1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Thực trạng cho thuê tài chính ở Việt Nam

23 2,1K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 153,47 KB

Nội dung

Mục lục LỜI MỞ ĐẦU 4 I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 5 1.1. Nguồn gốc và sự ra đời 5 1.2. Sơ lược về cho thuê tài chính 6 1.2.1. Khái niệm 6 1.2.2. Đối tượng 6 1.2.3. Điều kiện 6 1.2.4. Đặc điểm của một giao dịch CTTC 6 1.2. Các loại hình cho thuê Tài chính 7 1.3.1. Cho thuê tài chính cơ bản 7 1.3.2. Cho thuê tài chính đặc biệt 9 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 13 2.1.Thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam 13 2.1.1. Tiềm năng 13 2.1.2. Quy mô 14 2.1.3. Kết quả hoạt động 16 2.1.4. Các CTTC thuộc các Ngân hàng thương mại 18 2.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân 18 2.2.1. Những mặt hạn chế 18 2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế 20 3. GIẢI PHÁP 22 KẾT LUẬN 25

Trang 1

M c l c ụ ụ

Trang 2

ra thường xuyên Với máy móc hiện đại sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, năngsuất lao động, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Phần lớn máy móc

ở các doanh nghiệp Việt Nam đã rất lạc hậu, cũ kỹ, lỗi thời, kém chết lượng.Làm thếnào để có được nguồn vốn dồi dào để đầu tư mua máy móc? Sử dụng nguồn vốn nào cóhiệu quả nhất?

Nắm bắt được nhu cầu đó, các công ty cho thuê tài chính đã ra đời Trong điềukiện các nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, cho thuê tài chính ra đời với những ưu điểmvốn có đã trở thành giải pháp kịp thời và đúng đắn, góp phần tháo gỡ khó khăn cho nềnkinh tế Tuy buổi đầu hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam đã có những thành côngnhất định song do mới đi vào hoạt động chưa lâu nên các công ty cho thuê tài chính còngặp nhiều khó khăn, bất cập… Chính vì những lý do như thế, để hiểu rõ hoạt động cho

thuê tài chính nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Thực trạng thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam”.

Trang 3

I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH

1.1 Nguồn gốc và sự ra đời

Từ trước công nguyên đã xuất hiện nhu cầu thuê tài sản để phục vụ cho côngviệc và sinh hoạt của nông dân tự do, thợ thủ công… nên một số người có tài sản nhànrỗi có thể cho thuê nhằm tìm kiếm thêm thu nhập từ việc nhận được phí cho thuê tài sản.Tài sản được đem ra giao dịch rất đa dạng bao gồm: công cụ sản xuất nông nghiệp, súcvật kéo, nhà cửa, đất ruộng… Tài liệu cổ nhất về các giao dịch cho thuê tài sản mà cácnhà nghiên cứu mới tìm ra được đã xuất hiện từ năm 2800 năm trước công nguyên tạithành phố Sumerian của người UR và để điều chỉnh hoạt động thuê và cho thuê tài sảnnày thì nhiều hệ thống pháp lý đã đề cập đến nó Tuy nhiên, văn bản quan trọng nhất vềcho thuê tài sản được ban hành 1700 năm trước công nguyên khi vua Babilon làHammurabi đã kết hợp các hợp đồng cổ của Sumerian và Achian về thuê mướn thànhmột bộ luật lớn

Trên thế giới, dáng dấp của loại hình cho thuê tài chính xuất hiện vào khoảng thế

kỷ 18 tại Mỹ với mục đích là tài trợ vốn cho ngành vận tải, nhưng loại hình này thực sựphát triển từ sau Thế chiến 2 ở hầu hết các nước phát triển như Mỹ, Đức, Anh, Pháp,Nhật

Tại Mỹ, ngành cho thuê tài chính chiếm khoảng 25-30% tống số tiền tài trợ chocác giao dịch mua bán thiết bị hàng năm của các doanh nghiệp Doanh thu từ hoạt độngcho thuê tài chính trung bình hàng năm ở Hàn Quốc là 17 tỉ USD, ở Thái Lan 3 tỉUSD Và tống doanh thu hàng năm của ngành này ước đạt trên 500 tỉ USD với đà tăngtrưởng trung bình 7% hàng năm

Hoạt động cho thuê Tài chính tại Việt nam đã được hình thành trên cơ sở tíndụng thuê mua nhằm khắc phục nhược điếm nghiệp vụ cho vay và khuyến khích Doanh

Trang 4

thuê tài chính chính thức đi vào hoạt động từ 1995 theo Nghị định 64/CP của Chính phủnay là Nghị định 16/CP và các văn bản khác.

1.2 Sơ lược về cho thuê tài chính

1.2.1 Khái niệm

Theo Nghị định số 16/2001/NĐ-CP thì CTTC là hoạt động tín dụng trung và dàihạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sảnkhác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên thuê với bên cho thuê Bên cho thuê camkết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầucủa bên thuê và năm giữ quyền sở hữu đối với các TS cho thuê Bên thuê sử dụng TSthuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận

Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và cácđộng sản khác theo yêu cầu của Bên thuê và nắm quyền sở hữu đối với các tài sản thuêtrong suốt quá trình thuê

Bên thuê được sử dụng tài sản thuê, thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê

đã đưdc hai bên thoả thuận và không được hủy bỏ hợp đồng thuê trước thời hạn Khi kếtthúc thời hạn thuê, Bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê lạitài sản đó theo các điều kiện đã được hai bên thoả thuận

1.2.2 Đối tượng

Bao gồm các khách hàng là tố chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạtđộng kinh doanh tại Việt Nam có nhu cầu thuê tài sản trực tiếp sử dụng tài sản thuê chomục đích hoạt động của mình và đáp ứng đủ điều kiện thuê

1.2.3 Điều kiện

Về mặt pháp lý: Phải có tư cách pháp nhân, hoạt động theo pháp luật Việt Nam

Về mặt tài chính: Tình hình tài chính lành mạnh, phương án sản xuất kinh doanh

có hiệu quả kinh tế và đảm bảo khả năng trả nợ

Trang 5

1.2.4 Đặc điểm của một giao dịch CTTC

- Quyền sở hữu TS thường được chuyển giao cho người thuê khi bên thuê thanhtoán hết số tiền thuê còn nợ và giá trị còn lại như đã thỏa thuận trong hợp đồngthuê

- Phí thuê có thể được cơ cấu để phù hợp với yêu cầu của bên thuê

- Lãi thanh toán và khấu hao TS trong các giai đoạn CTTC được chiết khấu khitính thuế VAT

- Một TS được gọi là động sản và có thể chiết khấu đều có thể cho thuê

- Hợp đồng cho thuê TS có quy định quyền chọn mua TS, hai bên có thể thỏathuận quyền sở hữu hay bán lại TS hay tiếp tục thuê sau khi kết thúc hợp đồng

- Hiện giá của khoản tiền thuê phải lớn hơn hoặc bằng giá trị thị trường của TS tạithời điểm thuê

- Thuê thiết bị, tài sản cho thuê do bên thuê lựa chọn từ nhà cung cấp, không phải

do bên cho thuê lựa chọn

- Người cho thuê là chủ sở hữu tài sản cho thuê trong suốt thời gian hợp đồng

- Bên thuê độc chiếm quyền sử dụng tài sản thuê trong suốt thời gian của hợp đồngnhưng không được chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản thuê cho một bên nàokhác

- Loại hình cho thuê tài chính có lợi thế là người thuê không cần bỏ toàn bộ số tiền

ra một lúc để có máy móc, thiết bị, đồng thời cũng không cần phải thế chấp tàisản như trong các giao dịch vay vốn khác; bên đi thuê tài chính không phải chịunhững rủi ro do sự mất giá của tài sản, hao mòn tự nhiên

1.2 Các loại hình cho thuê Tài chính

1.3.1 Cho thuê tài chính cơ bản

a) Cho thuê tài chính hai bên:

Có hai bên tham gia: Người cho thuê và người đi thuê

Người cho thuê thường là các nhà sản xuất –họ sử dụng thiết bị sẵn có và trực tiếp tài trợ cho người cho thuê nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm đồng thời tăng khả năng thu hồi lợi nhuận và giảm bớt hao mòn vô hình cuả máy móc, thiết bị

Trang 6

Người cho thuê (Cty sản xuất)

Người thuê (KH)

Quy trình Cho Thuê Tài Chính Hai Bên

b) Cho thuê tài chính ba bên

- Có ba bên: Người đi thuê, Nhà cung cấp và Người cho thuê

- Bên cho thuê mua tài sản theo yêu cầu của bên đi thuê và được hai bên thỏa

thuận theo hợp đồng thuê

- Đây là phương thức cho thuê áp dụng phổ biến nhất hiện nay

- Trên thế giới 80% hợp đồng cho thuê áp dụng theo phương thức này

Trang 7

Người cho thuê (Cty cho thuê)

Thanh toán tiền mua tài sản Hợp đồng mua tài sản Quyền sở hữu Hợp đồng thuê tài chính Trả tiền thuê tài sản Quyền sử dụng tài sản

Nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp

Người thuê (KH)

Chọn tài sản Giao tài sản Bảo trì và phụ tùng thay thế

Thanh toán tiền bảo dưỡng và phụ tùng thay thế

Quy trình Cho Thuê Tài Chính Ba Bên

1.3.2 Cho thuê tài chính đặc biệt

a) Mua và cho thuê lại:

- Doanh nghiệp bán tài sản cho Công ty cho thuê sau đó thuê lại tài sản đó

- Người đi thuê tăng được vốn lưu động ; Có tài sản sử dụng

- Tình huống: Các công ty ở trong tình trạng tài chính khó khăn không thể vay vốn

ngân hàng

Trang 8

Công ty cho thuê tài chính

Người mua

Người cho thuê

Chủ sở hữu ban đầu

Người bán

Người thuê

Thoả thuận mua bán tài sảnQuyền sở hữu pháp lýThanh toán tiền mua tài sảnQuyền sử dụng tài sảnTrả tiền thuêHợp đồng thuê mua

Quy trình Cho Thuê Tài Chính Mua và Cho thuê lại

b) Cho thuê tài chính hợp tác:

-Có 4 bên: Người đi thuê, Người cho thuê, Người cho vay và Nhà cung cấp thiết bị

- Cho thuê TC hợp vốn là hoạt động cho thuê TC của một nhóm cty cho thuê TC

đối với bên thuê, do một cty cho thuê TC làm đầu mối

- ĐK cho thuê TC hợp vốn

*Nhu cầu thuê TC của bên thuê vượt quá giới hạn cho thuê TC của 1ctycho thuê

TC (30%VTC của cty cho thuê tài chính đối với một KH và 80%VTC đối với một

nhóm KH có liên quan)

*Khả năng TC, NV và TS của một cty cho thuê TC không đáp ứng được nhu cầu

cho thuê TC; nhu cầu phân tán rủi ro của 1 cty cho thuê TC

Trang 9

Nhà sản xuất,

Trả tiền mua Chuyển quyền sở hữu tài sản HĐ thuê mua Chuyển quyền sử dụng tài sản Trả tiền thuê Hợp đồng vay Phát tiền vay

Người cho thuê

*Bên thuê có nhu cầu thuê TC từ nhiều cty cho thuê TC

Quy trình Cho Thuê Tài Chính hợp tác

c) Cho thuê tài chính giáp lưng:

Là loại hình mà trong đó được sự đồng ý của người cho thuê, người đi thuê thứnhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê

Với phương thức này, mặc dù doanh nghiệp không đủ điều kiện để trực tiếp thuêvới bên cho thuê, vẫn thuê được tài sản để sử dụng cho sản xuất kinh doanh

Trang 10

Đặc điểm :

* Thời hạn cho thuê: thời hạn của một hợp đồng trung và dài hạn

* Quyền hủy bỏ hợp đồng: bên cho thuê và bên đi thuê không được phép hủy bỏhợp đồng

* Trách nhiệm bảo trì, đóng bảo hiểm và thuế tài sản: Bên đi thuê đóng

* Mức thu hồi vốn của một hợp đồng thuê: tổng số tiền thuê gần bằng hoặc lớnhơn giá trị tài sản

* Chuyển quyền sở hữu hoặc bán tài sản: trong hợp đồng thuê thường có điềukhoản thỏa thuận chuyển quền sở hữu hoặc bán hoặc cho thuê tiếp

* Trách nhiệm về rủi ro liên quan đến tài sản: bên đi thuê chịu phần lớn các rủi

ro, kể cả rủi ro không phải do mình gây ra

2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam

Ở Việt Nam, công ty cho thuê tài chính đầu tiên được thành lập năm 1996 vàhoạt động cho thuê tài chính cũng đã manh nha ở các ngân hàng trước đó nhưng phảicho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 thì hoạtđộng cho thuê tài chính ở Việt nam mới thực sự hình thành và ngày càng phát triểnmạnh mẽ Đến nay có trên 20 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, bao gồm cáccông ty CTTC nhà nước, cổ phần, liên doanh và nước ngoài

Hoạt động thuê tài chính thường chọn phân khúc khách hàng là doanh nghiệpvừa và nhỏ hoặc siêu nhỏ hoặc những doanh nghiệp không có đủ khả năng tiếp cậnnguồn vốn ngân hàng hoặc không thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán Khitham gia hoạt động thuê tài chính, thuê mua hoặc thuê vận hành, doanh nghiệp sẽ sửdụng được công nghệ mới, đổi mới được kỹ thuật và tiếp cận được gần như 100%nguồn vốn hình thành nên tài sản từ các công ty cho thuê tài chính

Cho thuê tài chính và công ty cho thuê tài chính ra đời và phát triển ở Việt Nam

đã khá lâu, hơn 20 năm Nhưng kết quả một vài bài nghiên cứu đã cho thấy, dịch vụ này

Trang 11

không được mấy doanh nghiệp quan tâm Đồng thời, sự phát triển của các công ty chothuê tài chính cũng trở nên èo uột và đối diện với tương lai chưa mấy sáng sủa Cụ thể,một cuộc khảo sát 1.000 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau thì hơn 70% sốdoanh nghiệp trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu dịch vụ thuê tài chính từcông ty cho thuê tài chính; gần 20% hoàn toàn không biết về dịch vụ tài chính này, thậmchí có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động trả góp và không hiểu đây lànghiệp vụ cấp tín dụng, cũng như tính ưu việt lẫn hiệu quả.

2.1.1 Tiềm năng

Khi tham gia thuê tài chính, thuê mua hoặc thuê vận hành, doanh nghiệp sẽ sửdụng được công nghệ mới, đổi mới được kỹ thuật và tiếp cận được gần như 100%nguồn vốn hình thành nên tài sản từ các công ty cho thuê tài chính

Thêm nữa, những doanh nghiệp sản xuất có thể bổ sung vốn lưu động bằng hìnhthức Sale and leaseback (bán và cho thuê lại) bằng cách bán máy móc, dây chuyền sảnxuất cho các công ty cho thuê tài chính và thuê lại chính máy móc, dây chuyền đó đểphục vụ sản xuất, kinh doanh

Sự ra đời các công ty cho thuê tài chính sẽ hoàn thiện hệ thống tài chính, giúpcân bằng sự phát triển giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn Các công ty cho thuê tàichính đóng vai trò lớn trong kênh truyền dẫn vốn trung, dài hạn đến các chủ thể kinh tế

là doanh nghiệp

Một thực tế cho thấy, với những doanh nghiệp vay nợ nhưng đến hạn lại chưa đủtiền trả nợ thì món vay này sẽ bị xếp vào nợ quá hạn, vì vậy sẽ khó tiếp cận thêm nguồntín dụng ngân hàng Nhưng với hình thức Sale and leaseback của các công ty cho thuêtài chính , doanh nghiệp vừa có tiền trả nợ ngân hàng, vừa có thể “làm sạch” bảng cânđối tài sản để có thể vay thêm vốn lưu động phục vụ sản xuất, kinh doanh

Đối với những doanh nghiệp có tài sản, kinh doanh hiệu quả nhưng thiếu vốnhoạt động trong khi đã hết hạn mức tín dụng ở ngân hàng, việc mua và cho thuê lại của

Trang 12

Như vậy, cho thuê tài chính đã thu hẹp khoảng cách giữa đồng vốn và sản xuất,giúp doanh nghiệp có thêm kênh huy động vốn để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

2.1.2 Quy mô

Việt Nam hiện đang có 11 công ty CTTC theo công bố từ NHNN, trong đó có 7công ty CTTC là công ty con của các ngân hàng thương mại Số còn lại là các công ty100% vốn nước ngoài và một công ty trong nước là Công ty CTTC Công nghiệp Tàuthuỷ Vinashin (đã giải thể)

Danh sách các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam theo công bố

của NHNN tính đến 30/06/2014

Mặc dù, theo thống kê từ NHNN có đến 11 công ty cho thuê tài chính đang hoạtđộng, nhưng gần đây hoạt động này dần rơi rụng và thu hẹp quy mô hoạt động Theobáo cáo từ Hiệp hội các công ty cho thuê tài chính, hiện nay có 8 thành viên đăng kýtham gia Hiệp hội, nhưng trên thực tế, chỉ còn 5 công ty hoạt động bình thường với dư

nợ hơn 7.400 tỷ đồng Ba công ty còn lại hầu như không còn hoạt động kinh doanh, màchủ yếu tập trung xử lý nợ xấu với số lượng chiếm 75% - 99% tổng dư nợ, trong đó cóALC1 và ALC2 Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã thu hồi giấy phép hoạt động củaCông ty Cho thuê tài chính ANZ/V-TRAC (công ty hoàn toàn độc lập với Ngân hàngANZ) Theo Hiệp hội Cho thuê tài chính, trên thực tế, công ty này đã ngừng hoạt động

Trang 13

từ lâu và việc rút giấy phép chỉ là hoàn tất về mặt thủ tục Ngoài ANZ/V-TRAC, công tycho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài khác là Kexim cũng gần như đã ngừng hoạtđộng cho thuê tài chính Hai công ty 100% vốn nước ngoài còn lại trong lĩnh vực nàycũng hoạt động không mấy hiệu quả Không chỉ công ty 100% vốn nước ngoài, mànhiều công ty cho thuê tài chính trong nước cũng rơi vào tình trạng thua lỗ hoặc nợ xấucao, như Công ty CTTC II- Agribank, Công ty Cho thuê tài chính I- Agribank, … Trongkhi đó, một chuyên gia tài chính khẳng định, đa phần công ty cho thuê tài chính trongnước đều có vốn điều lệ rất nhỏ, vốn huy động cũng không lớn, nhưng lại thường xuyênmua các tài sản có giá trị cao để cho thuê như tàu, dây chuyền công nghệ, tài sản thếchấp lại không có Vì vậy, hầu hết các công ty này đều phải đối mặt với rủi ro thanhkhoản rất lớn.

2.1.3 Kết quả hoạt động

Theo thống kê của NHNN đến cuối tháng 06/2014, tổng vốn điều lệ của các công

ty tài chính và CTTC gần 18,823 tỷ, tăng nhẹ so với mức cuối năm 2013, tổng tài sản giảm 3.8% xuống gần 62,960 tỷ với chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 0.43% Tỷ

lệ an toàn vốn tối thiểu chỉ ở mức 5.83% trong khi tỷ lệ tối thiểu theo quy định đối với các tổ chức tín dụng là 13% Đáng chú ý tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động gần 240% trong khi cuối tháng 5/2014 là 400%

Trang 14

Với đặc thù riêng, các công ty CTTC luôn phải đối mặt với rủi ro nợ xấu, mấtvốn hay nguy cơ ôm tài sản mà việc tìm khách hàng khác để cho thuê không dễ dàng

gì Khách hàng chủ yếu ở đây là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên số liệu tài chính đềukhông có kiểm toán, không đòi hỏi tài sản đảm bảo nên rủi ro cao cũng là điều đươngnhiên

Xét về yếu tố nợ xấu, theo thông tin từ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, nợxấu của các công ty CTTC đứng ở mức cao nhất, trong đó tỷ lệ nợ xấu của một số công

ty CTTC lên tới gần 50% trong năm 2012 Cùng với đó, thời gian qua, hàng loạt bê bốicũng dính đến nhóm công ty này như Công ty CTTC Công nghiệp Tàu thuỷ Vinashin(VFL) trong vụ việc Vinashin; CTTC của Agribank là ALC 2 bị điều tra về vụ án thamnhũng, truy tố các bị can về lừa đảo chiếm đoạt, tham ô hay lợi dụng chức vụ…

Về phía lợi nhuận, các công ty CTTC nước ngoài thường không có nhiều thôngtin, chỉ riêng Công ty CTTC Quốc tế VN công bố lãi ròng 20 tỷ và 19 tỷ đồng trongnăm 2012 và 2013 Còn đối với nhóm công ty CTTC trong nước, số liệu có được chủyếu từ nhóm công ty trực thuộc ngân hàng và hầu hết đều làm ăn có lãi trong nhữngnăm gần đây nhưng đã có dấu hiệu giảm sút trong năm 2013 Riêng Công ty CTTCBIDV (BLC) lỗ trong năm 2011 và 2012, đặc biệt lỗ của năm 2012 lên đến 219 tỷ đồngBảng: Kết quả hoạt động qua các năm của một số công ty cho thuê tài chính

ĐVT: tỷ đồng

Ngày đăng: 26/09/2017, 12:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Là loại hình mà trong đó được sự đồng ý của người cho thuê, người đi thuê thứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê. - Thực trạng cho thuê tài chính ở Việt Nam
lo ại hình mà trong đó được sự đồng ý của người cho thuê, người đi thuê thứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê (Trang 9)
c) Cho thuê tài chính giáp lưng: - Thực trạng cho thuê tài chính ở Việt Nam
c Cho thuê tài chính giáp lưng: (Trang 9)
Bảng: Kết quả hoạt động qua các năm của một số công tycho thuê tài chính - Thực trạng cho thuê tài chính ở Việt Nam
ng Kết quả hoạt động qua các năm của một số công tycho thuê tài chính (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w