1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tài liệu hướng dẫn lắp đặt, sử dụng giàn giáo trong thi công trên cao

50 2,6K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Mục đích của tài liệu này là nêu ra những quy định và những hướng dẫn cơ bản đểđảm bảo an toàn đối với các loại giàn giáo ống được lắp dựng phục vụ cho cáccông việc thi công, bao gồm cả quy trình lắp dựng và tháo dỡ an toàn giàn giáo, cócác thang trèo tiếp cận mà nó là phần không thể tách rời khỏi giàn giáo. Tài liệunày được xây dựng dựa trên TCXD VN 296:2004 và ISMS Standard1007 của Tậpđoàn Dầu khí Ấn Độ.

Trang 1

1 MỤC ĐÍCH

Mục đích của tài liệu này là nêu ra những quy định và những hướng dẫn cơ bản để đảm bảo an toàn đối với các loại giàn giáo ống được lắp dựng phục vụ cho các công việc thi công, bao gồm cả quy trình lắp dựng và tháo dỡ an toàn giàn giáo, có các thang trèo tiếp cận mà nó là phần không thể tách rời khỏi giàn giáo Tài liệu này được xây dựng dựa trên TCXD VN 296:2004 và ISMS Standard-1007 của Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ

2 PHẠM VI ÁP DỤNG

Tài liệu này có thể áp dụng cho tất cả những công trình của Công ty LILAMA 69-1 bất kỳ nơi nào có công nhân của Công ty và nhà thầu lắp dựng, tháo dỡ và sử dụng giàn giáo

3 ĐỊNH NGHĨA

3.1 NHỮNG CHI TIẾT DẠNG ỐNG

TRỤ/CỘT CỦA GIÀN GIÁO (Standard)

Một ống được sử dụng làm một cột hay trụ đứng trong kết cấu giàn

giáo, và truyền tải xuống nền đất qua một tấm đế và nó cũng được coi

THANH GIẰNG NGANG

Một ống đi qua các khoang/nhịp cắt ngang hoặc vuông góc với các suốt dọc (gióng ngang) để liên kết một giàn giáo theo phương ngang mà nó cũng có thể đỡ một sàn thao tác hay sạp giáo

Trang 2

XÀ TRUNG GIAN ĐỠ TẤM SẠP GIÁO

Một ống đi qua các khoang/nhịp của giàn giáo cắt ngang qua các suốt dọc (gióng ngang) và chúng nằm ở giữa những thanh giằng ngang (các xà trung gian) để đỡ một sàn thao tác

THANH GIÓNG NGANG (CÁC ĐÀ ĐỠ)

Một ống hoặc một bộ phận khác chia khẩu độ nằm ngang giữa một suốt dọc nằm ngang và tường của công trình nhà Nó có thể có một đầu được tạo hình đặc biệt có thể tháo lắp được để lắp vào tường gạch được còn đầu kia gối lên suốt dọc

THANH CHỐNG XIÊN

Cũng được xem như là một thanh chống/đạp hoặc cấu

kiện chịu tải nghiêng có một gối tựa trên mặt đất hay

trên một kết cấu gần kề

THANH GIẰNG CHÉO

[[[

Một ống được kết hợp theo đường chéo cắt qua hai

hay nhiều bộ phận ở trong một chuồng giáo và được

cố định chắc chắn với chúng để có đủ sức bền vững

LIÊN KẾT NEO HÃM (GIẰNG NEO)

Một ống được sử dụng để liên kết một giàn giáo vào một chỗ neo chắc chắn

LAN CAN BẢO VỆ

Ống được nối kết ở mép sàn thao tác và ở các nơi khác để phòng ngừa người bị rơi/ngã khỏi sàn thao tác

Một số chi tiết cơ bản của giàn giáo

Tấm bệ kê giáo/

Sill (Sole board)

Thanh rơi tự đóng Self-Closing drop bar

Base lift (kicker lift)

Khóa giáo/Coupler

Trang 3

THANH NAN DỌC Ở GIỮA

Thanh dọc chạy theo phương nằm ngang, nhưng nó ở khoang giữa thanh trên và thanh dưới của hệ thống lan can bảo vệ và sàn thao tác

Thép tấm 150x150mm có bề mặt phẳng chịu tải trực tiếp truyền từ

các cột/trụ/chống của giàn giáo được nối kết qua ngõng định vị

được hàn sẵn ở giữa tấm và tấm thép này có thể cũng có các lỗ để

bắt bu lông neo xuống kết cấu đỡ khác

Trang 4

CHÂN GIÁO ĐIỀU CHỈNH (REN)

Được sử dụng để điều chỉnh độ cao của mỗi chân/trụ giáo ở trên nền sàn

để có được độ thăng bằng của sạp giáo Ngoài ra nó cũng còn được sử

dụng để kích chống chéo, chống xiên

KHÓA GIÁO KÉP (KHỚP NỐI ĐÔI)

Một khớp nối đôi chịu tải được sử dụng để nối hai đoạn ống với nhau

góc vuông Nó cũng được xem là góc vuông hoặc được gọi là khớp nối

900 hoặc gọi là kẹp ống hay khóa giáo

KHÓA GIÁO VẠN NĂNG (KHỚP NỐI XOAY TRÒN)

Nó là khớp nối đôi chịu tải được sử dụng để nối hai đoạn lại với nhau theo góc vuông hoặc song song với nhau Nó cũng còn được gọi là khớp nối

dải và tấm

KHÓA THANH XÀ/GIÓNG NGANG

Nó là một khóa (Khớp nối) không chịu tải được sử dụng để bắt chặt

(cố định) hai đoạn ống theo góc vuông Ví dụ: Các thanh gióng ngang

giữa hoặc các dầm đà với các gióng ngang đỡ sạp giáo Nó cũng được gọi là kẹp thanh gióng ngang

KHÓA THANH XÀ/GIÓNG NGANG HOẶC THANH GIẰNG CHÉO (Loại SGB)

Loại khóa này khi được thiết kế ban đầu để bắt chặt các thanh gióng/đà

ngang và thanh giằng ngang với thanh suốt dọc phải thích hợp với các

yêu cầu đối với khớp nối giằng

KHÓA GIÁO XOAY TRÒN

Nó là một khớp nối chịu tải

KHÓA NỐI ĐỐI ĐẦU

Nó được sử dụng để nối đối đầu hai đầu ống với nhau Nó cũng

còn được gọi là khớp nối ống lồng

Trang 5

CHỐT NỐI TRONG CỦA ỐNG GIÁO

Chốt nối trong ống được sử dụng để nối hai đầu ống đối đầu với nhau để nối kéo dài có sử dụng kẹp ren bắt chặt vào vách ống, nó cũng còn được gọi là ống nối trong

KẸP BẮT TẤM CHẮN CHÂN CHÂN QUANH SÀN

Nó được dùng để bắt chặt tấm chắn quanh sàn thao tác với trụ/cột giáo

CHÂN KÍCH REN ĐẨY

Một loại phụ kiện được dùng như một đầu kích đẩy được lắp ở

trên đầu cột/trụ giáo chống để đỡ và căn chỉnh thăng bằng

xà/dầm đỡ sạp giáo hay cốp pha sàn bằng cách tăng ren; Hoặc

được đặt ở giữa hai bề mặt tường hay cột đối diện nhau và

được tăng ren để kích tỳ/đạp vào hai mặt tường hay hai mặt cột

đối diện đó để từ đây có một hay hai ống giáo được kết nối

chắc chắn bằng kẹp/khóa và đua kép dài ra để neo chắc cả

giàn/chuồng giáo

ỐNG TRỤ ĐỠ ĐẦU KÍCH ĐẨY ĐỂ NEO GIÁO

Một ống được cố định bằng cách dùng một phụ kiện ren (Chốt neo) được bắt chặt

ở giữa hai bề mặt cột, hay tường hay kết cấu đối diện nhau để tạo ra một mố neo chắc chắn cho việc gong neo bộ hay chuồng giáo

ỐNG NỐI NGOÀI ĐỂ NỐI ỐNG GIÁO

Chốt nối trong ống giáo được cài chốt phụ hoặc bắt vít để nối kết đồng tâm hai đoạn ống của trụ hay cột giáo với nhau trong hệ thống giàn giáo

CHỐT PHỤ KHÓA CỦA ỐNG NỐI NGOÀI CỦA ỐNG GIÁO

Một chốt hay một đinh vít được lắp xuyên ngang qua vách của cột/trụ giáo và chốt nối chính để đề phòng chốt nối chính ống giáo bị rơi hay tuột khỏi ốn giáo Nó cũng còn được gọi là chốt siết, chốt định vị và chốt khớp nối

Trang 6

3.3 NHỮNG THUẬT NGỮ CHUNG

TẤM BỆ (Sole Plate)

Một tấm tà vẹt gỗ hay tấm thép có đủ kích thước và chất lượng phù hợp được dùng

để phân phối tải trọng truyền từ tấm đế và xuống một diện tích nền đất Nó cũng được gọi là tấm phản (tấm mở rộng)

KHOẢNG/NHỊP GIÁO (Bay)

Khoảng không gian giữa hai cột hoặc trụ

giáo liền kề nhau dọc theo mặt trước của

chuồng giáo hay cụm chuồng giáo

TẦNG GIÁO (lift height)

Độ cao từ mặt đất hay mặt nền/sàn tới

thanh suốt dọc thấp nhất, hoặc là khoảng

cách thẳng đứng giữa hai thanh suốt dọc

liền nhau

TẤM CHẮN CHÂN SÀN THAO TÁC

(Toe-board)

Một tấm được đặt ở vị trí xung quanh mép sàn thao

tác hoặc ở chỗ có thể bảo vệ được người, dụng cụ,

vật tư không bị rơi khỏi sàn thao tác hay vị trí làm

việc Nó cũng được gọi là tấm chắn chân

GHÉP TẤM SÀN/SẠP GIÁO (Decking)

Là sàn thao tác được ghép bằng các tấm sạp giáo gỗ

hay kim loại khép kín

SÀN LÀM VIỆC (Work stage)

Mục đích đặt ra là tạo sàn sử dụng ở các tháp,

khung giàn đỡ, các giàn mái Nó có thể được sử

dụng để bắc qua những khẩu độ lớn hơn các khẩu

độ tấm sạp giáo thông thường và nó cũng còn được gọi là bệ giàn đỡ giàn giáo

ĐẦM ĐƠN RIÊNG LẺ (Unit Beam)

Mục đích đặt ra là một dầm mắt cáo được kết hợp trong một kết cấu giàn giáo để tạo thành một cầu nơi có những khoảng khẩu độ hở cần thiết

Trang 7

BỘ GÔNG NEO HAI CHIỀU (Two-way tie)

Một bộ gông kích mà nó có tác dụng chống lại sự dịch chuyển của

giàn giáo dựa trên cơ sở tỳ đẩy chắc chắn với công trình hay kết

cấu cố định

BỘ GÔNG NEO HÌNH HỘP LẮP Ở CỘT (Column box-tie)

Bộ gông neo hai chiều được tạo bởi bốn đoạn ống được bắt chặt ở xung quanh một cột đứng

KHỚP NỐI ỐNG SONG SONG (Parallel Coupler)

Đoạn ống ngắn được bắt chặt bằng bốn khóa giáo song

song với hai đầu ống dài ghép đối đầu để tăng cường cho

mối nối ống này

GIẰNG DỌC Longitudinal bracing(Cũng được gọi là hệ giằng mặt tiền)

Những ống được lắp và bắt chặt theo chiều dọc và cắt ngang qua mặt trước của giàn giáo để đảm bảo chắc chắn

GIẰNG CỦA SUỐT DỌC (Ledger bracing)

Những ống được bắt chặt theo chiều dọc chéo giữa các tầng giáo Từ suốt dọc này đến suốt dọc khác hay từ trụ này đến trụ khác để đảm bảo sự ổn định chắc chắn

Nó cũng còn được gọi là giằng chéo chữ thập hay giằng chống gió hay thanh ngang

TẤM CHẮN XÀ BẦN (Fan)

Một bộ sạp giáo được lắp nhô ra từ kết cấu chính tại điểm bên dưới sàn thao tác và được thiết kế để che hay hứng bất kỳ vật liệu nào rơi xuống dưới

NÚT BUỘC GIÁO BẰNG DÂY (Scaffold lashing)

Một dây thừng/chão đường kính khoảng 6.4mm được dùng để buộc thang chèo hay ống giáo chứ không được dùng để neo hay treo giàn giáo hoặc để nâng tải

Trang 8

b THANG THẲNG

Một loại thang sách tay di động mà nó chỉ có một đoạn với một độ dài xác định

Nó không tự đứng được (mà phải tựa/tỳ vào đâu đó) và không điều chỉnh được

độ dài được

DÂY AN TOÀN

Thiết bị bảo hộ cá nhân bao gồm dây thắt lưng cùng với dây quàng vai và dây quàng chân

DÂY CỨU SINH ĐỂ MÓC DÂY AN TOÀN

Là điểm hoặc dây được sử dụng để móc hay neo dây an toàn vào đó

4 GIỚI THIỆU VỀ GIÀN GIÁO ỐNG

Những giàn giáo ống thường được sử dụng để làm các mặt bằng làm việc tạm thời trên cao (Được đỡ treo ở dưới) để thi công an toàn cho người và đỡ các vật tư thiết

bị được sử dụng trong công trình thi công xây dựng, sửa chữa và tháo dỡ

Toàn bộ những giàn giáo sẽ được lắp sao cho tránh được sự rơi ngã nguy hiểm nhờ

có hệ thống lan can bảo vệ và các biện pháp an toàn để giảm thiểu được sự nguy hiểm có thể xảy ra Giàn giáo an toàn là một yêu cầu cơ bản của công việc được thi công trên cao Sự an toàn khi thi công lắp đặt và tháo dỡ giàn giáo có tầm quan trọng không kém và phải được tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo không xảy ra tai nạn khi làm việc

5 CÁC MỐI NGUY HIỂM Ở GIÀN GIÁO

Những tai nạn xảy ra bởi do rơi ngã người làm việc từ trên cao hoặc do sự sụp đổ, sập giàn giáo cho thấy rõ ràng tầm quan trọng của việc lắp dựng và bảo dưỡng đúng các thang trèo và các giàn giáo Ngoài sự sập giàn giáo, những sự nguy hiểm chủ yếu là:

Trang 9

 Sự trượt thang khi không được bắc chắc chắn

 Sử dụng các chống giáo hoặc những vật liệu phụ không đúng và không thích hợp

 Các sạp giáo được lắp không đầy đủ

 Không buộc chắc chắn các sạp giáo

 Bề rộng hoặc các sạp giáo hay các tấm chân kê trụ giáo không được đầy

đủ hoặc được kê không đều

 Thiếu các lan can bảo vệ hoặc các tấm be quanh sàn thao tác

 Không đảm bảo neo hãm giàn giáo chắc chắn vào kết cấu cố định hoặc giằng không đầy đủ cho giàn giáo

 Chất quá tải trên các sạp giáo hay giàn giáo

6 NHỮNG YÊU CẦU CHUNG

Các ống giáo phải đảm bảo thẳng, độ cong cho

phép không quá 1/600 của chiều dài đo được tính

từ tâm của chiều dài ống Việc nắn thẳng ống

giáo chỉ được phép thực hiện bằng máy nắn

thẳng ống Đoạn ống cong hay bị biến dạng quá

mức hay sẽ phải được được cắt bỏ đi

Toàn bộ các ống sẽ phải được bảo dưỡng tới mức độ sạch sẽ và phải được kiểm tra đều đặn Phải có bước thực hiện chống ăn mòn bằng cách sơn dầu/sơn bề mặt ngoài của ống Đoạn ống biến dạng cong quá mức sẽ phải được cắt bỏ đi

Trang 10

6.2 PHỤ TÙNG GIÁO

Những yêu cầu kỹ thuật của những phụ kiện giàn

giáo như các khóa giáo (các khớp nối), các kẹp

nối sẽ phải phù hợp

Những phụ kiện giáo sẽ phải được kiểm tra đều

đối với bất kỳ sự hư hỏng hay khuyết tật nào phát

sinh ra, Những bộ phận chuyển động sẽ phải

được bôi trơn đều đặn để dễ dàng chuyển động

Trong trường hợp có khuyết tật ở giàn giáo hay

phụ kiện, thì bộ phận đó sẽ phải được loại bỏ

không sử dụng bộ phận đó

Những tải trọng làm việc an toàn của các khớp

nối (Các khóa giáo) sẽ phải được coi là một phần

của bảng sau đây khi lựa chọn giàn giáo để sử

dụng

Những tải trọng làm việc an toàn đối với từng

khớp nối giáo bằng khóa giáo

TẢI TRỌNG LÀM VIỆC AN TOÀN TỐI THIỂU (SWL)

siết cho khớp nối đối đầu

Kéo căng lực siết uốn cong

SWL=3KN (675lb) SWL=0.59KN (435lb) Khớp nối đơn (khớp nối

của thanh/xà đỡ ngang)

Lực kéo của ống theo hướng trục ở ngoài khớp nối

SWL=30KN /cặp (6,740 lb)

Trang 11

7 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC LOẠI GIÀN GIÁO

Tất cả những vật liệu của giàn giáo, hiện trường lắp dựng và công việc chuẩn bị lắp dựng sẽ đều phải được kỹ sư thi công/kỹ sư phụ trách và người phụ trách khu vực kiểm tra có sử dụng đến “Bảng kiểm tra các mục chuẩn bị đối với giàn giáo” Tất

cả những điều kiện của bảng kê kiểm tra sẽ phải được tất cả các kỹ sư thi công, kỹ

sư phụ trách và người phụ trách khu vực cùng đồng ý trước khi tiến hành lắp dựng giàn giáo

Tất cả các việc lắp dựng hay tháo dỡ giàn giáo sẽ đều phải được tuân theo các tiêu chuẩn về “Hệ thống giấy phép làm việc” Đối với các công việc lắp dựng/tháo dỡ giàn giáo cao tới 2M, thì cũng đòi hỏi phải có “Giấy phép làm việc không sinh nhiệt” Đối với những công việc ở trên cao, từ 2M trở lên, thì đòi hỏi phải có giấy chứng nhận sức khỏe của bên y tế chứng nhận đủ điều kiện làm việc trên cao (Bao gồm việc lắp dựng/tháo dỡ giàn giáo cao trên 2M)

Phía trên của giàn giáo phải được thông thoáng: Không có các dây điện và phải có khoảng cách đảm bảo như sau:

Trang 12

CÁC ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN ĐƯỢC CÁCH ĐIỆN

điện, nhưng không dưới

3 m

mỗi 1 KV trên 50 KV

CÁC ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN KHÔNG ĐƯỢC CÁCH ĐIỆN

điện, nhưng không dưới

3 m

mỗi 1 KV trên 50 KV

Mọi giàn giáo và các bộ phận cấu thành của giàn giáo (Bao gồm cả những bộ phận sạp giáo) sẽ đều phải có chống đỡ, chịu được tải trọng bản thân và ít nhất là 4 lần tải trọng dự kiến được chất lên (D+4*L) Tải trọng của sạp giáo được coi là tải trọng của bản thân

Tất cả các giàn giáo sẽ phải có tải trọng danh định cụ thể phù hợp với tải trọng dự kiến từ tải nhẹ đến tải nặng Đối với thiết kế, thì tải trọng dự kiến lớn nhất (tải trọng động) sẽ được lấy làm tải trọng danh định của giàn giáo

Dưới bất kỳ tình huống nào, các giàn giáo và các bộ phận của chúng sẽ không bao giờ được chất quá tải trọng danh định

7.1 NỀN/BỆ ĐỠ CHO GIÀN GIÁO

Một nền hay bệ đỡ giàn giáo tốt là cần thiết Nền đất hoặc sàn

để cho giàn giáo đứng ở trên sẽ phải được kiểm tra kỹ cẩn

thận Nền đất tự nhiên hay đất đắp sẽ phải được chắc chắn

Các tấm kê chân giàn giáo đòi hỏi phải có tiết diện

230mmx40mm để giàn đều tải trọng trên mặt nền đất tự nhiên,

đất đắp hay mặt nhựa átphan Các tấm kê chân giáo phải được

kéo dài ít nhất kê được 2 trụ giáo và các mối nối tấm kê phải

được bố trí sao cho chúng nằm ở giữa hay tối thiểu là 1/3 khoảng

cách từ chân giáo này đến chân giáo liền kề kia

Các tấm gỗ kê nhỏ có thể sử dụng ở những điểm đỡ chắc chắc

như mặt nền bê tông nơi không có nguy cơ lún sụt hay bị dịch

chuyển chân giáo Không được sử dụng các đồ vật liệu liệt kê như các thùng, các

Trang 13

hộp, gạch hoặc bê tông rời để thay cho các tấm kê chân đúng quy cách vì chúng

có thể gây ra sự dịch chuyển đổ sập

7.2 NHỮNG CỘT (TRỤ) GIÁO

Những cột hay trụ giáo sẽ phải được đặt ở trên các tấm kê hay

các tấm gỗ lót

Những mối nối đó sẽ phải được sắp xếp sao cho càng gần với

thanh suốt dọc càng tốt Tất cả các cột, trụ giáo đều phải được

đứng thẳng Khớp nối đối đầu sẽ nối hai đầu cột/hay trụ giáo

với nhau Những khớp nối song song sẽ được sử dụng cho việc

gia cường chứ không phải khớp chịu lực Các cột/trụ giáo phải

thẳng đứng Kiểm tra thăng bằng bằng các ni-vô (level)

7.3 NHỮNG THANH SUỐT DỌC VÀ THANH XÀ/GIẰNG NGANG

Những thanh suốt dọc sẽ phải được bắt chắc

chắn với các cột hay các trụ giáo bằng các khóa

giáo (Các khớp nối) kép hoặc khóa xoay trọn

chịu tải và sẽ là các khớp nối nằm ngang ở các

thanh suốt dọc và phải được sắp xếp để có các

vị trí so le nhau ở trong các nhịp/ khoang giáo

khác nhau theo phương nằm ngang Thường là

những mối nối này được nối bằng cac khớp nối

ống lồng Nếu như các chốt của khớp nối được

sử dụng, thì các khớp nối này sẽ phải được đặt ở

vị trí ¼ đến 1/3 của nhịp/khoang giáo, và phải

được bố trí so le nhau ở các nhịp/khoang khác

nhau theo phương nằm ngang Không được đặt

khớp nối thanh suốt dọc ở vị trí khoang hay

nhịp

7.4 THANH GIẰNG – CHỐNG CHÉO CỦA GIÀN GIÁO

Những thanh giằng là những thành phần tăng cường mà chúng tăng thêm độ cứng chắc và ổn định cho giàn giáo Tất cả các giàn giáo đều phải có các thanh giằng, nghĩa là các loại thanh giằng dọc, giằng ngang và giằng xiên

7.5 CÁC THANH NEO-HÃM VÀ THANH/CỘT CHỐNG XIÊN CỦA GIÀN GIÁO

Trang 14

Những thanh neo hãm và những thanh chống trong hệ thống giàn giáo tạo ra sức chống đỡ sự ổn định chắc chắn Cho dù không giới thiệu những chi tiết này cho nhiều loại giàn giáo, tuy nhiên chúng vẫn được sử dụng ở một số nơi khi cần thiết

và được thích hợp để có được sự bền vững Những kiểu lắp khác nhau các thanh hãm thành những bộ gông để neo và giằng cho giàn giáo bao gồm cả việc sử dụng đến các chốt vít nở bắt vào cạnh tường hay cột

Tất cả những giàn giáo có chiều cao hơn 3 lần kích thước bệ tối thiểu của nó đều được đòi hỏi phải có chi tiết neo hãm

Những thanh chống được sử dụng để tăng cường thêm khả năng chống đỡ cho giàn giáo Chi tiết này được áp dụng rất nhiều trong nhiều loại giàn giáo

7.6 GHÉP SÀN GIÁO

Tất cả các sàn sẽ được ghép kín bằng các tấm sạp giáo

Mỗi tấm sạp giáo ghép tỳ đều trên tối thiểu 3 thanh xà

đỡ Những tấm sạp giáo ghép sẽ phải được thò vượt qua

các xà đỡ ở mỗi đầu 150-300mm

Những bộ phận đỡ các tấm sạp giáo

ghép sàn giàn giáo (thanh xà ngang, đà đỡ tấm sàn/sạp giáo) sẽ phải được đặt cách nhau tùy theo bản chất của sàn thao tác và tải trọng phải chịu để cho thích hợp Những khoảng cách cho phép tối đa giữa những xà đỡ các sạp giáo giáo (thanh xà ngang, đà )

Chú ý: Những khoảng cách này là tối đa được cho phép đối với việc lát sạp giáo

đơn, nhưng những khoảng cách này phải được giảm đi bất cứ khi nào tải trọng biết trước hay bản chất của sàn thao tác tạo ra một khoảng cách nhỏ hơn cần thiết cho

an toàn Ở bất cứ nơi nào sử dụng sàn thép phải tuân theo những chỉ dẫn ở trên Trong những trường hợp khác, sẽ phải dựa theo những chỉ dẫn của nhà sản xuất sạp giáo

Trang 15

Ngoại trừ chỗ sàn sạp giáo thẳng liên tục tới bề mặt cong của một kết cấu hình trụ hay hình cầu, thì các sạp giáo phải được ghép/đặt càng phẳng càng tốt

Những tấm sạp giáo sẽ phải được đặt không có các khe hở lớn hơn 10mm giữa hai tấm liền kề nhau

Sàn sạp giáo ghép sẽ phải được gọn gàng sạch sẽ, không có các vật cản cần thiết, các vật liệu dư thừa, rác rưởi, đầu đinh nhô lên

Những tấm sạp giáo sẽ phải được bắt chặt, không bị dịch chuyển

7.7 NHỮNG LAN CAN BẢO VỆ & NHỮNG TẤM CHẮN CHÂN XUNG QUANH SÀN THAO TÁC

Những lan can bảo vệ và những tấm be đỡ

xung quanh sàn ghép được lắp ở các mép sàn

để bảo vệ người hay vật liệu không bị rơi ngã

khoảng cách 2M

Những lan can bảo vệ phải có chiều cao không

dưới 920mm và không cao quá 1.150mm Và

khoảng không gian giữa tấm chắn chân và các

thanh lan can bảo vệ sẽ không được vượt quá

760mm Sẽ phải sử dụng thanh lan can giữa

tấm chắn chân và thanh lan can bảo vệ trên

Những thanh lan can bảo vệ và các tấm be

chắn chân sẽ phải được lắp vừa vặn theo mặt

trong của các cột/trụ giáo để đề phòng sự di

chuyển ra phía ngoài Trừ khi chúng được thiết

kế như vậy và được sử dụng để phòng ngừa sự

di chuyển ra phía ngoài đó

Những tấm chắn chân sẽ phải cao 200mm và

được định vị chắc cách bằng các kẹp bắt

chuyên dụng của nó hoặc bằng cách buộc dây

Những thanh lan can bảo vệ và các tấm chắn chân sẽ phải là có thể tháo/lắp được

dễ dàng một phần hay toàn bộ trong thời gian thi công hoặc khi cần thiết lấy lối vào cho người hay vận chuyển vật liệu Và sau khi tháo ra và sử dụng xong, những đoạn lan can và tấm chắn chân đó sẽ phải được lắp lại càng sớm càng tốt

7.8 NHỮNG BỘ PHẬN CHE CHẮN VẬT LIỆU

Trang 16

Ở trên những sàn thao tác hoặc những nơi làm việc có các vật liệu được đánh đống cao hơn chiều cao của tấm chắn chân thì sẽ phải bố trí các bộ phận che chắn thích hợp để phòng ngừa các vật liệu rơi từ sàn xuống dưới gây nguy hiểm

7.9 LỐI/CỬA TIẾP CẬN VÀO

Cửa/lối tiếp cận vào một sàn làm việc tốt nhất

là tạo được một tháp thang trèo riêng rẽ hoặc

một sàn kiểu công xôn làm lối vào sao cho nó

không cản trở đến sàn làm việc và hạn chế

được khả năng nguy cơ rơi ngã qua khe hở ở

lan can bảo vệ hay sàn ghép

7.10 RÒNG RỌC/Puly ĐƠN

Những ròng rọc đơn được sử dụng rộng rãi để nâng những tải

nhẹ khoảng 50kg lên giàn giáo Có 2 loại ròng rọc được dùng

phổ biến Loại vòng treo và loại có móc Loại ròng rọc vòng treo

thường được sử dụng nhiều hơn

Những ống chống sẽ phải được bắt chặt vào hai cột/trụ giáo

trong trường hợp có một giàn giáo được neo giằng độc lập riêng

Sẽ sử dụng những khớp nối chịu tải kép hoặc xoay tròn để bắt

các ống chống với các cột/trụ giáo Những điểm treo ròng rọc sẽ

không được thò ra hay nhô ra quá khoảng 760mm so với ống

chống Nếu như khoảng cách giữa điểm treo và cột/trụ đỡ phía

ngoài mà lớn hơn khoảng 300mm thì sẽ phải lắp thêm một thanh

giằng/chống chéo

7.11 GIÀN GIÁO KHÔNG ĐẦY ĐỦ

Ở những nơi giàn giáo lắp không đầy đủ, cho dù là vẫn đang lắp dựng, tháo dỡ hoặc đang sửa đổi, thì những lối lên tiếp cận vào những phần giàn giáo đó sẽ phải

được chặn cấm và treo biển cảnh báo theo hình thức “Thẻ đỏ” Cấm người lên giàn

giáo khi giàn giáo chưa được lắp đặt hoàn chỉnh

7.12 TRÌNH ĐỘ TAY NGHỀ (CỦA THỢ GIÀN GIÁO)

Các giàn giáo sẽ chỉ được những công nhân có kinh nghiệm lắp dựng, sửa chữa và tháo dỡ dưới sự chỉ đạo của người giám sát đã qua đào tạo và có kinh nghiệm

Trang 17

Những cột/trụ giáo sẽ phải được lắp đặt chính xác theo mặt bằng và phương thẳng đứng bằng cách sử dụng ni-vô và dây dọi tại mỗi tầng giáo Những thanh suốt dọc cũng phải được lắp thăng bằng theo phương nằm ngang bằng cách sử dụng ni-vô hoặc dây căn thăng bằng ở trên kết cấu công trình

Những khớp nối ống giáo (Các khóa giáo) sẽ đều phải được bắt chặt chỉ bằng dụng

cụ chuyên dùng Việc sử dụng một cờ lê hay một dụng cụ có lực đòn bẩy lớn hơn lực của dụng cụ chuyên dụng thì có khả năng gây ra hư hỏng ren bu lông và mất chức năng kẹp giữ của khớp nối với ống

Không được làm rơi hay ném các vật liệu của giàn giáo hay các vật thể khác từ trên cao xuống dưới

Khu vực ở phía dưới sàn làm việc, nơi có khả năng rủi ro vì các vật liệu có thể rơi

từ trên cao xuống sẽ đều phải được rào chắn bằng dây băng hay tấm chắn có treo biển cảnh báo dễ thấy để cấm người vào hay đi qua

7.13 KIỂM TRA GIÀN GIÁO

Tất cả những giàn giáo bắc bao gồm cả những thang trèo sẽ đều phải được kiểm tra sau khi hoàn thành các công việc lắp dựng, thay đổi hay sửa chữa qua mỗi khoảng thời gian tối thiểu là 7 ngày kể từ ngày hoàn thành và nếu như thời tiết thực sự có ảnh hưởng đến độ vững chắc của giàn giáo Những điểm chính cần phải được kiểm tra như sau:

 Sự sắp đặt của các tấm kê cột/trụ giáo ở trên các tấm bệ và sự đầy đủ các tấm lót nền bằng gỗ hoặc thép

 Độ căn chỉnh chuẩn/ trạng thái và tình trạng của cột/trụ giáo gồm sự hư hỏng và sự dịch chuyển xô lệch hoặc sự chuyển vị quá mực của thanh suốt dọc

 Những bộ phận neo hãm và giằng chống phải đầy đủ và có tác dụng

 Lựa chọn chủng loại và chất lượng độ bền các khóa giáo

 Chất lượng của các tấm sàn ghép, độ kín khít lắp ghép, chức năng và hiệu quả chống đỡ và mức độ bắt chặt không bị dịch chuyển hoặc có khả năng đổ sập

 Những lan can bảo vệ và các tấm chắn chân/ bộ phận che chắn vật liệu (Nếu

có yêu cầu) đã được đầy đủ và đúng vị trí chưa

 Những thang trèo phải được bắc ở trạng thái chắc chắn cả ở chân đỡ thang, ngọn hay thân thang phải được neo hãm chắc vào nơi tin tưởng

Trang 18

Việc kiểm tra vật liệu giàn giáo phải được thực hiện trước khi lắp dựng theo “Bảng

kê kiểm tra trước khi lắp dựng đối với vật liệu giáo” Phải tuân theo các yêu cầu của danh mục kiểm tra Tất cả các vật liệu giáo đều phải được người giám sát giàn giáo và kỹ sư thi công đã qua huấn luyện kiểm tra và chứng nhận vào biểu mẫu có sẵn

Toàn bộ giàn giáo đã bắc sẽ phải được thử nghiệm và chứng nhận định kỳ không quá 7 ngày hoặc bất kỳ khi nào sau khi thay đổi, sửa đổi hay sửa chữa giàn giáo và đặc biệt là khi giàn giáo đã tiếp xúc và trải qua những trận mưa gió lớn hay trong môi trường thời tiết khắc nghiệt

7.14.THẺ GIÀN GIÁO

Những thẻ vào giàn giáo để nhận dạng là có hai loại là

loại màu đỏ và loại màu xanh Thẻ đỏ cho thấy giàn giáo

không được đầy đủ hay bất kỳ giàn giáo nào “Không phù

hợp cho sử dụng” Trong khi đó thẻ xanh chỉ giàn giáo

“Phù hợp cho sử dụng” Cả hai loại thẻ đều phải được ghi

đầy đủ và có chữ ký Những thẻ/nhãn đeo sẽ phải có kích

thước 190mmx80mm, bền chức để chịu được nước, dầu

mỡ hay nhiệt độ không khí khắc nghiệt và có khuy/lỗ để

buộc Thẻ/nhãn cũng phải có kết cấu chịu tải tốt để và

được treo ở gần điểm tiếp cận giàn giáo

Thẻ giàn giáo phải ghi đầy đủ thông tin về giàn giáo:

ngày lắp, tải trọng, vị trí lắp đặt, tổ trưởng lắp đặt, người

kiểm tra,…

ơ

7.15 THỜI TIẾT KHẮC NGHIỆT

Công nhân sẽ không được làm việc ở trên giàn giáo khi có mưa, bão hay gió lớn Tất cả những người làm việc ở trên cao ngoài trời sẽ phải dừng ngay công việc khi vận tốc của gió khoảng 65km/giờ (40 dặm/giờ) và khi có mưa to, sấm sét, bão gió

7.16 TẢI TRỌNG Ở TRÊN SÀN THAO TÁC CỦA GIÀN GIÁO

Trang 19

Việc chất tải phân phối tối đa lên sàn thao tác của giàn giáo sẽ phải phù hợp với dưới đây:

BẢNG PHÂN PHỐI TẢI TRỌNG TỐI ĐA CỦA CÁC SÀN THAO TÁC Ở GIÀN GIÁO

cột giáo

Bề rộng của tấm sạp

Diện tích mỗi khoang

Tải trọng cho phép

Tải trọng tối đa /khoang

Ví dụ: Tải trọng tối đa trên khoang

Thanh đà

giáo 1 2.4m 5 tấm sạp 2.97 m

2 180 kg/ m2 536.9 kg

1 người, vữa trên sạp + 160 viên gạch

Trang 20

7.17 LẮP DỰNG GIÀN GIÁO

Quy trình lắp dựng đối với tất cả những loại giàn

giáo (Cao, vừa & thấp) sao cho không để có tình

trạng không ổn định hay thiếu chắc chắn xảy ra bất

kỳ khi nào Những bộ phận neo hãm và giằng chống

giàn giáo sẽ phải được lắp đồng thời với các bộ phận

khác (Đã được lắp)

Sẽ không được sử dụng bất kỳ phần nào của giàn

giáo trừ khi phần đó đã được ghép sàn, lắp giằng

chống và được neo hãm đầy đủ Sẽ phải có các biển

cảnh báo được treo cố định để thu hút sự chú ý tới

các phần giàn giáo chưa đầy đủ đó

Khi lắp dựng giàn giáo, người thợ lắp phải sử dụng

đầy đủ dây an toàn, loại dây an toàn toàn thận 2

móc chịu tải Dây an toàn luôn phải được sử dụng

cùng với bộ giảm xóc Những người lắp dựng và

người giúp việc sẽ luôn luôn phải giữ cho dây an

toàn của mình được mắc vào vị trí chắc chắn hoặc

vào kết cấu của giàn giáo ổn định khi ở độ cao 2M

trở lên

7.18 THÁO DỠ GIÀN GIÁO

Khi tháo dỡ giàn giáo, phải tính toán và xem xét để sẽ không có một bộ phận nào

có thể gây ra nguy hiệm cho sự ổn định và độ vững chắc của phần kết cấu còn lại của giàn giáo Nếu như việc tháo dỡ giàn giáo đã đến mức độ mà tại đó một bộ phận chi tiết có tính chất quyết định phải được tháo ra, ví dụ như một thanh gông hãm hay một thanh giằng hay chống, thì phải đảm bảo độ vững chắc của kết cấu bằng cách hãm cố định bộ phận hay cả phần kết cấu đó ở tại chỗ rồi mới tháo bộ phận hay chi tiết quyết định đó ra rồi hạ từ từ xuống dưới

Vì những sự thay đổi ở trong một kết cấu giàn giáo trong thời gian làm việc của

nó, không thể nói là an toàn được khi việc tháo dỡ sẽ được thực hiện theo trình tự ngược lại với trình tự lắp dựng giàn giáo Hệ thống giàn giáo, đặc biệt là những chi tiết neo hãm và các giằng chống của nó sẽ phải được kiểm tra về độ bền chắc và hiệu quả của chúng trước khi tháo dỡ

Trang 21

Nếu như bộ giàn giáo có khuyết tật thì phải được sửa chữa/tu sửa trước khi bắt đầu tháo dỡ Người làm việc sẽ phải sử dụng cùng loại thiết bị bảo hộ cá nhân phòng bị rơi/ngã khi tháo dỡ như đã được nêu đối với việc lắp dựng giàn giáo

Quy trình (phương pháp) tháo dỡ giàn giáo sẽ phải được lập kế hoạch, có thứ tự và nói chung là sẽ được tiến hành từ phần nằm ngang ở trên xuống dưới

Sẽ không được tháo dỡ các giàn giáo theo các phần/đoạn thẳng đứng và từ đầu này đến đầu kia (kiểu cuốn chiếu) Đặc biệt là trong những trường hợp ở nơi có một tháp tời mà giàn giáo lại tỳ vào nó và nó cần sẽ phải được để lại, trừ khi có đưa ra việc xem xét tính toán đặc biệt cho các chi tiết neo hãm và giằng chống

Sẽ tuân theo những chú ý cảnh báo sau đây:

 Không được tháo bỏ tất cả các chi tiết neo hãm

 Không được tháo bỏ tất cả các giằng chống trước

 Không được tháo bỏ tất cả các xà đỡ sạp/sạp giáo ở đầu và ở giữa

 Không được tháo bỏ tất cả các thanh lan can bảo vệ ở giữa

Một giàn giáo làm lối tiếp cận đi lên có thể đã được gia cố làm ổn định khi thi công bằng những cột chống xiên mà chúng đã bị tháo đi theo rồi và nếu như chiều cao của điểm neo hãm thấp nhất mà cao hơn, ví dụ: Cao hơn cửa vào tầng hay cửa sổ, thì sẽ phải lắp các cột chống xiên tạm thời hay phương tiện chống đỡ tương đương khác từ mặt đất lên để có được sự ổn định chắc chắn cho phần giàn giáo đã bị tháo

dỡ dở dang

Khi tháo dỡ giàn giáo, những công nhân làm việc ở độ cao 2M trở lên phải sử dụng đầy đủ dây an toàn cá nhân loại có 2 móc neo Dây an toàn luôn phải có bộ giảm sóc sử dụng Mọi người phải luôn luôn phải móc dây an toàn vào điểm neo, dây cứu sinh hay kết cấu của giàn giáo chắc chắn Cũng sẽ phải sử dụng lưới chắn rơi phù hợp ở nơi có thể

7.19 HẠ ĐƯA CÁC VẬT LIỆU TỪ TRÊN CAO XUỐNG DƯỚI

Những vật liệu sẽ phải được đưa từ trên cao xuống dưới mặt đất và không lưu giữ

ở trên giàn giáo Trong trường hợp ở nơi có mặt lát phẳng không bị vướng mắc cản trở và các vật liệu bắc giáo sẽ phải được lưu giữ ở tầng giáo thấp nhất chờ thu chuyển đi, thì tầng giáo (sàn) này sẽ phải được gia cường tăng cứng có đầy đủ giằng chống hoặc được chống bằng các cột chống, sử dụng các vật liệu được thu hồi từ các tầng trên về

Trang 22

Sẽ không được ném hay vứt các bộ phận giáo từ trên cao xuống mặt đất, mà sẽ phải được chuyển tay đưa xuống theo một cách thứ tự (buộc dây đưa xuống) hoặc đưa xuống bằng cần cẩu, ròng rọc hay phương tiện thích hợp khác

7.20 NHỮNG HỆ THỐNG CHỐNG NGƯỜI RƠI NGÃ

 Ở nơi không thể tạo dựng được một hệ thống lan can bảo vệ đầy đủ, sẽ phải

sử dụng liên tục đến một hệ thống chắn đỡ người rơi ngãn ở ngay sát dưới khu vực làm việc hoặc ở trên sàn thao tác Một hệ thống chắn đỡ người rơi ngã bao gồm bộ dây đeo an toàn đầy đủ, dây an toàn có kèm theo bộ giảm, những mố neo vững chắc, bộ chắn đỡ rơi, một dây căng cứu sinh và lưới an toàn

 Bất cứu khi nào đều phải sử dụng dây đeo an toàn là một phần của hệ thống chắn đỡ người rơi ngã

 Trước mỗi lần dùng, người sử dụng sẽ phải kiểm tra tất cả các bộ phận của

hệ thống chắn đỡ người rơi ngã để sử dụng bao gồm:

 Bộ dây đeo toàn thân, các dây móc, các dây cứu sinh, bộ chắn đỡ rơi ngã và các bộ phận khác của hệ thống đỡ người rơi ngã sẽ phải được chứng nhận Dây đeo an toàn sẽ phải được đánh số kiểm soát của Công ty

 Khi được sử dụng, những hệ thống đỡ người rơi ngã sẽ phải được mắc vào dây móc với đường dây cứu sinh đứng, đường dây cứu sinh nằm ngang, hoặc điểm neo ở kết cấu bên trên có khả năng đỡ được khoảng 2.000kg

 Nếu như có thể, những dây móc sẽ phải được neo giữ vào một điểm neo hoặc dây cứu sinh đủ cao (Thường là cao trên vai người) để đề phòng người

bị rơi tự do trong khoảng cách trên 1.8 M hoặc và đập vào phần ở dưới thấp hơn và sẽ rơi xuống

 Những dây móc sẽ phải có một độ dài tối đa 1.8M Hai hoặc nhiều dây móc

có thể được nối với nhau (móc với khuy cài) để hạn chế được khoảng cách rơi không quá 1.8M Tuy nhiên những dây móc thể thể thu ngắn lại được (Cuộn dây an toàn tự động rút) thường được dùng trong những tình huống này

 Những móc có lẫy khóa đàn hồi hoặc ca-bin tự khóa, kẹp hãm tự khóa sẽ được nối vào đầu của mỗi dây móc đề đề phòng tuột ra Những vòng chữ D

và những móc có lẫy khóa đàn hồi sẽ phải có khả năng tương hợp để không thể tuột ra

Trang 23

 Khi những dây cứu sinh được sử dụng, thì bản thân chúng phải được bắt chặt vào những điểm an toàn cố định của các mố neo có đủ sức chịu được lực kéo của 2000kg, những dây này phải được độc lập, tránh các mép cạnh sắc có thể cắt đứt hoặc mài mòn dây Những điểm của các mố neo an toàn có thể gồm những bộ phận của kết cấu trừ các lan can bảo vệ, các ống đứng, các lỗ/cửa thông gió, những hệ thống đường ống có đường kính nhỏ khác, những ống luồn cáp điện, những dầm chìa hoặc những đối trọng

 Những dây cứu sinh mắc theo chiều nằm ngang và theo chiều đứng sẽ được làm bằng dây cáp thép có đường kính tối thiểu 10mm Những vật liệu khác như sợi đay, nylon, hoặc dây PolyPropylene sẽ không được dùng để làm dây cứu sinh

 Những dây cứu sinh được mắc theo chiều nằm ngang sẽ phải được mắc ở điểm cao nhất có thể, thường là ở độ cao trên vai người Những dây cứu sinh nằm ngang phải được duy trì độ chùng ở giữa không quá 300mm đối với mỗi 10M dài giữa hai điểm mắc

 Việc giám sát những người làm việc sẽ phải được liên tục theo dõi về việc

sử dụng hệ thống an toàn có được đầy đủ nhằm mục đích để kịp thời hỗ trợ hay ngăn chặn khả năng tai nạn rơi ngã

 Những bộ phận của hệ thống đỡ người rơi ngã sẽ không được sử dụng cho những mục đích khác và cũng sẽ không được sử dụng lại sau khi đã một lần chịu tải đỡ người rơi hoặc nếu như có bộ phận chi tiết nào có dấu hiệu hư hỏng

7.21 LƯU GIỮ BẢO QUẢN

Những vật liệu của giàn giáo sẽ phải được lưu giữ bảo quản đúng cách thức và riêng rẽ theo từng chủng loại Những chủng loại sẽ phải được xếp ở trên giá đỡ có khoa học cho mục đích sử dụng, phải được cách xa loại vật liệu khác như xi măng, vôi, vữa, bê tông, các vật liệu xây dựng có tính hấp thụ và điều kiện ẩm ướt

Các khóa giáo phải được bảo quản trong các thùng chứa chuyên dụng

8 NHỮNG LOẠI GIÀN GIÁO

8.1 GIÀN GIÁO ĐƯỢC NEO GIẰNG ĐỘC LẬP

Một bộ giàn giáo được lắp độc lập (Cũng được coi là giàn giáo kép) là dạng phổ biến của giàn giáo đi lại mà nó được phân ra làm 3 loại

Trang 24

 Giàn giáo được neo giằng độc lập chịu tải nhẹ

 Giàn giáo được neo giằng độc lập chịu tải vừa

 Giàn giáo được neo giằng độc lập chịu tải nặng

Giàn giáo độc lập bao gồm một hàng kép các cột giáo được liên kết với nhau theo

chiều dọc bằng những thanh suốt dọc và các thang giằng ngang theo những góc

vuông với các thanh suốt dọc Các thanh giằng và chi tiết neo hãm cần thể để làm

ổn định giàn giáo

8.1.1 GIÀN GIÁO ĐƯỢC NEO GIẰNG ĐỘC LẬP CHỊU TẢI NHẸ

a) NHỮNG YÊU CẦU CHUNG

Những yêu cầu thi công chung đối với tất cả các giàn giáo được nêu ở phần 7

b) THIẾT KẾ, CHẤT TẢI VÀ KÍCH THƯỚC

Sạp giáo đơn (sàn làm việc) sẽ được đem sử dụng bất cứ khi nào và việc chất tải tối

Khoảng cách theo chiều dọc giữa những cột/trụ giáo sẽ không được vượt quá:

2,7M đối với sự sắp đặt chung của giàn giáo

c) NHỮNG CỘT/TRỤ GIÁO

Hàng cột/trụ giáo ở phía trong sẽ được đặt càng gần sát nhau càng tốt với bề mặt

công trình, kết cấu Tuy nhiên để tránh sự nhô thò ra trong công trình hay kết cấu,

thì các cột giáo sẽ được đặt cách xa tường hay kết cấu khoảng 325 đến 375mm để

tạo ra một khoảng đủ để đặt một sạp giáo đơn ở trên xà đỡ ngang giữa tường hay

kết cấu/ cột trụ giáo trong mà nó sẽ được nhô ra cách với mặt tường hay mặt kết

Trang 25

cấu khoảng 50mm Hàng cột giáo ngoài sẽ phải cách hàng cột giáo trong 1M để cho phép ghép được 4 tấm sạp giáo

d) NHỮNG THANH SUỐT DỌC

Những thanh suốt dọc sẽ được đặt cách nhau theo chiều đứng: 1,8M đến 2,1M theo tâm ống Cặp thanh suốt đầu tiên có thể được đặt ở độ cao tối đa tới 2.6M

e) NHỮNG THANH XÀ/GIẰNG NGANG

Những thanh xà/giằng ngang sẽ được đặt lên trên các thanh suốt dọc cách nhau 1.2m để ghép các tấm sạp giáo Ở trong mỗi một khoang nhịp, sẽ phải cố định một

xà ngang hoặc trong phạm vi 300mm của một cột/trụ giáo có một khớp nối chịu tải

f) NHỮNG THANH GIẰNG/CHỐNG CHÉO

Những thanh giằng chống chéo (Hoặc thanh giằng của các suốt dọc) ở những góc vuông với kết cấu tại những cặp so le của các cột/trụ giáo sẽ đều phải được bố trí theo suốt chiều cao của giàn giáo Những thanh giằng chống này phải được cố định vào với các thanh suốt dọc gần sát với cột trụ giáo bằng các khóa xoay Những thanh giằng chống dọc hay giằng của mặt tiền cũng phải được lắp đầy đủ theo chiều cao của giàn giáo, được đặt cách nhau không quá 30m theo chiều dài của giàn giáo

g) NHỮNG BỘ PHẬN NEO HÃM

Để đề phòng sự dịch chuyển của giàn giáo về phía kết cấu hoặc ngược lại, thì giàn giáo sẽ phải được neo hãm chắc chắn với kết cấu theo suốt chiều dài và chiều cao của giàn giáo

Những bộ neo hãm sẽ được lắp ở mọi tầng xen kẽ nhau và mỗi khoảng không quá 6M dọc theo giàn giáo

h) GHÉP SÀN GIÁO

Sàn làm việc giữa những cột trụ giáo sẽ không được rộng quá 900mm, nghĩa là đủ cho 4 tấm sạp rộng 230m

i) GIỚI HẠN CHIỀU CAO CỦA GIÀN GIÁO

Giàn giáo này có thể được sử dụng tới độ cao tối đa 60M

8.12 GIÀN GIÁO ĐƢỢC NEO GIẰNG ĐỘC LẬP CHỊU TẢI TRUNG BÌNH

Ngày đăng: 21/09/2017, 10:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w