1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đồ án nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng các công trình giao thông

109 526 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 7,78 MB

Nội dung

Đường giao thông quân sự là đốitượng nghiên cứu trong nhiệm vụ này được chia là 2 loại: Đường đặc thù quân sự và đường lưỡng dụng các tuyến phục vụ cho Quốc phòng – Kinh tế kết hợp.Trong

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trên thế giới, tại các cuộc chiến tranh hiện đại ngày nay thì việc cơ độngquân vừa đáp ứng phòng thủ vừa bảo đảm tiến công là một bài toán khó Bất cứmột quốc gia nào trong các phương án tác chiến của mình đều cần một mạnglưới đường cơ động tối ưu Mạng lưới đường cơ động này cần bảo đảm khaithác tốt cho mọi loại phương tiện quân sự, nó phải có tính cơ động cao, tính bímật và ngụy trang, nghi trang tốt Ngoài ra trong thời bình nó cũng cần có tínhkết nối trong các hoạt động GTVT để phát triển kinh tế

Lãnh thổ Việt Nam trải dài theo hình chữ S với bờ biển giáp với biểnĐông rộng lớn là một điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước nhưngcũng là thách thức cho chúng ta trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong tìnhhình hiện nay Quân đội Việt Nam với quá khứ hào hùng luôn vững tin bước tớitương lai cùng đất nước, cho nên tuy thời bình chúng ta luôn có các phương ántác chiến để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống

Một trong những yếu tố để đáp ứng tác chiến trong thời bình hay trongthời chiến là chúng ta đã, đang và sẽ xây dựng hệ thống mạng lưới đường giao

thông quân sự bảo đảm tốt nhất sự đáp ứng với các phương án tác chiến.

Thực tế ở nước ta trong thời gian vừa qua Đảng và Chính phủ cũng như

Bộ Quốc Phòng đã chú trọng quan tâm đến điều này nó được thể hiện qua cácchủ trương chính sách đầu tư các tuyến đường lớn trên toàn quốc: Tuần tra biêngiới, Trường Sơn Đông, đường vào đồn, đường TB1, các đường vào các kho,doanh trại quân đội

Theo yêu cầu nhiệm vụ và phương án tác chiến thì mỗi tuyến đường cócác yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn thiết kế, thi công khác nhau và phụ thuộc vàonhiều yếu tố Do vậy việc bảo đảm chất lượng xây dựng cho mỗi tuyến đườngcần phải có sự nghiên cứu đánh giá một cách khoa học

Trang 2

Đề tài: “NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG GIAO THÔNG” muốn đóng góp một tiếng nói trong việc nâng cao chất lượng xây dựng các tuyến đường giao thông trong Quân đội đang

XD hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá và phân tích thực trạng công tác xây dựng và chất lượng xâydựng các tuyến đường giao thông trong QĐ hiện nay

- Đề xuất các nguyên tắc, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựngcác tuyến đường giao thông trong QĐ hiện nay

3 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, kế thừa từ các tài liệu trong

và ngoài nước làm cơ sở áp dụng cho việc đề xuất các nguyên tắc, giải phápnhằm nâng cao chất lượng xây dựng các tuyến đường giao thông trong QĐ hiệnnay

5 Cấu trúc của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị và tài liệu tham khảo Phần nộidung chính của luận văn gồm có 4 chương:

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Hiện trạng vấn đề và tính cấp thiết của đề tài

1.2 Mục đích, phương pháp và nội dung nghiên cứu

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG TRONG QUÂN ĐỘI VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trang 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÁC TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG QUÂN SỰ

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG QUÂN SỰ TRONG QUÂN ĐỘI.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 4

CHƯƠNG I.

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG

TRONG QUÂN ĐỘI VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Một vài khái niệm về giao thông vận tải (GTVT).

Giao thông: Theo nghĩa rộng có thể hiểu là sự thông tin, liên hệ, liên lạc đi

lại bằng mọi hình thức Theo nghĩa hẹp sử dụng hình thức liên hệ bằng phươngtiện: Xe cộ, súc vật, thuyền tàu gọi là giao thông vận tải

Giao thông đô thị (GTĐT): Là mọi hoạt động đi lại của con người, của

các phương tiện chuyên chở trên các hệ thống mạng lưới đường và toàn bộ các

hệ thống phục vụ quản lý khai thác đi kèm, trong một đô thị hay trong một thànhphố Như vậy khái niệm giao thông đô thị phải được hiểu theo nghĩa là toàn bộ

hệ thống giao thông vận tải trong đô thị, sau đây gọi tắt là hệ thống GTĐT

Giao thông đối ngoại: Là giao thông từ đô thị với bên ngoài đô thị và

ngược lại Chủ yếu giải quyết mối quan hệ giao thông đối ngoại của đô thị Giaothông đối ngoại sẽ sử dụng các loại hình giao thông: Giao thông đường bộ, Giaothông đường sắt, Giao thông đường thuỷ, Giao thông đường không

Giao thông nội thị (Giao thông trong đô thị): Là hệ thống giao thông bên

trong đô thị (còn gọi tắt là giao thông đô thị) Có nhiệm vụ đảm bảo sự liên hệthuận tiện giữa các khu vực bên trong đô thị với nhau Giao thông đối nội liên hệvới giao thông đối ngoại thông qua các đầu mối giao thông như các ngã giaonhau (cùng mức hoặc khác mức), bến ô tô liên tỉnh, ga xe lửa, bến cảng, sânbay Các loại hình giao thông thường được tổ chức trong đô thị là:

- Giao thông đường bộ: Phục vụ cho các loại ô tô buýt, ô tô điện, mini buýt,

ô tô con, xe lam, mô tô, xe đạp, xe tải và các hệ thống đường cho người đi bộ

- Giao thông đường sắt: Có các loại tàu điện, đường sắt nhẹ, tàu điện ngầm,tàu một ray

Khái niệm đường chính: Là đường đảm bảo giao thông chủ yếu trong khu

Trang 5

Giao thông quá cảnh: Là hình thức giao thông mà điểm đi và điểm đến từ

các vùng khác nhau nằm ngoài đô thị, sử dụng chung các tuyến giao thông đốingoại của đô thị và không bắt buộc dừng lại trong đô thị

Vận tải (Vận chuyển): Là đưa người, vật, hàng hoá từ nơi này đến nơi kia

bằng phương tiện, thiết bị Nghĩa là nói đến vận tải người ta chủ yếu nói đến tổchức phương tiện Giao thông vận tải đường bộ là giao thông mà người và hànghoá được vận chuyển bằng các phương tiện trên đường bộ

Vận tải là hoạt động diễn ra giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằmvận chuyển người và hàng hóa, nó khác với giao thông là sự thông tin liên lạc,liên hệ bằng mọi hình thức

Vận chuyển hành khách: Theo đặc điểm phương tiện người ta phân ra

vận chuyển hành khách công cộng và vận chuyển hành khách cá nhân

Vận chuyển hành khách công cộng: Là loại hình vận chuyển trong đô thị

có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư một cách,thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hướng và tuyến ổn địnhtrong từng thời kỳ nhất định Ở Việt Nam theo về vận hành khách công cộngtrong các thành phố của Bộ GTVT thì "VTHKCC là tập hợp các phương thức,phương tiện vận chuyển hành khách đi lại trong thành phố ở cự ly < 50km và cósức chứa > 8 hành khách

Giao thông cá nhân: Bao gồm các loại vận chuyển hành khách không phải

là VCHKCC gồm đi bộ, xe đạp, xe máy và xe khác dưới 8 hành khách

Vận tải Taxi: Là loại hình VCHK phục vụ công cộng có sức chở dưới 8

hành khách và phục vụ khối lượng vận chuyển nhỏ

Vận tải xe buýt: Là loại hình VCHK phục vụ công cộng có sức chở lớn

hơn 8 hành khách và phục vụ khối lượng vận chuyển lớn

Vận tải xe buýt nhanh: Là loại hình VCHK phục vụ công cộng xe buýt có

tốc độ hành trình và mức độ phục vụ hành khách nhanh hơn

Trang 6

1.1.2 Một số luận giải về các tuyến đường giao thông quân sự (GTQS)

Đường giao thông Quân sự là các tuyến đường phục vụ cho công việc cơđộng quân và các phương tiện, thiết bị quân sự đáp ứng được các yêu cầu nhiệm

vụ của Quân đội trong thời bình và thời chiến Đường cơ động QS được chia là

2 loại: Đường đặc thù QS và đường lưỡng dụng (các tuyến phục vụ cho Quốcphòng – Kinh tế kết hợp)

Đường đặc thù quân sự: Là các tuyến đường phục vụ cho cơ động quân,

thiết bị quân sự thời bình cũng như thời chiến bảo đảm các hoạt động quân sự vàtác chiến của quân đội trong mọi tình huống

Đường lưỡng dụng: Là các tuyến đường giao thông, dân sinh phục vụ

cho các hoạt động kinh tế xã hội nhưng trong thời bình có thể phục vụ cho cáchoạt động Quốc phòng: hành quân dã ngoại, cơ động phương tiện huấn luyện,cứu hộ cứu nạn và phòng chống thiên tai

Đường mòn lên biên giới Đường lên điểm cao QS Đường lên cột mốc

Hình 1.1 Một số đường quân sự đặc thù

Hình 1.2 Nền đường đường TTBG 1.2 Phân tích đánh giá về hiện trạng và quy hoạch các tuyến giao thông quân sự hiện nay

Trang 7

1.2.1 Tầm quan trọng của các tuyến đường giao thông quân sự

1.2.1.1 Đặc điểm của các tuyến đường cơ động

- Đặc điểm của các tuyến đường cơ động trong thời bình

Trong thời bình các tuyến đường phục vụ cho mục đích quân sự được sửdụng cho các hoạt động huấn luyện, diễn tập và sự cơ động của các phương tiệnchở quân và các thiết bị quân sự

Hiện nay các tuyến đường phục vụ cho các hoạt động quân sự thường là tậndụng các tuyến đường giao thông có sẵn hoặc các tuyến đường quân sự chỉ phục

vụ cho các hoạt động huấn luyện và diễn tập hay kinh tế quốc phòng kết hợp.Các tuyến đường này thường có kết cấu mặt đường là bê tông nhựa, bê tông ximăng hoặc các loại mặt đường cấp thấp tùy theo yêu cầu huấn luyện, diễn tập và

vị trí đóng quân Các tuyến đường này được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN4054-2005, các tiêu chuẩn quân sự áp dụng riêng cho đường Tuần tra biên giới

và đường Trường Sơn Đông, một số tiêu chuẩn nước ngoài khác

Với các thông số kỹ thuật được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện hành thì đaphần các tuyến đường này cơ bản đảm báo cho các hoạt động quân sự, sự lưuthông của các phương tiện vận tải ô tô quân sự Tuy nhiên, với một số thiết bị xequân sự đặc thù (xe tên lửa, xe pháo ) thì một số yếu tố chưa thể đáp ứng mộtcách tốt nhất như bán kính cong, độ dốc, kết cấu mặt đường

Do vậy, khi chuẩn bị cho các phương án hành quân, diễn tập hay huấnluyện cần phải khảo sát trước thực trạng tuyến, vị trí tuyến, sức chịu tải của kếtcấu mặt, các thông số hình học tuyến, các công trình trên tuyến… để bảo đảmcác phương tiển vận tải đường bộ quân sự có thể lưu thông tốt

- Đặc điểm của các tuyến đường cơ động trong thời chiến

Khi chiến tranh xảy ra, đặc biệt với các cuộc chiến tranh với vũ khí côngnghệ cao hiện nay thì với các tuyến đường trọng yếu, các tuyến huyết mạch hiện

có sẽ bị địch tập kích, đánh phá để cắt đứt sự di chuyển quân và phương tiện.Khi đó phải sử dụng các tuyến đường bí mật đã được chuẩn bị trong các phương

Trang 8

án tác chiến, các tuyến đường này thi công một phần hoặc toàn bộ từ thời bình.Các tuyến đường quan trọng hầu hết đều đã được thi công toàn bộ hoặc từngphần và phải được ngụy trang giữ bí mật Khi tác chiến các máy chuyên dụng sẽđược đưa vào để gỡ bỏ lớp ngụy trang và đưa tuyến đường vào sử dụng Mặtkhác có thể dùng các phương án ngụy trang, nghi trang để tạo ra các tuyến khácđánh lừa địch nhằm bảo đảm thấp nhất sự phá hoại tuyến cơ động chính.

Cấp, hạng, chất lượng của các tuyến đường cơ động phụ thuộc vào cácphương án tác chiến ví dụ tấn công hoặc phòng thủ, phụ thuộc vào tuyến đườngphục vụ cho cấp chiến lược, chiến dịch hay chiến thuật

Về đặc điểm kỹ thuật, do đã xác định được vị trí tuyến, kết cấu mặt đường,các loại xe vận tải di chuyển trên tuyến nên sẽ thiết kế các yếu tố hình học, cácđặc tính kỹ thuật bảo đảm đáp ứng được cho các loại xe

Về một số yêu cầu đặc thù quân sự khác: Tuyến cơ động phải bảo đảm tốtnhất về điều kiện tác chiến là thời gian xe di chuyển là nhanh nhất, địa hình bảođảm để có thể triển khai tuyến vừa ngắn nhất vừa bảo đảm được các yếu tố hìnhhọc, chịu lực theo các yêu cầu của xe quân sự

Đường cơ động hành quân Đường phục vụ huấn luyện

Hình 1.3 Đường giao thông trong thời bình

1.2.1.2 Vai trò của các tuyến đường quân sự trong chiến tranh

Trong thời bình giao thông vận tải bằng đường bộ được áp dụng rộng rãi ởcác vùng kinh tế khác nhau với cự ly vận chuyển ngắn và cả cự ly vận chuyển

Trang 9

dài Trong mạng lưới giao thông chung, đường ô tô có thể là trục giao thôngtoàn quốc và có thể là đường nối giữa các thành phố, nhà ga, sân bay, bến cảngvới nhau.

Trong điều kiện chiến tranh, đường ô tô chiếm vị trí quan trọng hàng đầu.Nếu như đường sắt chủ yếu phục vụ vận chuyển hàng hóa lớn và số lượng nhiềuhay ở hậu phương mà lại dễ bị gián đoạn do không quân địch phá hoại cầu vànhà ga thì đường ô tô vẫn có thể vượt sông bằng cầu tạm, cầu nổi, bằng phà đểvận chuyển hàng hóa và phương tiện chiến tranh đến mọi chiến trường phục vụkịp thời cho từng chiến dịch, từng trận đánh Nếu như đường không bị hạn chếbởi thời tiết, đường sông bị hạn chế bởi điều kiện sông ngòi, địa hình thì đường

ô tô cho phép vận chuyển ở mọi thời tiết khác nhau, ở đồng bằng cũng như vùngnúi cao rừng rậm, cả ban đêm và ban ngày bảo đảm được an toàn và bí mật.Kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của nhân dân ta cũngnhư kinh nghiệm của nhiều nước anh em đã chứng tỏ rằng: Khối lượng hànghóa, trang bị kỹ thuật bảo đảm chiến đấu vận chuyển trên đường ô tô quân sựchiếm đến 80% Trong chiến tranh hiện đại yêu cầu bảo đảm cho chiến đấu hiệpđồng binh chủng càng trở nên phức tạp vì không những phải vận chuyển mộtkhối lượng hàng hóa lớn mà tính chất trang bị cũng phức tạp hơn

Lượng hàng vận chuyển phục vụ chiến đấu cũng phức tạp: Nhiều hướng,nhiều cự ly khác nhau Từ căn cứ cách mạng, từ các kho tàng chiến lược trang bịkhí tài có thể phải chuyên chở đến các kho tiền phương, hàng hóa từ kho tiềnphương tùy theo nhiệm vụ bảo đảm chiến đấu cần phải vận chuyển đến mặt trậnhoặc cung cấp cho các đơn vị cơ sở Đồng thời với hàng hóa cần chuyển ra phíatrước còn phải chuyên chở trang thiết bị thu hồi của địch và thương binh về phíasau Vì vậy hệ thống đường cơ động giữ một vai trò trọng yếu, không thể thiếu

và là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của phương án tác chiến trongchiến tranh hiện đại ngày nay

1.2.2 Hiện trạng và quy hoạch các tuyến đường giao thông quân sự

Trang 10

Đường giao thông quân sự là các tuyến đường phục vụ cho công việc cơđộng quân và các phương tiện, thiết bị quân sự đáp ứng được các yêu cầu nhiệm

vụ của Quân đội trong thời bình và thời chiến Đường giao thông quân sự là đốitượng nghiên cứu trong nhiệm vụ này được chia là 2 loại: Đường đặc thù quân

sự và đường lưỡng dụng (các tuyến phục vụ cho Quốc phòng – Kinh tế kết hợp).Trong nghiên cứu của tác giả tập trung vào các tuyến đường chủ yếu sau: ĐườngTuần tra biên giới, đường Trường Sơn Đông và một số tuyến đặc thù khác

a) Đường Tuần tra biên giới

Xây dựng hệ thống đường tuần tra biên giới (ĐTTBG) là một chủ trươnglớn của Đảng và Nhà nước Bộ Quốc phòng xác định đây là nhiệm vụ chính trịhết sức quan trọng mà Bộ Quốc phòng được Đảng, Chính phủ tin tưởng giaocho Quân đội tổ chức triển khai thực hiện Công trình trọng điểm này có vị tríđặc biệt quan trọng trong chiến lược bảo vệ an ninh chủ quyền biên giới Quốcgia, bảo đảm cơ động lực lượng, trang bị, phương tiện khi có tình huống tácchiến xảy ra, góp phần củng cố Quốc phòng, an ninh, tạo điều kiện phát triểnkinh tế xã hội, xoá đói, giảm nghèo cho nhân dân các khu vực trên các tuyếnbiên giới

Ngày 14/3/2007 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 313/QĐ-TTg vềviệc phê duyệt “Đề án Quy hoạch xây dựng hệ thống đường TTBG đất liền trênphạm vi toàn quốc giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo”

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tổng khối lượng theo Quyhoạch là 14.251 km, trong đó: Đường cũ: 4.055 km; nâng cấp và mở mới:10.196 km (đường ô tô: 7.880,8 km, đường đi bộ: 2.315,2 km) Trong đó:

- Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc tổng số : 3.309 km;

- Tuyến biên giới Việt Nam - Lào tổng số : 5.996 km;

- Tuyến biên giới Việt Nam - Căm Pu chia tổng số : 891 km

Tiêu chuẩn kỹ thuật đường ô tô được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp VIMiền núi có châm chước một số chỉ tiêu kỹ thuật, nền đường rộng 5,5m, mặt

Trang 11

đường rộng 3,5m, cầu cống trên đường vĩnh cửu.

Hình 1.4 Mặt cắt ngang điển hình ĐTTBG.

Trang 12

Hình 1.5 Quy hoạch tuyến đường tuần tra biên giới 2011-2020

(Nguồn: Ban quản lý dự án 47/BTTM)

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số TTg ngày 14/3/2007, Bộ Quốc phòng đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng đườngTTBG và đường Trường Sơn Đông do đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làmTrưởng Ban chỉ đạo; Các Quân khu, Quân chủng, Binh chủng, Bộ đội Biênphòng, Quân đoàn, Tư lệnh các Binh đoàn 11, 12, 15, 16 và Thủ trưởng các cơquan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Giai đoạn 2006-2010 theo kếhoạch, Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện 2.070 km (gồm 56 dự án thành phần)theo Quyết định số 313/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

313/QĐ-Tổng chiều dài tuyến: 10.196 km cần làm mới và nâng cấp trên khu vực

Trang 13

biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia.Tính đến hết năm 2013 hệ thống đường TTBG sẽ đạt được 2.016km/ 10.196km,xây dựng được 20% Giai đoạn 2011-2015 sẽ XD 1.200 km (mở mới: 876 km;nâng cấp: 324 km) Công tác quy hoạch tuyến đường TTBG giai đoạn 2011-

2020 đã hoàn tất và dự kiến triển khai trong năm 2016

b) Đường tác chiến ven biển

Trong tình hình chính trị và tình hình Biển Đông đang diễn ra hết sức phứctạp như hiện nay thì việc phòng thủ và bảo vệ lãnh hải, các quần đảo, các đảo là

vô cùng quan trọng Phối hợp các quân binh chủng như Hải quân, Không quân,Biên phòng thì các quân khu cũng có thế trận bảo vệ bờ biển và các đảo ven bờ.Trên thế trận đó là hệ thống các trận địa phòng không, phòng thủ khu vực củacác đơn vị chiến đấu, đi kèm theo đó là một số các tuyến đường tác chiến venbiển Thực tế tại các tỉnh ven biển Quân khu 5 và Quân khu 9 cho thấy đa phầnhiện nay các tuyến cơ động ven biển tận dụng các tuyến giao thông hiện có phục

vụ cho huấn luyện và cơ động thiết bị Một số tuyến quân sự đặc thù là cáctuyến nhỏ lẻ và là đường cấp thấp phục vụ cho cơ động các đơn vị quân đội venbiển

Đối với các tuyến đường giao thông ven biển thì vừa phục vụ phát triểnkinh tế biển vừa bảo đảm an ninh quốc phòng Thủ tướng chính phủ đã ký quyếtđịnh số 129/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2010 Về việc phê duyệt Quy hoạchchi tiết đường bộ ven biển Việt Nam Trong quy hoạch chi tiết tuyến đường bộven biển có một số điểm quan trọng:

- Tuyến đường bộ ven biển bắt đầu tại cảng Núi Đỏ, Mũi Ngọc thuộc địaphận xã Bình Ngọc, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh tới cửa khẩu HàTiên, thuộc địa phận thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang với chiều dài khoảng 3.041km

- Quy mô tối thiểu của các đoạn tuyến đường bộ ven biển như sau:

+ Vùng ven biển miền Bắc (các tỉnh từ Quảng Ninh tới Ninh Bình): cấp III;

Trang 14

+ Vùng ven biển Bắc Trung Bộ (các tỉnh từ Thanh Hoá tới Quảng Trị): cấpIII;

+ Vùng trọng điểm miền Trung (các tỉnh từ Thừa Thiên Huế tới BìnhĐịnh): cấp III;

+ Vùng cực Nam Trung Bộ (các tỉnh từ Phú Yên tới Bình Thuận): cấp IV;+ Vùng Đông Nam Bộ (các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu tới TP Hồ Chí Minh):cấp IV;

+ Vùng Tây Nam Bộ (các tỉnh từ Tiền Giang tới Kiên Giang): cấp IV;Quy mô tối thiểu áp dụng cho các đoạn tuyến làm mới và các đoạn đườnghiện tại có quy mô thấp hơn quy mô tối thiểu Các đoạn tuyến có quy mô hiệntại lớn hơn quy mô tối thiểu thì giữ nguyên Các đoạn tuyến đã lập dự án hoặcnằm trong quy hoạch đã được phê duyệt có quy mô lớn hơn quy mô tối thiểu thìtuân thủ theo quy mô đề xuất trong dự án hoặc quy hoạch đó

Hình 1.6 Quy hoạch tuyến đường ven biển

Ngoài ra con có một số tuyến ven biển cục bộ khác theo các vùng biển ởcác tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ Tuyến đường bộ ven biển có thể kết hợp

Trang 15

với hệ thống đê biển và hệ thống đường phòng thủ ven biển nhằm tạo thuận lợitrong xử lý các tình huống ứng phó với thiên tai và tăng cường củng cố quốcphòng, an ninh khu vực.

c) Đường tác chiến trên đất liền

Mạng lưới các tuyến đường tác chiến trên đất liền thì rất đa dạng và nhiềucấp hạng đường khác nhau Có thể là những tuyến đặc thù quân sự và có thể lànhững tuyến giao thông lưỡng dụng Với những tuyến đặc thù quân sự thì nóphụ thuộc vào từng khu vực và từng kịch bản tác chiến khác nhau

Ví dụ như hình 1.7 dưới đây cho thấy việc quy hoạch các tuyến cơ đôngquân sự cho tỉnh Sơn La khu vực Tây Bắc theo kịch bản phòng thủ khu vực tỉnhvới ba hướng đánh của địch

Hình 1.7 Kịch bản tác chiến phòng thủ khu vực tỉnh Sơn La

Trên cơ sở kịch bản phòng thủ đã có chúng ta sẽ quy hoạch được mạnglưới các tuyến giao thông quân sự phù hợp với phương án tác chiến và có xétđến các yếu tố cho xe quân sự và thời gian cơ động, phương an ngụy trang

Trên mạng lưới đường đã quy hoạch chúng ta sẽ có phương án tận dụngcác tuyến sẵn có, mở mới các tuyến khi xảy ra chiến tranh, nghi trang một số

Trang 16

tuyến để đánh lừa địch.

Hình 1.8 Quy hoạch tuyến giao thông khu vực phòng thủ tỉnh Sơn La

Ngoài ra với các tuyến đường lưỡng dụng, tận dụng các tuyến giao thôngsẵn có chúng ta có thể thấy trong quy hoạch của Bộ giao thông vận tải Một sốquy hoạch các tuyến giao thông

Nằm trong một nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ Quốc Phòng [9]chúng ta cũng đã quy hoạch được một mạng lưới đường giao thông quân sự trênkhắp các vùng của cả nước Một số tuyến đường giao thông quân sự chính:

Đường TTBG: Ý tưởng xây dựng đường TTBG bắt đầu từ một chủ trương

lớn của Đảng và Nhà nước, giao cho Bộ Quốc phòng triển khai lập đề án quyhoạch Trung tâm Kỹ thuật các công trình đặc biệt (HVKTQS) đã đảm nhiệmviệc lập đề án dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu; Bộ Tưlệnh Bộ đội Biên phòng Trên cơ sở đó tháng 6/2004, Bộ Quốc phòng đã triểnkhai xây dựng ngay tuyến đường tuần tra biên giới ở hai khu vực nhạy cảm,thường có người nhập cư và di cư bất hợp pháp qua biên giới thuộc hai tỉnhBình Phước (51km) và Đắc Nông (11km) Hai đoạn đường này do Bộ đội Biênphòng làm chủ đầu tư, nền đường rộng 4m, rải đá cấp phối, hoàn thành vào

Trang 17

tháng 8/2005.

Giữa năm 2007, Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Tổng tham mưutrưởng vào kiểm tra tuyến đường và quyết định phương án mở rộng, nâng cấplên 5m nền đường và 3,5m bê tông, dày 18cm Phương án của Bộ Quốc phòngtrình lên lãnh đạo Đảng, Chính phủ và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình Thủ

tướng chỉ đạo: Đây là con đường chiến lược, không chỉ phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc hôm nay mà còn cho con cháu mai sau Và

ngày 14/3/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 313/QĐ-TTg phêduyệt “Đề án quy hoạch xây dựng đường TTBG đất liền giai đoạn 2006-2010 vànhững năm tiếp theo”

Hình 1.9 Hình ảnh tuyến đường Tuần tra biên giới

Theo quy hoạch, đường TTBG dài 11.500km theo chiều dài biên giới trên

bộ của đất nước Con đường đó buộc phải đi qua rừng rậm, núi cao, sông rộngsuối sâu mà nơi gần nhất là sát cột mốc biên giới, nơi xa nhất cũng chỉ cáchđường biên không quá 1.000 mét Nó cũng là con đường chạy qua những vùngthưa vắng dân cư, xe chạy cả ngày có khi không thấy một nóc nhà, không gặpmột bóng người dân Do đó, dự án còn phải mở thêm hệ thống đường ngang,khoảng 200km có một con đường nhánh nối quốc lộ hoặc tỉnh lộ với đườngTTBG Trước mắt, những nhánh này làm đường công vụ, phục vụ vận chuyểnvật liệu thi công; về lâu dài, nó trở thành đường dân sinh, phục vụ đồng bào dân

Trang 18

tộc thiểu số miền núi.

Sau 5 năm, đường tuần tra biên giới đã có chiều dài gần 2.000 kilômét vàquan trọng hơn là nó đi qua những đoạn khó khăn nhất, kể cả đỉnh dãy TrườngSơn Trong số 56 dự án đã triển khai có 32 dự án có tổng chiều dài tuyến 1.542

km theo tiêu chuẩn đường Tuần tra biên giới Các dự án này dự kiến hoàn thànhvào năm 2013 Khi đó, hệ thống đường tuần tra biên giới sẽ thông được 2 tuyến,tuyến 1 từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) dàikhoảng 215 km; tuyến 2 từ Kon Tum đến Gia Lai dài khoảng 550 km

Quy hoạch chi tiết xây dựng đường tuần tra biên giới giai đoạn 2011-2020

sẽ mở mới và nâng cấp khoảng 1.700km, tập trung cho tuyến biên giới TâyNguyên và Tây Nam Bộ Địa bàn quy hoạch sẽ gồm 17 tỉnh biên giới đất liền:Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, ThanhHóa, Quảng Nam, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, ĐồngTháp, An Giang, Kiên Giang

Đường Trường Sơn Đông:

Đường Trường Sơn Đông xuất phát từ Thị trấn Thạnh Mỹ, huyện NamGiang, tỉnh Quảng Nam nối với đường Hồ Chí Minh tại Km245 +950 (lý trìnhđường Hồ Chí Minh) đi qua các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, GiaLai, Phú Yên, Đắclăk và kết thúc tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, chiều dàitoàn tuyến khoảng 671Km

Trước các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế và giữ vững quốc phòng

an ninh trên địa bàn và cả nước, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước, Bộ Quốc Phòng đã quyết định xây dựng tuyến Quốc lộ mớinày chạy dọc phía Đông Trường Sơn kết nối liên thông các mạng đường đườngngang của khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Đường Trường Sơn Đông chủ yếu đi qua khu vực đồi núi có điều kiện địahình, địa chất, thuỷ văn rất phức tạp Tuyến qua nhiều đèo, dốc uốn lượn quanh

co, và vượt qua nhiều khe suối lớn Việc đầu tư Dự án đường Trường Sơn Đông

Trang 19

nằm trong quy hoạch phát triển chung của Dự án đường Trường Sơn Đông nốiliền các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên tạo nên một trục đường Quốc Lộ đisong song và nằm giữa Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh phù hợp với quyhoạch phát triển chung của mạng lưới giao thông trong khu vực.

Mục tiêu của Dự án đường Trường Sơn Đông là tạo điều kiện từng bướcđưa miền núi tiến kịp miền xuôi, đáp ứng được các nhu cầu về phát triển kinh tế,văn hoá, xã hội, du lịch trong vùng núi phía bắc, đồng thời đóng vai trò quantrọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng, chính trị, ngoại giao cho khu vựcmiền Trung và Tây Nguyên Việc đầu tư Dự án đường Trường Sơn Đông đảmbảo thoả mãn nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, tạo khả năng giao thôngnhanh chóng, thuận tiện và an toàn Đường Trường Sơn Đông còn phục vụ choviệc xây dựng các công trình như nhà máy thủy điện trong vùng

Hình 1.10 Hướng tuyến đường Trường Sơn Đông

Đường vành đai Biên giới:

+ Tuyến đường vành đai biên giới Pom Lót - Núa Ngam - Huổi Puốc cótổng chiều dài trên 80km, đi qua địa phận 28 bản của 8 xã: Pom Lót, Sam Mứn,Núa Ngam, Hẹ Muông, Na Tông, Mường Nhà, Phu Luông, Mường Lói (huyệnĐiện Biên) Tổng mức đầu tư tuyến đường lên tới 1.300 tỷ đồng từ nguồn vốn

Trang 20

trái phiếu Chính phủ, do Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư Tuyến đường được nâng cấp cải tạo từ đường nông thôn loại A thànhcông trình có quy mô chủ yếu: 76km đường chính thiết kế theo tiêu chuẩn cấp 5miền núi rộng 5,5m, với 2 đoạn mở rộng thuộc trung tâm xã Mường Nhà và PhuLuông thiết kế theo chuẩn đường đô thị rộng 25m; tuyến nhánh đi Sốp Cộp (SơnLa) dài 4,8km thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 6 miền núi rộng 3,5m

+ Dự án đầu tư xây dựng QL279 đoạn nối QL3 với QL2 thuộc địa bàn haitỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang sẽ thông tuyến vào cuối năm nay Tuyến đườngvành đai 2 biên giới (QL279) được nối thông không chỉ thúc đẩy phát triển KT-

XH cho khu vực miền núi phía Bắc mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trongcông tác đảm bảo an ninh quốc phòng Dự án được xây dựng theo quy môđường cấp IV miền núi, tốc độ thiết kế 40km/h Tổng mức đầu tư của dự ánđược phê duyệt điều chỉnh ngày 26/4/2013 là 1.529,4 tỷ đồng

Hình 1.11 Quy hoạch tuyến giao thông khu vực phòng thủ Nam Bộ

Trang 21

Hình 1.12 Quy hoạch tuyến giao thông khu vực phòng thủ

Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 1.2.3 Một số khó khăn khi xây dựng và mức độ đáp ứng của các tuyến giao thông quân sự.

Trong quá trình xây dựng và triển khai các dự án đường giao thông quân sựgặp phải một số các khó khăn nhất định

1 Khó khăn về đường biên mốc giới: Tuyến biên giới Việt - Lào đangđược tăng dày, tôn tạo cột mốc; tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia đangtrong quá trình phân giới cắm mốc, một số khu vực chưa được phân định Việcxác định biên giới ngoài thực địa có nhiều khó khăn, một số khu vực địa hìnhphức tạp, khi làm đường TTBG ảnh hưởng đến đường biên phải xử lý bảo vệđường biên rất khó khăn phức tạp; có nhiều trường hợp đang tổ chức thi côngphía Bạn gửi Công hàm phản kháng lại, phải dừng thi công chờ phân địnhđường biên Mốc giới

2 Do điều kiện địa hình địa chất, thủy văn, thời tiết, khí hậu vùng biên giới

Trang 22

phức tạp, mưa dài ngày, một năm chỉ có thể thi công được 5 - 6 tháng, mưa lớngây sạt lở nền đường, hư hại các công trình, phát sinh nhiều khối lượng; một số

dự án đã hoàn thành và bàn giao cho địa phương quản lý nhưng vẫn bị sạt lở doảnh hưởng của lũ, bão BQP tiếp tục sử dụng phần kinh phí còn dư của dự án đểtiếp tục gia cố, bổ sung bảo đảm an toàn cho công trình tạo điều kiện cho địaphương đưa vào sử dụng có hiệu quả

3 Thủ tục giải phóng mặt bằng đối với những dự án đi qua rừng Quốc gia,khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đầu nguồn rất phức tạp, mất nhiều thời gian

4 Hệ thống văn bản, qui phạm pháp luật nhiều, còn nhiều vướng mắc, đặcbiệt là định mức đơn giá thiếu hoặc chưa phù hợp với điều kiện thực tế xây dựngđường giao thông quân sự khu vực khó khăn

5 Công tác đảm bảo các mặt cho lực lượng tham gia xây dựng đườngđường giao thông quân sự vào mùa mưa rất khó khăn, có những dự án đường đi

từ phía Việt Nam không thể vào được vị trí thi công phải trao đổi với phía bạnLào để mượn đường để vận chuyển vật tư máy móc vào thi công

6 Công tác tư vấn cho việc xây dựng các tuyến đường quân sự còn nhiềuhạn chế, năng lực các nhà thầu vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm khi tham giathi công

7 Công tác quản lý cũng như năng lực của các Ban quản lý dự án trongQuân đội cũng còn nhiều hạn chế

8 Địa hình, địa chất khu vực các tuyến giao thông quân sự thường là cácđịa hình khó khăn cho việc thiết kế và xây dựng Với các tuyến biên giới chỗ thìđịa hình đồi núi hiểm trở (rừng núi khu vực Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, TâyNguyên), chỗ thì địa chất yếu (khu vực Nam Bộ) do đó việc xây dựng các tuyếnđường chịu rất nhiều tác động ảnh hưởng đến chất lượng thi công

9 Chất lượng xây dựng các tuyến đường giao thông quân sự vẫn còn nhiềuyếu kém, thực trạng thi công trên các tuyến cho thấy chất lượng xây dựng cầnphải được nâng cao để bảo đảm khai thác các tuyến đường

Trang 23

Theo [1] cho thấy:

Các tuyến dành riêng cho các hoạt động quân sự và tác chiến cả ven biểnlẫn trên đất liền hiện đang tận dụng nhiều đường giao thông hiện hữu

Bốn khu vực điều tra đề cho thấy kết quả mức độ đáp ứng của các tuyếnđặc thù quân sự ở mức trung bình và kém, mức độ kém tập trung nhiều vào khuvực Tây Bắc và Tây Nguyên

Chiều dài các tuyến quân sự đặc thù trên đất liền (không tính đường TTBG

và Trường Sơn Đông) không có tuyến nào quá 50km

1.3 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông

1.3.1 Khái niệm về chất lượng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình

"Chất lượng" là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng Hiện nay có một số định nghĩa

về chất lượng đã được các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau:

+ “ Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu” (theo Juran - một Giáo sưngười Mỹ) [3]

+ “ Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định”(theo Giáo sư Crosby) [3]

+ " Chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”(theo Giáo sư người Nhật – Ishikawa) [3]

Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quanđiểm về chất lượng khác nhau Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng đượcthừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc

tế Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 [4] định nghĩa chất lượng là:

“Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có”

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình, chất lượng công trình xây dựng

là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trìnhnhưng phải phù hợp với qui chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các qui định trongvăn bản qui phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế

Trang 24

Rộng hơn, chất lượng công trình xây dựng còn có thể và cần được hiểukhông chỉ từ góc độ của bản thân sản phẩm xây dựng và người hưởng thụ sảnphẩm xây dựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó vớicác vấn đề liên quan khác Một số vấn đề cơ bản đó là:

- Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hìnhthành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảosát thiết kế, thi công… cho đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công trìnhsau khi đã hết thời hạn phục vụ Chất lượng công trình xây dựng thể hiện ở chấtlượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình, chấtlượng khảo sát, chất lượng các bản vẽ thiết kế…

- Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng củanguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các

bộ phận, hạng mục công trình

- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm,kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hìnhthành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc củađội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xâydựng

- Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác sử dụng đối với ngườithụ hưởng công trình mà còn cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với độingũ công nhân kỹ sư xây dựng

- Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình đã xây dựng cóthể phục vụ mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa công trình vàokhai thác sử dụng

- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tưphải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư thựchiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát thiết kế, thicông xây dựng…

Trang 25

- Vấn đề môi trường cần chú ý ở đây không chỉ từ góc độ tác động của dự

án tới các yếu tố môi trường mà cả tác động theo chiều ngược lại, tức là tácđộng của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án

Nhìn vào sơ đồ các yếu tố tạo nên chất lượng công trình được mô tả tạihình 1.13 dưới đây, chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự antoàn về mặt kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng cóchứa đựng yếu tố xã hội và kinh tế Ví dụ: Một công trình quá an toàn, quá chắcchắn nhưng không phù hợp với quy hoạch, kiến trúc, gây những ảnh hưởng bấtlợi cho cộng đồng (an ninh, an toàn môi trường…), không kinh tế thì cũngkhông thoả mãn yêu cầu về chất lượng công trình Có được chất lượng côngtrình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó có yếu tố

cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyền, của chủ đầu tư) và năng lựccủa các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng

Xuất phát từ sơ đồ này, việc phân công quản lý cũng được các quốc gialuật hóa với nguyên tắc: Những nội dung “phù hợp” (tức là vì lợi ích của xãhội, lợi ích cộng đồng) do Nhà nước kiểm soát và các nội dung “đảm bảo” docác chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng (chủ đầu tư và cácnhà thầu) phải có nghĩa vụ kiểm soát.

Hình 1.13 Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng công trình

1.3.2 Khái niệm quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Trang 26

Theo ISO 9000: "Quản lý chất lượng là tất cả những hoạt động của chứcnăng chung của quản lý, bao gồm các việc xác định chính sách chất lượng,mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như lập kếhoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, bảo đảm chất lượng và cải tiến chấtlượng trong khuôn khổ hệ chất lượng".

Quản lý chất lượng trong khuôn khổ quản lý dự án là hệ thống cácphương pháp, phương tiện và hoạt động hướng tới việc thực hiện các yêu cầu

và mong đợi của dự án đối với chất lượng bản thân dự án và sản phẩm của nó Như vậy có nghĩa là ta có thể phân chia ra quản lý chất lượng bản thân dự

án và quản lý chất lượng sản phẩm dự án Để quản lý chất lượng bản thân dự

án ta cần phải hiểu chất lượng của bản thân dự án là gì ?

Theo quan niệm về quản lý chất lượng toàn diện thì đối với các sản phẩmthông thường, chất lượng được coi là toàn diện nếu nó không chỉ thỏa mãnyêu cầu và mong đợi của khách hàng (các đặc tính vốn có) mà còn phải có cácđặc tính "gán cho nó" như giao hàng đúng hạn, dịch vụ và giá cả Đối với một

dự án, các đặc tính vốn có là thuộc về sản phẩm dự án, còn các đặc tính đốivới sản phẩm thông thường được coi là gán cho sản phẩm đó thì ở đây, hợp lýhơn nếu gán cho bản thân dự án Nghĩa là, một dự án là thành công nếu sảnphẩm của dự án thỏa mãn các yêu cầu và mong đợi của khách hàng về các tiêuchuẩn kỹ thuật, còn bản thân dự án thì phải được hoàn thành đúng thời hạn(giao hàng), trong khuôn khổ ngân sách đã định (giá cả) và với các điều kiệnbàn giao thanh toán tốt nhất (dịch vụ) Đối với các dự án có xây dựng người tacòn đặt vấn đề về an ninh, an toàn, không có sự cố trong thi công và vệ sinhmôi trường

Mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm dự án và chất lượng bản thân dự

án có thể được miêu tả qua các ví dụ đơn giản sau:

- Các nỗ lực đảm bảo hoàn thành dự án đúng thời hạn bằng cách tăngcường độ làm việc có thể dẫn đến sự tăng lên của các sai lỗi trong các quá

Trang 27

trình công nghệ, làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm Nghĩa

là, các nỗ lực đảm bảo chất lượng bản thân dự án có thể dẫn đến chất lượngkém của sản phẩm dự án

- Các nỗ lực đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật của sản phẩm dự án dẫnđến sự kéo dài thời gian trong thực hiện các công việc hoặc dẫn đến nhu cầutăng thêm về chi phí Như vậy, các nỗ lực đảm bảo chất lượng sản phẩm dự án

có thể dẫn đến chất lượng không đảm bảo của bản thân dự án

1.3.3 Vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng

Công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng có vai trò to lớn đốivới nhà thầu, chủ đầu tư và các doanh nghiệp xây dựng nói chung, vai trò đóđược thể hiện cụ thể là:

Đối với nhà thầu, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình xâydựng sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, tăng năng suấtlao động Nâng cao chất lượng công trình xây dựng là tư liệu sản xuất có ý nghĩaquan trọng tới năng suất lao động, thực hiện tiến bộ khoa học công nghệ đối vớinhà thầu

Đối với chủ đầu tư: đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thỏa mãn được cácyêu cầu của chủ đầu tư, tiết kiệm được vốn và góp phần nâng cao chất lượngcuộc sống Đảm bảo và nâng cao chất lượng tạo lòng tin, sự ủng hộ của chủ đầu

tư với nhà thầu, góp phần phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài

Hàng năm, vốn đầu tư dành cho xây dựng rất lớn, vì vậy quản lý chấtlượng công trình xây dựng rất cần được quan tâm Thời gian qua, còn có nhữngcông trình chất lượng kém, bị bớt xén, rút ruột khiến dư luận bất bình Do vậy,vấn đề cần thiết đặt ra đó là làm sao để công tác quản lý chất lượng công trìnhxây dựng có hiệu quả

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, quản lý chất lượng công trình giao thông và giao thông quân sự.

Trang 28

1.3.4.1 Đặc điểm của sản phẩm dự án xây dựng giao thông ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng.

- Tính cá biệt, đơn chiếc

Sản phẩm của các dự án đường giao thông quân sự là những sản phẩmmang tính đơn chiếc vì phụ thuộc vào tính chất của từng dự án (hay phụ thuộcvào yêu cầu của chủ đầu tư), phụ thuộc vào điều kiện địa lý, địa chất công trìnhnơi xây dựng Các sản phẩm của các dự án đường giao thông quân sự mangnhiều tính cá biệt, đa dạng về công dụng (ví dụ: đường TTBG, đường vành đaibiên giới, đường Trường Sơn Đông, đường tránh, đường tạm …) dẫn đến cấutạo và phương pháp thi công khác nhau Vì lẽ đó mà hệ thống quy chuẩn, tiêuchuẩn kỹ thuật, các quy trình quy phạm, công nghệ thi công phức tạp và đadạng

- Được xây dựng và sử dụng tại chỗ

Các dự án xây dựng công trình giao thông quân sự có các sản phẩm là cáccông trình được xây dựng và sử dụng tại chỗ Vốn đầu tư xây dựng lớn (lên tớihàng trăm tỷ, nghìn tỷ/ 1 dự án), thời gian xây dựng cũng như thời gian sử dụnglâu dài Với tính chất như vậy nên khi tiến hành xây dựng phải chú ý ngay từkhâu quy hoạch, lập dự án, chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế và tổ chứcthi công xây lắp công trình sao cho hợp lý, tránh phá đi làm lại hoặc sửa chữakhông đảm bảo về thời hạn hoàn thành công trình, gây thiệt hại vốn đầu tư củachủ đầu tư, vốn của các nhà thầu và giảm tuổi thọ công trình

- Kích thước và trọng lượng lớn, cấu tạo phức tạp

Các sản phẩm của các dự án đường giao thông quân sự có kích thước lớn(chiều dài tuyến, chiều rộng mặt đường), trọng lượng lớn Số lượng chủng loạivật tư, thiết bị máy thi công và hao phí lao động cho mỗi công trình cũng rấtkhác nhau (tùy thuộc vào quy mộ dự án, yêu cầu kỹ thuật, tiến độ công trìnhvv….) luôn thay đổi theo tiến độ thi công Do vậy dấn đến công tác giám sátchất lượng nguyên liệu, cấu kiện, máy móc thi công gặp nhiều khó khăn Giá

Trang 29

thành xây dựng rất phức tạp thường xuyên thay đổi theo từng khu vực, từng thời

kì, địa hình gây khó khăn cho công tác khống chế giá thành công trình xây dựng

- Liên quan đến nhiều ngành, đến môi trường tự nhiên và cộng đồng dân cư.

Sản phẩm các dự án công trình đường giao thông quân sự liên quan đếnnhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tố đầu vào, thiết kế và chế tạosản phẩm và cả về phương diện sử dụng công trình

Các công trình giao thông quân sự ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường

tự nhiên và do đó liên quan đến lợi ích cộng đồng nhất là đối với dân cư địaphương nơi đặt công trình Vì vậy vấn đề vệ sinh và bảo vệ môi trường trongquá trình xây dựng được đặc biệt quan tâm trong các dự án xây dựng công trìnhgiao thông quân sự

- Thể hiện trình độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội từng thời kỳ.

Các sản phẩm của dự án xây dựng công trình giao thông quân sự mang tínhtổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng Các sản phẩm nàychịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tầng kiến trúc, mang bản sắc văn hóadân tộc, thói quen tập quán sinh hoạt của dân cư, tình hình chính trị tại các khuvực…

- Tính chất tuyến.

Các dự án đường giao thông quân sự nói chung thường kéo dài theo tuyến,không tập trung tại một vị trí hay một địa điểm nhất định như các công trình xâydựng thông thường (như công trình dân dụng, công trình xây dựng cầu vv…) Dotính chất trải dài như vậy nên công tác giám sát công trình cũng bị ảnh hưởng(giám sát phải di chuyển nhiều, một lúc phải giám sát nhiều hạng mục, nhiềunơi) Việc công trình trải dài theo tuyến, có dự án qua nhiều địa phương, nhiềuvùng khác nhau nên vấn đề địa chất, địa lý cũng ảnh hưởng đến chất lượng côngtrình

- Vốn đầu tư lớn

Trang 30

Các sản phẩm dự án đường giao thông quân sự có vốn đầu tư lớn, mặt khác

do tính chất kinh doanh của nhà thầu nên nguồn tài chính thường không tậptrung cho toàn bộ dự án mà thường quay vòng dự án nên cũng dẫn đến chấtlượng công trình đường giao thông không đảm bảo

- Thời gian thi công kéo dài

Các dự án đường giao thông quân sự có thời gian thi công lâu do đó dẫnđến các yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

- Công tác giải phóng mặt bằng

Các dự án đường giao thông quân sự đi qua các khu dân cư nên phải bồithường GPMB và hỗ trợ tái định cư cũng làm tăng xuất đầu tư và ảnh hưởngtrực tiếp đến chất lượng công trình (dân không giao đất) do giá cả bồi thườngđất theo đơn giá Nhà nước không đáp ứng được giá cả đất của thị trường Một số

dự án phải ngắt quãng không thi công được

1.3.4.2 Đặc điểm của thi công xây dựng các công trình đường giao thông quân sự ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng

- Tính di động cao

Thi công xây dựng các công trình đường giao thông quân sự có tính diđộng cao theo từng vùng, từng lãnh thổ Điều đó gây ra các bất lợi sau:

+ Thiết kế có thể thay đổi theo yêu của Chủ đầu tư về công năng hoặc trình

độ kỹ thuật, về vật liệu Ngoài ra thiết kế có thể phải thay đổi cho phù hợp vớithực tế phát sinh ở công trường

+ Các phương án công nghệ và tổ chức thi công xây dựng phải luôn biếnđổi phù hợp với thời gian và địa điểm xây dựng, gây khó khăn cho việc tổ chứcthi công, nảy sinh nhiều chi phí cho vấn đề di chuyển lực lượng thi công, choxây dựng các công trình tạm phục vụ thi công

+ Địa điểm xây dựng công trình luôn thay đổi nên phương pháp tổ chức thicông và biện pháp kỹ thuật thi công cũng phải thay đổi cho phù hợp

- Thời gian thi công công trình dài, chi phí xây dựng lớn

Trang 31

+ Vốn đầu tư xây dựng của Chủ đầu tư và vốn sản xuất của các doanhnghiệp xây dựng thường bị ứ đọng lâu trong công trình.

+ Doanh nghiệp xây dựng dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời giannhư rủi ro về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết; các rủi ro thanh toán, biếnđộng giá cả; các rủi ro về an ninh, an toàn vv…

- Tổ chức quản lý thi công phức tạp

Quá trình thi công các công trình đường giao thông quân sự mang tính tổnghợp, các công việc xen kẽ và có ảnh hưởng lẫn nhau, có thể có nhiều đơn vịcùng tham gia thi công công trình Do đó công tác tổ chức quản lý thi công trêncông trường rất phức tạp, biến động, gặp nhiều khó khăn Đặc biệt khi phải phốihợp các mũi thi công khác nhau trên cùng một diện tích công tác

- Thi công xây dựng tiến hành ngoài trời

Việc thi công các công trình đường giao thông quân sự được tiến hànhngoài trời nên chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thiên nhiên tới các hoạt độnglao động Các doanh nghiệp xây lắp khó lường trước những khó khăn phát sinh

do điều kiện thời tiết, khí hậu Ngoài ra thi công xây dựng các công trình đườnggiao thông quân sự là lao động nặng nhọc, làm việc với cường độ cao dẫn đến

dễ phát sinh an toàn lao động và phát sinh bệnh nghề nghiệp

- Thi công theo yêu cầu của chủ đầu tư

Thi công theo yêu cầu của chủ đầu tư và thường các sản phẩm của dự ánđường giao thông quân sự là các sản phẩm được xây dựng đơn chiếc Đặc điểmnày dẫn đến:

- Thi công xây dựng các công trình đường giao thông quân sự của cácdoanh nghiệp xây dựng thường có tính bị động và rủi ro

- Việc tiêu chuẩn hóa, định hình hóa các mẫu sản phẩm và công nghệ thicông xây dựng gặp nhiều khó khăn

- Giá cả của các sản phẩm xây dựng đường giao thông quân sự khôngthống nhất và phải được xác định thi công công trình hoàn thành (theo phương

Trang 32

pháp dự toán) trong hợp đồng giao nhận thầu hoặc đấu thầu Cũng như các lĩnhvực khác của sản xuất kinh doanh và dịch vụ, chất lượng và công tác quản lýchất lượng công trình xây dựng có nhiều nhân tố ảnh hưởng Có thể phân loạicác nhân tố theo nhiều tiêu chí khác nhau Nhưng ở đây chỉ đề cập tới việc phânloại các yếu tố ảnh hưởng theo tiêu chí chủ quan và khách quan.

Theo chủ quan (là những yếu tố Đơn vị thi công có thể kiểm soát được và

chung xuất phát từ phía bản thân Đơn vị thi công):

Đơn vị thi công: Đơn vị này thi công xây dựng trên công trường, là người

biến sản phẩm xây dựng từ trên bản vẽ thiết kế thành sản phẩm hiện thực Dovậy, đơn vị thi công đóng vai trò khá quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng côngtrình cũng như công tác quản lý chất lượng Do vậy, bên cạnh những kỹ năngnghề nghiệp mà mỗi cá nhân đơn vị có được (kỹ năng chuyên môn), mỗi cánhân cũng như toàn đội đều phải được bồi dưỡng, đào tạo nhận thức về chấtlượng và tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng để

họ ý thức thực hiện nghiêm chỉnh Đồng thời hướng mọi hoạt động mà họ thựchiện đều phải vì mục tiêu chất lượng

Chất lượng nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng, một

phần hình thành nên công trình, có thể ví như phần da và thịt, xương của công trình,nguyên vật liệu là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng công trình Vậynguyên vật liệu có chất lượng như thế nào thì được coi là đảm bảo?

Với tình trạng nguyên vật liệu như hiện nay, chẳng hạn như: xi măng, cát,

đá, ngoài loại tốt, luôn luôn có một lượng hàng với chất lượng không đảm bảohay nói đúng hơn là kém chất lượng, nếu có sử dụng loại này sẽ gây ảnh hưởngtới tính mạng con người (khi công trình đã hoàn công và được đưa vào sử dụng)

Do vậy, trong quá trình thi công công trình, nếu không được phát hiện kịp thời,

sẽ bị một số công nhân ý thức kém, vì mục đích trục lợi trộn lẫn vào quá trìnhthi công Cũng vậy, đối với sắt, thép (phần khung công trình), bên cạnh những

Trang 33

hàng tốt, chất lượng cao, có thương hiệu nổi tiếng, còn trôi nổi, tràn ngập trênthị trường không ít hàng nhái kém chất lượng.

Và một thực trạng nữa, các mẫu thí nghiệm đưa vào công trình, thường làđơn vị thi công giao cho một bộ phận làm, nhưng họ không thí nghiệm mà chứngnhận luôn, do đó không đảm bảo Chẳng hạn như nước trộn trong bê tông cốt thépkhông đảm bảo ảnh hưởng đến công tác trộn bê tông không đảm bảo

Biện pháp kỹ thuật thi công: Các quy trình phải tuân thủ quy phạm thi

công, nếu không sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công trình, các cấu kiện chịu lực

sẽ không được đảm bảo, mất an toàn lao động, không đạt tiến độ thi công đề ralàm chậm tiến độ giải ngân và nhà thầu sẽ chậm thu hồi được vốn Biện pháp thicông không đúng sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình Ví dụ: Như cáccấu kiện thi công công trình đặc biệt đúng trình tự, nếu thi công khác đi, các cấukiện sẽ không được đảm bảo dẫn đến công trình có một vài phần chịu lực kém

so với thiết kế

Các biện pháp quản lý chất lượng công trình: Các dự án xây dựng công

trình nói chung và xây dựng công trình giao thông quân sự nói riêng thườngđược thực hiện bởi nhiều người, qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, thời gian thựchiện kéo dài Chính vì vậy có rất nhiều vấn đề gây lãng phí, thất thoát nguồn lực,làm giảm hiệu quả đầu tư, làm giảm chất lượng công trình Chính vì vậy, việcquản lý một cách chặt chẽ các giai đoạn thực hiện đầu tư, kiểm soát chi phí đầu

tư là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng

Những yếu tố khách quan:

Thời tiết: Khắc nghiệt, mưa dài ảnh hưởng chất lượng, tiến độ công trình,

công nhân phải làm việc đôi khi đốt cháy giai đoạn, các khoảng dừng kỹ thuậtkhông được như ý muốn ảnh hưởng tới chất lượng

Địa chất công trình: Nếu như địa chất phức tạp, ảnh hưởng tới công tác

khảo sát dẫn đến nhà thầu, chủ đầu tư, thiết kế phải bàn bạc lại, mất thời gian dothay đổi, xử lý các phương án nền đường ảnh hưởng đến tiến độ chung của công

Trang 34

Hoạt động xây dựng Hoạt động quản lý chất lượng

Khảo sát

Thiết kế

Thi công xây dựng

Khai thác công trình

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng

- Tự giám sát của nhà thầu khảo sát

- Giám sát của chủ đầu tư

- Tự giám sát của nhà thiết kế

- Thẩm tra thiết kế của chủ đầu tư

- Tự giám sát của nhà thầu xây dựng

- Giám sát và nghiệm thu của chủ đầu tư, giám sát tác giả.

1.3.5 Nội dung của quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là nhiệm vụ của tất cả các chủ thểtham gia vào quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: Chủ đầu tư,nhà thầu, các tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế,thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng.Hoạt động quản lý chất lượng được thực hiện bởi bản thân các đơn vị thicông và chủ đầu tư Hoạt động này diễn ra song song với các bước thực hiện dự

án từ khâu khảo sát, thiết kế tới khâu thi công xây dựng và khai thác công trình

Có thể khái quát hoá mối liên hệ đó thông qua hình 1.14:

Hình 1.14 Quản lý chất lượng theo các giai đoạn của dự án

Theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xâydựng, hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên xuyên suốt cácgiai đoạn từ khảo sát, thiết kế đến thi công và khai thác công trình

Kết luận chương I

Vị trí địa lý các Quân khu đều có vị trí then chốt và vô cùng quan trongtrong giai đoạn hiện nay của nước ta trong lĩnh vực Quốc phòng an ninh và phát

Trang 35

triển kinh tế Đối với chiến tranh hiện đại có sử dụng các vũ khí công nghệ caothì việc tác chiến cũng có nhiều thay đổi so với phương pháp truyền thống.Trước tình hình trên biển Đông, tình hình "nóng" khu vực biên giới Tây Nam vàbiên giới Tây Bắc quân đội ta luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc với cáckịch bản tác chiến khác nhau

Mạng lưới các tuyến giao thông quân sự tại các Quân khu cũng được xâydựng trên các kịch bản chiến đấu này Thực trạng tại các tỉnh của các Quân khucho thấy hiện nay ngoài tuyến đường TTBG và một số tuyến đường tác chiếntrên đất liền mang tính đặc thù quân sự cao thì các tuyến còn lại là các tuyếnđường lưỡng dụng trên cơ sở tận dụng các tuyến giao thông hiện có

Công tác quản lý chất lượng xây dựng các công trình giao thông quân sựcòn bộc lộ nhiều bất cấp trọng thời gian vừa qua

Chất lượng xây dựng các tuyến đường giao thông quân sự còn nhiều yếukém Trong thời gian tới chúng ta cần phải đầu tư nhiều hơn, kiểm soát chấtlượng các tuyến đường nhiều hơn cho các tuyến giao thông quân sự để đáp ứngđược yêu cầu nhiệm vụ của Quân đội trong tình hình mới

CHƯƠNG 2

CƠ SƠ BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÁC TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG QUÂN SỰ

Trang 36

Các tuyến đường giao thông quân sự với các đặc điểm có tính đặc thù caonhư đã nêu ở chương 1 do đó cần có các cơ sở bảo đảm cho chất lượng xây dựngcác tuyến đường này Trong khuôn khổ luận văn do thời gian nghiên cứu hạnchế và phù hợp với thực tế tác giả giới hạn nghiên cứu trong công tác xây dựngnền đường và mặt đường của các tuyến đường giao thông quân sự.

2.1 Cơ sở bảo đảm chất lượng xây dựng nền đường

Đối với nền đường chất lượng xây dựng được thể hiện qua sự ổn định củanền đường trong thi công và khai thác, sự bảo đảm sức chịu tải của nền dưới tácdụng của tải trọng Đối với các tuyến đường giao thông quân sự thì đa phần xâydựng ở các địa hình khó khăn và chịu nhiều bất lợi của khí hậu, thời tiết do vậy

sự ổn định của nền đường là vô cùng quan trọng

2.1.1 Sức chịu tải của nền đất:

Đất là vật liệu đàn - nhớt - dẻo, biến dạng của nó không tỷ lệ tuyến tínhvới tải trọng, vì vậy:

- Tất cả các tính toán của nền đất dựa trên cơ sở lý thuyết vật thể đàn hồituyến tính (vì đến nay cơ sở lý thuyết vật thể đàn hồi phi tuyến còn chưa đượchoàn hảo)

- Giá trị các thông số thể hiện tính chất biến dạng của nền đất được chọntương ứng với các giá trị quan sát được và đo đạc được

Sức chịu tải của nền đất là sức kháng của nền đất với tải trọng bên ngoàihay nói cách khác là khả năng chịu tải trọng của nền đất, dưới tác dụng của tảitrọng đó nền đất vẫn an toàn và ổn định về mặt chống phá hoại cắt Về mặt trựcquan cho thấy, trong quá trình khai thác sử dụng mặt đường vẫn duy trì được độbằng phẳng theo yêu cầu

Sức chịu tải của nền đất được đặc trưng bởi mô đun đàn hồi và mô đunbiến dạng của nền đất Khi xác định mô đun đàn hồi chỉ tính phần biến dạngphục hồi sau dỡ tải, còn mô đun biến dạng thì lấy tổng biến dạng Mô đun đànhồi của mỗi loại đất ứng với mỗi độ ẩm có giá trị thực tế gần như không đổi còn

Trang 37

mô đun biến dạng thay đổi tùy theo các giá trị chất tải khác nhau trên bàn nén.Khi chất tải nền đất, không tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa áp lực và giá trịbiến dạng đầy đủ Nền đất có vai trò rất quan trọng trong khả năng chịu tải trọngcủa cả hệ nền - mặt đường Độ bền và tuổi thọ của mặt đường phụ thuộc chủ yếuvào sức chịu tải của nền đường Vì vậy, tính toán để lợi dụng được đầy đủ khảnăng chịu tải của đất nền là một trong những vấn đề hết sức cần thiết.

Đánh giá sức chịu tải của nền đất thực chất là xác định giá trị của mô đunđàn hồi và mô đun biến dạng so với các giá trị cho phép

- Trên phương diện lý thuyết, nếu ở một độ sâu nào đó của nền đất có ứngsuất nén σ và gây ra biến dạng đàn hồi δđh và biến dạng dẻo δdeo đối với mộtđh và biến dạng dẻo δđh và biến dạng dẻo δdeo đối với mộtdeo đối với mộtlớp mỏng có chiều dày h, ta có:

Hình 2.1 Sự phụ thuộc giữa cấp tải trọng và biến dạng

tương đối của nền đất khi chất tải nền đất bằng bàn nén

+ Mô đun đàn hồi: dh

Trang 38

trong đó:

E - Mô đun đàn hồi, daN/cm2;

σ - Ứng suất nén, kG/cm2;

h - Chiều dày lớp móng, cm;

δđh và biến dạng dẻo δdeo đối với mộtđh - Biến dạng đàn hồi của đất, cm;

δđh và biến dạng dẻo δdeo đối với mộtdeo - Biến dạng dẻo của đất, cm

- Thực tế, mô đun đàn hồi và mô đun biến dạng được xác định bằng cáchdùng bàn nén đất Tổng các biến dạng của khối đất do ứng suất nén gây ra (tắt

dần theo chiều sâu) cho ta mối quan hệ:

p - Áp lực phân bố đều trên các bàn nén, kG/cm2;

Trang 39

với vị trí ban đầu Cụ thể là kích thước hình học luôn đảm bảo hình dáng, kíchthước và cao độ theo yêu cầu.

2.1.3 Các nguyên nhân chính hình thành hiện tượng lún, sụt gây mất

ổn định nền đường

Hiện tượng lún, sụt đất đá gây mất ổn định nền đường chỉ có thể xảy rakhi hội tụ đủ các điều kiện bất lợi về địa chất, địa hình v.v Có thể trực tiếp haygián tiếp nhưng chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Đặc điểm kiến tạo của địa chất công trình:

+ Trong thực tế thường thấy đá nguyên khối của các loại macma (granit),trầm tích (đá vôi, đá kết tầng dầy) v.v thì ngay cả trong mùa mưa lũ hiện tượngsụt trượt rất ít xuất hiện Nhưng nếu là các loại đá phiến sét màu đen, đá phiếnxêrisit, sét kết màu nâu, gan trâu thì ở đấy hiện tượng sạt lở, mất ổn định phátsinh trầm trọng

+ Những nơi có lớp đất phong hóa dầy, thành phần chủ yếu là dăm sạnsắc cạnh, kích thước không đồng đều thường dẹt, dài và xen lẫn đất sét thì cũngthường xuyên hình thành sụt trượt, mất ổn định

- Đặc điểm về địa hình, địa mạo:

+ Khi mức độ phân cách địa hình mạnh (khe xói nhiều, độ dốc lớn) thì sốlượng và khối lượng sụt càng nhiều

+ Những vùng đồi núi cấu tạo từ đá gốc có thành phần thạch học và cấutrúc đồng nhất như granit, rhyolit, badan v.v thì sườn dốc tương đối phẳng, địahình ít bị chia cắt Do vậy, loại địa hình này thường ít bị sụt hoặc nếu có thì ởdạng trượt sâu hoặc đất đá đổ là chính

+ Nếu sườn núi là đất đá không đồng nhất về thành phần và cấu trúc nhưtrầm tích, cát kết kẹp sét hoặc sét kết lẫn diệp thạch, vôi sét hoặc đá vôi tầngmỏng thì mặt địa hình gồ ghề, nhiều khe xói với dạng địa hình ”chân chim” vàthường bị chia cắt mặt Với loại địa hình này, hình tượng đất sụt bao gồm cả bốndạng cơ bản phát triển với mức độ mạnh Nếu như độ phân cách càng mạnh, độ

Trang 40

dốc càng lớn thì khối lượng đất sụt càng nhiều.

- Điều kiện khí hậu: Trong thực tế tồn tại mối quan hệ rất chặt chẽ giữalượng mưa, các dạng xuất hiện của nước đối với mức độ sụt trượt của taluy nềnđường

+ Nước mặt: Mật độ phân bố dòng chảy, sông suối trên lãnh thổ Việt Namkhá lớn, vì vậy vào mùa mưa dòng nước lớn, gây nên sự phá hủy sườn dốc vàlàm xói mòn đất đá ở 2 bên sông suối và chân dốc, cuối cùng cả khối núi mất ổnđịnh Hiện tượng này xảy ra thường xuyên và mãnh liệt, nhất là vào mùa mưa lũ

+ Nước mưa: Nước mưa không những là nguồn cung cấp cho nước mặt,

mà còn tạo thành những dòng chảy trên bề mặt địa hình, làm bào mòn, cuốn trôiđất đá, những sản vật phong hóa và cả những mảng núi lớn Kết quả là tạo nênhiện tượng xói sụt và sụt trượt hoặc hình thành những mương xói, rãnh xói sau

đó là sụt trượt lớn hoặc lún nền Ngoài ra, nước mưa còn là nguồn cung cấp chonước ngầm nhất là những nới có hệ số thấm lớn

+ Nước ngầm: Ngoài biểu hiện làm biến đổi lâu dài độ bền của đất đátheo một cơ chế giống như quá trình phong hóa vỏ trái đất, nước ngầm ở thờiđiểm bất lợi có tác dụng: Làm tăng trọng lượng thể tích của khối đất đá, làmgiảm sức kháng cắt, tạo áp lực thủy động, gây xói ngầm Những yếu tố lực học

và địa chất này làm góp phần tăng thêm lực Mômen trượt và làm thay đổi điềukiện cân bằng giới hạn của khối đất

- Sự tác động của con người: Đây là nguyên nhân chủ quan nhưng lại làrất trầm trọng và biểu hiện rõ rệt, cụ thể:

+ Đào, phá vách núi để làm nền đường với độ dốc không hợp lý và không xét đến các yếu tố có ảnh hưởng đến độ bền và độ ổn định của khối đất đá

+ Dùng mìn quá tiêu chuẩn để phá nổ, gây chấn động làm phá vớ kết cấu nguyên dạng của đất đá

Ngày đăng: 23/09/2017, 17:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ Giao thông vận tải (2011), Đánh giá tổng quan về công tác tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng giao thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tổng quan về công tác tăng cườngquản lý chất lượng công trình xây dựng giao thông
Tác giả: Bộ Giao thông vận tải
Năm: 2011
[2] Bộ Xây dựng (2009), Hội thảo khoa học Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chất lượng các công trình xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo khoa học Thực trạng và giải pháp tăngcường quản lý chất lượng các công trình xây dựng
Tác giả: Bộ Xây dựng
Năm: 2009
[3] Trịnh Quốc Thắng (2011), Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Tác giả: Trịnh Quốc Thắng
Nhà XB: NXBXây dựng
Năm: 2011
[4] Phó Đức Trù, Phạm Hồng (2005), ISO 9000 : 2005, Giải thích chung, hướng dẫn áp dụng, hướng dẫn xây dựng hệ thống tài liệu, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng, NXB Khoa học - Kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ISO 9000 : 2005, Giải thích chung,hướng dẫn áp dụng, hướng dẫn xây dựng hệ thống tài liệu, đánh giá hệthống quản lý chất lượng
Tác giả: Phó Đức Trù, Phạm Hồng
Nhà XB: NXB Khoa học - Kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2005
[5] Bộ xây dựng (2009), Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009
Tác giả: Bộ xây dựng
Năm: 2009
[6] Bùi Ngọc Toàn (2008), Quản lý dự án xây dựng, Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý dự án xây dựng
Tác giả: Bùi Ngọc Toàn
Nhà XB: Nhà xuất bản GTVT
Năm: 2008
[7] Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013
Tác giả: Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2013
[8] Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003, Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi, bổ sung liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Luật Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Xâydựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003, Luật số 38/2009/QH12 ngày19/6/2009
Tác giả: Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2009
[9] Hoàng Quốc Long (2014), "Đánh giá ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến các tuyến đường giao thông quân sự", Nhiệm vụ KHCN cấp Bộ Quốc Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá ảnh hưởng và đề xuất các giải phápgiảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến các tuyến đường giao thôngquân sự
Tác giả: Hoàng Quốc Long
Năm: 2014
[10] TS Vũ Hoài Nam (2009), Bài giảng khai tác đường, Trường Đại học Xây dựng Khác
[12]. Các qui chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế thi công, khai thác. Các Website: www.adb.org, www.chinhphu.org, www.qhdthn.gov.vn, www.transerco.com.vn, www.hanoibus.com, www.publictransport.us Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w