1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu bệnh hại thân, cành keo lai (acacia hybrid) tại tuyên quang và đề xuất biện pháp quản lý dịch bệnh theo hướng phòng trừ tổng hợp

94 326 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Nghiên cứu về bệnh hại cây rừng Bệnh cây rừng đã được bắt đầu nghiên cứu trên 150 năm nay, là một môn khoa học còn rất non trẻ nhưng sự cống hiến cho công tác nghiên cứu khoa học, phục

Trang 1

Trần quang khải

Nghiên cứu bệnh hại thân, cành Keo lai (Acacia hybrid)

và Keo tai t-ợng (Acacia mangium) tại Tuyên Quang

và đề xuất biện pháp quản lý dịch bệnh

theo h-ớng phòng trừ tổng hợp

luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp

Hà Tây - 2007

Trang 2

Trần quang khải

Nghiên cứu bệnh hại thân, cành Keo lai (Acacia hybrid)

và Keo tai t-ợng (Acacia mangium) tại Tuyên Quang

và đề xuất biện pháp quản lý dịch bệnh

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong sinh quyển, rừng là một hệ sinh thái đảm bảo cho nông nghiệp

và thuỷ lợi phát triển bền vững, là nhân tố quan trọng bảo vệ môi trường Chiến lược lâm nghiệp toàn cầu giai đoạn 2000 – 2015, Hội nghị Lâm nghiệp FAO lần thứ 2 năm 1999, đã nhấn mạnh tầm quan trọng to lớn của rừng đối với việc tạo phúc lợi, việc làm, an toàn lương thực cho loài người và các thế

hệ trong tương lai, vai trò của rừng với việc thiết lập hệ thống hỗ trợ cuộc sống của loài người trên toàn hành tinh Hội nghị cũng quan tâm sâu sắc tới các thách thức to lớn của việc mất rừng nhanh chóng, quá trình thoái hoá tại nhiều vùng, đồng thời cũng nhấn mạnh việc cần thiết phải giữ gìn toàn vẹn rừng và các hệ sinh thái trên phạm vi toàn cầu 1

Thập kỷ 70 của thế kỷ XX cho đến ngày nay, rừng bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng Hiện tượng rừng bị suy thoái là do có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: kinh doanh rừng không hợp lý, khai thác rừng bừa bãi, du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy, công tác phòng chống cháy rừng chưa tốt… Một trong những nguyên nhân không kém phần quan trọng là công tác bảo vệ rừng, phòng chống sâu bệnh hại chưa được quan tâm đúng mức Hàng năm có hàng nghìn ha rừng, đặc biệt là rừng trồng bị các trận dịch sâu bệnh tàn phá, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của rừng mà chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu

Để khắc phục thực trạng trên, nhiệm vụ chính và quan trọng của ngành Lâm Nghiệp cũng như toàn xã hội phải bảo vệ và duy trì vốn rừng hiện có, đi đôi với công tác cải tạo và xây dựng vốn rừng Đảng và nhà Nước có chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2001 – 2010 nhằm đẩy nhanh tốc

độ trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ vốn rừng Phấn đấu đến năm 2010 nâng độ che phủ của rừng lên 43% diện tích cả nước 2

Trang 4

Sau 5 năm thực hiện chiến lược phát triển Lâm Nghiệp, đến năm 2005

cả Nước đã nâng được độ che phủ của rừng lên 37%, với tổng diện tích rừng

là 12.616.000 ha 37

Công tác chọn loài cây trồng phù hợp với mục đích kinh doanh và yêu cầu phòng hộ là một vấn đề quan trọng, trong đó cây keo được coi là một trong các loài cây trồng chủ yếu cùng với bạch đàn và thông ở các chương trình, dự án tạo rừng Keo là một trong những loài cây chủ đạo của chương trình phát triển bền vững tài nguyên rừng và ổn định cuộc sống của người dân miền núi Theo thống kê của Viện Điều tra qui hoạch rừng, đến năm 2005 nước ta trồng được 2.333.000 ha rừng, trong đó tỉnh Tuyên Quang trồng được 81.197,1 ha rừng và chủ yếu trồng các loài cây nhập nội như keo, bạch đàn, thông… Diện tích rừng trồng keo của toàn tỉnh đạt được khoảng 80% so với diện tích rừng trồng các loài cây khác 3

Keo là loài cây có phạm vi sinh thái rộng, thích ứng với các điều kiện lập địa khác nhau, sinh trưởng tốt trên đất trống đồi núi trọc, đất Feralit nghèo, tầng đất mỏng, tỷ lệ đá lẫn tương đối cao, có khả năng đảm bảo thành công trong công tác trồng rừng và đã được khẳng định Là loài cây sử dụng chủ yếu trong chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo đất Keo

có giá trị lớn về mặt kinh tế và môi trường, có giá trị sử dụng nhiều mặt, chúng cung cấp nguyên vật liệu cho ngành sản xuất giấy, ngành xây dựng Gỗ keo được sử dụng trong công nghiệp chế biến ván dăm, làm đồ gia dụng, …

Lá và hạt keo được dùng trong công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, lá keo còn được sử dụng trong công nghiệp chế biến phân vi sinh, … Keo giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ

và điều tiết nguồn nước Keo còn được trồng tạo cảnh quan trong các khu du lịch, danh lam thắng cảnh như trong các chương trình, dự án xây dựng làng sinh thái, trường sinh thái, …

Trang 5

Hiện nay công tác tạo rừng Keo kinh doanh gặp phải nhiều khó khăn trong việc bảo vệ rừng, sâu bệnh hại thường xuyên xảy ra ở vườn ươm và rừng trồng, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng rừng Những thập kỷ gần đây bên cạnh những loài sâu nâu ăn lá keo, sâu túi nhỏ hại lá keo, sâu cuốn lá, sâu đục lá, … thì bệnh hại cây keo cũng xuất hiện khá nhiều và chia làm hai loại là bệnh hại lá và bệnh hại thân cành: bệnh hại lá gồm bệnh phấn trắng, bệnh bồ hóng, bệnh đốm lá do tảo, bệnh đốm lá do nấm Bệnh hại thân, cành keo gồm có bệnh phấn hồng, bệnh loét thân cành và bệnh rỗng ruột, chúng gây tác hại nghiêm trọng ở các tỉnh trong cả nước, có nơi tỷ lệ cây bị ngọn chết lên đến 90% 44 Bệnh có thể làm cây chết với diện tích lớn ở các khu rừng trồng Trong các loại bệnh hại phổ biến, nghiêm trọng và nguy hiểm nhất gần đây là bệnh hại thân, cành keo

Bệnh hại thân cành keo là bệnh nguy hiểm ở các tỉnh Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lâm Đồng, Kon Tum và Thừa Thiên Huế… gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng rừng trồng, bệnh có thể làm cho cây chết trên diện tích lớn Tuy nhiên cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu và số liệu thống kê cụ thể về bệnh hại này Để có thể ngăn chặn, hạn chế sự phát dịch của bệnh, yêu cầu phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm sinh thái học và sinh vật học của vật gây bệnh làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp phòng trừ và quản lý dịch bệnh có hiệu quả

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, tôi thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu bệnh hại thân, cành keo lai (Acacia hybrid) và Keo tai tượng (Acacia mangium) tại Tuyên Quang và đề xuất biện pháp quản lý dịch bệnh theo hướng phòng trừ tổng hợp”

Trang 6

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.Trên thế gới

1.1.1 Nghiên cứu về bệnh hại cây rừng

Bệnh cây rừng đã được bắt đầu nghiên cứu trên 150 năm nay, là một môn khoa học còn rất non trẻ nhưng sự cống hiến cho công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ cho đời sống sản xuất thực tiễn của các nhà bệnh cây hết sức to lớn

Năm 1874 ở châu Âu, Robert Hartig (1839-1901) là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu môn khoa học bệnh cây rừng Ông đã phát hiện ra sợi nấm nằm trong gỗ và công bố nhiều công trình nghiên cứu, đến nay đã trở thành môn khoa học không thể thiếu được Kể từ đó đến nay trên thế giới đã

có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh lý cây rừng như: G.H.Hapting nhà bệnh lý cây rừng người Mỹ trong 30 năm nghiên cứu bệnh cây (1940-1970),

đã đặt nền móng cho công việc điều tra chủng loại và mức độ bị hại liên quan tới sinh lý, sinh thái cây chủ và vật gây bệnh 19

Những năm ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, nhiều nhà bệnh cây đã tập trung vào việc xác định loài, mô tả nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh Đặc biệt ở các nước nhiệt đới, L Roger (1953) đã nghiên cứu các loại bệnh hại cây rừng được mô tả trong cuốn sách bệnh cây rừng các nước nhiệt đới (Phytopathologie des pays chauds) Trong đó có một số bệnh hại lá của thông, keo, bạch đàn … 66

John Boyce năm 1961 xuất bản sách Bệnh cây rừng (Forest pathology)

đã mô tả một số bệnh hại cây rừng Cuốn sách này được xuất bản ở nhiều nước như: Anh, Mỹ, Canada 58

Trang 7

1.1.2 Nghiên cứu về bệnh hại keo

Với tổng số trên dưới 1200 loài, chi keo Acacia là một chi thực vật quan

trọng đối với đời sống xã hội của nhiều nước (Boland, 1989; Boland et al., 1984; Pedley, 1987) Theo các ghi chép của Trung tâm giống cây rừng

Ôxtrâylia (dẫn từ Maslin và McDonald, 1996) thì các loài keo Acacia của

Ôxtrâylia đã được gây trồng ở trên 70 nước với diện tích khoảng 1.750.000 ha vào thời điểm đó Nhiều loài trong số đó đã đáp ứng được các yêu cầu về sử dụng cho các mục tiêu công nghiệp, xã hội và môi trường Các loài có tiếng

về cung cấp nguyên liệu gỗ và bột giấy là keo lá tràm (A auriculiformis), keo

lá liềm (A crassicarpa), keo tai tượng (A mangium), keo đa thân (A

aulacocarpa) v.v còn các loài khác như A colei, A tumida lại có tiềm năng

cung cấp gỗ củi, chống gió và hạt làm thức ăn cho người ở một số vùng (Cossalter, 1987; House and Harwood, 1992) 36

Năm 1961 – 1968 John Boyce, nhà bệnh cây rừng người Mỹ đã mô tả một số bệnh cây rừng, trong đó có bệnh hại keo 58

Năm 1953 Roger đã nghiên cứu một số bệnh hại trên cây bạch đàn và keo G.F Brown (người Anh, 1968) cũng đề cập đến một số bệnh hại keo

66, 57

Cây trồng bị khô héo, rụng lá và tàn lụi từ trên xuống dưới (chết ngược)

do loài nấm hại lá Glomerlla cingulata (giai đoạn vô tính là nấm

Colletotrichum gleosporioides.) đó là nguyên nhân chủ yếu của sự thiệt hại

với loài keo Acacia mangium trong vườn giống ở Papua New Guinea (FAO

1981) và Ấn Độ Theo nghiên cứu của Lee và Goh năm 1989 loài nấm này

còn gây hại với các loài Acacia ssp Đặc biệt dưới điều kiện khí hậu ẩm ướt

lá và thân cây keo bị bệnh nguyên nhân do loài Cylindroladium

quinqueseptatum (theo nghiên cứu của Mohaman và Shaama 1988)

Trang 8

Nhiều nhà nghiên cứu của Ấn Độ, Malaysia, Philipin, Trung Quốc cũng được công bố nhiều loại nấm bệnh gây hại các loài keo như các công trình của Vannhin, L Rogen (1953) Spauding (1961), Peace (1962), Bakshi (1964) Tại hội nghị lần thứ III nhóm tư vấn nghiên cứu và phát triển của các loài

Acacia, họp tại Đài Loan cuối tháng 6 năm 1964 nhiều đại biểu kể cả các tổ

chức Quốc tế như CIFOR (Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế) cũng

đã đề cập đến các vấn đề sâu bệnh hại các loài Acacia

Năm 1988-1990 Benergee R (Ấn Độ) đã xem xét nghiên cứu vùng trồng

Keo lá tràm ở Kalyani Nadia và đã phát hiện nấm bồ hóng Oidium sp gây hại

trên cây non từ 1-15 tuổi

Florence E.J và đồng nghiệp (1982-1985) ở viện Nghiên cứu Lâm nghiệp

Kerela Ấn Độ đã phát hiện ra bệnh phấn hồng do nấm Corticium

salmonicolor gây hại trên vùng trồng A auricuformis bang Kerela, tỷ lệ cây

chết khoảng 10%

Trong thực tế có một số nấm bệnh đã được phân lập từ một số loài keo

Đó là nấm Glomerella cingulata gây bệnh đốm lá ở A simsii; nấm

Uromycladium robinsonii gây bệnh rỉ sắt ở lá giả loài A melanoxylon; nấm Oidium sp có trên các loài A mangium và A auriculiformis ở Trung Quốc

nhưng loài A confusa (Đài Loan tương tư) địa phương lại không bị bệnh 36

Các nghiên cứu về các loại bệnh ở keo Acacia cũng đã được tập hợp khá

đầy đủ vào cuốn sách “Cẩm nang bệnh keo nhiệt đới ở Ôxtrâylia, Đông Nam Á

và ấn Độ” (A Manual of Diseases of Tropical Acacias in Australia, South-east Asia and India Old et al., 2000) trong đó có các bệnh khá quen thuộc đã từng gặp ở nước ta như bệnh bệnh phấn trắng (Powdery mildew), bệnh đốm lá, bệnh phấn hồng và rỗng ruột (Heart rot) 36

Về phòng trừ vật gây hại nói chung, bệnh cây nói riêng, trong những năm gần đây các nhà khoa học đã kết hợp việc khống chế sinh vật với lợi ích

Trang 9

kinh tế và cân bằng sinh thái đã đưa ra khái niệm về quản lý vật gây hại tổng hợp hay phòng trừ tổng hợp IPM (Integrated Pest Management)

Năm 1974, Water đã định nghĩa IPM như sau: “ Quản lý vật gây hại tổng hợp là sách lược thông qua việc vận dụng nguyên lý sinh thái học phù hợp với hiệu quả kinh tế và xã hội, bao gồm các biện pháp đề phòng vật gây hại phát sinh, làm giảm bớt và điều chỉnh quần thể vật gây hại, giữ mật độ quần thể ở mức độ có thể chịu đựng được, nghĩa là từ thiết kế đến thi công, trong quá trình quản lý tài nguyên rừng phải hoàn toàn tổng hợp”

Hufaker (1972) và Apple (1977) đã đề ra các bước nghiên cứu IPM như sau:

- Phân tích vị trí vật gây hại trong hệ sinh thái rừng, xác định ngưỡng gây hại kinh tế của vật gây hại

- Lập phương án làm giảm sâu bệnh hại chủ yếu bao gồm cả việc tạo sinh vật thiên địch mới trong tự nhiên, chọn cây chống chịu, thay đổi môi trường sống của vật gây hại

- Trong tình hình khẩn cấp, tìm biện pháp phòng trừ ít ảnh hưởng đến hệ sinh thái Nếu cần có thể dùng thuốc hoá học nhưng phải nghiên cứu tỷ mỷ đến loại thuốc, liều lượng, nồng độ, thời gian và phạm vi sử dụng

- Xây dựng phương án kỹ thuật khống chế sâu hại 19

Theo Willson (1995), vi khuẩn nội sinh là vi khuẩn tiền nhân sống trong

mô của thực vật mà không gây bệnh cho cây chủ Theo Chanway (1998), vi khuẩn nội sinh tìm thấy ở nhiều loài cây và có rất nhiều loài cũng giống như

các loài vi khuẩn sống trong đất, nước như: P seudomonas, Bacillus và

Azospirillum

Bal, A.S, Chanway (2000), tiến hành phân lập và định danh các loài vi khuẩn sống ở trong mô của thực vật của 2 loài thông: Thông Loggepole (Pinus contara) và Thông đỏ (Thuija plicata) 56

Trang 10

Năm 2000, Jinwi Kim đã phân lập và tách hợp được chất ức chế

-lactamase từ vi khuẩn sống trong mô của thực vật Tác giả đã phân lập và

tuyển chọn vi khuẩn sống trong mô của 25 loài cây khác nhau đã phân lập

được 600 chủng vi khuẩn 61

Miss Yuparet Puangmali (2000) đã phân lập và tuyển chọn một số loài vi

khuẩn sống trong mô của cây cỏ có khả năng sản xuất ra chất kháng sinh

L-sparaginase Tác giả đã phân lập được 657 loài vi khuẩn từ những cây thân

thảo để sản xuất ra L-sparaginase Ông đã tìm ra được 200 loài có khả năng

kháng vật gây bệnh mạnh 63

1.2 Ở Việt Nam

Keo lá tràm là loài keo được trồng đầu tiên ở các tỉnh phía Nam từ năm

1980 Hiện nay trong vườn thực vật của Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm

nghiệp Đông Nam Bộ nằm trên địa phận thị trấn Trảng Bom, huyện Thống

Nhất, tỉnh Đồng Nai còn tồn tại hai hàng Keo lá tràm được trồng từ đầu

những năm 1960, thuộc loại lớn tuổi nhất của nước ta (Nguyễn Hoàng Nghĩa,

1992) Cây có chiều cao khoảng trên dưới 20 m và đường kính 40 - 60 cm

Cây to nhất có đường kính đạt tới 80 cm, thậm chí có cây hai thân, mỗi thân

có đường kính 50 cm Sau này, loài keo này cũng đã trở nên quen thuộc trong

các chương trình trồng rừng ở các tỉnh phía Bắc 36

Từ đầu những năm 1980 trở lại đây, nhiều loài keo đã được nhập về thử

nghiệm ở nước ta như Keo tai tượng (A mangium), Keo lá liềm (A

crassicarpa), Keo đa thân (A aulacocarpa), Keo bụi (A cincinnata), Keo lá

sim (A holosericea) và sau này là keo lai tự nhiên được phát hiện và chủ

động lai tạo (Sedgley et al., 1992) 36

Năm 1960, Hoàng Thị My khi điều tra bệnh cây rừng ở miền Nam

nước ta đã đề cập đến một số loại bệnh hại

Trang 11

Từ năm 1971, với nhiều công trình nghiên cứu của mình, Trần Văn Mão đã bắt đầu công bố một số bệnh trên các loài cây: Trẩu, Sở, Quế, Hồi, … Bệnh hại thân cành đã được các tác giả: Lê Văn Liễu (1974), Nguyễn Sỹ Giao (1966-1969), Nguyễn Kim Oanh (1974, 1994), Đỗ Xuân Quy (1974), Phạm Văn Mạch (1990-1991), Phạm Quang Thu (2000-2006) nêu lên một cách tỷ

mỷ

Ở nước ta các tác giả: Trần Văn Mão (1994), Phạm Quang Thu 2002) đã phát hiện thấy xuất hiện bệnh hại thân cành trong một số tỉnh như Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, …

(2001-Trong những năm gần đây nhiều nhà nghiên cứu bệnh cây rừng nước ngoài đã tiến hành nghiên cứu lâu năm ở nước ta về bệnh hại keo như Hodge (1990), Zhon (1992), Sharma (1994) đã công bố trong báo cáo chuyên đề bệnh cây ở Việt Nam

Mùa xuân năm 1990, các xuất xứ keo tai tượng và keo lá tràm gieo tại vườn ươm Chèm, Từ Liêm, Hà Nội đã bị bệnh phấn trắng lá với các mức độ khác nhau Nhìn bề ngoài, lá keo như bị rắc một lớp phấn trắng hay vôi bột Mức độ bệnh đã được đánh giá qua quan sát bằng mắt thường và được xếp theo thứ tự nặng hay nhẹ Nhìn chung bệnh đã chưa gây nên ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cây con tại vườm ươm và khi đó cũng không có điều kiện

để tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc bệnh và các vấn đề có liên quan (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1993) 36

Một vài năm gần đây khi diện tích gây trồng keo đã tăng lên đáng kể (gần 230.000 ha vào cuối năm 1999) thì cũng đã xuất hiện bệnh ở rừng trồng Tại Đạ Tẻh (Lâm Đồng) Keo tai tượng trồng thuần loài trên diện tích 400 ha

đã có 118,5 ha bị bệnh với tỷ lệ từ 7 đến 59% trong đó có một số diện tích bị khá nặng (Phạm Quang Thu, 2002) Tại Bầu Bàng, một số dòng keo lai đã bị mắc bệnh phấn hồng (Pink Disease) với tỷ lệ mắc và mức độ bệnh khá cao

Trang 12

gây thiệt hại cho sản xuất Tại Kon Tum năm 2001, có khoảng 1000 ha rừng keo lai 2 tuổi bị nhiễm bệnh loét thân, thối vỏ và dẫn đến khô ngọn Tỷ lệ nặng nhất là ở Ngọc Tụ, Ngọc Hồi (Kon Tum) lên đến 90% số cây bị chết ngọn 36, 45

* Một số nghiên cứu về sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM ở Việt Nam:

Biện pháp phòng trừ các loại nấm bệnh bằng các chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ nấm và vi khuẩn đã được rất nhiều nhà khoa học trong nước nghiên cứu và áp dụng Nguyễn Lân Dũng, Phạm Văn Ty và Lê Mai Hương (1998) đã sử dụng xạ khuẩn để phòng chống bệnh thối cổ rễ cây thông con ở

vườn ươm do nấm Fusarium oxysporum gây ra 8 Phạm Văn Mạch, năm

1991 trong công trình nghiên cứu của mình đã sử dụng các chủng Tricoderma

spp, xạ khuẩn Streptomyces spp để phòng chống bệnh thối cổ rễ cây thông

con vườn ươm 17 Tuy nhiên những nghiên cứu này mới dừng lại ở những thí nghiệm các chủng nấm và xạ khuẩn đều được phân lập từ đất

Sử dụng vi sinh vật nội sinh thực vật có khả năng ức chế sự phát triển của nấm gây bệnh cây rừng đã được nghiên cứu ở Việt Nam từ năm 2002 (Phạm Quang Thu, 2002-2006) 43 Các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu khả năng tương tác của các vi sinh vật có khả năng ức chế sinh vật gây bệnh với các loài sinh vật đặc thù khác nhau như vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật kích thích sinh trưởng, vi sinh vật cố định đạm nội sinh và cộng sinh, vi sinh vật đối kháng với nấm gây bệnh, để tạo ra chế phẩm hỗn hợp được gọi là

“phân vi sinh chức năng’’ Phân vi sinh chức năng này đã được nghiên cứu và sản xuất thử cho từng đối tượng cây trồng như: cây Bông, cây Đậu, cây Cà chua, cây Điều và một số cây khác như cây keo, cây Thông nhựa, Thông mã

vĩ (Phạm Văn Toản, Nguyễn Phương Chi, Phạm Việt Cường, Phạm Quang Thu, 2004)

Trang 13

Bệnh hại thân cành keo được nghiên cứu đề cập đến về các mặt như phát hiện bệnh, mô tả triệu chứng của bệnh, … của Paulding (1961), Trần Văn Mão (1994, 1998), Phạm Quang Thu (2001-2002),

Các công trình trên đã đánh dấu một bước phát triển mới về nghiên cứu bệnh hại cây rừng nói chung và bệnh hại thân cành keo nói riêng Những nghiên cứu trên có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất thực tiễn và khoa học Nhưng việc điều tra nghiên cứu tỷ lệ bị bệnh (P%), mức độ bị bệnh (R%), xác định vật gây bệnh, đặc tính sinh thái học và sinh vật học của vật gây bệnh, đề xuất các giải pháp phòng trừ và quản lý dịch bệnh hại thân cành keo ở nước ta

có rất ít tài liệu, công trình nghiên cứu được công bố Công trình nghiên cứu này sẽ góp phần nhỏ trong việc điều tra nghiên cứu về bệnh hại, xác định vật gây bệnh, đặc tính sinh thái học và sinh vật học của vật gây bệnh, đề xuất các giải pháp phòng trừ và quản lý dịch bệnh hại nhằm phát triển tốt loài cây này

phục vụ các nhu cầu về kinh tế

Trang 14

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Bệnh loét thân, cành keo trên loài Keo lai (Acacia hybrid) và Keo tai tượng (Acacia mangium)

2.2 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành tại phòng Nghiên cứu bảo vệ thực vật rừng, viện

Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và khu vực rừng trồng Keo lai (Acacia

hybrid), Keo tai tượng (Acacia mangium) tại lâm trường Tân Phong, Hàm

Yên, Tân Thành và Trạm thực nghiệm cây nguyên liệu giấy thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

2.3 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định được sinh vật gây bệnh loét thân, cành trên loài Keo lai

(Acacia hybrid) và Keo tai tượng (Acacia mangium)

Điều tra, đánh giá được tình hình và thực trạng vấn đề bệnh loét thân,

cành Keo lai (Acacia hybrid), Keo tai tượng (Acacia mangium) ở Tuyên

Quang

Đề xuất các giải pháp phòng trừ và quản lý dịch bệnh hại

2.4 Nội dung nghiên cứu

2.4.1 Xác định nguyên nhân gây bệnh

2.4.1.1 Mô tả triệu chứng, phân lập vật gây bệnh

2.4.1.2 Thí nghiệm gây bệnh nhân tạo

2.4.1.3 Xác định nguyên nhân gây bệnh

Trang 15

2.4.2 Xác định tỷ lệ bị bệnh (P%) và mức độ bị bệnh (R%) của bệnh loét thân, cành keo tại khu vực nghiên cứu

2.4.3 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của bệnh

2.4.3.1 Ảnh hưởng của địa hình (Độ dốc, hướng phơi và vị trí) đến tỷ lệ và mức độ bị bệnh

2.4.3.2 Ảnh hưởng của độ tàn che đến tỷ lệ và mức độ bị bệnh

2.4.3.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ và mức độ bị bệnh

2.4.3.4 Ảnh hưởng của tuổi cây đến tỷ lệ và mức độ bị bệnh

2.4.3.5 Ảnh hưởng của loài cây đến tỷ lệ và mức độ bị bệnh

2.4.4 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của vật gây bệnh trong nuôi cấy thuần khiết

2.4.4.1 Đặc điểm nẩy mầm của bào tử

2.4.4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của khuẩn lạc

2.4.4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đến sinh trưởng và phát triển của khuẩn lạc

2.4.4.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường đến sinh trưởng và phát triển của khuẩn lạc

2.4.5 Đề xuất các biện pháp phòng trừ và quản lý dịch bệnh hại theo hướng IPM

2.4.5.1 Biện pháp lâm sinh

2.4.5.2 Biện pháp sinh học

2.4.5.3 Biện pháp hoá học

Trang 16

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Phương pháp xác định nguyên nhân gây bệnh

2.5.1.1 Mô tả triệu chứng và quan sát cơ quan sinh sản của nấm bệnh

Quan sát triệu chứng bằng mắt thường hoặc kính lúp các đặc điểm bên ngoài của thân cành bị bệnh như biến đổi về màu sắc chỗ thân cành bị bệnh, bệnh trạng, sự phân bố bệnh trạng trên thân cành Mô tả và chụp ảnh thân cành bị bệnh

Trong trường hợp cơ quan sinh sản của vật gây bệnh chưa xuất hiện thì

có thể dùng phương pháp giữ ẩm của Naumov, mẫu thân cành bị bệnh để trong hộp petri có giấy hút ẩm để vật gây bệnh hình thành cơ quan sinh sản

Đối với trường hợp trên thân cành xuất hiện cơ quan sinh sản có thể lấy trực tiếp vật gây bệnh trên mẫu bệnh

2.5.1.2 Phân lập vật gây bệnh

Phương pháp tiến hành như sau: Lấy mẫu bệnh được thu thập, bảo quản tốt, không để dập nát Mẫu bệnh được rửa sạch cho hết bụi đất, rửa lại bằng nước cất sau đó ngâm mẫu bệnh trong dung dịch khử trùng bằng cồn 60 - 70% khoảng 10 phút Vớt các mẫu ra rửa lại 3 - 4 lần bằng nước cất vô trùng Cắt tổ chức bị bệnh thành từng miếng mỏng nhỏ, sau đó cấy vào đĩa petri có chứa môi trường dinh dưỡng PDA ( potato dextrose agar) Đặt các hộp lồng

đã cấy ở nhiệt độ 250

C - 280C, sau khoảng thời gian 24 – 48 giờ vật gây bệnh sinh trưởng Sau khi vật gây bệnh mọc, tiến hành phân lập bằng cách dùng que cấy, cấy truyền các mầm bệnh từ môi trường dinh dưỡng hoặc lấy trực tiếp từ các mẫu bệnh được đặt trong hộp lồng ẩm sang các hộp lồng petri mới,

có môi trường PDA Vật gây bệnh được phân lập không bị lẫn với các nấm mốc khác, sợi nấm phân lập được có mầu xám trắng đến xám đen Khi thấy

Trang 17

vật gây bệnh trong các hộp petri đã mọc tốt và thuần không bị lẫn tạp với các nấm khác đồng thời có bào tử xuất hiện thì dừng lại

2.5.1.3 Phương pháp thí nghiệm gây bệnh nhân tạo

Thí nghiệm gây bệnh nhân tạo là phương pháp kiểm tra và khẳng định được loài nấm phân lập từ các tổ chức bị bệnh trên thân, cành có chính xác hay không

Phương pháp thí nghiệm: Lấy bào tử từ cơ quan sinh sản của nấm bằng que cấy inox được khử trùng trên ngọn đèn cồn, cho bào tử nấm vào cốc nước vô trùng tới khi mật độ đạt khoảng 1 x 106

tế bào/ml Rồi tiến hành nhúng các mẫu lá keo vào cốc nước bào tử đó, sau đó để lá vào trong hộp lồng petri giữ ẩm, mỗi hộp để 3 lá và băng keo lại xung quanh hộp Theo dõi thời gian bệnh xuất hiện và kiểm tra bào tử nấm trên các lá gây bệnh nhân tạo

2.5.1.4 Tài liệu định loại

Sử dụng tài liệu phân loại nấm của các tác giả Zhao Liping(1983), F.G Brown(1968) và Sutton B 1980 để định loại vật gây bệnh

2.5.2 Phương pháp điều tra đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến tỷ lệ và mức độ bị bệnh

2.5.2.1 Điều tra sơ bộ

Phương pháp điều tra sơ bộ: Lập các tuyến điều tra đại diện cho các dạng địa hình, loài cây, đất đai, thực bì Tuyến điều tra đi theo đường đồng mức, đường mòn Trên tuyến, cứ cách 100m lại xác định một điểm điều tra vuông góc với tuyến và cách tuyến điều tra 20m Căn cứ vào kết quả điều tra

để xác định điểm bị bệnh hại thân cành keo, khoanh trên bản đồ địa hình hoặc

Trang 18

bản đồ hiện trạng sử dụng đất những diện tích bị bệnh hại làm cơ sở cho điều tra tỷ mỷ

2.5.2.2 Điều tra tỷ mỉ

Mục đích là để nắm vững tình hình phân bố, mức độ bị bệnh đồng thời nghiên cứu mối quan hệ giữa vật gây bệnh và các nhân tố sinh thái xung quanh ảnh hưởng tới sự phát sinh, sinh trưởng và phát triển của bệnh

Trong khu vực nghiên cứu tại các vị trí địa hình như chân, sườn, đỉnh ; hướng phơi, loài cây, tuổi cây tiến hành lập các ô tiêu chuẩn đại diện để điều tra, diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 1000 m2

(40 m x 25 m), dung lượng mẫu điều tra đủ lớn n  30 Sau khi điều tra trên ô tiêu chuẩn tỷ lệ và mức độ

bị bệnh được tính toán như sau :

* Điều tra tỷ lệ bị bệnh (P%)

Trong mỗi ô tiêu chuẩn, đếm tổng số cây điều tra và số cây bị bệnh thân, cành trong ô Tỷ lệ bị bệnh trong ô tiêu chuẩn được tính theo công thức của James năm 1974 như sau:

Trang 19

Mức độ bị bệnh được tính theo công thức của Guzman (1985) và Singh

và Mishra cải biên (1992):

N là tổng số cây điều tra trong ô tiêu chuẩn

V là trị số của cấp bệnh cao nhất, trong trường hợp này V = 4

Trang 20

Mức độ bị bệnh của toàn khu vực điều tra được tính theo công thức:

n

 (2-3)

Trong đó: Rtb là mức độ bị hại của toàn khu vực điểu tra

Ri là mức độ bị hại của từng ô tiêu chuẩn

n là tổng số ô tiêu chuẩn

Sau khi tính toán mức độ bị bệnh, căn cứ vào các chỉ tiêu sau để đánh giá:

R ≤ 10% : Cây khoẻ 10% < R ≤ 15% : Cây bị bệnh nhẹ

ẩm ở dưới đáy, băng kín lại để ở các mức nhiệt độ khác nhau trong tủ định ôn: 20˚C ± 1; 250C ± 1; 30˚C ± 1; 35˚C ±1

Sau 2 giờ, 4 giờ, 8 giờ, 20 giờ và 24 giờ, lấy ra kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của bào tử bằng cách đếm trên một lam kính, mỗi hiển vi trường thu thập được những thông số sau: Tổng số bào tử, số bào tử nảy mầm, thời gian quan sát và thực hiện trên 5 lam kính, mỗi lam kính đo trên 10 hiển vi trường

Trang 21

Cách tính tỷ lệ nảy mầm theo công thức sau:

X% =

n n

Xi Xi

Xi* là số bào tử nảy mầm trong hiển vi trường thứ i

Xi là tổng số bào tử có trên hiển vi trường thứ i nào đó

Sau thời gian 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 8giờ, 16giờ và 24giờ, chúng tôi tiến hành đo tốc độ nảy mầm của bào tử nấm ở nhiệt độ không khí thích hợp Mỗi lam kính đo 10 bào tử, thực hiện đo trên 6 lam kính và lấy giá trị bình quân Tốc độ nảy mầm của bào tử nấm được tính theo công thức:

T =

t

1

xL (2-5) Trong đó : T là tốc độ nảy mầm của bào tử nấm

t là thời gian

L là chiều dài trung bình của sợi nấm sau thời gian t giờ

2.5.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của khuẩn lạc

Thí nghiệm được thực hiện trên môi trường dinh dưỡng PDA, đặt trong

tủ định ôn có các mức nhiệt độ không khí khác nhau Phương pháp thí nghiệm được tiến hành như sau:

Đổ môi trường dinh dưỡng PDA đã nấu vào đĩa petri được khử trùng dầy 2 – 3 mm, để nguội cho môi trường đông cứng lại, cấy giống nấm đã được phân lập từ 10 – 12 ngày tuổi vào chính giữa hộp lồng rồi băng lại cho kín Xếp các hộp lồng vào tủ định ôn có nhiệt độ: 200

C ±1; 250C ±1; 300C

Trang 22

±1; 350C ±1, mỗi tủ đặt 2 hộp lồng Đo đường kính của khuẩn lạc theo hai chiều vuông góc, lấy trị số trung bình và đo ở ngày thứ 3 - 6 Thí nghiệm được lập lại 2 lần và lấy trị số bình quân làm đại diện cho thí nghiệm

2.5.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của khuẩn lạc

Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp của Both.C Dung dịch NaCL được pha với các nồng độ khác nhau trong bình hút ẩm tạo cho chúng

ta có được các độ ẩm như sau:

nghiệm được lặp lại 2 lần

Trang 23

2.5.3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường đến tốc độ sinh trưởng phát triển của khuẩn lạc

Thí nghiệm được tiến hành trên môi trường dinh dưỡng PDA có độ pH khác nhau Môi trường lỏng nước khoai tây, đã đun sôi và lọc, cho vào 3.5g thạch và 4g đường D – glucoza, một lít môi trường cho đều vào 5 bình tam giác có dung tích 250ml Dùng máy đo pH để xác định trị số pH của môi trường Dung dịch gốc có pH = 6.0, dùng HCL 10% để điều chỉnh các mức

pH của môi trường là: 4.0, 5.0 và NaOH để điều chỉnh pH môi trường theo các mức: 7.0, 8.0 Sau đó nút miệng bình tam giác bằng bông sạch và quấn giấy báo phía trên, môi trường được hấp khử trùng ở 121˚C, áp suất 1 atm trong 30 phút Đổ mỗi môi trường có các mức pH khác nhau vào 2 hộp lồng

đã được khử trùng dày 2-3 mm Sau khi mặt thạch khô, đông cứng lại rồi tiến hành cấy giống nấm vào chính giữa hộp lồng 1 điểm giống nhau đúng bằng que cấy Băng kín hộp lồng lại và để trong tủ định ôn có nhiệt độ 25˚C±1 Đo đường kính khuẩn lạc theo hai chiều vuông góc rồi lấy trị số trung bình, đo ở ngày thứ 3 - 7 Thí nghiệm được lặp lại 2 lần và lấy trị số đường kính khuẩn lạc bình quân làm đại diện cho thí nghiệm

2.5.4 Đề xuất biện pháp phòng trừ

2.5.4.1 Xác định biện pháp phòng trừ dựa trên chỉ số tổn thất

Chỉ số tổn thất được xác định thông qua công thức sau:

DI (%) = R% x P% (2-6) Trong đó:

R (%) mức độ bị bệnh

P (%) tỷ lệ bị bệnh Căn cứ vào trị số DI xác định được biện pháp phòng trừ:

Trang 24

DI < 0,05 không cần phun thuốc phòng trừ 0.05 ≤ DI < 0,1 cần phun thuốc phòng trừ

0,1 ≤ DI < 0,25 cần loại bỏ lá, thân cành bệnh và phun

thuốc phòng trừ 0,25 ≤ DI < 0,5 cần cắt bỏ lá và thân cành bệnh, loại bỏ

cây bệnh nặng và phun thuốc phòng trừ

DI ≥ 0,5 chặt bỏ cây bệnh

2.5.4.2 Nghiên cứu hiệu lực diệt nấm của một số loại thuốc hoá học

Môi trường nghiên cứu được chọn từ thí nghiệm trên cho vào bình tam giác hấp khử trùng ở 1210C tương ứng với 1atm trong vòng 30 phút Đổ môi trường đã được hấp vào hộp lồng một lớp dày 2-3mm Chờ mặt thạch đông cứng lại rồi tiến hành cấy giống nấm khoảng 10-12 ngày tuổi vào 3 điểm sát mép hộp lồng Băng kín lại và để các hộp lồng đã được cấy nấm vào tủ định

ôn 25oC ±1 trong vòng hai ngày để sợi nấm mọc Khi sợi nấm đã mọc, tiến hành đặt vào chính giữa hộp lồng một đĩa giấy có đường kính 8 mm (do Whatman, Đức sản xuất) đã tẩm các loại thuốc hoá học Mỗi loại thuốc, tiến hành làm thí nghiệm với hai hộp lồng và tiến hành lặp lại hai lần Sau khi cho thuốc vào giấy hút ẩm ta băng kín lại và để ở nhiệt độ 250C± 1 Đối chứng là những hộp lồng cho nước cất vô trùng Sau khoảng 2-3 ngày bắt đầu tiến hành quan sát và đánh giá hiệu lực diệt nấm của từng loại thuốc bằng việc đo đường kính vòng ức chế

Trang 25

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiên tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý

Hàm Yên là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm thị xã khoảng 43 km, nằm trong tọa độ địa lý từ: 21050’ đến 220

23’ kinh Đông và 380 0339’ đến 410 0122’ vĩ độ Bắc

Địa giới hành chính huyện:

- Phía Đông giáp huyện Na Hang và huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang

- Phía Tây giáp huyện Yên Bình và huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái

- Phía Nam giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

- Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

Huyện Hàm Yên nằm bám dọc theo đường Quốc lộ 2 Đây là điều kiện thuận lợi tạo cho huyện khả năng phát triển và giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, từng bước hòa nhập với nền kinh tế của tỉnh và khu vực Toàn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 89.769 ha, với 18 đơn vị hành chính, bao gồm

Trang 26

Vùng núi phía Đông Bắc bao gồm các xã: Yên Thuận, Bạch Xa, Minh Khương, Minh Dân, Phù Lưu, Tân Thành, Bình Xa, Minh Hương Độ cao phổ biến ở vùng này từ 200 – 600 m và giảm dần xuống phía Nam, có ngọn núi Cham Chu cao 1.587m, có độ dốc trung bình từ 25 – 30 độ

Vùng đồi núi phía Tây Nam có các xã: Đức Ninh, Hùng Đức, Thái Hoà, Thái Sơn, Thành long, Bằng Cốc, Thị Trấn, Yên Hương có độ cao trung bình là 200 m, độ dốc trung bình từ 15 – 20 độ

Trung tâm Huyện có đường quốc lộ 2 và sông Lô chạy dài theo Huyện rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và lâm sản

- Nhóm đất phát triển tại chỗ: Các loại đất feralit phát triển trên một số loại đá mẹ như đá biến chất, sa thạch, granit, đá vôi phù hợp cho trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp

Trang 27

- Nhóm đất bồi tụ: Đất phù sa ven sông Lô và các suối lớn, đất lầy thụt

và đất bồi tụ phù hợp cho việc trồng lúa, hoa mầu và các loài cây công nghiệp

3.1.3 Khí hậu thuỷ văn

* Khí hậu:

Theo số liệu của trạm khí tượng thuỷ văn Tuyên Quang từ năm 2006) bình quân về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa trong năm ( Biểu 3-1) cho biết khu vực Hàm Yên, Tuyên Quang thuộc tiểu vùng khí hậu 3 của miền Bắc Việt Nam, có 2 mùa rõ rệt

(1995-Biểu 3-1: Tài liệu khí tượng thuỷ văn khu vực nghiên cứu

Tháng Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%) Lượng mưa (mm) Gió (m/s)

Trang 28

Theo số liệu khí tượng từ biểu 3-1, biểu diễn điều kiện khí hậu khu vực nghiên cứu theo biểu đồ của Gaussen- Walter (1962)

Hình 3.1 Biểu đồ khí hậu của khu vực nghiên cứu (Theo Gaussen-Walter)

Biểu 3-1 và hình 3.1 ở trên cho thấy: Nhiệt độ bình quân năm của khu vực là 23.440C, nhiệt độ thấp nhất là 16.30C vào tháng 1, nhiệt độ cao nhất là 28.30C vào tháng 7; 8, độ ẩm không khí trung bình năm là 87.42%, tháng có

độ ẩm cao nhất là 89.7% vào tháng 8, thấp nhất là 85.3% vào tháng 5; 12; lượng mưa trung bình năm là 1629.8 mm nhưng phân bố không đều Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung cao nhất vào tháng 8, trung bình 368.9mm/tháng, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12 đạt 17.8 mm, trong năm không có tháng kiệt, có một tháng hạn vào tháng 12

Trang 29

* Chế độ gió

Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:

- Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11- tháng 3 năm sau

- Gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 8

Thỉnh thoảng khu vực còn chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng và bão từ tháng 4 đến tháng 10

Nấm là loại sinh vật có đời sống lên quan mật thiết với điều kiện môi trường, các yếu tố chi phối nhiều nhất đến sự phát sinh, phát triển của nấm là nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và độ pH Nhiệt độ thích hợp biến động từ 20-

280C có loài tăng trưởng ở nhiệt độ 30-350C nhưng có loài tăng trưởng ở

15-200C, pH của môi trường cũng chi phối nhiều đến sự tăng trưởng của nấm, đặc biệt trong quá trình hình thành thể quả, pH chua thể quả biến dạng, pH kiềm thể quả chậm hoặc ngừng phát triển

“ Độ ẩm là nhân tố chủ đạo có tính chất quyết định cho bào tử nảy mầm còn nhiệt độ là nhân tố quan trọng có tác dụng xúc tiến, ức chế bào tử nảy mầm Trong mùa sinh trưởng nhiệt độ không thay đổi lớn lắm dễ thoả mãn yêu cầu của bào tử nấm” (Bệnh cây rừng- Lê Văn Liễu, Trần Văn Mão) 16

Đa số các loài nấm đều sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện độ

ẩm không khí 80-85%, có loài sinh trưởng và phát triển bình thường trong điều kiện độ ẩm không khí từ 7-10%

Đối chiếu với số liệu về nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực nghiên cứu (Biểu thị ở biểu 3-1 và hình 3.1) cho thấy rằng điều kiện khí hậu ở đây thích hợp cho các loài nấm phát sinh, phát triển

* Thuỷ văn

Hàm Yên có hệ thống Sông Lô chạy qua 13 xã từ Bắc xuống Nam, bắt đầu từ xã Yên Thuận đến xã Đức Ninh, lượng nước chảy qua sông Lô tại

Trang 30

huyện Hàm Yên về mùa mưa rất lớn đã cung cấp cho việc tưới tiêu sản xuất nông lâm nghiệp và giao thông đường thuỷ của huyện

3.1.4 Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của huyện Hàm Yên bao gồm các nguồn chủ yếu sau:

- Nước khe lạch

Về mùa mưa lượng nước mưa khá lớn, tất cả các vùng đầu nguồn đều tích trữ một lượng nước mưa đáng kể nên tạo ra dòng chảy quanh năm đảm bảo cho việc sản xuất phát triển kinh tế trên toàn huyện

- Nước sông

Đây là lượng dự trữ ở tất cả các nguồn chảy về, lượng nước này phục

vụ cho việc phát triển nông nghiệp như chăn nuôi cá lồng

* Tài nguyên rừng

Hàm Yên có 2/3 diện tích là rừng và đất rừng với 66.696,8 ha Trong

đó rừng tự nhiên là 31.789,22 ha, rừng sản xuất là 27.559,76 ha, rừng của huyện Hàm Yên chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn Với diện tích đất rừng như vậy đã góp phần không nhỏ cho việc bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển kinh tế xã hội

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Trang 31

sản xuất nông nghiệp Nổi bật của sự phát triển ở đây là trồng cây Cam Quýt hàng năm cho thu hoạch khoảng 2.5 tỷ đồng Vì vậy, trong nông thôn đã có nhiều hộ gia đình làm kinh tế giỏi, hộ đói nghèo ngày càng giảm Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới

- Lâm nghiệp

Lâm trường và các hộ gia đình trong huyện Hàm Yên tham gia tốt chương trình trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng bằng vốn tự có, vốn đầu tư của các chương trình dự án như: Định canh - định cư, dự án 661, trang trại, Đến nay toàn huyện có 27.559,76 ha rừng trồng, 31.789,22 ha rừng tự nhiên được khoanh nuôi và bảo vệ tốt, độ che phủ của rừng đạt 30% Kinh tế trang trại từng bước được phát triển

* Thực trạng cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Hệ thống giao thông của huyện được chú trọng và phát

triển, đặc biệt là các tuyến đường đi vào trung tâm các xã và các khu dân cư, tái định cư, xây dựng hệ thống cầu như: Cầu Tân Yên, cầu Bình Xa Đến nay 18/18 xã, thị Trấn đã có ô tô đến trung tâm xã, nhân dân tự mở được 50 km đường giao thông liên thôn bản để chuyển hàng hoá và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện

- Thủy lợi: Xây dựng mới và nâng cấp các công trình hiện có, toàn

huyện có 25 công trình thuỷ lợi kiên cố, 80 công trình thuỷ lợi nhỏ, công suất tưới tiêu bảo đảm cho 3.893,02 ha đất trồng lúa

Trang 32

Dân số trên toàn huyện phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung ở thị trấn, thị tứ, ven các trục giao thông chính

3.2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện

Trong những năm gần đây do áp dụng đúng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đã có những bước phát triển rõ rệt, nền kinh tế của huyện chủ yếu là nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn song các ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ cũng đang từng bước phát triển Sản xuất nông nghiệp đang chuyển dần theo hướng sản xuất hàng hoá, giảm dần diện tích cây lương thực hiệu quả thấp và thay bằng cây ăn quả như Cam, Quýt và cây công nghiệp lâu năm có hiệu quả cao hơn như Chè, Cà Phê, Tuy nhiên so với lợi thế và tiềm năng sẵn có của huyện thì nhịp độ phát triển kinh tế chưa cao, sản xuất còn mang tính lạc hậu, độc canh, tiềm năng đất nông-lâm nghiệp còn lớn chưa khai thác hết vẫn còn

để hiện tượng hoang hoá, đất trống đồi núi trọc

Những năm gần đây hệ thống giao thông đường bộ phát triển mạnh với

đủ các hệ thống đường từ đường Quốc lộ cho đến các đường thôn xóm cụ thể là: Đường Quốc lộ 2 dài khoảng 50 Km, đường tỉnh lộ khoảng 10 Km ngoài

ra còn có các hệ thống đường Bê tông hoá nông thôn đi vào các thôn bản trong xã

Dịch vụ thương mại ngày càng phát triển mạnh, nó giữ một vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt là các dịch vụ về hàng tiêu dùng, bưu chính viễn thông phát triển, hiện tại 18/18 xã, thị trấn đều có Bưu điện Văn hoá cập nhật thông tin trong ngày đến với nhân dân trong thôn, bản

Đời sống nhân dân có phần được cải thiện nhiều so với trước đây, trình

độ dân trí ngày một tăng lên, số hộ đói nghèo đã có chiều hướng giảm rõ rệt

Trang 33

Mặc dù cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch song diễn ra còn chậm chạp

Tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp Hiệu quả sử dụng đất còn thấp, do nhân dân các dân tộc thiểu số sử dụng đất còn kém hiệu quả, vẫn còn có số ít hộ còn sống theo kiểu du canh du cư

Vấn đề đặt ra là: Trong tương lai phải khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên để tạo ra các tiền đề vững chắc cho sự phát triển kinh tế xã hội Đồng thời các cấp, các ngành phải chủ động và có kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội ở địa phương mình; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để nâng cao sức cạnh tranh góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh

mẽ của nền kinh tế xã hội trên địa bàn huyện

Trang 34

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Xác định nguyên nhân gây bệnh loét thân cành keo lai, keo tai tượng 4.1.1 Mô tả triệu chứng bệnh loét thân cành keo lai và keo tai tượng

Bệnh loét thân cành keo lai và keo tai tượng có các triệu chứng sau đây: Bệnh chủ yếu là khô cành, loét và thối vỏ Ban đầu ở bất kỳ chỗ nào trên thân, cành nhất là trên cành non hình thành các đốm màu đen Trên mặt vỏ xuất hiện các đoạn đen nứt dọc Chỗ vết bệnh thường xuất hiện các sợi nấm dọc tạo ra các vân đen Cành bị bệnh thường có màu sắc không tươi như màu của cây khoẻ (ảnh 1)

Ảnh 1: Ảnh thân cành keo lai bị bệnh

Khi bệnh nặng, vỏ khô dần, co thắt, nhăn nheo, mô vỏ bị bệnh thối mềm làm lá và cả ngọn cây bị héo (ảnh 2)

Trang 35

Ảnh 2: Ảnh cây bị bệnh chết khô ngọn

Khi gặp điều kiện độ ẩm thích hợp trên mặt vỏ nổi lên các chấm nhỏ màu vàng kem Đó là các khối bào tử vô tính của nấm(conidial mass) (ảnh 3)

Ảnh 3: Ảnh khối bào tử vô tính của nấm gây bệnh loét thân cành keo lai, keo

tai tượng trên cành bị bệnh

Trang 36

Bào tử vô tính có hình trứng dài hay hình hạt gạo thuôn dài, không vách ngăn, kích thước: chiều dài 16.38 µm, chiều rộng 4.68 µm (ảnh 4)

Ảnh 4: Ảnh bào tử vô tính nấm gây bệnh loét thân, cành keo

Quan sát các tổ chức bị bệnh trên kính hiển vi soi nổi cũng phát hiện được thể quả nấm túi, giai đoạn hữu tính của nấm gây bệnh Lấy thể quả quan sát trên kính hiển vi quang học cho thấy có nhiều túi bào tử và bào tử túi (ảnh 5)

Ảnh 5: Ảnh bào tử túi của nấm gây bệnh loét thân cành keo

Trang 37

4.1.2 Phân lập nấm gây bệnh

Từ các mẫu bệnh loét thân cành keo tại Tuyên Quang, kết quả phân lập

đã thu được nấm Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc., sợi nấm có

màu hơi xám đen, để nấm trong một thời gian nhất định ở môi trường PDA thì thấy xuất hiện khối bào tử vô tính hình tròn màu da cam (ảnh 6)

Ảnh 6: Ảnh khối bào tử nấm gây bệnh trên môi trường PDA

4.1.3 Kết quả gây bệnh nhân tạo

Để xác định chủng nấm phân lập được từ tổ chức bị bệnh có đúng là nấm gây bệnh hay không thì phải tiến hành thí nghiệm gây bệnh nhân tạo Đánh giá mức độ bị bệnh ở các cấp nặng, nhẹ khác nhau, phân cấp mức độ bị bệnh theo diện tích của lá như sau:

Cấp 0 : toàn bộ diện tích lá không bị bệnh Cấp 1: nhỏ hơn 25% diện tích lá bị bệnh Cấp 2 : từ 26% - 50% diện tích lá bị bệnh Cấp 3: từ 51% đến 75% diện tích lá bị bệnh Cấp 4: > 75% diện tích lá bị bệnh

Trang 38

Kết quả thí nghiệm gây bệnh nhân tạo được ghi ở biểu 4-1 sau:

Biểu 4-1: Kết quả nhiễm bệnh nhân tạo keo lai và keo tai tượng

Ảnh 7: Ảnh thí nghiệm gây bệnh nhân tạo

4.1.4 Giám định nguyên nhân gây bệnh

Căn cứ vào những triệu chứng bệnh đã mô tả, đặc điểm hình thái bào tử quan sát trên kính hiển vi và tham khảo, đối chiếu với các tài liệu phân loại

Trang 39

nấm của các tác giả Zhao Liping(1983), F.G Brown(1968) và Sutton B 1980, Nấm gây bệnh cho keo lai và Keo tai tượng được xác định là loài nấm

Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh loét thân cành trên nhiều loài cây lá

rộng

Nấm gây bệnh loét thân cành Keo lai và Keo tai tượng có hai giai đoạn sinh sản trong vòng đời, giai đoạn hữu tính và giai đoạn vô tính Vì vậy, chúng có hai tên loài khác nhau

Giai đoạn vô tính (Anamorph), trên kính hiển vi quang học, có độ phóng đại 400 – 1000 lần, tiến hành quan sát được: Bào tử phân sinh hình bầu dục hay hình hạt gạo thuôn dài đơn bào không mầu, sau khi thành thục có mầu nâu Bào tử không có vách ngăn nhưng đặc biệt là ở trước giai đoạn nẩy mầm bào tử thường có một vách ngăn ngang hình thành hai tế bào có mầu nâu, bào tử có chiều dài từ 11.87m đến 16.38m, chiều rộng 3.26m đến 4.68m Vỏ bào tử dạng đĩa có mầu nâu nhạt, nằm rải rác vùi dưới biểu bì vỏ cây, sau đó màng lộ ra ngoài mầu nâu đen khi chín nứt ra và bào tử bay ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi nẩy mầm thực hiện quá trình xâm nhiễm mới trong mùa sinh trưởng, đĩa bào tử có kích thước 121,5 – 182,7 x 31.2 – 53,6m Bên trong của đĩa bào tử có cuống bào tử mọc ra trên đó, cuống bào

tử không mầu đơn bào, có kích thước 42.3 – 101.8 x 4.1 – 6.3m

+ Giai đoạn vô tính (Anamorph):

Tên loài : Nấm đĩa gai Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc

Thuộc chi nấm bào tử đĩa gai: Colletotrichum

Họ nấm đĩa : Melanconiaceae

Bộ nấm đĩa: Melanconiales

Ngành phụ nấm bất toàn: Deuteromycetes

Ngành nấm thật: Eumycota

Trang 40

+ Giai đoạn hữu tính (Telemorph):

Giai đoạn hữu tính (Telemorph), quan sát trên kính hiển vi cho thấy bào

tử túi đơn bào hình bầu dục Vỏ bào tử dạng túi, vỏ túi hình cầu mọc đơn hoặc cụm dưới biểu bì vỏ cây Bên trong vỏ túi có nhiều túi bào tử và sợi bên, túi bào tử không mầu dạng que có đỉnh tròn Đối chiếu với chuyên khảo nấm túi

của Richard T Hanlin 1990, nấm túi được xác định là:

Tên loài : Glomerella cingulata (Stonem.) Spauld.& Schrenk

Chi : Glomerella Spald & H Schrenk

Ở nước ta bệnh phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Sơn La, Lâm Đồng, Kon Tum, Thừa Thiên Huế, … Bệnh hại đã gây tổn thất rất lớn về giá trị kinh tế và sinh thái môi trường Dịch bệnh có khả năng bùng phát gây chết hàng loạt rừng

Ngày đăng: 03/10/2017, 09:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w