1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Truyền thông giáo dục sức khoẻ hướng dẫn phòng chống các bệnh thường gặp

58 627 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 2. Làm thế nào để phát hiện rối loạn lipid máu

  • 3. Tại sao bạn bị rối loạn lipid máu?

  • 6. Phân loại mức độ

  • 6.1. Phân loại mức triglycerid máu

    • Mức Triglycerid

      • Bình thường

    • 6.2. Phân loại mức LDL-C

      • Mức LDL-C

        • Bình thường

    • 6.3. Phân loại mức HDL-C

      • Mức HDL-C

        • Thấp

  • 7. Các biện pháp điều trị rối loạn lipid máu

Nội dung

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể gặp phải trường hợp người bệnh nặng hoặc nạn nhân bị chấn thương cần được cấp cứu. Trước khi đội cấp cứu chuyên nghiệp đến, cần phải duy trì sự sống cho nạn nhân bằng những biện pháp cấp cứu ban đầu. Cấp cứu ban đầu là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính, mục đích là để cứu sống nạn nhân, hoặc làm hạn chế những nguy hiểm đe doạ người bệnh, hoặc ngăn không cho tình trạng xấu đi, thúc đẩy quá trình hồi phục. Khi phát hiện nạn nhân ở hiện trường, phải tiến hành các biện pháp xử trí cấp cứu ban đầu cho nạn nhân, gọi người trợ giúp, gọi cấp cứu 115. Cấp cứu ban đầu có vai trò rất quan trọng, quyết định sự sống chết người bị nạn, phục hồi chức năng hay tàn tật vĩnh viễn. Thời gian là tối quan trọng trong xử trí cấp cứu

Trang 1

Bài 1 - NGUYÊN TẮC CẤP CỨU BAN ĐẦU1 Đại cương

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể gặp phải trường hợp người bệnh nặng hoặc nạnnhân bị chấn thương cần được cấp cứu Trước khi đội cấp cứu chuyên nghiệp đến, cần phải duy trìsự sống cho nạn nhân bằng những biện pháp cấp cứu ban đầu.

Cấp cứu ban đầu là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với người bị nạn, bịthương tích, bị bệnh cấp tính, mục đích là để cứu sống nạn nhân, hoặc làm hạn chế những nguyhiểm đe doạ người bệnh, hoặc ngăn không cho tình trạng xấu đi, thúc đẩy quá trình hồi phục

Khi phát hiện nạn nhân ở hiện trường, phải tiến hành các biện pháp xử trí cấp cứu ban đầucho nạn nhân, gọi người trợ giúp, gọi cấp cứu 115.

Cấp cứu ban đầu có vai trò rất quan trọng, quyết định sự sống chết người bị nạn, phục hồichức năng hay tàn tật vĩnh viễn Thời gian là tối quan trọng trong xử trí cấp cứu.

2 Yêu cầu với người làm cấp cứu ban đầu

Khi có mặt ở nơi xảy ra tai nạn phải bình tĩnh, đánh giá nhanh hiện trường, kiểm tra hiện trườngxung quanh nạn nhân Loại bỏ hoặc tránh những yếu tố nguy hiểm , gây tai nạn hoặc có nguy cơ gây tainạn để có thể vừa cứu được nạn nhân vừa bảo vệ được bản thân.

Đưa nạn nhân ra chỗ an toàn gần nhất để có thể thực hiện ngay các biện pháp cấp cứu banđầu đạt hiệu quả Khi đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm cần có tối thiểu 2 người, nên kéo nạnnhân từ phía sau, luồn tay vào nách nạn nhân để kéo, luôn chú ý giữ cổ thẳng và bảo vệ cột sốnglưng.

Đánh giá nhanh tổn thương của nạn nhân.

Tiến hành các biện pháp cấp cứu và xử trí ban đầu thương tổn theo ưu tiên, gọi người hỗ trợvì có thể có các tổn thương mà bản thân không tự xử trí được, ngay cả khi người cấp cứu là nhânviên y tế, nên liên hệ sớm nhất có thể với đơn vị cấp cứu 115.

Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.

3 Các biện pháp xử trí cấp cứu ban đầu

3.1 Các biện pháp xử trí cấp cứu chung

Các biện pháp xử trí cơ bản ban đầu với các nguyên tắc: A B C D EXử trí cấp cứu ban đầu phải được thực hiện ngay sau khi phát hiện thương tổn và nhắc lại đánh giávà xử trí cấp cứu bổ sung bất cứ lúc nào khi bệnh nhân không ổn định Các bước xử trí ban đầu gồm

Airway (A) : Đường thở Trong xử trí đường thở, trước hết cần nhận biết nếu bệnh nhân

tỉnh, còn tiếp xúc được hay không? Nếu có tắc nghẽn cần thực hiện ngay lập tức các động tác sau:- Nghiêng người ghé sát miệng nạn nhân để xem còn thở hay không.

- Mở miệng nạn nhân kiểm tra xem có đờm dãi, dị vật hay không?Móc lấy sạch dị vật đờm dãi Nếu nạn nhân còn khó thở, cần phải kiểm tra xem có phải do tụt lưỡiđể tiến hành kéo lưỡi.

- Nâng cằm, đẩy hàm giữ cho đường thở được thẳng trục.

- Tiến hành thổi ngạt đường miệng hoặc đường mũi nếu bệnh nhân ngừng thở.

Trang 2

Breathing (B): Hô hấp Đánh giá rối loạn hô hấp dựa vào tần số thở, gắng sức hô hấp, xem

trên ngực có vết thương không, đặc biệt các trường hợp có thể xử trí được ngay tại chỗ trong khichờ đợi nhân viên y tế đến, nhất là khi:

- Nạn nhân có ngừng thở, tím tái Trường hợp có ngừng thở hay đe doạ ngừng thở phải tiếnhành ngay hô hấp nhân tạo miệng-miệng hoặc miệng-mũi.

- Tổn thương ngực hở, đặt ngay miếng gạc hoặc lấy quần áo sạch đặt lên vết thương và băngkín, mục đích cầm máu và hạn chế khí tràn vào khoang ngực làm nạn nhân khó thở Tuyệt đốikhông lấy bỏ dị vật đang cắm trên ngực, nguy cơ sẽ gây chảy máu ồ ạt làm nạn nhân có thể tử vongnhanh chóng.

Circulation (C): Tuần hoàn Trong khi đánh giá và xử trí tuần hoàn, luôn kiểm tra tiếp tục

đường thở và hô hấp Đối với tuần hoàn, cần kiểm soát chảy máu Đánh giá tuần hoàn dựa vào:- Mạch ngoại vi ở cổ tay, vùng cổ hay bẹn : mạch nhanh, nhỏ, khó bắt hoặc không bắt được làbiểu hiện của suy tuần hoàn, tụt huyết áp.

- Bệnh nhân có dấu hiệu lơ mơ, da xanh tái, nhợt nhạt, vã mồ hôi, đó là dấu hiệu mất máu.Chỉ có thể kiểm soát chảy máu bên ngoài, còn chảy máu bên trong nhất thiết phải có can thiệp phẫuthuật mới kiểm soát được.

- Các biện pháp cầm máu đơn giản như băng ép hoặc ép chặt vào chỗ đang chảy máu bằngquần áo hoặc băng gạc sạch vô khuẩn càng tốt, giữ nguyên cho đến khi nhân viên y tế đến, tuyệt đốikhông bỏ tay đang giữ ép ra hoặc bỏ gạc đang giữ để thay gạc mới sẽ làm cho máu chảy mạnh hơnvà khó cầm.

- Nâng cao chi chảy máu so với mức tim và giữ nguyên, ngoài ra khi nâng cao chi có tác dụnglàm cho máu dồn về tim, não tốt hơn.

- Chỉ đặt garo nếu chi đã cắt cụt và còn đang tiếp tục chảy máu.

- Trường hợp nạn nhân có ngừng tim cần tiến hành biện pháp hồi sinh tim phổi bằng ép timngoài lồng ngực Nếu có 2 người tiến hành là tốt nhất, vừa hô hấp vừa ép tim ngoài lồng ngực.

Disability (D): Thần kinh Cần đánh giá nhanh tổn thương hệ thần kinh qua cách đánh giá

nhanh theo 4 mức độ như sau:

1 Nạn nhân tỉnh và giao tiếp được bình thường không.2 Nạn nhân có đáp ứng với lời nói thế nào khi hỏi.

3 Nạn nhân đáp ứng với kích thích đau như thế nào, chỉ áp dụng khi hỏi không thấy trả lời.4 Nếu không đáp ứng với hỏi hoặc kích thích đau, khi đó nạn nhân đã hôn mê, tiên lượngrất xấu, nên vận chuyển sớm đến cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị.

- Các trường hợp tai nạn thương tích gây tử vong, thì có tới 50% nạn nhân chết tại chỗ do tổnthương quá nặng, khoảng 30% chết trong vài giờ sau đó do các biến chứng không được xử trí đúngcách và kịp thời, còn lại 20% chết sau vài ngày vì nhiễm khuẩn, biến chứng…Các trường hợp tổnthương quá nặng là các tổn thương ngay cả nhân viên y tế có các phương tiện cấp cứu cũng khôngthể cứu sống được.

- Trường hợp chấn thương sọ não kín, nếu nạn nhân không tỉnh hoặc theo các mức độ đánhgiá trên, mức độ 4 là có biểu hiện tổn thương Ngoài ra, khi bệnh nhân đang tỉnh sau đó rơi vào hôn

Trang 3

mê, hoặc có thay đổi mức độ như trên thường có tiếp tục chảy máu hoặc thương tổn trong não nặnglên.

- Trường hợp nạn nhân có tổn thương ở đầu hay rách da, vỡ xương, thậm chí chảy dịch nãotuỷ hoặc hở tổ chức não…chỉ nên dùng gạc sạch hoặc quần áo sạch băng lên trên, tuyệt đối khôngbôi bất cứ thuốc men gì, không rút các dị vật còn cắm tại đó ra.

Exposure (E): Bộc lộ toàn thân Một nguyên tắc trong khám và đánh giá sơ bộ tổn thương

trong cấp cứu ban đầu là phải cởi bỏ quần áo nạn nhân đánh giá các tổn thương để xử trí, tránh bỏsót tổn thương Nếu nạn nhân nghi ngờ có tổn thương cột sống cổ hoặc thắt lưng nên lưu ý bất độngcột sống trong quá trình kiểm tra.

- Khi bộc lộ cần chú ý vì có thể làm hạ thân nhiệt của nạn nhân nhất là mùa đông nên phảilàm nhanh sau đó che phủ ngay cho nạn nhân.

- Cần lưu ý kiểm tra xem có chảy máu từ lỗ tiểu ngoài không Phụ nữ cần lưu ý xem có thaihay không Ngoài ra xem nạn nhân có nôn ra máu, đi ngoài ra máu…Phải bất động nạn nhân trênván cứng hoặc nền cứng, tránh di lệch xoay trở nạn nhân gây biến chứng nếu có tổn thương cộtsống

Đặt tư thế an toàn cho nạn nhân

- Tư thế an toàn cho nạn nhân hay tư thế hồi sức là tư thế nhằm để bảo vệ đường thở cho bệnhnhân, là ưu tiên cao nhất đảm bảo an toàn cho nạn nhân, bệnh nhân Ở người bệnh hôn mê, khi nằmngửa, do trọng lực làm hàm rơi ra phía sau, lưỡi bị tụt xuống và làm lấp tắc đường thở Nếu bệnhnhân nôn trong khi đang nằm ngửa, người bệnh dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi gây tắcđường thở hoặc suy hô hấp rất nguy hiểm Khi đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên, các chất nôndễ dàng thoát ra ngoài

- Tất cả các bệnh nhân hôn mê đều nên được đặt ở tư thế an toàn, trừ khi nghi ngờ có chấnthương cột sống: bệnh cảnh chấn thương, liệt chân, đại tiểu tiện không tự chủ

- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, tay trên gấp, tay dưới duỗi thẳng ra trước mặt, chân trên co,chân dưới duỗi thẳng Có thể dùng vải hoặc gối để kê giữ nguyên bệnh nhân ở tư thế như vậy

Trang 4

Tư thế nằm nghiêng an toàn

Tư thế nửa nằm nghiêng an toàn

3.2 Các biện pháp xử trí một số tình huống cấp cứu thường gặp

3.2.1 Đối với bệnh nhân hôn mê hoặc lơ mơ

- Đánh giá ban đầu (ABCDE) Đặt bệnh nhân tư thế nghiêng an toàn Làm thông thoángđường thở Nới rộng khăn, quần áo vùng cổ, ngực, thắt lưng

- Dùng chăn hoặc khăn phủ nạn nhân Không cho bệnh nhân ăn bất cứ đồ ăn hoặc uống nào - Gọi cấp cứu ngay

3.2.2 Cấp cứu ban đầu nạn nhân gãy xương

Sau tai nạn phát hiện nạn nhân gãy xương nên gọi ngay cấp cứu Các tình huống sau cũngphải gọi cấp cứu ngay:

- Nếu nạn nhân không đáp ứng, không thở hoặc không cử động được Thực hiện các biệnpháp hô hấp nhân tạo ngay nếu không thấy nạn nhân thở hoặc không có nhịp tim.

Băng bó vết thương, nẹp cố định đoạn chi:

- Vết thương chảy máu nhiều.

- Ấn nhẹ hoặc cử động cũng gây đau.- Biến dạng chi hoặc khớp.

- Xương chọc ra ngoài vết thương.

Sơ cứu ngay trong khi chờ đợi đội cấp cứu tới:

- Cầm máu.

- Bất động vùng gãy xương bằng nẹp.

- Chườm lạnh vùng gãy xương kín để giảm đau.

- Xử trí tình trạng tụt huyết áp: cho nạn nhân nằm đầu thấp hơn thân mình và nếu có thể đượcnên chân kê cao.

Trang 5

3.2.3 Sơ cứu chấn thương đầu

Khi gặp nạn nhân bị chấn thương đầu, cần biết khi sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân, cần gọiđội cấp cứu chuyên nghiệp khi nạn nhân có các dấu hiệu sau:

- Chảy máu vùng đầu, mặt nhiều.- Thay đổi khả năng nhận thức.

- Có quầng đen ở quanh mắt và sau tai.

- Ngừng thở, hôn mê hoặc mất cân bằng không thể đứng được.- Yếu hoặc không cử động được tay hoặc chân

- Đồng tử hai bên không đều.- Nôn nhiều lần.

- Nói khó.

Sau khi đã gọi cấp cứu, có thể sơ cứu nạn nhân bằng cách:

- Đặt bệnh nhân nằm yên trong tư thế phù hợp, đầu và vai hơi kê cao Không di chuyển bệnhnhân khi không cần thiết, tránh cử động cổ bệnh nhân, đảm bảo trục thẳng: đầu - cổ - thân mình.

- Cầm máu bằng cách dùng băng gạc vô trùng hoặc quần áo sạch đè vào vết thương Chú ýkhông đè trực tiếp vào vết thương nếu nghi ngờ vỡ sọ, khi đó có thể dùng băng gạc hay quần áosạch quấn quanh vết thương thay vì đè ép trực tiếp.

- Theo dõi nhịp thở và báo động ngay nếu nạn nhân ngừng thở và bắt đầu làm hô hấp nhân tạotrong khi chờ đợi đội cấp cứu tới.

3.2.4 Sơ cứu nạn nhân chấn thương cột sống cổ

Sau tai nạn nếu nạn nhân có chấn thương cột sống cổ hoặc lưng, không nên di chuyển nạnnhân.

Các dấu hiệu nghi ngờ có chấn thương cột sống:- Đau nhiều ở vùng cột sống cổ hoặc lưng - thắt lưng.- Nạn nhân không cử động được cổ.

- Cơ chế chấn thương có lực tác động vào vùng cổ hoặc lưng.

- Nạn nhân kêu đau, cảm giác tê, liệt hoặc mất kiểm soát về vận động tứ chi, rối loạn tiểu tiện.- Đầu - cổ ở tư thế bất thường.

Tiến hành các biện pháp sau:

- Gọi cho đội vận chuyển cấp cứu chuyên nghiệp 115.

- Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa trên nền phẳng cứng, đặt hai túi cát hai bên cổ hoặc giữyên trục đầu - cổ thân mình.

- Nếu nạn nhân ngừng thở, tiến hành hô hấp nhân tạo nhưng không được làm động tác ngửađầu, mà dùng ngón tay kéo nhẹ hàm về phía trước.

- Nếu cần phải di chuyển bệnh nhân thì cần ít nhất ba người Giữ đầu - cổ và thân mình thậtthẳng khi di chuyển bệnh nhân.

Trang 7

Bài 2 - CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN CƠ BẢN TẠI CỘNG ĐỒNG1 Đại cương

Ngừng tuần hoàn là tim đột ngột ngừng hoạt động hoặc còn hoạt động điện học nhưngkhông co bóp Ngừng tuần hoàn là một tối cấp cứu vì có thể xảy ra đột ngột bất kỳ lúc nào với bấtkỳ ai và ở bất kỳ đâu.

Hồi sinh tim phổi cần được bắt đầu ngay lập tức sau khi phát hiện bệnh nhân ngừng tuầnhoàn Do khoảng thời gian từ khi gọi cấp cứu đến khi kíp cấp cứu có mặt để cấp cứu bệnh nhânthường trên 5 phút, nên khả năng cứu sống được bệnh nhân ngừng tim phụ thuộc chủ yếu vào khảnăng và kỹ năng cấp cứu của người cấp cứu tại chỗ

Trong cấp cứu ngừng tuần hoàn cần tiết kiệm tối đa thời gian, do vậy cần nhanh chóng tiếpcận bệnh nhân nghi ngờ ngừng tuần hoàn, gọi hỗ trợ sớm và nhanh chóng tiến hành cấp cứu tại chỗ.

2 Dấu hiệu gợi ý sớm nhất ngừng tuần hoàn

Dấu hiệu sớm nhất và cũng dễ nhận biết nhất khi ngừng tuần hoàn là mất ý thức đột ngột.Ngay khi nhìn thấy hoặc được thông báo có người mất ý thức đột ngột chúng ta cần nhanhchóng tiếp cận bệnh nhân Gọi hỏi bệnh nhân thật to bằng 2 câu hỏi “Anh tên là gì?” và “Anh làmsao thế?” đồng thời dùng tay đập mạnh lên vùng ngực bệnh nhân hoặc dùng tay day ấn mạnh vàovùng xương ức (vùng giữa ngực)

Ngay lập tức sau đó chúng ta cần gọi hỗ trợ Gọi ngắn gọn, đủ lớn và đủ thông tin theo thứtự như sau: “bệnh nhân ở đâu (ví dụ: trong bếp, ngoài vườn…), bị bất tỉnh đột ngột, cần hỗ trợ cấpcứu khẩn cấp”

3 Xử trí cấp cứu tại chỗ

Xử trí cấp cứu ngừng tuần hoàn được khởi động ngay từ khi phát hiện trường hợp nghi ngờngừng tuần hoàn Người cấp cứu vừa tiến hành tiếp cận bệnh nhân, gọi người hỗ trợ vừa bắt đầu cácbiện pháp hồi sinh tim phổi cơ bản ngay

Khi có nhiều người cần có 1 người là chỉ huy để phân công, tổ chức cấp cứu đúng trình tựvà đồng bộ.

Cần ghi nhớ thời điểm tiếp cận bệnh nhân và bắt đầu cấp cứu

Thiết lập không gian cấp cứu đủ rộng và hạn chế tối đa những người không không tham giacấp cứu vào và làm cản trở công tác cấp cứu.

3.1 Tiến hành ngay hồi sinh tim phổi cơ bản (ABC)

3.1.1 Kiểm soát đường thở

- Đặt ngửa đầu, cổ ưỡn, thủ thuật kéo hàm dưới/nâng cằm

- Chú ý trường hợp nghi ngờ hoặc có chấn thương cột sống cổ không làm thủ thuật kéohàm/nâng cằm.

3.1.2 Kiểm soát và hỗ trợ hô hấp: thổi ngạt hoặc bóp bóng

Nếu bệnh nhân không thở: thổi ngạt hoặc bóp bóng 2 lần liên tiếp Sau đó kiểm tra mạch:- Nếu có mạch: tiếp tục thổi ngạt hoặc bóp bóng.

- Nếu không có mạch: thực hiên chu kỳ ép tim/thổi ngạt (hoặc bóp bóng) theo tỷ lệ 30/2.

Trang 8

- Nhịp thở nhân tạo (thổi ngạt, bóp bóng) thổi vào trong 1 giây, đủ làm lồng ngực phồng lênnhìn thấy được với tần số nhịp là 10-12 lần/phút đối với người lớn, 12-20 lần/phút đối với trẻ nhỏvà nhũ nhi

- Nối oxy với bóng ngay khi có oxy.

3.1.3 Kiểm soát và hỗ trợ tuần hoàn: ép tim ngoài lồng ngực

- Kiểm tra mạch cảnh trong vòng 10 giây Nếu không thấy mach: tiến hành ép tim ngay.- Ép tim ở 1/2 dưới xương ức, lún 1/3-1/2 ngực (4-5 cm với người lớn) đủ để sờ thấy mạch

khi ép; tần số 100 lần/phút Phương châm là “ép nhanh, ép mạnh, không gián đoạn và để ngựcphồng lên hết sau mỗi lần ép”.

- Tỷ lệ ép tim/thông khí là 30/2 nếu là bệnh nhân người lớn hoặc bệnh nhân trẻ nhỏ, nhũ nhicó 1 người cấp cứu Tỷ lệ có thể là 15/2 đối với trẻ nhỏ hoặc nhũ nhi có 2 người cấp cứu.

- Kiểm tra mạch trong vòng 10 giây sau mỗi 5 chu kỳ ép tim/thổi ngạt hoặc sau mỗi 2 phút

(1 chu kỳ ép tim/thổi ngạt là 30 lần ép tim/2 lần thổi ngạt).

4 Phòng bệnh

Ngừng tuần hoàn thường xảy ra đột ngột, không dự đoán trước được Tất cả mọi người, cácnhân viên cấp cứu, nhân viên y tế cứu hộ phải được tập luyện và chẩn bị sẵn sàng cấp cứu Các cơsở cấp cứu tại chỗ cần có các phương tiện và thuốc cấp cứu cần thiết cho cấp cứu ngừng tuần hoàn

Trang 9

CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN CƠ BẢNBasic life support

Kiểm tra an toàn Phòng tránh truyền nhiễm

Xác định người bệnh bất tỉnh(Anh tên là gì? Anh làm sao thế?)

Gọi hỗ trợ ( gọi người,

máy sốc điện

và các dụng cụ cấp cứu)

Khai thông đường thở (Ariway) Ngửa đầu – Nâng cằm( Chú ý chấn thương cột sống cổ)

Kiểm tra nhịp thở ( Nghe – nhìn – cảm nhận )Nếu không có nhịp thở -> thổi ngạt 2 lần

Kiểm tra mạch cảnh 2 bên

Nếu không có mạch -> ép tim ngoài lồng ngực 30 lầnSau đó tiếp tục ép tim và bóp bóng: 30/2Mục tiêu: ép tim 100lần/phút-bóp bóng 10lần/phút

Người bệnh

bất tỉnh

Có người đột ngột mất ý thức

Thay người sau mỗi 5 chu kỳ cấp cứu 30/2 hoặc sau 2 phút cấp cứu

Chú ý: tiến hành ép tim và bóp bóng liên tục ( không dừng ép tim quá 30 giây cho các thủ thuật khác)

Kiểm tra không quá

10 giây

Trang 10

Bài 3 - CẤP CỨU ĐỘT QUỴ NÃO1 Đại cương

Đột quỵ não, hay còn gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi một phần của não bị chết dokhông được cấp máu hoặc do chảy máu quá nhiều gây chèn ép Khi dòng máu không thể đi đếnnão, các tế bào não sẽ ở trong tình trạng thiếu máu, không hoạt động được nữa, kế tiếp sẽ bị hoại tửvà chết đi nếu sự cung cấp máu cho não không được phục hồi ngay sau đó.

Có hai loại đột quỵ não: chảy máu não và tắc mạch máu não.

Đột quỵ não hiện nay là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 sau các bệnh lý tim mạch vàung thư, nhưng là nguyên nhân gây tàn phế đứng hàng thứ 1.

2 Nhận biết các dấu hiệu bệnh

Tìm kiếm các dấu hiệu, triệu chứng mà bạn nghi ngờ một ai đó có thể bị đột quỵ não, đồngthời phải ghi nhận thời điểm người bệnh xuất hiện các dấu hiệu đó, vì nó rất quan trọng đối với việcđiều trị của thầy thuốc.

- Bất thường về đi lại: thậm chí chỉ là mất khả năng phối hợp động tác, mất thăng bằng, chóngmặt.

- Bất thường về lời nói và hiểu lời nói.- Tê bì hoặc liệt một nửa bên mặt, tay, chân.- Bất thường về nhìn ở một hoặc cả hai bên mắt.

- Đau đầu: đau đầu đột ngột, dữ dội, có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt, thay đổi về nhậnthức.

Khi người bệnh có bất kỳ một trong các dấu hiệu nêu trên, cần phải vào ngay bệnh viện đểđược xử trí cấp cứu kịp thời.

3 Nguyên nhân của bệnh

Các nguyên nhân gây đột quỵ thiếu máu não: (đây là loại đột quỵ não chiếm tỷ lệ đến 85%)- Do các cục huyết khối hình thành ở các mạch máu cung cấp máu cho não làm hẹp lòngmạch, dẫn đến giảm lượng máu lên não.

- Do các cục huyết khối từ xa bắn lên não gây tắc mạch não, mà thường gặp nhất là do huyếtkhối từ tim.

Các nguyên nhân gây đột quỵ chảy máu não: do vỡ các mạch máu não xảy ra ở những ngườităng huyết áp không được điều trị, do vỡ các túi phình của mạch máu não hoặc do vỡ các bấtthường của dị dạng động-tĩnh mạch não.

Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não: có nhiều yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ độtquỵ não.

Các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được như:- Tăng huyết áp.

- Hút thuốc lá.

Trang 11

- Tăng cholesterol máu.- Đái tháo đường.- Béo phì.

- Không vận động thể lực.

- Bệnh tim mạch: suy tim, loạn nhịp tim…

- Sử dụng các thuốc tránh thai đường uống, điều trị hormon môn.- Sử dụng các thuốc gây nghiện như cocain

Các yếu tố nguy cơ khác

- Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị đột quỵ não, nhồi máu cơ tim.- Tuổi > 55

4 Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán chính xác và nhanh chóng phân loại đột quỵ não, mức độ nặng, vị trí tổn thươngcủa não là rất quan trọng, từ đó thầy thuốc có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp ngay khibệnh nhân mới nhập viện Để thực hiện chẩn đoán, một số thăm dò hình ảnh học sẽ được thầy thuốcchỉ định thực hiện như sau:

Chụp cắt lớp vi tính sọ não: Là thăm dò hình ảnh học được chỉ định nhiều nhất và có thể

được thực hiện nhiều lần để đánh giá tiến triển của bệnh Chụp cắt lớp vi tính sọ não cho phép chẩnđoán phân biệt nhanh chóng tình trạng xuất huyết não hay thiếu máu não.

Chụp cộng hưởng từ sọ não:Là kỹ thuật chẩn đoán cao cấp nhất hiện nay, giúp thầy thuốc

chẩn đoán chính xác vị trí và mức độ tổn thương của não Chụp cộng hưởng từ não có thể chẩnđoán được các tình trạng thiếu máu não do tắc nghẽn các động mạch nhỏ mà thông thường khôngthể phát hiện được bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính sọ não.

Đối với bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não nhập viện muộn, vượt quá thời gian có thể điều trịbằng thuốc ly giải huyết khối, thông thường sẽ được điều trị ngay bằng các thuốc chống kết tập tiểucầu.

Thầy thuốc cũng sẽ tiến hành điều trị dự phòng cấp hai cho tất cả bệnh nhân đột quỵ nhồimãu não cũng như đột quỵ chảy máu não tuỳ thuộc các yếu tố nguy cơ của bệnh.

6 Cách phòng chống

Có nhiều cách để làm giảm nguy cơ tái phát của đột quỵ Trong đó quan trọng nhất là kiểm soáttốt các yếu tố nguy cơ và thay đổi chế độ sống Các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ não là

Trang 12

tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường và hút thuốc lá Thay đổi chế độ sống bao gồm giảmchế độ ăn nhiều chất béo và muối, hạn chế uống rượu…

Trang 13

Bài 4 - LỜI KHUYÊN CẦN THIẾT PHÒNG CHỐNG BỆNH KHỚP1 Đại cương

Bệnh lý cơ xương khớp rất đa dạng Theo phân loại quốc tế ICD-10: có 15 nhóm bệnh cơxương khớp với khoảng 100 bệnh xương khớp được phân loại Tỷ lệ mắc bệnh khá cao Theonghiên cứu của Phạm Khuê (1997) có 60% người trên 60 tuổi mắc bệnh khớp Tỷ lệ mắc bệnh ởngười trên 16 tuổi, theo Trần Minh Hoa (2002) là: 6% Theo nghiên cứu tại Khoa Cơ Xương KhớpBệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1990- 2000) bệnh gặp chủ yếu ở độ tuổi lao động (70%), caođiểm xảy ra các triệu chứng thường vào các tháng 6, 7, 8 (30%), và có 7 bệnh có xu hướng gia tăng:gút, xơ cứng bì, viêm màng hoạt dịch, ung thư xương, viêm khớp mạn tính thiếu niên, hoại tử vôkhuẩn chỏm xương đùi, loãng xương Cần lưu ý bệnh cơ xương khớp có thể xảy ra ở tất cả các lứatuổi: viêm khớp mạn tính có thể gặp ở trẻ mới vài tuổi (viêm khớp mạn tính thiếu niên) Các bệnhgặp ở người trung niên trở lên: thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống, đau thần kinh toạ, loãng xương,viêm khớp dạng thấp, ung thư di căn xương

2 Nhận biết dấu hiệu bệnh

Triệu chứng đau (có thể kèm sưng tại khớp), đau tại cột sống là các triệu chứng phổ biếnnhất và quan trọng nhất

Nếu bệnh nhân đau sau vận động với mức độ vừa phải, xảy ra ở người lớn tuổi, có thể dothoái hoá, thường gặp đau tại khớp gối hoặc cột sống thắt lưng, cột sống cổ Thoái hoá cột sốngthường kèm theo triệu chứng thần kinh (đau dọc vai- tay hoặc dọc thần kinh toạ) ở chân

Trường hợp đau khiến bệnh nhân phải thức dậy do đau, đau vào lúc nửa đêm gần sáng là cáctriệu chứng của bệnh khớp viêm Đặc biệt, nếu bệnh nhân đau dai dẳng, không đáp ứng với thuốcgiảm đau, hoặc cường độ đau tăng dần, không giảm bớt khi nằm, thì nguyên nhân đau có thể làviêm, nhiễm khuẩn hoặc ung thư

Sưng đau nhiều khớp, đặc biệt là các khớp ở cổ, bàn tay có thể gặp trong nhiều bệnh Nếukèm theo cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 30 phút là triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp(thường gặp ở nữ giới tuổi trung niên); nếu có ban ở mặt hình cánh bướm, sốt, phù chi là triệuchứng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống (thường gặp ở nữ trẻ tuổi) ; trường hợp kèm theo xơ cứng ởda, có các nám đen ở da xen kẽ các đốm bạch biến là triệu chứng của xơ cứng bì toàn thể (thườnggặp ở nữ giới tuổi trung niên); nếu kèm theo đau tại cơ, yếu cơ, đứng lên ngồi xuống khó khăn, cóthể kèm theo sốt đau khớp gợi ý bệnh viêm đa cơ tự miễn Đau khớp, đau cơ, yếu cơ có thể kếukèm thêm các hồng ban ở mặt, ở da là các triệu chứng của một thể khác của bệnh: viêm da và cơ tựmiễn) Hai thể bệnh này kèm theo có tăng men gan nên có thể bị nhầm thành bệnh viêm gan(thường gặp ở nữ giới tuổi trung niên).

Trẻ ở tuổi đi học mắc bệnh thấp tim với biểu hiện sưng đau khớp xuất hiện sau viêm họng,có thể kèm tổn thương van tim

Sưng đau khớp hoặc cột sống kèm sốt, có thể do nhiễm khuẩn.

Nam giới tuổi trung niên, xuất hiện đau tại ngón chân cái, khớp cổ chân, gót, cổ chân, gối (cácvị trí thường gặp theo thứ tự giảm dần) với triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau dữ dội, khởi phát sau một

Trang 14

bữa ăn uống nhiều thịt, rượu hoặc sau lao động nặng, có thể khỏi trong vòng vài ba ngày gợi ý bệnh gútở giai đoạn cấp Giai đoạn mạn tính thường sưng đau cả các khớp ở bàn tay, thường có hạt màu trắngnổi lên ở dưới da (được gọi là hạt tô phi)

Nếu bệnh nhân không đến khám để được chẩn đoán, điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ dínhkhớp (không hồi phục được), các tổn thương lan rộng khó kiểm soát, qua giai đoạn có thể can thiệp.Trường hợp trẻ mắc bệnh thấp tim nếu không được phát hiện dự phòng kịp thời có thể gây suy timdo hẹp hở các van tim.

3 Nguyên nhân của bệnh

Có rất nhiều nhóm nguyên nhân Nguyên nhân tự miễn dịch: viêm khớp mạn tính thiếu niên,viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì toàn thể , viêm cột sống dính khớp Nguyên nhân do thoái hoá, do tuổi tác: thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống, đau thần kinh toạ, loãngxương Nguyên nhân do rối loạn chuyển hoá: bệnh gút và các bệnh vi tinh thể khác Nguyên nhândo nhiễm khuẩn: viêm khớp hoặc đốt sống do vi khuẩn viêm mủ, do vi khuẩn lao

4 Chẩn đoán bệnh

Dựa vào các triệu chứng gợi ý nêu trên, và các triệu chứng khác, thầy thuốc sẽ chỉ định cácxét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh (X quang, CT, cộng hưởng từ ) cần thiết để chẩn đoán Phần dướiđây trình bày đặc điểm của một số bệnh có đau xương khớp mạn tính thường gặp

4.1 Viêm khớp dạng thấp

Lâm sàng: gặp ở nữ, trung niên Tổn thương khớp gối: thường cả hai bên Tổn thương khớp

kèm theo (có thể xuất hiện trước hoặc sau tổn thương khớp gối): Sưng đau khớp ngón gần, bàn ngóntay, cổ tay, khuỷu, cổ chân, bàn ngón chân, hai bên Thường kèm theo dấu hiệu cứng khớp buổi sáng.

Xét nghiệm: Yếu tố dạng thấp (dương tính khoảng 80%); Các kháng thể Anti-CCP (Cyclic

Citrullinated Peptide) dương tính

Chẩn đoán: theo tiêu chuẩn ACR 1987 gồm 7 yếu tố.

Có thể cần nội soi và sinh thiết màng hoạt dịch khớp gối để chẩn đoán nếu chỉ tổn thươngmột khớp (khớp gối hoặc các khớp khác).

4.2 Lupus ban đỏ hệ thống

Lâm sàng: gặp ở nữ, thường gặp ở nữ giới trẻ tuổi Tổn thương khớp gối: thường cả hai

bên Tổn thương khớp kèm theo: ít khi đau khớp gối đơn độc Thường kèm theo sưng đau khớpngón gần, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu, cổ chân, bàn ngón chân, hai bên Triệu chứng khác: bancánh bướm, nhạy cảm với ánh nắng, tổn thương thận, sốt kéo dài, rụng tóc, mất kinh…

Xét nghiệm: các xét nghiệm về tổn thương thận, máu ngoại vi, phát hiện tràn dịch các màngtim, màng phổi (siêu âm, X quang) và kháng thể kháng nhân.

Chẩn đoán theo tiêu chuẩn ACR 1982 gồm 11 yếu tố.

4.3 Xơ cứng bì toàn thể

Lâm sàng: gặp ở nữ, trung niên Đau khớp: các khớp nhỏ nhỡ ở bàn tay như viêm khớp dạng

thấp Hội chứng Raynaud Tổn thương da đặc biệt: dày, cứng, rối loạn sắc tố

4.4 Thoái hoá khớp

Lâm sàng: gặp ở nữ nhiều hơn nam, tuổi trung niên Tổn thương các khớp nhỏ ở bàn tay,

song thường bị cả khớp ngón xa Có thể có các hạt Heberden (ở ngón xa) hoặc Bouchat (ở ngóngần) Thường tổn thương khớp gối (một hoặc hai bên) Đau cơ học, dấu hiệu phá rỉ khớp dưới 30phút Khớp thường không có dấu hiệu viêm.

Trang 15

Xét nghiệm: máu và dịch khớp: không có các dấu hiệu viêm

4.5 Gút

Lâm sàng: gặp ở nam, trung niên Tổn thương khớp gối: thường có tràn dịch Có tính chất nóng,

đỏ, đau có thể cấp tính Những đợt đầu thường thuyên giảm trong vòng dưới hai tuần Có thể tìm thấy tinhthể urat trong dịch khớp Tổn thương khớp kèm theo: có thể có đợt sưng đau cấp tính ngón chân cái ở giaiđoạn đầu Giai đoạn sau, tổn thương thường xuất hiện ở các khớp khác ở chân, và sau đó là các khớp ở chitrên (các khớp nhỏ nhỡ ở bàn tay) đối xứng hai bên Tuy nhiên, có những trường hợp ở giai đoạn đầu, chỉtổn thương khớp gối đơn độc, cần xét nghiệm dịch khớp tìm tinh thể urat; hoặc test điều trị thử vớicolchicin để chẩn đoán Nếu phát hiện được hạt tôphi thì chẩn đoán dễ dàng hơn.

Xét nghiệm: acid uric máu thường tăng (trên 420 mol/l) Tuy nhiên, nếu acid uric máu bình

thường cũng không loại trừ chẩn đoán Có thể có kèm các rối loạn chuyển hoá đường và/hoặc lipidmáu

Siêu âm khớp có thể thấy hình ảnh đường đôi, hình ảnh hạt tô phi và khuyết xương.

X quang thông thường trong trường hợp gút mạn có hình ảnh khuyết xương thường kèmtheo gai xương.

Chẩn đoán theo tiêu chuẩn Bennett - Wood.

4.6 Viêm cột sống dính khớp

Lâm sàng: gặp ở nam giới, trẻ tuổi Tổn thương khớp gối: Sưng đau khớp gối thường hai bên, kéo

dài nhiều ngày Tổn thương khớp kèm theo: Sưng đau khớp khác ở chi dưới (háng, cổ chân hai bên)Thường đau vùng mông và giảm vận động cột sống thắt lưng, đau gót chân hai bên hoặc các điểm bámtận khác Thường nhanh chóng dẫn đến teo cơ, dính khớp, đặc biệt là khớp háng và cột sống thắt lưng.

Xét nghiệm: có các dấu hiệu viêm về xét nghiệm trong trường hợp bệnh ở giai đoạn hoạt

Xquang có viêm dính khớp cùng chậu, thường hai bên Giai đoạn muộn, có hình ảnh cầu

xương: cột sống hình cây tre.

4.7 Viêm khớp nhiễm khuẩn (lao khớp hoặc viêm khớp do vi khuẩn, cốt tuỷ viêm…)

Lâm sàng: Rất thường gặp ở các đối tượng có suy giảm miễn dịch: dùng corticoid kéo dài,

đái tháo đường, nhiễm HIV Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị tổn thương Thường gặp nhất là laokhớp cổ chân, cổ tay Thường viêm một khớp duy nhất Với viêm khớp nhiễm khuẩn, triệu chứngviêm cấp tại chỗ thường dữ dội Với lao khớp thường sưng đau là chính, ít nóng và hầu như khôngbao giờ đỏ Giai đoạn muộn có thể có lỗ rò (lao khớp hoặc nhiễm khuẩn, cốt tuỷ viêm…) Viêm

khớp nhiễm khuẩn thường có đường vào (châm cứu, tiêm tại khớp, đinh gai chọc vào )

Xét nghiệm: Cần chọc hút dịch khớp làm xét nghiệm tế bào học và nuôi cấy tìm vi khuẩn.

Trường hợp nghi viêm khớp do lao, cần xét nghiệm thêm bilan lao (chụp phổi, BK đờm hoặc dịchvị, hạch đồ nếu có hạch, phản ứng mantoux…)

Xquang quy ước có thể thấy hình ảnh hẹp khe khớp, huỷ xương về hai phía (hình ảnh soi gương).

4.8 Hoại tử vô khuẩn đầu xương

Lâm sàng: Có thể gặp ở mọi xương chỏm xương đùi, đầu trên xương chày, đầu xương trụ

Trang 16

ở nước ta, chỏm xương đùi hay gặp nhất, ở các đối tượng uống nhiều rượu, mắc bệnh gút Vớichỏm xương đùi, thường đau khớp háng một bên kiểu cơ học.

Xquang quy ước: Khe khớp không hẹp Hình ảnh huỷ xương chỉ ở một xương, không tổn

thương xương đối diện Có thể có kết đặc phía dưới vùng huỷ xương.Cộng hưởng từ cho các thông tin chẩn đoán sớm.

4.9 Đau xơ cơ (fibromyalgie)

Lâm sàng: Thường gặp ở nữ, 40-60 tuổi, có thể khởi phát bởi stress hoặc đau mạn tính, đặc

biệt ở những người có yếu tố gia đình Đau là triệu chứng chính, đau lan toả kéo dài trên 3 tháng.Có các điểm khởi phát đau đặc biệt (tại các điểm bám tận của gân cơ tại vai, cổ, lồi cầu khuỷu tay).Các điểm đau cả bên phải và trái, cả phần thân trên và dưới, bắt buộc phải có đau cột sống Cónhiều triệu chứng chồng chéo Chẩn đoán theo tiêu chuẩn ACR 1990.

4.10 Đau khớp do nguyên nhân trầm cảm

Có thể đau bất kỳ khớp nào, thường đau toàn thân và cột sống thắt lưng Các bilan viêm âmtính Đôi khi rất khó điều trị.

4.11 Hội chứng cận K nói chung và hội chứng Pièrre Marie

Đau bất kỳ khớp nào, thường đau toàn thân và cột sống thắt lưng, đau về đêm, không đápứng hoặc ít đáp ứng với thuốc giảm đau.

Hội chứng Pièrre Marie: thường đau khớp cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân hai bên, có ngón chidùi trống Thường có nguồn gốc từ vú, tử cung phần phụ, tiền liệt tuyến, phổi, dạ dày Tuỳ theonguồn gốc nghi ngờ mà làm thêm các chỉ thị về u: FP trong trường hợp nghi K gan, PSA-K tiềnliệt tuyến; CA125- K buồng trứng; CA15-3- K vú; ACE- adenome carcinome; Ca19-9- K tuỵ; NSE-K phổi tế bào nhỏ

Sinh thiết tuỷ xương: có thể phát hiện bệnh đa u tuỷ xương hoặc khẳng định một ung thưnào đó di căn tuỷ xương.

Xạ hình xương (Scintigraphie xương): có giá trị trong việc phát hiện các điểm di căn trêntoàn bộ khung xương.

5 Điều trị - Những lưu ý cần thiết (chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập, nghỉ ngơi)

5.1 Phục hồi chức năng, chống dính khớp: Có nhiều bài tập để giảm cứng và đau khớp, chống

dính khớp Ngoài ra, cần tránh vận động quá mức ở các khớp tổn thương, tránh các động tác có thểgây ra hoặc gây đau tăng Khuyến khích người bệnh vận động và tự phục vụ bằng cách trang bị cácdụng cụ phù hợp: các loại quần áo giày dép mềm dễ mặc, cài bằng khoá dán; cốc nhẹ, thìa có cándài và to Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu; nên dùng can chống hỗ trợ đối với bên khớp đau.

5.2 Y học cổ truyền và nước suối khoáng: Trong giai đoạn bệnh hoạt động, các khớp sưng đau

nhiều, sử dụng các thuống chống viêm mạnh là cần thiết Song ở giai đoạn bệnh thuyên giảm, cóthể nước suối khoáng nóng có thể gia tăng tác dụng của phục hồi chức năng khớp Châm cứu hoặcmột số bài thuốc nam (trinh nữ hoàng cung, độc hoạt Lai châu hoặc các thuốc đã được điều chếthành viên nén như Hyđan, Vifotin ) có tác dụng chống viêm khớp có thể làm thuyên giảm triệuchứng viêm, giảm liều các thuốc chống viêm, do đó làm giảm tác dụng không mong muốn của cácthuốc nhóm này Tuy nhiên, ngay cả giai đoạn này cũng vẫn cần kết hợp điều trị các thuốc cơ bản

Trang 17

(ví dụ như Thuốc chống sốt rét tổng hợp (hydroxychloroquin, chloroquin, methotrexat, salazopyrin), với liều theo hướng dẫn của bác sĩ Đặc biệt bệnh nhân không nên sử dụng các thuốc “đông y”không rõ nguồn gốc, không rõ thành phần vì hiện nay có nhiều thuốc loại này đã trộn thêm thuốccorticoid gây nhiều hậu quả nghiêm trọng (phù, tăng huyết áp, tăng nhãn áp, đái tháo đường, loãngxương, giảm miễn dịch, nhiễm khuẩn nặng, xuất huyết bầm tím trên da ).

5.3 Tái khám định kỳ: Các bệnh nhân cần được tư vấn, hiểu biết về bệnh của mình nhằm tuân thủ

điều trị, tái khám định kỳ Lý tưởng nhất là tái khám theo hẹn của thầy thuốc riêng của mình để cócác lời khuyên về các biện pháp tránh biến dạng khớp, sử dụng thuốc với liều và số lượng nhómthuốc phù hợp với bệnh và giai đoạn của bệnh Quy trình tái khám hàng tháng gồm khám nội khoatổng thể, khám chuyên khoa và xét nghiệm hàng tháng nhằm xác định mức độ hoạt động bệnh và cóchỉ định phù hợp Bệnh nhân nên tham gia câu lạc bộ bệnh nhân nhằm trao đổi kinh nghiệm phòngchống bệnh tật, hoà nhập cộng đồng.

- Cần tập luyện, hoạt động thể dục thể thao, dinh dưỡng điều tiết (không quá nhiều đạm, quánhiều chất mỡ, chất ngọt, không ăn mặn, cần ăn chế độ giàu calci ) Ngoài ra, cần tránh vận độngquá mức, dễ gây tổn thương các khớp, cột sống, đặc biệt phải luyện tập phù hợp với tuổi tác

Trang 18

Viêm khớp bàn ngón chân cái trong gútcấp tính

Biến dạng cột sống trong bệnh viêm cộtsống dính khớp

Trang 19

Bài 5 - CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH GÚT1 Đại cương

Bệnh gút (hay còn gọi là thống phong) là bệnh do rối loạn chuyển hoá các nhân purin, cóđặc điểm chính là tăng acid uric trong máu Tình trạng viêm khớp trong bệnh gút là do sự lắng đọngcác tinh thể urate trong dịch khớp và các mô khi nồng độ acid uric trong máu bị bão hoà

Bệnh gút thường gặp ở nam giới tuổi trung niên 30 – 50 tuổi, tuy nhiên có thể gặp ở ngườitrẻ tuổi hoặc nữ giới Tỷ lệ mắc bệnh là 0,7-1,4% ở nam giới và 0,5 – 0,6% ở nữ giới

Gút được chia làm hai loại là gút nguyên phát và gút thứ phát: Gút nguyên phát là do rốiloạn chuyển hoá bẩm sinh hoặc giảm khả năng đào thải acid uric của thận mà không có tổn thươngthực thể tại thận Gút thứ phát có liên quan đến các bệnh lý khác như suy thận, suy tim hoặc saudùng một số thuốc: thuốc lợi tiểu, thuốc chống lao, hoá chất điều trị ung thư…

Tinh thể urate trong bệnh gút thường lắng đọng tại khớp, bao gân, tổ chức phần mềm cạnhkhớp gây nên tình trạng viêm khớp, phá huỷ cấu trúc khớp Ngoài ra, tinh thể này còn lắng đọngtrong nội tạng như: thận, gây bệnh lý thận (sỏi thận, viêm thận kẽ, suy thận), tim (viêm màng ngoàitim, viêm cơ tim)…

2 Những dấu hiệu nhận biết bệnh gút

2.1 Dấu hiệu lâm sàng

- Dấu hiệu lâm sàng nghĩ đến bệnh gút khi người bệnh có cơn gút cấp điển hình với biểu hiện:sưng, nóng, đỏ, đau của một khớp ở chi dưới (hay gặp khớp bàn ngón chân cái), khởi phát đột ngộtthường vào ban đêm với tính chất đau dữ dội, thường khởi phát sau một bữa ăn giàu đạm, uốngrượu bia nhiều, hoặc sau chấn thương, phẫu thuật… và triệu chứng sẽ khỏi hoàn toàn trong vòng 1-2 tuần.

- Sau khi cơn gút cấp khởi phát và kết thúc, đợt cấp thứ hai có thể xuất hiện sau vài tháng đếnvài năm, giữa các đợt cấp hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng nhưng tinh thể urate vẫn lắngđọng vào các tổ chức Sau đó các đợt cấp xuất hiện ngày càng nhiều, khởi phát ít cấp tính hơnnhưng thời gian viêm khớp kéo dài hơn, tổn thương ở nhiều khớp hơn Và cuối cùng sau 5-10 nămnếu bệnh không được kiểm soát tốt sẽ tiến triển thành gút mạn tính có hạt tô phi, phá huỷ cấu trúckhớp, tổn thương thận (suy thận)…

- Hạt tô phy là tổn thương bắt đầu ở dưới da xung quanh khớp và bao khớp, bao gân, thể hiệnsự lắng đọng mạn tính các tinh thể urat vào tổ chức gây phá huỷ cấu trúc khớp Vị trí thường gặp ởmắt cá ngoài cổ chân, khớp bàn ngón chân, quanh khớp gối, khớp khuỷu

2.2 Dấu hiệu cận lâm sàng

2.2.1 Xét nghiệm acid uric máu

Acid uric máu tăng khi: nam giới trên 70 mg/l (420 mol/l), nữ giới trên 60 mg/l (360mol/l), tất cả người bệnh gút đều có tăng acid uric máu vào một vài thời điểm nào đó trong quátrình bệnh, hoặc tăng liên tục Tuy nhiên, rất nhiều người có tăng acid uric mà không có biểu hiệngút (được gọi là tăng acid uric không triệu chứng chứ chưa phải là bệnh gút) Trong cơn gút cấp có

Trang 20

đến 12-43% người bệnh có xét nghiệm acid uric máu bình thường, thậm chí thấp hơn bình thường,khi đó cần làm thêm xét nghiệm thêm ở vài thời điểm khác nhau.

2.2.2 Xét nghiệm dịch khớp

Hút dịch khớp làm xét nghiệm nhằm giúp cho chẩn đoán xác định bệnh khi soi kính hiển vithấy được tinh thể urat hoặc nhằm chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khớp khác (viêm khớpnhiễm khuẩn, viêm khớp do lao ).

2.2.3 Các xét nghiệm thông thường khác như

Chức năng gan, thận, mỡ máu, đường máu giúp cho chẩn đoán bệnh lý thuộc hội chứngchuyển hoá và giúp cho việc quyết định dùng thuốc điều trị.

2.2.4 Chụp Xquang, siêu âm khớp, siêu âm thận

Cần thực hiện để đánh giá mức độ tổn thương của bệnh.

3 Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán chắc chắn bệnh gút khi tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp hoặc tronghạt tô phi Việc tìm thấy tinh thể urate đôi khi rất khó khăn do đó chẩn đoán bệnh gút hiện nayvẫn dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán: Tiêu chuẩn Bennett và Wood 1968 (độ nhạy 70%, độ đặchiệu 82,7%).

a Hoặc tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp hay trong hạt tô phi.b Hoặc tối thiểu có trên 2 trong số các tiêu chuẩn sau:

- Tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp với tính chất khởi phátđột ngột, đau dữ dội và khỏi hoàn toàn trong vòng hai tuần.

- Tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp bàn ngón chân cái với tính chất như trên.- Có hạt tô phy.

- Đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm, giảm đau trong 48 giờ) trong tiền sử hoặc hiện tại.

Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn a hoặc 2 yếu tố của tiêu chuẩn b

4 Điều trị

4.1 Mục đich điều trị

- Điều trị viêm khớp trong cơn gút cấp.

- Dự phòng tái phát cơn gút, dự phòng sự lắng đọng urat trong các tổ chức và dự phòngbiến chứng.

4.2 Điều trị cơn gút cấp

Cần khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa để được sử dụng thuốc chống viêm không steroidvà/ hoặc phối hợp với colchicin, thuốc giảm đau nếu cần Không nên lựa chọn đầu tiên thuốc chốngviêm corticoid như: prednisolon, dexamethason, chỉ được sử dụng thuốc này khi bác sĩ chuyên khoathấy thật cần thiết.

4.3 Kiểm soát chế độ ăn uống, sinh hoạt

- Tránh thức ăn giàu purine: phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày),các loại thịt đỏ (thịt chó, bò, dê, bê), hải sản (tôm, cua, cá béo), đậu hạt các loại, nấm khô, socola.

- Ăn vừa phải thức ăn có chứa ít purine (thịt lợn, thịt gà, ngan, vịt, cá), hàng ngày ănkhông quá 100 – 1500g thịt.

Trang 21

- Ăn nhiều rau xanh, củ, quả.

- Có thể ăn trứng, sữa và các chế phẩm của sữa, phomat trắng không lên men.

- Ngoài chế độ ăn kiêng cần duy trì một chế độ sinh hoạt điều độ, tránh mệt mỏi cả tinhthần và thể chất.

- Kiểm soát cân nặng, đường máu, lipid máu, acid uric máu, huyết áp.

- Khi cần phải thực hiện một phẫu thuật hoặc mắc một bệnh toàn thân nào đó cần điềuchỉnh acid uric máu ổn định.

- Loại bỏ yếu tố nguy có như: hút thuốc lá, uống rượu, bia.

4.4 Sử dụng các thuốc điều trị giảm acid uric máu

- Nên chỉ định thuốc này sau 1-2 tuần khởi phát cơn gút cấp để tránh làm nặng cơn gútcấp.

- Mục tiêu điều trị là kiểm soát acid uric máu dưới 360 mol/L (60 mg/L) với gút chưa cóhạt tô phi và dưới 320 mol/L (50 mg/L) khi gút có hạt tô phi.

- Thuốc: Allopurinol, febuxostat hay probenecid, lưu ý tác dụng phụ gây dị ứng của thuốc.

4.5 Điều trị bằng phẫu thuật

Việc chỉ định phẫu thuật cắt hạt tô phi trong gút mạn tính rất hạn chế vì lý do khó liền vếtthương bởi sự lắng đọng tinh thể urate là liên tục Do đó, phẫu thuật hạt tô phi khi hạt tôphi có biếnchứng nhiễm trùng hoặc hạt quá to ảnh hưởng đến chức năng vận động và biến dạng khớp, hạt tôphi làm đau đớn nhiều

5 Phòng bệnh

- Các biện pháp phòng bệnh nên được áp dụng ngay từ khi còn rất trẻ để dự phòng ngay từgiai đoạn tăng acid uric máu không triệu chứng, tránh khởi phát cơn gút cấp, không để xảy ra gútmạn tính.

- Phòng bệnh là thực hiện tốt lối sống lành mạnh, loại bỏ các yếu tố nguy cơ (hạn chế rượubia, thức ăn có chứa nhiều nhân purin…) Xử trí và điều trị kịp thời khi có cơn gút cấp và các bệnhphối hợp khác

Trang 22

Bài 6 -

BỆNH THOÁI HOÁ KHỚP VÀ CỘT SỐNG

1 Đại cương

Thoái hoá khớp (THK) là một bệnh khớp không do viêm, nguyên nhân chưa rõ, khởi phátdần dần ở một hay nhiều khớp, đặc trưng bởi tổn thương sụn khớp, tạo gai xương, và đặc xương d-ưới sụn

Tính phổ biến của bệnh: Khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 và 85%

người trên tuổi 80 có nguy cơ mắc bệnh THK Khoảng 2/3 số bệnh nhân là phụ nữ Sau tuổi 45, tỷlệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới (gấp khoảng 1,5 - 2 lần).

Nhận biết dấu hiệu bệnh:

- Đau: Triệu chứng sớm nhất của thoái hoá khớp, có tính chất cơ học, đau khi vận động, mới

đầu chỉ đau khi vận động, nghỉ sẽ hết đau, sau đó có thể đau âm ỉ, liên tục cả khi nghỉ, đau tăng hơnkhi vận động Đau thường không kèm theo các triệu chứng khác của viêm như sưng, nóng, đỏ, sốt.Nếu thoái hoá khớp gối, người bệnh đau nhiều khi đi lại, đứng lên ngồi xuống khó khăn, nhất là lúclên xuống thang gác hoặc đang ngồi xổm đứng dậy.Nếu thoái hoá cột sống thắt lưng, người bệnh bịđau âm ỉ ở vùng thắt lưng và thường đau trội lên về chiều sau một ngày làm việc phải đứng nhiềuhay lao động nặng, lúc nằm nghỉ đau sẽ giảm Một đặc điểm nữa của THK là dấu hiệu “phá rỉkhớp” Đó là hiện tượng cứng khớp buổi sáng (hoặc sau khi nghỉ ngơi lâu) kéo dài từ 15-30 phút,bệnh nhân phải vận động một lúc mới trở lại bình thường

- Hạn chế vận động: thoái hoá khớp gối, các động tác gấp và duỗi thẳng chân bị hạn chế, đứng

lên ngồi xuống khó khăn, có thể không ngồi được Nếu bị thoái hoá khớp háng, người bệnh đi khậpkhiễng, giạng hay khép háng đều khó khăn, khó gập đùi vào bụng Thoái hoá cột sống bệnh nhân làmcác động tác cúi, nghiêng, ngửa hoặc xoay người bị hạn chế

- Tiếng kêu tại khớp: vận động khớp thường thấy tiếng lạo xạo hoặc lục khục Kèm theo có

thể thấy đầu xương bị phì đại thành ụ xương, lệch trục khớp, teo cơ…

Các xét nghiệm và thăm dò cần thiết: Trong THK, xét nghiệm máu không có hội chứng

viêm Tốc độ máu lắng, protein C phản ứng, bạch cầu máu bình thường.Chụp Xquang khớp pháthiện thấy hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, gai xương hoặc kén Baker được quan sát thấy trênsiêu âm hoặc cộng hưởng từ.

2 Nguyên nhân của bệnh

Thoái hoá khớp ở người cao tuổi phần lớn không có nguyên nhân rõ rệt Các yếu tố thúc đẩyquá trình thoái hoá bao gồm tuổi tác, tình trạng béo phì, chấn thương nhẹ và mạn tính ở khớp.Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong quá trình lão hoá, chức năng chống đỡ của sụn bị suy giảm và dễhư hỏng khi khớp cử động Thêm vào đó, các chấn thương nhẹ nhưng kéo dài nhiều năm do khuânvác đồ nặng, cũng làm tăng gánh nặng cho các khớp, khiến sự thoái hoá thêm trầm trọng Ngoài ra,yếu tố di truyền và di chứng từ các bệnh lý khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Trang 23

3 Chẩn đoán bệnh

Dựa váo các triệu chứng lâm sàng và X quang hoặc cộng hưởng từ Thường áp dụng tiêuchuẩn chẩn đoán của Hội Thấp khớp học Mỹ ACR 1991 đối với THK các khớp ngoại biên Đối vớithoái hoá khớp gối là bệnh hay gặp nhất có 4 tiêu chuẩn chẩn đoán, bao gồm: 1.Mọc gai xương ở rìakhớp (X quang); 2.Dịch khớp là dịch thoái hoá; 3 Tuổi trên 38;4 Cứng khớp dưới 30 phút; 5 Lạoxạo khi cử động Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5.

4 Điều trị

4.1 Nguyên tắc điều trị THK

- Giảm đau trong các đợt tiến triển.

- Phục hồi chức năng vận động của khớp, hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp.

- Tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc, lưu ý tương tác thuốc và các bệnh kết hợpở người cao tuổi Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

4.2 Các biện pháp điều trị

Điều trị không dùng thuốc: vật lý trị liệu Có nhiều biện pháp vật lý trị liệu khác nhau Các

liệu pháp tác động cơ học bao gồm Xoa bóp, kéo nắn, bấm huyệt, có tác dụng giãn cơ, giảm đau.Các biện pháp dùng nhiệt như hồng ngoại, đắp bùn nóng, parafin làm giãn cơ, giảm đau và tăngcường tưới máu giúp khớp bị tổn thương phục hồi Thuỷ liệu pháp bao gồm sử dụng nhiều loạinước có nguồn gốc tự nhiên nhưng có khả năng chữa bệnh như tắm nước khoáng, nước nóng, bơilội Có thể dùng các biện pháp khác như kích thích điện thần kinh qua da, châm cứu Ngoài ra, cóthề dung các dụng cụ hỗ trợ khớp, cột sống như dụng cụ chỉnh hình, nẹp đai lưng.

Điều trị bằng thuốc: Thuốc giảm đau đơn thuần pracetamol, acetaminophen Các thuốc

kháng viêm không steroid như nhóm meloxicam, nhóm coxib… thường được chỉ định trong đợt cấpvà ngừng khi triệu chứng đau giảm để tránh tác dụng phụ của thuốc Trong những đợt cấp có tràndịch khớp tiêm Corticosteroid cũng được chỉ định và cho kết quả tốt nhưng phải thực hiện trongđiều kiện vô trùng nghiêm ngặt và không nên lạm dụng.

Ngoài ra, nhóm thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm có thể cải thiện được tiến triển củabệnh THK như glucosamine sulfate dạng tinh thể, diacerein, acid hyaluronic… các thuốc này đềucần được điều trị đủ liều theo hướng dẫn của các thầy thuốc.

Cấy tế bào gốc: là phương pháp điều trị mới hiện áp dụng đối với THK gối Trong thoái

hoá khớp, khi đưa các tế bào gốc vào khớp bị thoái hoá, các tế bào gốc sẽ biệt hoá thành các tế bàosinh sụn, từ đó tạo ra các tế bào sụn để hàn gắn, tái tạo sụn lành tại sụn khớp bị tổn thương Kíchhoạt tế bào gốc từ một loại tế bào không chuyên biệt biến chuyển thành tế bào chuyên biệt tươngứng với mô, cơ quan tổn thương, từ đó sửa chữa, tái tạo những tổn thương tại chỗ bằng cách xâydựng các mô lành mạnh thay thế Nguồn tế bào gốc có thể từ tuỷ xương, tế bào gốc chiết suất từ mômỡ hoặc từ huyết tương giàu tiểu cầu.

Phẫu thuật: Trong những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với điều trị nội khoa: nội

soi để cắt loại bỏ dị vật, sửa trục khớp; mổ thay khớp nhân tạo khi khớp bị mất chức năng nhiều.

Trang 24

5 Phòng ngừa thoái hoá khớp

Để đề phòng và hạn chế THK, ngay khi còn trẻ cần tập thể dục đều đặn, tránh bị thừa cân,tránh những động tác quá mạnh, nhất là những động tác có thể làm lệch trục khớp và cột sống Tậpvận động thường xuyên và vừa sức tăng cường sức mạnh cơ (tứ đầu đùi, cơ cạnh cột sống) giúp lưuthông máu dễ dàng, là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp Cơ khoẻ mạnh sẽ giúpgiảm lực đè ép lên khớp xương và giảm khả năng té ngã trong sinh hoạt và lao động; Giữ tư thế cơthể luôn thẳng và cân bằng giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối Ở tư thế thẳng sinhlý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu Hơn nữa, khiđó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè éplên hai mặt sụn khớp Nên sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng và tránh quá sức: khi nânghay xách đồ nặng, cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay và khớp vai, khớp khuỷu; ởchân là khớp háng, khớp gối Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làmtổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân và nên tận dụng thêm các dụng cụhỗ trợ Ngoài ra, cần giữ nhịp sống thoải mái và thường xuyên thay đổi tư thế, không nên lặp đi lặplại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể Lực tác động không lớnnhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp và để tránh THK thứ phátcần điều trị tích cực các bệnh lý xương khớp đã mắc phải.

Trang 25

Bài 7 - CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH1 Đại cương

Yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch (gọi tắt là yếu tố nguy cơ tim mạch) là yếu tố liên quanvới sự gia tăng khả năng mắc bệnh tim mạch Sự liên quan này mang tính chất thống kê chứ khôngphải là quy luật chắc chắn Một người mang một yếu tố nguy cơ nào đó chỉ có nghĩa là người ấy dễmắc (gia tăng khả năng mắc) bệnh tim mạch Càng có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch, khả năngmắc bệnh tim mạch càng nhiều nhưng không đồng nghĩa là người đó chắc chắn sẽ mắc bệnh.Ngược lại, một người không mang bất kỳ yếu tố nguy cơ nào cũng không thể chắc chắn mình sẽkhông mắc bệnh

Các yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm những yếu tố không thể thay đổi được (như tuổi,giới, di truyền) và các yếu tố có thể thay đổi được (9 yếu tố chính như tăng huyết áp, rối loạn lipidmáu, đái tháo đường, béo phì quá cân, hút thuốc lá, ít hoạt động thể lực, ăn ít rau quả, uống nhiềurượu, lối sống căng thẳng và nhiều yếu tố nguy cơ khác nữa) 90% các biến cố tim mạch như nhồimáu cơ tim cấp hoặc tai biến mạch não đều liên quan đến 9 yếu tố nguy cơ chính vừa được nêu

2 Các yếu tố không thay đổi được

Nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch gia tăng khi tuổi đời cao hơn Hơn nửa số người đột quỵtim mạch và 80% số chết vì đột quỵ xảy ra ở độ tuổi trên 65 Dù không thể tránh nổi tuổi già, việcăn uống điều độ, sinh hoạt hợp lý và duy trì một lối sống lành mạnh sẽ góp phần làm chậm lại quátrình thoái hoá do tuổi gây ra.

Đàn ông có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn so với nữ giới Tuy nhiên, sau khi mãnkinh, nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nữ giới sẽ gia tăng nhanh chóng để bắt kịp thậm chí vượt xuhướng mắc bệnh tim mạch ở nam giới Bệnh lý tim mạch ở nữ giới cũng thường nặng hơn, có tỷ lệtử vong cao hơn song lại thường bị bỏ sót và đến muộn hơn so với nam giới

Yếu tố gia đình (di truyền) cũng rất quan trọng: nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ gia tăng nếutrong gia đình đã có người mắc bệnh tim mạch sớm (dưới 55 tuổi).

3 Các yếu tố có thể thay đổi được

3.1 Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ tim mạch được chú ý nhiều nhất Gọi là tăng huyết áp khisố đo huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg hoặc số đo huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hoặc đang đượcđiều trị thuốc hạ huyết áp Tỷ lệ tăng huyết áp ngày càng gia tăng ở những nước đang phát triển nhưViệt Nam Điều tra mới nhất cho thấy hơn một phần tư số người trưởng thành ở Việt Nam có tănghuyết áp Cả hai số đo huyết áp tâm thu và tâm trương đều là những yếu tố nguy cơ tim mạch mặcdù số đo huyết áp tâm thu được xem là yếu tố dự báo quan trọng hơn đối với nguy cơ xuất hiện cácbiến chứng do tăng huyết áp nhất là tai biến mạch não.

Tăng huyết áp thường kết hợp với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như béo phì, tăng rốiloạn lipid máu, đái tháo đường Trong các rối loạn này, một rối loạn này có thể là nguy cơ của rốiloạn khác và ngược lại Kiểm soát thành công tăng huyết áp làm giảm rõ rệt các nguy cơ xảy ra biếnchứng, mặc dù phần lớn bệnh nhân tăng huyết áp sẽ phải dùng các thuốc hạ áp phối hợp để đưađược số đo huyết áp về mức bình thường Cho dù kết quả điều trị tăng huyết áp chủ yếu phụ thuộc

Trang 26

vào việc dùng thuốc nhưng các yếu tố khác như giảm cân nặng, hạn chế muối và tập luyện cũng gópphần đáng kể làm giảm huyết áp của bạn

3.2 Tăng cholesterol trong máu và các rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu hay tăng hàm lượng các chất mỡ trong máu là một trong những yếu tốnguy cơ tim mạch quan trọng nhất, thường gặp và liên quan mật thiết đến xơ vữa gây hẹp độngmạch vành Cholesterol máu có nhiều dạng khác nhau, quan trọng nhất là cholesterol trọng lượngphân tử cao (HDL-C, cholesterol tốt có tác dụng bảo vệ giảm xơ vữa) và cholesterol trọng lượngphân tử thấp (LDL-C, cholesterol xấu làm gia tăng xơ vữa động mạch) Để giảm nguy cơ xơ vữa vàdự phòng các biến cố tim mạch, cần duy trì nồng độ cholesterol toàn phần ở mức dưới 200 mg/dL(5,17 mmol/L), LDL-C dưới 130 mg/dL (3,34 mmol/L) và HDL-C trên 40 mg/dL (1,03 mmol/L)cũng như triglycerid dưới 150 mg/dL (1,73 mmol/L) Người đã có bệnh tim mạch thậm chí còn cầnhạ mỡ máu tích cực hơn nữa bằng thuốc (như các thuốc thuộc họ statin) để dự phòng biến chứng.Nguy cơ mắc bệnh mạch vành giảm 2% mỗi khi cholesterol toàn phần giảm 1%.

Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi tuổi (lượng cholesterol toàn phần tăng theo tuổi), giới (phụ nữthường có lượng HDL cao hơn) hay gia đình, rối loạn lipid máu vẫn có thể thay đổi đáng kể khiđiều chỉnh tích cực lối sống Chế độ ăn ít mỡ bão hoà và cholesterol có thể làm giảm lượngcholesterol trong máu xuống khoảng 5% Giảm lượng rượu uống hàng ngày và giảm số cân dư thừalàm hạ thấp đáng kể lượng triglycerid trong máu Tập luyện thường xuyên cũng làm giảmtriglycerid và tăng HDL-C Ngừng hút thuốc cũng làm tăng HDL-C Khi lượng cholesterol toànphần và LDL-C trong máu tăng cao, thường cần phối hợp giữa chế độ ăn uống, luyện tập với việc sửdụng các thuốc làm giảm cholesterol trong máu.

3.3 Hút thuốc lá, thuốc lào

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, tai biến mạch não, hẹp mạch máungoại vi cho dù người hút thuốc thường gầy và có huyết áp thấp hơn người không hút thuốc Nguycơ đột tử cao khi hút thuốc lá cao gấp 10 lần so với người không hút ở nam và gấp 5 lần ở nữ giới.Thuốc lá là yếu tố nguy cơ số một đối với đột tử và bệnh mạch ngoại vi 30-40% các trường hợpchết vì bệnh mạch vành có nguyên nhân từ hút thuốc lá.

Nếu từ bỏ hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm dần ngay sau khi ngừng hút kể cảkhi đã hút nhiều và lâu năm Nếu tiếp tục ngừng hút, mức độ nguy cơ sẽ dần dần thấp gần nhưtương đương với mức ở người chưa từng hút thuốc.

Hút thuốc lá chứa lượng nicotin thấp không làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch Hơn thếnữa, nhiều người khi sử dụng loại thuốc này có xu hướng hút nhiều hơn và hít vào sâu hơn, tăngmức độ tiếp xúc với các chất độc hại trong khói thuốc và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.

3.4 Lối sống lười vận động

Tập luyện thể lực thường xuyên làm giảm nguy cơ xuất hiện nhồi máu cơ tim đồng thờinâng cao khả năng sống sót khi xảy ra nhồi máu cơ tim Tập luyện dường như cũng có tác động tíchcực tới các yếu tố nguy cơ khác Ngược lại lối sống ít vận động lại là một trong những nguy cơ timmạch chính gây ra các biến cố tim mạch

3.5 Uống nhiều rượu

Nếu sử dụng điều độ, tức không quá 1 đến 2 chén mỗi ngày, rượu có thể giúp ngăn ngừa xơvữa động mạch và bệnh mạch vành nhưng uống quá nhiều rượu lại làm tăng nguy cơ biến chứng

Trang 27

khác do làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ tổn thương gan, biến chứng não (nhất là xuất huyết não) vàmột số bệnh lý tim mạch khác.

3.6 Quá cân/béo phì

Béo phì ở các mức độ khác nhau đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch Béo phì có thểtác động tới sự hình thành một số yếu tố nguy cơ tim mạch khác là tiền đề cho xơ vữa động mạchnhư tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu hay đề kháng insulin Những người béo phì(cân nặng quá 30% so với số cân lý tưởng) rất dễ mắc bệnh tim mạch dù không mang một yếu tốnguy cơ tim mạch nào khác.

Có hai dạng béo phì, ở dạng thứ nhất, mỡ thừa thường tập trung tại vùng bụng và thườnggặp ở nam giới (gọi là “bụng bia” hay béo phì dạng quả táo) Dạng thứ hai có sự tích luỹ mỡ nhiềuở vùng mông và đùi, thường gặp ở phụ nữ (béo phì dạng quả lê) Béo bụng làm gia tăng nguy cơmắc bệnh tim mạch, đặc biệt là xơ vữa gây hẹp mạch vành và tai biến mạch não cũng như gia tăngchính các yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng khác như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, giảm dungnạp đường và đái tháo đường.

Tốt nhất, nam giới nên duy trì vòng bụng dưới 90 cm cũng như không vượt quá 90% chu vivòng mông còn nữ giới nên cố gắng duy trì vòng bụng dưới 80cm và không vượt quá 80% chu vivòng mông.

3.7 Đái tháo đường và kháng insulin

Người mắc đái tháo đường được coi là có khả năng xuất hiện các biến cố tim mạch tươngđương với một người đã mắc bệnh mạch vành Ngay cả khi lượng đường trong máu chỉ mới tăngnhẹ thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng cao hơn người bình thường Những người đái tháo đườngtýp 2 (xuất hiện ở tuổi trung niên, khác với týp 1 xuất hiện sớm ở người trẻ) thường có nồng độinsulin trong máu cao (còn gọi là tình trạng kháng insulin), thúc đẩy tăng huyết áp và tăng lắngđọng cholesterol vào mảng vữa xơ động mạch, thúc đẩy quá trình xơ vữa và các biến chứng của nó.Ngoài việc sử dụng thuốc để kiểm soát đường máu, giảm cân và tập luyện thể lực thường xuyênthúc đẩy quá trình sử dụng đường trong máu và giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm lại sự xuất hiện củabệnh đái tháo đường.

Làm thế nào để ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các biến chứng khác của xơ vữađộng mạch? Trước tiên, cùng với sự giúp đỡ của thầy thuốc, cần đánh giá là nguy cơ tim mạch ởmỗi người là thấp hay cao dựa vào các câu hỏi (như “Bạn có hút thuốc? Bạn có thừa cân? Bạn cóuống quá nhiều rượu? Có ai trong gia đình bạn mắc bệnh tim mạch hay tăng huyết áp?”…) cũngnhư khám xét (như đo huyết áp, đo cân nặng, vòng bụng vòng mông…) và các xét nghiệm máu(đánh giá rối loạn lipid máu và đường máu) Bằng việc kết hợp tất cả các thông tin thu được về cácyếu tố nguy cơ tim mạch chính, thầy thuốc sẽ giúp chúng ta xác định được tổng cộng khả năng(nguy cơ tổng thể) xuất hiện các biến cố tim mạch từ, đó đề xuất việc thay đổi lối sống phù hợp vàsử dụng phối hợp các thuốc hợp lý để kiểm soát huyết áp, thành phần lipid máu và đường máu.

Những lời khuyên đơn giản dưới đây luôn cần thiết và hữu ích cho tất cả mọi người dù chưacó hay không có các yếu tố nguy cơ tim mạch:

- Thực hiện chế độ ăn uống có lợi cho tim, tăng cường rau xanh, quả tươi giàu chất xơ vàprotein thực vật; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no Giảm ăn mặn (< 3,8 gammuối hay 1,5 gam [65 mmol] natri mỗi ngày) Đa số chúng ta ăn nhiều muối hơn lượng cơ thể

Trang 28

chúng ta cần Nhiều thức ăn tự nhiên đã chứa muối hoặc muối đã được thêm vào trong quá trình chếbiến Đơn giản nhất, hãy hạn chế cho muối vào thức ăn khi nấu nướng.

- Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (bằng cânnặng tính theo kg chia cho chiều cao bình phương tính theo mét) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2 Cố gắngduy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.

- Nếu uống rượu, hãy vừa phải: số lượng ≤ 2 cốc chuẩn/ngày và tổng cộng không quá 14 cốcchuẩn/tuần (nam) hoặc 9 cốc chuẩn/tuần (nữ) 1 cốc chuẩn chứa 13,6g ethanol tương đương với 355mlbia (5%) hoặc 148ml rượu vang (12%), hoặc 44ml rượu mạnh (40%).

- Nếu hút thuốc, hãy ngừng ngay, ngừng hoàn toàn hút thuốc lá,thuốc lào.

- Bắt đầu một chương trình tập luyện thể dục Tập luyện đều đặn có lợi cho tất cả mọi người.Hãy chọn một phương pháp phù hợp với sở thích, thời gian và khả năng của mình Tăng cường hoạtđộng thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày, 4-7 ngày/tuần.

- Học cách làm giảm căng thẳng, tránh phản ứng với các tình huống có thể gây stress bởi nóchỉ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn mà thôi Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần thư giãn, nghỉngơi hợp lý.

- Đi khám bệnh định kỳ để đánh giá mức độ nguy cơ của bạn Nếu phải dùng thuốc để kiểmsoát huyết áp, rối loạn mỡ máu hay đường máu, hãy đảm bảo uống thuốc lâu dài, đúng, đủ liều, đềuđặn và có theo dõi định kỳ để hiệu chỉnh liều thuốc theo tiến triển của bệnh.

Trang 29

Bài 8 - CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP1 Đại cương

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch Một người được gọi là bị tăng huyết áp(THA) khi có huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơnhoặc bằng 90mmHg.

Đa số người bị THA đều không tìm thấy căn nguyên, vì vậy gọi là THA nguyên phát Ởnhững người này thường thấy có một số yếu tố làm cho dễ bị bệnh hơn người không có các yếu tốđó - được gọi là các yếu tố nguy cơ Các yếu tố nguy cơ của bệnh THA thường gặp là: ăn mặn, béophì, ít vận động, có nhiều căng thẳng trong cuộc sống, trong gia đình có người bị THA, tuổi cao.Những người bị đái tháo đường, rối loạn mỡ máu thì cũng rất dễ có bệnh THA đi kèm.

Chỉ có khoảng 10% các trường hợp là tìm được nguyên nhân gây THA THA có nguyênnhân hay gặp ở tuổi trẻ (dưới 30 tuổi) Một số nguyên nhân dẫn đến THA là bệnh thận cấp hoặcmạn tính, bị hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch chủ, bệnh hẹp tắc mạch nhiều nơi (còn gọi làbệnh Takayasu), do nhiễm độc thai nghén, có khối u tuyến thượng thận, bệnh của tuyến giáp, tuyếnyên, do dùng một số thuốc có chứa corticoid, thuốc tránh thai, cam thảo

THA được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì phần lớn những người bị THA đều khôngthấy có khó chịu gì, một số ít có thể thấy đau đầu, nóng bừng mắt Nếu không được đo huyết ápđịnh kỳ thì người bị THA chỉ được phát hiện khi có các biến chứng nặng như tai biến mạch máunão, nhồi máu cơ tim, tổn thương đáy mắt gây giảm thị lực hay đã có biểu hiện suy tim

2 Vậy làm thế nào để biết mình bị THA?

Chỉ có một cách duy nhất, đơn giản và dễ thực hiện để biết có bị THA hay không là đohuyết áp định kỳ Đo huyết áp cần được thực hiện mỗi năm một lần với người dưới 40 tuổi, cònnhững người từ 40 tuổi trở lên thì cần được đo huyết áp 6 tháng/lần Mỗi người cần biết rõ số đohuyết áp như số tuổi của mình.

Đo huyết áp có thể được thực hiện tại bệnh viện, phòng khám hoặc tại nhà Máy đo huyết ápcó thể là loại máy đo cột thuỷ ngân, máy đo loại đồng hồ hay máy đo tự động Tuy nhiên, cần sửdụng loại băng đo huyết áp cuốn ở cánh tay Nếu đo tại nhà cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩvà hướng dẫn của nhà sản xuất máy và cần phải biết cách đo huyết áp đúng.

3 Đo huyết áp thế nào là đúng?

Để đo được con số huyết áp chính xác, cần tuân thủ một số điểm như sau:- Ngồi nghỉ trước khi đo, ít nhất 5-10 phút, trong phòng yên tĩnh.

- Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc) trước khi đo 2 giờ.

- Tư thế đo: ngồi tựa vào lưng ghế, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức vớitim Có thể đo thêm ở tư thế nằm Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêmtư thế đứng nhằm xác định có “hạ huyết áp tư thế” hay không.

Sử dụng huyết áp kế với bao hơi có bề dài bằng 80%; bề rộng bằng 40% chu vi cánh tay.Quấn băng đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm Đặt máy ở vị trí thích hợp saocho máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim.

Ngày đăng: 25/09/2017, 09:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w