Nội qui và những qui định khi thực tập tại xưởng máy công cụ.Khái niệm cơ bản về cắt gọt kim loạiVận hành và bảo dưỡng máy tiện vạn năngDao tiện ngoài – mài dao tiện ngoàiTiện trụ trơn ngắn Tiện mặt đầu và khoan lỗ tâmTiện trụ bậc ngắn Tiện trụ dài l 10d.
Trang 1CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
TIỆN TRỤ NGẮN, TRỤ BẬC, TRỤ DÀI L 10DD
Mã số của mô đun: MĐ 22
Thời gian của mô đun: 90 giờ (LT: 16 giờ; TH: 72 giờ; KT: 2 giờ)
I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí:
+ Trước khi học mô đun này sinh viên phải hoàn thành: MH07; MH08; MH09;MH10; MH11; MH12; MH15
- Tính chất:
+ Đây là mô đun đầu tiên học sinh hình thành kỹ năng nghề
+ Là mô-đun chuyên môn nghề thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc
II MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Giải thích được tầm quan trọng và ý nghĩa của nội qui và những qui định khithực tập tại xưởng máy công cụ
- Phân tích được nguyên lý gia công, độ chính xác kinh tế, độ chính xác đạtđược của các công nghệ gia công cắt gọt kim loại có phoi
- Giải thích được các yếu tố cắt gọt của mỗi công nghệ gia công cơ
- Trình bày được các các thông số hình học của dao tiện
- Phân tích được yêu cầu của vật liệu làm phần cắt gọt
- Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao tiện
- Mài được dao tiện ngoài (thép gió) đạt độ nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúnggóc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối chongười và máy
- Phân tích được quy trình bảo dưỡng máy tiện
- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi tiện trụ ngoài
- Vận hành thành thạo máy tiện để tiện trụ trơn ngắn, trụ bậc, tiện mặt đầu,khoan lỗ tâm, tiện trụ dài l 10d đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 8-10, độnhám cấp 4-5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn chongười và máy
- Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cựcsáng tạo trong học tập
III NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1 Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT Tên các bài trong mô đun
Thời gian Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra *
Trang 2Nội qui và những qui định khi thực tập
tại xưởng máy công cụ
Khái niệm cơ bản về cắt gọt kim loại
Vận hành và bảo dưỡng máy tiện vạn
818161522
1
41
32212
0
05
416141419
0
00
10001
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành.
BÀI 1: NỘI QUY VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH KHI THỰC TẬP
TẠI XƯỞNG MÁY CÔNG CỤ
Trang 3Thời gian: 1 giờ Mục tiêu:
+ Phân tích được quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên khi thực tập tại xưởngmáy công cụ
+ Giải thích được tầm quan trọng và ý nghĩa của nội qui và những qui định khithực tập tại xưởng máy công cụ
+ Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cựcsáng tạo trong học tập
1 Vị trí, ý nghĩa, vai trò của môđun:
Tiện cơ bản là mô đun được bố trí sau khi học xong hoặc song song với cácmôn học cơ sở, sau mô đun nhập nghề, mô đun an toàn công nghiệp và mô đun nguội
Mô đun này sẽ cung cấp kiến thức và kĩ năng cơ bản của nghề tiện, học sinh sẽtiếp cận với các loại máy tiện vạn năng, máy mài thông dụng có ở xưởng trường, cácphương pháp gia công cơ bản và thực hành vận hành máy tiện vạn năng, mài dao cắt
và gia công được các bề mặt trụ trơn, mặt đầu cắt rãnh, cắt đứt đạt ở mức cơ bản đếnthành thạo Đây là việc thực hiện các thao tác đầu tiên khi bước vào nghề
2 Mục tiêu của mô đun
Mô đun này nhằm rèn luyện cho học sinh đầy đủ kiến thức về cấu tạo, nguyên
lý làm việc của máy tiện vạn năng và kỹ năng nhận dạng, lựa chọn, sử dụng, mài sửacác loại dụng cụ cắt theo đúng yêu cầu kỹ thuật Sử dụng thành thạo máy tiện năng vàtiện được các chi tiết dạng trụ trơn, trụ bậc, cắt rãnh, cắt đứt đúng quy trình, đạt yêucầu kỹ thuật, thời gian và an toàn
3 Mục tiêu thực hiện của mô đun
Sau khi học xong mô đun này học sinh có khả năng:
- Trình bày đầy đủ các khái niệm về gia công tiện, các bộ phận cơ bản, côngdụng và nguyên lí làm việc của máy tiện vạn năng
- Trình bày được các khái niệm đồ gá, các bộ phận, yêu cầu của đồ gá
- Nhận dạng, lựa chọn đúng, đủ và mài được các loại dao tiện phù hợp với côngviệc
- Sử dụng hợp lí, chính xác và bảo quản tốt các loại dụng cụ đo
- Lựa chọn, tháo lắp đồ gá và gá lắp phôi đúng kỹ thuật
- Tiện mặt đầu, khoan lỗ tâm, tiện trụ trơn ngắn, tiện trụ bậc, tiện rãnh ngoài,tiện cắt đứt, chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng quy trình
- Xác định các dạng sai hỏng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và cách khắcphục
- Tổ chức nơi làm việc khoa học và đảm bảo an toàn cho người và máy
4 Nội dung chính của mô đun
- Khái niệm về gia công tiện
- Sử dụng các loại đồ gá thông dụng
- Đặc điểm của quá trình cắt khi tiện
- Các loại dao tiện và cách mài dao
- Chế độ cắt khi tiện
Trang 4- Vận hành chăm sóc máy tiện
- Tiện trụ trơn
- Tiện mặt đầu, khoan tâm
- Tiện trụ bậc
- Tiện rãnh, cắt đứt
- Các biện pháp an toàn và tổ chức nơi làm việc khoa học, hợp lý
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Vị trí, ý nghĩa, vai trò của môn môđun?
2 Mục tiêu thực hiện của môđun
3 Nêu nội dung chính của môđun sẽ thực hiện
BÀI 2: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CẮT GỌT KIM LOẠI
Thời gian: 4 giờ
Mục tiêu:
Trang 5+ Trình bày được lịch sử phát triển của nghề cắt gọt kim loại
+ Phân tích được nguyên lý gia công, độ chính xác kinh tế, độ chính xác đạtđược của các công nghệ gia công cắt gọt kim loại có phoi
+ Giải thích được các yếu tố cắt gọt của mỗi công nghệ gia công cơ
+ Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cựcsáng tạo trong học tập
1 Khái quát lịch sử phát triển ngành cắt gọt kim loại.
Cắt gọt kim loại là một trong những phương pháp gia công chi tiết máy đượcdùng rộng rãi trong các ngành chế tạo cơ khí Nó bao gồm các phương pháp như tiện,phay, bào, mài, khoan,…
Thực chất của phương pháp gia công cắt gọt là lấy đi trên bề mặt của phôi mộtlớp kim loại để đạt được hình dáng khích thước và độ nhẵn bóng theo yêu cầu của chitiết gia công
Các chi tiết máy tròn xoay dạng đối xứng như trục, bánh răng, puli, thườngđược gia công trên máy tiện bằng các loại dao khác nhau như dao tiện, mũi khoan,mũi khoét, mũi doa, tarô, …
Trên máy tiện có thể gia công được các chi tiết hình trụ, hình côn, mặt địnhhình, mặt phẳng, mặt ren, vát cạnh, vê góc lượn
2 Công nghệ tiện.
2.1 Vị trí của nghề tiện:
Tất cả các chi tiết máy đều được chế tạo bằng các phương pháp gia công nhưđúc, rèn dập, cắt gọt kim loại,…Trong các phương pháp này thì cắt gọt kim loại làmột trong những phương pháp gia công có phoi được dùng rộng rãi trong ngành chếtạo cơ khí như: tiện, phay, bào, xọc, khoan, mài,… Trong đó tiện được sử dụng nhiềunhất, chiếm 40-50% thiết bị trong các nhà máy cơ khí Cấu tạo máy tiện ngày càngđược cải tiến hoàn thiện hơn và đã có nhiều kiểu thích ứng với yêu cầu sản xuất ngàycàng cao
2.2 Khái niệm chung về gia công tiện:
- Tiện là lấy đi trên bề mặt của phôi một lớp kim loại để đạt được hình dáng,kích thước và độ nhẵn bóng bề mặt của chi tiết cần gia công bằng dao tiện trên máytiện Lớp kim loại được lấy đi gọi là lượng dư gia công
- Nguyên lý chung của nghề tiện là vật gia công được gá lắp trên máy và quaytròn, dao tịnh tiến để cắt gọt Trong trường hợp đặc biệt có thể ngược lại
- Các dạng bề mặt gia công tiện : Các chi tiết quay tròn dạng đối xứng như trụcbánh răng, puli,…Được gia công tren máy tiện bằng các loại dụng cụ cắt khác nhaunhư: Dao tiện, mũi khoan, mũi xoáy, mũi doa,…
- Trên máy tiện còn gia công được các chi tiết hình trụ, hình côn, mặt định hình,mặt phẳng, cắt ren, vát cạnh vê góc lượn,…Ngoài ra trên máy tiện còn có thể làm thaymột số công việc của máy bào, máy phay, khoan, mài,… như quấn lò xo, bào rãnh,khắc thước, mài tinh,…
Trang 6Các dạng chi tiết gia công trên máy tiện Các dạng bề mặt gia công trên máy tiện
3.2 Phân loại máy phay:
- Căn cứ vào công dụng của máy phay có: máy phay công dụng chung, máyphay chép hình, máy phay thùng, máy phay liên tục,…
Với chuyển động chính của máy là máy thẳng nên luôn có hành trình công tác
và chạy không, có lực quán tính lớn nên tốc độ bị hạn chế năng suất thấp
4.1 Máy bào ngang
Máy bào ngang đã sản xuất có hành trình bào tới 1000m, máy bào giường cóhành trình làm việc tới 12500mm
Trang 7Máy bào ngang dùng để gia công các bề mặt chi tiết có độ dài từ 200-800mm(nếu chi tiết hẹp nên ghép lại)
Khái quát các đặc điểm chính của máy bào ngang:
- Chuyển động chính của bàn trượt 1 lắp giá dao thực hiện
- Chuyển động chạy dao do bàn máy 2 mang phôi thực hiện Chuyển động màykhông liên tục chỉ thực hiện sau mỗi hành trình kép của bàn trượt
- Kích thước cơ bản của máy là chiều dài lớn nhất của hành trình bàn trượt
4.2 Máy bào giường:
Trang 84.2.2 Phân loại:
Có hai loại: loại một trụ và loại 2 trụ Thân máy 1, trụ đứng 2, xà cố định 3,động cơ phụ 4 truyền dẫn chuyển động điều chỉnh máy nhanh cho xà ngamg 5 mangcác giá dao đứng 6, giá dao bên số 7, giường bào 8, chi tiết 9 Cữ khống chế hànhtrình 10 có thể điều chỉnh được tùy theo chiều dài chi tiết gia công Cữ khống chếhành trình cố định gắn trên thân máy
Trang 9Máy khoan đứng vạn năng có bố cục như sau: gồm tấm đế 11 lắp trụ đứng 7hộp tốc độ 4 chứa trục chính 14 lắp mũi khoan 13, hộp chạy dao 6 tay quay 8 để tịnhtiến trục chính thực hiện chuyển động chạy dao tự động hoặc bằng tay và bàn máy 12
có thể điều chỉnh vị trí thẳng đứng của trụ đứng Trục chính có chuyển động quay tròn
và tịnh tiến Gam máy khoan đứng được chê tạo tương ứng với đường kính khoan lớnnhất từ 18, 25, 35 và 50mm,…
6.2.2 Máy khoan cần:
Máy khoan cần thường được gọi là máy khoan hướng kính
- Công dụng: như máy khoan đứng nhưng gia công các chi tiết lớn, có thể dichuyển đầu khoan đến vị trí cần khoan trên chi tiết gia công
- Phân loại: loại thông thường và loại vạn năng
+ Loại thường (hình a): gia công các lôc thẳng đứng trong phạm vi mặt vànhkhăn có chiều rộng B (muốn gia công lỗ xiên phải gá nghiêng chi tiết, loại mày cókích thước lớn)
+ Loại vạn năng rộng (hình b) có thể gia công các lỗ xiên, thẳng, …trên mặt cầuvành khăn
Trang 106.2.3 Máy khoan nhiều trục chính:
Dùng trong sản xuất hàng loạt để khoan đồng thời nhiều lỗ, số lượng đạt tới200
Máy khoan đứng nhiều trục chính có thể chia làm hai loại chính:
- Loại không điều chỉnh được khoảng cách giữa các trục chính (hình a)
- Loại điều chỉnh được khoảng cách giữa các trục chính (hình b)
Trang 117 Công nghệ mài.
Máy mài để gia công tinh với lượng dư bé Chi tiết trước khi mài thường đãđược gia công thô trên các máy khác như tiện, phay, bào,… Hiện nay có loại máy màithô để gia công chi tiết có lượng dư lên tới 5mm (mài phá các phôi bằng thép đúc haycác vỏ hộp bằng gang bị biến cứng, dính cát,… dùng cho phân xưởng chuẩn bị phôi.Máy mài dùng mài mặt trụ ngoài, trong, côn, định hình, mài ren vít, bánh răng,mài dao cắt, cắt phôi,… Máy mài đóng vai trò quan trọng trong nhà máy, được dùngrộng rãi Nước ta bắt đầu sản xuất chiếc máy mài (máy vạn năng) đầu tiên năm 1965Máy mài gồm các loại sau đây:
Máy mài tròn ngoài, máy mài tròn trong, máy mài phẳng, máy mài không tâm,máy mài chuyên dùng, máy mài dao, máy mài doa, máy mài nghiêng,… và được phânthành 3 nhóm:
- Nhóm máy mài tròn
- Nhóm máy mài phẳng
- Nhóm máy mài bóng
Hình: Máy mài tròn ngoài
CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Khái niện chung về gia cong tiện, nêu những sản phẩm có thể gia công trên máy tiện ?
2 Nêu công dụng của máy phay, phân loại cơ bản một số loại máy phay thường dùng?
3 Nêu khái quát về công nghệ bào, xoc, khoan và mài, cho biết những sản phẩm
có thể gia công được trên các máy công cụ trên
Trang 12BÀI 3: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MÁY TIỆN VẠN NĂNG
Thời gian: 6 giờ
Mục tiêu:
+ Trình bày được tính năng, cấu tạo của máy tiện, các bộ phận máy và các phụtùng kèm theo máy
+ Trình bày được quy trình thao tác vận hành máy tiện
+ Phân tích được quy trình bảo dưỡng máy tiện
+ Vận hành thành thạo máy tiện đúng quy trình, quy phạm đảm bảo an toàntuyệt đối cho người và máy
+ Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cựcsáng tạo trong học tập
1 Cấu tạo của máy tiện
Máy tiện gồm có nhiều loại, mỗi loại đều có kết cấu và kích thước khác nhau,nhưng về tên gọi, tác dụng cơ bản và nguyên lý làm việc đều giống nhau Để nghiêncứu đầy đủ về cấu tạo và cách sử dụng các bộ phận của một máy tiện vạn năng điểnhình trên hình:
Trang 13Các bộ phận của máy tiện vạn năng
1.1 Thân máy:
Thân máy được đúc bằng gang để đỡ ụ trước, ụ sau, bàn xe dao Mặt trên củabằng máy là 2 băng trượt phẳng và 2 băng trượt hình tam giác dùng để dẫn hướng chobàn xe dao (1) và ụ sau trượt trên nó (2) trên hình vẽ
Thân máy được đặt trên 2 bệ máy, các đường trượt của băng máy được gia côngrất chính xác để bàn xe dao và ụ sau di chuyển không bị xê dịch ngang, phía dưới cókhay đựng phoi và hứng nước cho rút xuống ngăn đựng nước
- Phương pháp thay đổi tốc độ quay trục chính: căn cứ vào trị số tốc độ quay củatrục chính đã cho mà ta điều chỉnh các cần gạt về vị trí theo bảng chỉ dẫn được gắntrên mỗi máy
Trang 141.3 Bàn xe dao (4) :
Dùng để gá kẹp dao và đảm bảo cho dao chuyển động theo các chiều khác nhau.Chuyển động tiến của dao có thể thự hiện bằng tay hoặc tự động cơ khí, chuyển đông
cơ khí của xe dao nhờ có trục trơn và trục vit me Cấu tạo xe dao gồm có:
- Bàn trượt dọc (4) di chuyển trên sống dẫn hướng của băng máy theo chiều dọc,thực hiện chạy dao tự động nhờ có hộp xe dao hoặc chạy dao bằng tay khi quay tayquay xe dao
- Bàn trượt ngang (5) di chuyển trượt trên sống trượt đuôi én của bàn trượt dọctheo phương ngang, có thể thực hiện chạy dao tự động hoặc bằng tay
- Bàn trượt dọc (7) có thể quay xung quanh đế của nó khi nới 2 đai ốc hãm ở haibên và có thể trượt dọc trên sống trượt đuôi én của đế bàn trượt dọc trên
- Ổ gá dao (6) được gá trên bàn trượt dọc trên, dùng để kẹp chặt dao tiện khi giacông và có thể quay xung quanh trục ổ dao để định vị dao Ổ dao trên máy tiệnthường là ổ dao vuông, có thể lắp được 4 dao tiện trên 4 cạnh của ổ dao, khi cần đếndao cắt nào thì xoay tay xiết ổ dao ngược chiều kim đồng hồ rồi xoay dao cắt đó đến
vị trí cần thiết, rồi xiết chặt lại
1.4 Hộp xe dao (25) ( hộp điều khiển bàn dao)
- Được lắp phía dưới bàn xe dao dùng để điều khiển cho dao ăn tự động bằng cơkhí theo chiều dọc và chiều ngang bằng trục trơn và trục vít me
- Cấu tạo: trong hộp có bố trí các cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyểnđộng tịnh tiến của dao, gồm có 5 chuyển động:
Trang 15Phương pháp thay đổi tốc độ bàn dao: theo sơ đồ vị trí các cần gạt được gắn trênmáy tiện Căn cứ vào trị số bước tiến của bàn dao đã cho, ta điều chỉnh vị trí các cầngạt về vị trí theo bảng chỉ dẫn.
Trang 16- Khi lắp mũi tâm, dụng cụ cắt,… ta nới tay hãm 8 và tay quay 7 để nòng ụ động
3 tiến ra hoặc lùi vào đến vị trí cần thiết rồi khóa chặt tay hãm 8 để đỡ vật gia công,khi khoan hoặc tarô thì không xiết chặt tay hãm 8
- Khi muốn tháo mũi tâm, dụng cụ cắt,… Ta quay tay quay 7 để nòng ụ động lùivào thân cho đến khi trục vít 4 đẩy mũi tâm hoặc dụng cụ cắt ra
1.8 Thiết bị điện:
Được bố trí trong tủ điện dùng để đóng và cắt động cơ điện, tắt và mở máy, điềuchỉnh hộp tốc độ, hộp bước tiến, hộp xe dao,… bằng các cơ cấu điều khiển như: taygat, nút bấm, vô lăng,
1.9 Du xích
Trên các máy tiện đều có trang bị vòng du xích ở bàn trượt ngang, bàn trượt dọc
và tay quay xe dao
- Nhờ có du xích mà ta có thể điều chỉnh cho dao ăn dọc và ngang chính xác từ0,01- 0,05mm tùy từng máy, hạn chế được việc dùng dụng cụ đo nên thực hiện nhanh,chính xác, ít bị hư hỏng vì nhầm lẫn
- Cấu tao: vòng du xích xe dao có khác so với vòng du xích bàn trượt ngang,dọc
+ Cấu tạo vòng du xích xe dao: Dựa trên cơ sở 1 vòng bạc ngoài có khắc vạch
số, mỗi vạch cách nhau 0,5-1mm được lắp chặt trên trục tay quay, trục tay quay cóbánh răng ăn khớp với thanh răng, vì thế khi quay tay quay thì vòng du xích quaytròn, căn cứ vào vạch mốc cố định 0 ta biết được số vạch đã di chuyển Công thứctính vạch cần xoay như sau:
* Chú ý: khử độ rơ giũa vít và đai ốc Muốn quay ngược trị số vòng du xích sovới ban đầu thì phải quay ngược hẳn đi một vòng rồi mới quay xuôi về trị số cần tìm.Ngoài du xích bàn dao, ở nòng ụ sau cũng có khắc thước để xác định chiều sâu
lỗ khoan ,…
2 Các phụ tùng kèm theo, công dụng của các phụ tùng.
Các phụ tùng kèm theo máy tiện hay gọi là các đồ gá kèm theo
2.1 Cấu tạo, công dụng và cách sử dụng mâm cặp 3 vấu tự định tâm:
Trang 17- Dùng mâm cặp này gá đặt nhanh, đơn giản, dễ định tâm.
2.2.2 Cấu tạo:
- Mâm cặp 3 vấu tự định tâm có 3 vấu chuyển động ra vào đồng thời với nhau
- Ba vấu 1 trượt trong rãnh hướng tâm của thân 2, các răng xoắn của vấu ănkhớp với răng xoắn của đĩa răng 3, phía sau của đĩa 3 có răng côn ăn khớp với 3 bánhrăng côn nhỏ 4
- Khi đặt chìa khóa vặn mâm cặp vào ổ khóa trên bánh răng côn 4 quay cùngchiều hay ngược chiều kim đồng hồ, các vấu cặp sẽ đồng thời tiến vào hay lùi ra khỏitâm mâm cặp trong rãnh hướng tâm để xiết chặt hoặc tháo chi tiết gia công ra
- Tùy theo hình dạng, kết cấu của vật gia công mà có cách sử dụng vấu kẹp chothích hợp Khi gá vật có đường kính nhỏ thì dùng bộ vấu thuận, phôi có đường kínhlớn được kẹp bằng bộ vấu trái Trong trường hợp này các bậc của vấu là mặt chặnvững chắc cho phôi
- Khi gia công các vật có đường kính lớn, có lỗ thì lắp vấu kẹp ngược gá vào lỗchi tiết (mặt lỗ là mặt chuẩn gá)
- Trong rãnh dẫn hướng và các vấu mâm cặp có đánh số thứ tự 1,2,3 hoặc dấuthích hợp nên khi lắp phải tuân theo thứ tự đã đánh dấu
2.2 Cấu tạo và công dụng của mâm cặp 4 vấu:
2.2.1 Công dụng:
Dùng để gá kẹp chi tiết có hình dạng không đều, không tròn, không đối xứnghoặc gia công những chi tiết lệch tâm
2.2.2 Cấu tạo:
Trang 18Gồm 4 vấu chuyển động ra vào độc lập với nhau trong rãnh dẫn hướng trongthân mâm cặp.
Mỗi vấu kẹp có nửa đai ốc ăn khớp vít đặt trong rãnh của thân mâm cặp Để gáphôi dùng chìa khóa mâm cặp 4 lắp vào ổ khóa 3 và vặn từng vít một thì từng vấy kẹp
2 sẽ chuyển động độc lập trong rãnh của nó
2.3.3 Cách sử dụng:
- Gá trực tiếp bằng bulông luồn qua rãnh của mâm phẳng nếu phôi có lỗ sẵn
- Gá bằng tấm kẹp hình móc, phôi được kẹp chặt bằng đai ốc phía sau mâmphẳng (hình a)
- Gá bằng tấm kẹp hình (hình b)
- Gá bằng thanh kẹp vắt qua phôi (hình c)
Trang 19Khi gá phôi trên ke và mâm phẳng cần phải cân bằng trọng lượng nhờ đối trọng
để đảm bảo chuyển động quay của đồ gá được cân bằng
Trang 202.4 Cấu tạo, công dụng của mũi tâm, lỗ tâm, tốc cặp:
a Mũi tâm cố định:
Được sử dụng khi cắt với vận tốc thấp (n<1200v/phút) Mũi tâm có góc côn tiêuchuẩn 60 0 , 70 0 , 90 0
Chuôi mũi tâm có độ côn mooc số 2,3,4,5,6
b Mũi tâm quay:
Có trục chính quay trong vòng bi đỡ chặn, bi cầu Được sử dụng khi cắt với vậntốc cao
Cấu tạo gồm có thân chuôi côn 4, trục chính 5 quay trong ổ bi đỡ, ổ đỡ chặn 3
và 6 Nắp 1 được lắp chặt vào thân 4, bên trong có phớt chắn dầu cho ổ đỡ
c Mũi tâm ngược:
- Dùng để gá vật gia công có đầu hình nón mặt chuẩn gá là mặt côn hoặc là độvát cạnh
- Dùng khi gia công tinh, thời gian gá kẹp nhanh hơn so với gá phôi trên 2 mũitâm có kẹp tốc
Trang 21Mũi Tâm Ngược Mũi Tâm Có Khía
d Mũi tâm có khía:
Trên mặt côn 600 có xẻ các răng dùng để gia công phôi có lỗ sẵn hình ống Loạinày không cần dùng tốc cặp vì nhờ có lực ma sát giữa răng và chi tiết rất lớn
e Mũi tâm vát một phần: dùng khi xén mặt đầu trên chi tiết gá trên 3 mũi tâm
2.4.2 Tốc cặp:
Trang 22Dùng để truyền chuyển động quay từ mâm cặp tới vật gia công khi gá vật giacông lên 2 mũi tâm Tốc cặp được chế tạo bằng thép đúc, cấu tạo gồm có các chi tiếtsau
- Vít tốc: dùng để xiết vào vật gia công, có tác dụng cố định vật gia công với tốc
- Thân tốc có lỗ hình trái đào để chứa vật gia công
- Đuôi tốc có hình dạng khác nhau tùy theo tính chất công việc dùng để truyềnchuyển động của ngón đẩy tốc tới tốc và tới chi tiết gia công
- Các loại tốc gồm có:
+ Tốc đuôi thẳng: dùng để gá chi tiết gia công trơn ( hình a)
+ Tốc đuôi cong: có đuôi cong để móc vào rãnh hoặc vấu mâm cặp rất tiện lợikhi gia công ren (hình b)
+ Tốc đuôi có chạc: đuôi có xe rãnh để lắp vào ngón đẩy tốc ( hình c)
+ Tốc vạn năng: dùng để cặp các chi tiết đã tinh chế ngoài nhờ có hai khối Vbằng đồng (hình d)
+ Tốc vòng: dùng gia công vật có đường kính lớn (hình e)
2.5 Cấu tạo, công dụng và cách sử dụng các loại giá đỡ:
Giá đỡ dùng để đỡ và làm tăng độ cứng khi gá vật gia công dài, yếu có l/d >12
gá trên hai mũi tâm hoặc gá trên mâm cặp và một đầu chống tâm Gồm 2 loại:
2.5.1 Giá đỡ di động:
- Là một trang bị công nghệ có tác dụng làm tăng độ cứng vững cho chi tiết giacông, được lắp với bàn xe dao để cùng di chuyển dọc theo bàn dao
Trang 23- Giá đỡ di động có 2 vấu tì điều chỉnh được nhờ có vít, các vấu tì của giá đõđược làm bằng vật liệu dễ mài mòn để đảm bảo cho bề mặt của chi tiết không bị hỏng,các vấu tì này thường xuyên được bôi mỡ.
- Gá lắp phôi dài gá một đầu trên mâm cặp, một đầu chống tâm và dùng giá đỡ
di động được thực hiện như hình:
Trang 243 Quy trình vận hành máy tiện
- Đọc bản vẽ cấu tạo hình dáng bên ngoài của máy tiện, nhận dạng và gọi têncác bộ phận chính của máy tiện
- Kiểm tra lại các bộ phận, nắp che các bộ truyền động, đưa các tay gạt về vị trí
an toàn (không làm việc)
- Kiểm tra sự trùng hợp giữa chiều cao của máy và vóc dáng của người thợ :chọn bục gỗ đứng sao cho khi gập khuỷu tay vuông góc thì bàn tay cao ngang tâmmáy là được
- Giữ đúng tư thế làm việc bên máy: tư thế đứng vững dạng chân trên bục đốidiện với xe dao, cách tay quay bàn trượt dọc từ 80-100mm như hình vẽ:
3.1 Kiểm tra nguồn điện
- Kiểm tra nguồn điện từ nguồn tới máy, kiểm tra những chỗ nối, quan sát kĩnhững chỗ có thể bị hư hỏng tiến hành khắc phục
- Đóng điện vào hệ thống máy tiện: đóng cầu dao tổng rồi đóng điện vào
actomat của từng máy, bật công tắc về On thì động cơ sẽ có điện, đèn báo sẽ hiển thị
là máy tiện chúng ta đã được cấp điện
3.2 Kiểm tra bôi trơn và hệ thống bôi trơn tự động
- Kiểm tra bôi trơn trên các trục vít me, bánh răng trong ụ trước, trên nòng ụđộng,…
- Kiểm tra hệ thống nhớt bôi trơn tự động, hệ thống dung dịch nguội trong bểchứa dung dịch nguội
- Tiến hành bôi trơn hoặc thêm nhớt, dung dịch nguội vào máy nếu cần
Trang 25- Cho chạy bước tiến dọc thuận của xe dao
- Cho chạy bước tiến ngang thuận của xe dao
- Dừng bước tiến dọc và ngang thuận
3.4 Điều chỉnh máy.
- Tiến hành cho máy chạy không tải
- Điều chỉnh các nút vặn, chỉnh tốc độ của máy theo tốc độ ghi trên máy
- Cân chỉnh các thông số của máy cho phù hợp với mục đích và yêu cầu của bàitập
- Tùy phương pháp gia công và yêu cầu của chi tiết cần gia công mà điều chỉnhcác thông số trên máy cho phù hợp
3.5 Vận hành tự động các chuyển động
- Tiến hành gạt tay gạt cho đai ốc hai nửa ốp sát vào trục vít me
- Gạt tay gạt tự động của bàn xe dao dọc và ngang tùy theo yêu cầu gia cần giacông, cho bàn dao tự động chạy vào cắt phôi
- Cho chạy bước tiến dọc và ngang nghịch: gạt tay gạt đảo chiều về vị trí ngượclại rồi thực hiện như bước tiến dọc và ngang thuận thì bàn xe dao dịch chuyển từ phía
ụ trước ra phía ụ động (dọc) và từ tâm máy ra ngoài (ngang)
- Dừng bước tiến dọc và ngang nghịch: gạt tay gạt về vị trí trung gian rồi gạt taygạt đảo chiều về vị trí thuận để chuẩn bị cho công việc tiếp theo
- Hãm động cơ điện, cắt nguồn điện vào máy: bật công tắc trên máy và actomat
về vị trí OFF, cắt cầu dao tổng.
3.6 Báo cáo kết quả vận hành máy
Sau khi tiến hành kiểm tra và chạy thử máy không tải Viết bản báo cáo về kếtquả vận hành, chạy thử máy:
- Những hỏng hóc trên máy đã kiểm tra và vận hành (hệ thống điện, bôi trơn,các bộ phận của máy,…)
- Những điểm cần sửa chữa, bảo trì
4 Chăm sóc máy và các biện pháp an toàn khi sử dụng máy tiện
Trước, trong và sau khi làm việc ở phân xưởng mọi người phải chấp hànhnghiêm ngặt các điều quy định sau:
Trang 26Chỉ tháo, lắp chi tiết, thay thế dụng cụ cắt, kiểm tra kích thước, tra dầu hoặc vệsinh máy khi máy đã dừng hẳn.
Nếu máy đang chạy nghe có tiếng kêu khác thường thì tắt máy ngay và báo cáovới giáo viên phụ trách
Không được rời vị trí làm việc khi máy đang chạy phải dừng máy, ngắt nguồnđiện trước khi rời máy
Kết thúc công việc phải ngừng máy, điều chỉnh cần gạt về vị trí an toàn, ngắtđiện, quét sạch phoi, dùng giẻ mềm lau sạch các đường trượt, dụng cụ đo, dao cắt, chitiết gia công để vào đúng vị trí quy định
Bôi trơn bề mặt làm việc trên bàn dao, băng máy, các nút tra dầu trên ụ động, ổ
đỡ trục vít me, trục trơn,…
Bàn giao máy cho người khác cần nêu rõ tình trạng của máy trong thời gian làmviệc
Câu Hỏi:
Câu 1: Hãy điền tên các bộ phận của máy tiện vào các ô trống trên bản vẽ sau đây.
Trình bày rõ công dụng của các bộ phận đó
Câu 2: Điều chỉnh vị trí các cần gạt tốc độ trục chính máy tiện bằng cách điền vào sơ
đồ: 53v/p , 175 v/p, 1000 v/p, 1320 v/p
Trang 27Câu 3: Điều chỉnh vị trí các cần gạt tốc độ bàn dao khi tiện trơn trên máy tiện bằng
cách điền vào sơ đồ: 0.05mm, 0.1mm, 0.15mm
Câu 4: Vật gia công có đường kính 36mm cần tiện một bậc có đường kính 32mm trên
chiều dài 30mm Hỏi phải vặn bàn trượt ngang và bàn trượt dọc đi bao nhiêu vạch duxích Biết trục vít có bước ren là 5mm, vòng du xích có 100 vạch
Trang 28BÀI 4: DAO TIỆN NGOÀI, MÀI DAO TIỆN NGOÀI
Thời gian: 8 giờ
Mục tiêu:
+ Trình bày được các yếu tố cơ bản dao tiện, đặc điểm của các lưỡi cắt, cácthông số hình học của dao tiện
+ Phân tích được yêu cầu của vật liệu làm phần cắt gọt
+ Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao tiện
+ Mài được dao tiện ngoài (thép gió) đạt độ nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúnggóc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối chongười và máy
+ Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cựcsáng tạo trong học tập
1 Cấu tạo của dao tiện
Gồm 2 bộ phận chủ yếu: thân dao và đầu dao
1.2 Thân dao(cán dao):
- Có tiết diện là hình vuông hay chữ nhật, kích thước của thân dao phụ thuộcvào kích thước của ổ gá từng máy, thân dao được chế tạo bằng thép có khả năng chịuuốn và chịu nén tốt như thép C45
- Dùng để kẹp giữ chặt dao trên ổ dao
1.2 Đầu dao:
Làm nhiệm vụ trực tiếp cắt gọt, gồm các yếu tố cơ bản sau:
- Mặt trước: dùng để thoát phoi
- Mặt sau: gồm có mặt sau chính và mặt sau phụ đối diện với mặt gia công
- Lưỡi cắt gồm có:
+ Lưỡi cắt chính: là giao tuyến giữa mặt sát chính với mặt thoát của dao
+ Lưỡi cắt phụ: là giao tuyến giữa mặt sát phụ với mặt thoát của dao
Trang 29- Mũi dao: là giao điểm của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ, mũi dao có thể nhọnhoặc mài cong với bán kính R.
2 Yêu cầu của vật liệu làm phần cắt gọt
2.1 Yêu cầu đối với vật liệu làm dao:
Khi cắt gọt lưỡi dao luôn chịu áp lực lớn, nhiệt độ cao, do đó vật liệu làm daophải có các yêu cầu sau:
2.1.1 Độ cứng cao:
Phải lớn hơn 60HRC để đầu dao không bị biến hình dưới tác dụng của áp lựccắt, đồng thời đảm bảo độ dẻo dai để tránh bị gãy khi cắt gọt và chịu va đập
2.1.2 Tính chịu mài mòn cao:
Tính chịu mài mòn quyết định bởi độ cứng, độ cứng càng cao, tính chịu màimòn càng lớn Tuy nhiên cùng một độ cứng, tính chịu mài mòn cũng khác nhau tùytheo tính chất của vật liệu
2.1.3 Tính chịu nhiệt cao (tính cứng nóng) :
Là khả năng giữ được độ cứng cao khi cắt gọt ở nhiệt độ cao Tính cứng nóngcao có ảnh hưởng đến độ cứng, tính chịu mài mòn và tuổi thọ của dao
Là loại thép dùng rộng rãi nhất trong ngành cơ khí chịu nhiệt độ cắt cao
560-650 độ, tốc độ cắt cao gấp 2-3 lần thép hợp kim dụng cụ Sau khi nhiệt luyện đạt độcứng 62-65HRC, có độ cứng cao, tính mài mòn cao
b Thành phần:
Có 5 loại thép gió dùng trong cắt gọt cơ khí, trong thành phần gồm có : C, W,
Cr, V, Mo, Co Trong đó hàm lượng W là chủ yếu
Trong 5 loại trên thì P18 và P9 được dùng nhiều ở Việt Nam, còn lại 3 loại sauthuộc nhóm thép gió có năng suất cao, đắt tiền, dùng gia công vật liệu cứng, thépkhông gỉ
Trang 30Nhóm BK chủ yếu gia công gang, thép già.
- Nhóm TK: do bột WC và bột TiC với chất kết dính Co tạo thành gồm các loạisau: T5K6, T5K10, T5K8, T15K6, T30K4,… con số đứng sau chữ T chỉ hàm lượngTiC, số đứng sau chữ K chỉ hàm lượng Co, còn lại là hàm lượng WC
Nhóm TK chủ yếu là gia công thép
* Vì hợp kim cứng là một loại vật liệu đắt tiền nên khi chế tạo người ta làmthành các mũi dao rồi hàn hoặc ghép vào cán để cắt gọt
c Kim cương:
Là một loại vật liệu phi kim loại gồm các nguyên liệu rẻ tiền như oxitmanhêMgO =1% + Oxit nhôm Al2O3 = 99% được trộn lẫn rồi thiêu kết gia công thành từngmiếng, được hàn ghép vào cán để cắt gọt
Đặc điểm của dao kim cương là cắt ở nhiệt độ cao 12000C mà vẫn giữ nguyên
độ cứng, độ cứng đạt 91- 93HRC, cắt gọt ở tốc độ cao, tính chịu mài mòn tốt, đạtđược độ bóng cao Nhưng kim cương giòn, dễ vỡ, dùng để gia công tinh và bán tinhtrên gang, thép, hợp kim nhẹ, hợp kim màu,…
3 Các thông số hình học của dao tiện ở trạng thái tĩnh
Dao cắt có nhiều loại như dao tiện, dao phay, dao bào, mũi khoan, mũi doa, ta
rô, …Nhưng nói chung các loại dao cắt này đều có những quy luật cơ bản giống nhau
đó là: Bất kỳ dao có cấu tạo phức tạp đến mấy, bộ phận cắt cơ bản của dao cũng cómột hình thái cơ bản giống như dao tiện ngoài Bộ phận cắt của dao bao gồm có cácmặt, các đường tạo thành:
Trang 31- Mặt trước là mặt của dao tiếp xúc với phoi, đưa phoi ra ngoài Tùy theo trị sốgóc trước mà mặt trước được mài phẳng hoặc lõm
- Mặt sau chính: là mặt đối diện với mặt của chi tiết đang gia công
- Mặt sau phụ: là mặt đối diện với mặt đã gia công
- Lưỡi cắt chính: Được tạo thành giữa mặt trước và mặt sau chính, nó là lưỡi cắtchủ yếu để hoàn thành công tác cắt gọt
- Lưỡi cắt phụ: Được tạo bởi mặt trước với mặt sau phụ, nó là lưỡi cắt phụ chocông tác cắt gọt
- Mũi dao: là giao điểm của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ Tùy theo bán kínhcủa mũi dao lớn hay nhỏ mà bề mặt vật gia công đạt được độ bóng cao hay thấp
- Mặt phẳng cắt gọt: là mặt phẳng đi qua lưỡi cắt chính của dao và tiếp tuyếnvới mặt đang gia công
- Mặt đáy: Là mặt phẳng song song với hướng tiến dọc và hướng tiến ngang củadao Nó chính là mặt tựa của dao lên ổ dao, mặt đáy luôn luôn vuông góc với mặtphẳng cắt gọt
- Mặt cắt chính: Là mặt phẳng đi qua 1 điểm của lưỡi cắt chính và vuông gócvới mặt phẳng cắt gọt
- Mặt cắt phụ: là mặt phẳng đi qua một điểm của lưỡi cắt phụ và vuông góc vớihình chiếu của lưỡi cắt phụ trên mặt phẳng đáy
3.1 Các góc của dao trên mặt cắt chính:
Trang 32- Khi tiện vật mềm, dẻo dùng góc lớn hơn để dao không bị mòn, phoi đỡ biếnhình
- Khi tiện vật dòn, cứng nên dùng góc nhỏ hơn vì phoi vụn nhiệt độ tập trungnhiều ở mũi dao nên góc nhỏ sẽ làm tăng sức bền mũi dao
- Nếu máy, vật gia công và dao không đủ cứng vững thì nên dùng góc lớnhơn và trị số đó được ghi trong bảng trên
3.1.2 Góc sau chính: kí hiêu là là góc giữa mặt sát chính và mặt phẳng cắt gọt
- Tác dụng: làm giảm bớt lực ma sát giữa mặt sau chính của dao và vật gia công.Nếu góc nhỏ thì mặt sát chính cà vào vật gia công, nếu góc lớn sẽ làm cho daoyếu, do đó trị số góc sát hợp lí là 60 – 120
- Khi vật mềm, dẻo hoặc khi tiện lỗ có đường kính nhỏ, khi tiện ngoài có đườngkính phôi lớn hoặc khi tiện ren tam thì mài góc lớn hơn
- Khi tiện vật giòn, cứng và khi tăng độ tiến của dao nên dùng góc nhỏ
3.1.3 Góc sắc:
Ký hiệu là β Là góc hợp bởi mặt trước và mặt sau chính Góc sắc trực tiếp cắtgọt, nếu góc β càng nhỏ thì càng sắc và dễ cắt gọt, nhưng góc β nhỏ quá sẽ làm yếulưỡi cắt làm mòn hỏng dao nhanh Vì vậy vật gia công càng cứng thì góc sắc cànglớn
Trị số góc sắc phụ thuộc vào góc và góc
0 90
Trang 33Ta có δ + γ = 900 : δ = 900 – γ , nên khi góc δ < 900 thì γ dương, δ > 900 thì γ
âm , δ = 900 thì γ = 0
- Góc cắt gọt có ảnh hưởng đến tuổi thọ của dao và có tác dụng cắt gọt nên khigia công vật cứng thì góc δ lớn dao ít bị hư hỏng, nhưng góc cắt δ lớn thường khôngthuận lợi bằng góc δ nhỏ
3.2 Các góc của dao trên hình chiếu bằng:
3.2.1 Góc nghiêng chính: ký hiệu là φ là góc hợp bởi hình chiếu của lưỡi cắt
chính với hướng chạy dao
- Tác dụng: có thể thay đổi chiều dài cắt gọt của lưỡi cắt và thay đổi trạng tháitruyền nhiệt và có thể thay đổi tỷ lệ lực cắt Px, Py, Pz
- Nếu góc φ nhỏ thì chiều dài lưỡi cắt tham gia cắt gọt lớn nên dao tản nhiệt tốt
và làm tăng tuổi thọ của dao
- Nếu góc φ lớn thì chiều dài lưỡi cắt tham gia cắt gọt ít nên dao tản nhiệt kém,giảm tuổi thọ của dao
-Nếu phôi dài kém cững vững thì dùng góc φ lớn, φ = 60-900
3.2.3 Góc mũi dao:
Ký hiệu là ε là góc tạo bởi hình chiếu lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ
- Góc mũi dao phụ thuộc vào cách mài dao : φ + φ1+ ε = 1800
- Góc mũi dao lớn hay nhỏ đều ảnh hưởng tới quá trình cắt gọt Mũi dao đượcmài với bán kính r, đảm bảo không bị mẻ mũi dao mà còn làm tăng độ trơn láng bềmặt cần gia công Bán kính mũi dao phụ thuộc vào kích thước và công dụng của dao(tiện thô hay tiện tinh)
3.2.4 Góc nghiêng của lưỡi cắt chính:
Ký hiệu là λ là góc giữa lưỡi cắt chính của dao với hình chiếu của nó trên mặtphẳng đáy
- Tác dụng góc nghiêng chính định hướng cho phoi đi và tăng sức bền của lưỡicắt
+ λ = 0 khi lưỡi cắt chính song song với mặt đáy
+ λ >0 khi mũi dao là điểm thấp nhất của lưỡi cắt chính
+ λ<0 khi mũi dao là điểm cao nhất của lưỡi cắt chính
- Khi tiện tinh dùng góc λ<0 vì phoi thoát ra về phía mặt chưa gia công
Trang 34- Khi tiện thô dùng góc λ>0 để tăng sức bền lưỡi cắt, dễ tản nhiệt, phoi thoát ra
về phía mặt đã gia công
- Khi tiện láng dùng góc λ=0 phoi thoát ra dọc cán dao
- Với dao tiện thường dùng góc λ = 5 0
- Dao phay, dao bào dùng góc λ = ( 5 0 15 0 )
4 Sự thay đổi thông số hình học của dao tiện khi gá dao
Trường hợp gá dao ngang tâm sẽ làm mũi dao,
cán dao chịu lực cắt nhỏ nhất, khi gá dao ngang tâm,
lúc gia công mặt đầu sẽ vừa hết, không để lại lượng
dư trên đường tâm
5 Ảnh hưởng của các thông số hình học của dao
tiện đến quá trình cắt:
Trường hợp dao gá cao hơn tâm và thấp hơn tâm:
- Nếu lưỡi cắt thấp hơn tâm thì khi cắt sắp đứt trên mặt đầu của chi tiết gia công
sẽ để lại một cái lõi (hình b)
- Nếu gá cao hơn tâm vật làm thì khi dao tiến đến gần tâm của vật, mặt sát củadao cọ vào mặt cắt gọt tỳ vào phần lõi còn lại (hình a)
6 Mài dao tiện
6.1 Sự mài mòn dao và quy tắc an toàn khi sử dụng máy mài 2 đá:
6.1.1 Sự mài mòn dao:
- Do có ma sát với mặt cắt gọt, mặt thoát của dao bị mài mòn, diện tích mài mònmặt sát của dao càng lớn thì ma sát càng tăng, dao nung nóng càng nhiều, độ mài mònmặt sát càng lớn dẫn đến phá hủy lưỡi cắt
- Trên mặt thoát của dao, phoi mài mòn tạo thành rãnh hẹp, nếu quá trình màimòn tiếp tục, thì rãnh rộng dần và phá hủy lưỡi cắt
- Do các phần tử cứng của kim loại (phoi) trực tiếp làm xước các mặt làm việccủa dao, tạo nên sự mài mòn dao
Trang 35- Các bề mặt của dao cắt bị nung nóng làm mềm các phần tử kim loại giữa phoi
và dao
- Muốn lưỡi cắt của dao không bị phá hủy cần phải chọn thời điểm mài dao hợp
lý, tức là mài dao sớm hơn khi dao chưa tới độ mòn cho phép
6.1.2 Quy tắc an toàn khi sử dụng đá mài 2 đá:
Khi mài phải tuân theo quy tắc sau đây:
- Trước khi mài phải kiểm tra các cơ cấu và bộ phận máy, tình trạng máy kiểmtra độ hở của bệ tì với mặt đá trong phạm vi 3mm
- Cầm hoặc kẹp dao cho chắc chắn và tựa vào bệ tì
- Không được ấn quá mạnh dao vào đá sẽ làm cháy dao, vỡ đá
- Không nên ấn một chỗ vào đá mài vì sẽ làm cho đá mòn thành rãnh
- Đá phải quay thật tròn, không rung
- Tránh mài vào mặt bên của đá mài để bảo vệ cạnh sắc của đá mài
- Khi mài phải có nước làm nguội đều, nếu không thì mài khô ngay từ đầu
- Phải lắp kính bảo hiểm và đeo kính an toàn khi mài
- Khi mài không nên đứng đối diện với đá mài
6.2 Phương pháp chế tạo và mài dao tiện ngoài:
6.2.1 Phương pháp chế tạo dao hàn hợp kim cứng:
- Dao tiện được chế tạo trong nhà máy hoặc phân xưởng dụng cụ cắt gọt, cándao chế tạo từ thép C45 bằng rèn tự do, dập nóng hoặc đúc trong khuôn chính xác,cán dao có tiết diện hình chữ nhật
- Gia công mặt tựa của cán dao bằng phương pháp phay, bào, mài
- Phay mặt sát chính và phụ của đầu dao, phay hốc để gắn miếng hợp kim cứng
- Hàn miếng hợp kim cứng: dùng đồng đỏ hoặc đồng thau, rắc thuốc hàn và chấttrợ dung vào mối hàn rồi đặt miếng hợp kim vào hốc nung nóng tới nhiệt độ 900-
kim gắn chặt vào cán dao rồi làm nguội trong môi trường khô :
6.2.2 Phương pháp sử dụng và bảo quản dao tiện:
Trang 36- Trước khi cho máy tiện chạy phải rút dao ra khỏi mặt gia công tránh lưỡi dao
bị mẻ Định kì dùng thanh đá mài hạt mịn để mài sửa lưỡi cắt trực tiếp trên ổ dao đểtăng thời gian làm việc của dao
- Không sử dụng dao khi mặt sát đã mòn nhiều Cần phải mài lại dao trước khilưỡi cắt bị hỏng
- Không dùng dao để làm căn đệm, không dùng những dao gắn hợp kim có mốihàn không tốt
- Không để dao bừa bãi trong tủ dụng cụ, tránh mũi dao bị mẻ, hỏng
6.2.3 Phương pháp mài dao tiện:
- Máy mài đơn giản thường dùng là máy mài 2 đá Bộ phận cơ bản của máy mài
là đầu máy số 4 là một động cơ điện, có trục chính kéo dài ra 2 phía để lắp đá mài 3(hình a)
- Trên máy có lắp bệ tì để đảm bảo vị trí cố định của dao khi mài (hình b)
- Giá đỡ 8, bàn quay 9 để điều chinh vị trí của dao so với tâm của đá mài và tạothành một góc cần thiết so với mặt làm việc của đá khi mài dao được điều chỉnh lênxuống sao cho mũi dao ở vị trí ngang tâm của đá
- Trong quá trình mài, dao được ấn nhẹ vào đá đồng thời dịch chuyển dọc theomặt làm việc của đá mài để đá mòn đều và mặt mài phẳng (hình vẽ)
Trang 37- Dụng cụ kiểm tra các góc sau khi mài gồm có: dưỡng cầm tay (hình a), hoặckẹp trên giá chuyên dùng (hình b), thước đo góc vạn năng
6.3 Các bước thực hiện:
6.3.1 Đọc bản vẽ các góc cần mài:
Trang 386.3.2 Chuẩn bị máy mài:
Kiểm tra tình trạng máy mài đảm bảo an toàn mới được sử dụng, dung dịch làmnguội, kính bảo vệ mắt
6.3.3 Mài mặt sau chính:
- Khởi động cho chạy máy mài cho đến khi đạt tốc độ tối đa của máy mài, tayphải cầm thân dao 1 (hình vẽ) và tựa vào bệ tì 3 sao cho dao hơi nghiêng về phíadưới, đường tâm thân dao hợp với trục quay của đá mài 450 (tương ứng với gócnghiêng chính của dao) Ngón tay cái của tay trái ấn vào dao ở chỗ bệ tì, các ngón taycòn lại ôm lấy phần dưới của thân dao, góc sau chính của dao là α = 150
- Tắt máy mài, kiểm tra trị số góc sau: thước đo góc 1 (hình vẽ) được điều chỉnh
để đo trị số góc sau chính α = 150 bằng cách tay trai cầm thước góc, tay phải cầm dao
và đưa tiến sát vào giữa hai mặt phẳng đo A và B của thước góc, quan sát khe hở giữadao và thước, nếu chưa sít đều thì phải mài lại, tiếp tục kiểm tra cho đến khi đạt yêucầu
Trang 396.3.5 Mài mặt trước và mũi dao:
- Cần phải mài trên mặt trước của dao khoảng 3-5mm để tạo thành góc trước γ(như hình vẽ bên dưới), tay phải cầm dao 1, ngón cái của tay trái ấn vào dao cho tiếpxúc với đá mài 2 Dao 1 được đặt sao cho lưỡi cắt chính a nằm trong mặt phẳng songsong với mặt phẳng quay của đá mài
Trang 40- Kiểm tra trị số góc trước dựa theo góc sắc β: β = 900 - (α+γ) ; γ = 900 - (β+α)
- Tay trái cầm thước đo góc vạn năng 1 hoặc dưỡng do góc II (hình bên dưới),tay phải cầm dao 1, đặt mặt sau chính và mặt trước vào giữa 2 mặt đo A, B của thước
đo góc hoặc vào rãnh tương ứng của dưỡng rồi xác định góc mài của dao đã đúngchưa để mài hiệu chỉnh lại cho đúng
- Mài tròn mũi dao: đặt dao 1 lên bệ tì 3 và giữ dao bằng cả 2 tay theo hướngthẳng góc với trục quay của đá mài, đưa dao tiếp xúc vào đá mài và ấn nhẹ đầu dao đểtạo thành mặt giao nhau giữa mặt sau chính và mặt sau phụ, phải xoay phần đuôi củathân dao sang phải và sang trái để tạo thành cung tròn ở mũi dao
- Dao được mài thô trên máy mài 2 đá, sau đó cần được mài tình ở mặt sau vàmặt trước của dao bằng đá kim cương
7 Vệ sinh công nghiệp
Nguyên tắc đầu tiên khi vệ sinh công nghiệp là “từ trên xuống, từ trong ra”,nhằm đảm bảo quá trình làm sạch diễn ra xuyên suốt không bị gián đoạn Xử lý làmsạch máy móc, thiết bị, dụng cụ, sàn nhà, xưởng bằng các loại hóa chất chuyên dùng
và các loại máy chà hút công nghiệp Gồm có 6 bước:
Bước 1:
- Tập trung máy móc thiết bị cần làm sạch tại một vị trí nhất định theo hướngdẫn của người phụ trách
- Kiểm tra số lượng thiết bị, dụng cụ tại chỗ báo lại cho người phụ trách
Bước 2: Vệ sinh thô
- Sắp xếp các thiết bị, dụng cụ ngăn nắp
- Thu dọn rác thải xung quanh nơi cần vệ sinh, hút bụi nếu có (hoặc lau bằngcây lau) Trước khi tiến hành vệ sinh chi tiết cần dọn phần thô trước (phoi kim loạisau khi gia công) đây là phế phẩm không sử dụng sau quá trình làm việc Các vật nàyđược quét dọn cho vào bao, thùng mang đi tập kết đúng nơi quy định
* Lưu ý: để làm được vệ sinh thì tất cả các thiết bị, máy móc phải ngừng hoạtđộng