1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh (LV thạc sĩ)

117 910 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh (LV thạc sĩ)Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh (LV thạc sĩ)

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN BÍCH NGỌC

NHÂN VẬT VÀ ĐỐI TƯỢNG TRỮ TÌNH

TRONG CA DAO QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN, 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN BÍCH NGỌC

NHÂN VẬT VÀ ĐỐI TƯỢNG TRỮ TÌNH

TRONG CA DAO QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã ngành: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HẰNG PHƯƠNG

THÁI NGUYÊN, 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS

Nguyễn Hằng Phương - Người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt

nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, phòng Đào tạo trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập

Xin cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn này

Học viên

NGUYỄN BÍCH NGỌC

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 7

4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 8

5 Phạm vi nghiên cứu 9

6 Cấu trúc của luận văn 9

7 Đóng góp của luận văn 9

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11

1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đời sống văn hóa ở Quảng Ninh 11

1.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên 11

1.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 12

1.1.3 Đời sống văn hóa 14

1.2 Một số vấn đề lí luận 15

1.2.1 Nhân vật trữ tình 15

1.2.2 Đối tượng trữ tình 18

1.3 Tổng quan về văn học dân gian Quảng Ninh 19

1.3.1 Khái quát về văn học dân gian Quảng Ninh 19

1.3.2 Diện mạo ca dao Quảng Ninh 25

Chương 2 NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CA DAO QUẢNG NINH 33

2.1 Khảo sát nhân vật trữ tình 33

2.2 Diện mạo và tâm trạng của nhân vật trữ tình 34

2.2.1 Diện mạo nhân vật trữ tình 34

Trang 5

2.2.2 Tâm trạng nhân vật trữ tình 52

Chương 3 ĐỐI TƯỢNG TRỮ TÌNH TRONG CA DAO QUẢNG NINH 69

3.1 Khảo sát đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh 69

3.2 Diện mạo và cung bậc cảm xúc của đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh 70

3.2.1 Diện mạo đối tượng trữ tình 70

3.2.2 Cung bậc cảm xúc của đối tượng trữ tình 85

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Có thể nói văn học dân gian giống như là cội nguồn, là bầu sữa mẹ trong trẻo, mát lành nuôi dưỡng nền văn học dân tộc ngay từ buổi đầu Bởi lẽ ngay từ khi thoát khỏi thời kì hồng hoang nguyên thủy, con người đã biết mở rộng tâm hồn đến với thế giới xung quanh Họ đã biết yêu, biết ghét, có đầy đủ những cung bậc, trạng thái cảm xúc khác nhau và đó cũng là lúc ca dao, dân ca xuất hiện như một phương tiện giúp

họ giãi bày những tâm tư trong tâm hồn Với tư cách là hình thái văn học đầu tiên của dân tộc, văn học dân gian nói chung, ca dao nói riêng đã phải trải qua mọi biến cố thăng trầm của lịch sử, thời gian nhưng vẫn có một sức sống bất diệt giống như nhà

văn Serdin từng nhận xét: “Nghệ thuật nằm ngoài sự băng hoại của thời gian, chỉ mình nó là không thừa nhận cái chết”

Ca dao Việt Nam có một vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử văn hóa dân tộc,

trong đời sống sinh hoạt và tinh thần của người dân Việt từ bao đời nay “Ca dao tự vạch cho mình một lối đi, dẫu không hào nhoáng, song hết sức hiên ngang, hết sức độc lập Phát sinh vì Dân Tộc, sống còn nhờ Dân Tộc, ca dao là kết tinh thuần tuy của tinh thần Dân Tộc” [31] Không những thế, ở mỗi địa phương lại có những mảng ca dao riêng

biệt, góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng cho kho tàng ca dao dân tộc

Được sinh ra và lớn lên trên quê hương Quảng Ninh, nơi được coi là địa đầu vùng Đông Bắc Tổ quốc - một trong những cái nôi đầu tiên xuất hiện loài người - nơi hội tụ, giao thoa nhiều dân tộc khác nhau như Kinh, Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa, Sán Dìu… nên tôi có cơ hội tìm hiểu, tiếp xúc với một nền văn hóa đa dạng và đậm bản sắc riêng Và văn học với chức năng giống như một tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống khách quan vào trong tác phẩm với những cảm xúc của con người một cách chân thực nhất đã lưu giữ được những điều đó Đặc biệt, ở thể loại ca dao - vốn

là tiếng nói của tình cảm, khúc tâm tình giàu nhạc điệu lại phản ánh sâu sắc đời sống nội tâm của con người Quảng Ninh qua các thời kì Đây chính là mảnh đất màu mỡ, tạo nên nguồn thi liệu quý giá, phong phú để khám phá, tìm hiểu về cuộc sống sinh hoạt, lao động, tâm tư tình cảm, khát vọng của con người lao động trên quê hương từ

xa xưa, nhất là những cư dân sống vùng ven biển và những người thợ mỏ Trong khi

đó, chưa có một công trình nào nghiên cứu để làm rõ đời sống tinh thần, tâm trạng của nhân vật và đối tượng trữ tình trong các bài ca dao

Trang 7

Ngay trong nội dung chương trình dạy học Ngữ văn địa phương Quảng Ninh lớp 6, 7 có những bài nội dung dạy về ca dao như: Ngữ văn địa phương lớp 6: có bài đọc thêm về “Ca dao vùng mỏ”; Ngữ văn địa phương lớp 7 ở bài 18 - Tiết 74 theo phân phối chương trình mới dừng lại ở việc hướng dẫn học sinh sưu tầm các bài ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương; Bài 33 - tiết 134, 135 theo phân phối chương trình giáo viên tổ chức, đánh giá, nhận xét các bài cảm nhận của cá nhân học sinh về ca dao đã sưu tầm ở tiết 74 chứ chưa có bài dạy nào cụ thể định hướng cách thức phân tích, đi sâu khai thác để giúp các em cảm nhận được tiếng nói của tâm hồn nhân vật và đối tượng trữ tình gửi gắm qua các bài ca dao

Từ những lí do trên, chúng tôi chọn: “Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh”, đặc biệt ở mảng ca dao vùng mỏ, vùng biển làm đề tài cho luận

văn tốt nghiệp của mình Mong rằng công trình nghiên cứu này sẽ góp một phần công sức nhỏ bé vào việc khám phá, giữ gìn, bảo tồn cho nền văn học dân gian nói chung

và ca dao Quảng Ninh nói riêng; khơi dậy tình yêu đối với văn học dân gian của dân tộc đồng thời tạo thêm một nguồn tư liệu về văn học dân gian để giúp giáo viên Ngữ văn ở Quảng Ninh có thể thực hiện tốt các tiết dạy Ngữ văn địa phương một cách thuận lợi hơn

2 Lịch sử vấn đề

Ca dao nảy sinh và xuất hiện ở Quảng Ninh từ rất sớm, nhất là ca dao vùng biển Còn mảng ca dao vùng mỏ ra đời muộn hơn một chút vì nó gắn liền với quá trình đấu tranh của công nhân mỏ

Trước Cách mạng tháng tám, do nhân dân ta vẫn phải chịu ách áp bức một cổ hai tròng, chưa được giải phóng, điều kiện kinh tế xã hội còn nghèo nàn, lạc hậu cho nên các nhà nghiên cứu khoa học chưa có điều kiện thâm nhập thực tế ghi chép, sưu tầm, xuất bản phát hành thành sách để lưu truyền cho thế hệ con cháu về sau Chính

vì thế, ca dao dân ca chủ yếu là tiếng hát cất lên từ trong lao động, lưu truyền trong đời sống để giãi bày tâm tư, tình cảm trong tâm hồn, làm xua đi những vất vả, lo âu, mệt mỏi trong cuộc sống thường ngày Những bài ca dao ấy nếu có giá trị thì cũng chỉ được lưu truyền bằng miệng, dựa vào trí nhớ của nhân dân mà thôi

Trang 8

Sau khi cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, đặc biệt là sau khi miền Bắc được giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ II (tháng 2 năm 1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định những đóng góp to lớn của các văn nghệ sĩ đối với cách mạng, kháng chiến Người nhấn mạnh vai trò quan

trọng của người nghệ sĩ trong thời bình và đưa ra lời khuyên: Các văn nghệ sĩ muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ thì phải học tập, phải “trau dồi tư tưởng, trau dồi nghệ thuật, đi sâu vào quần chúng Phải đi sát sự thực Và trong lúc tiến tới thì chúng ta phải trau dồi đạo đức cách mạng, trước hết là đức khiêm tốn” [24, tr 325, 326] Làm theo lời căn dặn của

Bác, các nhà văn, nhà thơ hăng hái lên đường, hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân

để hiểu, cảm nhận và khơi nguồn sáng tạo Đây cũng là thời điểm thuận lợi để các nhà nghiên cứu văn học dân gian có điều kiện đi sâu vào quần chúng, sưu tầm, nghiên cứu, tập hợp lại các bài ca dao, dân ca đã bị thất lạc, còn lưu truyền trong dân gian thành các bản thảo, tập tài liệu

Trước năm 1955, Sở Văn hóa - Thông tin khu Hồng Quảng đã cho xuất bản

một tập tài liệu tuyên truyền có tựa đề là “Đời sống thợ mỏ thời Tây qua một số bài

ca dao… ” Cuốn khảo cứu này dày khoảng 20 trang, mang tính chất tài liệu tuyên

truyền là chủ yếu Tuy nhiên, từ đó đến trước những năm 1968 việc thu thập, tìm kiếm và biên soạn một cách thống nhất các bài ca dao của vùng mỏ và vùng biển còn

bị bỏ ngỏ và thực hiện chưa đồng bộ

Từ đó đến năm 1969, ba nhà biên soạn Lý Biên Cương, Trần Nhuận Minh và

Sỹ Hồng đã kết hợp với Ty Văn hóa Quảng Ninh xuất bản tập “Ca dao vùng mỏ” (chống Mỹ cứu nước) gồm 160 bài đã sưu tầm

Đến năm 1980, Ty Văn hóa - Thông tin Quảng Ninh xuất bản cuốn “Ca dao vùng mỏ (trước Cách mạng)” do nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài chủ biên, tập hợp lại

các bài ca dao vùng mỏ được sáng tác, lưu truyền trước cách mạng tháng 8 năm 1945 Cuốn sách này là tập tư liệu sinh động, chia làm ba phần Phần đầu tiên, tác giả giới thiệu vài nét về sự hình thành, giá trị và đóng góp của ca dao vùng mỏ, phần thứ hai là một số các bài ca dao chọn lọc và phần thứ ba là các sáng tác vận động Cách mạng cùng vè dân gian ở nơi đây Cuốn sách bước đầu đã thể hiện được về giá trị nội dung (lời tố cáo đanh thép, tình yêu thương và tiếng cười cay đắng, tiếng thét rực lửa cách

Trang 9

mạng của công nhân mỏ) và chỉ ra giá trị nghệ thuật của ca dao vùng mỏ là nghệ thuật hiện thực, chủ nghĩa hiện thực trong hình thức thơ ca dân gian Những luận điểm mà nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài nêu ra đã đề cập tương đối đầy đủ giá trị của ca dao vùng mỏ trước Cách mạng Và trong bài viết còn đưa ra luận điểm ca dao vùng mỏ phản ánh tình yêu thiên nhiên Tuy nhiên, theo chúng tôi, thiên nhiên ở đây là phương tiện nghệ thuật để con người bày tỏ tình cảm với quê hương, đất nước và thể hiện tình yêu lứa đôi chứ không phải đối tượng hướng tới

Trong giai đoạn hợp tác và hội nhập với quốc tế như hiện nay thì yếu tố văn hóa bản địa, văn học dân gian càng ngày được coi trọng hơn, là mảnh đất màu mỡ thu hút các nhà nghiên cứu tìm tòi, sưu tầm một cách đầy đủ, hoàn chỉnh hơn Năm

2007, nhà biên soạn Vũ Thị Gái kết hợp với Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Ninh đã

xuất bản cuốn “Ca dao - dân ca vùng biển Quảng Ninh” Trong cuốn sách, PGS.TS Nguyễn Thị Huế trong bài giới thiệu “Đọc ca dao, dân ca vùng biển Quảng Ninh đôi điều cảm nhận” đã nhận định ca dao vùng biển là bộ phận ca dao mang đậm chất

biển vùng Quảng Ninh bởi nó thể hiện được tâm hồn người dân biển, tình yêu, niềm

tự hào về quê hương; đồng thời bước đầu tác giả đã phác thảo được đặc điểm thi pháp

ca dao của người Việt ở Quảng Ninh

Đến năm 2010, trong cuốn “Di sản văn hóa làng chài Vịnh Hạ Long” do Thạc

sỹ Cao Đức Bình và Thạc sỹ Hoàng Quốc Thái đồng nghiên cứu và biên soạn đã đi

vào hướng “Phục dựng, bảo tồn và phát huy một số sinh hoạt văn hóa dân gian của ngư dân làng chài Cửa Vạn (Vịnh Hạ Long)” Cuốn sách đã thể hiện được quan điểm

của tác giả về sự phong phú, giàu giá trị nhân văn, đậm tính trữ tình của các bài ca dao - dân ca vùng biển Công trình nghiên cứu đã bước đầu khái quát về nội dung và nghệ thuật cũng như hình thức lưu truyền gắn với môi trường diễn xướng của ca dao

- dân ca vùng biển Quảng Ninh

Cũng trong năm 2010, Hội văn nghệ dân gian Quảng Ninh kết hợp với Tập

đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam xuất bản cuốn “Ca dao vùng mỏ”

do Tống Khắc Hoài chủ biên gồm hai phần: Ca dao Vùng mỏ trước Cách mạng tháng 8/ 1945 và Ca dao Vùng mỏ sau ngày giải phóng 25/ 4/ 1955 Cuốn sách đã sưu tầm thêm được hơn vạn câu ca dao làm sống lại không khí sinh hoạt văn hóa xã hội sâu rộng tại Vùng mỏ Quảng Ninh: lịch sử hình thành, truyền thống đấu tranh của giai

Trang 10

cấp công nhân mỏ - đây là một sản phẩm văn hóa phi vật thể vô giá không phải ở vùng đất nào, ngành nghề nào có được Cuốn sách ghi lại nội dung nổi bật, phong phú, sinh động cuộc sống tinh thần, lao động và chiến đấu của ca dao vùng mỏ cũng như một số hình thức nghệ thuật đặc trưng

Năm 2011, trong cuốn “Địa chí Quảng Ninh” tập 3, ca dao vùng mỏ được giới thiệu tại mục “Ca dao vùng mỏ trước Cách mạng tháng 8 - những sáng tác văn học đầu tiên của giai cấp công nhân” Hai phương diện nội dung và nghệ thuật trong

những sáng tác trước Cách mạng đã được đề cập đến một cách khái quát, đem đến cái nhìn tổng quan cho người đọc

Năm 2012, luận văn thạc sỹ của Lê Thị Nga với đề tài “Khảo sát ca dao - dân

ca người Việt lưu truyền ở Quảng Ninh” đã khảo sát diện mạo ca dao - dân ca người

Việt trên phương diện ngôn từ (nội dung, nghệ thuật biểu hiện) và trên phương diện diễn xướng, nghiên cứu sự gắn bó mật thiết với chức năng thực hành - sinh hoạt của

một số hình thức dân ca tiêu biểu

Bên cạnh đó, còn rất nhiều các bài báo viết về ca dao vùng mỏ và ca dao vùng biển

ở Quảng Ninh Trên tạp chí Than - Khoáng sản vào ngày 11/11/2014, nhân kỉ niệm 78 năm ngày truyền thống Công nhân Vùng mỏ - truyền thống ngành than (12/11/1936 -

12/11/2014) đăng bài “Từ ca dao vùng mỏ nghĩ về thợ mỏ ngày xưa” nhằm ôn lại cuộc

sống của công nhân và giới thiệu về ca dao vùng mỏ trước Cách mạng

“Ca dao vùng mỏ là “mỏ đá quý” mà hiện vẫn chưa được khai thác nhiều…” là tiêu đề bài báo của tác giả Huỳnh Đăng đăng trên báo điện tử Báo Quảng Ninh ngày

13/12/2015 Bài báo là cuộc trò chuyện xung quanh công trình nghiên cứu của ông

Lê Văn Lạo - một lương y nhưng lại say mê khảo cứu văn hóa dân gian Quảng Ninh, đặc biệt là về công nhân vùng mỏ qua ca dao nơi đây

Tiếp theo, bài “Ca dao vùng mỏ trước Cách mạng: Giá trị văn hóa phi vật thể quý báu của Quảng Ninh” của nhà văn Vũ Thảo Ngọc in trên báo điện tử Báo Quảng

Ninh ngày 20/12/2015 đã giới thiệu lịch sử sưu tầm các bài ca dao vùng mỏ từ những

tư liệu đầu tiên cho đến cuốn “Ca dao vùng mỏ” xuất bản năm 2010 là cuốn sách

hoàn thiện nhất Đồng thời, tác giả còn khẳng định giá trị của ca dao vùng mỏ trước Cách mạng đối với lịch sử và với văn hóa dân gian Quảng Ninh

Trang 11

Cũng trên báo điện tử Quảng Ninh, trang “Văn hóa Đất và Người Quảng Ninh” tác giả Hoàng Long có bài viết “Người đi gom những câu ca trên vịnh Hạ Long” ngày

12/ 2/ 2016 Bài báo ghi lại cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài khi

biết tin công trình nghiên cứu, sưu tầm “Ca dao - dân ca của dân chài trên Vịnh Hạ Long” mà ông là chủ biên đã được trao giải nhì Giải thưởng Văn nghệ dân gian Việt

Nam năm 2015 Bản thảo của cuốn sách gồm hai phần: phần đầu giới thiệu những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật, nguồn gốc xuất xứ v.v trong ca dao, dân ca của dân chài Hạ Long như một nét đặc trưng chỉ riêng có ở đây Phần thứ hai là tập hợp những câu ca dao, dân ca, hát chèo đường và hát đám cưới… của dân chài trên Vịnh Hạ Long

do ông cùng những cộng sự sưu tầm từ năm 1965 đến nay Ông Hài nói: “Kho tàng ca dao, dân ca làng chài trên Vịnh Hạ Long rất lớn, rất đồ sộ Những gì đã in thành sách còn quá ít, quá nhỏ nhoi Vậy mà trong xu thế đô thị hoá hiện nay, nếu không tổ chức sưu tầm, gom nhặt nhanh thì chẳng còn cơ hội nào nữa! Những câu ca dao, dân ca của người dân ở các làng chài tích luỹ từ bao đời nay sẽ “theo” người già về với cội nguồn mất thôi!” “Ca dao, dân ca thợ mỏ nặng về phản ánh hiện thực thống khổ của người thợ dưới ách áp bức bóc lột của chủ mỏ; còn ca dao, dân ca của dân chài trên Vịnh

Hạ Long thì thiên về phản ánh khát vọng chinh phục thiên nhiên, tình yêu lứa đôi v.v một cách hồn hậu Chính đây là cái vốn quý đã góp phần làm cho “hòn ngọc” Hạ Long càng trở nên lung linh hơn!” Hội Văn nghệ dân gian Quảng Ninh đang trong quá trình thực hiện việc in ấn và phát hành cuốn sách “Ca dao dân ca của dân chài trên Vịnh

Hạ Long”

Năm 2016, Nhà xuất bản Lao Động cho phát hành cuốn “Một số loại hình

ca dao, dân ca ở Quảng Ninh” do nhà báo Phạm Văn Học sưu tầm, nghiên cứu

Cuốn sách tập hợp, tuyển chọn những bài viết của tác giả đã đăng trên Báo Quảng Ninh về một số loại hình ca dao, dân ca thuộc lĩnh vực Văn học dân gian Quảng Ninh như: Ca dao Vùng mỏ, hát Soóng cọ của người dân tộc Sán Chỉ, hát giao duyên trên Vịnh Hạ Long của dân chài, hát Đúm ở Hà Nam (Quảng Yên), hát Nhà tơ - Hát múa cửa đình ở các huyện miền Đông, hát Then của người Tày, hát Sán cô của người Dao Ở mỗi bài viết, tác giả đã có những nhận xét, đánh giá tương đối xác đáng về đặc điểm nội dung, nghệ thuật nổi trội của mỗi loại hình ca dao, dân ca ở

Trang 12

Quảng Ninh, những kiến nghị nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của chúng trong thực tiễn hiện nay Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu

Tất cả các công trình nghiên cứu trên là những chỉ dẫn quý báu, định hướng cho chúng tôi có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn, sâu sắc hơn về kho tàng ca dao Quảng Ninh Tuy nhiên, những bài viết trên mới chỉ nghiên cứu một vài phương diện về nội dung, nghệ thuật hay môi trường diễn xướng trên từng mảng ca dao riêng lẻ Từ

những lí do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh” nhằm tiếp bước quá trình tìm hiểu về ca dao Quảng Ninh, đặc biệt là

ca dao vùng biển và vùng mỏ, đi sâu vào khám phá, phân tích tâm trạng của nhân vật

và đối tượng mà các bài ca dao hướng tới để hiểu thêm về cuộc sống vật chất và tinh thần của người lao động xưa

3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là ca dao Quảng Ninh Trong đó, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu:

- Nhân vật trữ tình trong ca dao Quảng Ninh

- Đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu hai hình tượng nghệ thuật đặc trưng của ca dao Quảng Ninh, khám phá những giá trị thẩm mĩ tinh túy trong tâm hồn, tình cảm, những cung bậc cảm xúc, diễn biến tâm trạng… của người dân lao động

Thông qua việc sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu về các văn bản ca dao ở Quảng Ninh, luận văn sẽ làm sống lại hiện thực khách quan về cuộc sống và tâm tư, tình cảm của ông cha ta ngày trước gửi gắm trong các bài ca dao Từ đó góp phần kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp cho con người thời nay không quên lịch sử, nguồn cội của quê hương mình, có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nói chung

và văn học dân gian nói riêng thông qua các bài ca dao do nhân dân lao động xưa sáng tác, làm phong phú hơn vốn hiểu biết và bồi dưỡng tâm hồn thông qua các bài

ca dao trữ tình mượt mà, đằm thắm

Trang 13

Một trong những mục tiêu nữa mà luận văn muốn hướng tới là dùng kết quả sưu tầm, nghiên cứu để ứng dụng vào việc giảng dạy trong chương trình Ngữ văn địa phương ở các đơn vị trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, trước tiên cần tìm hiểu và nắm vững những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài làm nền tảng khoa học cho việc nghiên cứu Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh

tế - xã hội và đời sống văn hóa của nhân dân sống ở vùng mỏ và vùng ven biển Quảng Ninh bởi đó là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của văn học dân gian, trong đó có ca dao từ khi ra đời cho đến ngày nay ở mảnh đất vùng ven biển Đông Bắc của Tổ quốc

Tập hợp các bài ca dao trong những cuốn sách sưu tầm về ca dao Quảng Ninh làm có sở triển khai đề tài luận văn

Ngoài ra, trong điều kiện có thể, chúng tôi còn đi điền dã để sưu tầm thêm những bài ca dao đang được lưu truyền trong đời sống dân gian ở tỉnh Quảng Ninh

Trên cơ sở hệ thống những văn bản, tác phẩm đã được tập hợp, sưu tầm, chúng tôi khảo sát, phân loại, phân tích để từ đó rút ra những giá trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật được phản ánh thông qua tâm trạng của nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điền dã văn học dân gian: Chúng tôi đi thực tế về các phường,

xã, thu thập thêm những bài ca dao còn lưu truyền trong nhân dân, tìm hiểu về đời

sống văn hóa của người dân Quảng Ninh từ cổ truyền đến hiện đại để hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, sức sống của văn học dân gian, trong đó có ca dao đối với con người nơi đây

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Dựa trên cơ sở đi thực tế thu thập tài

liệu và nghiên cứu các văn bản hiện có, chúng tôi phối hợp với một số phương pháp

sử học, địa lí học, dân tộc học để nghiên cứu

- Phương pháp thống kê: Phương pháp này giúp người nghiên cứu sau khi đọc,

sưu tầm tác phẩm sẽ thống kê, xác định số lượng, tần số xuất hiện của nhân vật và đối tượng trữ tình trong các bài ca dao để có được sự phân loại hợp lí nhất

Trang 14

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ kết quả thống kê, phân loại ở trên, phương

pháp phân tích, tổng hợp sẽ giúp chúng tôi đưa ra những lời nhận xét, đánh giá, làm nổi bật sự phong phú, đa dạng trong đời sống tâm hồn của các nhân vật thông qua diễn biến tâm trạng của của nhân vật và đối tượng trữ tình trong các bài ca dao

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình phân tích, tổng hợp chúng

tôi cố gắng so sánh, đối chiếu với các thể loại văn học dân gian khác ở Quảng Ninh

và ca dao ở các vùng miền khác nhằm làm rõ những nét tương đồng hay dị biệt trong những trường hợp cần thiết

5 Phạm vi nghiên cứu

5.1 Phạm vi tư liệu nghiên cứu

Tư liệu nghiên cứu chủ yếu ở các bài ca dao trong các cuốn sách:

1 Tống Khắc Hài (chủ biên) (2010), Ca dao vùng mỏ Quảng Ninh, Hội văn

nghệ dân gian Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

2 Vũ Thị Gái (2007), Ca dao - Dân ca vùng biển Quảng Ninh, Sở Văn hóa

thông tin Quảng Ninh

3 Thu thập thêm những bài ca dao về vùng biển và vùng mỏ còn lưu truyền trong dân gian mà các tác giả chưa đưa vào tác phẩm hiện có

5.2 Phạm vi vấn đề nghiên cứu

Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi tập trung đi sâu vào việc tìm hiểu, hệ thống hóa nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh Phạm vi khảo cứu chính là ca dao vùng biển và vùng mỏ Quảng Ninh

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Một số vấn đề lí luận và thực tế liên quan đến đề tài

Chương 2 Nhân vật trữ tình trong ca dao Quảng Ninh

Chương 3 Đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh

7 Đóng góp của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối hệ thống, toàn diện về hai hình tượng nghệ thuật quan trọng trong thể loại ca dao ở Quảng Ninh - một vùng miền có truyền thống văn hóa, văn học dân gian

Trang 15

Nghiên cứu về nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh giúp người ta hiểu rõ hơn về đời sống, những tâm tư, tình cảm, khát vọng, ước muốn của nhân dân lao động xưa, đặc biệt là những người dân sống ở vùng mỏ và ven biển Khơi dậy truyền thống yêu quê hương đất nước, trân trọng quá khứ của quê hương

và có ý thức giữ gìn, trân trọng hiện tại

Cung cấp thêm một tài liệu thiết thực cho nhà trường THCS tại địa phương Quảng Ninh giảng dạy

Góp phần giữ gìn, phát huy vốn văn hóa, văn học dân gian truyền thống của quê hương

Trang 16

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Để hiểu được nguồn cội sản sinh ra ca dao Quảng Ninh, trước hết phải nắm được một cách khái quát về vùng đất mỏ này cũng như hiểu được một số khái niệm

cơ bản có liên quan đến nội dung nghiên cứu trong luận văn

1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đời sống văn hóa ở Quảng Ninh

1.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên

Quảng Ninh là một tỉnh ven biển, nằm ở địa đầu phía Đông Bắc Nơi đây phần lớn là đồi núi nhưng do kinh tế đặc biệt phát triển và là một cực của tam giác kinh tế nên Quảng Ninh được xếp vào nhóm các tỉnh đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng văn

chếch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam Phía Đông hướng ra phía Vịnh Bắc Bộ; phía Tây Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng; phía Bắc giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) với cửa khẩu Móng Cái và Trinh Tường

Diện tích toàn tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km2 Trong đó diện tích đất liền

là 5.938 km2 (chiếm 87%) còn vùng đảo, vịnh, biển (nội thuỷ) là 2.448,853 km2

(chiếm 2/3 số đảo cả nước) đã liên kết lại thành tuyến dài 200km theo hướng vòng

cung, tạo thành bức tường vững chãi chống xâm lược Trong sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” đã miêu tả vùng đất này “Lấy núi làm thành, chiếm chỗ cao, giữ chỗ hiểm, núi che sau lưng, biển bọc quanh mình, thế đất hẻo lánh mà ổn định, trong vững, ngoài kín Quả thật là nơi hình thẳng của nước Nam” [21]

Với vị trí địa lý đắc địa như trên cùng kiến tạo địa hình tự nhiên, có cả núi cao (chiếm 80% diện tích đất đai) và sông suối (có khoảng 30 sông suối) đã chia Quảng Ninh thành 3 vùng: vùng núi gồm những dãy núi có độ cao từ 900 - 1100m với hướng chủ đạo là Đông Bắc - Tây Nam; vùng trung du và đồng bằng ven biển - nơi được bồi đắp phù sau màu mỡ quanh năm từ các con sông; vùng biển và hải đảo Ba tiểu vùng

Trang 17

này đã góp phần tạo điều kiện cho Quảng Ninh thêm phong phú, đa dạng và phát triển

về mọi mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Vì thế, từ xa xưa, đây đã là nơi giao thương, buôn bán sầm uất trong cả nước Còn ngày nay, Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam, có 4 thành phố trực thuộc (Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí), 1 thị xã (Quảng Yên) và 9 huyện (Đông Triều, Tiên Yên, Hải Hà, Bình Liêu,

Ba Chẽ, Cô Tô, Đầm Hà, Hoành Bồ, Vân Đồn)

Như vậy, với điều kiện tự nhiên cùng sự đa dạng về dân tộc, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng là một trong những điều kiện thuận lợi để Quảng Ninh phát triển kinh

tế, chính trị và giao lưu văn hóa với các vùng trong nước và quốc tế, là mảnh đất màu

mỡ cho văn học dân gian phát triển ở Quảng Ninh

1.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội

Trong thời kì hội nhập quốc tế, đất nước ta đang tích cực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa Việt Nam sánh ngang với các nước năm châu như lời Bác căn dặn Vì thế, việc xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm là điều rất quan trọng Được ví như một Việt Nam thu nhỏ, hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi (về vị trí địa lý, địa hình, tự nhiên, nhân lực) để phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế

Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng

đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác định: “Hình thành các trung tâm kinh tế lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và xây dựng khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn (Quảng Ninh)”

Năm 2010, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 7 ở Việt Nam Nền kinh tế ở Quảng Ninh phát triển rất đa dạng, trong đó có các ngành chủ lực như than, điện, cảng và du lịch đều ở mức cao

Về giao thông: Đường bộ có đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng; Có đường biên giới đất liền với Trung Quốc, Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới (cửa khẩu Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh), đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư, là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực Đường biển có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu như cảng

Trang 18

Cái Lân - cửa khẩu quốc tế đường biển có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới

Về các khu công nghiệp: có khu công nghiệp đóng tàu, khu công nghiệp Cái Lân, Việt Hưng (Hạ Long), Hải Yên (Móng Cái); Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà (huyện Hải Hà); Khu công nghiệp phụ trợ ngành than; Khu kinh tế Vân Đồn, Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái Đặc biệt, việc hình thành vùng công nghiệp khai thác than từ rất sớm bởi 90% trữ lượng than của cả nước thuộc về tỉnh Quảng Ninh Vùng khai thác than, chế biến, tiêu thụ than có phạm vi rất lớn, trải dài từ Đông Triều, Uông

Bí, Hoành Bồ, Hạ Long và Cẩm Phả Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp, sản xuất trong và ngoài nước, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Với sự phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ ở khắp các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, thủy hải sản… Quảng Ninh là tỉnh đầu tàu của phía Bắc và cũng là nơi tạo nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều tác gia, cho ra đời những tác phẩm nổi tiếng gắn với những loại hình văn học nghệ thuật mang nét đặc sắc rất riêng mà chỉ địa phương này mới có Tiêu biểu có thể kể đến ca dao vùng mỏ hay ca dao vùng biển, hình thức hát giao duyên trên biển, hát đối, hát nhà tơ cửa đình…

Không những thế, là một trong những cái nôi xuất hiện loài người từ rất sớm trên trái đất với nền văn hóa Soi Nhụ, Hạ Long; là nơi ghi lại dấu ấn các đời vua Hùng; mảnh đất có bề dày lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước; hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên: rừng, núi, nước non, biển đảo, sông hồ Quảng Ninh là mảnh đất lưu giữ lại rất nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh Đến nay, toàn tỉnh có 626 danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa các loại, trong đó có 125 di tích được xếp hạng, với 64 di tích được xếp hạng quốc gia, 61 di tích cấp tỉnh Vì thế, Quảng Ninh là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam Các hệ thống danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa có tầm vóc quốc gia và quốc tế như: di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo và là một trong bảy Kì quan Thiên nhiên Mới của thế giới Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn,

Trang 19

Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn, chùa Cái Bầu, chùa Ba Vàng, chùa Lôi Âm thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh Và chính những địa danh, những thắng cảnh tươi đẹp này đã khơi gợi cảm hứng sáng tác, cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp, sự giàu có của thiên nhiên, đất nước, con người của người dân nơi đây và du khách thập phương khi đến với Quảng Ninh

1.1.3 Đời sống văn hóa

Nền văn hóa Việt Nam được xem là một nền văn hóa có bản sắc, có đặc tính

là thống nhất trong sự đa dạng Sự thống nhất ấy được minh chứng bằng một nền văn hóa chung đậm đà bản sắc dân tộc Còn sự đa dạng được biểu hiện qua các đặc điểm nổi trội của các vùng văn hóa và các khía cạnh văn hóa trong đời sống con người Tác

giả Ngô Đức Thịnh trong cuốn “Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam”

(Nxb Khoa học xã hội, H, 1993) đã chia nước ta thành bảy vùng văn hóa là: Đồng bằng Bắc Bộ, Việt Bắc, Tây Bắc và vùng núi Bắc Bộ, Duyên hải Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung và Nam Trung Bộ, Trường Sơn - Tây Nguyên, Nam Bộ Sự phân chia đó dựa vào đặc trưng của từng vùng lãnh thổ có những tương đồng về hoàn cảnh

tự nhiên, dân cư sinh sống, các mối quan hệ về nguồn gốc và lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Còn trong cuốn “Các vùng văn hóa Việt Nam” của Đinh Gia Khánh và Cù

Huy Cận (Nxb Văn học, 1995) lại dựa trên tiêu chí về địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mà chia Việt Nam thành chín vùng văn hóa, tiêu biểu là văn hóa Thăng Long Đông Đô - Hà Nội; Vùng văn hóa đồng bằng miền Bắc Việt Nam; Vùng văn hóa Việt Bắc

Trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” do Trần Quốc Vượng chủ biên (NXB Giáo dục, 1997) đã đưa ra cách hiểu của mình về vùng văn hóa “Điều kiện tự nhiên

và lịch sử, xã hội của mỗi vùng không giống nhau Những nét khác nhau của các vùng đất về các phương diện ấy sẽ tạo ra phát triển của văn hóa có những điểm khác nhau” Dựa vào đặc điểm tự nhiên và xã hội, về kinh tế, chính trị, văn hóa chia Việt

Nam thành sáu vùng văn hóa như: Vùng văn hóa Tây Bắc; Vùng văn hóa Việt Bắc; Vùng văn hóa Bắc Bộ; Vùng văn hóa Trung Bộ; Vùng văn hóa Tây Nguyên; Vùng văn hóa Nam Bộ

Trang 20

Từ những quan điểm trên thì Quảng Ninh nằm trong vùng văn hóa Bắc Bộ - vùng văn hóa được coi là cái nôi của quốc gia Đại Việt, có nền văn hóa dân gian lâu đời và phong phú Quảng Ninh là ngôi nhà chung của rất nhiều dân tộc anh em, trong

đó người Kinh chiếm phần lớn với hơn 1 triệu người, xếp thứ hai là dân tộc Dao, tiếp

đó là người Tày, Sán Dìu, Sán Chay, người gốc Hoa… Cũng vì là đất nhập cư nên người nơi khác mang vốn văn hoá truyền thống của mình đến với Quảng Ninh rất nhiều Họ sống ở các đô thị, nông thôn, các khu công nghiệp và vùng đồng bằng ven sông, ven biển với nghề khai mỏ, đánh bắt cá, làm rừng Với mật độ và sự phân bố dân cư như trên đã tạo nên sự đa dạng về sắc tộc, ngôn ngữ và văn hóa tín ngưỡng bởi họ còn giữ được bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ, y phục, lễ hội và phong tục Theo GS TS Nguyễn Xuân Kính, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hoá, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam thì Quảng Ninh là vùng đất hội tụ văn hoá của cả nước nên rất phong phú về các giá trị Văn nghệ dân gian, và “hàng độc” của văn hoá, Văn nghệ dân gian Quảng Ninh phải nói đến dân ca, ca dao sông nước

và ca dao Vùng mỏ Có thể nói tỉnh Quảng Ninh là nơi giao thoa, thống nhất của

nhiều nền văn hóa và cũng là cái nôi nuôi dưỡng, gìn giữ và phát triển văn học dân gian trong đời sống của nhân dân từ xưa đến nay

1.2 Một số vấn đề lí luận

1.2.1 Nhân vật trữ tình

Ca dao thuộc loại trữ tình, một trong ba loại (bên cạnh tự sự và kịch) của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ Đây là thể loại của thơ ca trữ tình dân gian Là tác phẩm trữ tình, ca dao phản ánh cảm xúc, tâm trạng, tức thế giới nội tâm, ý thức của con người đối với thực tại Nó là âm vang của trái tim, tâm hồn, là sự chất chứa, dồn nén,

“bùng nổ” của suy nghĩ, cảm xúc trong những khoảnh khắc nhất định Nếu tác phẩm

tự sự “tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó , phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố, hành vi của con người” [16, 373], thì tác phẩm trữ tình “phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩa, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới nhân sinh” [16, 373] Trong tác phẩm trữ tình, toàn bộ chất liệu đời sống, thực tại đều biểu hiện qua lăng kính cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình Nói cách khác, tác phẩm trữ tình, trong đó có ca dao, là tiếng nói của bản thân chủ thể trữ tình

Trang 21

và tất cả những gì biểu hiện qua chủ thể đó Do đặc điểm đó, ca dao không lấy việc miêu tả thiên nhiên, cảnh vật sinh hoạt, phong tục làm mục đích chính, dù không ít bài ca dao có những bức tranh này, dù ca dao có nhắc đến:

Ai sinh ra tỉnh Tiên Yên Đình Lập, Ba Chẽ kề bên Cái Bầu Bên non bên nước một màu Núi non xanh lá một màu thiên nhiên Cảnh tiên vui thú tang bồng

Bồ Nâu, Đầu Gỗ, Hòn Chồng, Hòn Hai

Đầu Gỗ đánh giặc mấy tài Nước nông cắm gỗ cọc cài lòng sông Khen giời mới vẽ làm sao

Vẽ nên non nước làm nao lòng người

Ca dao cũng không tường thuật những biến cố, sự kiện lịch sử, không kể lại cuộc đời những nhân vật lịch sử dù đôi khi, có những câu ca nhắc đến nhân vật, sự kiện lịch sử như những chiến thắng trên sông Bạch Đằng được tổng kết lại:

Yên Hưng truyền thống Bạch Đằng Quân Nam Hán thua trận, Tống Nguyên đầu hàng

Hay là những kinh nghiệm:

Đánh giặc thì đánh giữa sông Chớ đánh vào bãi phải chông thì chìm

Mục đích chính của những bài ca dao này không phải là miêu tả, chép lại "những điều trông thấy", mà là để biểu hiện tình cảm của con người đối với hoặc gắn với cảnh vật, phong tục, sự kiện, nhân vật ấy và mượn cảnh vật, phong tục, lịch sử mà biểu hiện tình cảm của con người Vì thế, ca dao ra đời để đáp ứng những nhu cầu, nội dung và hình thức bộc lộ đời sống tâm tình của nhân dân qua nhiều thế hệ

Đã có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về nhân vật trữ tình như Phương Lựu trong cuốn Lí luận văn học đã viết: “Thông thường nội dung tác phẩm trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình Đó là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch Nhưng nhân vật

Trang 22

trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm cách nghĩ Qua những trang thơ ta như gặp tâm hồn người, tấm lòng người Đó chính là nhân vật trữ tình (…) [12;359]

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã nêu cách hiểu về nhân vật trữ tình là “hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình, phương thức bộc lộ ý thức của tác giả - Nhà thơ hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình như một con người có đường nét hay một vai sống động có số phận

cá nhân xác định hay có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có cả nét chân dung Đó là cái tôi được sáng tạo ra” [16, 162]

Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học, “không được đồng nhất giản đơn nhân vật trữ tình với tác giả, phần lớn trong thơ trữ tình nhà thơ xuất hiện như “người đại diện cho xã hội, thời đại và nhân loại” (Biêlinxki), nhà thơ đã tự nâng mình lên một tầm khác với cái tôi đời thường cá biệt Mặt khác lại phải thây nhân vật trữ tình là sản phẩm tinh thần của nhà thơ” [16, 162]

Dựa theo cách hiểu trên có thể thấy, trong thơ trữ tình, không phải lúc nào chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình cũng đồng nhất mặc dù hầu hết các bài ca dao chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình thống nhất với nhau làm một và luồn biểu hiện cho tiếng nói chung của tập thể Đỗ Bình Trị viết: “Trong dân ca - ca dao (của mọi dân tộc) không

có cái dấu ấn của cá nhân (“con người này”), ở đây, chủ thể trữ tình (tức là tác giả) luôn luôn đồng nhất với nhân vật trữ tình (tức là nhân vật mà cảm nghĩ của nó được diễn tả trong “bài ca” và đó không phải là một cá nhân riêng rẽ mà là một quần thể) Có thể nói, đó là hiện thân trữ tình của quần chúng nhân dân” [33, tr.122]

Như vậy chủ thể trữ tình và nhân vật trữ trong ca dao là đồng nhất và thường là phi cá thể hóa Sự cá thể hóa không phát triển trong văn học dân gian nói chung và trong ca dao nói riêng Diện mạo của các nhân vật trữ tình trong ca dao là cái chung

Do đặc điểm này, đồng thời do những đặc điểm Folklore về nguyên tắc điển hình hóa, tất cả các nhân vật được thể hiện trong văn học dân gian nói chung, ca dao nói riêng đều có tính tổng quát, khái quát rộng rãi Nhân vật của ca dao trữ tình là "chàng trai"

"cô gái", "người mẹ", "người vợ ", "người vợ lính", "người lính thú", "người nông dân", tất cả các nhân vật này đều mang tính khái quát Chân dung, hoàn cảnh sống, những nỗi niềm của từng kiểu loại nhân vật đều mang tính chất chung

Trang 23

Việc xác định nhân vật trữ tình trong bài ca là ai, đang nói với ai, là rất quan trọng bởi xác định như thế nào, hiểu nội dung, giá trị trữ tình của bài ca dao như thế

ấy Nhiều trường hợp, xác định bài ca là lời của ai nói với ai không khó Tín hiệu giúp

ta xác định hiện ra ngay trong lời ca, qua nội dụng trò chuyện, tâm sự, qua tiếng gọi, lời nhắn Lại có những trường hợp một bài ca gồm nhiều dị bản Trong các dị bản, nhân vật trữ tình không phải lúc nào cũng là một mà có thể là người khác Chính vì vậy phải căn cứ vào từng bài ca (từng dị bản) thì mới có thể xác định được nhân vật trữ tình trong đó là ai và lời nói ấy là lời nói của ai nói với ai Nhưng cũng có những trường hợp rất khó xác định nhân vật trữ tình là ai, mặc dù chủ đề của bài ca thì có thể hiểu được Vì thế, trong luận văn này, chúng tôi cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu để nắm bắt được nhân vật trữ tình là ai, có tâm trạng như thế nào trong ca dao vùng biển

và vùng mỏ Quảng Ninh

1.2.2 Đối tượng trữ tình

Song hành với việc xác định nhân vật trữ tình trong bài ca là ai, thì việc xác định nhân vật ấy đang nói với ai cũng rất quan trọng Bởi lẽ đó chính là đối tượng để tác giả dân gian (cũng tức là nhân vật trữ tình, như đã xác định ở phần trên) gửi gắm tình cảm, là nguyên nhân trực tiếp khơi dậy tình cảm, tâm sự của tác giả

Có trường hợp, nhân vật trữ tình và nhân vật trong bài ca là một Ví như câu ca dao:

Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

Nhưng nhân vật trong ca dao trữ tình không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhân vật trữ tình

Con cò lặn lội bờ ao Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?

Chú tôi hay tửu hay tăm, Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa

Ngày thì ước những ngày mưa, Đêm thì ước những đêm thừa trống canh

Trang 24

Trong bài ca này có hai nhân vật là “cô yếm đào” và “chú tôi” “Cô yếm đào” tượng trưng cho người con gái đẹp, xứng đáng có người chồng tốt, chân chất, chăm chi, hiền lành Còn “chú tôi” thì đủ tật xấu: nghiện ngập đủ thứ và lười biếng Đây là hai nhân vật trong bài ca Còn một nhân vật nữa, nhân vật xưng “tôi”, đây mới chính

là nhân vật trữ tình của bài ca Nhân vật này “giới thiệu” kể về “chú tôi” để phê phán, chế giễu “chú tôi” và những hạng người như thế, còn nhân vật trữ tình là hiện thân của tác giả (ở đây tất nhiên là tác giả dân gian)

1.3 Tổng quan về văn học dân gian Quảng Ninh

1.3.1 Khái quát về văn học dân gian Quảng Ninh

Với tất cả những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - xã hội, kinh tế, văn hóa, lịch sử Quảng Ninh là một trong những tỉnh có nền văn học phong phú, đặc sắc ở các thể loại, đặc biệt môi trường sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian

đa sắc thái của người dân nơi đây là điều kiện để phát triển văn học dân gian Kho tàng đó đa dạng, có giá trị ở các thể loại, là kết tinh những sáng tác văn học dân gian của tất cả các dân tộc anh em sinh sống ở các vùng, miền trên mảnh đất địa đầu vùng Đông Bắc của tổ quốc qua mỗi thời kì

1.3.1.1 Các loại hình văn học dân gian

Theo nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài, loại hình văn học dân gian ở Quảng Ninh bao gồm truyện cổ, tục ngữ, phương ngôn; vè; ca dao

Loại hình truyện cổ

Loại hình truyện cổ trong văn học dân gian Quảng Ninh gồm có thể loại thần thoại, truyền thuyết và truyện cười

Đầu tiên phải kể đến thể loại ra đời sớm nhất là Thần thoại Nội dung đề cập

chính trong các tác phẩm là giải thích các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong thế giới vũ trụ bao la bằng cách tư duy thần bí, mang đậm yếu tố duy tâm Như truyện

“Ông khổng lồ định gánh đá lấp bể” (truyện kể ở vùng bang Trới - Hoành Bồ) để lí giải sự hình thành các ngọn núi: núi Đá Trắng, núi Truyền Đăng hay “Truyện núi Phượng Hoàng” (Núi Hang Son - Uông Bí)… Tất cả các tác phẩm đều nhằm lí giải

và làm sáng rõ nguồn gốc, sự xuất hiện của các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới Vì vậy, hầu hết mỗi ngọn núi, dòng sông đều có gốc nguồn từ thánh thần, từ ông trời, nhân vật khổng lồ có sức mạnh vô địch

Trang 25

Thể loại truyền thuyết cũng phát triển rất mạnh Yếu tố lịch sử trong các câu

chuyện được sáng tạo theo tư duy thần thoại và các nhân vật lịch sử được kì ảo hóa, thần linh hóa Trong đó có các truyền thuyết về rồng hoặc các địa danh gắn với rồng rất phong phú (Truyền thuyết về vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, truyền thuyết về đảo Cái Bầu, đảo Trà Cổ, giếng Mắt Rồng…) Tiêu biểu là truyền thuyết về vịnh Hạ Long được dân gian sáng tạo với trí tưởng tượng phong phú cùng ý niệm về nguồn gốc

“Con Rồng, cháu Tiên” mà những truyền thuyết khá ly kỳ về nơi đây đã ra đời để giải thích cho tên gọi đó Một truyền thuyết được lưu truyền rộng rãi, phổ biến nhất đó là: Ngày xưa, khi nước Việt ta mới được thành lập, nhân dân đang sống yên bình bỗng

bị giặc ngoại xâm đánh chiếm Ngọc Hoàng động lòng thương tình nên cử Rồng Mẹ cùng đàn Rồng Con của mình xuống hạ giới để giúp đỡ người Việt đánh giặc Đàn Rồng phun lửa thiêu cháy thuyền giặc và một phần nhả Châu Ngọc đã tạo thành một vức tường đá vững chắc khiến thuyền giặc đâm vào vỡ tan tành và ngăn bước tiến quân giặc Sau khi đánh tan giặc, đàn Rồng thấy cảnh vật thanh bình, con người thì hiền lành, chăm chỉ nên Rồng Mẹ đã quyết định cùng Rồng Con ở lại Nơi Rồng Mẹ đáp xuống chính là Vịnh Hạ Long còn nơi đàn Rồng Con hạ giới là vịnh Bái Tử Long

Bên cạnh các sự tích về rồng còn có các truyền thuyết về tiên, bụt, Phật (Truyền thuyết đèo Bụt giữa Hòn Gai và Cẩm Phả, sự tích hang Trinh Nữ )… cũng rất phong phú Hang Trinh Nữ nằm trong quần thể vịnh Hạ Long, gắn với một câu chuyện tình

bi thương Xưa có một người con gái vạn chài xinh đẹp, nhà nghèo, gia đình cô phải

đi làm thuê cho tên chủ cai quản vùng đánh cá Thấy cô xinh đẹp, hắn ép cô làm vợ

bé, cô không chịu vì cô đã có người yêu, chàng trai đó đang ra khơi đánh cá để chuẩn

bị cho ngày cưới của họ Không làm gì nổi cô, tên địa chủ đã đày cô ra một đảo hoang nhằm khuất phục ý chí của cô gái Vừa đói vừa kiệt sức, trong một đêm mưa gió hãi hùng, cô gái đã hoá đá nơi đây Vì thế, ngay giữa lòng hang Trinh Nữ là bức tượng người con gái bằng đá, nằm xoã mái tóc dài, mắt hướng ra khơi xa đang mỏi mòn chờ mong và tuyệt vọng Với người dân đánh cá, họ coi hang Trinh Nữ là ngôi nhà thân yêu của họ, còn những đôi trai gái yêu nhau lại coi đây là biểu tượng, nơi thề nguyện của tình yêu

Trang 26

Truyện cười được nhân dân sáng tạo với nhiều đề tài, cấp độ khác nhau khi

hướng tới những mục đích cụ thể Có truyện khôi hài chỉ để cười đùa tạo giải trí Loại truyện này thường chấp nhận cả yếu tố tục và luôn coi thường lễ giáo phong kiến Có loại truyện châm biếm các thói hư tật xấu trong xã hội, từ thói tham ăn đến bệnh sợ vợ, từ bệnh khoác lác đến tội chửa hoang Đặc biệt là một loạt các truyện hướng đến đả kích sâu cay nhắm vào những tên tây, kẻ thù đàn áp, bóc lột nông dân

và thợ thuyền…

Tục ngữ, phương ngôn

Hệ thống tục ngữ, phương ngôn ở Quảng Ninh vô cùng đa dạng, phong phú ở cả dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn Đó là những kinh nghiệm, đúc kết sâu sắc về các chủ đề, mang sắc thái địa phương cao Ở huyện đảo Vân Đồn xưa kia có giếng Hệu (hay Giếng nàng tiên) - một cái giếng quý lạ: các cô gái tắm gội bằng nước giếng thì làn da, mái tóc sẽ trở nên mềm mại, óng mượt, đẹp rất nhanh nên họ đã đúc kết: “Ngày đi tóc chửa bằng vai/ Ngày về tắm nước giếng Hệu tóc dài bằng lưng” Phương ngôn của người Sán Chay: “Kiến nhằn thảy họ, Moọng điếu thàm slằm” (có nghĩa là thấy vợ người đẹp đừng có mà tham lam) Đặc biệt, ở Quảng Ninh có hàng loạt những câu tục ngữ phương ngôn có giá trị liên quan đến vùng biển và nghề biển như

“Bám ruộng đầu cầu, ăn đầu cá đối”; “Con ơi nhớ lấy lời cha/ Cường nam lộng bắc chớ qua sông Rừng” đã trở thành kinh nghiệm quý báu Đây là những tư liệu văn học dân gian quý giá cần được lưu giữ, bảo tồn và phổ biến rộng rãi

Vè là thể loại truyện kể bằng văn vần, có số lượng tác phẩm lớn, hướng đến các chủ đề có giá trị lớn về chính trị, xã hội và lịch sử của vùng, mang sắc thái địa phương cao Vè được chia làm hai loại là vè có ghi tác giả và vè không ghi tác giả

Ở các tác phẩm còn được ghi tên tác giả như: ông Trịnh Tráng là người ở đảo Vân Hải, rất giỏi làm vè (vè cứu tầu Héng, vè sửa đình Quan Lạn…) Ông Pháp Thuật (vè đình công năm băm sáu) Cụ Phạm Thị Bế (vè lụt năm Đinh Mão) Còn những tác phẩm vè không ghi tên tác giả thì đa dạng, xoay quanh nhiều vấn đề trong cuộc sống Ví dụ: Vè cải cách ruộng đất, Vè chiến khu Đông Triều, Vè đời sống phu mỏ…

Trang 27

Ca dao

Trong các loại hình văn học dân gian ở Quảng Ninh thì ca dao là một thể loại trữ tình có giá trị đặc sắc về đề tài, chủ đề và thi pháp Nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài trong “Dư địa chí Quảng Ninh” chia kho tàng ca dao Quảng Ninh thành hai bộ phận là ca dao của các dân tộc thiểu số và ca dao của người Việt

Ca dao của các dân tộc thiểu số có đặc điểm là thường đi liền với diễn xướng

Họ dùng ca dao để diễn xướng trong các bài hát ru, hát chúc, các điệu hát then, sli, tì làu (người Tày - Nùng), xoóng cộ (người Sán Chay), xình cô (người Sán Dìu)… trong các dịp sinh hoạt cộng đồng, hội xuân, đám cưới, lễ tết…

Bộ phận ca dao người Việt được chia làm ba mảng có giá trị đặc thù là: Ca dao cổ về non nước Quảng Ninh; Ca dao vùng biển; Ca dao vùng mỏ

Mảng ca dao cổ về non nước: Là những sáng tác của người Việt ở Quảng Ninh,

ca ngợi sông, núi, cảnh đẹp quê hương Có một số bài ca ngợi thiên nhiên có lồng yếu

tố lịch sử vào với lòng tự hào cao

Mảng ca dao vùng biển là những bài ca đằm thắm về tình yêu người, yêu nghề, yêu biển đảo quê hương giàu đẹp của những người dân chài sống trên biển Loại hình

ca dao này vô cùng phong phú bởi nó luôn được sáng tác đồng thời với quá trình diễn xướng thông qua các điệu hát mà họ gọi là hát chèo đường, hát ví, hát véo, hát đối, hát cưới…

Mảng ca dao vùng mỏ là những tác phẩm trữ tình có giá trị đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật của những công nhân mỏ Ca dao vùng mỏ là mảng thể loại tiêu biểu cho vùng văn hóa đô thị ở Quảng Ninh Các tác phẩm đã được lưu giữ và trở thành một phần không thể thiếu trong kho tàng văn học về vùng mỏ ở nơi đây

1.3.1.2 Văn học dân gian phân vùng theo vị trí địa lý

Theo nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài, trong cuốn “Địa chí Quảng Ninh”(tập 3), Quảng Ninh có 4 vùng văn học dân gian được chia theo tiêu chí địa lí tương ứng với 4 vùng địa hình của mảnh đất này Đó là vùng núi, vùng trung du và đồng bằng ven biển, vùng biển và vùng đô thị [14]

Trang 28

Vùng miền núi

Văn học dân gian miền núi bao gồm các sáng tác của đồng bào dân tộc thiểu

số người Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay, Hoa sinh sống trên mảnh đất Quảng Ninh Các dân tộc này có số dân trên một ngàn người và họ sống ở các làng bản miền núi với ngôn ngữ, phong tục tập quán riêng Tuy nhiên, bộ phận đồng bào dân tộc Tày - Nùng vì có chung một nguồn gốc từ các tộc người Bách Việt và đã cư ngụ lâu đời bên cạnh người Kinh nên nhiều tác phẩm văn học dân gian của họ gần giống những tác phẩm của các dân tộc thiểu số phía Bắc Tuy nhiên, họ vẫn có nhiều tác phẩm thần thoại, truyền thuyết mang sắc thái địa phương rất rõ, nhất là những truyền thuyết gắn liền với đồi núi, sông suối, các địa danh và các sự kiện lịch sử Không chỉ có loại hình tự sự mà thể loại trữ tình thể hiện ở các bài ca dao cũng rất phát triển Đó nguyên

là lời các bài hát đối đáp giao duyên về tình yêu lứa đôi tha thiết, chân thành nhưng

ý nhị, kín đáo mà người Tày Nùng gọi là sli, tì làu, người Dao gọi là sảng cố, người Hoa gọi là sán cố, người Sán Chay gọi là xóng cọ, người Sán Dìu gọi là xình cô Những bài ca dao đó dễ hiểu, dễ nhớ những vẫn chứa những ý tứ kín đáo, giàu tình cảm của những con người chân chất, thật thà

Vùng trung du và đồng bằng ven biển

Vùng trung du và đồng bằng ven biển là nơi đồng bào Kinh cư trú lâu đời, có kho tàng văn học dân gian gần giống với các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ Vùng này gồm Đông Triều, Uông Bí, Yên Hưng, và vùng nông thôn ven biển, nơi người Kinh sinh sống ở các huyện còn lại Bên cạnh những nguyên bản hoặc dị bản trong kho tàng truyện cổ và ca dao, tục ngữ, câu đố, truyện cười của miền Bắc, mỗi nơi đều có những tác phẩm bản địa Đó là những tục ngữ, phương ngôn được nông dân tổng kết kinh nghiệm sản xuất và sinh sống ở mỗi vùng; những truyền thuyết, giai thoại, bài vè về các nhân vật và sự kiện lịch sử diễn ra tại địa phương

Vùng biển

Vùng biển và ven biển có văn học dân gian của ngư dân Cư dân nơi đây có một cuộc sống đặc biệt hơn các ngư dân ở nơi khác bởi họ đời nối đời sống, sinh hoạt lênh đênh trên những chiếc thuyền nan, không có làng xóm cố định, tùy theo từng nghề và tùy mùa vụ cá, mùa gió mà các con thuyền tản mát hát chụm lại trong các vùng, các

Trang 29

vụng, dưới các bóng núi Không giống ngư dân mọi nơi luôn có làng xóm, phố phường trên bờ, chỉ đàn ông mới đi biển, sớm đi chiều về hoặc ra khơi dài ngày theo mùa vụ

Và chính cuộc sống đó đã tạo nên một vùng văn hóa dân gian độc đáo, trong đó có văn học dân gian Ngư dân chài Quảng Ninh cũng phải vào bến, lên chợ bán cá và mua gạo nhưng mọi chuyện trên bờ thật lạ lẫm với họ Họ luôn có mặc cảm vì người trên bờ gọi

họ là “dân chã”, coi họ như những người thiểu số từ trên núi xuống Từ cuộc sống đơn

lẻ của mỗi con thuyền, lại giữa cảnh mênh mang trời mây non nước kì ảo, họ có một nhu cầu giao lưu tình cảm hết sức mãnh liệt và hát giao duyên chính là để giải tỏa nỗi buồn, để kết bạn, để nên vợ nên chồng Lời các bài hát đó chính là kho tàng ca dao hết sức đặc sắc bởi lời lẽ trau chuốt và rất nhiều cung bậc Đương nhiên họ cũng có nhiều tục ngữ, phương ngôn và cũng không ít câu đố, bài vè và truyện cổ Như vậy, đặt ca dao vùng biển trong mối quan hệ với vùng văn học chúng ta có thể có được một cái nhìn tổng quát, sâu rộng về sự hình thành, tồn tại và phát triển cũng như giá trị của ca dao vùng biển Quảng Ninh

Vùng đô thị

Vùng đô thị là khái niệm xuất hiện khi vùng công nghiệp than chịu ách áp bức bóc lột và thống trị tàn bạo của bọn thực dân Pháp Vùng văn học này gồm tất cả các lán thợ, các làng mỏ, các thị trấn, thị tứ mỏ từ Mạo Khê, Tràng Bạch, Uông Bí, Vàng Danh, Đồng Đăng, Hòn Gai, Hà Lầm, Hà Tu, Cẩm Phả, Cửa Ông, Mông Dương và Vạn Hoa Thời gian mà văn học vùng đô thị xuất hiện được xác định từ năm 1888, khi Công ty mỏ than Bắc Kỳ thuộc Pháp (SFCT) chính thức hoạt động và trải qua 70 năm, đến năm 1955, vùng mỏ được giải phóng trở về sau Chủ nhân của vùng văn học này chính là những người nông dân gốc đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Nghệ Tĩnh

bị bóc lột, dồn ép trở nên bần cùng hóa đã trở thành những phu mỏ khốn khổ Cuộc sống đầy đau thương của phu mỏ dưới sự cai trị thâm độc, dã man, nham hiểm đã trở thành chủ đề chính trong những sáng tác của chính họ Có những câu chuyện kể

về những số phận đau thương, bi thảm; có những truyện cười châm biếm đả kích bọn chủ mỏ và bọn tay sai chó săn; những bài vè miêu tả chân dung bọn chúng hoặc ghi lại các sự kiện đáng nhớ, trước hết là các cuộc đình công, song nhiều nhất và phổ biến nhất vẫn là những câu ca dao sắc sảo, cảm động miêu tả nỗi buồn tủi trước cảnh khổ cực hoặc tố cáo tội ác của bọn thực dân chủ mỏ Vì thế, ca dao vùng mỏ thuộc vùng

Trang 30

văn học đô thị Đặt ca dao vùng mỏ trong mối quan hệ với vùng văn học chúng ta cơ bản nắm bắt được sự hình thành, tồn tại và phát triển sâu rộng của ca dao vùng mỏ Qua đó, ta còn hiểu được một cách sâu hơn về giá trị lịch sử, văn hóa của thể loại ca

dao này

1.3.2 Diện mạo ca dao Quảng Ninh

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi thấy rất nhiều các định nghĩa

về ca dao đã được đưa ra

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, nếu hiểu theo nghĩa gốc thì “ca” là bài hát có khúc điệu, “dao” là bài hát không có khúc điệu Từ một thế kỉ nay, các nhà nghiên cứu

về văn học dân gian Việt Nam đã dùng danh từ ca dao để chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể đến những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi) Với nghĩa này, ca dao là thơ dân gian truyền thống [16, 31]

Trong cuốn giáo trình Văn học dân gian PGS TS Phạm Thu Yến định nghĩa

ca dao dựa trên các yếu tố lời ca, điệu hát, lối hát và mối quan hệ giữa các yếu tố đó,

cụ thể như sau:

Ca dao là thơ ca dân gian tồn tại ở dạng lời thơ hoặc điệu hát, gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của nhân dân Với bản chất trữ tình, ca dao có chức năng diễn tả một cách trực tiếp tâm hồn, tình cảm của nhân dân lao động.[35, 183]

Vì thế, ở Quảng Ninh, ca dao vùng biển, vùng mỏ là một dòng văn nghệ dân gian độc đáo, có nhiều giá trị về mặt lịch sử, văn hoá, xã hội và nghệ thuật Nếu như ca dao vùng mỏ mang tính đặc thù của giai cấp công nhân Quảng Ninh phản ánh ý chí đấu tranh kiên cường của những người thợ mỏ, làm nên lịch sử thơ ca cách mạng dưới hình thức văn học truyền khẩu thì ca dao vùng biển lại mang đậm chất biển, phản ánh

rõ nét tâm hồn, tình cảm của người ngư dân suốt đời trên sông nước Hai mảng ca dao này đã góp phần tạo nên một di sản văn hoá quý giá và cấu thành tiểu vùng văn hoá

Quảng Ninh đóng góp cho kho tàng văn hoá phi vật thể ở Việt Nam

1.3.2.1 Diện mạo ca dao vùng mỏ Quảng Ninh

Theo nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài,“ Ca dao vùng mỏ là tiếng nói tâm tình trước hết là của những người thợ mỏ Nó ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của ngành khai thác mỏ.” [10, 18]

Trang 31

Như vậy, theo quan điểm của nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài thì ca dao vùng

mỏ là sản phẩm nghệ thuật của người phu mỏ Tuy nhiên, theo chúng tôi, ca dao vùng

mỏ còn là sáng tác của những người không phải thợ mỏ nhưng sinh sống ở các vùng quanh mỏ than bởi ca dao vùng mỏ nảy sinh và tồn tại cùng với cuộc sống con người

ở các vùng mỏ than Họ là những người trực tiếp tiếp xúc với cuộc sống của phu, thợ hoặc có người thân là thợ mỏ… vì thế vẫn có những nỗi lòng, tâm sự và vẫn sáng tác các bài ca dao

Như vậy, theo quan điểm của chúng tôi, có thể quan niệm ca dao vùng mỏ như sau:

Ca dao vùng mỏ là những bài ca dao của những người thợ mỏ và những người trực tiếp sống hoặc làm việc tại các khu khai thác mỏ Ca dao vùng mỏ ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của ngành khai thác mỏ mà nơi tập trung đông đảo mỏ than và phu mỏ nhất là ở Quảng Ninh

Ca dao vùng mỏ hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của ngành than ở nước ta, từ những thập niên đầu của thế kỉ XIX, dưới thời nhà Nguyễn Theo nhà sử học Phan Huy Lê thì các công trường khai mỏ của triều Nguyễn hồi đó

“Thể hiện rõ tính chất của một công trường phong kiến với những chế độ lao động nặng nề…” Lực lượng lao động “gồm có binh lính, dân phu và phu mỏ làm thuê” Tuy nhiên trải qua khoảng thời gian lâu dài, hiện nay chúng ta chưa có tư liệu gì thêm

về sự khổ cực của những binh lính, dân phu và phu mỏ; đời sống tinh thần, tình cảm của họ hồi đó Có lẽ họ đã gửi gắm tâm tư, tình cảm… vào các bài ca dao, những lời hát nhưng đến nay không có tư liệu còn lưu lại Hơn nữa, vùng mỏ thật sự đông đảo công nhân phải là sau khi thực dân Pháp đưa quân tiến đánh, chiếm đoạt vùng mỏ Bắc Kì nhất là ở Quảng Ninh - nơi tập trung đông đảo mỏ than Đây cũng chính là cái nôi của ca dao vùng mỏ ra đời

Năm 1888, công ty than Bắc Kì thuộc Pháp (SFCT) được thành lập và với công trường khai thác than tập trung công nhân có những lúc lên đến hàng chục ngàn người Những người phu mỏ vốn xuất thân từ nông dân phải sống trong hoàn cảnh

vô cùng khốn khổ Họ phải chịu những áp bức, bóc lột nặng nề của bọn chủ mỏ và tay sai mà chỉ có thể cam chịu, ngậm đắng nuốt cay Họ cần có một nơi để gửi gắm tâm tư, tiếng lòng của mình Mặt khác, đại đa số họ xuất thân là những người nông

Trang 32

dân ở vùng đồng bằng rất quen với các bài ca dao, các bài vè và các điệu hát dân ca, thế là vẫn vần điệu lục bát quen thuộc, họ sắp đặt thành những bài ca để cùng bạn bè chia sẻ Hàng loạt bài ca dao đã ra đời từ đó

Thời gian sáng tác Số bài Tác giả Số bài Tỉ lệ %

Từ bảng khảo sát, chúng ta có thể thấy trước Cách mạng các bài ca dao đều không rõ tác giả và ngược lại, gần như toàn bộ các bài ca dao sáng tác sau ngày vùng mỏ giải phóng đều có tác giả và đây là mảng ca dao hiện đại Có sự khác biệt giữa ca dao truyền thống và ca dao hiện đại ở vùng mỏ Quảng Ninh là bởi trước cách mạng, đời sống công nhân khó khăn nên không có điều kiện để ghi chép, lưu trữ; mặt khác các bài ca dao đa phần được sáng tác ngẫu hứng và truyền miệng để thể hiện tiếng lòng và giải tỏa tâm sự của những người nông dân, thị dân phải ra mỏ làm phu nên việc ghi nhớ tác giả không được coi trọng Hơn nữa, chính quyền thức dân kiểm soát gắt gao nên những bài ca dao ấy không thể phổ biến một cách rộng rãi

Sau ngày vùng mỏ giải phóng, do điều kiện kinh tế và xã hội đã có phần chuyển biến tích cực, nên bài ca dao đã được lưu giữ cả về mặt văn bản và người sáng tác Mảng ca dao hiện đại này chúng tôi chỉ thực hiện so sánh, đối chiếu với ca dao truyền thống về nội dung, nghệ thuật

Trang 33

Ca dao vùng mỏ thể hiện nhiều chủ đề khác nhau trong cuộc sống Qua khảo sát 541 bài, chúng tôi thấy được trong ca dao vùng mỏ có một số nội dung tiêu biểu như sau:

Từ bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng, nội dung của ca dao vùng

mỏ hết sức đa dạng và phong phú Và ở mỗi một giai đoạn sáng tác, ca dao vùng

mỏ lại có nội dung chủ đạo riêng, phản ánh đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của những người phu mỏ

Trước Cách mạng, với 205/266 bài, gần 80% ca dao vùng mỏ tập trung nói về cuộc sống khốn khổ và tình cảm của người phu mỏ đối với gia đình, quê hương bản quán và con người Hay từ trong khó khăn, tủi cực, con người ta yêu nhau với một tình cảm hết sức bình dị mà chân thành, xúc động… Ngoài ra, có một lượng không nhỏ các bài ca dao với tiếng nói tố cáo bộ mặt thực dân và tay sai Không chỉ vậy, ca dao trước Cách mạng còn mang tinh thần phản kháng, ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai Khi có sự dẫn lối chỉ đường của Đảng, rất nhiều những bài ca dao đã được sáng tác nhằm cổ vũ, vận động Cách mạng

Sau ngày vùng mỏ giải phóng, ca dao vùng mang âm hưởng tươi vui, tích cực, phấn khởi hơn Với 179/275 bài (chiếm đến 65,1% ca dao thời kì này), ca dao vùng

mỏ sau 1955 chủ yếu ca ngợi, quê hương, đất nước, con người Ca dao vùng mỏ sau

Trang 34

ngày giải phóng là sự đối sánh về mặt nội dung so với thời gian trước Nếu như ca dao vùng mỏ trước Cách mạng phản ánh cuộc sống khổ cực tăm tối của con người, thì sau những năm 1955, trên tinh thần đó, ca dao ôn lại quá khứ, trân trọng hiện tại

và hướng đến tương lai Nếu như trước Cách mạng, những người phu mỏ đau đớn, nghẹn ngào nhớ quê và dặn nhau về nơi rừng thiêng nước độc thì đến sau này, ca dao vùng mỏ đã dành phần lớn nội dung để ca ngợi quê hương, đất nước đẹp giàu Họ từng yêu nhau bằng thứ tình cảm cay đắng, xót xa cho thân phận thì đến nay, ta bắt gặp trong ca dao là tình yêu đôi lứa ngọt ngào, tươi trẻ Trước cách mạng, họ động viên nhau cùng đấu tranh, đi theo tiếng gọi của Đảng thì khi vùng mỏ được giải phóng, một số lượng không nhỏ các bài ca dao đã bày tỏ niềm biết ơn Bác Hồ, biết ơn Đảng

và nhà nước đã mang đến cuộc sống hôm nay Đây thực sự là một sự thay đổi to lớn

về mặt nội dung và nghệ thuật của ca dao vùng mỏ

Có thể nói, ca dao vùng mỏ đã thực sự trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người thợ mỏ nói riêng và người dân đất mỏ nói chung

1.3.2.2 Diện mạo ca dao vùng biển Quảng Ninh

Quảng Ninh là vùng đất nằm phía Đông Bắc, vừa có núi non trùng điệp vừa

có trung du, đồng bằng lại có cả biển với nhiều cửa sông, cửa biển, hàng nghìn hoàn đảo lớn nhỏ Vì thế, Quảng Ninh có nền văn hóa phát triển sớm và là vùng văn hóa biển điển hình của nước ta Trong kho tàng văn học dân gian Quảng Ninh nói chung thì bộ phận ca dao vùng biển giữ một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng, góp phần làm nên diện mạo riêng biệt, sinh động về cuộc sống của con người nơi đây Song trước những năm 70 của thập kỉ trước, do Quảng Ninh chưa chú ý đến lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian nên chưa đầu tư về thời gian, công sức thu thập những câu ca dao vùng biển tồn tại trong đời sống ngư dân nơi đây nên chưa hẳn đã mấy ai biết tới Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nhà sưu tầm và biên soạn Vũ Thị Gái trong quá trình sưu tầm, tập hợp những câu ca dao vùng mỏ đã cùng lúc ghi lại

và sưu tầm được không ít những câu ca dao vùng biển từ những người dân chài, những người sinh sống quanh khu vực làng chài, các đảo cung cấp như ở Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, Cẩm Phả, đảo Vân Đồn, Quan Lạn, khu vực biển ở miền Đông (Hà Cối, Trà Cổ, Vĩnh Thực) và biên soạn, tập hợp lại Nhà nhà sưu tầm và biên soạn Vũ Thị Gái đặt tên là ca dao vùng biển Và cái tên này xuất phát từ thực tế bởi hầu hết người cung cấp ca dao là ngư dân sống bằng nghề chài lưới [8, 24]

Trang 35

Như vậy, theo quan điểm của chúng tôi, có thể quan niệm ca dao vùng biển như sau:

Ca dao vùng biển là những bài ca dao của những ngư dân làm nghề chài lưới

và những người trực tiếp sống hoặc làm việc tại các làng chài, các đảo, vùng biển hoặc ven biển

Ca dao vùng biển hình thành và phát triển từ rất lâu, gắn với sự ra đời và phát triển nghề biển, chài lưới, đánh bắt các của ngư dân bởi ở bất cứ nơi đâu có biển thì

sẽ có ca dao về biển Đặc biệt là với vùng biển Quảng Ninh, những câu ca dao vùng biển nơi đây mang dấu ấn đặc sắc, rõ nét về vùng đất cũng như con người nơi đây

Dù cuộc sống của những người dân chài lam lũ, vất vả, đối mặt với biết bao nguy hiểm ở khơi xa nhưng họ vẫn chăm chỉ, chịu khó, kiên trì gắn bó với mẹ biển Những người con của biển mang trong mình hơi thở và cả làn da nhuộm nắng, gió, nhuộm hương vị mặn mòi của biển cả; mang trong mình sức sống mạnh mẽ “ăn sóng nói gió”, “ăn to nói lớn”, rất can đảm, dũng cảm, mạnh mẽ trong những chuyến chinh phục khơi xa; có lúc rất đằm thắm, dịu dàng, tình tứ trong câu ca về tình yêu vùng biển, tình yêu đôi lứa Tất cả những tâm tình đó được họ gửi gắm vào các bài ca dao, các bài vè và các điệu hát đối đáp, đối vui Hàng loạt bài ca dao vùng biển đã ra đời

từ đó với nhiều chủ đề phong phú Qua khảo sát 311 bài, chúng tôi thấy được trong

ca dao vùng biển có một số nội dung tiêu biểu như sau:

Miêu tả cảnh đánh bắt cá và địa danh

Trang 36

Như vậy, chúng ta có thể thấy các sáng tác của ca dao vùng biển không có tên tác giả Lí giải cho điều này cũng có một số nguyên nhân đã được chúng tôi nhắc tới

ở ca dao vùng mỏ Đó là do đời sống người phu ngư dân còn khổ cực nên không có điều kiện ghi chép; những bài ca dao đa phần được sáng tác ngẫu hứng ngay trong quá trình lao động sản xuất của người dân trên biển nhằm bộc lộ tâm tư, tình cảm của những con người suốt cả cuộc đời sinh hoạt ở con thuyền trên sông nước mênh mông

từ đời này sang đời khác Và mỗi con thuyền là một ngôi nhà, là một không gian sống tách biệt Chính môi trường sống ấy đã khiến những người dân chài vùng biển Đông Bắc có mong muốn dùng lời ca, tiếng hát mềm mại, mượt mà của mình để xích lại gần nhau hơn Và nhờ có phương tiện giao thông thuận tiện đã tạo cơ hội cho họ giao lưu, gặp gỡ, trò chuyện qua các câu ca dao bằng hình thức hát đối đáp Vì thế, hát đối đáp, hát giao duyên giữa nam và nữ gắn với nghi lễ, phong tục đám cưới, hát đối đáp mừng khách đến chơi hay đối đáp để thử tài trí thông minh, thi tài hiểu biết là nội dung bao trùm, chiếm một nửa số lượng các bài ca dao vùng biển Ngoài ra, những câu ca dao vịnh cảnh đánh cá hay địa danh là những câu ca dao đặc sắc, làm lên nét riêng biệt của ca dao vùng biển Quảng Ninh so với ca dao vùng biển Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa Không những thế, ca dao viết về chủ đề tình yêu quê hương vùng biển cũng như tình yêu đôi lứa gắn với lao động nghề nghiệp đã toát lên niềm tự hào, hãnh diện về quê hương giàu có, niềm kiêu hãnh vì chính mình là những con người vừa chinh phục được biển cả trong những chuyến ra khơi vừa có đời sống tinh thần phong phú Như vậy, nội dung của ca dao vùng biển hết sức đa dạng và phong phú, làm giàu thêm kho tàng văn học dân gian Quảng Ninh

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trang 37

Với những đặc trưng riêng về tự nhiên, xã hội, lịch sử và văn hóa đã tạo tiền

đề và cơ sở cho sự hình thành và phát triển của kho tàng văn học dân gian địa phương Quảng Ninh ngày càng độc đáo, đặc sắc và có giá trị Là tỉnh tập trung nhiều dân tộc cùng sinh sống với những phong tục tập quán khác nhau, tiếng nói, ngôn ngữ bản địa cùng kho tàng văn học riêng biệt đã từ góp phần làm phong phú thêm giá trị văn học các dân tộc Vì thế, dù không đồ sộ về tầm vóc nhưng văn học dân gian Quảng Ninh lại có nhiều thể loại mang bản sắc văn hóa vùng miền, đặc trưng cho từng vùng Trong mỗi thể loại lại có nhiều tiểu loại khác nhau tạo nên diện mạo phong phú cho kho tàng văn học, văn hóa nơi đây

Mặt khác, kho tàng văn học dân gian Quảng Ninh rất có giá trị, phong phú cả

về nội dung cũng như thể loại, loại hình Đặc biệt, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ca dao mà nhất là ca dao vùng mỏ và ca dao vùng biển đối với kho tàng văn học dân gian của tỉnh nói riêng và của nước ta nói chung

Ca dao vùng mỏ và ca dao vùng biển là một tiểu loại của ca dao Quảng Ninh Cùng với ca dao các dân tộc trên địa bàn Quảng Ninh, chúng đã góp phần tạo nên diện mạo riêng biệt, độc đáo, đặc sắc cho ca dao nơi đây Chính vì thế, qua văn học dân gian Quảng Ninh nói chung và ca dao vùng mỏ, vùng biển nói riêng, ta cảm nhận được phần nào cuộc sống con người và dòng chảy lịch sử, văn hóa của nơi đây

Chương 2

Trang 38

NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CA DAO QUẢNG NINH

2.1 Khảo sát nhân vật trữ tình

Chúng tôi khảo sát, thống kê, phân loại về diện mạo và tâm trạng của nhân vật trữ tình trên tổng số 577 bài ca dao bao gồm: 266 bài ca dao vùng mỏ trước cách mạng tháng 8 năm 1945 trong cuốn “Ca dao vùng mỏ” và 311 bài trong cuốn “Ca dao - dân ca vùng biển Quảng Ninh” Cụ thể như sau:

vùng mỏ

Ca dao vùng biển

Tâm trạng tiêu cực, bi quan,

Tự hào, yêu quý quê hương

Phẫn uất, căm giận chế độ

Yêu thương, chung thủy

Khát khao vươn tới một

Trang 39

Như vậy, diện mạo của nhân vật trữ tình được hiện lên rất đa dạng Đó có thể

là người dân lao động cần cù, chịu khó; hoặc là người lao động có ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột; còn là những chàng trai, cô gái có tình yêu chân thật, bộc trực, thủy chung; hay những người dân sống lạc quan, giàu mơ ước; và cũng có thể là nhân vật trữ tình mang trong mình tâm trạng tiêu cực, bi quan, bằng lòng chấp nhận với cuộc sống thực tại đầy bất công, khổ cực

Không chỉ phong phú ở các kiểu nhân vật trữ tình mà tâm trạng của các nhân vật được thể hiện trong các bài ca dao cũng muôn màu muôn vẻ Có tâm trạng tự hào, yêu quý quê hương con người làng biển; cũng có tâm trạng phẫn uất, căm giận chế

độ thực dân phong kiến Hay nhắc đến tình yêu lứa đôi là sự yêu thương, chung thủy; Khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn; Lời khuyên, an ủi, động viên dành cho nhau của những người lao động

Tuy vậy, đó chỉ là những phỏng đoán của người viết Với quy mô nghiên cứu của khóa luận, do thời gian, điều kiện, tư liệu còn nhiều hạn chế nên chúng tôi chưa thể tìm hiểu một cách sâu sắc, đưa đầy đủ diện mạo và tâm trạng của nhân vật trữ tình Đây là một trong những trăn trở của người viết về việc khảo sát diện mạo và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong ca dao vùng mỏ và ca dao vùng biển lưu truyền ở Quảng Ninh Trong những lần nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ tìm thêm các hướng giải quyết vấn đề này

2.2 Diện mạo và tâm trạng của nhân vật trữ tình

2.2.1 Diện mạo nhân vật trữ tình

2.2.1.1 Là người dân lao động cần cù, chịu khó

Qua bảng khảo sát ta thấy hình ảnh nhân vật trữ tình là những người dân lao động cần cù, chịu khó chiếm số lượng rất lớn 172/577 bài, chiếm gần 30% số lượng các bài ca dao Điều đó rất dễ lí giải bởi lẽ từ xa xưa, nước ta là một nước nông nghiệp, cần nhiều lực lượng lao động tham gia vào quá trình lao động sản xuất Chính

vì thế đòi hỏi người lao động phải cần cù, siêng năng, chăm chỉ, chịu khó:

Dẫu rằng chí thiếu tài hèn Chịu khó nhẫn nại cũng nên cơ đồ

Trang 40

Những đức tính ấy đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người nông dân, trở thành một trong những phẩm chất quý báu, là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam Cho nên, hình ảnh người nông dân trong ca dao trữ tình có người nông dân làm ruộng, làm thợ, làm nghề sông nước được hiện lên là những con người cả cuộc đời họ bầu bạn chủ yếu với đồng ruộng, sông rạch, cây trái, cá tôm lam lũ nhưng chịu thương chịu khó

Nhớ khi con ốc con tôm Nghĩ đêm hôm tối sờ mò không đăng Được cân đổi bán mà ăn Giàu thì thặm túi mua khăn Nghèo thì kiếm được bữa ăn cho cùng

Cuộc sống vùng biển nhiều thăng trầm, nay đây mai đó, luôn phải chống chọi với những tai ương bất ngờ mà biển cả mang lại Thế nhưng, chính cuộc sống sinh tồn song hành với biển khơi đã hình thành nên tính cách không chỉ phóng khoáng trong suy nghĩ mà còn rất hăng say trong lao động, luôn cần mẫn, chăm chỉ xây dựng cuộc đời:

Chèo non vượt bể ra khơi Tay chèo tay lái khắp nơi tung hoành Vạn Ninh xẻ ván bán thuyền Bầu đàn thê tử về miền Cửa Ông

Không chỉ hăng say lao động với nghề nghiệp bằng đức tính cần cù chịu khó

mà họ còn nỗ lực bằng tình yêu và ý chí cao độ, vượt lên hết khó khăn:

Giai thì gắng sức ra công Nửa đêm gà gáy xuống sông mà mò

Số khá thì ông trời cho Ngọc điệp, ngọc só cho chí hà, trai

Các hạng con gái nữ nhi Một sớm hai buổi phải đi hầu hà

Qua khảo sát, chúng tôi thu được 118 bài hướng đến hình tượng nhân vật trữ tình là người lao động miền núi Họ là những người vốn phải rời xa quê hương vì

cuộc sống, vì miếng cơm manh áo: “Nam Định là chốn quê nhà/ Có ai về mộ cu ly ra

Ngày đăng: 22/09/2017, 14:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
3. Cao Đức Bình, Hoàng Quốc Thái (Đồng chủ biên) (2010), Di sản văn hóa làng chài vịnh Hạ Long, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản văn hóa làng chài vịnh Hạ Long
Tác giả: Cao Đức Bình, Hoàng Quốc Thái (Đồng chủ biên)
Năm: 2010
4. Xuân Diệu (1972), Sống với ca dao, dân ca miền Nam Trung bộ - Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sống với ca dao, dân ca miền Nam Trung bộ - Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: NXB Tác phẩm mới
Năm: 1972
5. Cao Huy Đỉnh (1976), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Cao Huy Đỉnh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1976
6. Cao Huy Đỉnh (1974), Tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến trình văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Cao Huy Đỉnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1974
7. Đinh Xuân Dũng (2004), Văn học văn hóa - tiếp nhận và suy nghĩ, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học văn hóa - tiếp nhận và suy nghĩ
Tác giả: Đinh Xuân Dũng
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa
Năm: 2004
8. Vũ Thị Gái (2007), Ca dao - Dân ca vùng biển Quảng Ninh, Sở Văn hóa thông tin Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Ca dao - Dân ca vùng biển Quảng Ninh
Tác giả: Vũ Thị Gái
Năm: 2007
9. Nguyễn Trung Hà (2012), Hát nhà tơ, hát, múa cửa đình tỉnh Quảng Ninh, Hội Văn nghệ dân gian Tỉnh Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hát nhà tơ, hát, múa cửa đình tỉnh Quảng Ninh
Tác giả: Nguyễn Trung Hà
Năm: 2012
10. Tống Khắc Hài (chủ biên) - Nguyễn Quang Vinh - Ngô Trung Hòa - Vũ Thảo Ngọc (2010), Ca dao vùng mỏ Quảng Ninh, Hội văn nghệ dân gian Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca dao vùng mỏ Quảng Ninh
Tác giả: Tống Khắc Hài (chủ biên) - Nguyễn Quang Vinh - Ngô Trung Hòa - Vũ Thảo Ngọc
Năm: 2010
11. Tống Khắc Hài (chủ biên) (1980), Ca dao vùng mỏ (trước Cách mạng), Ty Văn hóa Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca dao vùng mỏ
Tác giả: Tống Khắc Hài (chủ biên)
Năm: 1980
12. Tống Khắc Hài (Chủ biên, 2005), Dư địa chí Quảng Ninh, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Tập 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dư địa chí Quảng Ninh
13. Tống Khắc Hài (Chủ biên, 2005), Dư địa chí Quảng Ninh, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Tập 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dư địa chí Quảng Ninh
14. Tống Khắc Hài (Chủ biên, 2005), Dư địa chí Quảng Ninh, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Tập 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dư địa chí Quảng Ninh
15. Tống Khắc Hài (Chủ biên, 2005), Dư địa chí Quảng Ninh, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Tập 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dư địa chí Quảng Ninh
16. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2013), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2013
17. Lê Huy Hoan (chủ biên) - Nguyễn Văn Khoan - Nguyễn Bích Hạnh (2000), Hồ Chí Minh Toàn tập 8 (1955 - 1957), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh Toàn tập 8 (1955 - 1957)
Tác giả: Lê Huy Hoan (chủ biên) - Nguyễn Văn Khoan - Nguyễn Bích Hạnh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
19. Nguyễn Thị Huế (1986), "Người phụ nữ trong sinh hoạt dân ca", Tạp chí Văn học, số 3, Tr. 125-128 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người phụ nữ trong sinh hoạt dân ca
Tác giả: Nguyễn Thị Huế
Năm: 1986
20. Đinh Gia Khánh (chủ biên) - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn (2008), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Đinh Gia Khánh (chủ biên) - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
21. Nguyễn Xuân Kính (2006), Thi pháp ca dao, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp ca dao
Tác giả: Nguyễn Xuân Kính
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
22. Đặng Văn Lung (chủ biên, 1997), Nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w