CHƯƠNG 1: CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP TÀI LIỆU HỆTHỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 4 dạng bài tập thường gặp: Dạng 1: Cho đoạn văn mô tả hệ thống -> yêu cầu vẽ DFD, lưu đồ 1 Vẽ DFD Đọc, phân tích
Trang 1CHƯƠNG 1: CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP TÀI LIỆU HỆ
THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
4 dạng bài tập thường gặp:
Dạng 1: Cho đoạn văn mô tả hệ thống -> yêu cầu vẽ DFD, lưu đồ
1) Vẽ DFD
Đọc, phân tích mô tả hệ thống; xác định các thực thể bên trong, thực thể bên ngoài
hệ thống, các hoạt động xử lí được thực hiện, các dữ liệu/thông tin luân chuyển và
dữ liệu/thông tin cần lưu trữ trong hệ thống Có thể lập bảng để phân tích
Thực thể bên trong: làm nhiệm vụ chuyển hóa dữ liệu (lập chứng từ, ghi sổ, kiểm tra, đối chiếu )
Thực thể bên ngoài: chỉ cho hoặc nhận dữ liệu của hệ thống
Lưu ý: Một thực thể có thể là thực thể bên ngoài của hệ thống này nhưng lại là thực thể
bên trong của hệ thống khác
a.Vẽ DFD khái quát
- Vẽ các hình chữ nhật mô tả cho các đối tượng bên ngoài và đặt tên các hình chữ nhật đó là tên các đối tượng bên ngoài
- Vẽ một hình tròn ở giữa các hình chữ nhật và đặt tên hình tròn theo chức năng của
hệ thống đang mô tả
- Vẽ dòng dữ liệu: nối hình tròn với các hình chữ nhật mô tả, đặt tên dòng dữ liệu đi vào và đi ra hệ thống
Lưu ý: không vẽ kí hiệu lưu trữ dữ liệu
b Vẽ sơ DFD cấp chi tiết cấp 0
Vẽ các hình chữ nhật mô tả cho các đối tượng bên ngoài và đặt tên các hình chữ nhật đó là tên các đối tượng bên ngoài
Vẽ các hình tròn mô tả hoạt động xử lí/các nhóm hoạt động xử lí và đặt tên, đánh
số các hoạt động xử lí
Nhóm các hoạt động xảy ra cùng một nơi và cùng một thời điểm
Có bao nhiêu nhóm hoạt động sẽ có bấy nhiêu hình tròn, đặt tên chung cho mỗi nhóm hoạt động theo 1 động từ nêu bật nội dung chính của các hoạt động trong nhóm Đánh số các hình tròn theo thứ tự thời gian
Vẽ dòng dữ liệu liên quan và đặt tên dòng dữ liệu đi vào, đi ra ở mỗi hình tròn cho phù hợp
Căn cứ vào các dòng thông tin đi vào và đi ra của nó và hoạt động chính để mình xem xét nơi đó có lưu trữ cái gì hay không=>vẽ kí hiệu lưu trữ dữ liệu liên quan các hoạt động xử lí và ghi tên/nội dung lưu trữ tương ứng bên trong kí hiệu
Lưu ý:
- Nguyên tắc: 1 xử lí phải có ít nhất 1 dòng dữ liệu đi vào và 1 dòng dữ liệu đi ra
Trang 2- Dữ liệu không thể truyền trực tiếp từ nơi lưu trữ này sang nơi lưu trữ khác, từ thực
thể bên ngoài hệ thống vào nơi lưu trữ,từ nơi lưu trữ đến thực thể bên ngoài hệ thống,giữa các thực thể bên ngoài hệ thống với nhau
c Vẽ DFD cấp chi tiết cấp 1,2,3(tham khảo)
2) Vẽ lưu đồ (lưu đồ chứng từ)
Trước tiên phải hiểu và thuộc các biểu tượng trong lưu đồ
Xác định các thực thể bên trong, thực thể bên ngoài hệ thống và các hoạt động xử
lí (bao gồm xử lí thông tin và xử lí hoạt động kinh doanh),các hoạt động lưu trữ và luân chuyển thông tin
Chia lưu đồ thành các cột: Mỗi thực thể bên trong hệ thống là 1 cột trên lưu đồ, đặt tên của mỗi cột là tên của thực thể bên trong Các cột được sắp xếp sao cho dòng lưu chuyển của các hoạt động đi từ trái sang phải
Mô tả các thành phần cho từng cột
-Xác định các thành phần đi vào của hoạt động xử lí: Nơi xuất phát của quá trình
xử lí? Thành phần đi vào?
-Xác định các hoạt động xử lí: Phương thức xử lí có thể là thủ công hoặc máy tính -Xác định các thành phần đi ra của hoạt động xử lí
-Xác định phương thức lưu trữ (thủ công hoặc máy tính)
Hoàn thành lưu đồ
Nối các kí hiệu thành phần bằng các dòng thông tin, sử dụng các dấu nối khi dòng thông tin chuyển qua cột khác để tránh những đường kẻ ngang dọc
Lưu ý:
- Vẽ theo từng cột hướng từ trên xuống dưới, từ trái qua phải
- Chứng từ không thể là điểm bắt đầu hay kết thúc của một lưu đồ Nó có thể được lưu, được chuyển đến một đối tượng khác hoặc đi vào hoạt động xử lí tiếp theo
- Nguyên tắc sandwich
- Sử dụng thêm các kí hiệu giải thích để giải thích hay ghi chú thêm nếu cần để hình vẽ rõ hơn
Dạng 2: Cho DFD, lưu đồ -> yêu cầu mô tả lại hệ thống bằng lời văn
Đọc DFD cấp chi tiết cấp 0:
i) Đọc bắt đầu từ hình chữ nhật là điểm bắt đầu của DFD( điểm bắt đầu gắn liên
với hoạt động 1.0)
ii) Đọc các hoạt động xử lý trong các hình tròn theo trình tự được đánh số Đọc
tới hoạt động nào ta trình bày dòng dữ liệu liên quan tới hoạt động đó để tạo mối liên kết giữa những hình tròn (dữ liệu đi vào, dữ liệu được tạo mới, dữ liệu được lưu trữ lại, dữ liệu được chuyển qua hoạt động khác…) Đọc các chú thích nếu có
iii) Đoạn mô tả kết thúc tại 1 hình chữ nhật
Trang 3Lưu ý: trong sơ đồ dòng dữ liệu cấp 0 không cho mình biết đối tượng nào đang thực hiện hoạt động xử lý đó do đó, khi đọc DFD ta không thể đọc tên đối tượng đó được mà sẽ giả sử bằng các đối tượng A,B,C,
Đọc lưu đồ
Đọc từ cột đầu tiên bên trái, theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới
Bắt đầu từ nơi xuất phát của quá trình xử lí -> dòng lưu chuyển chứng từ qua hoạt động
xử lí của hệ thống -> tên hoạt động xử lí, có dữ liệu nào được tạo mới? được lưu trữ lại?
dữ liệu nào được chuyển qua hoạt động tiếp theo… cho tới khi kết thúc lưu đồ là 1 thực thể bên ngoài
Lưu ý: đọc các chú thích nếu có
Dạng 3: Cho DFD, lưu đồ bỏ khuyết một số điểm -> yêu cầu hoàn thành DFD, lưu
đồ (có chỉnh sửa các điểm vẽ sai nguyên tắc)
Dựa vào các thông tin:
- Tên hệ thống được mô tả là gì
- Kí hiệu chứa nội dung còn khuyết có ý nghĩa gì
- Thành phần đi vào và đi ra từ kí hiệu đó
=>Xác định cụ thể nội dung cần điền
LƯU Ý: 1 Đối với 1 ô khuyết mà người ta bỏ trống thì có thể có nhiều phương án khác nhau,chứ không nhất thiết có 1 phương án, miễn là nó phù hợp
2 Với dạng này ngta thường vẽ sai nguyên tắc vẽ lưu đồ hoặc DFD, Mình còn phải có nhiệm vụ là phát hiện ra điểm sai đó và điều chỉnh
Dạng 4: Cho đoạn văn mô tả hệ thống -> yêu cầu vẽ DFD, lưu đồ để nhận xét điểm yếu trong quy trình xử lý và đề xuất thủ tục kiểm soát
- Vẽ DFD và lưu đồ như đã trình bày ở dạng 1
- Dựa vào trình tự lập, luân chuyển và xử lí chứng từ trong hệ thống để nhận diện rủi ro có thể xảy ra gian lận Những rủi ro có thể liên quan tới các hoạt động kiểm soát nội bộ như:
o Phân chia trách nhiệm đầy đủ
o Uỷ quyền đúng đắn
o Kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng
o Đảm bảo an toàn cho tài sản
o Kiểm tra độc lập và soát xét việc thực hiện
Sau khi xác định được rủi ro -> đề xuất thủ tục kiểm soát hợp lí (kiểm soát ngăn ngừa, kiểm soát phát hiện)
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ XỬ LÍ DỮ LIỆU THEO MÔ HÌNH
REAL ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.
Dạng 1: Cho đặc điểm về yêu cầu mã hóa các thực thể -> yêu cầu mã hóa.
Trang 4Ví dụ: Cho tình hình liên quan đến hàng hóa của doanh nghiệp như sau: Thông tin về hàng hóa : 100 măt hàng Bao gồm nhiều loại hàng: 3 loại Được bảo quản tại nhiều kho :
5 kho
Bước 1: Xác định thực thể cần mã hóa
- Xác định các thực thẻ và mối liên kết giữa chúng :
o Mặt hàng 1:n Loại Hàng
o Mặt hàng n:n Kho Hàng
o Loại Hàng n: n Kho Hàng
- Vì MH và KH có mối lien kết n:n nên bắt buộc phải được tác biệt trong 2 bộ mã riêng biệt
- Tương tự, vì LH và KH có mối lien kết n:n nên bắt buộc phải được tác biệt trong 2
bộ mã riêng biệt
- Và do MH và LH có mối lien kết 1:n nên cỏ thể đưa chúng vào trong cùng 1 bộ mã
- Như vậy, trong trường hợp này chỉ cần tạo 2 bộ mã, trong đó một bộ mã là KHO HÀNG và một bộ mã chứa MẶT HÀNG VÀ LOẠI HÀNG được gọi là bộ mã của HÀNG HÓA
Bước 2: Xác định yêu cầu quản lí thực thể
- Xác định mỗi thực thể có bao nhiêu đôi tượng quản lý
Hàng Hóa : Mặt Hàng , Loại Hàng và Kho hàng
Kho hàng: Kho cụ thể, Mặt Hàng , Loại Hàng
Bước 3: Lựa chọn nội dung quản lý cần đưa vào trong bộ mã:
- Xác định mối liên kết giữa thực thể và các đối tượng quản lí:
Đối với bộ mã của hàng hóa:
Hàng hóa 1:1 Mặt Hàng Hàng hóa 1:n Loại Hàng Hàng hóa n:n Kho hàng
Vì vậy trong bộ mã của hàng hóa chỉ chứa 2 yêu cầu quản lý là MẶT HÀNG và LOẠI HÀNG
Đối với bộ mã của kho hàng:
Kho hàng n:n Loại hàng Kho hàng n:n Mặt hàng Kho hàng 1:1 Kho cụ thể
Vì vậy trong bộ mã của kho hàng chỉ chứa 1 yêu cầu quản lý là KHO CỤ THỂ Bước 4:Lựa chọn phương pháp mã hóa thích hợp
Trang 5Quy tắc: 1 đứng trước n nên trong bộ mã Hàng hóa: Loại Hàng – Mặt hàng.
VD:
- Chọn mã phân cấp
Vì mối liên hệ giữa LH và MH (1:n)
Nên khi mã hóa LH đứng trước MH
- Chọn mã tuần tự:
Trong bộ mã Hàng Hóa : X-XXX
Loại hàng: có 3 loại ( đánh số thứ tự : 1,2,3)
Mặt hàng: có 100 loại ( đánh số thứ tự : 1,2,3,…,100)
Dạng 2: Ứng dụng mô hình real để xác định dữ liệu đầu vào cần thu thập
Bước 1: Xác định hoạt động thu thập (dữ liệu) cho chứng từ hệ thống (E)
Bước 2: Thu thập dữ liệu liên quan đến Chứng từ
Khái niệm chứng từ kế toán:
Xác định chứng từ nào làm cơ sở nhập liệu
Chứng từ nào là chứng từ tham chiếu
Bước 3:Phân tích sự kiện cần ghi nhận vào hệ thống dựa vào mô hình REAL
Lần lượt xác định các nhân tố:
R: Nguồn lực nào ? A: Các đối tượng
L: Vị trí? (có hoặc không) Lưu ý:
o 1 sự kiện liên kết với ít nhất 1 nguồn lực
o 1 sự kiện liên kết với ít nhất 2 đối tượng
o Với mỗi thực thể cần nêu rõ các thuộc tính có trong thực thể đó
Bước 4: Thu thập dữ liệu khác nếu cần
Ghi nhận các tài khoản kế toán và ghi thêm 1 số nội dung bổ sung
Lưu ý: Cần nắm vững các nguyên tắc của mô hình REAL khi làm bài
Dạng 3: Cho đặc điểm về yêu cầu quản lý của các thực thể => xác định tập tin chính
và tập tin nghiệp vụ, xác định mối quan hệ giữa chúng
Bước 1: Nắm vững lý thuyết về tập tin nghiệp vụ và tập tin chính:
Tập tin chính: Lưu trữ các dữ liệu ít thay đổi về một tổng thể, chứa dữ liệu về các sự kiện phát sinh
VD:Khách hàng, nhân viên, hàng hóa
Tập tin nghiệp vụ: Lưu trữ dữ liệu về các sự kiện phát sinh Luôn chứa trường Ngày của
sự kiện nghiệp vụ; luôn chứa các dữ kiện về giá cả, số lượng, thời gian
VD: Bán hàng, mua hàng, khách hàng ứng trước,…
Trang 6Bước 2: Đọc đề và xác định các tập tin nghiệp vụ và tập tin chính.
Chú ý các điểm sau:
- Tất cả những dữ liệu nằm trong mô hình RAL đều là tập tin chính
- Tập tin chính có 2 nội dung là
o Là dữ liệu tham chiếu là không thay đổi
o Dữ liệu tổng hợp: dễ thay đổi
- Tập tin nghiệp vụ ghi nhận các nghiệp vụ theo thời gian luôn luôn phải có trường Ngày VD: sổ nhật ký chung
Bước 3: Xác định mối quan hệ giữa tập tin chính và tập tin nghiệp vụ
Dạng 4: Cho các hoạt động trong quá trình thu thập dữ liệu đầu vào, xác định đâu
là hoạt động khai báo, nhập liệu, cập nhật.
Bước 1:Nắm vững các khái niêm về khai báo, nhập liệu, cập nhật
- Khai báo : là việc ghi nhân các thông tin liên quan đến các nghiệp vụ, đối tượng mới chưa có trong cơ sở dữ liệu
- Nhập liệu : là quá trình ghi nhận các thông tin từ các nghiệp vụ, các dữ liệu nhận được về các hoạt động có liên quan vào sổ sách hoặc ghi nhận trên hệ thống máy tính
- Cập Nhật : là quá trình hệ thống xử lý thông tin, số liệu sau khi nhập từ máy tính, sau đó lưu trữ vào cơ sở dữ liệu
Bước 2: Đọc đề và xác định các hoạt động nhập liệu , khai báo, cập nhật
Ví dụ:
- Khai báo: Danh mục KH, thông tin về HH và các DV KD, nhà cung cấp, HTK,…
- Nhập liệu: Hóa đơn bán hàng, mua hàng,
- Cập nhật: số dư tài khoản KH, số lượng hàng tồn kho,ghi nhận vào sổ cái
CHƯƠNG 3: KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Dạng 1: Môi trường kiểm soát.
Yêu cầu: Xác định thuộc nguyên tắc nào? ( theo COSO 2013)
Để xác định thuộc nguyên tắc nào cần thực hiện như sau:
Nắm vững các nguyên tắc của môi trường kiểm soát
Đọc kỹ các ý đó và xác định thuộc nguyên tắc nào
VD: Nhân viên làm việc không hết mình vì chế độ khen thưởng bình quân
Ý này liên quan đến Chính sách thu hút đánh giá nhân viên thuộc nguyên tắc 4
Trang 7Dạng 2:Đánh giá rủi ro.( Chọn phương án tốt nhất)
VD: Đề bài cho hệ thống có mức độ tin cậy, thiệt hại ước tính
Các phương án kèm theo chi phí và mức độ rủi ro
Yêu cầu: Chọn phương án tối ưu nhất qua phân tích chi phí- lợi ích
Hướng giải quyết: Dạng bài này có 2 cách:
Cách 1 : Theo chi phí- lợi ích
Bước 1: Lập bảng so sánh tiêu chí Chi phí- lợi ích của các phương án với nhau
Trong đó:
- XS rủi ro của hệ thống = (1 – mức độ tin cậy của hệ thống)
- Lợị ích = Thiệt hại ước tính x ( XS rủi ro của hệ thống – XS rủi ro của từng phương án)
- Chi phí đã cho sẵn ở đề bài
- Tính giá trị của Lợi ích – Chi phí
Bước 2: So sánh tiêu chí lợi ích-chi phí của các phương án với nhau
Chọn phương án có lợi ích-chi phí lớn nhất
Cách 2 : Tính theo tổng thiệt hại
Bước 1: Lập bảng so sánh tiêu chí tổng thiệt hại của các phương án với nhau
Trong đó:
- Chi phí có sẵn
- Mức độ rủi ro = Thiệt hại ước tính x XS rủi ro của từng phương án
- Tính tổng thiệt hại = Chi phí + mức độ rủi ro ( theo từng phương án)
Bước 2: So sánh tổng thiệt hại của từng phương án với nhau
Chọn phương án có tổng thiệt hại thấp nhất
Dạng 3: Cho các cặp chức năng công việc xác định cặp chức năng nào vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm
- Nắm rõ 4 chức năng: Thực hiện, xét duyệt, bảo quản và kế toán
- XĐ công việc đó thuộc chức năng nào
Nếu cặp công việc đó thuộc 2 chức năng trong 4 chức năng trên thì vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm
VD: Thủ kho vật tư và trưởng phòng vật tư
Trang 8Giả định thủ kho vật tư là người chịu trách nhiệm bảo quản Trưởng phòng vật tư
là người chịu trách nhiệm xét duyệt cho phép nhập và xuất vật tư vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm
Còn nếu giả định trưởng phòng vật tư chỉ quản lí nhân viên, không chịu trách nhiệm xét duyệt thì không vi phạm
Dạng 4: Hoạt động kiểm soát.
Yêu cầu: Nhận diện những sai phạm và đề xuất thủ tục kiểm soát
Bước 1: Nhận diện sai phạm:
Muốn nhận diện sai phạm thì đầu tiên xác định nguyên nhân nào có thể dẫn đến những sai phạm Từ nguyên nhân đó sai phạm này
Những nguyên nhân có thể thuộc 1 trong 5 loại hoạt động kiểm soát sau:
Phân chia trách nhiệm không đầy đủ
Uỷ quyền không đúng đắn
Kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng( liên quan đến Kiểm soát hệ thống
ở chương 4)
Không đảm bảo an toàn cho tài sản Giả định cho người ra vào kho tự do, không có quy định người không có thẩm quyền thì không được vào
Kiểm tra không độc lập và soát xét việc thực hiện VD không có 1 người nào thực hiện công tác kiểm tra lại công việc người khác làm
Bước 2: Sau khi xác định những nguyên nhân thì đề xuất thủ tục kiểm soát
Gồm 2 thủ tục kiểm soát: + Kiểm soát ngăn ngừa
+ Kiểm soát phát hiện
1 + Không để một cá nhân nắm tất cả các khâu của 1 nghiệp vụ
+ Không cho phép kiêm nhiệm giữa 1 số chức năng
2 + Uỷ quyền: là ủy thác cho thuộc cấp một quyền hạn nhất định thông qua việc ban hành một chính sách chung
+ Xét duyệt: là việc thực hiện những quyết định chung của nhà quản lý
3 + Kiểm soát hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán
+ Phê chuẩn đúng đắn các nghiệp vụ hoặc hoạt động
4 Đối chiếu định kì tổng hợp và chi tiết, thực tế và kế hoạch, kì này với kì trước
5 + So sánh thực tế và dự toán, dự báo
+Soát xét chương trình, kế hoạch của chương trình
Dạng 5: Cho 1 chuỗi công việc yêu cầu phân chia công việc theo nguyên tắc kiểm soát.
Trang 9Bước 1: Xác định số lượng các công việc và số lượng nhân viên để tính số công việc/ nhân viên
Bước 2: Xác định cặp công việc nào có thể xảy ra gian lận Tách các công việc đó cho từng nhân viên khác nhau
Lưu ý: Đối với những nghiệp vụ liên quan đến chu trình chi phí thì 1 chuỗi các hoạt
động kí duyệt trả tiền cho NCC thì phải tách biệt ra cho từng nhân viên để tránh gian lận Nếu DN nhỏ thì công việc đầu và cuối của chuỗi kí duyệt đó có thể kiêm nhiệm được vì rủi ro xảy ra gian lận thấp nhất
Dạng 6: Mô tả trình tự xử lý của 1 hệ thống yêu cầu xác định rủi ro và đề xuất thủ tục kiểm soát (Dạng 4 của Chương 1)
Chương 4 KIỂM SOÁT HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
Dạng 1: Cho các tình huống yêu cầu ban hành các thủ tục kiểm soát nhằm ngăn ngừa và phát hiện
- Cần xác định nguyên nhân dẫn đến nguy cơ và rủi ro -> suy đoán vấn đề
- Xác định thuộc kiểm soát chung hay kiểm soát ứng dụng :
Xem xét ảnh hưởng đến toàn hệ thống hay từng chương trình ứng dụng
- Lựa chọn các thủ tục kiểm soát phù hợp
Dạng 2: Cho đặc điểm của doanh nghiệp yêu cầu xác định các thủ tục kiểm soát dữ liệu đầu vào cần thực hiện
- Lập mô hình REAL để xác định R-E-A-L
- Xác định các chứng từ đầu vào cần kiểm tra
- Xác định các thủ tục kiểm soát nguồn dữ liệu cần ban hành
- Tính năng kiểm soát nhập liệu theo bảng sau:
STT Nội
dung Đầyđủ Vùngdữ
liệu
Dấu Độ
dài DL
Giới hạn Trùnglặp DL Hợplý Cóthực Sốtổng
KS
Địn h dạng
Tạo
số tự độn g 1
2
…
Trang 10Cột nội dung dựa vào ô hình R-E-A-L
Mỗi nội dung cần kiểm tra tính năng nào
Dạng 3: Mô tả quy trình thực hiện và xử lý trong hệ thống thông tin kế toán yêu cầu xác định các rủi ro và ban hành thủ tục kiểm soát hệ thống tương ứng
- Xác định rủi ro
- Ban hành thủ tục kiểm soát tương ứng
Rủi ro hoạt động (nguồn lực, đối tượng và sự kiện) -> kiểm soát nghiệp vu
Rủi ro xử lý thông tin (ghi nhận, xử lý, cung cấp)-> kiểm soát ứng dụng
Rủi ro nguồn lực hệ thống (phát triển, sử dụng, bảo quản) -> kiểm soát chung
CHƯƠNG 5: CHU TRÌNH DOANH THU
Dạng 1: Vẽ sơ đồ dòng dữ liệu DFD, lưu đồ.
Cách làm theo quy tắc, các bước theo chương 1 dạng bt vẽ sơ đồ, lưu đồ
Vẽ sơ đồ dòng dữ liệu cấp 0
Vẽ lưu đồ
Dạng 2: Xác định mục đích các chứng từ được lập trong chu trình doanh thu:
B1: Liệt kê các chứng từ xuất hiện trong chu trình
B2: Các chứng từ đó vào quy trình liên quan đến hoạt động nào?
Chú ý:
o C1: xác định mục đích của CT -> CT liên quan đến hoạt động nào
VD: phiếu yêu cầu mục đích là xđ yêu cầu mua hàng của khách hàng, mệnh lệnh cho phép thực hiện dịch vụ… -> liên quan đến hđ xử lý đặt hàng, xuất kho gửi hàng
o C2: Xem CT xuất hiện đóng vai trò là CT gốc nào Từ đó suy ra được hoạt động
liên quan
VD: phiếu yêu cầu đơn đặt hàng
lệnh bán hàng xử lý đặt hàng
phiếu xuất kho xuất kho gửi hàng phiếu gửi hàng
B3: Xác định mục đích sử dụng làm gì.
Dựa vào b2 theo 1 trong 2 cách ta có thể xác định được mục đích của CT
vd: phiếu yêu cầu đóng vai trò là