Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với khu vực và toàn cầu. Một trong những mốc quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các ngân hàng thương mại là việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ năm 2000, dẫn tới việc mở cửa thị trường, đặc biệt là thị trường ngân hàng trong mười năm tới. Điều này tạo ra rất nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức cho tất cả các ngành và các đơn vị, nhất là các NHTM, do tầm quan trọng và đặc điểm của ngành ngân hàng trong tiến trình phát triển kinh tế quốc dân.
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với khu vực và toàn cầu. Một trong những mốc quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các ngân hàng thương mại là việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ năm 2000, dẫn tới việc mở cửa thị trường, đặc biệt là thị trường ngân hàng trong mười năm tới. Điều này tạo ra rất nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức cho tất cả các ngành và các đơn vị, nhất là các NHTM, do tầm quan trọng và đặc điểm của ngành ngân hàng trong tiến trình phát triển kinh tế quốc dân. Để có thể tận dụng tối đa các cơ hội, hạn chế thách thức, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM hiện nay là vấn đề nóng hổi. Ngân hàng liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà nội mới đi vào hoạt động từ năm 2000. Mặc dù được sự hỗ trợ một số mặt từ hai ngân hàng mẹ (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Ngoại thương Lào) nhưng cung không tránh khỏi gặp những khó khăn khi cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác. Vì vậy để khắc phục và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngân hàng em đã chon đề tài: “Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà nội” Nội dung chuyên đề gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà nội Chương 2: Thực trạng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà nội Chương 3: Định hướng và biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà nội Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp NHLD Lào - Việt chi nhánh Hà Nội CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI 1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng liên doanh Lào – Việt 1.1.1 Quá trinh hình thành và phát triển của NHLD Lào – Việt - Tên doanh nghiệp : NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT - Tên tiếng anh : LAO – VIET BANK, HANOI BRANCH - Tên viết tắt : LVBHN - Trụ sở ở Việt Nam: : 127 Đê La Thành, Hà nội - Điện thoại : 84-04-35737688 - Fax : 84-04-35737683 - Webside : www.lao-vietbank.com Thực hiện hiệp định hợp tác kinh tế - khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính Phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và dựa trên sự hợp tác, liên doanh, liên kết giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL), Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt ra đời vào ngày 22 tháng 6 năm 1999 tại thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với Vốn điều lệ ban đầu: 10.000.000 Đô la Mỹ Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt thực hiện chức năng kinh doanh đa năng tổng hợp của một Ngân hàng thương mại tiên tiến với công nghệ hiện đại, phương thức giao dịch một cửa, dội ngũ cán bộ phục vụ khách hàng với phương châm phục vụ thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và an toàn. AmPhaPhone VongPhuThone – Lớp Thương Mại 48A 2 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp NHLD Lào - Việt chi nhánh Hà Nội Là Ngân hàng làm đại lý giải ngân các nguồn vốn viện trợ, cho vay ưu đãi của Chính phủ Việt nam và các tổ chức quốc tế dành cho Lào, có nhiều dịch vụ hiện đại như chuyển tiền, thanh toán quốc tế, đại lý thanh toán thẻ VISA, séc du lịch, . đi Việt nam và các nước trên thế giới nhanh chóng thuận tiện, chi phí thấp nhất. Ngân hàng đạt tổng tài sản có tăng gấp 3 lần sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, hoạt động tuân thủ pháp luật, an toàn, hiệu quả, theo kịp các chuẩn mực của ngân hàng khu vực và quốc tế, kết quả kinh doanh có lãi liên tục tăng cao qua các năm. Ngân hàng có các tổ chức cơ sở liên tục các năm giữ vững danh hiệu trong sạch vững mạnh. Là thành viên của các tổ chức: - Hiệp hội Ngân hàng Lào - Tổ chức thanh toán quốc tế SWIFT - Quỹ bảo hiểm tiền gửi Lào Đây là Ngân hàng đầu tiên ở Lào nhập hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu SWIFT và mở trang Web trên mạng Internet, thông tin tư vấn đầu tư và giới thiệu cơ hội đầu tư cho khách hàng vào Lào. Cùng với lớn mạnh của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo công văn số 253/QĐ – QHQT ngày 20/3/2000 về việc cho phép Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt mở chi nhánh tại Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lao – Việt tại Hà nội đã khai trương hoạt động vào ngày 27/3/2000 tại thủ đô Hà nội. Với việc triển khai nhanh các mặt nghiệp vụ kinh doanh, Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà nội bước đầu đã đáp ứng yêu cầu của khách hàng AmPhaPhone VongPhuThone – Lớp Thương Mại 48A 3 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp NHLD Lào - Việt chi nhánh Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế, cá nhân hoạt động kinh doanh với nước Lào. Phương châm hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt ở Lào cũng như ở Việt Nam và sẽ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng tốt nhất. 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của NHLD Lào – Việt Sơ đồ1: Tổ chức bộ máy Trong khoảng thời gian 10 năm, Chi nhánh đã trải qua 3 kỳ ban lãnh đạo với những thay đổi mạnh mẽ về mô hình tổ chức và nhân sự theo chiều hướng hiện đại, bắt kịp với điều kiện mới, hướng tới mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ chính trị và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ban đầu với chỉ 3 đơn vị phòng tổ là Phòng Kế toán, Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh, Phòng Hành chính tổng hợp, tổ kiểm tra nội bộ. Đến nay, mô hình tổ chức đã được đổi mới với 5 Phòng: - Phòng Nguồn vốn & Kinh doanh Đối ngoại thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, các dịch vụ ngân hàng quốc tế; - Phòng Kế toán - Tài chính với 3 chức năng chính: Giao dịch bán lẻ Kế toán tổng hợp AmPhaPhone VongPhuThone – Lớp Thương Mại 48A BAN GIÁM ĐỐC TỔ KIỂM SOÁT NỘI BỘ PHÒNG KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP PH. NGUỒN VỐN & KINH DOANH ĐÔI NGOẠI 4 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp NHLD Lào - Việt chi nhánh Hà Nội Tài chính - Phòng Tín dụng - Phòng hành chính tổng hợp - Tổ kiểm tra nội bộ Mô hình này đã đáp ứng được 3 nhiệm vụ cơ bản: (1) đáp ứng tốt nhất nhu cầu sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, tạo điều kiện để khách hàng có thể sử dụng tốt nhất dịch vụ chuyển tiền, chuyển đổi tiền tệ cho khách hàng; (2) thực hiện chuyên môn hoá các nghiệp vụ kinh doanh chính, tránh trùng lặp và quản lý chồng chéo; (3) tăng cường công tác giám sát điều hành, hạn chế tối đa rủi ro. - Tổ chức đoàn thể: Song song với công tác chuyên môn, hoạt động đoàn thể được triển khai rất tích cự. Tổ Đảng của Chi nhánh đã ngay lập tức được thành lập từ buổi đầu dù chỉ có . Đồng chí, hoạt động trực thuộc Chi bộ 18 và chuyển sang hoạt động tại Chi bộ 19 - Đảng bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Kể từ năm 2005 đến nay, công tác phát triển đảng được đẩy mạnh đáng kể cả về chất và lượng. Số lượng Đảng viên đã phát triển từ con số 02 đồng chí lên 4 đồng chí năm 2007, 6 đồng chí năm 2008 và 07 đồng chí năm 2009. Công tác tổ chức hoạt động Đảng đã phát triển lên tầm cao mới kể từ đầu năm 2009, khi Chi bộ đảng Chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt tại Hà Nội chính thức được thành lập, trực thuộc Đảng bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Sự lớn mạnh của tổ chức Đảng là nền tảng quyết định sự phát triển của Công đoàn và Đoàn thanh niên tại đơn vị. Chi đoàn cơ sở Công đoàn tại Chi nhánh đã được thành lập từ năm , trước đó hoạt động dưới dạng chi đoàn trực AmPhaPhone VongPhuThone – Lớp Thương Mại 48A 5 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp NHLD Lào - Việt chi nhánh Hà Nội thuộc, Công đoàn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đến nay là tập hợp được 100% cán bộ công nhân viên với nhiều hoạt động thiết thực, đảm bảo cân bằng lợi ích các bên, phát huy tính cực trong việc thúc đẩy năng xuất và kết quả lao động tại Chi nhánh. Hoạt động Đoàn thanh nhiên cũng đã từng bước phát triển: Từ khi thành lập hoạt động đoàn tại đơn vị dưới dạng một chi đoàn trực thuộc chi đoàn cơ sở Sở giao dịch I – BIDV. Năm Chi đoàn được chuyển về hoạt động là Chi đoàn trực thuộc Đoàn thanh niên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Cùng với sự lớn mạnh về quy mô, chất lượng hoạt động, năm 2008 tổ chức đoàn được nâng cấp lên Chi đoàn cơ sở, hoạt động hiệu quả đóng góp tích cực cho hoạt động đoàn cũng như hoạt động chuyên môn tại Chi nhánh. - Công nghệ ngân hàng Công nghệ được xem là nhân tố then chốt cho sự thành công của Chi nhánh. Ngay từ đầu đi vào hoạt động Chi nhánh đã tập trung vào việc phát triển hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) với tổng mức đầu tư trung bình hàng năm lên tới hàng trăm nghìn Đô la mỹ. Đến nay, Core banking có tên SmartBank đã được nâng cấp 3 lần làm cho nó trở thành một hệ thống khá hoàn chỉnh. Những nỗ lực phát triển công nghệ ngân hàng còn thể hiện mạnh mẽ ở hệ thống thanh toán. Chi nhánh đã ngay lập tức thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý lớn như Wachovia, BIDV, VCB… hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng - nhiều ngân hàng mới của Việt Nam hiện nay vẫn chưa tham gia. Triển khai kết nối hệ thống thanh toán rộng khắp đất nước Việt Nam của BIDV thông qua hệ thống BIDV Homebanking giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cho hệ thống độc lập đồng thời lại có thể sử dụng hệ thống thanh toán toàn quốc. Hoạt động thanh toán quốc tế được sự hỗ trợ thiết thực từ BIDV đã đảm bảo vận hành sản phẩm dịch vụ thanh toán nhanh chóng, chính xác. AmPhaPhone VongPhuThone – Lớp Thương Mại 48A 6 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp NHLD Lào - Việt chi nhánh Hà Nội Hệ thống thông tin nội bộ được phát triển và thường xuyên cập nhật; Website điện tử của Chi nhánh đã đi vào hoạt động cùng với Website của hệ thống tạo ra một kênh quảng bá hiệu quả, làm nền tảng cho việc phát triển hệ thống ngân hàng Internet trong giai đoạn tới. - Chức năng nhiệm vụ cơ bản được giao và đảm nhận: Là chi nhánh đầu tiên của hệ thống LVB, Chi nhánh Hà Nội đã chính thức tạo thành một cầu nối thanh toán giữa hai Nước, đáp ứng lòng mong mỏi của cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh Việt – Lào, các cá nhân học tập, công tác tại hai Nước. Hoạt động với mô hình Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, trong môi trường pháp luật cạnh tranh, các thế hệ cán bộ, công nhân viên Chi nhánh luôn nhận thức được vị thế của mình để vượt qua những khó khăn, làm tròn nhiệm vụ chính trị được giao. Không ỷ lại vào sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, của các ngân hàng mẹ (BIDV và BCEL), Chi nhánh đã phát huy sáng tạo, áp dụng công nghệ mới và chủ động đổi mới tư duy kinh doanh theo nhu cầu thị trường để tận dụng các cơ hội, vượt qua thách thức trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh tại Việt Nam. Những điều đó đã giúp cho Chi nhánh ngày càng vững bước đi lên, xác định cho mình một vị thế riêng vượt qua khuôn khổ là giải pháp cho vướng mắc trong khâu thanh toán, trở thành một đơn vị góp phần tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Lào. Theo đó, Chi nhánh xác định bản thân Chi nhánh cũng như toàn hệ thống LVB là một thực tế sinh động cho quan hệ kinh tế Việt Nam và Lào, không chỉ phải hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao mà còn phải tập trung năng lực cho hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất, xứng đáng là hình mẫu cho quan hệ kinh tế Lào - Việt Nam Trong điều kiện cạnh tranh, Chi nhánh luôn xem hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh là thước đo hết sức quan AmPhaPhone VongPhuThone – Lớp Thương Mại 48A 7 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp NHLD Lào - Việt chi nhánh Hà Nội trọng, khẳng định sự tồn tại hữu ích bản thân để thực hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Liên tục đổi mới năng lực, tư duy hoạt động phù hợp với chuyển biến mới của môi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng chính là phương châm, là hướng đi Chi nhánh đã xác định để tiếp vững bước đi lên sau chặng đường 10 năm thành lập và phát triển. Ngày 27/03/2010 là thời điểm đầy ý nghĩa khi Chi nhánh đã tròn 10 năm hoạt động. Dù còn rất khó khăn trước mặt, nhưng những gì đã đạt được xứng đáng để cho các thế hệ cán bộ, nhân viên Chi nhánh tự hào báo cáo với các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hai Nước. 1.1.3 Các dịch vụ của ngân hàng Hướng tới khách hàng, danh mục sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh đã được đẩy mạnh phát triển trên cơ sở đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển, ứng dụng nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Bảng 1: Danh mục sản phẩm dịch vụ Chi nhánh Tên sản phẩm Diễn giải Sảm phẩm phục vụ Doanh nghiệp Tài trợ dự án Bằng VND, LAK, USD Cho vay đồng tài trợ Nhiều sản phẩm đa dạng như cho vay ngắn han, dài hạn, cho vay tài Cho vay doanh nghiệp nhà nước Cho vay doanh nghiệp tư nhân lớn Cho vay doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ Tài trợ nhập khẩu (máy móc) Tài khoản vãng lai Chuyển tiền Ngoại hối – giao ngay, kỳ hạn Đặc biệt mua bán LAK/VND Tài trợ thương mại quốc tế Dịch vụ điều hành tài khoản từ xa Sản phẩm tiết kiệm VND, USD, LAK Tài khoản vãng lai AmPhaPhone VongPhuThone – Lớp Thương Mại 48A 8 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp NHLD Lào - Việt chi nhánh Hà Nội Các loại tài khoản tiền gửi Tài khoản tiết kiệm Chứng chỉ tiền gửi với ngân hàng Dịch vụ bán lẻ Mua / bán ngoại tệ Đặc biệt chuyển đổi LAK/VND Chuyển tiền (trong nước & quốc tế) Cho vay tiêu dùng Cho vay mua ô tô Cho vay thế chấp nhà Nguồn: Phòng kinh doanh – tín dụng Hệ thống sản phẩm dịch vụ những năm đầu thành lập mới chỉ tập trung vào các dịch vụ đơn giản như cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh đối với đơn vị quốc doanh nhỏ, chuyển tiền viện trợ đầu tư, chuyển tiền trong nước khác. Trong giai đoạn 2010 - 2015, hệ thống sản phẩm của Chi nhánh sẽ hình thành rõ nét với 3 nhóm sản phẩm cơ bản là sản phẩm huy động vốn; sản phẩm dịch vụ ngân hàng phục vụ doanh nghiệp; sản phẩm dịch vụ bán lẻ. Các sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh cao, tiếp cận được chất lượng của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. 1.2 Vai trò của ngân hàng liên doanh Lào – Việt 1.2.1 Phát triển quan hệ hữu nghị Lào - Việt Ra đời vào ngày 22/6/1999, tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Ngân hàng liên doanh Lào - Việt (Lao - Viet Bank) đã trở thành cầu nối thanh toán quan trọng giữa hai nước Việt Nam - Lào. Từ hỗ trợ song phương giữa NHTW hai nước Nhằm thắt chặt và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, trong nhiều năm qua, Lãnh đạo Ngân hàng Trung ương (NHTW) hai nước Việt Nam và Lào đã có các buổi gặp gỡ, trao đổi tình hình tài chính tiền tệ của AmPhaPhone VongPhuThone – Lớp Thương Mại 48A 9 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp NHLD Lào - Việt chi nhánh Hà Nội mỗi nước và diễn biến kinh tế tài chính quốc tế. NHNN đã cử nhiều đoàn chuyên gia sang Ngân hàng CHDCND Lào (NHTW Lào) tư vấn và tổ chức hội thảo về nghiệp vụ NH. Đồng thời, Việt Nam cũng tiếp nhận nhiều đoàn cán bộ của NHTW Lào sang học tập và khảo sát, trao đổi kinh nghiệm về thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của NHTW và hoạt động NH của mỗi nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư song phương giữa hai nước đã tạo cơ hội thuận lợi để tiếp tục mở rộng và phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa NHTW hai nước. Trong chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào cuối tháng 5/2007, Phó thống đốc NHNN Phùng Khắc Kế đã ký Bản ghi nhớ thoả thuận hợp tác giữa NHNN Việt Nam và Ngân hàng CHDCND Lào. Đây là bản ghi nhớ thứ ba giữa NHTW hai nước kể từ năm 2004. Cùng với việc trao đổi kinh nghiệm, NHNN Việt Nam liên tục cử cán bộ trực tiếp sang giúp đỡ nước bạn Lào. Những vấn đề quan trọng trong điều hành và quản lý của một NHTW như: thanh tra, giám sát các ngân hàng thương mại (NHTM) và định chế tài chính; quản lý rủi ro tín dụng và xử lý nợ xấu; cơ cấu tổ chức; việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực đều có sự hỗ trợ, giúp đỡ của NHNN Việt Nam. Với sự trợ giúp đắc lực của NHNN, Ngân hàng CHDCND Lào đã từng bước khắc phục được khó khăn, xây dựng hệ thống NH ngày càng phát triển. Để giúp nước bạn Lào đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, chỉ trong năm 2005, NHNN Việt Nam đã tiếp nhận 5 đoàn cán bộ của NH bạn sang học tập và khảo sát về kinh nghiệm tái cơ cấu hệ thống NH; xây dựng chính sách tiền tệ; phát triển thị trường vốn và thị trường liên NH; hoạt động thanh tra các NHTM; về ứng dụng công nghệ thông tin… Liên tục trong 4 năm (2004-2007) đã có hàng trăm cán bộ NH hai nước qua lại khảo sát, học tập cả về quản lý và các nghiệp vụ kinh doanh NH. Và theo Biên bản ghi nhớ vừa ký AmPhaPhone VongPhuThone – Lớp Thương Mại 48A 10