khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM Thí nghiệm được tiến hành theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố, trên 400 gà thịt Ross 308, có trọng lượng trung bình khoảng 45g/con, có 4 lô, mỗi lô 10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại có 10 con trong một ô chuồng Trong đó, lô I là lô đối chứng với khẩu phần thức ăn căn bản (TĂCB), lô II là lô TĂCB có bổ sung 0,015% CTCgro, lô III là lô thức ăn giảm chuẩn 2% năng lượng và axit amin (TĂGC) không có bổ sung,
và cuối cùng là lô IV lô TĂGC có bổ sung 0,015% CTCgro Mục tiêu là đánh giá sức tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thịt công nghiêp, thông qua việc bổ sung chế phẩm CTCgro vào khẩu phần thức ăn căn bản hay thức ăn giảm chuẩn Xát đinh hiệu quả của chế phẩm CTCgro lên quầy thịt và chất lượng thịt ức
Việc sử dụng thức ăn thấp hơn 2% năng lượng và axit amin đã làm tăng trọng tích lũy bình quân (2344,20 g/con) so với lô sử dụng thức ăn căn bản (2289,70 g/con),
sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê P > 0,05 Đồng thời khi bổ sung chế phẩm CTCgro trong thức ăn giảm 2% năng lượng và axit amin cũng đã làm cho tăng trọng tích lũy bình quân (2371,60 g/con) cải thiện hơn so với không bổ sung (2344,20 g/con)
Về khả năng sử dụng thức ăn cho thấy lượng thức ăn tiêu thụ ở lô TĂGC có
bổ sung CTCgro (103,77g/con/ngày) thấp hơn TĂCB (99,73 g/con/ngày) Sự khác biệt này là không có ý nghĩa về mặt thống kê P > 0,05 So sánh về hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các lô I, II, III và IV lần lượt 1,868 kgTA/kgTT; 1,805 kgTA/kgTT; 1,898 kgTA/kgTT và 1,875 kgTA/kgTT là tương đương và khác biệt là không có ý nghĩa P > 0,05 Nhưng khi xét về yếu tố CTCgro thì lô có bổ sung (1,8 kgTA/TT) thì cao hơn so với không bổ sung CTCgro Tuy nhiên, sự khác biệt này thì cũng không
có ý nghĩa P > 0,05
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Trang Tựa i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ix
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ x
DANH SÁCH CÁC HÌNH xi
Chương I MỞ ĐẦU 1
I Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu 2
1.2.1 Mục tiêu 2
1.2.2 Yêu cầu 2
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Sơ lược về cấu tạo và chức năng của bộ máy tiêu hóa ở gia cầm 3
2.2 Đặc điểm của bột huyết tương 5
2.3 Các thành phần tăng cường miễn dịch có trong huyết tương 5
2.3.1 Globulin miễn dịch 5
2.3.1.1 Cấu trúc phân tử của globulin miễn dịch 6
2.3.2 Tính đặc hiệu của phản ứng kháng nguyên-kháng thể 7
2.3.3 Chức năng của các kháng thể 9
2.3.3.1 Liên kết với kháng nguyên 9
2.3.3.2 Hoạt hóa bổ thể 9
2.3.4 Sự tổng hợp các globulin miễn dịch 10
2.3.5 Các loại globulin miễn dịch 10
2.4.1 Lactoferrin 11
2.5.1 Lysozyme 12
2.5.1.1 Chức năng của Lysozyme trong cơ thể 12
2.6.1 Cytokine 13
Trang 72.7.1 Yếu tố tăng trưởng 14
2.8.1 Yếu tố tăng trưởng giống Insulin – 1 (IGF – 1) 15
2.8.1.1 Chức năng của IGF – 1 15
2.9.1 Sơ lược về chế phẩm dùng trong thí nghiệm 16
2.9.1.1 Tổng quan về kĩ thuật hoạt hóa protein miên dịch bằng công nghệ immuTEINS® để tạo ra sản phẩm CTCgro 16
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 Thời gian và địa điểm 20
3.2 Nội dung nghiên cứu 20
3.3 Phương pháp nghiên cứu 20
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu 20
3.3.2 Bố trí thí nghiệm 20
3.4 Điều kiện thí nghiệm 21
3.4.1 Thức ăn 21
3.4.2 Chuồng trại và dụng cụ nuôi 27
3.4.3 Nuôi dưỡng và chăm sóc gà 28
3.4.4 Vệ sinh và công tác thú y 29
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi 30
3.5.1 Tăng trọng 30
3.5.2 Sử dụng thức ăn 30
3.5.3 Tỷ lệ nuôi sống 31
3.5.4 Các chỉ tiêu mổ khảo sát 31
3.5.5 Các tỷ lệ tính toán lúc mổ khảo sát 32
3.5.6 Phân tích hàm lượng vật chất khô và protein thô của thịt ức 32
3.6 Hiệu quả kinh tế 32
3.7 Xử lý số liệu 32
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 33
4.1 Tăng trưởng của gà 33
4.2 Tăng trọng tuyệt đối 35
4.3 Sử dụng thức ăn 37
4.3.1 Thức ăn tiêu thụ bình quân hàng ngày 37
4.3.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) 38
4.4 Khảo sát chất lượng quầy thịt 40
Trang 84.6 Hiệu quả kinh tế ở các lô thí nghiệm 43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
5.1 Kết Luận 46
5.2 Đề nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 49
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FCR Feed Conversion Ratio Hệ số chuyển biến thức ăn
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của chế phẩm 18
Bảng 2.2 Hàm lượng axit amin của chế phẩm sử dụng 19
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 21
Bảng 3.2 Công thức thức ăn cho gà thí nghiệm giai đoạn I 22
Bảng 3.3 Thành phần dưỡng chất (theo tính toán) giai đoạn I 23
Bảng 3.4 Công thức thức ăn cho gà thí nghiệm giai đoạn II 24
Bảng 3.5 Thành phần dưỡng chất (theo tính toán) giai đoạn II 25
Bảng 3.6 Công thức thức ăn cho gà thí nghiệm giai đoạn III 26
Bảng 3.7 Thành phần dưỡng chất (theo tính toán) giai đoạn III 27
Bảng 3.8 Lịch chủng ngừa cho gà 29
Bảng 4.1 Trọng lượng tích lũy bình quân của gà (g/con) 33
Bảng 4.2 Tăng trọng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn(g/con/ngày) 35
Bảng 4.3 Thức ăn tiêu thụ bình quân (FI) hàng ngày (g/con/ngày) 37
Bảng 4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn (kgTA/kgTT) 38
Bảng 4.5 Các chỉ tiêu chất lương quầy thit (% trọng lượng sống) của gà ở 42 ngày tuổi 40
Bảng 4.5 Hàm lượng vật chất khô và protein thô trong thịt ức từ gà thí nghiệm ở 42 ngày tuổi 41
Bảng 4.6 Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng cùa gà trong thí nghiệm 44
Trang 11DANH SÁCH BIỂU ĐỒBiểu đồ 4.5: Thể hiên hàm lượng vật chất khô và protein thô trong thịt ức của gà thí
nghiệm 43
Trang 12DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1: Sơ đồ các chuỗi của một kháng thể 6
Trang 13sử dụng bột huyết tương trong thức ăn gia cầm nói chung và trong thức ăn của gà thịt nói riêng có một số hạn chế như sau: giá thánh khá cao, có mối lo ngạivề mầm bệnh
như E coli Samonela, vi khuẩn (1000000 – 5000000 CFU/g) còn tồn tại trong bột
huyết tương, cũng như lượng protein chức năng được hoạt hóa rất thấp chỉ có 3 – 5%
Vì vậy, việc tìm ra sản phẩm có thể thay thế với tác dụng tương tự nhưng khắc phục được phần nào các hạn chế của bột huyết tương, góp phần làm tăng sức khỏe vật nuôi nuôi cũng như năng suất được cải thiện, đã thức đấy các nhà khoa học nhiên cứu các sản phẩm mới và đã đươc ứng dụng rộng rãi hiện nay trong chăn nuôi
Để làm rõ vấn đề trên, được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng Động Vật, khoa Chăn Nuôi – Thú Y, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cùng với sự hướng
dẫn của PGS.TS Dương Duy Đồng, chúng tôi tiến hành thí nghiệm: “ảnh hưởng của
bổ sung chế phẩm CTCgro trong thức ăn lên tăng trưởng của gà thịt”
Trang 141.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Đánh giá sức tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thịt công nghiệp thông qua việc sử dụng chế phẩm CTCgro vào khẩu phần thức ăn khác nhau qua các giai đoạn từ 0 – 42 ngày tuổi Xác định hiệu quả của CTCgro lên chất lượng quầy thịt
và sản lượng thịt ức
1.2.2 Yêu cầu
Thí nghiệm bổ sung chế phẩm CTCgro trong thức ăn nuôi dưỡng gà thịt (Ross 308) từ 0 – 42 ngày tuổi Thu thập số liệu liên quan đến tăng trọng, lượng thức ăn tiêu thụ, hệ số chuyển biến thức ăn, tỷ lệ nuôi sống, các chỉ tiêu chất lượng quầy thịt, tỷ
lệ thit ức và hiệu quả kinh tế của đàn gà nuôi thí nghiệm
Trang 15Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về cấu tạo và chức năng của bộ máy tiêu hóa ở gia cầm
Bộ máy tiêu hóa của gia cầm bao gồm khoang miệng, thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non (tá tràng, không tràng, hồi tràng), ruột già (manh tràng, trực tràng) và lỗ huyệt Do khoang miệng không có răng và ít tuyến nước bọt nên thức ăn đi nhanh qua khoang miệng hầu như không bị biến đổi mà đi nhanh xuống thực quản và được chứa ở diều Thực quản có lớp niêm mạc nhầy, gấp nếp, tiết dịch làm trơn thức ăn, đẩy thức ăn xuống diều, khi đói thức ăn sẽ được đi thẳng xuống dạ dày Diều dự trữ thức ăn và tiết một ít dịch từ các tuyến của thành phía trên tiếp giáp với thực quản Dịch thực quản và diều chứa mucine và amylase giúp thủy phân tinh bột thành đường Tại diều, thức ăn chủ yếu được làm mềm ra, trộn đều và được tiêu hóa thành từng phần dưới tác dụng của men và lợi khuẩn có trong thức ăn (Dương Thanh Liêm, 2008)
Theo Victirop thức ăn lưu trữ trong diều phụ thuộc vào tính chất và kích thước của thức ăn Ví dụ: thức ăn dạng hạt được lưu trữ trong diều khoảng 3 – 4 giờ sau đó được đẩy xuống dạ dày tuyến và dạ dày cơ Thời gian này còn phụ thuộc vào tỉ lệ nước và thức ăn, thiếu hay thừa nước đều ảnh hưởng đến sự di chuyển của thức ăn từ diều xuống dạ dày do lực co thắt của cơ trơn các lỗ dẫn của diều Khi tỉ lệ nước và hạt bằng 1: 1 thì thức ăn được giữ lại trong diều từ 5 – 6 giờ (Melekin và cs, 1989)
Quá trình tiêu hóa thức ăn thực sự bắt đầu ở dạ dày tuyến Dạ dày tuyến là một ống ngắn với vách dày, nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ Thành của dạ dày tuyến
có cấu trúc bởi những tuyến hình túi tạo thành những thùy nhầy tiết dịch đổ ra qua các lỗ trong những núm đặc biệt của các núm tuần hoàn trong lớp niêm mạc Dạ dày tuyến tiết dịch giống như dịch vị, chủ yếu là chlohydric, pepsin và micin Pepsin là dạng hoạt hóa của pepsinogen dưới tác dụng của axit chlohydric, sự tiết dịch vị ở gà xảy ra cao nhất khi cho ăn thức ăn có hàm lượng protein tối ưu 16 – 18%, nhưng khi
Trang 16nâng hàm lượng protein lên 25 – 27% hay giảm xuống đến 10% thì sự tiết dịch vị ở
dạ dày tuyến giảm (Lâm Minh Thuận, 2004)
Ở gia cầm trong quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng diễn ra tích cực
ở ruột non, do ruột non có lớp niêm mạc dày, đặc biệt các hệ thống nhung mao li ti Các phân tử và hợp chất thức ăn lớn hơn mức phân tử được phân giải thành các tiểu phần nhỏ hơn bởi các dịch tiết ra ở ruột non như dịch tụy và dịch ruột Các chất dinh dưỡng như axit amin, glucid, axit béo, các chất khoảng và các vitamin được hấp thu trên toàn chiều dài của ruột non
Dịch ruột là chất lỏng có phản ứng kiềm (pH = 7,42) có chứa các men tiêu hóa như protetase, aminolyse, amylase, enterokinase Dịch tụy là chất lỏng không màu, hơi mặn, có tính kiềm (pH = 7,2 – 7,5), riêng ở gà dịch tụy có pH = 6 Ngoài men tiêu hóa, dịch tụy còn chứa các axit amin, chất béo, khoáng (NaCl, Cl2, NaHCO3) và một
số chất khác Ở gia cầm trưởng thành, dịch tụy chứa các men tiêu hóa như trypsin, carboxypepsidase, amylase, maltase, lipase Trypsin là dạng hoạt hóa của pepsinogen dưới tác dụng của men enterokinase trong dịch ruột, trypsin phân giải các polypeptid thành các axit amin Men amylase và chất sơ phân giải các polysaccharid thành các monosaccharid Men lipase phân giải chất béo thành glycerin và các axit béo (Lâm Minh Thuận, 2004)
Ruột già của gia cầm gồm manh tràng và trực tràng Vai trò tiêu hóa của manh tràng còn nhiều điều chưa rõ Tuy nhiên, người ta cho rằng các sinh vật như
Streptococcus spp, Lactobacillus spp và các trực khuẩn đường ruột trong manh tràng
giúp tiêu hóa protein, chất béo, glucid và một lượng nhỏ chất xơ Hệ vi sinh vật ở đây phát triển rất nhanh Đồng thời, chúng tổng hợp các vitamin nhóm B cần thiết cho sự phát triển của cơ thể Manh tràng và trực tràng hấp thu các chất dinh dưỡng không đáng kể Một số tác giả cho rằng ở trực tràng chủ yếu hấp thu nước làm cho phân khô
và định hình trước khi ra ngoài lỗ huyệt Thức ăn di chuyển trong ống tiêu hóa nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều yếu tố như lứa tuổi, tình trạng sinh lý, chất lượng và tính chất vật lý của thức ăn, phương pháp cho ăn (Lâm Minh Thuận, 2004)
Trang 172.2 Đặc điểm của bột huyết tương
Huyết tương là một chất lỏng của máu tuần hoàn và được tách ra từ hồng cầu
có màu vàng nhạt, chiếm khoảng 60% thành phần của máu
Bột huyết tương là sản phẩm từ lò mổ như bột huyết nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao do được sản xuất bằng phương pháp phun xương sấy khô nên bảo toàn được các đặc tính sinh học và chức năng của chúng Bột huyết có hàm lượng protein cao (khoảng 78%), dễ tiêu hóa do thành phần chủ yếu là albumin và globulin Vì vậy, các thành phần axit amin rất cân đối, phù hợp cho thú Trong chăn nuôi, bột huyết tương được sử dụng trong khẩu phần ăn của heo con tập ăn với tỉ lệ sử dụng khoảng
2 – 5% Yếu tố hạn chế của bột huyết tương là giá thành rất cao nên không thể dùng với tỉ lệ cao sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế (Dương Thanh Liêm và cs, 2002)
Quá trình sản xuất bột huyết tương được mô tả như sau: máu của gia súc giết
mổ ở các lò mổ được thu lấy sau đó cho chất chống đông vào máu Chất chống đông thường là Natri citrat mục đích là kháng lại sự đông máu Máu sau khi được thu lấy
và cho chất kháng đông vào sẽ được tách riêng từng phần hữu hình trong máu (các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, và tiểu cầu) Bằng phương pháp ly tâm và được làm lạnh khoảng 40C cho đến khi thực hiện các quy trình chế biến tiếp theo Huyết tương được phun sấy khô bằng phương pháp khuyết tán huyết tương dạng lỏng vào trong khoang nhiệt (nơi mà huyết tương được sấy khô một cách nhanh chóng để trở thành dạng rắn mà vẫn giữ nguyên chất lượng của protein) Kết quả sản phẩm có màu trắng nhạt và có bề mặt bột mịn (Russell và Weaver, 1996)
2.3 Các thành phần tăng cường miễn dịch có trong huyết tương
2.3.1 Globulin miễn dịch
Các globulin miễn dịch (immunoglobulin: Ig) là các kháng thể có bản chất là glycoprotein do các tế bào lympho B cũng như các tương bào (loại tế bào được biệt hóa từ lympho B) tổng hợp khi cơ thể bị phơi nhiễm với các kháng nguyên, có vai trò giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ, chẳng hạn các vi
Trang 182.3.1.1 Cấu trúc phân tử của globulin miễn dịch
Phân tử kháng thể được tạo thành từ 4 chuỗi polypeptide gồm hai chuỗi nặng (H: heavy) giống nhau và hai chuỗi nhẹ (L: light) cũng giống nhau Phân tử Ig gồm hai chuỗi nhẹ là chuỗi nhẹ κ (kappa) và chuỗi nhẹ λ (lambda), Do đó, hai chuỗi nhẹ của mỗi phân tử Ig chỉ có thể cùng là κ hoặc cùng là λ Các chuỗi của Ig liên kết với nhau bởi các cầu nối disulfide (-S-S-) tạo nên hình chữ “Y” (Williams AF, 1988) Một phần cấu trúc của các chuỗi là vùng (domain) hằng định C (constant), còn phần đầu của hai "cánh tay" chữ Y là vùng biến đổi V (variable) giữa các kháng thể khác nhau tạo nên các vị trí kết hợp có khả năng gắn đặc hiệu với các kháng nguyên tương ứng, điều này cũng tương tự như sự gắn của một enzyme với cơ chất đặc hiệu của nó (Schroeder, 2010)
➢ Vùng hằng định C
Hình 1: Sơ đồ các chuỗi của một kháng thể
(nguồn: internet)
Trang 19Các vùng hằng định C được đặc trưng bởi các chuỗi axit amin khá giống nhau giữa các kháng thể Vùng hằng định của chuỗi nhẹ ký hiệu là CL Các chuỗi nặng ký hiệu là H chứa 3 hoặc 4 vùng hằng định, tùy theo lớp kháng thể CH1, CH2, CH3 và CH4
Các vùng hằng định C không có vai trò nhận diện kháng nguyên, chúng chỉ có vai trò làm cầu nối giữa các phân tử kháng thể với các tế bào miễn dịch cũng như với
bổ thể Phần chân của chữ Y được gọi là đoạn Fc (F: fragment, c: cristallisable)
➢ Các vùng biến đổi V
Các vùng biến đổi là các vùng khác nhau về thành phần axit amin giữa các loại kháng thể Mỗi immunoglobulin có 4 vùng biến đổi ở đầu tận hai cánh tay của chữ Y Sự kết hợp giữa 1 vùng biến đổi trên chuỗi nặng (VH) và 1 vùng biến đổi trên chuỗi nhẹ (VL) tạo nên vị trí nhận diện kháng nguyên Như vậy, mỗi Ig có hai vị trí gắn kháng nguyên Hai vị trí này là giống nhau, qua đó một phân tử kháng thể có khả năng gắn với 2 kháng nguyên giống nhau Hai cánh tay của chữ Y còn gọi là đoạn gắn kháng nguyên Fab (F: fragment, ab: antigen binding), là phần nhận biết kháng nguyên (Nimmerjahn, 2007) Vùng kháng nguyên có khả năng gắn vào kháng thể được gọi là epitope
Các domain sở dĩ gọi là biến đổi vì chúng khác nhau rất nhiều giữa các kháng thể Sự khác nhau về thành phần axit amin ở vùng biến đổi giữa các loại kháng thể giúp cho các kháng thể nhận biết được nhiều loại tác nhân (kháng nguyên) gây bệnh khác nhau
2.3.2 Tính đặc hiệu của phản ứng kháng nguyên-kháng thể
Tính đặc hiệu của phản ứng kháng nguyên-kháng thể là sự nhận biết giữa các protein kháng nguyên của bản thân (self) với các protein kháng nguyên “lạ” không phải của bản thân (non-self) Khi bị phơi nhiễm với một protein kháng nguyên “lạ”, kháng nguyên này sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại bằng các đáp ứng miễn dịch tế bào và đáp ứng miễn dịch dịch thể, giúp cơ thể chống lại bệnh tật
Trang 20Điều đáng chú ý là một kháng nguyên không gây bệnh nhưng là kháng nguyên “lạ” cũng có khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể
Các kháng thể được sinh ra để chống lại chính các protein kháng nguyên của
cơ thể mình gọi là các tự kháng thể (autoimmunoglobulins) Bình thường, các tự kháng thể được sinh ra một cách tự phát với số lượng ít và thường đặc hiệu với nhiều kháng nguyên của cơ thể nên được gọi là các kháng thể đa đặc hiệu Các kháng thể này thường không gây nên phản ứng đáng kể Tuy nhiên, khi cơ chế điều hòa miễn dịch bị rối loạn, chẳng hạn trong các bệnh tự miễn (như bệnh gan tự miễn, Lupus ban
đỏ hệ thống, Hội chứng Anti-phospholipid, …), số lượng các kháng thể tự miễn được tổng hợp rất nhiều, phản ứng giữa kháng nguyên của cơ thể với các tự kháng thể sinh
ra, xảy ra rất mạnh mẽ, tình trạng bệnh lý xuất hiện Trong quá trình phát triển và biệt hóa các tế bào lympho B, có sự tái tổ hợp các gen mã hóa các Ig
Trong mỗi tế bào lympho B, tổ hợp gen của phần biến thiên chỉ xảy ra 1 lần
sẽ giữ nguyên đến hết đời sống của tế bào đó Nếu vượt qua được các cơ chế chọn lọc, lympho B sẽ tiếp tục sống:
➢ Lympho B sẽ tồn tại ở dạng “trinh nữ” (naive) cho đến khi gặp kháng nguyên tương ứng
➢ Nếu không gặp kháng nguyên, lympho B hoạt động cầm chừng dưới dạng naive đến hết đời của nó
➢ Khi gặp kháng nguyên đặc hiệu, với sự trợ giúp của các lympho T¬h1, qua các cytokins, các lympho B sẽ phân chia thành các dòng, một số sẽ biệt hóa thành các tương bào có khả năng tổng hợp hàng loạt các kháng thể, một số lympho
B khác sẽ trở thành các tế bào lympho B nhớ và tiếp tục phân bào, duy trì sự tồn tại của dòng tế bào đó trong cơ thể Nếu bị phơi nhiễm với kháng nguyên
đó một lần nữa, các tế bào B nhớ sẽ đáp ứng nhanh hơn Ưu điểm này của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu là nguyên tắc của việc tiêm phòng ngừa bệnh bằng vaccin
Trang 21Trong số các Ig cơ thể có khả năng tổng hợp, có những phân tử Ig rất giống nhau Khi một kháng nguyên phơi nhiễm với hệ thống miễn dịch, các dòng kháng thể tương tự đều được kích thích với những mức độ khác nhau, trong đó dòng kháng thể đặc hiệu chính đáp ứng mạnh mẽ nhất
Trong một đáp ứng miễn dịch, kháng thể có 3 chức năng chính là liên kết với kháng nguyên, kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch
2.3.3 Chức năng của các kháng thể
2.3.3.1 Liên kết với kháng nguyên
Các globulin miễn dịch có khả năng nhận diện và gắn một cách đặc hiệu với
1 kháng nguyên tương ứng nhờ các vùng biến đổi Ví dụ, trong phản ứng chống độc
tố vi khuẩn, kháng thể gắn và qua đó trung hòa độc tố, ngăn ngừa sự bám dính của các độc tố này lên các thụ thể trên bề mặt của tế bào Vì vậy, các tế bào của cơ thể tránh được các rối loạn do các độc tố đó gây ra
Nhiều vi rút và vi khuẩn chỉ gây bệnh khi bám được vào các tế bào cơ thể Vi khuẩn sử dụng các phân tử bám dính là các adhesine còn vi rút sử dụng các protein
cố định trên lớp vỏ ngoài để bám vào các tế bào của cơ thể Các kháng thể kháng, các phân tử bám dính adhesine của vi khuẩn và các kháng thể kháng protein capside của
vi rút sẽ ngăn chặn các vi sinh vật này gắn vào các tế bào đích của chúng
2.3.3.2 Hoạt hóa bổ thể
Một trong những cơ chế bảo vệ cơ thể của kháng thể là sự hoạt hóa bổ thể Bổ thể là một tập hợp các protein huyết tương khi được hoạt hóa sẽ có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập bằng các cách:
Trang 222.3.4 Sự tổng hợp các globulin miễn dịch
Hệ thống miễn dịch ở người có khả năng sản xuất ra trên 1012 loại kháng thể đặc hiệu khác nhau Những kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy bộ gen (genome) của người chỉ có khoảng 3×105 gen Như vậy, một kháng thể không thể chỉ là sản phẩm của một gen duy nhất
Các tác nhân gây bệnh là rất đa dạng nên số lượng các kháng nguyên mà cơ thể có thể phơi nhiễm là rất lớn Mỗi lympho B chỉ có khả năng tổng hợp 1 loại kháng thể đặc hiệu đối với 1 epitope kháng nguyên nhất định, do đó cần phải có nhiều triệu lympho B khác nhau Số lượng này vượt quá số lượng gen của con người Vì vậy, khái niệm trước kia về một gen tổng hợp một kháng thể không còn phù hợp nữa Tonegawa (1976) phát hiện ra rằng cơ thể đã sử dụng cơ chế tái tổ hợp gen để tổng hợp ra số kháng thể vô cùng phong phú Ông đã được giải Nobel Y học năm 1987 về phát hiện này
Có nhiều gen mã hóa cho phần biến đổi (V) của Ig, các gen này có khả năng tái tổ hợp với nhau một cách ngẫu nhiên để tạo ra số sản phẩm lớn hơn nhiều so với
số gen vốn có (Tonegawa, 1983) Trong mỗi tế bào lympho B, chỉ một tổ hợp duy nhất của mỗi chuỗi (nặng và nhẹ) được tạo thành và không thay đổi trong suốt cuộc đời nó
2.3.5 Các loại globulin miễn dịch
Các globulin miễn dịch được chia thành 5 lớp (classes hay isotypes), tùy thuộc vào cấu tạo của các vùng hằng định của các chuỗi nặng: các chuỗi γ, α, μ, ε và δ tương ứng với các Ig thuộc các lớp IgG, IgA, IgM, IgE và IgD
Ngoài ra, các khác biệt tinh tế hơn cũng tồn tại ở một số loại immunoglobulin
Ở người có 4 loại IgG (IgG1, IgG2, IgG3 và IgG4) và 2 loại IgA (IgA1 và IgA2)
Để phá hủy tác nhân gây bệnh đã được gắn với các kháng thể, các tế bào bạch cầu sử dụng các thụ thể của Fc (FcR (Fc receptor) trên bề mặt của chúng, tương ứng với từng lớp IgG, IgA, IgM, IgE và IgD
Trang 232.4.1 Lactoferrin
Sữa đầu chứa nhiều IgA là kháng thể tự nhiên hiện diện rất nhiều trong niêm mạc đường tiêu hoá, hô hấp, tiết niệu Ngoài IgA, một số yếu tố khác trong hệ miễn dịch cũng có rất nhiều trong sữa đầu và huyết tương như các loại cytokine, lyzozyme
và đặc biệt là lactoferrin (một yếu tố miễn dịch được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây là một thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể)
Lactoferrin bản chất là một chất đạm (Glycoprotein), nhưng điều đặc biệt là
nó có khả năng gắn với các phân tử sắt rất cao Chính nhờ đặc điểm này, lactoferrin
có khả năng “giành giật” chất sắt với các vi khuẩn Thông thường, khi xâm nhập vào
cơ thể, vi khuẩn đòi hỏi phải có một số chất liệu để chúng có thể sinh sôi và phát triển
và sắt là chất mà các vi khuẩn rất cần đến Nhờ khả năng cạnh tranh chất sắt rất cao của mình mà nó trở thành một yếu tố miễn dịch rất quan trọng trong cơ thể, làm giảm khả năng phát triển của vi khuẩn, giúp bảo vệ cơ thể còn non nớt của thú,lactoferrin giúp điều chỉnh sự hấp thu sắt trong ruột và cung cấp chất sắt cho các tế bào Nó có nhiều nhất trong sữa một số loài động vật có vú, đặc biệt là sữa đầu và huyết tương Nồng độ lactoferrin trong sữa đầu cao gấp vài lần so với sữa trưởng thành Điều đặc biệt là nó có trong sữa mẹ là cao nhất và cao hơn nhiều so với sữa bò Cụ thể, sữa đầu của bò có chứa từ 0,5-0,8mg trong mỗi ml sữa, trong khi sữa đầu của người mẹ có đến 6-10mg/ ml Tương tự, sữa bò bình thường chỉ có 0,1-0,3 mg/ml trong khi mỗi
ml sữa mẹ bình thường (sữa trưởng thành) có chứa 2-4mg Ngoài ra, nó còn được thấy trong các dịch tiết của cơ thể như nước bọt, nước mắt, dịch mật, … và trong các bạch cầu đa nhân
Nghiên cứu “hoạt tính kháng khuẩn của peptide và các ứng dụng liên quan đến lactoferrin trong y học của con người và thú y” (Bruni và cs, 2016) tại Sở Khoa học
và Công nghệ Dược, Đại học Torino, Italia vào năm 2016 Kết quả cho thấy lactoferrin đóng một vai trò trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh và được coi như một phân tử bảo vệ vật chủ quan trọng lactoferricin (lactoferrin liên kết protein) có tác
Trang 24dụng kháng khuẩn mạnh, hoạt tính kháng nấm và ký sinh trùng với các ứng dụng đầy hứa hẹn trong y học và thực tiển trong chăn nuôi
2.5.1 Lysozyme
Có cấu trúc mucopolysaccarid gồm 129 axít amin liên kết với nhau bằng các
cầu nối disulfid Là một enzyme được sử dụng để phá vỡ thành tế bào vi khuẩn
Lysozyme (muramidaza) là một nhóm các enzyme có hoạt tính kháng khuẩn có đặc điểm là khả năng làm hỏng thành tế bào của vi khuẩn enzyme hoạt động bằng cách xúc tác sự thủy phân 1, 4-beta-liên kết giữa N axit -acetylmuramic và N dư lượng -acetyl-D-glucosamine trong peptidoglycans và giữa N dư lượng -acetyl-D-glucosamine trong chitodextrins Mặc dù lysozyme lòng trắng trứng có hiệu quả nhất
để tách các vi khuẩn gram dương nhưng nó cũng tạo điều kiện cho việc phân lập các
vi khuẩn gram âm như Salmonella và Shigella Sự tan rã của E coli đặc biệt được cải
thiện bằng cách bổ sung cả lysozyme và các nucleases
Lysozyme xảy ra tự nhiên trong mô thực vật, động vật và trong các chất bài tiết như nước mắt, nước bọt và chất nhầy Nó đặc biệt phong phú trong lòng trắng trứng với tỉ lệ 5%, đây là nguồn cung cấp chính để sản xuất thương mại Lysozyme trắng trứng gà (chick-type hoặc c) là enzyme đầu tiên có cấu trúc tinh thể 2-angstrom được giải quyết và đã được nghiên cứu rộng rãi Lysozyme được sử dụng rộng rãi trong việc chiết xuất protein vi khuẩn Đối với thanh lọc cơ thể tổng hợp, lysozyme được thêm vào các mảnh vỡ tế bào tiêu hóa và giải phóng các phần thân enzyme này có thể được loại bỏ dễ dàng bằng các protein khác trong quá trình tinh chế ái lực đặc hiệu cho tổng hợp các protein gắn kết đích trong việc hình thành nên cơ thể bao gồm
2.5.1.1 Chức năng của Lysozyme trong cơ thể
Chức năng: xúc tác quá trình thủy phân của 1,4βliên kết giữa N axit acetylmuramic và N dư lượng -acetyl-D-glucosamine trong peptidoglycans và giữa
-N dư lượng -acetyl-D-glucosamine trong chitodextrins
Trang 25➢ Tính kháng khuẩn
Lysozyme biến đổi các polysaccarid không hòa tan của thành tế bào vi khuẩn gram (+) thành các mucopeptid hòa tan, từ đó phá vỡ thành tế bào, tiêu diệt vi khuẩn Ngoài ra, lysozyme còn có tác dụng trên một số vi khuẩn gram (-) Lysozyme mang điện tích dương, tạo phức hợp với các vi rút mang điện tích âm nên khống chế được
vi rút Theo đó, lysozyme được dùng trong các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp các bệnh trong khoang miệng (nhẹ, không nghiêm trọng); dùng điều trị nhiễm vi rút Herpes zoster và một số vi rút khác; dưới dạng phối hợp với các kháng sinh khác
➢ Đáp ứng miễn dịch, chống viêm
Lysozyme có tác dụng củng cố hệ thống miễn dịch ở thể dịch và ở các tế bào tại chổ; làm bất hoạt các yếu tố gây viêm trong các tổ chức bằng cách trung hòa các axít sinh ra trong quá trình viêm, làm giảm sự mất hạt của tế bào mast, làm giảm sự phóng thích histamin (Vũ Triệu An và cs, 1997)
➢ Điều hòa các quá trình phụ thuộc màng tế bào
Lysozyme có thể gắn vào các thành polysaccarid, glycoprotein và glycolipid của màng tế bào, do đó có nhiều giả thuyết cho rằng nó có khả năng điều hòa các quá trình phụ thuộc màng tế bào (membrane-dependent cellular processes), bảo vệ cơ thể chống lại những bất thường về màng liên quan đến quá trình biến nạp ác tính
2.6.1 Cytokine
Thuật ngữ cytokine được Stanley Cohen sử dụng lần đầu tiên vào năm 1974 Thuật ngữ này gồm hai phần: cyto (tế bào) và kine (tiếng Hy lạp kīnein: làm chuyển động, kích thích, hoạt hóa) Cytokine là các protein hay glycoprotein không phải kháng thể được sản xuất và phóng thích bởi các tế bào bạch cầu viêm và một số tế bào khác không phải bạch cầu Các protein này hoạt động trong vai trò là các chất trung gian điều hòa giữa các tế bào, trong cơ thể Cytokine khác với các hormone kinh điển vì chúng được sản xuất bởi nhiều loại tổ chức khác nhau chứ không phải
Trang 26bởi các tuyến biệt hóa nào Cytokine là các protein có trọng lượng phân tử thấp, thường từ 8 đến 30 kDa, trung bình khoảng 25 kDa
2.6.1.1 Chức năng của cytokine
Cytokine là một tập hợp rất nhiều các protein và peptit hòa tan có chức năng
là những yếu tố điều hòa thể dịch ở nồng độ rất thấp (mức nanomole đến picomole) Những phân tử này điều hòa các hoạt động chức năng của từng tế bào riêng biệt và của cả tổ chức trong trường hợp sinh lý và bệnh lý Những protein này cũng làm trung gian điều hòa trực tiếp sự tương tác giữa các tế bào và kiểm soát các quá trình xảy ra trong khoang ngoại bào Rất nhiều yếu tố phát triển và cytokine hoạt động như những yếu tố giúp tế bào sống sót bằng cách ngăn ngừa hiện tượng chết tế bào theo lập trình
➢ Cytokine phát huy tác động thông qua các thụ thể đặc hiệu và có thể có các hình thức tác động như sau:
➢ Cận tiết (paracrine): tác động lên các tế bào đích trong không gian lân cận
➢ Tự tiết (autocrine): cytokine do một tế bào nào đó tiết ra lại có tác động trực tiếp lên chính nó thông qua các thụ thể trên bề mặt tế bào
➢ Nội tiết (endocrine): tác động đến các tế bào hay tổ chức ở xa hơn trong cơ thể nhờ cytokine lưu hành trong máu
➢ Xúc tiết (juxtacrine): chỉ tác động lên các tế bào tiếp xúc với nó
2.7.1 Yếu tố tăng trưởng
Vào năm 1986, Stanley Cohen nhận giải Nobel cho công trình khoa học về các yếu tố tăng trưởng (Growth Factor) trong kích thích và phát triển tế bào Yếu tố tăng trưởng là các protein liên kết với các thụ thể trên bề mặt tế bào, với kết quả chính là kích hoạt sự tái tạo hoặc sự biệt hóa tế bào Nhiều yếu tố tăng trưởng khá linh hoạt, kích thích phân chia tế bào trong nhiều loại tế bào khác nhau, trong khi những yếu tố khác lại kích thích phân chia một loại tế bào đặc biệt Nhiều nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn của yếu tố tăng trưởng đã có kết quả ấn tượng, khả quan trong việc làm mau lành vết thương
Trang 27Có nhiều loại yếu tố tăng trưởng, trong số đó đã được phân lập ban đầu từ các
mô của động vật, bao gồm chuột và gia súc Ví dụ về các chất này bao gồm các yếu
tố tăng trưởng giống insulin (somatomedins), kích thích sự phát triển, bằng cách trung hòa tiết hormon tăng trưởng từ tuyến yên Yếu tố tăng trưởng biểu bì, kích thích sự phát triển của tế bào biểu mô Yếu tố tăng trưởng có tiểu cầu, kích thích sự phát triển của tế bào cơ và tế bào mô liên kết, và yếu tố tăng trưởng thần kinh, kích thích sự phát triển của tế bào thần kinh Một yếu tố tăng trưởng được phân bố khắp nơi ở thực vật, động vật và vi sinh vật là lipoic axit, được sử dụng trong quang hợp và chất béo
và carbohydrate trao đổi chất Một số cytokine, các protein nhỏ được giải phóng bởi một tế bào để điều chỉnh chức năng của tế bào khác, có thể hoạt động như các yếu tố tăng trưởng
2.8.1 Yếu tố tăng trưởng giống Insulin – 1 (IGF – 1)
IGF-1 là tên viết tắt của yếu tố tăng trưởng giống Insulin-1 (Insulin-like Growth Factor -1), còn được gọi là Somatomedin-C, là một peptid có khối lượng phân tử thấp (7649 Dalton), gồm 70 axit amin trong một chuỗi duy nhất với ba cầu disulfide nội phân tử, có cấu trúc giống insulin, được mã hóa bởi gen IGF-1 (Höppener và cs, 1985) IGF-1 được tổng hợp chủ yếu bởi gan dưới sự điều hòa của hormone tăng trưởng (GH) của tuyến yên IGF-1 cũng còn được tổng hợp bởi một vài mô khác dưới sự điều hòa bởi GH và một số chất điều biến khác (Scarth ,2006) Vai trò chủ yếu của IGF-1 là thúc đẩy phân bào (mitosis) và biệt hóa (differentiation) của tế bào ở các mô khác nhau
2.8.1.1 Chức năng của IGF – 1
❖ Tăng thêm chất lượng cơ bắp
IGF-1 có thể thúc đẩy tế bào cơ bắp hấp thụ axit amin, thúc đẩy sự tổng hợp DNA và RNA của tế bào, đẩy nhanh sự hấp thụ protein ngoài tế bào, đồng thời có thể tăng cường sự dự trữ của carbohydrate và nguyên tố đạm Kết quả của những tác dụng này là thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào cơ bắp, tăng thêm thể tích tế bào cơ bắp,
từ đó tăng thêm năng lực vận động của cơ bắp
Trang 28Trước đây, những vận động viên và người tập thể hình của nước Mỹ thường xuyên sử dụng IGF -1 không giống với loại Anabolic Steroid do trao đổi chất hợp thành nên kiểm tra dược và độc tố trước khi thi đấu đều không tìm ra, không có hại
và không có tác dụng phụ nào cho cơ thể Nhờ vậy, những vận động viên của Mỹ có thể đạt thêm nhiều thành tích đỉnh cao trong các trận thi đấu có cống hiến to lớn của IGF-1
❖ Tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Tuyến ức là cơ quan quan trọng để tạo hệ miễn dịch Chức năng của tuyến ức
là tạo ra tế bào lympho T và thúc đẩy nó trưởng thành, trong khi tế bào T là vũ khí quan trọng để cơ thể chống lại bệnh tật IGF-1 giúp hồi phục chức năng tuyến ức bị teo, đồng thời sản xuất ra càng nhiều tế bào T, càng nhiều kháng thể mới, càng nhiều hồng cầu mới và giết chết vi rút một cách tự nhiên để chống lại bệnh tật cho thú
❖ Kích thích mô xương và mô sụn phát triển
Theo lý thuyết Somatomedin: GH kích thích tăng trưởng xương bằng cách kích thích gan sản xuất Somatomedin - C (IGF-I), có tác dụng kích thích mô xương
và sụn phát triển Với nồng độ rất thấp IGF-I đã có tác dụng tưong tự như một GH ở nồng độ rất cao chứng tỏ hầu hết chức năng trao đổi chất của GH không thông qua ảnh hưởng trực tiếp của nó đến các mô mà thông qua tác dụng của các Somatomedin
- C
Theo lý thuyết ảnh hưởng kép, GH và IGF-I kích thích các tế bào xương ở các giai đoạn khác nhau của sự trưởng thành GH kích thích làm tăng số lượng các nguyên bào sụn và IGF-I kích thích sự phân bào bằng cách làm giảm thời gian chu kỳ tế bào
2.9.1 Sơ lược về chế phẩm dùng trong thí nghiệm
2.9.1.1 Tổng quan về kĩ thuật hoạt hóa protein miên dịch bằng công nghệ
immuTEINS® để tạo ra sản phẩm CTCgro
Trong trạng thái tự nhiên, các yếu tố tăng trưởng/cytokine chủ yếu ở dạng không hoạt động hoặc không sử dụng được bởi vật chủ
Trang 29➢ Công nghệ immuTEINS® giúp hoạt hóa các chất kích thích
➢ Giúp gia tăng đáng kể hoạt tính sinh học của protein chức năng từ đó giúp vật chủ có thể sử dụng được
❖ Nguồn độc nhất về protein chức năng và dinh dưỡng
CTCgro - sản phẩm cung cấp protein chức năng được tạo ra bởi công nghệ immuTEINS® giúp tăng cường sức chống chịu stress cũng như các vấn đề sức khỏe khác
Được tạo ra từ nguồn huyết tương lợn chất lượng cao, được sản xuất bởi Phòng thí nghiệm GBH thông qua công nghệ độc quyền giúp hoạt hóa protein miễn dịch immuTEINS® nhằm loại bỏ các thành phần không mong muốn cải thiện chức năng của protein huyết tương Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bẩm sinh, tác dụng nhanh, mang lại lợi ích rõ nét tăng sức chống chịu, cải thiện năng suất Sử dụng thay thế sản phẩm huyết tương truyền thống hoặc thêm vào khẩu phần để giảm giá thành thức ăn
❖ Nguồn IGF-1 hoạt hóa chất lượng cao
• Phát triển tế bào
- Hoạt tính sinh học IGF-1 đã được chứng minh là làm tăng sự phát triển tế bào cơ xương khớp, tăng độ lớn tử cung và tăng sự phát triển tuyến vú
- IGF-1 làm gia tăng tăng trưởng tế bào và ức chế quá trình tế bào chết
• Sức khỏe đường ruột
- Hơn 20 năm trước, IGF-1 lần đầu tiên được xác định là yếu tố dinh dưỡng tiềm năng cho phát triển đường ruột Chỉ định điều trị cho các rối loạn đường ruột và phát triển sức khỏe đường ruột
• Điều chế miễn dịch
- Kích thích hệ thống miễn dịch bẩm sinh thông qua quá trình viêm và kích thích bổ thể
Trang 30- Được sử dụng để thay thế cho bột huyết sấy phun trong thức ăn chăn nuôi
Là nguyên liệu thay thế an toàn hơn cho huyết tương (lượng vi khuẩn và vi rút thấp hơn)
- Giúp kích thích hệ thống bổ thể, kích thích IL-4 và giảm IL-1β
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của chế phẩm
Hàm lượng dinh dưỡng và năng
lượng
CTCgro
Trang 31Bảng 2.2 Hàm lượng axit amin của chế phẩm sử dụng
Trang 32Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Đề tài được tiến hành từ này 06/10/2016 đến ngày 18/11/2016, tại trại thực tập chăn nuôi khoa Chăn Nuôi - Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
3.2 Nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả của việc có hoặc không có bổ sung chế phẩm CTCgro lên
sự phát triển và chất lượng quầy thịt trong khẩu phần thức ăn gà thịt công nghiệp
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trên 400 gà thịt công nghiệp (Ross 308) 1 ngày tuổi, đồng đều về trọng lượng, được phân bố đều vào các lô Tất cả gà đã được chủng ngừa đầy đủ các bệnh theo quy trình của trại trong quá trình nuôi Trong suốt thời gian thí nghiệm, các điều kiện nuôi dưỡng giữa các lô thí nghiệm đều đảm bảo tính tương đối và đồng đều
3.3.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố, gồm 4 lô là
lô I, II, III, IV có 10 lần lặp lại với 10 con gà cho mỗi lần lặp lại
Trong đó:
Lô I: Đối chứng: Sử dụng thức ăn căn bản (TĂCB)
Lô II: Thức ăn căn bản + 0,015%CTCgro
Lô III: Thức ăn giảm 2% năng lượng và axit amin (TĂGC)
Lô IV: Thức ăn giảm 2% năng lượng và axit amin + 0,015% CTCgro
Trang 33Thức ăn giảm chuẩn
Thức ăn giảm chuẩn
Trong thí nghiệm này chia thành 3 giai đoạn nuôi: giai đoạn I (0 đến 10 ngày tuổi) giai đoạn II (11 đến 21 ngày tuổi) và giai đoạn III (từ 22 đến 42 ngày tuổi) nên mỗi giai đoạn sẽ được tổ hợp khẩu phần theo mức dinh dưỡng khác nhau Công thức phối trộn và thành phần dinh dưỡng (theo tính toán) của các khẩu phần thức ăn thí nghiệm được trình bày từ Bảng 3.2 đến Bảng 3.7
Trang 34Bảng 3.2 Công thức thức ăn cho gà thí nghiệm giai đoạn I
Trang 35Bảng 3.3 Thành phần dưỡng chất (theo tính toán) giai đoạn I
Trang 36Bảng 3.4 Công thức thức ăn cho gà thí nghiệm giai đoạn II
Trang 37Bảng 3.5 Thành phần dưỡng chất (theo tính toán) giai đoạn II
Trang 38Bảng 3.6 Công thức thức ăn cho gà thí nghiệm giai đoạn III
Trang 39Bảng 3.7 Thành phần dưỡng chất (theo tính toán) giai đoạn III
3.4.2 Chuồng trại và dụng cụ nuôi
Gà được nuôi trong chuồng lồng, kích thước mỗi ô chuồng dài x rộng x cao lần lượt là 1,2m x 0,55m x 0,45m Sàn chuồng cách nền đất 0,6m Các chuồng lồng được đặt sát nhau và xếp thành 2 dãy song song Các lô thí nghiệm đều có số, chuồng nuôi được phân bố đều ở các dãy, đảm bảo độ đồng đều về tiểu khí hậu Chuồng được xây dựng theo kiểu chuồng hở Mái chuồng được lợp bằng lá dừa khô nhằm giảm nhiệt cho chuồng nuôi Nền chuồng lót bằng gạch tàu, chuồng được quét dọn sạch sẽ
và sát trùng kĩ lưỡng